Ngày 22/10, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2010 và nhiệm vụ năm 2011, dự toán ngân sách Nhà nước năm 2011.
|
Phó Thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng phát biểu
|
Đa số các đại biểu đồng tình với báo cáo của Chính phủ về tình hình kinh tế-xã hội 2010 và nhiệm vụ năm 2011 cùng báo cáo thẩm tra của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
Ưu tiên ổn định kinh tế vĩ mô
Đại biểu Trần Du Lịch (Thành phốHồ Chí Minh) cho biết, năm 2010, chúng ta sử dụng chủ yếu 2 công cụ chính sách tài khóa và tiền tệ để điều tiết kinh tế vĩ mô.
Qua đó chỉ số CPI 2010 ở mức1 con số và tăng trưởng cao hơn 2009 là thành công.
“Chính phủ đã điều hành linh hoạt”, đại biểu Trần Du Lịch bình luận. Tuy nhiên, có một điểm bất cập là ngay trong 6 tháng đầu năm 2010 sự phối hợp giữa chính sáchtài khóa và tiền tệ chưa thực sự đồng bộ. Có thể bên siết, bên mở không hài hòa, tạo những yếu điểm trên thị trường.
Năm 2011, Chính phủ tập trung ổn định kinh tế vĩ mô, đây là hướng đúng đắn. “Nếu ổn định kinh tế vĩ mô, theo tôi tăng trưởng đạt 7,8% là khả thi”, đại biểu Thành phố Hồ Chí Minhnói.
Đại biểu Phương Hữu Việt (Hà Nội) góp ý, Chính phủ nên tập trung cao độ nguồn lực dựa trên lợi thế của Việt Nam với 70% dân số sống ở nông thôn. Theo đại biểu, đó làcác sản phẩmcó thế mạnh như gạo, cà phê...
Đại biểu Nguyễn Đăng Trừng (Thành phố Hồ Chí Minh) cũng nhất trí chương trình phát triển kinh tế nên tập trung 3 mục tiêu: đảm bảo tốc độ tăng trưởng, ngăn chặn lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô. Tùy từng thời điểm Chính phủ điều chỉnh mục tiêu cao thấp để phù hợp.
Đại biểu Nguyễn Văn Sỹ (Quảng Nam) cho rằng mục tiêu quan trọng năm 2011 là phải ổn định kinh tế vĩ mô và tập trung kiểm soát cho được lạm phát, " Chúng ta cần chú trọng tăng trưởng theo chiều sâu hơn là chiều rộng", đại biểu nhấn mạnh.
Vừa tăng trưởng vừa đảm bảo an sinh xã hội
Theo Báo cáo của Chính phủ, năm 2011, phấn đấu tổng sản phẩm trong nước (GDP) tăng khoảng 7 - 7,5% so với năm 2010.
Về con số này, trao đổi tại tổ, Phó Thủ tướngThường trực Chính Phủ Nguyễn Sinh Hùng (đoàn đại biểu Hà Tĩnh) cho rằng, chúng ta phải vừa phát triển kinh tế hài hòa vớiphát triển xã hội. Nếu không có tốc độtăng trưởng hợp lý thì việc cân đối giữa tăng trưởng và bảo đảm an sinh xã hội sẽ khó khăn.
Theo đại biểu Nguyễn Sinh Hùng, năm 2011, vớimục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô, phải kiềm chếlạm phát thấp hơn tốc độ tăng trưởng.
Với mục tiêu kiềm chếlạm phát ở mức 7%, đại biểu Nguyễn Sinh Hùng cho rằng vẫn làcao so với thế giới. Tuy nhiên, chúng ta phải chấp nhận mức đó bởimặt bằng giá thế giới năm 2011 được dự báo sẽ thiết lập ngưỡng mới sau khi kinh tế thế giới được phục hồi. Trong khi đó, chúng ta đang nhập siêu, đồng nghĩa nhập cả lạm phát.
|
Đoànđại biểu Quốc hộiThành phố Hồ Chí Minh, Bắc Ninh, Hà Tĩnh thảo luận tại tổ chiều nay, 22/10/2010
|
Chủ trương của Chính phủ là vừa tăng trưởng kinh tế vừa ổn định xã hội, nên đặt mục tiêu tăng trưởng ở mức phù hợp. Để đảm bảo an sinh xã hội, chúng ta vẫn phải chịu một mức bội chi, Phó Thủ tướng cho biết.
Chiều 22/10, Quốc hội thảo luận ở tổ về tình hình thực hiện dự toán ngân sách nhà nước năm 2010, dự toán ngân sách và phương án phân bổ ngân sách nhà nước năm 2011.
Các đại biểu nhìn nhận, ngân sách nhà nướchạn hẹp, chỉ 13 tỉnh có cân đối nguồn thu vềTrung ương, còn lại đều là các tỉnh nghèo, cần sự hỗ trợ, nên việc phân bổ ngân sách là điều không dễ dàng.
Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam Đặng Ngọc Tùng (Thành phố Hồ Chí Minh) ví von, chúng ta như một đại gia đình nghèo mà đông con,ai cũng cần vốn để đầu tư, phát triển. Vấn đề là phải tính toán để đầu tư cho nơi nào, như thế nào để đem lại hiệu quả cao.
Góp phần giải đápbăn khoăn này, đại biểu Trần Du Lịch cho rằng, mấu chốt là phải biết đầu tư cho ngành nghề nào, địa phương nào, công trình nào để đem lại hiệu quả caonhất. Nếuđầu tư dàn trải, ngành nào, địa phương nào cũng“xin” Trung ương mà không xác định được các tiêu chí cụ thể thì cần phảixem xét lại cách đầu tư.
Một số đại biểu cũng quan tâm đến đến phần vốn của Nhà nước tại các doanh nghiệp nhà nước hiện nay được quản lý như thế nào?
Chủ nhiệm Đoàn Luật sư Thành phố Hồ Chí Minh Nguyễn Đăng Trừng đề nghị làm rõ với các tập đoàn, tổng công ty nhà nước mảng nào là hoạt động phục vụ nhiệm vụ chính trị, mảng nào là hoạt động kinh doanh, không thểnhập nhằng.
Tính toán kỹ các khoản chi
Lo ngại về tình trạng bội chi ngân sách diễn ra trong nhiều năm qua, Bí thư Thành ủy Đà Nẵng Nguyễn Bá Thanh cho rằng, mức bội chi hợp lý nhất là 3%, mức bộichi cao như thời qua sẽ ảnh hưởng đến cán cân thương mại, tài chính. “Các cơ quan cần ngồi lại để xem các khoản chi trong 5 năm qua hiệu quả đến đâu để có cái nhìn toàn diện trong vấn đề này”, ông Thanh nêu ý kiến.
Phó Chủ tịch Quốc hội Huỳnh Ngọc Sơn và ông Nguyễn Bá Thanh cũng cho rằng, để giảm bội chi ngân sách cần thiết phải xem xét lại việc phân bổ vốn cho một số Chương trình mục tiêu quốc gia. Bởi có một số Chương trình na ná nhau, hiệu quả chưa được đánh giá cụ thể.
Đaị biểu Nguyễn Thị Nguyệt Hường (Hà Nội) đề nghị kiểm tra lại vốn giải ngân và đầu tư trái phiếu Chính phủ tại các công trình xây dựng có tính đếnhiệu quả. “Đối với các chương trình mục tiêu quốc gia, để sử dụng đồng vốn hiệu quả nhất cần tập trung cho các công trình sắp hoàn thành, các khu vựcbiên giới, hải đảo, hộ nghèo”, Đại biểu Hường nêu vấn đề.
Đại biểu Đặng Văn Khanh (Hà Nội) lại cho rằng, bên cạnh việc tăng thu thì tiết kiệm và chống lãng phí cũng rất quan trọng đối với ngân sách./.
Quỳnh Hoa - Lê Sơn
Cổng thông tin điện tử Chính phủ