(MPI Portal) – Báo cáo Cập nhật Triển vọng Phát triển châu Á 2011 dự báo tốc độ tăng GDP của Việt Nam trong năm 2011 là 5,8% do những tác động sụt giảm tăng trưởng bắt nguồn từ lạm phát cao hơn dự kiến và tăng trưởng yếu hơn mong đợi của một số nền kinh tế công nghiệp lớn.
Sáng ngày 14/9, tại Hà Nội, Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) tổ chức họp báo công bố Báo cáo Cập nhật Triển vọng Phát triển Châu Á 2011 với sự tham dự của ông Tomoyuki Kimura, Giám đốc Quốc gia ADB tại Việt Nam, ông Dominic Mellor, Chuyên gia về Kinh tế Việt Nam của ADB cùng đại diện các cơ quan truyền thông.
Theo đánh giá của các chuyên gia ADB,hiện vẫn còn quá sớm để Việt Nam có thể nới lỏng các chính sách kinh tế vĩ mô bởi lạm phát tính theo năm vẫn ở mức trên 20%. Bởi vậy, việc nới lỏng chính sách quá sớm có thể làm giảm hiệu quả những nỗ lực ổn định kinh tế vĩ mô, làm mất niềm tin của doanh nghiệp và người tiêu dùng vào đồng Việt Nam và gây ra sức ép sụt giảm dự trữ ngoại tệ.
Các chuyên gia đều nhận định Nghị quyết 11(Nghị quyết số 11/NQ-CP ngày 24 tháng 2 năm 2011 của Chính phủ) là một gói chính sách toàn diện của Chính phủ Việt Nam, tạo ra được những kết quả bước đầu trong việc góp phần ổn định tỷ giá ngoại hối, cho phép nâng cao mức dự trữ ngoại tệ và giảm tốc độ tăng lạm phát theo tháng trong giai đoạn từ tháng 6 đến tháng 8.
Báo cáo Cập nhật Triển vọng Phát triển châu Á 2011 dự báo mức tăng trưởng của Việt Nam trong năm 2011 thấp hơn, giảm từ 6,1% (mức dự báo ban đầu) xuống còn 5,8%. Trong năm tới, tăng trưởng kinh tế được dự báo ở mức 6,5%, khi mà lạm phát suy yếu và môi trường kinh tế vĩ mô trong nước nhìn chung được ổn định hơn sẽ kính thích các nhà đầu tư và tăng niềm tin của người tiêu dùng. Mặc dù vậy, tăng trưởng được dự báo vẫn duy trì ở mức thấp hơn so với tốc độ trung bình 8% của giai đoạn 2003–2007.
Lạm phát cả năm 2011 được dự báo là 18,7%, cao hơn so với dự báo tháng 4 (13,3%/năm) chủ yếu do giá lương thực tăng hơn dự kiến. Trong năm 2012, lạm phát được dự báo sẽ giảm xuống còn 11% nhờ kết quả của việc thắt chặt chính sách và dự báo giá dầu và lương thực toàn cầu hạ nhiệt.
Báo cáo Cập nhật Triển vọng Phát triển châu Á đánh giá cao những nỗ lực của Chính phủ Việt Nam, nhưng cũng đưa ra nhận xét rằng thị trường vẫn đang nhận được những tín hiệu khác nhau về các chính sách tiền tệ và tài chính,điều này đang làm giảm hiệu quả của gói chính sách ổn định kinh tế vĩ mô.
Theo ông Tomoyuki Kimura, Giám đốc Quốc gia ADB tại Việt Nam thì: “Các nhà đầu tư và người dân sẽ có niềm tin hơn vào quản lý kinh tế nếu các chính sách và việc xây dựng chính sách mang tính rõ ràng, thống nhất và minh bạch hơn”.
Triển vọng ngắn hạn phụ thuộc nhiều vào việc Chính phủ thể hiện được cam kết tiếp tục hướng tới khôi phục ổn định kinh tế vĩ mô. Việc duy trì và thực hiện nhất quán Nghị quyết 11 sẽ làm giảm lạm phát và góp phần hạ lãi suất. Điều này sẽ kích thích niềm tin của các nhà đầu tư và thúc đẩy được các hoạt động kinh tế.
Ông Tomoyuki Kimura nhấn mạnh: “Khôi phục ổn định kinh tế vĩ mô là ưu tiên trước mắt. Tuy nhiên giải quyết những nguyên nhân gốc rễ của tình trạng lạm phát cao đòi hỏi những nỗ lực lớn hơn trong việc cải cách cơ cấu. Những cải cách này bao gồm việc giảm dần những nút thắt cổ chai trong sản xuất và lưu thông, bảo đảm an toàn cho ngành tài chính, tăng cường hiệu quả đầu tư công, và áp đặt những nguyên tắc thị trường đối với các doanh nghiệp lớn của nhà nước.
Hiện chất lượng của các khoản tính dụng ngân hàng sụt giảm hiện vẫn đang là một rủi ro. Việc thắt chặt chính sách kinh tế vĩ mô, sau một giai đoạn tăng trưởng tín dụng nhanh sẽ tạo ra những áp lực đối với người vay và các ngân hàng. Chính phủ cần phải có những hành động cụ thể nhằm bảo đảm an toàn cho ngành tài chính.
Đánh giá triển vọng và thách thức nền kinh tế Việt Nam,ông Dominic Mellor, Chuyên gia về Kinh tế Việt Nam đã đưa ra những thông điệp nhằm khôi phục nền kinh tế Việt Nam như : Thực hiện kiên trì và chắc chắn Nghị Quyết 11 sẽ kiềm chế lạm phát và góp phần làm giảm lãi suất ; Khôi phục niềm tin của các nhà đầu tư cần có những chính sách và yêu cầu chính sách phải rõ ràng hơn, nhất quán hơn và minh bạch hơn; Cần phải cân bằng giữa nỗ lực hỗ trợ ngân hàng và các doanh nghiệp với nhu cầu bảo vệ giá trị tiết kiệm thực của người gửi tiền.
Theo nhận định chung của ADB, việc cắt giảm đầu tư công và hạn chế tín dụng cho bất động sản đã tạo ra sự sụt giảm mạnh trong lĩnh vực xây dựng trong 6 tháng đầu năm 2011, xuống còn 4,3%, chưa bằng một nửa tốc độ tăng cùng kỳ năm trước. Công nghiệp, bao gồm cả khai thác mỏ, có tốc độ tăng trưởng 7,0%. Việc cung cấp một số bộ phận chế tạo từ Nhật Bản bị gián đoạn do ảnh hưởng của trận động đất hồi tháng 3, tuy nhiên ảnh hưởng đối với lĩnh vực công nghiệp chỉ là tạm thời. Giao dịch bán buôn và bán lẻ tăng trưởng ở mức6,1% trong nửa đầu năm./.
Bảng 1: Tốc độ tăng trưởng GDP (%/năm)
|
Khu vực/Quốc gia
|
2010
|
2011
|
2012
|
|
Dự báo ban đầu
|
Dự báo cập nhật
|
Dự báo ban đầu
|
Dự báo cập nhật
|
Trung Á
|
6.6
|
6.7
|
6.1
|
6.9
|
6.6
|
Azerbaijan
|
5.0
|
5.8
|
3.0
|
5.8
|
4.5
|
Kazakhstan
|
7.0
|
6.5
|
6.5
|
6.8
|
6.8
|
|
|
|
|
|
|
Đông Á
|
9.6
|
8.4
|
8.1
|
8.1
|
8.0
|
Trung Quốc
|
10.3
|
9.6
|
9.3
|
9.2
|
9.1
|
Hồng Công, Trung Quốc
|
7.0
|
5.0
|
5.5
|
4.7
|
4.7
|
Hàn Quốc
|
6.2
|
4.6
|
4.3
|
4.6
|
4.3
|
Đài Loan, Trung Quốc
|
10.9
|
4.8
|
4.8
|
5.0
|
4.7
|
|
|
|
|
|
|
Nam Á
|
7.9
|
7.5
|
7.2
|
8.1
|
7.7
|
Bangladesh
|
6.1
|
6.3
|
6.7
|
6.7
|
7.0
|
Ấn Độ
|
8.5
|
8.2
|
7.9
|
8.8
|
8.3
|
Pakistan
|
3.8
|
2.5
|
2.4
|
3.7
|
3.7
|
Sri Lanka
|
8.0
|
8.0
|
8.0
|
8.0
|
8.0
|
|
|
|
|
|
|
Đông Nam Á
|
7.9
|
5.5
|
5.4
|
5.7
|
5.6
|
Indonesia
|
6.1
|
6.4
|
6.6
|
6.7
|
6.8
|
Malaysia
|
7.2
|
5.3
|
4.8
|
5.3
|
5.1
|
Philippines
|
7.6
|
5.0
|
4.7
|
5.3
|
5.1
|
Singapore
|
14.5
|
5.5
|
5.5
|
4.8
|
4.8
|
Thái Lan
|
7.8
|
4.5
|
4.0
|
4.8
|
4.5
|
Việt Nam
|
6.8
|
6.1
|
5.8
|
6.7
|
6.5
|
|
|
|
|
|
|
Thái Bình Dương
|
5.7
|
6.3
|
6.4
|
5.4
|
5.5
|
Fiji
|
0.3
|
0.5
|
1.2
|
0.8
|
1.2
|
Papua New Guinea
|
8.0
|
8.5
|
8.5
|
6.5
|
6.5
|
Nguồn: Báo cáo Cập nhật Triển vọng Kinh tế châu Á 2011
|
|
Bảng 2: Lạm phát (%/năm)
|
Khu vực/Quốc gia
|
2010
|
2011
|
2012
|
|
Dự báo ban đầu
|
Dự báo cập nhật
|
Dự báo ban đầu
|
Dự báo cập nhật
|
Trung Á
|
7.2
|
8.2
|
8.6
|
6.6
|
8.2
|
Azerbaijan
|
5.7
|
7.5
|
7.5
|
7.0
|
7.0
|
Kazakhstan
|
7.1
|
8.5
|
8.5
|
6.0
|
9.0
|
|
|
|
|
|
|
Đông Á
|
3.1
|
4.3
|
4.9
|
3.9
|
3.8
|
Trung Quốc
|
3.3
|
4.6
|
5.3
|
4.2
|
4.2
|
Hồng Công, Trung Quốc
|
2.3
|
4.5
|
5.2
|
3.3
|
3.3
|
Hàn Quốc
|
2.9
|
3.5
|
4.4
|
3.0
|
3.0
|
Đài Loan, Trung Quốc
|
1.0
|
2.8
|
1.6
|
2.9
|
1.5
|
|
|
|
|
|
|
Nam Á
|
9.5
|
8.7
|
9.1
|
7.3
|
6.9
|
Bangladesh
|
7.3
|
8.0
|
8.8
|
8.5
|
8.5
|
Ấn Độ
|
9.6
|
7.8
|
8.5
|
6.5
|
6.0
|
Pakistan
|
11.7
|
16.0
|
13.9
|
13.0
|
13.0
|
Sri Lanka
|
5.9
|
8.0
|
8.0
|
7.5
|
7.5
|
|
|
|
|
|
|
Đông Nam Á
|
4.0
|
5.1
|
5.4
|
4.2
|
4.4
|
Indonesia
|
5.1
|
6.3
|
5.6
|
5.8
|
5.4
|
Malaysia
|
1.7
|
3.0
|
3.4
|
3.0
|
3.0
|
Philippines
|
3.8
|
4.9
|
4.9
|
4.3
|
4.3
|
Singapore
|
2.8
|
3.2
|
4.3
|
2.0
|
2.4
|
Thái Lan
|
3.2
|
3.5
|
3.8
|
3.0
|
3.2
|
Việt Nam
|
9.2
|
13.3
|
18.7
|
6.8
|
11.0
|
|
|
|
|
|
|
Thái Bình Dương
|
5.7
|
6.5
|
8.3
|
5.6
|
5.9
|
Fiji
|
7.8
|
4.0
|
8.0
|
3.0
|
3.0
|
Papua New Guinea
|
6.0
|
8.0
|
9.5
|
7.5
|
8.5
|
Nguồn: Báo cáo Cập nhật Triển vọng Kinh tế châu Á 2011
|
|
Tùng Linh
Cổng thông tin điện tử Bộ Kế hoạch và Đầu tư