Skip Ribbon Commands
Skip to main content
Ngày 10/01/2020-00:05:00 AM
Vai trò và trách nhiệm đóng góp của Cộng đồng doanh nghiệp FDI trong phát triển nhanh và bền vững (Xem tin ảnh)
(MPI) – Đây là chủ đề của Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam thường niên 2019 do Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với Tổ chức Tài chính quốc tế (IFC) và Ngân hàng Thế giới (WB) tổ chức ngày 10/01/2020 dưới sự đồng chủ trì của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng, Giám đốc Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam, Giám đốc Quốc gia cấp cao Việt Nam – Lào – Campuchia của IFC Kyle F.Kelhofer.

Diễn đàn có sự tham dự của các đồng Chủ tịch Liên minh VBF là bà Virginia B. Foote và Chủ tịch VCCI Vũ Tiến Lộc cùng đại diện Bộ, ngành, cơ quan liên quan, Liên minh Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam, các Nhóm công tác thuộc Diễn đàn, các cơ quan ngoại giao, tổ chức quốc tế, nhà tài trợ, hiệp hội doanh nghiệp, các cơ quan thông tấn, báo chí trong nước và nước ngoài.

Quang cảnh Diễn đàn. Ảnh: MPI

Việt Nam hiện là điểm đến đầu tư chiến lược của nhiều tập đoàn đa quốc gia

Phát biểu khai mạc Diễn đàn, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cho biết, năm 2019 là năm đầy biến động với nhiều khó khăn, thách thức. Nhưng với sự nỗ lực của cộng đồng doanh nghiệp và sự chỉđạo, điều hành quyết liệt, kịp thời, hiệu quả của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, kinh tế Việt Nam tiếp tục đạt được những kết quả ấn tượng trên nhiều lĩnh vực quan trọng. Tốc độ tăng trưởng kinh tế duy trì trên 7%, đây là năm thứ hai liên tiếp, thuộc nhóm các quốc gia có tốc độ tăng trưởng cao hàng đầu khu vực và thế giới. Kinh tế vĩ mô ổn định, lạm phát được kiểm soát ở mức thấp. Cơ cấu kinh tế tiếp tục có chuyển biến tích cực. Các ngành, lĩnh vực phát triển ổn định, quy mô thương mại quốc tế vượt mốc 500 tỷ USD. Xếp hạng năng lực cạnh tranh quốc gia tăng 10 bậc.Khu vực đầu tư nước ngoài tiếp tục là một điểm sáng. Lần đầu tiên, vốn giải ngân của các dự án FDI đạt 20,4 tỷ USD, lập kỷ lụccao nhất từ trước đến nay. Tổngvốn đăng ký đạt hơn 38 tỷ USD, cao nhất trong vòng 10 năm trở lại đây.Việt Nam hiện là điểm đến đầu tư chiến lược của nhiều Tập đoàn đa quốc gia và đang dần vươn lên nấc thang cao hơn trong chuỗi giá trị toàn cầu.

Đạt được kết quảđáng khích lệnày có phần đóng góp không nhỏ của cộng đồng doanh nghiệp, các nhà đầu tư trong và ngoài nước.Đây là tiền đề quan trọng để chúng ta vững tin bước vào năm 2020 - một nămcó ý nghĩa đặc biệt quan trọng với nền kinh tế Việt Nam. Bởi đây là năm cuối cùng thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm giai đoạn 2016-2020, chuẩn bị và tạo đà cho Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm giai đoạn 2021-2025 và Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm giai đoạn 2021-2030, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng nhấn mạnh.

Trước tình hình khu vực, thế giới được dự báo tiếp tục có những biến động khó lường; tăng trưởng kinh tế, thương mại, đầu tư quốc tế phục hồi chậm; căng thẳng thương mại giữa một số nền kinh tế lớn diễn biến phức tạp; Dưđịa các động lực tăng trưởng truyền thống thu hẹp dần dưới tác động của Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Trước ngưỡng cửa của thập niên mới, để phát triển nhanh và bền vững, Việt Nam lựa chọn khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo làm xung lực tăng trưởng mới.

Ý kiến đóng góp của doanh nghiệp sẽ giúp Chính phủ hoàn thiện hơn vai trò “kiến tạo”

Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng phát biểu khai mạc Diễn đàn. Ảnh: MPI

Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng nhấn mạnh, nhận thức sâu sắc bối cảnh cũng như vận hội mới, sau hơn 30 năm thu hút và sử dụng nguồn vốn FDI, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã tham mưu với Chính phủ trình Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 50-NQ/TW về định hướng hoàn thiện thể chế, chính sách, nâng cao chất lượng, hiệu quả hợp tác đầu tư nước ngoài đến năm 2030. Đây là Nghị quyết chuyên đề đầu tiên của Bộ Chính trị về FDI, trong đó xác định rõ quan điểm chỉ đạo, khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài là bộ phận hợp thành quan trọng của nền kinh tế Việt Nam, được khuyến khích, tạo điều kiện phát triển lâu dài, hợp tác và cạnh tranh lành mạnh với các khu vực kinh tế khác. Nhà nước tôn trọng, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng, hợp pháp của nhà đầu tư; bảo đảm hài hòa lợi ích giữa Nhà nước, nhà đầu tư và người lao động trong doanh nghiệp.

Bên cạnh Nghị quyết số 50-NQ/TW, trong 2 năm qua, Bộ Chính trị cũng đã ban hành Nghị quyết số 10-NQ/TW về phát triển kinh tế tư nhân trở thành động lực quan trọng của nền kinh tế và Nghị quyết số 12-NQ/TW về tiếp tục cơ cấu lại, đổi mới và nâng cao hiệu quả củadoanh nghiệpnhà nước. Cùng với đó, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 01/NQ-CP về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2020; Nghị quyết số 02/NQ-CPvề tiếp tục thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2020.

Trong việc hoạch định và thực thi chính sách, Việt Nam luôn coi trọng vai trò của cộng đồng doanh nghiệp và luôn cập nhật các giải pháp để cải thiện môi trường đầu tư. Trong đó, Việt Nam đã thực sự coi FDI là một cấu phần quan trọng của nền kinh tế. Doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp tư nhân và doanh nghiệp FDI là những đội quân chủ lực của nền kinh tế. Khi cả ba loại hình doanh nghiệp này phát triển, bổ sung và hỗ trợ tốt cho nhau, nền kinh tế sẽ tăng trưởng nhanh, bền vững.

Doanh nghiệp như con ong chăm chỉ, không chỉ hút mật ngọt mà thụ phấn đơm hoa, kết trái. Các nhà đầu tư đến Việt Nam không chỉ tìm kiếm lợi nhuận mà còn hợp tác, lan tỏa với khu vực trong nước hỗ trợ cho nhau cùng phát triển hướng tới sự hợp tác hiệu quả, bền vững và lâu dài.

Trong thời gian tới, Chính phủ sẽ ban hành chương trình hành động, thể chế hóa các định hướng chính sách quan trọng mà Bộ Chính trị đã đặt ra để đón được dòng vốn đầu tư có chất lượng hơn, tác động tích hơn tới nền kinh tế. Cùng với những nỗ lực của Chính phủ, chúng tôi mong muốn luôn có sự đồng hành chủ động, tham gia tích cực từ phía cộng đồng doanh nghiệp, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cho biết.

Với chủ đề của Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam cuối kỳ 2019, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng nhấn mạnh vai trò,trách nhiệm đóng gópcủa doanh nghiệp FDI trong tiến trình phát triển của Việt Nam, nhất là trách nhiệm tạo mối liên kết, hợp tác với doanh nghiệp trong nước, tương trợ lẫn nhau cùng phát triển. Đồng thời, mong muốn lắng nghe những đề xuất của cộng đồng doanh nghiệp trong việc thúc đẩy nền kinh tế Việt Nam phát triển nhanh và bền vững, thu hút và sử dụng có hiệu quả hơn dòng vốn đầu tư nước ngoài trong bối cảnh các nhà đầu tư, các tập đoàn đa quốc gia đang cơ cấu lại nguồn vốn đầu tư. Những ý kiến đóng góp sẽ giúp Chính phủ hoàn thiện hơn vai trò “kiến tạo” của mình đồng thời cải thiện tốt hơn môi trường đầu tư./.

Thúy Quyên
Bộ Kế hoạch và Đầu tư

  • Tổng số lượt xem: 5002
  •  

Đánh giá

(Di chuột vào ngôi sao để chọn điểm)