Trong thời gian tới, Chính phủ cũng như các doanh nghiệp của Việt Nam sẽ phải tiếp cận nhiều hơn với nguồn vốn kém ưu đãi và vay thương mại, vấn đề sử dụng vốn có hiệu quả và quản lý nợ bền vững càng trở thành yêu cầu cấp thiết.
Đó làý kiến của Thứ trưởng Bộ Tài chính Trương Chí Trung tại hội thảo về quản lý nợ công do Bộ Tài chính phối hợp cùng Ngân hàng Thế giới và một sốđơn vị liên quan tổ chức ngày 16/5.
Thứtrưởng BộTài chính Trương ChíTrung khẳng định, với Việt Nam, nguồn vốn vay nợcủa Chính phủđã, đang vàsẽvẫn lànguồn tài chính quan trọng cho đầu tưphát triển nhằm thực hiện sự nghiệp công nghiệp hoá, hiệnđại hoáđất nước. Chính phủViệt Nam luôn nhấn mạnh tầm quan trọng của việc sử dụng có hiệu quả các khoản vay nợ và gắn liền vay nợ với ổn định tài khoá và đảm bảo an toàn các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô.
Tuy nhiên, khi thu nhập bình quân đầu người tăng cũng là lúc khả năng huy động nguồn vốn vay ODA của Việt Nam có xu hướng giảm dần, Chính phủcũng như các doanh nghiệp của Việt Nam sẽphải tiếp cận nhiều hơn nguồn vốn kémưuđãi vàvay thương mại.
Tại hội thảo, các đại biểu đã chia sẻ các kinh nghiệm quản lý nợ công của nhiều nước. Giámđốc Ban Chính sách Kinh tế và Quản lý nợ của WB Sudarshan Gooptu đề cậpđến trường hợp ThụyĐiển, quốc gia đã thiết lập một quỹ dựtrữdanh nghĩa, xây dựng biểu phíbảo lãnh vàphân bổngân sách để thiết lập tính minh bạch và kỷ luật ngân sách.
Cònông Pongpanu Svetarundra, BộTài chính Thái Lan lại nhấn mạnh đến việc tăng cường khảnăng quản trịrủi ro trong quản lýnợcông. Việc quản trịrủi ro vận hành theo quy trình với các báo cáo rủi ro và mô phỏng rủi ro. Cụ thể, báo cáo rủi ro (hàng tháng và quý) tóm tắt tình hình danh mục vay nợ, tính toán các chỉ số rủi ro và tổ chức danh mục theo nhiều khía cạnh khác nhau. Môphỏng rủi ro (hàng quývànăm) để dự báo tình hình nợ nói chung, theo những chiến lược quản lý nợ cho trước và ước tính về các nhân tố kinh tế và tài chính.
Theo Thứtrưởng Trương ChíTrung khẳng định, việc nhìn nhận tổng quan nhất vềtình hình nợ công trên thếgiới, các kinh nghiệm công tác quản lýnợ hiện đại sẽ là những thông tin tham khảo bổ ích giúp nâng cao hiệu quả công tác quản lý nợ của Chính phủ./.