Bộ Công Thương và Tổ chức phát triển công nghiệp Liên Hợp Quốc (UNIDO) ngày 13/12 công bố Báo cáo cạnh tranh Công nghiệp Việt Nam năm 2011 (Vicr2011).
|
Năm 2011, công nghiệp chế biến, chế tạo đứng đầu về thu hútđầu tư trực tiếp nước ngoài
|
Báo cáo làsản phẩm hợp tác giữa BộCông Thương vàUnido trong khuôn khổchương trình Một Liên Hợp Quốc.
Báo cáo nhằm đóng góp vào các thảo luận, chính sách bằng cách cung cấp khung lý thuyết vềcác động lực của cạnh tranh công nghiệp, định vị các ngành công nghiệp Việt Nam trong bối cảnh quốc tế, xác định hạn chế các ngành công nghiệp có thể được giải quyết thông qua chính sách và trình bày kiến nghị cụ thể cho các nhà lãnh đạo Việt Nam.
Theo Vicr 2011, trong 20 năm qua, tăng trưởng sản xuất chế tạo là cốt lõi của năng lực kinh tế Việt Nam và hoạt động chế tạo sẽ vẫn tiếp tục đóng vai trò chính trong tương lai nếu Việt Nam muốn duy trì tỷ lệ tăng trưởng cao.
Báo cáo cũng cho rằng, tựdo hóa thương mại ởViệt Nam làmột trong những động lực chính của sự tăng trưởng kinh tếnhưng không phảilàmột nhân tốđủđể kích hoạt sự chuyển dịch cơ cấu. Theo Vicr 2011, Việt Nam cần có một chính sách công nghiệp với sự tập trung vào chuyển đổi công nghiệp theo các ngành chiến lược có đủ khả năng hỗ trợ tăng trưởng bền vững.
Đểđạt được điều này, Báo cáo đã chỉ ra năm lĩnh vực chính sách then chốt mà Chính phủ cần hành động, gồm: Tái hoạch định các chính sách và chiến lược công nghiệp; đa dạng hóa công nghiệp với các sản phẩm có giá trị gia tăngcao; phát triển nguồn nhân lực cho hoạt động sản xuất; phát triển công nghệ và cuối cùng là định hướng cho nguồn đầu tư nước ngoài có chất lượng cho lĩnh vực sản xuất chế tạo.
Đáng chúý, theo Báo cáo, Việt Nam dễ bị tổn thương trước sự cạnh tranh của nước thứ ba do sự tập trung vào một vài ngành chế tạo sử dụng nhiều lao động.
Để tham gia nhiều hơn vào các hoạt động chế tạo có giá trị gia tăng cao, các chính sách công nghiệp ở Việt Nam cần được xây dựng dựa trên các ưu tiên tiểu ngành, bao gồm ba gói ưu tiến chiến lược: nâng cao hiệu quả các hoạt động thương mại hiện tại để cạnh tranh hơn với chi phí hợp lý và đảm bảo rằng các hoạt động ấy có thể duy trì tính cạnh tranh theo thời gian; dần thoát khỏi những hoạt động không còn sức cạnh tranh cũng như có ít triển vọng cạnh tranh trong tương lai gần;cuối cùng là xúc tiến các hoạt động mới giàu tiềm năng nhằm phát triển, tạo việc làm và nâng cấp công nghệ
Theo Thứ trưởng Bộ Công Thương Lê Dương Quang, nhằm vượt qua thách thức trong quá trình toàn cầu hóa, hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay, việc tiến hành phân tích, đánh giá năng lực cạnh tranh của ngành công nghiệp Việt Nam là hết sức cần thiết, từ đó xây dựng một chính sáchcông nghiệp hợp lý./.
Linh Đan
Cổng thông tin điện tử Chính phủ