Skip Ribbon Commands
Skip to main content
Ngày 20/07/2011-09:38:00 AM
Mỹ tìm cách thắt chặt quan hệ kinh tế với Ấn Độ
Nhân chuyến thăm Ấn Độ, Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton ngày 19/7 đã kêu gọi hai nước đẩy mạnh hợp tác an ninh khu vực và hợp tác thương mại.

Ngoại trưởng Ấn Độ Shivshankar Menon và Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton

Bà Clinton nêu rõ ba lĩnh vực hai nước có thể làm sâu sắc thêm cái mà Washington coi là "hợp tác của thế kỷ 21," cụ thể là đầu tư và thương mại, hợp tác an ninh và công nghệ hạt nhân dân sự.
Chuyến thăm hai ngày của Ngoại trưởng Hillary Clinton diễn ra sau chuyến thăm của Tổng thống Mỹ Barack Obama hồi tháng 11/2010, phản ánh tốc độ tăng trưởng nhanh chóng của kinh tế Ấn Độ cũng như chuyển đổi quyền lực sang các quốc gia mới nổi sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu.
Mặc dù quan hệ kinh tế giữa Mỹ và Ấn Độ đã cải thiện đáng kể trong những năm gần đây, nhưng vẫn chưa xứng với tiềm năng của hai nước.
Thỏa thuận mang tính bước ngoặt giữa Mỹ và Ấn Độ hồi năm 2008, theo đó cho phép Ấn Độ mua lò phản ứng hạt nhân và nhiên liệu, đáng lẽ sẽ mang lại nhiều hợp đồng lớn cho các công ty Mỹ, nhưng lại bị cản trở bởi các rào cản pháp lý và bất ổn.
Trong bài phát biểu của mình, bà Clinton nhấn mạnh hai nước cần giải quyết những vấn đề còn tồn đọng để thu được lợi ích từ quan hệ hợp tác năng lượng phát triển mạnh mẽ.
Cho đến nay, các công ty quốc doanh Pháp và Nga đã ký thành công các thỏa thuận bán lò phản ứng hạt nhân cho Ấn Độ, nhưng các công ty tư nhân của Mỹ vẫn dậm chân tại chỗ chủ yếu do các mối lo ngại về pháp lý.
Mỹ cũng rất thất vọng sau thất bại trong cuộc đấu thầu cung cấp cho Ấn Độ 126 máy bay chiến đấu trị giá 12 tỷ USD, một trong những hợp đồng quân sự lớn nhất trong những năm gần đây.
Trong những lĩnh vực khác, mặc dù thương mại đang tăng trưởng bùng nổ, nhưng thương mại song phương đã tăng 30% lên gần 50 tỷ USD.
Bên lề chuyến thăm của Ngoại trưởng Hillary Clinton, các quan chức chính phủ và các nhà lãnh đạo công ty của Mỹ đã có cuộc gặp với Hội đồng kinh doanh Mỹ-Ấn Độ để thảo thuận việc xây dựng cơ sở hạ tầng ở Ấn Độ, vốn được coi là lĩnh vực đầu tư tiềm năng cho các công ty nước ngoài./.
Như Mai
TTXVN/Vietnam+

    Tổng số lượt xem: 882
  •  

Đánh giá

(Di chuột vào ngôi sao để chọn điểm)