Thủ tướng Chính phủ vừa có Chỉ thị yêu cầu các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Chủ tịch Hội đồng quản trị các tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước theo chức năng, nhiệm vụ và trong phạm vi quản lý cần rà soát và chấn chỉnh công tác quản lý đối với các gói thầu EPC.
|
Cần tăng cường quản lý các thầu EPC
|
Theo đó, đối với các hợp đồng đang thực hiện, các đơn vị cần phải tăng cường giám sát bảo đảm việc thực hiện hợp đồng đúng kế hoạch, tiến độ thi công mà nhà thầu cam kết trong hồ sơ dự thầu và hợp đồng đã ký kết; nghiêm túc xử lý vi phạm hợp đồng đối với các hành vi chậm tiến độ, không đảm bảo chất lượng vật tư, thiết bị...Đồng thời, Thủ tướng yêu cầu thực hiện nghiêm túc việc đăng tải công khai thông tin xử lý vi phạm theo quy định.
Gói thầu EPC là gói thầu bao gồm toàn bộ các công việc thiết kế, cung cấp thiết bị, vật tư và xây lắp.
Một số tồn tại trong tổ chức, thực hiện các gói thầu EPC thời gian qua: chất lượng hồ sơ mời thầu còn yếu;cơ hội tham gia của các nhà thầu trong nước còn nhiều hạn chế; việc quản lý lao động nước ngoài chưa được quan tâm... dẫn đến tiến độ thực hiện các dự án, công trình bị chậm trễ, chất lượng chưa đáp ứng yêu cầu.
Đặc biệt, việc chậm tiến độ các công trình xây dựng cácnhà máy nhiệt điện làm cho tình trạng thiếu điện càng trầm trọng hơn, một số dự án giao thông, thoát nước, vệ sinh môi trường tại các thành phố lớn bị chậm trễ gây bức xúc trong nhân dân, ảnh hưởng lớn đến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội
|
Kiên quyết không ký các hợp đồng chưa đảm bảo
Đối với các hợp đồng trong giai đoạn ký kết hợp đồng, các đơn vị cần phải rà soát các điều kiện của dự thảo hợp đồng, trong trường hợp thấy không đảm bảo tính khả thi, tính hiệu quả thì kiên quyết không ký hợp đồng; xác định rõ các chế tài trong hợp đồng đủ mạnh để ràng buộc nhà thầu phải đảm bảo tiến độ, chất lượng của công trình, kiểm soát chi phí trong tổng mức đầu tư.
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu đối với các dự án, gói thầu được triển khai trong thời gian tới khi lập Báo cáo nghiên cứu khả thi, các chủ đầu tư cần bám sát yêu cầu về tính tiên tiến, hiện đại của thiết bị công nghệ; phản ánh chính xác và dự báo biến động của giá cả thiết bị, vật tư, hàng hóa theo giá thị trường trong nước và quốc tế...
Không đấu thầu quốc tế nếunhà thầu trong nước đảm nhận được trên 50% khối lượng gói thầu
Trường hợp gói thầu EPC mà khả năng các nhà thầu trong nước đảm nhận được trên 50% khối lượng công việc thì không được tổ chức đấu thầu quốc tế mà phải tổ chức đầu thầu rộng rãi trong nước. Đối với phần thiết bị công nghệ trong nước không sản xuất được thì có thể được thực hiện theo 2 phương án: Phương án 1, tách phần thiết bị công nghệ thành một gói thầu riêng để tổ chức đấu thầu quốc tế; Phương án 2, giao nhà thầu trong nước đã trúng thầu tổ chức lựa chọn nhà thầu phụ đặc biệt để cung cấp thiết bị công nghệ đảm bảo yêu cầu chất lượng tiên tiến, hiện đại.
Còn đối với trường hợp các gói thầu EPC có giá trị, quy mô lớn yêu cầu công nghệ đa dạng, phức tạp thuộc các dự án quan trọng của ngành hoặc dự án quan trọng quốc gia thì Bộ quản lý ngành thành lập các Hội đồng khoa học về kinh tế - kỹ thuật để nghiên cứu và đề xuất phương pháp đánh giá chất lượng, tuổi thọ thiết bị trong cả đời dự án, bảo đảm so sánh được hiệu quả giữa các loại thiết bị công nghệ.
Sử dụng, quản lý lao động nước ngoài phải chặt chẽ
Thủ tướng cũng yêu cầu các đơn vị cần phải nghiêm chỉnh thực hiện việc sử dụngvà quản lý lao động nước ngoài theo quy định của pháp luật về đấu thầu và pháp luật về lao động.
Trong thời gian tới, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội cần nghiên cứu, đề xuất sửa đổi quy định "Người nước ngoài làm việc tại doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức tại Việt Nam từ đủ 3 tháng trở lên phải có giấy phép lao động" bằng quy định "Người nước ngoài làm việc tại doanh nghiệp, cơ quan tổ chức tại Việt Nam phải có giấy phép lao động" và giao Sở Lao động, Thương binh và Xã hội phối hợp với công an địa phương tăng cường kiểm tra, giám sát việc sử dụng lao động nước ngoài trên các công trường.
Đồng thời, Bộ Công an phải phối hợp với Bộ Ngoại giao chỉ đạo Cục Xuất nhập cảnh và cơ quan ngoại giao tại các nước kiểm soát chặt chẽ việc cấp thị thực xuất nhập cảnh cho người nước ngoài; trường hợp cấp thị thực cho từ 10 người trở lên vào làm việc tại Việt Nam dưới mọi hình thức phải có ý kiến của cơ quan chủ quản đầu tư hoặc chủ đầu tư./.
Cổng thông tin điện tử Chính phủ