Skip Ribbon Commands
Skip to main content
Ngày 04/11/2013-15:26:00 PM
Tăng trưởng tín dụng hoàn toàn có thể đạt 11-12%
Đăng đàn Quốc hội trong phiên thảo luận chung sáng 1/11, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Nguyễn Văn Bình cho biết tăng trưởng tín dụng năm 2013 hoàn toàn có cơ sở đạt mức 11-12%.

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình. Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Cụthể,tăng trưởng tín dụng năm 2012 là xấp xỉ 9%, còn trong 10 tháng qua, tăng trưởng tín dụng đạt 6,8%.
Tuy nhiên, tính cả thu nợ tín dụng được xử lý thông qua trích lập quỹ dự phòng rủi ro và hoạt động của Công ty Quản lý và Khai thác tài sản của các tổ chức tín dụng (VAMC) thì tăng trưởng tín dụng trong 10 tháng là 7,89%.
“Hằng tuần, chúng tôi thường xuyên giao ban với các Giám đốc Ngân hàng thương mại và Giám đốc các chi nhánh Ngân hàng Nhà nước ở các tỉnh để nắm bắt tăng trưởng tín dụng, thì thấy rằng, kết quả tăng trưởng 10 tháng quavà 2 tháng còn lại có cơ sở đạt được mức tăng chung là 11-12%. Có đại biểu lo ngại việc này (đạt được chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng 12% - PV) gây lạm phát nhưng chúng tôi đã điều hòa lượng tiền lưu thông hợp lý. Chúng tôi có số vốn tương ứng dự trữ cho những tháng cuối năm nên không ảnh hưởng đến cung tiền của ngân hàng”, Thống đốc Nguyễn Văn Bình nói.
Vềxửlýnợxấu, Thống đốc Nguyễn Văn Bình cho biết hiện Việt Nam đang áp dụng 3 hình thức xử lý. Một là cơ cấu lại khoản nợ. Đến nay tổng số nợ cơ cấu lại cho khách hàng vay đã lên tới 300.000 tỷ đồng (chiếm 10% tổng dư nợ, trong đó có 6% khoản nợ nếu không cơ cấu lại sẽ thành nợ xấu).
Thứhai là xửlýbằng nguồn trích lập dựphòng rủi ro ởcác ngân hàng thương mại. Trong năm 2012, hệ thống ngân hàng đã trích lập dự phòng rủi ro 70.000 tỷ đồng; trong 6 tháng đầu năm 2013, đã trích lập thêm 32.000 tỷ đồng trên tổng 100.000 tỷ đồng theo kế hoạch (chiếm hơn 3% tổng dư nợ toàn xã hội).
Thứba là xửlýnợxấu thông qua Công ty VAMC. Đến nay đã mua được 10.000 tỷ đồng nợ xấu (trong tháng 10/2013 - PV).
Theo ông Nguyễn Văn Bình,nếu không thực hiện các giải pháp nêu trên thì nợ xấu các tổ chức tín dụng còn tăng thêm khoảng 10% nữa.Tuy nhiênông Nguyễn Văn Bình cũng cho rằng phải có giải phápđồng bộhơn nữa, đặc biệt là xửlýnợđọng xây dựng cơbản, nếu làm tốt,sẽ giải quyết được thêm 3% nợxấu. Bên cạnhđó, cũng cầnkích tổng cầu để giải quyết căn bản nợ xấu.
Hình thành thị trường mua, bán nợ xấu tập trung
Vềhoạtđộng của VAMC, Thống đốc Nguyễn Văn Bình cho biết để xử lý nợ xấu, các nước khác trên thế giới cũng phải thành lập mô hình công ty này. Nhưng do hoàn cảnh mỗi nước khác nhau, hoạt động của công ty này cũng khác nhau.
Cónước sửdụng ngân sách Nhà nước để mua nợxấu nhưng nước ta, docòn nhiều khó khăn nên không thểlàm theo cách này. Chúngta phải cóchính sách phùhợp vớiđiều kiện Việt Nam. Theo Nghị định 53 của Chính phủ và các hướng dẫn của NHNN, các bộ, ngành không được sử dụng tiền ngân sách để xử lý nợ xấu.
Cácđối tượng hưởng lợi từ hoạtđộng của VAMC, theo Thống đốc Nguyễn Văn Bình, trước tiên là các doanh nghiệp. Các khoản nợ mà VAMC mua lại sẽ không tính thành nợ xấu cho doanh nghiệp.Điều này sẽ giúpdoanh nghiệp có điều kiện tiếp cận các khoản vay mới. Khoản nợ sau khi được mua lại sẽ được cơ cấu khoản nợ cả về lãi suất (theo hướng hạ lãi suất) và cơ cấu tính chất nguồn vốn để vay trung và dài hạn. Ngân hàng cũng cơ cấu thời hạn cho vay để đảm bảo khả năng sản xuất, trả nợ cho doanh nghiệp.
Với các tổ chức tín dụng sau khi bán nợ xấu cho VAMC, họsẽ nhận trái phiếu đặc biệt để nhận tái chiết khấu tại Ngân hàng Nhà nước (mức tối đa lên tới 70% khoản nợ xấu) để phục vụ cho doanh nghiệp phát triển. Đây cũng là thuận lợi lớn cho các tổ chức tín dụng.
Thống đốc Nguyễn Văn Bình cũng cho biết trong năm nay, VAMC sẽmua khoảng 30.000-35.000 tỷđồng nợ xấu; năm 2014 con số này sẽ vào khoảng từ 100.000-150.000 tỷ đồng.
“Khi cómột thị trường mua bán nợ xấu tập trung như vậy sẽ tạo ra hoạt động thị trường tốt hơn. Cơ quan Nhà nước nhanh chóng sử dụng nguồn lực cần thiết để mời gọi các nhà đầu tư trong nước và quốc tế. Tuy nhiên, chúng ta phải có cơ chế chặt chẽ,đểvừa xử lý được nợ, vừa tạo điều kiện cho nhà đầu tư trong nước phát triển”, Thống đốc nhấn mạnh.
Thống đốc Nguyễn Văn Bình cũng bày tỏ trước gần 500 đại biểu Quốc hội: “Chúng tôi nhận thứcđược rằng nhân dân rất công tâm, công bằng vànhânái.Đâylà động lựcđể ngành Ngân hàng nỗlực phấnđấu, hoàn thành trọng trách được giao phó”.

Chinhphu.vn

    Tổng số lượt xem: 1434
  •  

Đánh giá

(Di chuột vào ngôi sao để chọn điểm)