(MPI) – Theo báo cáo của Cục Quản lý đăng ký kinh doanh, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, trong tháng 02/2017, số doanh nghiệp được thành lập mới là 5.461 doanh nghiệp với số vốn đăng ký là 62.275 tỷ đồng, giảm 39,3% về số doanh nghiệp và giảm 31,0% về số vốn đăng ký so với tháng 01/2017.
|
Tình hình doanh nghiệp đăng ký thành lập mới trong 02 tháng đầu năm 2017 phân theo vùng lãnh thổ. Nguồn: Cục Quản lý đăng ký kinh doanh, Bộ Kế hoạch và Đầu tư |
Trong tháng 02/2017, tỷ trọng vốn đăng ký bình quân trên một doanh nghiệp đạt 11,4 tỷ đồng, tăng 13,6%, số lao động đăng ký của các doanh nghiệp thành lập mới là 62.507 lao động, giảm 39,9%, số doanh nghiệp quay trở lại hoạt động trên cả nước là 2.413 doanh nghiệp, giảm 56,6%, số doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể của cả nước là 941 doanh nghiệp, giảm 40,6%, số doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng kinh doanh có thời hạn là 1.926 doanh nghiệp, giảm 71,8%, số doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động không đăng ký hoặc chờ giải thể là 1.365 doanh nghiệp, giảm 78,9% so với tháng 01/2017.
Trong 02 tháng đầu năm 2017, tổng số doanh nghiệp thành lập mới và doanh nghiệp quay trở lại hoạt động của cả nước là 22.428 doanh nghiệp, trong đó: có 14.451 doanh nghiệp thành lập mới và 7.977 doanh nghiệp quay trở lại hoạt động, cả nước có thêm 14.451 doanh nghiệp thành lập mới với số vốn đăng ký là 152.558 tỷ đồng, tăng 3,9% về số doanh nghiệp và tăng 35,0% về số vốn đăng ký. Tổng số vốn đăng ký bổ sung vào nền kinh tế là 333.815 tỷ đồng, bao gồm: tổng số vốn đăng ký của doanh nghiệp đăng ký thành lập mới là 152.558 tỷ đồng và tổng số vốn đăng ký tăng thêm của các doanh nghiệp thay đổi tăng vốn là 181.257 tỷ đồng. Tỷ trọng vốn đăng ký bình quân trên một doanh đạt 10,6 tỷ đồng, tăng 29,9%. Số lao động đăng ký của các doanh nghiệp thành lập mới trong 02 tháng qua là 166.569 lao động, giảm 16,1% so với cùng kỳ năm 2016.
Về tỷ trọng vốn đăng ký bình quân trên 1 doanh nghiệp, công ty cổ phần có tỷ trọng vốn đăng ký bình quân cao nhất là 31,2 tỷ đồng/doanh nghiệp, tiếp đến là công ty TNHH 2 thành viên là 8,2 tỷ đồng/doanh nghiệp, công ty TNHH 1 thành viên là 6,0 tỷ đồng/doanh nghiệp, doanh nghiệp tư nhân là 1,6 tỷ đồng/doanh nghiệp và công ty hợp danh là 1,0 tỷ đồng/doanh nghiệp. Loại hình công ty TNHH 2 thành viên (giảm 3,1%), loại hình doanh nghiệp tư nhân (giảm 32,8%) và loại hình công ty hợp danh (giảm 66,7%) giảm so với cùng kỳ, 02 loại hình doanh nghiệp còn lại đều có lượng doanh nghiệp thành lập mới tăng so với cùng kỳ năm 2016.
Về tình hình doanh nghiệp đăng ký thành lập mới, có 02 vùng là số doanh nghiệp đăng ký thành lập mới giảm so với cùng kỳ năm 2016, cụ thể: Tây Nguyên có 363 doanh nghiệp, giảm 11,2% và Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung có 1.905 doanh nghiệp, giảm 4,7%, ngược lại, Trung du và miền núi phía Bắc có 616 doanh nghiệp, tăng 8,8%, Đồng bằng Sông Hồng có 4.310 doanh nghiệp, tăng 8,4%, Đông Nam Bộ có 6.069 doanh nghiệp, tăng 5,0% và Đồng bằng Sông Cửu Long có 1.188 doanh nghiệp, tăng 1,2%.
Về tình hình vốn đăng ký của doanh nghiệp thành lập mới, có 02 vùng là có số vốn đăng ký giảm so với cùng kỳ năm 2016, bao gồm: vùng Đồng bằng Sông Cửu Long đăng ký là 7.837 tỷ đồng, giảm 3,0% và Trung du và miền núi phía Bắc đăng ký 8.766 tỷ đồng, giảm 1,4%. Bên cạnh đó, các vùng còn lại đều có số vốn đăng ký doanh nghiệp tăng, lần lượt là Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung đăng ký 21.463 tỷ đồng, tăng 83,6%, Đông Nam Bộ đăng ký 72.261 tỷ đồng, tăng 56,6%, Tây Nguyên đăng ký 4.092 tỷ đồng, tăng 50,3% và Đồng bằng Sông Hồng đăng ký 38.139 tỷ đồng, tăng 7,4%.
Trong 02 tháng đầu năm, tình hình lao động đăng ký của doanh nghiệp thành lập mới chia theo vùng lãnh thổ giảm ở hầu hết các vùng so với cùng kỳ năm 2016, cụ thể: Đông Nam Bộ đăng ký 39.130 doanh nghiệp, giảm 38,5%, Đồng bằng Sông Cửu Long đăng ký 17.770 lao động, giảm 37,8%, Tây Nguyên đăng ký 2.699 lao động, giảm 10,0%, Đồng bằng Sông Hồng đăng ký 61.037 lao động, giảm 5,0% và Trung du và miền núi phía Bắc đăng ký 12.736 lao động, giảm 3,4%, duy nhất, khu vực Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung đăng ký 33.197 lao động, tăng 28,1%.
Một số ngành, lĩnh vực thu hút nhiều số lao động gia nhập thị trường, gồm có: Công nghiệp chế biến, chế tạo là 71.193 lao động, bán buôn, bán lẻ, sửa chữa ô tô, xe máy là 29.264 lao động, xây dựng là 16.349 lao động, khoa học, công nghệ, dịch vụ tư vấn, thiết kế, quảng cáo và chuyên môn khác với 15.423 lao động.../.
Mai Phương
Bộ Kế hoạch và Đầu tư