Skip Ribbon Commands
Skip to main content
Ngày 23/11/2019-09:45:00 AM
Kế hoạch hành động quốc gia để xây dựng ngân sách cho biến đổi khí hậu và đánh giá hằng năm
(MPI) – Theo đánh giá của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, cần sớm xây dựng kế hoạch ngân sách cho biến đổi khí hậu (BĐKH) cùng những đánh giá liên quan và tiến hành cấp vốn. Xác định cụ thể những hoạt động cần thiết để thực hiện các khuyến nghị quan trọng. Đồng thời, đặc biệt chú trọng tới những hành động cần triển khai để thiết lập một nền tảng cơ bản về ứng phó với BĐKH cho kỳ kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội tiếp theo là một cơ hội không thể bỏ qua.
Ảnh minh họa. Nguồn: MPI

Tăng cường phối hợp giữa các cơ quan hoạch định chính sách

Theo Báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, việc tăng cường phối hợp giữa các cơ quan hoạch định chính sách về ứng phó với BĐKH, cũng như liên kết các chính sách với hoạt động ứng phó với BĐKH của các Bộ và các tỉnh có vai trò rất quan trọng. Một số nội dung và hoạt động chính được đưa vào khung giám sát kết quả và khung kế hoạch hành động mẫu. Hai nội dung chính của chương trình đề xuất có liên quan với nhau. Trụ cột đầu tiên tập trung vào nhu cầu cấp thiết đưa các hoạt động ứng phó với BĐKH thành một bộ phận rõ ràng và có thể giải trình trong chiến lược và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội,chu trình lập kế hoạch, dự toán ngân sách và cấp vốn hằng năm. Trụ cột thứ hai liên quan đến quá trình thể chế và chính sách kết hợp với cấu trúc tài chính. Trụ cột này quan tâm đến các hoạt động ban đầu để tăng cường hoạt động thích ứng và giảm nhẹ trong chính sách ứng phó với BĐKH,thiết lập một cấu trúc tài chính có thể sử dụng dữ liệu lập kế hoạch và dự toán ngân sách cho việc tìm kiếm và phối hợp các nguồn tài chính sẵn có.

Trụ cột trung tâm nhấn mạnh sự cần thiết phải có một cơ quan chuyên môn vững chắc có đủ năng lực đánh giá và điều phối tất cả các chức năng liên quan đến chu trình lập kế hoạch và dự toán ngân sách, xây dựng một cấu trúc tài chính cũng như các cơ chế tài chính thích hợp. Đồng thời, cần củng cố cơ cấu tổ chức liên Bộ hiện nay của Ủy ban BĐKH để có thể định hướng và chỉ đạo ưu tiên các nỗ lực thực hiện. Các hoạt động được đề xuất trong Trụ cột hai sẽ giúp phát triển nội dung điều phối, nhưng những vấn đề này cần được triển khai bởi các cơ quan chủ chốt tham gia vào ứng phó với BĐKH cũng như Ủy ban BĐKH. Theo đó, các hoạt động này cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ từ những đối tác quốc tế.

Điều phối hiệu quả có ý nghĩa trọng tâm đối với nỗ lực tổng thể, tăng cường cơ chế phối hợp và các dòng thông tin chất lượng giúp đảm bảo tất cả các thông tin liên quan được cung cấp cho các cơ quan chủ chốt, bao gồm cả Văn phòng thường trực; do đó cần nâng cao vai trò của Ủy ban BĐKH. Việc thành lập năng lực kỹ thuật phù hợp, kết hợp tăng cường điều phối cấp cao giúp thiết lập ưu tiên ở cấp độ kỹ thuật dựa trên bằng chứng trong từng hoạt động của chương trình cũng như cho phép đánh giá tốt hơn ở cấp độ cao bảng cân đối tổng thể của chương trình ứng phó với BĐKH và xác định nhu cầu vốn còn thiếu. Những thay đổi này cho phép thiết kế những cơ chế tài chính hài hòa và hiệu quả hơn nhằm kết nối nguồn tài chính với nhu cầu vốn còn thiếu. Nhìn chung, Ủy ban BĐKH sẽ được chuẩn bị tốt hơn để điều chỉnh chiến lược hoạt động nhằm xử lý các nhu cầu mới nổi, ngân sách hạn chế, hoặc các yếu tố khác như việc lựa chọn công nghệ mới để giảm nhẹ,rủi ro thiên tai ngày càng tăng từ kịch bản cập nhật về BĐKH.

Phân tích ngân sách và chi tiêu liên quan đến BĐKH dựa trên cơ sở bằng chứng sẽ giúp phối hợp tài chính hiệu quả hơn. Hiện nay nhiệm vụ này do Tổ công tác về tài chính cho biến đổi khí hậu đặt tại Bộ Kế hoạch và Đầu tư đảm trách, nhưng việc tăng cường hệ thống này sẽ đưa ra một đánh giá tổng quan toàn diện hơn, bao gồm cả các hoạt động đầu tư đang diễn ra và theo kế hoạch, xu hướng đầu tư thân thiện với khí hậu, dòng tài chính cho BĐKH hiện nay và quan trọng nhất, là tác động của chúng. Dần dần, khi việc thực thi chính sách theo định hướng mục tiêu và hoạt động GS&ÐG được cải thiện, sẽ có thêm nhiều thông tin về tác động của chi tiêu cho ứng phó với BĐKH.

Sự phối hợp chặt chẽ hơn, thông qua việc thực hiện các khuyến nghị của CPEIR, giúp cải thiện cơ chế thu thập thông tin và báo cáo để đảm bảo các hoạt động chi tiêu và đầu tư cho BĐKH đang diễn ra mạnh mẽ và tương thích với những thông lệ quốc tế tốt nhất. Tuy nhiên, việc thực hiện thành công sẽ phụ thuộc nhiều vào các bước đi của Chính phủ Việt Nam trong việc phát triển cấu trúc liên bộ hiện nay để hài hòa công tác lập kế hoạch và dự toán ngân sách với sự phát triển liên tục của các chiến lược và chính sách ứng phó với BĐKH của Chính phủ.

Cải thiện công tác lập kế hoạch và phân bổ vốn

Theo Báo cáo, xác định những lĩnh vực trọng tâm cần được tăng cường trong các chính sách và ứng phó BĐKH, bao gồm lồng ghép sâu hơn ứng phó BĐKH trong các chính sách ngành, hài hòa các hành động thích ứng và quản lý rủi ro thiên tai, kết hợp tiếp tục điều phối thể chế, tổng hợp các mục tiêu giảm phát thải khí nhà kínhquốc gia dựa trên bằng chứng; thống nhất việc GS&ĐG các chính sách và chương trình (liên quan đến BĐKH) khác nhau; cải thiện dòng thông tin nhằm thúc đẩy điều phối và lựa chọn ưu tiên của Ủy ban BĐKH. Sựcần thiết của quá trình xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội(KT-XH) trong việc hỗ trợ trực tiếp hoạt động ứng phó với BĐKH thông qua tăng cường chu trình lập kế hoạch và dự toán ngân sách hiện nay để cải thiện quy trình lựa chọn dự án và thúc đẩy việc lồng ghép các hoạt động BĐKH.

Đồng thời, nhấn mạnh sự cần thiết đầu tiên phải tiến hành phân loại dựa trên cơ sở chính sách đối với tất cả các khoản chi cho ứng phó với BĐKH (tiêu chí phân loại chi tiêu) và thứ hai, phải cải thiện quy trình đánh giá dưới dạng định lượng mức độ phù hợp với BĐKH của từng khoản chi cho một trong hai hoặc cả hai mục tiêu là thích ứng và giảm nhẹ rủi ro BĐKH. Xác định sáu bước cần triển khai để áp dụng Phương pháp phân loại chi tiêu cho BĐKH và đánh giá mức độ liên quan đến BĐKH của chu trình lập kế hoạch. Điều quan trọng nhất là các hoạt động hướng tới xác định các ưu tiên chiến lược trong quá trình chuẩn bị xây dựng kế hoạch phát triển KT-XHgiai đoạn 2016-2020; hướng dẫn xác lập ưu tiên trong các kỳ kế hoạch tiếp theo. Các khuyến nghịgắn kết chặt chẽ với các bước của phương pháp phân loại chi tiêu cho BĐKH và cần được thực hiện để tổng hợp các sáng kiến ứng phó với BĐKH trong chu trình lập kế hoạch và dự toán ngân sách đã được củng cố trong giai đoạn trung và dài hạn. Các hoạt động liên quan đến sáu bước này và những khuyến nghị liên quan.

Tuy nhiên, để lồng ghép những mối quan tâm về ứng phó với BĐKH một cách hiệu quả nhất vào quá trình này, Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Bộ Tài nguyên và Môi trường đã tham khảo những phát hiện của Báo cáo Đánh giá chi tiêu và đầu tư cho BĐKH, đặc biệt là những phát hiện liên quan đến lồng ghép ứng phó với BĐKH vào các chương trình hoạt động của ngành và địa phương có thể có tác động lớn đến công tác ứng phó với BĐKH.

Nhiệm vụ quan trọng cần thực hiện là xây dựng định hướng chiến lược cho các kế hoạch ứng phó với BĐKH và chi tiêu trong Kế hoạch phát triển KT-XH giai đoạn 2016-2020. Bộ Kế hoạch và Đầu tư, phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường, chủ trì đánh giá các Bộ chủ chốt để xác định cách thức tăng cường chương trình hiện hành của các bộ này nhằm lồng ghép hoạt động ứng phó với BĐKH. Nội dung phân tích của Báo cáo đánh giá chi tiêu và đầu tư công cho BĐKH là bước khởi đầu để thực hiện một đánh giá như vậy, nhưng cần tiếp tục hỗ trợ kỹ thuật để nghiên cứu sâu hơn những nội dung phân tích này. Kết quả đầu ra của hoạt động là các báo cáo đánh giá cấp ngành và địa phương về tiềm năng ứng phó với BĐKH trong từng ngành chính và hướng dẫn chi tiết cho từng bộ về cách thức chuẩn bị xây dựng kế hoạch hành động và thiết kế các dự án, chương trình có liên quan đến BĐKH để đưa vào kế hoạch và xin cấp ngân sách hằng năm. Đồng thời, cần tập trung những tiểu ngành hoặc vùng có vai trò chiến lược đối với công tác ứng phó với BĐKH một cách hiệu quả, bao gồm cả đồng bằng sông Cửu Long.

Quá trình xây dựng Kế hoạch phát triển KT-XH cần chú trọng hơn tới cách tiếp cận chiến lược trong công tác lập kế hoạch theo vùng. Lập dự toán chi tiêu cho ứng phó với BĐKH, việc áp dụng Phương pháp phân loại chi tiêu cho BĐKH trong chu trình lập kế hoạch và dự toán ngân sách hằng năm cung cấp thông tin về chi tiêu cho ứng phó với BĐKH cho ngân sách kỳ tiếp theo.

Trong dài hạn, ngân sách dành cho BĐKH có thể được thiết kế như một chương trình cuốn chiếu dựa trên cơ sở Khung Tài khóa Trung hạn (MTFF) được cập nhật hằng năm. Việc rà soát các cam kết chi tiêu dài hạn trong một kỳ kế hoạch có thời hạn cố định sẽ mang lại hiệu quả rất lớn do những thay đổi về tài khóa. Cách tiếp cận như vậy đặc biệt phù hợp với việc lập kế hoạch cho ứng phó với BĐKH bởi việc này cần được tiến hành dài hạn, như diễn ra trong những năm gần đây khi có nhiều khó khăn về tài khóa và thực tế này được chứng minh qua những dữ liệu.

Tăng cường năng lực giám sát và đánh giá

Theo Báo cáo, cần tiến hành GS&ÐG xuyên suốt chương trình ứng phó với BĐKH và tăng cường năng lực giám sát và đánh giá trong dài hạn. Phân loại chi tiêu cho BĐKH và đánh giá mức độ liên quan đến BĐKH sẽ giúp xác định các mục đích và mục tiêu rõ ràng hơn, nhưng các mục tiêu và mục đích này cần được giám sát chính thức tại cấp dự án và cấp chương trình, sau đó sẽ được đánh giá dựa trên các chỉ tiêu đánh giá kết quả thực hiện quan trọng ở cấp cao trong Báo cáo về khí hậu. Cuối cùng, công tác GS&ĐG phải được đánh giá độc lập bởi Kiểm toán Nhà nước và Quốc hội. Việc thực hiện GS&ĐG mất nhiều thời gian và phải được đào tạo rộng rãi tại tất cả các cấp, nhưng việc xúc tiến xây dựng một hệ thống như vậy sẽ mang lại độ tin cậy cho chương trình ứng phó với BĐKH của Chính phủ Việt Nam và sẽ được cộng đồng quốc tế hoan nghênh.

Trong giai đoạn đầu triển khai, kết quả mong đợi chính là đưa ra đánh giá về công tác GS&ĐG hiện hành cũng như xác định nhu cầu đối với công việc này. Trên cơ sở đó, xác định lộ trình thiết lập hệ thống GS&ĐG về ứng phó với BĐKH, bao gồm các chỉ tiêu cấp cao để xử lý khả năng dễ bị tổn thương và giảm phát thải khí nhà kính, đồng thời đề ra phương án chuẩn bị và cấp vốn.

Trong những năm tiếp theo, với nguồn thông tin tốt hơn được lấy từ hệ thống GS&ÐG tập trung cho ứng phó với BĐKH, Báo cáo Khí hậu cần cung cấp thông tin sâu hơn về: Thành tựu hướng tới các mục tiêu chính sách hài hòa đã đề ra trong khuôn khổ các chiến lược về BĐKH, TTX và các chương trình liên quan. Đánh giá tổng hợp thành tựu của tất cả các ngành và địa phương hướng tới mục tiêu và mục đích về thích ứng và giảm nhẹ. Báo cáo tình hình thực hiện mục tiêu chính sách và kết quả thích ứng, giảm nhẹ cho phép xác định những lĩnh vực quan trọng cần điều chỉnh, hoàn thiện chính sách trong Báo cáo về khí hậu qua các năm.

Báo cáo thí điểm nên sử dụng dữ liệu có sẵn để đánh giá tiến triển thực hiện Chiến lược quốc gia về BĐKH và Chiến lược TTX. Điều quan trọng là sử dụng dữ liệu đã được phân loại chi tiêu cho BĐKH để báo cáo tiến trình thực thi các chính sách quan trọng hiện hành về ứng phó với BĐKH. Qua thời gian, cần chú trọng đánh giá tiến trình thực hiện các mục tiêu chính sách tổng thể về thích ứng và giảm nhẹ, bằng cách sử dụng các chỉ tiêu đánh giá kết quả hoạt động có thể kiểm chứng được. Nhiệm vụ báo cáo này nên giao cho Nhóm công tác về BĐKH chủ trì. Cần tìm kiếm hỗ trợ kỹ thuật để thiết kế định dạng và nội dung cho cả Báo cáo ngân sách nhà nước hằng năm (ASBR) và Báo cáo Khí hậu hằng năm thí điểm để trình lên Ủy ban BĐKH cho chỉ đạo và phê duyệt. Hoạt động này cũng nên đưa ra một lộ trình xây dựng Ngân sách Khí hậu và thực hiện Báo cáo Khí hậu hằng năm trong trung và dài hạn. Qua thời gian, Báo cáo Khí hậu hằng năm sẽ phản ánh ngày càng tốt hơn sự phát triển chính sách và các thành tựu liên quan đến các mục tiêu thích ứng và giảm nhẹ của Chính phủ Việt Nam. Mặc dù các mục tiêu này sẽ được xác định một cách độc lập với chu trình lập kế hoạch và dự toán ngân sách hằng năm, những nội dung quan trọng dần được đưa vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm và Chiến lược Phát triển kinh tế - xã hội 10 năm tiếp theo và những chính sách ngày càng ảnh hưởng nhiều hơn đến quá trình thiết kế dự án, xác định ưu tiên và phân bổ ngân sách.

Tăng cường và điều phối thể chế, chính sách về BĐKH

Theo Báo cáo, để điều phối chính sách thích ứng,các chuyên gia về thích ứng và quản lý giảm thiểu rủi ro thiên tai cần hợp tác đánh giá và dự báo khả năng dễ bị tổn thương để kết nốt chặt chẽ hơn việc giảm thiểu rủi ro. Cần cải thiện nền tảng tri thức cho thích ứng và quản lý và giảm thiểu rủi ro thiên tai thông qua việc cập nhật thường xuyên và tăng cường hấp thu những tiến bộ khoa học trong dự báo và đánh giá khả năng dễ bị tổn thương. Điều này cần được coi là một ưu tiên trong các chương trình quốc gia liên quan đến BĐKH. Các cách thức tiếp cận đánh giá tính dễ bị tổn thương phải bao gồm các mức độ tác động liên quan đến BĐKH, từ các hiện tượng có tác động đơn lẻ ở mức cao, tần suất thấp đến tác động lan tỏa ở mức thấp, có tần suất cao.

Điều phối chính sách giảm nhẹ,Việt Nam cần các hệ thống giám sát, báo cáo và thẩm tra (MRV) cũng như các cơ chế xác định mục tiêu quốc gia để theo đuổi mục tiêu tăng trưởng xanh ít phát thải các-bon và thu hút sự hỗ trợ về mặt tài chính và kỹ thuật từ các nước phát triển. Hệ thống MRV được quốc tế công nhận là yếu tố cơ bản để xây dựng hành động giảm phát thải khí nhà kính phù hợp với điều kiện quốc gia (NAMA) và có tác dụng đưa ra một đánh giá rộng rãi về tiến trình giảm nhẹ. Tương tự như hệ thống GS&ÐG cho thích ứng cấp cao, các hệ thống GS&ÐG cấp quốc gia và cấp ngành chỉ có thể đạt được trong dài hạn.

Một nhóm chuyên gia được điều phối tốt về chính sách giảm nhẹ và mức độ sẵn sàng của thị trường cần thuộc một cơ quan chính phủ phù hợp để tiến hành rà soát các hoạt động giảm nhẹ ứng phó với BĐKH hiện nay. Nhóm chuyên gia cần đánh giá tất cả hoạt động ứng phó hiện nay liên quan đến chính sách giảm nhẹ được xây dựng dựa trên khung Chương trình quản lý phát thải khí nhà kính quốc gia, Chương trình mục tiêu quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả và Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh, Kế hoạch tăng trưởng xanh. Kết quả đầu ra chính là khuyến nghị cho việc tổng hợp các mục tiêu giảm phát thải khí nhà kính giai đoạn sau 2020, cùng một lộ trình tiến tới thực hiện các chính sách giảm nhẹ thống nhất và hiệu quả về chi phí nhất trong khả năng có thể, mà vẫn nhấn mạnh được các rủi ro chính sách và biện pháp để giảm những rủi ro này. Có thể thử nghiệm vai trò quan trọng của việc xóa bỏ trợ cấp gián tiếp cho năng lượng hóa thạch và theo đó là việc áp dụng giá các-bon trong tương lai cho cả thuế và quyết định đầu tư, như vậy sẽ liên quan đến các mục tiêu của kế hoạch khí nhà kính về tín dụng các-bon. Rủi ro chính khi xây dựng và áp dụng khung chính sách như vậy là sự cần thiết phải thiết lập quyền sở hữu và sự thống nhất của các bên liên quan./.

Mai Phương
Bộ Kế hoạch và Đầu tư

    Tổng số lượt xem: 1025
  •  

Đánh giá

(Di chuột vào ngôi sao để chọn điểm)