Skip Ribbon Commands
Skip to main content
Ngày 23/03/2021-16:04:00 PM
Diễn đàn về Phát triển bền vững khu vực Châu Á - Thái Bình Dương lần thứ 8
(MPI) – Diễn đàn về Phát triển bền vững khu vực Châu Á - Thái Bình Dương là diễn đàn liên chính phủ thường niên nhằm hỗ trợ các nước thành viên của Liên hợp quốc ở khu vực Châu Á - Thái Bình Dương trong việc thực hiện Chương trình nghị sự 2030 và các mục tiêu phát triển bền vững. Diễn đàn năm nay được tổ chức theo hình thức trực tuyến từ ngày 23 - 26/3/2021, Vụ trưởng Vụ Khoa học, Giáo dục, Tài nguyên và Môi trường, Bộ Kế hoạch và Đầu tư là trưởng đoàn Việt Nam tham dự UNESCAP năm nay.
Toàn cảnh Diễn đàn. Ảnh: MPI

Bộ Kế hoạch và Đầu tư với vai trò là cơ quan đầu mối trong việc triển khai thực hiện Chương trình nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững tại Việt Nam đã phối hợp với Bộ Ngoại giao tổ chức đoàn tham dự Diễn đàn.

Vụ trưởng Vụ Khoa học, Giáo dục, Tài nguyên và Môi trường, Bộ Kế hoạch và Đầu tư Lê Việt Anh, Trưởng đoàn Việt Nam đã có bài phát biểu tại phiên “Đánh giá tiến độ thực hiện các mục tiêu SDGs của khu vực”. Vụ trưởng Lê Việt Anh nhấn mạnh đến những thành tựu nhất định trong việc thực hiện các mục tiêu và xếp hạng chỉ số SDGs của Việt Nam tăng liên tục trong thời gian qua, nhưng Việt Nam còn gặp rất nhiều khó khăn để đạt được các mục tiêu SDGs đến năm 2030. Việt Nam cũng nhấn mạnh vai trò của Ủy hội Kinh tế Xã hội châu Á Thái Bình Dương Liên hợp quốc (UNESCAP) và các đối tác phát triển trong việc dẫn dắt các quốc gia thành viên trong việc hoàn thành các mục tiêu SDGs vào năm 2030.

Đoàn Việt Nam cũng chủ trì phiên thảo luận về “Kinh tế tuần hoàn - sản xuất và tiêu dùng có trách nhiệm: tăng cường năng lực, hỗ trợ kỹ thuật và tài chính và tăng cường sự tham gia của các bên liên quan” trong khuôn khổ thảo luận bàn trong mục tiêu SDG 12.

Tại phiên thảo luận, Đoàn Việt Nam đã có bài trình bày về “Kinh tế tuần hoàn, sản xuất tiêu dùng xanh, các thách thức, khó khăn, giải pháp trong quá trình triển khai, thực hiện ở Việt Nam” và điều phối thảo luận 3 chủ đề chính: Thứ nhất là cách tiếp cận tích hợp nền kinh tế tuần hoàn, thứ hai là tăng cường năng lực, hỗ trợ kỹ thuật và tài chính, thứ ba là tăng cường sự tham gia của các bên liên quan.

Phía Việt Nam đã đề xuất một số ý tưởng quan trọng, bao gồm việc thiết lập một diễn đàn chính thức về kinh tế tuần hoàn và có sự liên kết với các diễn đàn như P4G, LEDs hiện đang nhận được sự quan tâm của các bên. Tiếp theo là huy động các nguồn tài chính khí hậu để hỗ trợ cho kinh tế tuần hoàn, thúc đẩy sự tham gia và hỗ trợ từ các tổ chức khu vực và toàn cầu, vai trò và sự tham gia của khu vực tư nhân.

Các kiến nghị của Việt Nam đã được nhận được sự quan tâm lớn của UNIDO và là cơ sở để triển khai các hành động tiếp theo để thúc đẩy hoạt động về kinh tế tuần hoàn trong khu vực thời gian tới./.

Bảo Linh
Bộ Kế hoạch và Đầu tư

  • Tổng số lượt xem: 2182
  •  

Đánh giá

(Di chuột vào ngôi sao để chọn điểm)