Skip Ribbon Commands
Skip to main content
Ngày 05/07/2018-11:23:00 AM
Theo dõi chặt diễn biến thị trường, tình hình sản xuất của từng sản phẩm chủ yếu

Phát biểu tại phiên họp Chính phủ với các địa phương chiều 2/7, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng đặc biệt nhấn mạnh yêu cầu theo dõi chặt diễn biến thị trường, tình hình sản xuất của từng sản phẩm chủ yếu để có các giải pháp điều hành sản xuất một cách chủ động, bảo đảm mục tiêu tăng trưởng.

Theo Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng, 6 tháng đầu năm 2018, tình hình kinh tế-xã hội tiếp tục đạt nhiều kết quả tích cực.

Tuy nhiên còn nhiều khó khăn, thách thức phải tập trung khắc phục có hiệu quả như tình hình thiên tai diễn biến phức tạp ngay từđầu mùa; tình hình an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội tại một số địa phương diễn biến phức tạp, nếu giải quyết không tốt sẽảnh hưởng trực tiếp đến môi trường đầu tư và phát triển sản xuất kinh doanh. Trong khi đó, tình hình thế giới có nhiều bất ổn, cầu của một số thị trường lớn như Mỹ, EU, Trung Quốc… sụt giảm ảnh hưởng đến sản xuất trong nước.

Về nhiệm vụ 6 tháng cuối năm, theo Phó Thủ tướng, trước hết phải tiếp tục tập trung tái cơ cấu nền kinh tế.

“Các bộ, các ngành, các địa phương tập trung tái cơ cấu các ngành, lĩnh vực, sản phẩm bảo đảm, phù hợp với thực tế phát triển của địa phương, của vùng, nhưng đồng thời phù hợp với thị trường trong nước và thế giới”, Phó Thủ tướng nói.

Tính toán cụ thểđóng góp của các ngành, lĩnh vực, sản phẩm chủ yếu vào GDP

Về phát triển sản xuất, Phó Thủ tướng đề nghị các bộ, ngành, các địa phương tiếp tục tập trung theo dõi chặt chẽ diễn biến phát triển của các ngành, lĩnh vực, sản phẩm.

“Hiện Việt Nam có 28 sản phẩm đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD. Phải theo dõi chặt chẽ những sản phẩm này để chủ động tháo gỡ khó khăn cho quá trình đầu tư, sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và người dân”, Phó Thủ tướng yêu cầu.

Phó Thủ tướng cũng đề nghịBộ KH&ĐT cần tính toán cụ thể sự đóng góp vào GDP của các sản phẩm chủ yếu và nhấn mạnh: “Kinh nghiệm năm 2017, chúng ta đã tính được một số sản phẩm, để có điều chỉnh, bù đắp phù hợp, bảo đảm chỉ tiêu tăng trưởng. Do đó, trước mắt cần tính toán cụ thể đóng góp của 28 sản phẩm chủ lực, đóng góp lớn vào xuất khẩu, làm cơ sở cho việc điều hành thực hiện mục tiêu tăng trưởng kinh tế của nước ta chủ động hơn”.

Bộ Công Thương phối hợp với các địa phương sớm đưa các dựán mới hoàn thành vào hoạt động chính thức.

“Chẳng hạn như dự án Lọc hoá dầu Nghi Sơn – dự án trọng điểm của ngành dầu khí – hiện đang chạy thử, cần tập trung kiểm tra, hoàn thiện mọi công đoạn để tháng 11/2018 có thể vận hành thương mại, đóng góp vào tăng trưởng của tỉnh Thanh hoá và cả nước”, Phó Thủ tướng nêu ví dụ.

Bộ Công Thương, Bộ GTVT cũng được Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng yêu cầu duy trì nhóm công tác kiểm tra, tháo gỡ khó khăn của các doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô trong cả nước. “Vừa rồi chúng ta làm rất tốt, ban đầu có nhiều ý kiến không đồng tình với Nghị định 116, nhưng đến nay đã được giải quyết phù hợp, vừa tạo điều kiện phát triển sản xuất trong nước, vừa không ảnh hưởng đến nhập khẩu ô tô vào Việt Nam theo các cam kết quốc tế mà Việt Nam tham gia”, Phó Thủ tướng nói.

Bên cạnh đó, Phó Thủ tướng cũng yêu cầu Bộ Công Thương phối hợp với Bộ NN&PTNT chủ động đánh giá toàn diện tác động của các chính sách bảo hộ thương mại của các nước nhập khẩu lớn đến sản xuất của Việt Nam để có giải pháp ứng phó phù hợp.

Bộ Tài chính, các bộ, ngành liên quan kiểm soát chặt chẽ các sản phẩm nhập khẩu, đặc biệt làô tô, bảo đảm tuân thủđầy đủ các quy định trong các hiệp định thương mại tự do Việt Nam-ASEAN.

Rà soát quy hoạch, trả lại không gian biển cho người dân

Vềđầu tư xây dựng, Phó Thủ tướng đề nghị các bộ, ngành, địa phương tháo gỡ vướng mắc về thủ tục đầu tư, giải phóng mặt bằng, thanh-quyết toán… để có thể giải ngân vốn đầu tư xây dựng theo kế hoạch đã đề ra; đề nghị các địa phương tập trung rà soát, điều chỉnh, bổ sung, cập nhật các quy hoạch, trong đó có quy hoạch đô thị, quy hoạch hạ tầng, quy hoạch sản xuất, quy hoạch điện… làm cơ sở huy động nguồn lực cho đầu tư phát triển.

“Các bộ, ngành, địa phương cần tập trung giải quyết tốt những bức xúc của người dân. Bộ Xây Dựng phối hợp với các địa phương ven biển rà soát lại các dự án đô thị, khu du lịch ven biển để điều chỉnh, tạo không gian công cộng ở các bãi biển, đáp ứng nhu cầu của người dân, phù hợp với tình hình thực tế”, Phó Thủ tướng yêu cầu và đề nghị “Vấn đề này cần đưa vào Nghị quyết của Chính phủ để thống nhất hành động”.

Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ Xây dựng, NN&PTNT cần tập trung hỗ trợ người dân miền Trung, miền núi phía Bắc, ĐBSCL chịu thiệt hại nặng nề do thiên tai, biến đổi khí hậu, nước biển dâng; đẩy mạnh phát triển nhà ở xã hội cho người thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp.

“Đây là trách nhiệm của các địa phương. Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đặc biệt quan tâm, đã nhiều lần nhắc nhở, nhưng phát triển nhà ở xã hội, đặc biệt nhà ở xã hội cho công nhân còn nhiều hạn chế. Các địa phương chưa đủ điều kiện, chưa thực sự quan tâm huy động nguồn lực, đặc biệt là nguồn lực từ doanh nghiệp để nâng cao chất lượng đời sống của người lao động. Từ nay, yêu cầu khi quy hoạch phát triển khu công nghiệp, cần gắn với quy hoạch phát triển đô thị, phát triển nhà ở xã hội cho người lao động”, Phó Thủ tướng nhấn mạnh.

Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng cũng yêu cầu Bộ GTVT tiếp tục xử lý những bất cập trong các dự án BOT.

Bộ Xây dựng, Công Thương, KH&CN sớm xây dựng quy chuẩn, tiêu chuẩn sử dụng tro xỉ của các nhà máy nhiệt điện. Đây là vấn đề bức xúc của người dân. Cần phải xử lýô nhiễm môi trường của các nhà máy sử dụng than, đặc biệt là các nhà máy nhiệt điện.

Bộ NN&PTNT, TN&MT phối hợp với các địa phương đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dựán chống sạt lở bờ sông, bờ biển tại ĐBSCL và các tỉnh ven biển miền Trung.

Bộ KH&ĐT xây dựng phương án điều chỉnh vốn đầu tư trung hạn đối với nguồn vốn vay của Nhà nước để tháo gỡ vướng mắc, ách tắc của các dự án sử dụng vốn vay như tuyến đường sắt đô thị tại TPHCM…

Các Bộ Công Thương, GTVT đẩy nhanh tiến độ các dựán trong điểm về hạ tầng giao thông, năng lượng, sớm báo cáo Chính phủ dựán tiền khả thi đường sắt tốc độ cao một số tuyến ưu tiên.

Cùng với đó, phải tăng cường kiểm tra công tác quy hoạch, đầu tư xây dựng các dự án theo đúng quy định của pháp luật. Cử tri, người dân đặc biệt quan tâm đến một số dự án đầu tư không bảo đảm chất lượng, “đội” vốn, do đó phải kiểm tra, kiểm soát một cách chặt chẽ; kiểm soát chặt chẽ các thị trường bất động sản, chứng khoán, bảo đảm không xảy ra khủng hoảng, ảnh hưởng đến phát triển kinh tế.

Các bộ, ngành rà soát những khó khăn, vướng mắc về thể chế, cơ chế chính sách để tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp và người dân.

Đối với công tác phòng chống thiên tai, đề nghị các bộ, ngành, địa phương kiểm tra, rà soát lại chi tiết các kế hoạch, vật tư… để chủ động phòng chống, ứng phó có hiệu quả với thiên tai.

“Bộ NN&PTNT cập nhật nhanh thiệt hại của các địa phương vừa chịu tàn phá của mưa lũ để có cơ chế hỗ trợ phù hợp. Bộ NN&PTNT, TN&MT, KH&CN, Xây dựng phối hợp với các địa phương sớm hoàn thành việc lập bản đồ các khu vực nguy hiểm, dễ bị sạt lở do lũ ống, lũ quét, các khu vực thường xuyên ngập lũ sâu để bố trí lại dân cư hoặc chủ động sơ tán người dân khi thiên tai xảy ra”, Phó Thủ tướng yêu cầu và dẫn ví dụ từ trận mưa lũ vừa xảy ra tại Lai Châu và một số tỉnh phía Bắc.

“Khi đoàn công tác Chính phủ lên kiểm tra, làm việc đã cùng với địa phương quyết định nhanh việc sơ tán 290 hộ dân ở khu vực dễ sạt lở. Ngay đêm đó, sạt lở đã xảy ra, vùi lấp 19 ngôi nhà. Nếu chúng ta không sơ tán người dân kịp thời, thì hậu quả xảy ra sẽ là rất lớn”, Phó Thủ tướng nói./.


Chinhphu.vn

  • Tổng số lượt xem: 520
  •  

Đánh giá

(Di chuột vào ngôi sao để chọn điểm)