Ngành chăn nuôi, thủy sản đang "nắm giữ" những cơ hội lớn, không chỉ đáp ứng nhu cầu thực phẩm trong nước mà còn chế biến, xuất khẩu...
Để ngành chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản phát triển bền vững, vừa qua cục chăn nuôi tại các tỉnh phía Nam đã tổ chức hội thảo ILDEX Việt Nam nhằm tìm ra những giải pháp tốt nhất để đưa ngành chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản Việt Nam phát triển bền vững và ổn định hơn trong tương lai.
Theo ông Hoàng Kim Giao, Cục trưởng Cục Chăn Nuôi (BộNNPTNT), để ngành chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản nước ta phát triển bền vững lâu dài chúng ta cần phải tập trung vào một số vấn đề.
Thứnhất làchuyểnđổi cơcấu chăn nuôi trong tiêu dùng, tập trung chăn nuôi theo quy môlớn. Thứhai, tập trung đẩy mạnh sản xuất theo kiểu sản xuất hàng hóađồng thờiđẩy mạnh xuất khẩu. Thứba, tăng cường phòng chống, kiểm soát dịch bệnh và ô nhiểm môi trường. Thứ tư, định hướng phát triển thế mạnh các vùng, các vật nuôi có thế mạnh phù hợp với vùng, miền. Và cuối cùng là chúng ta phải thường xuyên tăng cường hợp tác với các nước trong khu vực và trên thế giới, học tập, học hỏi những nước có ngành chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản tiên tiến.
Bên cạnh đó chúng ta cũng phải tiếp tụcđầu tư vềcơsởhạtầng cũng nhưthiết bịmáy móc cũng nhưcon người để ngành chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản của nước ta cóthể sánh ngang với các nước đang đứng ở tốp đầu như hiện nay, ông Giao nhấn mạnh.
Đại diện Cục chăn nuôi Thái Lan nhận định, ngành chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản của Việt Nam muốn phát triển bền vững và ổn định thì phải nâng cao chất lượng sản phẩm bằng cách làm theo kiểu an toàn sinh học như các nước trong khu vực và trên thế giới để tăng sức cạnh tranh.
Bên cạnh đó phải nuôi trồng theo kiểu tập trung và đầu tưvào những con chủlực nhưcác tra, ba sa…đểđẩy mạnh xuất khẩu.
Chăn nuôi hướng đến quy mô công nghiệp
Những năm qua, ngành chăn nuôiđạt được một số kết quảvềmứcđộ tăng trưởng, tỷ trọng chăn nuôi trong nông nghiệp tăng dần, chăn nuôi trang trại, công nghiệp bước đầu hình thành vàphát triển. Song vẫn còn bộc lộnhững tồn tại, nhưchăn nuôi ở quy mô nhỏ, phân tán và mang tính tận dụng; giá thành sản phẩm chăn nuôi cao (do giá thức ăn chăn nuôi cao hơn một số nước trong khu vực, hệ số sử dụng thứ ăn chăn nuôi thấp, còn chi phí thú y cao); dịch bệnh, ô nhiễm môi trường chưa được kiểm soát tốt, hệ thống thông tin dự báo và khả năng kiểm soát sản xuất, thị trường đối với nguyên liệu và sản phẩm chăn nuôi còn nhiều bất cập...
Mặc dùvậy, ngành chăn nuôi vẫnđang "nắm giữ" những cơhội lớn, không chỉ đáp ứng nhu cầu thực phẩm trong nước màcòn hy vọng chếbiến, xuất khẩu sản phẩm.
Với thịtrường trong nước, sản phẩm chăn nuôi còn rất nhiều tiềm năng. Nhu cầu tiêu dùng thực phẩm tăng lên cùng với tập quán tiêu thụ sản phẩm tươi sống. Phát triển chăn nuôi là chủ trương được hầu hết các địa phương ưu tiên đầu tư; chăn nuôi nông hộ, quy mô nhỏ giảm dần, chăn nuôi trang trại và công nghiệp có xu thế phát triển.
Năm 2011, ngành chăn nuôi tập trung phát triển theo hướng chăn nuôi trang trại theo quy mô công nghiệp, phấn đấu đạt giá trị sản xuất chăn nuôi bình quân tăng từ 7,5-8% so với năm 2010, đưa tỷ trọng chăn nuôi trong nông nghiệp lên 30-32%. Tổng sản lượng thịt hơi các loại đạt 4,2 triệu tấn, tăng 6,5%. Sản lượng sữa 330.000 tấn tăng 10%; sản lượng thức ăn chăn nuôi quy đổi đạt 12 triệu tấn, tăng 11,11% so với năm 2010.
Chiến lược phát triển chăn nuôi đến năm 2020 của Việt Nam đặt mục tiêu tăng tỷ trọng chăn nuôi trong nông nghiệp lên khoảng 32% vào năm 2010 (hiện đang chiếm 28%), đến năm 2015 là 38% và đạt hơn 42% vào năm 2020. Lúc đó, ngành chăn nuôi sẽ cơ bản chuyển sang sản xuất theo phương thức công nghiệp, trang trại, bảo đảm an toàn dịch bệnh và vệ sinh an toàn thực phẩm.
Nuôi trồng thủy sản theo quy hoạch
Ông Chu Tiến Vĩnh, Phó tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản (Bộ NNPTNT) cho biết, để giải quyết các vấn đề về nuôi trồng thủy sản và phát triển bền vững, cần ngăn chặn ngay tình trạng phát triển nuôi tràn lan không theo quy hoạch dẫn đến hiệu quả thấp. Các đơn vị cần phối hợp với địa phương trong việc quản lý chất lượng con giống, môi trường nuôi, để không làm ảnh hưởng đến uy tín, hiệu quả sản xuất.
Ngoài ra, cần giảm tàu thuyền khai thác gần bờ, tăng sốlượng khai thác vùng lộng và vùng khơi, gắn với bảo vệ quốc phòng an ninh trên biển.
Trong 5 năm (2011-2015), Nhànước sẽđầu tư triển khai nhiềuđềán, chương trình lớn nhằm thúcđẩy ngành thủy sản phát triển. Riêng chương trình tổng thểkhai thác thủy sản sẽ được đầu tư 10.000 tỷ đồng; dự án xây dựng quy hoạch tổng thể phát triển thủy sản; đề án nuôi cá biển 3.000 tỷ đồng...
Thuận lợi căn bản của ngành thủy sản là Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định 332/QĐ-TTg phê duyệt Đề án phát triển nuôi trồng thủy sản đến năm 2020 với tổng nhu cầu vốn khoảng 40.000 tỷ đồng.
Đề án đặt mục tiêu đến năm 2020 sản lượng nuôi trồng thủy sản đạt trên 4,5 triệu tấn; giá trị kim ngạch xuất khẩu đạt 5 đến 5,5 tỷ USD; giải quyết việc làm cho khoảng 3,5 triệu lao động...
Ngoài ra, sẽ từng bước hoàn thiện hệ thống nghiên cứu, sản xuất, cung ứng giống thủy sản từ trung ương đến địa phương. Đến năm 2015, cung cấp 100% giống thủy sản cho nhu cầu nuôi; 70% giống các đối tượng nuôi chủ lực (tôm sú, tôm thẻ chân trắng, cá tra, tôm càng xanh, rô phi, nhuyễn thể) là giống sạch bệnh; năm 2020, 100% giống chủ lực có chất lượng cao, sạch bệnh./.
Cổng thông tin điện tử Chính phủ