Chiều ngày 17/08 tại Đà Nẵng đã diễn ra hội thảo các giải pháp phát triển dịch vụ logistics, du lịch và cơ hội đầu tư trên tuyến Hành lang Kinh tế Đông – Tây (EWEC).
Mục tiêu của hội thảo nhằmđưa ra các giải pháp tăng cường hơn nữa hợp tác kinh tếvàxúc tiến thương mại, đầu tưvàphát triển giữa 4 quốc gia trên hành lang gồm Thái Lan, Lào, Myanmar vàViệt Nam.
Qua đó mởra cơhội phát triển kinh tếcho mỗi quốc gia, mỗi địa phương trên EWEC, tạođiều kiện thuận lợi cho việc lưu thông hàng hóa, phát triển du lịch, công nghiệp vànông nghiệp.
Phát biểu tại hội thảo, PGS TS Lưu Ngọc Trinh, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Kinh tế Chính trị Thế giới, cho rằng phải có sự hợp tác chặt chẽ và thường xuyên hơn giữa các địa phương nằm trên và xung quanh EWEC; các nước cần có một khung pháp lý và chính sách thống nhất, phù hợp cho toàn tuyến và trong việc thực thi chính sách; trong quy hoạch phát triển và khai thác vận hành phải đáp ứng được tiêu chí “đơn giản, thống nhất, nhanh chóng, tiện lợi và hiệu quả”.
Theo sốliệu của Viện nghiên cứu kinh tếkhu vựcĐông Á vàĐông Nam Á, thành phố Đà Nẵng có lợi thế phát triển đến 100% trên EWEC. Khi đầu tư hạ tầng hoàn chỉnh và thuận lợi thủ tục hải quan, GDP của Đà Nẵng đến năm 2025 sẽ tăng 2,29%, vượt trội so với Savanakhet của Lào (đạt 1,71%) và Mukdahan của Thái Lan (đạt 1,4%). Qua đó giúp Đà Nẵng chiếm vị trí số 1 về tăng thu nhập bình quân đầu người ở mức 128,6% vào năm 2025.
PGS.TS Hoàng Thọ Xuân, nguyên Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước – Bộ Công Thương, cho rằng hai trung tâm logistics mà Đà Nẵng cần tập trung là Trung tâm kho vận nhằm phục vụ kênh giao thương xuất nhập khẩu và Trung tâm phục vụ lưu thông hàng hóa nội địa.
Tính đến năm 2011, tổng kim nghạch xuất nhập khẩu giữaĐà Nẵng và các nước trên EWEC vào khoảng 50 triệu USD, chỉ đạt 0,55% so với tổng kim ngạch xuất nhập khẩu cả nước. Đầu tư vào trung tâm logistics sẽ tăng lưu thông thương mại, qua đó kích thích tăng trưởng kim ngạch xuất nhập khẩu của địa phương và cả nước.
Logistics là quá trình lên kế hoạch, áp dụng và kiểm soát các luồng chuyển dịch của hàng hóa hay thông tin liên quan tới nguyên nhiên liệu vật tư (đầu vào) và sản phẩm cuối cùng (đầu ra) từ điểm xuất phát tới điểm tiêu thụ.
|
Theo ông Nguyễn Hữu Sia, PhóTổng giám đốcCảng Đà Nẵng, thành phốcần xây mới cầu cảng dài 500 mét tại Tiên Sa để tiếp nhận tàu tổng hợp 50.000DWT vàtàu container từ3.000 đến 4.000 Teus. Ngoài ra cần thành lập khu kho bãi logistics rộng 20 ha trên tuyến quốc lộ Bắc Nam nhằm tiếp nhận hàng hóa giữa EWEC và Đà Nẵng, qua đó đặt mục tiêu tăng trưởng sản lượng hàng năm lên 15%.
Bên cạnh đầu tư vào hạtầng cứng, ông Nguyễn Tiến Thọ, Cục trưởng Cục Hải quan Đà Nẵng nhấn mạnh nâng cao chất lượng thực hiện thủtục hải quan điện tử, triển khai đồng bộhệthống phần mềm vàđồng bộ CSDL. Đến nay, kim ngạch xuất nhập khẩu thực hiện thủ tục hải quan điện tửđạt 97%, để tiếp tục hoàn thiện cần xửlýdữliệu tích hợp chữ kýsố,đảm bảoổnđịnh mạng theo chếđộ 7/24.
Chính quyền thành phốđặt trọng tâm cần nhanh chóng quy hoạch phát triển cảng Đà Nẵng theo hướng trung tâm logistics. Bên cạnh đó sẽđẩy mạnh phát triển các khu công nghiệp, khu thương mại tựdo nhằm mục tiêu tăng lưu lượng hàng hóa, nâng cao hiệu quảcủa nghành du lịch, hợp tác chặt chẽvới cácđịa phương trên toàn EWEC vàcácđịa phương lân cận./.
Đức Thuận – Hương Thơm
Cổng thông tin điện tử Chỉnh phủ