Skip Ribbon Commands
Skip to main content
Ngày 01/07/2016-11:09:00 AM
Tình hình kinh tế - xã hội tháng 6 và 6 tháng đầu năm 2016 tỉnh Kiên Giang

Năm 2016, kinh tế cả nước trọng tâm sẽ là tăng cường ổn định kinh tế vĩ mô, tập trung tháo gỡ khó khăn cho hoạt động sản xuất, kinh doanh, tái cơ cấu nền kinh tế và chuyển đổi mô hình tăng trưởng, hiệu quả của các chính sách kinh tế vĩ mô, nhất là trong bối cảnh nền kinh tế nước ta đang trước ngưỡng cửa hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới và khu vực.Tiếp tục phát triển các lĩnh vực xã hội, văn hóa, giáo dục, khoa học, công nghệ, bảo vệ môi trường, cải thiện đời sống nhân dân, phấn đấu tăng trưởng cao hơn năm 2015.

Ở tỉnh ta, tình hình kinh tế - xã hội 6 tháng đầu năm 2016 một số chỉ tiêu đạt khá như: thu ngân sách đạt cao so dự toán; sản xuất công nghiệp tăng ổn định, các sản phẩm công nghiệp chủ lực như xi măng, khai thác đá của tỉnh có mức tăng khá, các dự án khu công nghiệp đang tiếp tục đầu tư mở rộng; đời sống nhân dân được cải thiện, dịch bệnh được kiểm soát; an ninh chính trị, an toàn xã hội được giữ vững. Tuy nhiên, kết quả sản xuất ở một số lĩnh vực cũng còn nhiều khó khăn như: sản xuất nông nghiệp do biến đổi khí hậu, nước mặn xâm nhập sâu vào đất liền làm diện tích và năng suất vụ mùa, vụ đông xuân không đạt cả về diện tích cũng như sản lượng so kế hoạch đề ra; diện tích nuôi trồng, nhất là diện tích nuôi cá nước ngọt vùng U Minh Thượng bị thiệt hại do nhiễm mặn... Cụ thể trên từng lĩnh vực đạt được như sau:

1. Tăng trưởng kinh tế:

Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP)[1] 6 tháng đầu năm 2016 theo (giá so sánh 2010) ước tính tăng 4,99% so với cùng kỳ năm 2015. Trong mức tăng chung, khu vực nông, lâm nghiệp và thuỷ sản âm (-6,49%), đóng góp cho tăng trưởng chung âm (-2,92) điểm phần trăm, trong đó riêng lĩnh vực nông nghiệp âm(-11,95%) và đóng góp tăng trưởng âm (-4,11%); khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 15,63%, đóng góp cho tăng trưởng chung 2,69 điểm phần trăm; khu vực dịch vụ (kể cả thuế nhập khẩu, thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm) tăng 13,77%, đóng góp cho tăng trưởng chung 5,22 điểm phần trăm.

Tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh (GRDP) 6 tháng đầu năm 2016 theo (giá so sánh 2010) ước tính đạt 23.829,15 tỷ đồng, đạt 47,22% kế hoạch năm, tăng 4,99% so với cùng kỳ năm 2015.

Chia ra:

- Khu vực nông, lâm nghiệp và thuỷ sản: Tổng giá trị tăng thêm (VA) ước tính đạt: 9.536,733 tỷ đồng, bằng 42,35% kế hoạch, giảm – 6,49% so cùng kỳ, đóng góp cho tăng trưởng chung khu vực I âm (-2,92) điểm phần trăm, trong đó: Giá trị tăng thêm của ngành nông nghiệp là 6.879,218 tỷ đồng, bằng 42,81% kế hoạch, giảm -11,95% so cùng kỳ, đóng góp cho tăng trưởng âm (-4,11) điểm phần trăm; lĩnh vực thủy sản giá trị tăng thêm ước đạt 2.585,169 tỷ đồng bằng 41,42% kế hoạch, tăng 11,62% so cùng kỳ năm trước, đóng góp cho tăng trưởng là (1,19) điểm phần trăm. Ở khu vực I cho thấy: do giá trị tăng thêm của ngành thủy sản chỉ chiếm 27,11% trong tổng giá trị gia tăng của khu vực I và tăng 11,62%, trong khi đó giá trị tăng thêm của nông nghiệp chiếm đến 72,13% và tăng trưởng âm -11,95% nên không đủ bù đắp cho lĩnh vực nông nghiệp, vì vậy, đã làm cho giá trị tăng thêm của khu vực I tăng trưởng âm -6,49%.

- Khu vực công nghiệp và xây dựng: Tổng giá trị tăng thêm ước tính 4.517,227 tỷ đồng, đạt 44,09% kế hoạch, tăng 15,63%, đóng góp cho tăng trưởng chung khu vực II là 2,69 điểm phần trăm, trong đó lĩnh vực công nghiệp giá trị tăng thêm ước đạt 2.833,917 tỷ đồng, bằng 38,16% kế hoạch, tăng 11,91% so cùng kỳ, đóng góp cho tăng trưởng là 1,33 điểm phần trăm; giá trị gia tăng ngành xây dựng là 1.683,310 tỷ đồng bằng 59,75% kế hoạch và tăng 22,50% so cùng kỳ, đóng góp cho tăng trưởng trong khu vực II là 2,69 điểm phần trăm. Ở khu vực II cho thấy: Sản xuất công nghiệp ngoài những sản phẩm chủ lực có mức sản xuất tăng cao hơn so cùng kỳ như: xi măng, chế biến thủy sản, xay xát gạo, khai thác đá…thì trong tháng 3/2016 đã có một số Nhà máy mới khánh thành đi vào hoạt động nhưng chưa tạo ra sản phẩm mới như: Nhà máy sản xuất giày thể thao xuất khẩu thuộc Cty Thái Bình Kiên Giang; Nhà máy chế biến gỗ MDF Kiên Giang…nên đã làm cho giá trị sản xuất toàn ngành công nghiệp chỉ tăng trưởng 9,87%, và do tăng trưởng của ngành xây dựng tăng cao và chiếm tỷ trọng trên 37% nên đã kéo khu vực II có mức tăng trưởng chung là 15,63%. Khu vực II có triển vọng phát triển trong những tháng cuối năm nếu các nhà máy nói trên tạo ra sản phẩm tham gia thị trường và khu vực II sẽ là điểm tựa cho tăng trưởng kinh tế chung của tỉnh trong những năm tiếp theo.:

- Khu vực dịch vụ: Tổng giá trị tăng thêm ước đạt 8.965,184 tỷ đồng, bằng 50,65% kế hoạch, tăng 12,40% so cùng kỳ, đóng góp cho tăng trưởng chung là 4,36 điểm phần trăm, trong đó tăng cao nhất thuộc các ngành thương mại, du lịch, vận tải... còn lại các ngành dịch vụ khác có mức tăng trưởng thấp. Đây là khu vực đóng góp cho tăng trưởng kinh tế cao nhất.

Nhìn chung, ở một số lĩnh vực sản xuất kinh doanh ổn định và tăng khá thìcũng còn có những lĩnh vực sản xuất gặp khó khăn do khách quan: nhất là lĩnh vực nông nghiệp do diễn biến thời tiết nắng hạn, mặn xâm nhập, hiện tượng El- Nino …đã làm ảnh hưởng nặng nhất trong sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng, sản xuất nông nghiệp bị ảnh hưởng nặng nề, diện tích gieo trồng lúa 2 vụ Đông xuân và vụ Mùa giảm cả năng suất, sản lượng làm cho giá trị sản xuất ngành nông nghiệp giảm ... từ đó làm ảnh hưởng đến mức tăng trưởng chung của nền kinh tế tỉnh ta trong 6 tháng đầu năm cũng như của cả năm 2016.

Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) 6 tháng đầu năm 2016

(Giá cơ bản thay cho giá sản xuất)

6 tháng đầu năm 2016 (triệu đồng)

Tốc độ tăng

so với 6 tháng đầu năm 2015 (%)

Đóng góp các khu vực vào tăng trưởng 6 tháng đầu năm 2016 (%)

Theo giá

hiện hành

Theo giá

so sánh

2010

Tổng sản phẩm trên ĐB (GRDP)

Tổng giá trị tăng thêm (VA)

Phân theo khu vực kinh tế

1. Nông, lâm, thủy sản

Riêng: - Nông nghiệp

- Thủy sản

2. Công nghiệp, xây dựng

Riêng: Công nghiệp

3. Dịch vụ

4. Thuế nhập khẩu, thuế sản phẩm trừ trợ cấp SP.

31.240.529

30.227.932

12.222.773

8.761.253

3.321.830

5.853.839

3.793.736

12.151.320

1.012.597

23.829.153

23.019.144

9.536.733

6.879.218

2.585.169

4.517.227

2.833.917

8.965.184

810.009

4,99

4,25

-6,49

-11,96

11,62

15,63

11,91

12,40

31,56

4,99

4,13

-2,92

-4,11

1,19

2,69

1,33

4,36

0,86

2. Tài chính, ngân hàng:

2.1. Thu, chi ngân sách Nhà nước:

Tổng thu ngân sách trên địa bàn: Tổng thu ngân sách 6 tháng đầu năm 2016 dự kiến là 4.380 tỷ đồng, đạt 69,63% dự toán HĐND tỉnh giao và tăng 10,28% so cùng kỳ năm 2015. Trong đó: thu nội địa 3.559 tỷ đồng, đạt 72,48% KH và tăng 23,23% so cùng kỳ, chiếm 81,25% trên tổng thu ngân sách của tỉnh. Đa số các khoản thu đều đạt cao so dự toán, trong đó: đạt cao nhất là thu thuế CTN ngoài quốc doanh 1.100,65 tỷ đạt 73,37% so dự toán và tăng gấp 2,09 lần so cùng kỳ, thu tiền sử dụng đất 876 tỷ đồng, đạt 109,5% dự toán; thu tiền cho thuê mặt đất, mặt nước 402 tỷ đồng, đạt 251,25% dự toán và tăng 39,06% so cùng kỳ; thu từ doanh nghiệp nhà nước Trung ương 213 tỷ đồng, đạt 57,56% dự toán và tăng 15,23% so cùng kỳ.

Bên cạnh đó vẫn còn một số khu vực, sắc thuế đạt dưới 50% so dự toán cả năm như: Thu từ doanh nghiệp nhà nước địa phương 36,2%; thu từ xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài 45,8%; thu thuế thu nhập cá nhân 46%; thu cấp quyền khai thác khoáng sản 35%.

Tổng chi ngân sách địa phương: Tổng chi ngân sách 6 tháng đầu năm 2016 dự kiến là 4.803,3 tỷ đồng, bằng 46,78% dự toán năm và tăng 1,89% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó: chi thường xuyên 3.135,35 tỷ đồng, bằng 53,61% dự toán năm và tăng 6,85%; chi đầu tư phát triển 970,86 tỷ đồng, bằng 36,07% dự toán năm và tăng 22,48% so với cùng kỳ năm trước.

2.2. Hoạt động Ngân hàng:

Ước đến 30/6/2016, tổng nguồn vốn hoạt động ngân hàng đạt 54.500 tỷ đồng, tăng 8,30% so với đầu năm và tăng 17,83% so cùng kỳ. Trong đó, số dư huy động vốn tại địa phương đạt 30.500 tỷ đồng, tăng 8,37% so với đầu năm và tăng 12,26% so cùng kỳ, chiếm 55,96% tổng nguồn vốn hoạt động.

Ước doanh số cho vay đến 30/6/2016 đạt 42.700 tỷ đồng (trong đó 80% doanh số cho vay là phục vụ sản xuất kinh doanh). Dư nợ cho vay ước đạt 41.200 tỷ đồng, tăng tăng 6,96% so với đầu năm và tăng 19,84% so với cùng kỳ năm 2015.

Nợ xấu tiếp tục giảm do các TCTD đẩy mạnh các biện pháp xử lý và thu hồi nợ, ước đến 30/6/2016 đạt 600 tỷ đồng, chiếm 1,46%/tổng dư nợ.

Dư nợ cho vay theo ngành, lĩnh vực theo chỉ đạo của Chính phủ đều có mức tăng trưởng. Cụ thể tình hình cho vay một số lĩnh vực tính đến 30/6/2016 như sau:

- Cho vay sản xuất kinh doanh hàng xuất khẩu ước đạt 6.400 tỷ đồng, tăng 10,42% so với cùng kỳ, Dư nợ 3.625 tỷ đồng, tăng 16,34% so với đầu năm nhưng giảm 4% so cùng kỳ. Trong đó: Dư nợ cho vay xuất khẩu gạo 1.150 tỷ đồng, tăng 53,54% so với đầu năm, giảm 15,75% so với cùng kỳ; dư nợ cho vay xuất khẩu thủy sản 2.475 tỷ đồng, tăng 4,52% so với đầu năm và tăng 2,61% so cùng kỳ năm 2015.

- Cho vay hỗ trợ phát triển thuỷ sản theo Nghị định 67/2014/NĐ-CP của Chính phủ: Hiện nay tổng số HĐTD đã ký kết và giải ngân là 14 HĐTD cho vay đóng mới, nâng cấp 14 tàu , tổng số tiền cam kết cho vay là 89,42 tỷ đồng, trong đó đã giải ngân 86,63 tỷ đồng, dư nợ đạt là 86,63 tỷ đồng. 5 tháng đã có tổng số tàu hạ thủy là 12 tàu. Dự kiến trong tháng 6 các tổ chức tín dụng tiếp tục ký HĐ cho vay đóng mới thêm 3 tàu.

- Cho vay hỗ trợ nhà ở theo Nghị quyết 02/NQ-CP và Nghị quyết 61/NQ-CP đã thực hiện ký HĐTD với 723 khách hàng với số tiền cam kết cho vay 444 tỷ đồng, đã giải ngân 416 tỷ đồng, dư nợ 380 tỷ đồng với 718 cá nhân và 1 doanh nghiệp.

- Hoạt động của NHCSXH: Doanh số cho vay 6 tháng đầu năm 2016 đạt 330 tỷ đồng, giảm 12,23% so cùng kỳ. Dư nợ 2.500 tỷ đồng, tăng 3,43% so với đầu năm và tăng 8,13% so cùng kỳ.

- Tiếp tục chỉ đạo các tổ chức tín dụng rà soát danh sách khách hàng đang vay vốn bị thiệt hại do thiên tai nhằm kịp thời thực hiện các biện pháp hỗ trợ phù hợp nhằm giúp khách hàng khắc phục khó khăn, phục hồi sản xuất kinh doanh. Đến thời điểm 30/4/2016, có 141 khách hàng được các ngân hàng trên địa bàn thực hiện cơ cấu lại thời hạn trả nợ với số tiền là 4.285 triệu đồng và miễn giảm tiền lãi vay cho 77 HĐTD với số tiền được miễn giảm 14.088 triệu đồng.

3. Đầu tư và xây dựng:

Trong lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ bản, tiến độ thực hiện và giải ngân các nguồn vốn cân đối ngân sách địa phương, Trung ương hỗ trợ có mục tiêu còn chậm. Nguyên nhân do năng lực điều hành của chủ đầu tư còn hạn chế và thiếu quyết liệt; tiến độ thi công, nghiệm thu khối lượng hoàn thành, lập hồ sơ thanh toán và quyết toán vốn chậm … Dự kiến tổng vốn đầu tư toàn xã hội trên địa bàn tỉnh 6 tháng đầu năm là 19.733,85 tỷ đồng, đạt 45,43% kế hoạch năm, tăng 14,19% so cùng kỳ. Chia ra: Vốn đầu tư phát triển do địa phương quản lý đạt 16.838,86 tỷ đồng, đạt 42,39% kế hoạch, tăng 6,45% so cùng kỳ; vốn đầu tư của Bộ ngành quản lý được 2.935 tỷ đồng, đạt 77,24% kế hoạch, tăng 95,95% so cùng kỳ.

Trong đó: Vốn ngân sách nhà nước do địa phương quản lý đạt 1.963,19 tỷ đồng đạt 38,33% kế hoạch, bằng 86,84% so cùng kỳ; vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài 304,12 tỷ đồng, đạt 30,02% kế hoạch; vốn ngoài nhà nước của doanh nghiệp, hộ dân cư, hộ kinh tế cá thể 12.335,84 tỷ, bằng 38,19% kế hoạch, tăng 4,91% so cùng kỳ.

Theo báo cáo của Ban quản lý khu kinh tế, trong 6 tháng đầu năm 2016 tiến độ triển khai đầu tư tại các khu công nghiệp như sau:

Tổng số dự án đăng ký đầu tư lũy kế đến cuối tháng 05/2016 là 23 dự án, tổng diện tích đăng ký là 108 ha và tổng vốn đăng ký trên 4.500 tỷ đồng. Trong đó: Khu công nghiệp Thạnh Lộc: có 19 dự án đăng ký đầu tư, trong đó có 12 dự án đã cấp giấy chứng nhận đầu tư với tổng vốn đầu tư 3.863,96 tỷ đồng và tổng diện tích đăng ký 51,93 ha. Hiện tại có 04 dự án đã đi vào hoạt động, thu hút khoảng 1.174 lao động đã làm việc tại các nhà máy và 08 dự án đang triển khai thực hiện giá trị đầu tư ước lũy kế đạt 2.2.269,46 tỷ đồng.

Khu công nghiệp Thuận Yên: có 02 dự án. Trong đó, đã cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư 02 dự án, với tổng diện tích đăng ký là 33,13 ha, vốn đăng ký 587,05 tỷ đồng. Hiện tại, có 01 dự án đang triển khai xây dựng, giá trị đầu tư ước đạt 109 tỷ đồng. Dự kiến trong quý II/2016 hoàn thành đưa vào hoạt động.

Khu kinh tế cửa khẩu có 02 dự án đăng ký và đã được cấp GCN đầu tư với diện tích 52,31 ha, tổng vốn đăng ký là 183,69 tỷ đồng.

Trong tháng 3/2016, tại Kiên Giang, Thủ tướng cùng lãnh đạo các Bộ và Tỉnh ủy, UBND tỉnh đến dự lễ khởi công xây dựng Nhà máy May Vinatex An Biên tại khu đô thị Thứ 7, thuộc thị trấn Thứ 7, huyện An Biên, tỉnh Kiên Giang.

Đây là dự án thứ hai của Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex) thực hiện trên địa bàn tỉnh ta, sau khi Nhà máy May Vinatex Kiên Giang tại huyện Gò Quao (với tổng mức đầu tư 110 tỷ đồng, sử dụng gần 1.500 lao động) đi vào hoạt động từ tháng 5-2015. Nhà máy May Vinatex An Biên có tổng mức đầu tư dự kiến 210 tỷ đồng, sử dụng trên 2.000 lao động, sẽ góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của tỉnh Kiên Giang và các tỉnh lân cận, giải quyết công ăn việc làm cho hàng ngàn lao động địa phương.

Tại khu công nghiệp Thạnh Lộc, Thủ tướng cùng lãnh đạo các Bộ và Tỉnh ủy, UBND tỉnh đã dự lễ khởi công dự án nâng công suất Nhà máy Bia Sài Gòn-Kiên Giang lên 100 triệu lít/năm và cắt băng khánh thành một số nhà máy sản xuất giày thể thao xuất khẩu (do Công ty Cổ phần Thái Bình Kiên Giang làm chủ đầu tư), nhà máy chế biến gỗ MDF Kiên Giang của Tập đoàn Cao su Việt Nam và nhà máy sản xuất thuốc lá của Công ty TNHH Liên doanh VINA-BAT.

Theo báo cáo của Ban quản lý khu kinh tế Phú Quốc: Lũy kế đến tháng 6/2016 đã có 176 dự án được cấp giấy chứng nhận đầu tư và quyết định chủ trương (có 22 dự án FDI) với tổng diện tích 7.021 ha, tổng vốn đầu tư đăng ký là 199.182 tỷ đồng, trong đó: có 27 dự án đã đi vào hoạt động với diện tích 1.874 ha, vốn đầu tư 34.314 tỷ đồng (kể cả sân bay Quốc tế Phú Quốc 905 ha, vốn đầu tư 3.076 tỷ đồng), 21 dự án đang triển khai xây dựng với diện tích 1.201 ha, vốn đầu tư dự kiến 22.537 tỷ đồng, các dự án còn lại đang hoàn thiện các thủ tục đầu tư…khó khăn hiện nay là việc thực hiện điều chỉnh hành lang bảo vệ biển theo Khoản 1 Điều 79 Luật Tài nguyên Môi trường và Hải đảo năm 2015 đối với các dự án ven biển trên đảo Phú Quốc đã ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện dự án của các nhà đầu tư.

4. Sản xuất công nghiệp:

Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP): Trong tháng 6 ước tính chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp tăng 8,60% so tháng trước và tăng 14,32% so cùng kỳ năm trước. Ngành tăng cao nhất so tháng trước là ngành cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải tăng 24,34%; kế đến là ngành chế biến, chế tạo tăng 7,95%, trong đó: ngành chế biến, bảo quản thủy sản tăng 14,79%, ngành sản xuất xi măng tăng 2,84%; xay xát và sản xuất bột thô tăng 4,33%; ngành khai khoáng tăng 17,77%; ngành sản xuất phân phối điện, khí đốt, nước đá chỉ tăng 3,15%.

Tính chung 6 tháng, chỉ số sản xuất công nghiệp toàn ngành tăng 9,87% so cùng kỳ năm 2015, ngành tăng cao là ngành cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải tăng 13,35%; kế đến là ngành khai khoáng tăng 13,27%; ngành chế biến, chế tạo tăng 9,63%, trong đó ngành chế biến, bảo quản thủy sản tăng 9,14%, ngành sản xuất xi măng tăng 19,46%, xay xát tăng 10,00%; ngành sản xuất phân phối điện, khí đốt, nước đá tăng 10,10%;

Giá trị sản xuất công nghiệp (theo giá so sánh 2010): Tháng 6 ước tính 2.961 tỷ đồng, tăng 8,60% so tháng trước, trong đó: ngành công nghiệp chế biến, chế tạo đạt 2.792,01 tỷ đồng, chiếm 94,29% trong tổng số, tăng 7,95%; ngành sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hòa không khí đạt 107,46 tỷ đồng, tăng 4,99%; ngành khai khoáng đạt 42,77 tỷ đồng, tăng 17,77%. Luỹ kế 6 tháng, giá trị sản xuất công nghiệp toàn ngành: 16.228,61 tỷ đồng, đạt 41,52% kế hoạch năm và tăng 9,87% so với cùng kỳ năm 2015, trong đó: ngành công nghiệp chế biến, chế tạo 15.414,42 tỷ đồng, tăng 9,93%; ngành sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hòa không khí 473,82 tỷ đồng, tăng 5,69%; ngành khai khoáng 228,77 tỷ đồng, tăng 13,29%; cung cấp nước, xử lý rác thải, nước thải 111,59 tỷ đồng, tăng 13,51% so cùng kỳ năm trước.

Một số sản phẩm công nghiệp trong 6 tháng có mức tăng khá cao so cùng kỳ như: xi măng Địa phương đạt 550,89 ngàn tấn, tăng 23,65%; xi măng Trung ương đạt 647,05 ngàn tấn, tăng 34,78%; mực đông 8,23 ngàn tấn, tăng 3%; cá đông 1.328 tấn, tăng 6,41%; xay xát gạo 1.392,33 ngàn tấn, tăng 6,51%...Nhìn chung mức sản xuất sản phẩm các ngành công nghiệp 6 tháng đầu năm đạt khá so cùng kỳ năm trước.

Chỉ số tiêu thụ toàn ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tháng 05 năm 2016 tăng 1,12% so tháng trước và giảm 11,9% so với cùng kỳ năm trước. Một số ngành có chỉ số tiêu thụ tháng 05 tăng cao so với cùng kỳ năm trước: sản xuất xi măng tăng 17,59%; sản xuất chế biến, bảo quản thủy sản và sản phẩm từ thủy sản tăng 11,24%. (Trong đó: thuỷ sản ướp đông tăng 15,69%, phi lê cá tăng 9,52%; sản xuất nước mắm tăng 10,23%); xay xát và sản xuất bột thô tăng 11,38%. Một ngành có chỉ số tiêu thụ giảm so cùng kỳ đó là sản xuất bê tông và các sản phẩm từ xi măng giảm 6,59%...

Chỉ số tồn kho ngành công nghiệp chế biến chế tạo tại thời điểm 1/05/2016 bằng 61,10% so cùng thời điểm năm 2015; một số ngành có chỉ số tồn kho giảm thấp hơn mức giảm chung như: sản xuất chế biến, bảo quản thủy sản và sản phẩm từ thủy sản là 20,82%, xay xát gạo 66,06%.. Một số ngành có chỉ số tồn kho tăng cao như: sản xuất xi măng tăng 3,73 lần …

Chỉ số sử dụng lao động của các doanh nghiệp công nghiệp tại thời điểm 1/06/2016 giảm 1,89% so với thời điểm này năm trước, trong đó lao động khu vực doanh nghiệp Nhà nước giảm 2,36%; doanh nghiệp ngoài Nhà nước giảm 1,40% và doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài không tăng, không giảm.

5. Sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản:

Giá trị sản xuất nông, lâm, thủy sản 6 tháng đầu năm 2016 (theo giá so sánh 2010) ước tính đạt 24.882,32 tỷ đồng, đạt 45,45% kế hoạch, giảm 4,86% so cùng kỳ năm trước. Trong đó, nông nghiệp đạt 13.622,21 tỷ đồng, đạt 44,98% kế hoạch, giảm 14,24% so cùng kỳ; lâm nghiệp đạt 117,14 tỷ đồng, đạt 38,09% kế hoạch, tăng 4,45% so cùng kỳ; thủy sản 11.142,97 tỷ đồng, đạt 46,15% kế hoạch, tăng 9,70% so cùng kỳ năm trước.

5.1. Nông nghiệp:

* Về trồng trọt: Diện tích gieo sạ chính thức của 2 vụ lúa (vụ mùa và vụ đông xuân) đạt 361.206 ha, đạt 98,15% kế hoạch; Trong đó diện tích thu hoạch được 323.785 ha (thiệt hại 37.421 ha mất trắng), năng suất gieo trồng đạt 5,42 tấn/ha và sản lượng 1.957.887 tấn, đạt 78,27% so với kế hoạch của 2 vụ, giảm 21,93% so với năm trước (giảm 549.837 tấn so với 2 vụ năm trước).

Kết quả từng vụ đạt được như sau:

* Vụ Mùa: Kết thúc gieo trồng với diện tích 60.128 ha, đạt 95,44% kế hoạch bằng 95,51 % so cùng kỳ ( giảm so cùng kỳ 2.828 ha ); Trong đó huyện An Minh giảm 2.743 ha, U Minh Thượng giảm 835 ha,Vĩnh Thuận tăng 750 ha. Nguyên nhân diện tích lúa Mùa năm nay giảm so cùng kỳ năm trước là do một số diện tích sản xuất tôm lúa bị nhiễm mặn không gieo trồng lúa được, ngoài ra do ảnh hưởng của thời tiết nắng nóng kéo dài, mặn xâm nhập sâu vào nội đồng, nên vụ Mùa ở các huyện thuộc vùng U Minh Thượng bị thiệt hại 33.639 ha, trong đó thiệt hại không cho thu hoạch là 29.528 ha.

Diện tích lúa Mùa thu hoạch chỉ với diện tích 30.600 ha chỉ bằng 1/2 diện tích đã gieo sạ, và bằng 48,57% so với KH và bằng 49,6% so cùng kỳ, năng suất gieo trồng bình quân đạt 1,79 tấn/ha, giảm 2,71 tấn/ha so với cùng kỳ, sản lượng đạt 107.539 tấn, bằng 37,03 % kế hoạch (giảm 182.873 tấn), bằng 37,97% so với cùng kỳ (giảm 175.717 tấn).

* Vụ Đông xuân: Kết thúc vụ Đông xuân, chính thức diện tích gieo trồng 301.078 ha đạt 98,71% kế hoạch, bằng 97,96% so với năm trước (giảm 6.266 ha). Diện tích thu hoạch 293.185 ha; năng suất gieo trồng đạt 6,15 tấn/ha và sản lượng là 1.850.348 tấn, đạt 83,68% kế hoạch, giảm 16,82% so với năm trước (giảm 374.120 tấn).

Diện tích, năng suất, sản lượng vụ đông xuân năm nay đều giảm so với năm trước, nguyên nhân do ảnh hưởng thời tiết nắng hạn kéo dài, tình hình xâm nhập mặn sâu vào nội đồng nên đã ảnh hưởng đến năng suất, diện tích bị mất trắng không thu hoạch là 7.886 ha xảy ra ở các huyện Hòn Đất 4.285 ha; An Biên 2.941 ha và huyện Kiên Lương 660 ha.

* Ảnh hưởng thiên tai trong vụ Mùa và Đông Xuân 2015-2016.

Trước tình hình trên, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 186/QĐ-UBND ngày 20/1/2016; Quyết định 331/QĐ-UBND ngày 04/02/2016; Quyết định 700/QĐ-UBND tỉnh về việc công bố thiên tai gây thiệt hại sản xuất lúa vụ Mùa và Đông Xuân năm 2015-2016 trên địa bàn tỉnh Kiên Giang; căn cứ các Quyết định công bố thiên tai của UBND tỉnh, ngành Nông nghiệp - PTNT đã trình UBND tỉnh phân bổ tạm ứng kinh phí cho các địa phương hỗ trợ nông dân sản xuất lúa vụ Mùa và Đông Xuân 2015-2016 bị thiệt hại do thiên tai (đợt 1) với số hộ bị thiệt hại 18.125 hộ, số tiền 139,327 tỷ đồng. Đồng thời, Sở Nông nghiệp-PTNT tham mưu cho UBND tỉnh tiếp tục phân bổ kinh phí thiệt hại sản xuất cho vụ lúa Mùa và Đông Xuân 2015-2016 ( đợt 2) với tổng số tiền 324,259 tỷ đồng.

Như vậy, tổng diện tích sản xuất lúa bị thiệt hại trong vụ Mùa và Đông Xuân 2015-2016 của các địa phương trong tỉnh là 37.421 ha mất trắng. Trong đó: vụ Mùa là 29.528 ha và vụ Đông Xuân là 7.886 ha.

Theo báo cáo của BCH phòng, chống thiên tai và tìm kiếm, cứu nạn tỉnh Kiên Giang ước tổng giá trị thiệt hại về vật chất do thiên tai là 2.360,837 tỷ đồng.

* Vụ Xuân hè: Tính đến nay huyện Gò Quao đã gieo sạ được 1.456 ha, bằng 24,3% so với cùng kỳ này năm trước (Năm trước diện tích gieo sạ xuân hè tại thời điểm này là 6.000 ha ).

* Vụ hè thu: Tính đến trung tuần tháng 6 toàn tỉnh đã gieo sạ được 259.191 ha, đạt 85,82% kế hoạch, tăng 29,01% so cùng kỳ năm trước (tăng 58.285 ha). Tập trung ở các huyện: Giồng Riềng 43.848 ha, Tân Hiệp 31.680 ha, Giang Thành 22.800 ha, Hòn Đất 56.797 ha, Châu Thành 9.073 ha, Rạch Giá 658 ha, Gò quao 25.628 ha, An Biên 6.000 ha và Vĩnh Thuận 3.600 ha. Tiến độ gieo sạ vụ hè thu năm nay chậm so với lịch thời vụ, nguyên nhân do thời tiết nắng hạn kéo dài, nguồn nước bị nhiễm mặn không thể gieo sạ được. Dự báo từ nay đến cuối tháng 6, nửa đầu tháng 7 sẽ hoàn thành diện tích gieo sạ vụ Hè thu.

Tính đến thời điểm này, diện tích lúa Hè thu bị nhiễm sâu bệnh 4.493 ha, bằng 60,25% so với cùng kỳ chủ yếu là bệnh Lem lét hạt 645ha, Đạo ôn lá 505ha, Bù lạch 576 ha, Sâu cuốn lá 598 ha , nhiễm phèn 891 ha. Diện tích nhiễm sâu bệnh trên vụ lúa hè thu có chiều hướng tăng hơn so tháng trước và cùng kỳ năm trước, do thời tiết mưa, nắng bất thường dễ phát sinh dịch bênh. Trong thời gian tới các ngành chức năng cùng bà con nông dân cần thăm đồng theo dõi thường xuyên sớm phát hiện dịch bệnh, kịp thời phòng trừ nhằm bảo vệ diện tích lúa hè thu đạt năng suất cao.

* Cây rau màu: Tính từ đầu năm đến nay, trên địa bàn tỉnh nông dân gieo trồng màu chủ yếu như: Dưa hấu trồng được 760 ha, đạt 47,50% kế hoạch năm, bằng 73,43% so cùng kỳ; khoai lang 765 ha, đạt 49,35% so kế hoạch năm, bằng 89,68% so cùng kỳ; rau đậu các loại 3.716 ha, đạt 43,72% so kế hoạch và tăng 1,75% so cùng kỳ năm trước...

* Chăn nuôi: Theo kết quả điều tra chăn nuôi 1/4/2016 vừa qua, đàn trâu có 6.055 con, đạt 102,63% kế hoạch và tăng 0,30% so cùng kỳ; Đàn bò 12.122 con, đạt 101,02% kế hoạch và tăng 1,45% (tăng 173 con) so cùng kỳ; Đàn heo hiện có 343.656 con, đạt 98,19% kế hoạch, tăng 1,12% (tăng 3.806 con) so cùng kỳ; Đàn gia cầm 5.627 ngàn con, đạt 93,78% kế hoạch, tăng 1,37% so với cùng kỳ. Tổng đàn gia súc, gia cầm đều tăng so với cùng kỳ, một phần do nhu cầu tiêu dùng ngày càng cao, giá cả tiêu thụ đảm bảo cho người nuôi có lãi đã tác động đến gia tăng đàn gia súc, gia cầm trong tỉnh, mặt khác là do ngành Thú y tỉnh đã quản lý tốt dịch bệnh, từ đầu năm đến nay chưa phát hiện ổ dịch lớn nào xảy ra trên địa bàn tỉnh.

5.2. Lâm nghiệp:

Trong 6 Tháng đầu năm thời tiết khô hạn kéo dài, gió mạnh nên dễ xảy ra nguy cơ cháy rừng. Ở Phú Quốc một số nơi thường xuyên cảnh báo cháy cao, lực lượng kiểm lâm đã bố trí lực lượng phòng cháy chữa cháy thuộc khu vực quản lý trang bị đầy đủ các trang thiết bị sẵn sàng ứng phó với mọi tình huống xảy ra, những nơi có nguy cơ cháy được tổ chức các chòi canh và thực hiện chế độ trực 24/24 giờ đến hết mùa khô. Vườn quốc gia U Minh Thượng có kế hoạch bơm nước vào rừng nhằm giữ độ ẩm, tổ chức cho nhân viên luân phiên trực tuần tra để chủ động đối phó nếu có cháy xảy ra. Tuy nhiên, do thời tiết nắng nóng, khô hạn kéo dài từ đầu năm đến nay đã xảy ra 10 vụ cháy rừng, làm thiệt hại 65,8 ha rừng ( Phú Quốc 6 vụ) và xảy ra 23 vụ phá rừng, làm thiệt hại khoảng 3,51 ha rừng, vi phạm chủ yếu là phá rừng phòng hộ ven biển ở hai huyện ( huyện An Biên và An Minh ).

Ước tính trong 6 tháng đầu năm 2016 lượng gỗ khai thác (tính cả tràm) được 18.278 m3, bằng 100,66% so cùng kỳ năm trước; diện tích rừng được chăm sóc 7.787 ha, bằng 102,12% so cùng kỳ năm trước.

5.3. Thủy sản:

Giá trị sản xuất thủy sản (giá so sánh 2010): Tháng 6 ước tính đạt 2.806,119 tỷ đồng tăng 70,46% so với tháng trước và tăng 38,99% so với cùng kỳ năm trước, bao gồm: giá trị khai thác 1.322,36 tỷ đồng, tăng 18,65% so tháng trước và giá trị nuôi trồng 1.483,75 tỷ đồng, tăng 2,79 lần so tháng trước.

Ước tính 6 tháng đầu năm 2016 giá trị sản xuất khai thác và nuôi trồng được 11.142,96 tỷ đồng, đạt 46,15% so kế hoạch năm và tăng 9,70% so với cùng kỳ năm 2015, trong đó: giá trị khai thác 6.957,44 tỷ đồng, đạt 54,93% so kế hoạch, tăng 14,51% so cùng kỳ và giá trị nuôi trồng 4.185,52 tỷ đồng, đạt 36,46% kế hoạch, tăng 2,54% so cùng kỳ năm 2015.

Tổng sản lượng thủy sản ( khai thác và nuôi trồng) trong tháng 6 ước đạt 64.682 tấn, tăng 26,0 % so tháng trước. Luỹ kế 6 tháng là 326.394 tấn, đạt 47,15% kế hoạch năm và tăng 3,56% (11.222 tấn) so cùng kỳ năm 2015.

Sản lượng khai thác: Tháng 6 ước tính được 44.508 tấn thủy hải sản các loại, tăng 2,77% so tháng trước và tăng 6,29% so cùng kỳ năm trước, trong đó: cá các loại 31.928 tấn, tăng 2,43% so tháng trước; tôm các loại 3.108 tấn, tăng 0,62%; mực 5.589 tấn, tăng 4,62%; thủy hải sản khác 3.883 tấn, tăng 4,78% so tháng trước.

Luỹ kế 6 tháng, sản lượng khai thác được 256.103 tấn, đạt 51,30% kế hoạch năm và tăng 6,98% (tăng 16.712 tấn) so cùng kỳ năm trước. Bao gồm: cá các loại 184.254 tấn, tăng 12,41% (tăng 20.336 tấn); tôm 17.863 tấn, giảm 11,48% (giảm 2.317 tấn); mực 32.272 tấn, tăng 4,83% (tăng 1.486 tấn) và thủy sản khác 21.714 tấn, giảm 11,40% (giảm 2.793 tấn).

Từ đầu năm đến nay do thời tiết tốt, chi phí chuyến biển và giá cả sản phẩm khai thác khá thuận lợi nên ngư dân luôn bám biển sản xuất, sản phẩm khai thác khá ổn định, riêng sản lượng tôm có giảm so cùng kỳ.

Sản lượng nuôi trồng: Tháng 6 ước đạt 20.174 tấn, tăng 42,71% so tháng trước (tăng 6.038 tấn). Trong đó: cá nuôi được 5.478 tấn, tăng 16,28%; tôm nuôi 7.725 tấn, tăng 2,02 lần (tăng 3.904 tấn), bao gồm: tôm sú đạt 7.045 tấn, tăng 3.877 tấn và tôm thẻ chân trắng đạt 626tấn, tăng 126 tấn; thủy sản khác 6.971 tấn, tăng 24,39% (tăng 1.367 tấn).

Luỹ kế 6 tháng, sản lượng nuôi trồng được 70.291 tấn, đạt 36,42% kế hoạch năm, bằng 92,76% (giảm 5.490 tấn) so cùng kỳ năm trước, trong đó: Cá nuôi 24.247 tấn, đạt 36,60% kế hoạch, giảm 2,53% (giảm 630 tấn); tôm các loại 20.124 tấn, đạt 35,31% kế hoạch và tăng 2,64% (tăng 517 tấn), trong đó: tôm thẻ chân trắng 3.450 tấn, đạt 18,04% kế hoạch, giảm 12,44% (giảm 490 tấn)… Các cơ sở nuôi tôm công nghiệp vùng Tứ giác Long Xuyên tích cực cải tạo, thả giống sớm hơn mọi năm. Diện tích tôm lúa thả nuôi sớm phát triển tốt đang cho thu hoạch. Hiện một số nơi nông dân đã bắt đầu có tôm thu hoạch, chủ yếu là ở những khu vực ven biển, có nước mặn sớm nên nông dân tranh thủ thả nuôi trước lịch thời vụ.

6. Thương mại, dịch vụ và giá cả:

6.1. Bán lẻ hàng hóa và dịch vụ phục vụ tiêu dùng:

Hoạt động thương mại và dịch vụ 6 tháng đầu năm trên địa bàn tỉnh tương đối ổn định và có xu hướng tăng hơn cùng kỳ năm trước, với lượng hàng hóa cung cấp dồi dào, đa dạng, giá cả hợp lý để phục vụ nhân dân trong các dịp lễ, Tết..., ngoài ra thực hiện các chương trình khuyến mãi và đưa hàng về tận nông thôn của các doanh nghiệp và hệ thống siêu thị cũng góp phần nâng tổng mức bán lẻ hàng hóa trên địa bàn tỉnh. Tuy mặt hàng gas và xăng dầu mấy tháng gần đây có điều chỉnh tăng lên nhưng chưa tác động đến thị trường chung trên địa bàn tỉnh.

Theo kết quả điều tra bán buôn và bán lẻ, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ phục vụ tiêu dùng trong tháng 6 đạt 6.134,86 tỷ đồng, bằng 100,73% so tháng trước và và tăng 11,51% so cùng kỳ. Tính chung 6 tháng đầu năm 2016 tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ phục vụ tiêu dùng ước thực hiện 33.652,5 tỷ đồng, đạt 46,61% kế hoạch năm và tăng 14,86% so cùng kỳ năm 2015.

Cụ thể doanh thu 6 tháng đầu năm 2016 trên từng loại hình kinh tế và ngành kinh tế đạt được như sau:

- Kinh tế nhà nước: 1.562,97 tỷ đồng, giảm 2,05% so cùng kỳ năm 2015;

- Kinh tế ngoài nhà nước: 32.089,54 tỷ đồng, tăng 15,84%;

* Tổng mức bán lẻ hàng hóa: Tháng 6 ước thực hiện được 4.812,14 tỷ đồng, tăng 3,99% so tháng trước và tăng 13,01% so cùng kỳ. Luỹ kế 6 tháng tổng mức bán lẻ hàng hóa được 25.905,09 tỷ đồng, đạt 46,28% kế hoạch và tăng 14,12% so cùng kỳ năm trước.

* Doanh thu dịch vụ lưu trú, ăn uống: Dự kiến doanh thu tháng 6 được 549,91 tỷ đồng, giảm 19.81% so tháng trước. Tuy nhiên tính cả 6 tháng dự kiến doanh thu thực hiện được 3.405,77 tỷ đồng, đạt 48,65% so kế hoạch năm, tăng 10,13% so cùng kỳ năm 2015. Bao gồm: Doanh thu dịch vụ lưu trú đạt 675,27 tỷ đồng, tăng 64,64% và doanh thu dịch vụ ăn uống đạt 2.730,5 tỷ đồng, tăng 1,79%.

* Doanh thu du lịch lữ hành: Doanh thu tháng 6 thực hiện 14,71 tỷ đồng, giảm 2,78% so tháng trước. Dự kiến 6 tháng doanh thu du lịch lữ hành đạt 96,52 tỷ đồng, đạt 41,97% kế hoạch năm, tăng 26,41% so cùng kỳ năm trước. Dự kiến 6 tháng: Số lượt khách theo tour đạt 68,07 nghìn lượt, trong đó khách quốc tế 16,99 ngàn lượt và khách trong nước 51,08 ngàn lượt.

* Doanh thu dịch vụ khác: Tháng 6/2016 doanh thu dịch vụ khác ước tính được 758,11 tỷ đồng, giảm 0,52% so với tháng trước. Trong đó: doanh thu dịch vụ kinh doanh bất động sản 326,59 tỷ đồng, giảm 1,32%; dịch vụ sửa chữa đồ dùng cá nhân gia đình 12,31 tỷ đồng, giảm 2,30%; dịch vụ y tế và trợ giúp xã hội 130,05 tỷ đồng, tăng 1,44%; dịch vụ hành chính và hỗ trợ 13,86 tỷ đồng, giảm 2,78% ....

Tính chung 6 tháng doanh thu các hoạt động dịch vụ đạt 4.245,11 tỷ đồng, đạt 47,17% so kế hoạch năm, tăng 23,81% so cùng kỳ năm trước. Trong đó: doanh thu dịch vụ kinh doanh bất động sản 1.929,6 tỷ đồng, tăng 69,31%; dịch vụ y tế và trợ giúp xã hội 472,34 tỷ đồng, tăng 62,6%; dịch vụ nghệ thuật, vui chơi và giải trí 1.525,49 tỷ đồng, tăng 5,55% ....

* Về công tác quản lý thị trường: Trong 6 tháng đầu năm 2016 kiểm tra 1.086 vụ việc, phát hiện 294 vụ vi phạm qui định của nhà nước, trong đó có 179 vụ buôn bán vận chuyển hàng cấm, hàng lậu; 18 vụ vi phạm vệ sinh an toàn thực phẩm; 11 vụ vi phạm hàng giả, hàng kém chất lượng, 73 vụ vi phạm trong kinh doanh và 13 vụ vi phạm khác trong kinh doanh. Đã xử lý các vụ vi phạm, phạt hành chính và bán hàng hoá tịch thu, nộp Ngân sách nhà nước 4,4 tỷ đồng.

6.2. Xuất, nhập khẩu hàng hóa:

Kim ngạch hàng hóa xuất khẩu: Tháng 6 ước tính đạt 28,72 triệu USD, tăng 2,35% so với tháng trước và giảm 0,47% so cùng kỳ năm trước, trong đó: hàng nông sản 16,64 triệu USD, giảm 5,76% so tháng trước, giảm 25,56% so cùng kỳ năm trước; hàng thủy sản 10,61 triệu USD, tăng 8,53% so tháng trước và giảm 0,48% so cùng kỳ 2015.

Trong tháng 6 những Công ty xuất khẩu gạo chủ lực của tỉnh dự kiến xuất khá cao, dự kiến xuất là 40.481 tấn bao gồm: Công ty Du lịch- Thương mại dự kiến xuất 31.661 tấn với trị giá trên 13,5 triệu USD; Công ty CP kinh doanh nông sản ước xuất 8.415 tấn với trị giá gần 3 triệu USD; Công ty MTV Thương mại-dịch vụ dự kiến xuất 405 tấn với trị giá khoảng 140 ngàn USD; Công ty xuất nhập khẩu Kiên Giang và Công ty CP Nông lâm sản không dự kiến xuất. Còn lại các Công ty như Thuận Phát, Kiên An… chưa thấy hoạt động xuất khẩu lại.

Tính chung 6 tháng, kim ngạch hàng hóa xuất khẩu đạt 180 triệu USD, đạt 40,91% kế hoạch năm và tăng 6,58% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó: hàng nông sản 112,6 triệu USD, đạt 44,16% kế hoạch năm và tăng 21,34% so cùng kỳ; hàng thủy sản 58,5 triệu USD, đạt 37,74% kế hoạch và giảm 8,69%; hàng hóa khác 8,9 triệu USD, đạt 29,67% kế hoạch và giảm 25,96% so cùng kỳ năm 2015.

Các mặt hàng xuất khẩu 6 tháng đạt khá so cùng kỳ năm trước như: Gạo dự kiến xuất 260.700 tấn, đạt 42,05% kế hoạch năm, tăng 16,38% so cùng kỳ năm 2015; tôm đông 1.127 tấn, đạt 49% so kế hoạch năm, tăng 27,63%; mực và tuộc đông 5.270 tấn, đạt 37,64% so kế hoạch, giảm 14,34%; hàng hóa khác gồm mì gói, nước rửa chén, cá đóng hộp... xuất sang thị trường Campuchia từ các công ty ở cửa khẩu Hà Tiên hoạt động kinh doanh bình thường.

Kim ngạch hàng hóa nhập khẩu: Tháng 6 ước tính đạt 74 nghìn USD, tính chung 6 tháng trị giá nhập ước được 738 nghìn USD, bằng 30,58% so cùng kỳ năm trước. Các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu là nguyên liệu dùng cho sản xuất, lượng nhập trong 6 tháng gồm: hàng thủy sản 522 nghìn USD, bằng 54,77% so cùng kỳ; chất dẻo nguyên liệu 122 tấn, bằng 19,89% so cùng kỳ.

6.3 Vận tải:

Vận tải hành khách: Tháng 6 vận tải hành khách ước tính 6,09 triệu lượt khách, tăng 0,51% so tháng trước; luân chuyển 417,65 triệu HK.km, giảm 1,52% so tháng trước. Tính chung 6 tháng vận tải hành khách ước thực hiện 34,85 triệu lượt khách, đạt 50,85% kế hoạch và tăng 9,93% so cùng kỳ năm trước và luân chuyển 2.409,24 triệu HK.km, đạt 59,73% kế hoạch và tăng 10,98%. Bao gồm: Vận tải hành khách đường bộ 28,14 triệu lượt khách, tăng 10,95% so cùng kỳ và luân chuyển 1.932,47 triệu lượt khách.km, tăng 12,27%; vận tải hành khách đường sông 5,75 triệu lượt khách, tăng 6,09% và luân chuyển 366,05 triệu lượt khách.km, tăng 6,93%; Vận tải hành khách đường biển 0,96 triệu lượt khách, tăng 4,35% và luân chuyển 110,73 triệu lượt khách.km, tăng 3,29% so cùng kỳ năm trước.

Vận tải hàng hóa: Tháng 6 vận tải hàng hóa ước tính 865 ngàn tấn, tăng 7,32% so tháng trước; luân chuyển 110,13 triệu tấn.km, tăng 4,84% so tháng trước. Luỹ kế 6 tháng, vận tải hàng hóa ước tính 4,86 triệu tấn, đạt 48,26% kế hoạch năm và tăng 5,59% so cùng kỳ năm trước và luân chuyển 644,33 triệu tấn.km, đạt 47,21% kế hoạch và tăng 4,84%. Gồm: Vận tải hàng hóa đường bộ 1,5 triệu tấn, tăng 4,38% so cùng kỳ và luân chuyển 207,78 triệu tấn.km, tăng 5,23%; Vận tải hàng hóa đường sông 1,98 triệu tấn, tăng 3,98% và luân chuyển 249,57 triệu tấn.km, tăng 4,26% so với cùng kỳ; vận tải hàng hóa đường biển 1.37 triệu tấn, tăng 9,42% và luân chuyển 186,98 triệu tấn.km, tăng 5,20% so cùng kỳ năm trước.

Trong 6 tháng doanh thu vận tải thực hiện trên 4.539,41 tỷ đồng, tăng 12,59% so cùng kỳ năm trước.

6.4. Bưu chính - Viễn thông:

Trong 6 tháng đầu năm 2016, hoạt động Bưu chính, Viễn thông vẫn phát triển, thông suốt, đáp ứng tốt nhu cầu thông tin liên lạc cho mọi tầng lớp nhân dân trong tỉnh. Các doanh nghiệp kinh doanh viễn thông tăng cường các chương trình khuyến mãi thuận lợi cho nhu cầu người sử dụng. Ước tính tổng doanh thu bưu chính và viễn thông 6 tháng năm 2016 đạt 968 tỷ đồng, đạt 44,84% kế hoạch, trong đó doanh thu viễn thông ước tính 922 tỷ đồng, đạt 45%; doanh thu bưu chính được 46 tỷ đồng, đạt 41,82% so kế hoạch năm.

Hoạt động cung cấp dịch vụ các doanh nghiệp bưu chính trên địa bàn tỉnh 6 tháng như sau: Tổng số Bưu cục các cấp là 28. Trong đó, Bưu cục cấp I: 1; cấp II: 13; cấp III: 12 và 02 Ki ốt. Có 140 điểm Bưu điện - Văn hóa xã (có 21 điểm hoạt động Internet) và 40 Đại lý Bưu điện; bán kính phục vụ: 3,2 Km; dân số phục vụ: 8.359 người/điểm; phát hành báo trung ương: 1.406.350 tờ; báo địa phương: 1.205.027 tờ; phát hành báo chí công ích: 1.411.461 tờ.

Hoạt động cung cấp dịch vụ các doanh nghiệp viễn thông trên địa bàn tỉnh trong 6 tháng như sau: Tổng số thuê bao điện thoại hiện có trên mạng 1.987.784 thuê bao. Trong đó thuê bao điện thoại cố định hữu tuyến 60.109 thuê bao; thuê bao điện thoại cố định vô tuyến 13.408 thuê bao; thuê bao điện thoại di động trả trước 1.864.281 thuê bao; thuê bao điện thoại di động trả sau 49.986 thuê bao.

Tổng số thuê bao Internet hiện có trên mạng 128.791 thuê bao.

6.5. Du lịch:

Tổng lượt khách du lịch trong tháng 6 ước tính 425 ngàn lượt khách, giảm 7,94% so tháng trước. Trong đó: Lượt khách đến các cơ sở kinh doanh du lịch đạt 175 ngàn lượt khách, tăng 2,82%; số khách quốc tế 30,90 ngàn lượt khách, giảm 9,20%. Khách đến các cơ sở kinh doanh du lịch bao gồm: số lượt khách từ cơ sở lưu trú du lịch phục vụ đạt 160 ngàn lượt khách tăng 1,05% so với tháng trước; khách du lịch đi theo tour đạt 15 ngàn lượt khách, tăng 26,37% so tháng trước.

Tính chung 6 tháng, tổng lượt khách du lịch được 2.747,52 ngàn lượt khách, đạt 55,62% kế hoạch và tăng 10,12% so cùng kỳ năm trước. Trong đó: Lượt khách đến các cơ sở kinh doanh du lịch 1.172,93 ngàn lượt khách, đạt 46,36% kế hoạch và tăng 17,86%. Trong đó Số khách quốc tế đạt 193,97 ngàn lượt khách, đạt 69,28% kế hoạch, tăng 49,65% so với cùng kỳ; khách du lịch đi theo tour đạt 68,07 ngàn lượt khách, đạt 34,91% kế hoạch, giảm 5% so cùng kỳ năm 2015.

Trong 6 tháng đầu năm nay, số khách du lịch đến tỉnh tăng cao từ lượt khách quốc tế cũng như tổng số ngày khách lưu trú. Sự phát triển mở thêm đường bay tại sân bay quốc tế Phú Quốc và một số tuyến du lịch trên các đảo như: Nam Du, Quần đảo Bà Lụa, quần đảo xã Tiên Hải, thị xã Hà Tiên … Là một trong những điều kiện thuận tiện cho ngành du lịch tỉnh nhà phát triển bền vững, tuy nhiên số khách trong nước đến tỉnh còn khiêm tốn, điều này đặt ra cho ngành du lịch cần có biện pháp phát huy tiềm năng du lịch sẵn có của tỉnh, đồng thời tìm giải pháp thu hút khách đến tỉnh ngày càng nhiều, nhằm đóng góp đáng kể vào tăng trưởng kinh tế của tỉnh trong thời gian tới.

6.6. Chỉ số giá:

* Chỉ số giá tiêu dùng trong tháng (tính từ 15/5 đến 15/6/2016) tăng 0,36% so với tháng trước. Trong đó: Khu vực thành thị tăng 0,46%, khu vực nông thôn tăng 0,30%.

Những nguyên nhân chính làm ảnh hưởng đến chỉ số giá tiêu dùng trong tháng tăng là do nhóm hàng giao thông 3,27%; kế đến là nhóm nhà ở, điện nước, chất đốt và VLXD tăng 0,62%; nhóm hàng ăn uống và dịch vụ ăn uống tăng 0,08%;...

Các nhóm còn lại đều giảm như nhóm thiết bị và đồ dùng gia đình giảm -1,91%; nhóm văn hoá, giải trí và du lịch giảm 0,04%; nhóm đồ uống và thuốc lá giảm 0,01%... các nhóm còn lại không tăng, không giảm.

Sau 1 năm (Chỉ số giá tiêu dùng tháng 6/2016 so với tháng 6/2015) tăng 2,48%, trong đó nhóm thuốc và dịch vụ y tế tăng cao nhất là 19,02%; kế đến là nhóm may mặc, mũ nón, giày dép tăng 9,59%; nhóm nhà ở, điện nước, chất đốt và VLXD tăng 8,57%... Các nhóm giảm mạnh nhất là nhóm giao thông giảm -9,44% và nhóm thiết bị và đồ dùng gia đình giảm -9,99%...

* Chỉ số giá vàng: Sau tết Âm lịch giá vàng vẫn tiếp tục tăng theo giá thế giới, Tính đến ngày 15/6/2016 giá vàng 9999 với giá bán ra 3.420.000 đ/chỉ, giá bình quân trong tháng 3.346.000đ/chỉ (giảm 28.000 đồng/chỉ so với tháng trước). So với cùng tháng năm trước tháng 06/2015 tăng 5,71%.

* Chỉ số giá Đô la Mỹ: Đến thời điểm điều tra ngày 15/06/2016 giá USD được điều chỉnh tăng nhẹ, tại thị trường tự do bán 2.228.000 đ/100 USD, giá bình quân trong kỳ 2.233.992 đ/100 USD (tăng 6.659 đ/100 USD so với tháng trước). So với cùng tháng năm trước tăng 2,32%.

7. Một số tình hình xã hội:

7.1. Tình hình đời sống dân cư: Trong những tháng đầu năm, đời sống của các tầng lớp dân cư trong tỉnh tương đối ổn định. Công tác an sinh xã hội các chính sách hỗ trợ người nghèo, người có công và các đối tượng chính sách khác được quan tâm kịp thời. Tất cả đã tạo không khí phấn khởi, vui tươi lành mạnh, đáp ứng nhu cầu vui chơi giải trí, du ngoạn và hưởng thụ văn hóa tinh thần của nhân dân.

Nguồn hàng hóa trước trong và sau tết Bính Thân trên địa bàn tỉnh khá dồi dào, phong phú, giá cả hợp lý, sức mua tăng cao đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của nhân dân; Giá cả các mặt hàng tiêu dùng và dịch vụ tuy có tăng nhưng không đột biến.

Bên cạnh đó do ảnh hưởng của hiện tượng El-Nino, thời tiết khắc nghiệt, nắng hạn kéo dài, mặn xâm nhập sâu, thiếu nước ngọt đã làm cho một số bộ phận dân cư nông thôn gặp nhiều khó khăn trong sản xuất kinh doanh, ảnh hưởng thu nhập giảm dẫn đến đời sống sinh hoạt bị đảo lộn.

Đối với đời sống cán bộ, công nhân viên chức, người lao động hưởng lương: Nhìn chung đời sống cán bộ công chức người lao động có cải thiện hơn, thu nhập tăng lên, cơ sở vật chất được đầu tư xây dựng phục vụ cho các hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể thao của công nhân viên chức, người lao động. Các hoạt động vui chơi, giải trí, sinh hoạt văn nghệ vào các ngày kỷ niệm, ngày lễ… được chú trọng, quan tâm đầu tư hơn các năm trước. Tuy nhiên bên cạnh đó, thì đời sống vật chất của một số bộ phận công nhân người lao động trong các doanh nghiệp, khu công nghiệp còn rất nhiều khó khăn, chưa được chú trọng nhiều về đời sống vật chất cũng như đời sống tinh thần.

Đời sống dân cư nông thôn trong 6 tháng đầu năm 2016 có phần đi xuống, do ảnh hưởng của hiện tượng El-Nino thời tiết khắc nghiệt, nắng hạn kéo dài, mặn xâm nhập sâu, thiếu nước ngọt làm ảnh hưởng đến diện tích trồng lúa, nuôi tôm. Lúa vụ mùa, vụ đông xuân bị nhiễm mặn, khô hạn làm nhiều hộ dân mất trắng không thu hoạch được, tôm bị dịch bệnh do thời tiết khô nóng khiến đời sống bà con một số huyện bị ảnh hưởng trầm trọng. Nhiều hộ gia đình trắng tay tiền vay nợ ngân hàng đầu tư không trả được, một số bộ phận dân cư bỏ ruộng vườn đi làm thuê kiếm sống.

7.2. Lao động, việc làm: 6 tháng đầu năm 2016 toàn tỉnh đã giải quyết việc làm cho 16.368 lượt người, đạt 49,6% kế hoạch, trong đó giải quyết việc làm trong tỉnh: 6.459 lượt người; ngoài tỉnh: 9.901 lượt người, xuất khẩu lao động 08 người (Hàn Quốc 04, Nhật Bản 03, Đài Loan 01). Giải quyết trợ cấp Bảo hiểm thất nghiệp cho 1.629 lao động. Cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài làm việc tại các đơn vị và doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh 9 giấy phép (trong đó: cấp mới 4, cấp lại 03 và xác nhận 02).

Tổ chức 02 phiên giao dịch việc làm, đã thu hút với 2.534 lao động tham gia, số lao động được tuyển dụng 177 lao động. Số doanh nghiệp đăng ký tham gia tuyển dụng tại phiên giao dịch là 32 doanh nghiệp.

Công tác đào tạo nghề: Tham mưu UBND tỉnh xây dựng Đề án đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm cho lao động nông thôn giai đoạn 2016-2020. Triển khai xây dựng Đề án thành lập trường Trung cấp nghề Việt – Hàn tại huyện Phú Quốc. Tổ chức hội thi tay nghề lần hứ II năm 2016, có 4 thí sinh đạt kết quả xuất sắc và chọn tham gia cấp toàn Quốc. Trong 6 tháng đầu năm các cơ sở đào tạo nghề tổ chức đào tạo nghề cho 6.250 người, trong đó: Trung cấp nghề 164 người, sơ cấp nghề 2.835 người, dạy nghề dưới 3 tháng 3.251 người.

7.3. Về chính sách an sinh xã hội:

Công tác giảm nghèo: Theo kết quả điều tra hộ nghèo[2], cận nghèo giai đoạn 2016-2020, toàn tỉnh có 41.200 hộ nghèo chiếm tỷ lệ 9,78%, hộ cận nghèo có 13.699 hộ chiếm tỷ lệ 3,25% (Tỷ lệ hộ nghèo theo tiêu chí tiếp cận đa chiều).

Phòng Lao động - TB&XH các huyện, thị xã tiếp nhận 3.000 phần quà cho hộ nghèo, cận nghèo trên địa bàn tỉnh do Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Vinpearl Phú Quốc hỗ trợ. Tham mưu UBND tỉnh tặng quà tết Nguyên đán cho các hộ nghèo, hộ cận nghèo với tổng số tiền 14.939 triệu đồng (trị giá 500.000đ/suất).

Bảo trợ xã hội: Theo Sở lao động và Thương binh xã hội trong 6 tháng đầu năm 2016, toàn tỉnh thực hiện trợ cấp cho 44.172 đối tượng, gồm trẻ em mồ côi, bị bỏ rơi, người khuyết tật, người cao tuổi … với tổng kinh phí khoảng 100 tỷ đồng (trong đó: trợ cấp tại cộng đồng cho 43.967 đối tượng kinh phí 98 tỷ đồng; trợ cấp tại cơ sở bảo trợ xã hội cho 205 đối tượng với kinh phí 2 tỷ đồng).

Tổ chức đưa đoàn người khuyết tật, trẻ em mồ côi và người bảo trợ tiêu biểu dự Hội nghị biểu dương người khuyết tật tại Hà Nội, Phối hợp trung tâm chỉnh hình và hồi phục chức năng Cần Thơ khám sàng lọc cho người khuyết tật trên địa bàn toàn tỉnh.

Thực hiện chính sách với người có công: Tổ chức các đoàn đi thăm hỏi, tặng 98.451 suất quà tổng trị giá 29.275 triệu đồng cho đơn vị lực lượng vũ trang, bệnh viện, trường, trại, trung tâm và các đối tượng chính sách, người có công, người cao tuổi nhân dịp tết Nguyên đán Bính Thân năm 2016 trên địa bàn tỉnh Kiên Giang

Thực hiện đề án hỗ trợ cho người có công với cách mạng xây dựng và sữa chữa nhà tình nghĩa, trong 6 tháng đầu năm đã thực hiện sữa chữa, xây dựng nhà ở 2.096 căn nhà trên toàn tỉnh với tổng kinh phí 58.798 triệu đồng. Tổ chức triển khai thực hiện phương án điều tra thông tin về liệt sĩ, thân nhân liệt sĩ, mộ liệt sĩ và nghĩa trang liệt sĩ cho các huyện, thị xã, thành phố.

Cũng trong 6 tháng đầu năm đã xác lập, thẩm định 2.544 hồ sơ người có công cách mạng trên địa bàn tỉnh

7.4. Tình hình Giáo dục: Năm học 2015-2016 đã kết thúc, toàn tỉnh hiện có 649 trường, tăng 10 trường so với năm học trước, (bao gồm: 136 trường mầm non, tăng 10 trường; còn lại tiểu học: 296 trường; Trung học cơ sở: 122 trường; Phổ thông cơ sở 44 trường; Trung học phổ thông 51 trường, và GDTX 15 trường, không tăng giảm); hệ giáo dục phổ thông huy động được 10.131 lớp học và 290.558 học sinh (giảm 49 lớp và tăng 1.824 học sinh); tổng số giáo viên 16.471 người, tăng 0,84% (tăng 137 giáo viên) so năm học trước, (bao gồm: 9.054 giáo viên tiểu học, tăng 112 giáo viên, 5.306 giáo viên trung học cơ sở tăng 30 giáo viên và 2.111 giáo viên trung học phổ thông, giảm 5 giáo viên). Toàn tỉnh có 194 trường đạt chuẩn quốc gia (MN 31, TH 106, THCS 54, THPT 03), đạt tỷ lệ 29,22%, tăng 47 trường so với năm học trước. Qua 6 tháng đầu năm đã xây mới được 496 phòng học, nâng tổng số phòng học kiên cố hiện có là 9.584 phòng, hiện nay còn 153 phòng học bằng cây, tol, chiếm tỷ lệ 1,6%. Nếu thực hiện học 2 buổi/ngày đối với học sinh phổ thông thì tổng phòng học còn thiếu là 1.713 phòng (TH 1.175 phòng, THCS 538 phòng). Số học sinh bỏ học các cấp học đều giảm so với năm học trước, tỷ lệ học sinh tiểu học bỏ học là 0,21%; Trung học cơ sở là 0,97% (giảm - 0,08%) và Trung học phổ thông 1,51% (giảm -0,22%).

7.5. Hoạt động Văn hóa, Thể thao: Trong 6 tháng đầu năm 2016, Ngành Văn hóa-Thể thao và Du lịch đã tổ chức thành công các sự kiện lễ hội, hoạt động văn hóa, nghệ thuật, thể dục, thể thao phục vụ kỷ niệm các ngày lễ lớn đảm bảo đúng kế hoạch đề ra, tạo ấn tượng tốt như: Lễ kỷ niệm 54 năm ngày hy sinh của AHLLVTND Phan Thị Ràng (1962 - 2016); Lễ hội đón Giao thừa tết Nguyên đán tại thành phố Rạch Giá, huyện Phú Quốc, Kiên Lương, U Minh Thượng và các hoạt động mừng Đảng, mừng Xuân Bính Thân; Lễ công bố Năm Du lịch quốc gia 2016 – Phú Quốc – Đồng bằng sông Cửu long, Lễ đón nhận Bằng công nhận Khu Ramsar, Vườn quốc gia U Minh Thượng và Lễ hội kỷ niệm 280 năm Ngày thành lập Tao đàn Chiêu Anh Các (1736- 2016); Lễ giỗ Quốc tổ Hùng Vương - Lễ hội Đền Hùng huyện Tân Hiệp năm 2016. Các hoạt động văn hoá, thể thao kỷ niệm 41 năm ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975- 30/4/2016); Các hoạt động tuyên truyền bầu cử đại biểu Quốc hội khoá XIV và bầu cử đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2016 – 2020. Đồng thời chỉ đạo tổ chức lễ hội đầu năm tại các di tích lịch sử văn hoá, các di tích có cơ sở tôn giáo đảm bảo an toàn, trang trọng, đáp ứng theo nhu cầu tâm linh của nhân dân.

Phòng Văn hóa và Thông tin, Trung tâm Văn hóa - Thể thao (Du lịch) huyện, thị xã và thành phố tổ chức hơn 124 chương trình hoạt động văn hóa văn nghệ, vui chơi giải trí như: Hội chợ - triển lãm, hội hoa xuân, hội thi, hội diễn, giao lưu văn nghệ quần chúng, giao lưu các nhóm nhảy hiện đại và khiêu vũ, hội thi hoa lan, gói bánh tét, thi ẩm thực ngày tết, thi viết thư pháp, trưng bày triển lãm…nhằm thiết thực chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày Tổng tuyển cử đầu tiên (06/01/1946 - 06/01/2016), kỷ niệm 106 năm Ngày Quốc tế Phụ nữ (08/3/1910 - 08/3/2016); các hoạt động "Mừng Đảng, mừng Xuân Bính Thân 2016" và chào đón Năm Du lịch quốc gia 2016, phục vụ khoảng 250 ngàn lượt người đến xem và cổ vũ.

Thể thao thành tích cao: Tập trung lực lượng vận động viên tham gia thi đấu thành công 11 giải thể thao khu vực, toàn quốc và quốc tế, giảm 48% so cùng kỳ, đạt 44% so kế hoạch, kết quả đạt được 56 huy chương (11 huy chương Vàng, 17 HC Bạc, 28 HC Đồng), giảm 38,5% so cùng kỳ, vượt 40% so kế hoạch. Đội tuyển Cờ vua tham dự 03 giải: Cờ vua - Cờ tướng mừng Đảng, mừng Xuân khu vực ĐBSCL mở rộng, Cờ vua Quốc tế mở rộng HD Bank lần thứ VI-2016, đạt 05 huy chương (02 HCB, 03 HCĐ); Đội tuyển Quần vợt tham dự giải vô địch Quần vợt nữ toàn quốc 2016, đạt 02 huy chương (01 HCV, 01 HCĐ). Phối hợp hỗ trợ tổ chức giải đua xe đạp toàn quốc tranh cúp Truyền hình Bến Tre lần thứ XVIII năm 2016 (chặng 2,3). Giải đua xe đạp toàn quốc về nông thôn tranh cúp Hạt Ngọc Trời lần thứ XXI năm 2016 (chặng 10) có sự tham dự của 80 vận động viên đến từ 18 đơn vị. Tiếp tục quản lý và kiểm tra quá trình tập luyện của các vận động viên đang tập trung tại Trung tâm huấn luyện thể thao Quốc gia.

- Thể dục thể thao quần chúng: Xây dựng báo cáo sơ kết 2 năm thực hiện Đề án phát triển thể thao thành tích cao tỉnh Kiên Giang, giai đoạn 2014-2020; ban hành lịch thi đấu các giải thể thao tỉnh Kiên Giang và tham gia các giải thể thao khu vực, toàn quốc, quốc tế năm 2016; tổ chức họp mặt truyền thống và Hội thi Văn nghệ-Thể thao chào mừng kỷ niệm 70 năm ngày truyền thống Ngành Thể dục Thể thao Việt Nam (27/3/1946-27/3/2016); phối hợp với các đơn vị có liên quan chỉ đạo, tổ chức Ngày chạy Olympic vì sức khỏe toàn dân tỉnh Kiên Giang năm 2016, có 143/145 xã, phường, thị trấn tổ chức với 105.670 người tham gia đạt 5,9%/Tổng số dân toàn tỉnh (tăng 46.995 người so cùng kỳ) và tổ chức giải Câu cá thể thao tại Công viên Văn hóa An Hòa; phối hợp tổ chức buổi gặp mặt và giới thiệu báo chí chuẩn bị cho Giải đua thuyền buồm Kiên Giang mở rộng – Phú Quốc 2016.

Phòng Văn hóa và Thông tin, Trung tâm Văn hóa - Thể thao (Du lịch) huyện, thị xã và thành phố đã tổ chức 36 giải thi đấu thể dục thểthao từ huyện đến xã, đa dạng, phong phú và thiết thực, phục vụ khá tốt nhu cầu vui chơi giải trí và rèn luyện sức khỏe của nhân dân như: Bóng đá, bóng chuyền, quần vợt, đá cầu lưới, cầu lông, cờ tướng, bóng bàn, dẫn bóng qua cọc, ném bóng vào rổ, kéo co, thể dục dưỡng sinh, chạy xe đạp chậm… và các trò chơi dân gian, thu hút đông đảo quần chúng nhân dân tham gia hưởng ứng và thi đấu. Đã tổ chức 4 giải thể thao cấp tỉnh như: Giải võ cổ truyền, giải vô địch thể hình tỉnh Kiên Giang lần thứ I, giải bóng đá tỉnh, giải đua xe đạp thể thao, có 165 vận động viên đến từ 33 đơn vị tham gia, phục vụ khoảng 100 ngàn lượt người đến xem và cổ vũ.

7.6 Tình hình y tế: Theo Ngành Y tế từ ngày 1/12/2015 đến ngày 31/5/2016 tình hình dịch bệnh như sau:

Các bệnh truyền nhiễm: Bệnh Tay chân miệng: Ghi nhận 487 trường hợp mắc, tăng 147 trường hợp so với cùng kỳ năm trước. Trong đó tập trung nhiều ở Tp.Rạch Giá, Hòn Đất, Hà Tiên, Giồng Riềng, Gò Quao, An Minh, Vĩnh Thuận... không có tử vong. Bệnh tiêu chảy ghi nhận 2.837 trường hợp mắc. So với cùng kỳ năm trước giảm 584 trường hợp; Bệnh Thương hàn và Phó Thương hàn có 12 trường hợp mắc, So với cùng kỳ giảm 02 trường hợp; Bệnh Lỵ trực trùng có 70 trường hợp, so cùng kỳ giảm 20 trường hợp; Bệnh Lỵ Amip mắc 48 trường hợp, so cùng kỳ giảm 37 trường hợp; Bệnh Thủy đậu mắc 49 trường hợp, giảm 67 trường hợp so với cùng kỳ năm 2015.

Chương trình phòng chống sốt xuất huyết: Trong 6 tháng toàn tỉnh ghi nhận có 383 trường hợp mắc, tăng 252 trường hợp so với cùng kỳ năm trước. Các địa phương có số mắc nhiều là Phú Quốc, Hòn Đất, Rạch Giá, Vĩnh Thuận, Kiên Lương, Giồng Riềng, Châu thành, Tân Hiệp, Gò Quao, Kiên Hải. không có tử vong. So với 6 tháng cuối năm 2015, số cas mắc sốt xuất huyết giảm nhiều. Tuy nhiên, so với cùng kỳ thì số cas mắc còn khá cao. Điều này cho thấy tình hình sốt xuất huyết tuy được kiểm soát nhưng vẫn còn nguy cơ bùng phát thành dịch nhất là trong mùa mưa tới.

Chương trình phòng, chống các bệnh xã hội và bệnh nguy hiểm cho cộng đồng: Thực hiện tốt công tác tuyên truyền, tư vấn, khám phát hiện sớm và điều trị có hiệu quả, quản lý chặt chẽ các bệnh phong, lao, tâm thần. Trong 6 tháng phát hiện 02 BN phong, 1.465 BN lao, 43 BN tâm thần phân liệt và 56 BN động kinh.. Số BN quản lý điều trị đến nay là 461 BN phong, 4.095 BN lao, 2.277 BN tâm thần phân liệt và 2.826 BN động kinh.

Chương trình phòng, chống HIV/AIDS: Trong 6 tháng đã thực hiện xét nghiệm 36.836 người, phát hiện mới 56 cas HIV dương tính. Theo số liệu của Trung tâm phòng chống HIV/AIDS số người còn sống ở địa phương nhiễm HIV là 1.902 người, trong giai đoạn AIDS là 1.318 người. Trong 6 tháng, điều trị ARV cho 64 bệnh nhân HIV/AIDS, tích lũy số bệnh nhân điều trị là 1.228 người, trong đó trẻ dưới 15 tuổi là 1(tích luỹ 95 em).

7.7. Công tác vệ sinh an toàn thực phẩm: Tính từ đầu năm đến nay đã thẩm định, cấp 318 Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện VSATTP, ký 79 Bản cam kết đảm bảo an toàn thực phẩm đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống; công bố 128 hồ sơ hợp quy, phù hợp quy định ATTP; Thực hiện thanh tra, kiểm tra 10.177 cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, phát hiện 1.621 cơ sở vi phạm VSATTP theo quy định đã xử lý 305 cơ sở, phạt tiền 145 cơ sở với tổng số tiền phạt 263,7 triệu đồng, đề nghị 1 cơ sở ngưng hoạt động do không đủ điều kiện kinh doanh. 6 tháng đầu năm đã ghi nhận 1 vụ ngộ độc thực phẩm tại huyện Kiên Lương với 44 cas mắc, không có tử vong, Ngoài ra, có 64 cas mắc lẻ (61 cas ngộ độc rượu, 1 cas ngộ độc do sò ốc, 2 cas ngộ độc thực phẩm).

7.8. Tình hình an toàn giao thông: Theo Ban An toàn Giao Thông tỉnh tính từ ngày 15/05/2016 đến 15/06/2016. Toàn tỉnh xảy ra 20 vụ tai nạn giao thông, làm 12 người chết, 11 người bị thương. Trong đó số vụ TNGT nghiêm trọng trở lên là 17 vụ, làm 12 người chết và 08 người bị thương. So với tháng trước Số vụ tai nạn giao thông tăng 4 vụ, tăng 5 người chết và giảm 2 người bị thương. Trong đó số vụ TNGT nghiêm trọng trở lên tăng 5 vụ, tăng 5 người chết, số người bị thương tăng 1 người.

Trong 6 tháng đầu năm (từ 16/12/2015 đến 16/06/2016) trên toàn tỉnh xảy ra 133 vụ tai nạn giao thông, làm 78 người chết, 105 người bị thương. Trong đó số vụ TNGT nghiêm trọng trở lên là 110 vụ, 78 người chết và 75 người bị thương. So với cùng thời điểm năm trước, giảm 23 vụ TNGT, tăng 1 người chết và giảm 44 người bị thương. Trong đó số vụ TNGT nghiêm trọng trở lên tăng 19 vụ, tăng 1 người chết và giảm 10 người bị thương.

Tình hình tai nạn giao thông chưa có dấu hiệu giảm, do số vụ tai nạn nghiêm trọng vẫn tăng hơn so năm trước, dẫn đến số người chết tăng lên, do vậy các ngành chức năng cần thường xuyên tăng cường kiểm tra, giáo dục, tuyên truyền cho người dân tôn trọng Luật lệ giao thông và có ý thức, có văn hoá khi tham gia giao thông.

7.9. Tình hình cháy, nổ: Từ ngày 16/05/2016 đến 15/06/2016 toàn tỉnh xảy ra 04 vụ cháy. Thiệt hại do cháy gây ra ước tính 4,567 tỷ đồng, không có thiệt hại về người. Không có vụ nổ nào xảy ra.

Số lũy kế 6 tháng đầu năm 2016, trên địa bàn tỉnh xảy ra 38 vụ cháy, 01 vụ nổ. Thiệt hại lũy kế ước tính 23 tỷ 884 triệu đồng. Số người bị thương do cháy, nổ là 05 người. Năm nay, mùa khô hạn kéo dài, phức tạp, công tác phòng cháy, chữa cháy được các ngành, các cấp trong tỉnh tích cực tuyên truyền và hướng dẫn trong nhân dân, tuy nhiên điều quan trọng là ở từng người dân, cần cẩn thận, không chủ quan, lơ là với vật dụng dễ gây cháy nổ, gây tác hại nguy hiểm về tài sản và sinh mạng con người.

8. Đề xuất kiến nghị:

Tình hình kinh tế - xã hội 6 tháng đầu 2016, nhìn chung có nhiều chỉ tiêu đạt khá so với kế hoạch đề ra, tuy nhiên vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức cần phải tập trung chỉ đạo để thực hiện tốt các chỉ tiêu mà Nghị quyết HĐND tỉnh đã đề ra, Cục Thống kê kiến nghị một số vấn đề như sau:

1. Trong lĩnh vực nông nghiệp, năm nay sản xuất lúa 2 vụ đông xuân và vụ mùa năng suất và sản lượng đều đạt thấp so với kế hoạch. Ngoài yếu tố tác động của thời tiết diễn biến phức tạp ra, các biện pháp về dự báo, tuyên truyền và có kế hoạch cụ thể về phòng chống biến đổi khí hậu như: thông báo mưa bão, nước biển dâng gây ngập úng, khô hạn gây xâm nhập mặn... vẫn còn chưa kịp thời. Cần phải tăng cường vận động, khuyến cáo nông dân gieo sạ vụ hè thu, vụ thu đông đúng lịch thời vụ và cơ cấu giống, nhất là giống lúa chất lượng cao, giống sản xuất phù hợp với lịch thời vụ và thích nghi với điều kiện sinh thái của từng vùng.

Trung tâm Giống của tỉnh hướng dẫn bà con nông dân sử dụng lúa giống phù hợp cho sản xuất, nhất là các loại giống thích nghi với điều kiện hạn mặn ở vùng U Minh Thượng và ven biển Tứ giác Long Xuyên; có kế hoạch cung ứng giống có chất lượng và năng suất cao, kịp thời và sẳn sàng hỗ trợ giống dự phòng thiên tai cho nhu cầu sản xuất vụ lúa hè thu và thu đông sắp tới.

2. Về lĩnh vực thủy sản vẫn còn nhiều khó khăn do thời tiết, dịch bệnh, về giá cả đầu ra thiếu ổn định nhất là thời điểm thu hoạch rộ, vì vậy cần có sự liên kết sản xuất, giữa người dân với nhà Khoa học và Nhà nước trong chỉ đạo điều hành sản xuất và ổn định giá cả; quan tâm thực hiện tốt Nghị định 67 của Chính phủ về chính sách phát triển thủy sản, cụ thể cần có chính sách hỗ trợ vốn để cải hoán, nâng cấp phương tiện nhỏ phát triển đánh bắt xa bờ đạt hiệu quả, xây dựng cụ thể kế hoạch đầu tư xử lý hệ thống kênh mương thủy lợi dẫn nước và thoát nước thải, tăng cường đầu tư cho hoạt động của Trung tâm giống, quan trắc, kiểm định nhằm hỗ trợ khoa học trong phát triển nuôi trồng thủy sản.

3. Tình hình xuất khẩu chưa tương xứng với tiềm năng, cần phải tăng cường công tác xúc tiến thương mại, quảng bá sản phẩm, phát triển thị trường; tăng cường công tác thông tin thị trường; nỗ lực tập trung thực hiện nâng cao chất lượng hàng hóa, ổn định nguồn hàng; từng bước xây dựng thương hiệu xuất khẩu, đáp ứng yêu cầu thị trường trong điều kiện cạnh tranh ngày càng gay gắt; kịp thời phát hiện những khó khăn, vướng mắc phát sinh về vốn, tín dụng, để có biện pháp xử lý tháo gỡ kịp thời phù hợp, tạo điều kiện hỗ trợ hoạt động kinh doanh xuất khẩu.

4. Đối với các khu công nghiệp cần đẩy nhanh tiến độ xây dựng cơ sở hạ tầng, tạo điều kiện tốt nhất cho các nhà đầu tư nhằm đầu tư phát triển các ngành công nghiệp có khả năng cạnh tranh trong tương lai, là các ngành có công nghệ thích hợp, dễ tiếp thu và có nhu cầu cao trong tương lai, vừa đáp ứng yêu cầu tiêu dùng trong nước để tránh nhập khẩu, vừa đáp ứng xuất khẩu, đồng thời tăng thu nhập cho người lao động. Duy trì và phát triển thế mạnh của một số ngành công nghiệp chế biến. Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài để đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

5. Để có thể thu hút nhiều khách du lịch đặc biệt là khách du lịch quốc tế, ngành du lịch kết hợp với các ngành, các cấp thực hiện tốt công tác tổ chức Năm Du lịch quốc gia 2016 – Phú Quốc – Đồng bằng sông Cửu Long, đảm báo đúng yêu cầu và theo đúng tiến độ, kế hoạch đề ra; đẩy mạnh công tác thông tin xúc tiến, quảng bá du lịch, tăng cường hỗ trợ các công ty, doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh du lịch tổ chức được nhiều chương trình, sự kiện với nhiều loại hình phong phú, đa dạng, hấp dẫn du khách trong và ngoài tỉnh; đội ngũ cán bộ làm công tác du lịch phục vụ Năm Du lịch quốc gia 2016 cần phải chuyên nghiệp, luôn thể hiện sự quan tâm, nhiệt tình và nỗ lực phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ.

6. Công tác đào tạo nguồn nhân lực, nhất là đào tạo nghề cần phải đào tạo theo nhu cầu sử dụng của doanh nghiệp và phải chú trọng đến chất lượng, hiệu quả để đáp ứng đủ nhu cầu cung cấp cho các doanh nghiệp, nhà máy ở các khu công nghiệp đang và chuẩn bị đi vào hoạt động.


[1] Giá trị sản xuất tính theo giá cơ bản.

[2] Kết quả điều tra hộ nghèo được UBND tỉnh phê duyệt tại QĐ số 617/QĐ-UBND tỉnh Kiên Giang ngày 17/3/2016. Phê duyệt kết quả điều tra, rà soát hộ nghèo, cận nghèo giai đoạn 2016- 2020 trên địa bàn tỉnh.


Cục Thống kê Kiên Giang

    Tổng số lượt xem: 1492
  •  

Đánh giá

(Di chuột vào ngôi sao để chọn điểm)