Tình hình kinh tế - xã hội 6 tháng đầu năm 2021 diễn ra trong bối cảnh kinh tế, thương mại toàn cầu có dấu hiệu phục hồi; một số nước đã triển khai mạnh mẽ và có nhiều thành công trong việc tiêm vắc-xin phòng Covid-19, đã kiểm soát được tình trạng lây lan dịch bệnh. Dự báo kinh tế thế giới tiếp tục xu hướng phục hồi với những dấu hiệu tăng trưởng khả quan. Chỉ số quản trị mua hàng (PMI) tổng hợp toàn cầu liên tục tăng trong 4 tháng đầu năm và đạt mức cao nhất trong 11 năm trở lại đây với 56,3 điểm, dẫn đầu là các nền kinh tế lớn như Anh, Mỹ.
Tình hình kinh tế - xã hội 6 tháng đầu năm 2021 diễn ra trong bối cảnh kinh tế, thương mại toàn cầu có dấu hiệu phục hồi; một số nước đã triển khai mạnh mẽ và có nhiều thành công trong việc tiêm vắc-xin phòng Covid-19, đã kiểm soát được tình trạng lây lan dịch bệnh. Dự báo kinh tế thế giới tiếp tục xu hướng phục hồi với những dấu hiệu tăng trưởng khả quan. Chỉ số quản trị mua hàng (PMI) tổng hợp toàn cầu liên tục tăng trong 4 tháng đầu năm và đạt mức cao nhất trong 11 năm trở lại đây với 56,3 điểm, dẫn đầu là các nền kinh tế lớn như Anh, Mỹ. Các tổ chức lớn như OECD, IMF... đều nâng mức dự báo tăng trưởng kinh tế thế giới năm 2021, phản ánh kỳ vọng về sự tăng cường các hoạt động về vắc-xin vào cuối năm và các gói cứu trợ lớn được thực hiện ở một số nền kinh tế lớn như Mỹ và châu Âu. Tuy nhiên, kinh tế thương mại toàn cầu chưa thực sự vững chắc; giá cả hàng hóa trên thị trường quốc tế tăng mạnh, nhất là mặt hàng nguyên, nhiên, vật liệu,…. Ở trong nước, kinh tế vĩ mô ổn định, lạm phát được kiểm soát. Trong tỉnh, kinh tế - xã hội tiếp tục có những chuyển biến tích cực, tiếp nối những kết quả quan trọng, đã đạt được của năm 2020. Căn cứ Kết luận của Tỉnh ủy, các Nghị quyết của HĐND tỉnh, ngay từ đầu năm 2021, UBND tỉnh đã ban hành Chỉ thị số 01/CT-UBND đề ra các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện kế hoạch năm 2021. Với tinh thần nỗ lực, phấn đấu hoàn thành vượt mức các mục tiêu kế hoạch năm 2021 đề ra, tạo nền tảng vững chắc cho việc thực hiện thắng lợi Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm giai đoạn 2021-2025. Trong 6 tháng đầu năm 2021, UBND tỉnh đã ban hành các Chỉ thị, văn bản, chính sách tăng cường quản lý, tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, đẩy mạnh phát triển toàn diện trên các lĩnh vực. Công tác phòng, chống dịch Covid-19, thực hiện “mục tiêu kép” được chỉ đạo sát sao. Các giải pháp phòng chống dịch Covid-19 được triển khai đồng bộ, đặt mục tiêu chăm lo, bảo vệ sức khỏe và sinh mệnh của người dân lên trên hết, cố gắng cao nhất để bảo đảm cho hoạt động sản xuất kinh doanh, không để đứt gãy chuỗi cung ứng. Các cơ quan, cả Trung ương, nhất là các lực lượng tuyến đầu như y tế, quân đội, công an, không ngừng nỗ lực, cố gắng thực hiện tốt, có hiệu quả công tác phòng, chống dịch. Công tác điều hành kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội được triển khai đồng bộ, hiệu quả, trong bối cảnh khó khăn, tình hình kinh tế - xã hội trong quý II và 6 tháng đầu năm 2021 tiếp tục có những chuyển biến tích cực, đạt được kết quả cụ thể ở những ngành, lĩnh vực như sau:
1. Tăng trưởng kinh tế
Quy mô GRDP trên địa bàn tỉnh 6 tháng theo giá so sánh 2010 ước tính đạt 61.115 tỷ đồng, tốc độ tăng GRDP ước tính đạt 7,45%, cao hơn mục tiêu kỳ vọng của UBND tỉnh. Trong tổng mức tăng chung: Khu vực công nghiệp - xây dựng tăng cao nhất tiếp theo là nông, lâm nghiệp và thủy sản, thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm và dịch vụ lần lượt tăng là 8,86%, 7,59%, 3,29%, 2,61%. Ở từng khu vực kinh tế có một số điểm đáng lưu ý:
Khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản ước tính đạt 2.183 tỷ đồng tăng 7,59% so với cùng kỳ năm trước (cao hơn rất nhiều mức tăng trưởng âm -1,51% của 6 tháng đầu năm 2020) đóng góp 0,27 điểm phần trăm vào tốc độ tăng tổng giá trị tăng thêm toàn nền kinh tế. Xét theo ngành cấp 2: Nông nghiệp và hoạt động dịch vụ có liên quan tăng cao nhất 9,5%, tăng cao do chăn nuôi lợn phục hồi, sản lượng tăng gần 60% (6 tháng đầu năm 2020 sản lượng lợn giảm 43%); lâm nghiệp và hoạt động dịch vụ có liên quan tăng 8%; riêng khai thác, nuôi trồng thủy sản có mức tăng trưởng âm -1,8%.
Sản xuất công nghiệp - xây dựng ước tính đạt 45.927 tỷ đồng tăng 8,86% so với cùng kỳ năm trước (cao hơn mức tăng 5,09% của 6 tháng đầu năm 2020) đóng góp 6,57 điểm phần trăm, trong đó: Ngành công nghiệp có mức tăng cao nhất 9,84% đồng thời cũng có số điểm phần trăm đóng góp cao nhất, đóng góp 6,87 điểm phần trăm, trong đó: ngành công nghiệp chế biến chế tạo mặc dù chịu ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 diễn ra tương đối phức tạp trên địa bàn tỉnh, nhưng việc chuẩn bị công tác phòng chống dịch tốt ở những doanh nghiệp lớn, đặc biệt tổ hợp SamSung Bắc Ninh vẫn duy trì tốt là nhân tố quan trọng đưa hoạt động sản xuất ổn định và tăng so với cùng kỳ, tăng 10%, đóng góp 6,86 điểm phần trăm; ngành xây dựng đạt mức tăng trưởng âm -6,8%, làm giảm -0,3 điểm phần trăm, do trong quý 2 tỉnh thực hiện chỉ thị 15, 16 giãn cách xã hội 1 số huyện, thị xã, thành phố làm cho xây dựng nhà ở khu vực hộ dân cư giảm mạnh, ngoài ra một số công trình lớn chậm tiến độ thi công như: Nhà máy SX ATM phần mềm tài chính có tổng mức 658 tỷ, xây dựng nhà ở xã hội tại Bắc Ninh có tổng mức 292 tỷ,.v.v.
Trong những tháng đầu năm 2021, dịch Covid-19 đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động thương mại, dịch vụ và xuất nhập khẩu. Khu vực dịch vụ trong 6 tháng đạt mức tăng thấp nhất của cùng kỳ trong giai đoạn 2017-2020. Khu vực dịch vụ ước tính đạt 10.541 tỷ đồng, đạt mức tăng trưởng thấp +2,61% so với cùng kỳ năm trước (cao hơn mức tăng trưởng âm -2,72% của 6 tháng đầu năm 2020), do ảnh hưởng của dịch Covid-19 đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động thương mại dịch vụ, đến thời điểm hiện tại ảnh hưởng của dịch Covid-19 đang tiếp tục diễn biến phức tạp. Đóng góp của một số ngành dịch vụ thị trường có tỷ trọng lớn vào mức tăng tổng giá thêm của 6 tháng đầu năm 2021 như sau: Bán buôn và bán lẻ tăng 4,7% so với cùng kỳ năm trước, là ngành dịch vụ có đóng góp lớn nhất vào mức tăng tổng giá trị tăng thêm toàn ngành kinh tế 0,19 điểm phần trăm; tài chính ngân hàng lần lượt là 9% và 0,15 điểm phần trăm; vận tải kho bãi là 6,1% và 0,13 điểm phần trăm; y tế và hoạt động trợ giúp xã hội là 25,6 và 0,12 điểm phần trăm; kinh doanh bất động sản là 3,7% và 0,08 điểm phần trăm.
Về cơ cấu kinh tế dịch chuyển tạm thời chủ yếu do những tác động tiêu cực của dịch Covid-19: Khu vực công nghiệp - xây dựng chiếm 76,19%; dịch vụ chiếm 16,49%; nông, lâm nghiệp và thuỷ sản chiếm 3,49%; khu vực thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm 3,84% (Cơ cấu tương ứng của cùng kỳ năm 2020 là: 75,36% - 17,36% - 3,29% - 3,99%). Như vậy, do ít chịu ảnh hưởng hơn nên tỷ trọng khu vực công nghiệp - xây dựng tăng 0,83%, khu vực nông, lâm nghiệp và thuỷ sản tăng 0,19%, riêng khu vực dịch vụ chịu ảnh hưởng của dịch Covid-19 nhiều nhất nên tỷ trọng giảm đi (-0,87%).
2. Tài chính, ngân hàng và bảo hiểm
Kết quả thu NSNN 6 tháng đầu năm tương đối tích cực, chủ yếu nhờ đà phục hồi khả quan của nền kinh tế từ những tháng cuối năm 2020. Chi ngân sách Nhà nước trong kỳ thực hiện theo dự toán và tiến độ thực hiện của đơn vị sử dụng ngân sách; ưu tiên bố trí kinh phí cho công tác phòng, chống dịch Covid-19, thực hiện các nhiệm vụ chính trị quan trọng (kinh phí phục vụ bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV, đại biểu hội đồng nhân dân các cấp,…), đảm bảo quốc phòng an ninh, đảm bảo an sinh xã hội.Tổng thu ngân sách Nhà nước, ước đạt 16.028 tỷ đồng, bằng 57,6% dự toán năm 2021, tăng 8,6% so với cùng kỳ năm trước, trong đó: Thu nội địa đạt 12.528 tỷ đồng bằng 56,1% và tăng 4,8%; thu từ Hải quan đạt 3.500 tỷ đồng bằng 63,4% và tăng 25%.Tổng chi sách địa phương,ước đạt 9.838 tỷ đồng, bằng 51,6% dự toán năm 2021 và tăng 6% so với cùng kỳ năm trước, trong đó: Chi đầu tư phát triển đạt 5.497 tỷ đồng bằng 93,4% và giảm 6,4%; chi thường xuyên đạt 4.337 tỷ đồng bằng 43% và tăng 27%.
Thị trường tiền tệ và hoạt động ngân hàngdiễn ra tương đối ổn định, thanh khoản thị trường diễn ra bình thường. Cơ cấu tín dụng tiếp tục chuyển dịch theo hướng tích cực. Mặt bằng lãi suất huy động và cho vay tiếp tục xu hướng giảm so với thời điểm cuối năm 2020. Do ảnh hưởng của dịch Covid-19, các tổ chức tín dụng đã tháo gỡ khó khăn cho khách hàng như cơ cấu lại thời gian trả nợ, giữ nguyên nhóm nợ, miễn, giảm lãi suất cho vay vốn, cho vay mới với lãi suất thấp hơn so với trước dịch.Tổng nguồn vốn huy độngtrên địa bàn đến cuối tháng 6 đạt 173.000 tỷ đồng, tăng 10,5% so với cùng tháng năm trước và tăng 2,1% so với thời điểm cuối năm 2020.Tổng dư nợ tín dụng, ước đạt 107.500 tỷ đồng, tăng 20,5% và tăng 6,3%.Nợ xấutrên địa bàn là 2.522 tỷ đồng 2,35%.
Bảo hiểm xã hội, Do dịch bệnh Covid-19 phát sinh những diễn biến phức tạp kéo dài, đã tiếp tục tác động đến hoạt động SXKD của doanh nghiệp, việc làm của người lao động; một số doanh nghiệp lớn phải thu hẹp, cắt giảm nhiều lao động, dẫn đến tình trạng nợ BHXH, BHYT, BHTN tăng cao ảnh hưởng đến công tác thu, thu nợ, đặc biệt là công tác phát triển người tham gia BHXH, BHTN, BHYT. Mặc dù chỉ số phát triển đối tượng chưa đạt kế hoạch kỳ vọng của ngành BHXH, nhưng vẫn có sự tăng trưởng so với cùng kỳ năm trước. Tính đến hết tháng 6/2021, ước tính số người tham gia BHXH, BHYT, BHTN là 1.360,1 nghìn người tăng 2,8% so với cùng kỳ năm trước, chiếm 93,8% dân số toàn tỉnh (so với cùng kỳ tăng 0,8%), trong đó: 1.349,6 nghìn người tham gia BHYT, tăng 2,5%; 410,7 nghìn người tham gia BHTN, tăng 5,3%; 425,5 nghìn người tham gia BHXH bắt buộc tăng 4,7%; 10,5 nghìn người tham gia BHXH tự nguyện tăng 37,8%.
3. Tình hình giá cả
Chỉ số giá tiêu dùng (CPI):Bình quân 6 tháng đầu năm 2021 so với cùng kỳ năm trước chỉ số giá tiêu dùng tăng 0,76%, đây là mức tăng thấp nhất trong vòng 5 năm qua. Với mức tăng quá thấp cũng tiềm ấn nhiều thách thức bởi CPI tăng thấp phần nào phản ảnh tình trạng “sức khỏe yếu kém” của nền kinh tế, với bằng chứng rõ ràng là sức cầu thị trường tiếp tục suy yếu làm ảnh hưởng đến sự phục hồi của các doanh nghiệp và người sản xuất nhỏ. Trong 11 nhóm hàng có 7 nhóm hàng hóa dịch vụ có chỉ số tăng, nhóm nhà ở và vật liệu xây dựng tăng nhiều nhất (+3,45%), do dịch vụ sửa chữa nhà ở tăng 6,2%, đồng thời giá nguyên, nhiên vật liệu đầu vào tăng cao theo giá thế giới, bên cạnh đó chỉ số giá điện, ga sinh hoạt lần lượt tăng 6,68 và 5,51%. Bên cạnh các nhóm hàng tăng giá, các nhóm hàng giảm giá so với cùng kỳ năm trước đã tác động đến CPI 6 tháng đầu năm gồm có: Hàng ăn và dịch vụ ăn uống giảm 0,21%, do nguồn cung thịt lợn tăng đáng kể, làm nhóm thực phẩm giảm 1,34%; đồ uống và thuốc lá giảm 0,39%, do ảnh hưởng dịch bệnh nhu cầu đồ uống giảm đi; bưu chính viễn thông giảm 1,17%, do nhu cầu về thiết bị điện thoại giảm 4,28%; văn hóa, giải trí và du lịch giảm 5,59%, việc hạn chế đi lại làm cho nhóm du lịch bị giảm sâu (-15,13%).
Chỉ số giá vàng và Đô la Mỹ:Giá vàng bình quân 6 tháng đầu năm tăng rất cao so với cùng kỳ năm trước (+16,68%). Chỉ số giá đô la Mỹ bình quân 6 tháng đầu năm 2021 giảm 0,98% so với cùng kỳ năm trước.
4. Đầu tư phát triển
Vốn đầu tư thực hiện trên địa bàn tỉnh chưa đạt được kế hoạch đề ra. Các vấn đề vướng mắc chủ yếu do diễn biến phức tạp của dịch bệnh Covid-19, tình trạng khan hiếm nguyên vật liệu dẫn đến giá cả nguyên vật liệu tăng nhanh ảnh hưởng đến dự án, công trình.Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) mặc dù bị giảm về số dự án cấp mới, song vốn đăng ký mới lại tăng 2 lần, như vậy giảm về số lượng nhưng quy mô, chất lượng đầu tư tăng lên, đúng với quan điểm của tỉnh đã đề ra.
4.1. Vốn đầu tư phát triển
Ước tính 6 tháng đầu năm 2021 vốn đầu tư thực hiện trên địa bàn tỉnh đạt 26.842 tỷ đồng, giảm 20,5% so với cùng kỳ năm trước, trong đó: khu vực Nhà nước đạt 3.711 tỷ đồng tăng 9,0%; khu vực ngoài nhà nước đạt 10.843 tỷ đồng, giảm 7,8%; khu vực có vốn FDI đạt 12.288 tỷ đồng giảm 33,9%. Về cơ cấu vốn đầu tư thực hiện khu vực Nhà nước và khu vực ngoài Nhà nước có xu hướng tăng lên qua các năm, riêng khu vực đầu tư nước ngoài giảm dần.
4.2. Tình hình cấp phép vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài
Tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Bắc Ninh,tính từ đầu năm 2021 đến ngày 20/6/2021,toàn tỉnh đã cấp mới cho 63 dự án FDI, giảm 35,05% so với cùng kỳ năm trước, với tổng vốn đăng ký đạt 397,4 triệu USD tăng hơn 2 lần; điều chỉnh vốn cho 40 dự án, giảm 24,52%, với số vốn điều chỉnh tăng là 52,7 triệu USD, giảm 77,51%; góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp: 31 lượt với giá trị là 15,2 triệu USD; thu hồi 20 dự án với tổng vốn đầu tư là 208,3 triệu USD.Lũy kế đến 20/6/2021,toàn tỉnh có 1.674 dự án còn hiệu lực với tổng vốn đầu tư đăng ký sau điều chỉnh và góp vốn mua, mua cổ phần, phần vốn góp đạt 20.137 triệu USD.
5. Tình hình hoạt động của doanh nghiệp
5.1. Tình hình đăng ký doanh nghiệp
Tính chung6 tháng đầu năm 2021,toàn tỉnh có 1.120 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới với tổng vốn đăng ký là 13.009 tỷ đồng, tăng 1% về số doanh nghiệp, tăng 45,2% về vốn đăng ký so với cùng kỳ năm trước. Vốn đăng ký bình quân một doanh nghiệp thành lập mới trong 6 tháng đạt 11,6 tỷ đồng, tăng 43,7% so với cùng kỳ năm trước. Bên cạnh đó, còn có 403 doanh nghiệp quay trở lại hoạt động tăng 75,2%, nâng tổng số doanh nghiệp thành lập mới và doanh nghiệp quay trở lại hoạt động trong 6 tháng đầu năm lên 1.523 doanh nghiệp, trung bình mỗi tháng có 253,8 doanh nghiệp thành lập mới và quay trở lại hoạt động. Cũng trong 6 tháng đầu năm, có 645 doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng hoạt động, tăng 46,6% so với cùng kỳ năm trước; 102 doanh nghiệp giải thể tự nguyện, giảm 11,3%, trung bình mỗi tháng có 17 doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường; 135 doanh nghiệp chuyển đổi loại hình, giảm 11,8%.Lũy kế đến 18/6/2021,trên địa bàn tỉnh có 19.105 DN đã đăng ký, với tổng số vốn điều lệ đăng ký là 316.483 tỷ đồng và 4.158 đơn vị trực thuộc.
5.2. Xu hướng sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
Kết quả điều tra xu hướng kinh doanh của các doanh nghiệp ngành công nghiệp chế biến, chế tạo cho thấy: Có 16,95% số DN đánh giá SXKD trong quý II/2021 tốt hơn so với quý I/2021; 17,51% cho rằng giữ ổn định và có tới 42,86% số DN đánh giá là khó khăn hơn.
Dự báo quý III/2021 so với quý II/2021, xu hướng sản xuất công nghiệp trên địa bàn toàn tỉnh đã có dấu hiệu khả quan hơn, cụ thể: Có 27,12% số DN đánh giá sản xuất tốt lên, cao hơn mức đánh giá ở quý II hơn 1,6 lần; 36,72% số DN xác định sản xuất ổn định và 36,16% số DN khẳng định sản xuất sẽ khó khăn hơn, thấp hơn 0,4 lần so với đánh giá ở quý II.
6. Sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản
Sản xuất nông, lâm nghiệp thủy sản6 tháng đầu năm, diễn ra trong điều kiện thời tiết thuận lợi, các hoạt động đều có mức tăng khá so với cùng kỳ năm 2020, đặc biệt năng suất lúa đông xuân tăng2% so với cùng kỳ năm trước, dịch tả lợn châu Phi tiếp tục được kiểm soát, đàn gia cầm phát triển tốt; thủy sản và lâm nghiệp giữ ổn định.
6.1. Nông nghiệp
Tính đến trung tuần tháng 6, các địa phương trong tỉnh gieo trồng được 3.515,9 ha rau màu và hoa các loại, đạt 26,5% kế hoạch và tăng 2,2% so với cùng kỳ năm trước, trong đó: Ngô 526,7 ha, đạt 45,8% kế hoạch năm, giảm 6,9% so với cùng kỳ năm trước; khoai tây 231,3 ha, đạt 9,3%, giảm 3,8%; rau màu khác 2.460,5 ha, đạt 30,8% tăng 7,7%, trong đó sản xuất rau hè gieo trồng được 274 ha rau màu các loại, đạt 9,6% kế hoạch..Chăn nuôi,Số liệu đầu con ước tính đến thời điểm 01/7 và so với cùng thời điểm năm trước, trâu có 2.850 con, tăng 2,6% (+72 con); bò có 26.500 con, giảm 3,4% (-934 con); lợn có 300.137 con, tăng 25,3% (+60.650 con); gia cầm có 5.612 nghìn con, tăng 9,2% (+471 nghìn con). Sản lượng thịt hơi gia súc, gia cầm xuất chuồng lũy kế 6 tháng ước đạt 43.608 tấn, tăng 54,6% so với cùng kỳ năm trước.
6.2. Lâm nghiệp
Sản xuất lâm nghiệp 6 tháng đầu năm diễn ra trong điều kiện thời tiết thuận lợi cho cây rừng sinh trưởng phát triển tốt. Ước 6 tháng đầu năm 2021, toàn tỉnh trồng được 71.400 cây phân tán các loại; diện tích rừng được chăm sóc và bảo vệ là 114,5 ha, đạt 100% kế hoạch; diện tích rừng được giao khoán bảo vệ là 378,7 ha, đạt 100% kế hoạch giao và tăng 8,6% so với cùng kỳ năm trước. Sản lượng gỗ khai thác 6 tháng đầu năm 2021 ước đạt 1.756 m3, giảm 8,5% (-163,5 m3) so với cùng kỳ năm trước; khai thác 1.780 ste củi, giảm 16% (-338,8 ste). Trong 6 tháng đầu năm đã xảy ra 4 vụ cháy rừng, làm thiệt hại 4,1 ha rừng.
6.3. Thuỷ sản
Tính đến 15/6, diện tích nuôi trồng thủy sản trong ao đất cơ bản ổn định, ước tính là 5.150 ha, bằng với cùng thời điểm năm trước. Số lượng lồng nuôi trên sông ước tính 2.267 lồng, tăng 205 lồng so với cùng thời điểm năm trước (huyện Lương Tài tăng 45 lồng, huyện Gia Bình tăng 117 lồng, huyện Quế Võ tăng 74 lồng, huyện Yên Phong tăng 14 lồng; Số lồng nuôi trên hệ thống sông Đuống tăng 191 lồng, sông Thái Bình tăng 45 lồng, sông Cầu tăng 14 lồng). Sản lượng thủy sản lũy kế đến hết tháng 6, ước đạt 18.918,5 tấn, giảm 1,7% so với cùng kỳ năm trước, trong đó sản lượng nuôi trồng là 18.375,5 tấn, giảm 1,4%; sản lượng thủy sản khai thác là 543,3 tấn, giảm 9,5%
7. Sản xuất công nghiệp
Dịch Covid-19 diễn biến phức tạp từ cuối tháng Tư và ảnh hưởng trực tiếp đến doanh nghiệp ở một số khu công nghiệp nên sản xuất công nghiệp trong tháng có xu hướng giảm so với tháng trước. Song tính chung 6 tháng đầu năm, sản xuất công nghiệp đạt kết quả tích cực, chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp (IIP) tăng 11,73% so với cùng kỳ năm trước, cao hơn nhiều mức tăng tương ứng của 6 tháng đầu năm 2020 (-3,7%).
7.1. Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP)
Tính chung 6 tháng, IIP trên địa bàn tỉnh vẫn đạt được mức tăng khá cao (+10,88%) so với cùng kỳ năm trước, trong đó: Công nghiệp chế biến chế tạo (+10,93%); sản xuất, phân phối điện, khí đốt, nước nóng (+7,25%); riêng ngành cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải (-2,79%).
Dịch Covid-19 vẫn đang diễn biến phức tạp ở nhiều quốc gia trong đó có các đối tác quan trọng của các doanh nghiệp lớn trong tỉnh. Đồng thời giá nguyên, nhiên, vật liệu trên thị trường quốc tế tăng mạnh gia tăng áp lực cho sản xuất trong tỉnh. Trong ngành công nghiệp chế biến chế tạo, một số ngành có chỉ số sản xuất 6 tháng đầu năm tăng cao so với cùng kỳ năm trước: Sản xuất đồ uống (+32,22%); sản xuất trang phục (+33,93%); SX thuốc, hóa và dược liệu (+18,94); SXSP từ kim loại đúc sẵn (+19,9%); riêng ngành SXSP điện tử, máy vi tính và SP quang học ngành chủ lực (+11,11%). Bên cạnh các ngành có chỉ số sản xuất tăng có 4 ngành có mức giảm là: Dệt (-18,47%); Chế biến gỗ và SXSP từ gỗ, tre, nứa (-9,66%); in, sao chép bản ghi các loại (-11,72%); SXSP từ khoáng phi kim loại khác (-5,87%).
7.1. Sản phẩm công nghiệp
Sản phẩm công nghiệp chủ yếu 6 tháng đầu năm, có 16/24 sản phẩm chủ yếu của tỉnh có mức tăng so với tháng trước, trong đó có 5/7 sản phẩm chủ lực của tỉnh đạt mức tăng là: Điện thoại di động thông thường (+35,2%); điện thoại di động thông minh (+5,4%); đồng hồ thông minh (+31,5%); linh kiện điện tử (+39,4%); pin điện thoại (+8,1%). Bên cạnh đó có 8/24 sản phẩm có mức giảm, trong đó có 2 sản phẩm chủ lực có mức giảm là: Máy in (-27,8%); màn hình điện thoại (-37,9%)
7.3. Chỉ số tiêu thụ, tồn kho
Chỉ số tiêu thụ:Tính chung 6 tháng đầu năm 2021, chỉ số tiêu thụ toàn ngành công nghiệp chế biến, chế tạo giảm 2,4% so với năm trước, trong đó có 3/21 ngành có chỉ số tiêu thụ giảm, trong đó ngành SXSP điện tử, máy vi tính và SP quang học giảm (-6,9%). Một số ngành có chỉ số tiêu thụ tăng cao so với cùng thời điểm năm trước: Ngành sản xuất đồ uống (+23,7%); SX trang phục (+31%); chế biến gỗ và SXSP từ gỗ, tre, nứa (+23,7%); SX hóa chất và SP hóa chất (+22,4%); SX thuốc, hoá dược và dược liệu (+52,1%); SXSP từ kim loại đúc sẵn (+27,3%); SX MMTB chưa được phân vào đâu (+26,1%); SX xe có động cơ (+27,9%); SX phương tiện vận tải khác (+17,5%).
Chỉ số tồn kho:Ước tính thời điểm 31/6/2021 giảm nhẹ 1,8% so với tháng trước và giảm mạnh 29,3% so với cùng thời điểm năm trước (cùng thời điểm năm 2020 tăng 21,3%), trong đó một số ngành chỉ số tồn kho giảm sâu: Chế biến gỗ và SXSP từ gỗ, tre nứa (-53,1%); SX thuốc, hóa & dược liệu (-99,9%); SXSP từ khoáng phi kim loại khác (-49,6%); SXSP điện tử, máy vi tính và SP quang học (-60,1%). Một số ngành có chỉ số tồn kho tăng cao so với thời điểm năm trước: SX chế biến thực phẩm (+48,3); SX đồ uống (+29,8%); SX giấy và SP từ giấy (+36,1%); SXSP từ cao su và plastic tăng hơn 2 lần; SXSP từ kim loại đúc sẵn (+93,5%); SX máy móc, thiết bị chưa được phân vào đâu (+63,6); SX xe có động cơ (+32,5%), SX giường, tủ, bàn ghế (+68,2%).
8. Thương mại, dịch vụ
Hoạt động thương mại dịch vụ trong tỉnh vẫn duy trì, tuy nhiên đạt mức tăng thấp, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tăng 2,4% (cùng kỳ năm 2020 giảm -16,5%).Việc cơ sở lưu trú, ăn uống, lữ hành phải tạm đóng cửa trong thời gian giãn cách xã hội, làm cho hoạt động dịch vụ ăn uống và du lịch giảm mạnh 9,3%.
8.1.Lưu chuyển hàng hoá - dịch vụ
Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ 6 tháng đầu năm, đạt 29.437 tỷ đồng, tăng 2,7% so với cùng kỳ năm trước. Xét theo ngành hoạt động: Doanh thu bán lẻ hàng hóa,đạt 23.210 tỷ đồng, tăng 5,3%, trong doanh thu bán lẻ hàng hóa, có 4/12 nhóm hàng có chỉ số giá tăng với mức tăng từ 2,6-18,6%, trong đó tăng cao nhất là nhóm hàng hóa lương thực thực phẩm. Có tới 8/12 nhóm hàng có chỉ số giá giảm, trong đó giảm sâu nhất là nhóm hàng hóa phương tiện đi lại (kể cả phụ tùng) giảm 29,1%;doanh thu dịch vụ lưu trú và ăn uống,đạt 2.294 tỷ đồng, giảm 4,3%, trong đó: Ngành dịch vụ lưu trú vẫn giảm sâu 30,5%, dịch vụ ăn uống giảm 3,3%;Doanh thu dịch vụ,đạt 3.930 tỷ đồng, giảm 6,5%;doanh thu du lịch lữ hành, đạt 3,1 tỷ đồng, giảm 41,6%
8.2.Hoạt động ngoại thương
Hoạt động xuất nhập khẩu bị ảnh hưởng bởi làn sóng thứ Tư của dịch Covid-19 bùng phát trở lại khiến hoạt động sản xuất của một số doanh nghiệp trong khu công nghiệp bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Tuy nhiên những tín hiệu tích cực bước đầu từ EVFTA đi vào thực thi, giúp xuất khẩu của tỉnh sang EU tăng lên; hiệp định RCEP giúp cho việc xuất, nhập khẩu với các đối tác trong khu vực thuận lợi hơn, nhất là việc nhập khẩu linh kiện điện tử từ đối tác Trung Quốc, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu 6 tháng đầu năm tăng cao, đạt 35.219 triệu USD, tăng 27,5% so với cùng kỳ năm trước.
Xuất khẩu hàng hóa,6 tháng đầu năm 2021, ước tính đạt 19.044 triệu USD, tăng 29,5% so với cùng kỳ năm trước, trong đó: Khu vực kinh tế trong nước đạt 45,2 triệu USD, giảm 33,3%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 18.999 triệu USD, tăng 29,8%.
Nhập khẩu hàng hóa,ước tính đạt 16.175 triệu USD tăng 25,3% so với cùng kỳ năm trước, trong đó: Khu vực kinh tế trong nước đạt 327,5 triệu USD, giảm 0.2% so với cùng kỳ năm trước; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 15.847 triệu USD, tăng 26,0%, trong đó, mặt hàng chủ lực linh kiện điện tử, điện thoại đạt 11.811 triệu USD tăng 30,5%.
Cán cân thương mại hàng hóa, tháng 6/2021 ước tính xuất siêu 257 triệu USD. Ước tính 6 tháng đầu năm 2021, xuất siêu 2.869 triệu USD, trong đó khu vực kinh tế trong nước nhập siêu 282 triệu USD; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài xuất siêu 3.152 triệu USD.
8.3. Vận tải, kho bãi
Vận tải hành khách gặp nhiều khó khăn khi dịch Covid-19 bùng phát trên địa bàn tỉnh, 7/8 huyện, thị xã, thành phố của tỉnh Bắc Ninh thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị số 15 và 16/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ, lượng hành khách vận chuyển 6 tháng đầu năm ước giảm 25,8% so với cùng kỳ năm trước; vận tải hàng hóa ít bị ảnh hưởng hơn so với vận tải hành khách, tuy nhiên vẫn có chiều hướng giảm, hàng hóa lưu thông khó khăn hơn tại những nơi dịch bùng phát mạnh. Hoạt động bưu chính, viễn thông nhìn chung ổn định.
a) Hoạt động vận tải trong 6 tháng đầu năm 2021: Vận tải hành khách:ước tính đạt 5.468 nghìn lượt khách, giảm 30,8% so với cùng kỳ năm trước; luân chuyển 255,1 triệu lượt khách.km, giảm 30,5%.Vận tải hàng hoá,ước tính khối lượng vận chuyển được 15,9 triệu tấn hàng hóa, giảm 6,3% so với cùng kỳ năm trước; khối lượng luân chuyển đạt 804,6 triệu tấn.km, giảm 6,5%.Doanh thu vận tải, kho bãi và dịch vụ hỗ trợ vận tải:Ước tính doanh thu vận tải, kho bãi và dịch vụ hỗ trợ vận tải ước đạt 3.495 tỷ đồng, tăng 7,6%.
b) Hoạt động bưu chính, viễn thông 6 tháng đầu năm 2021:Ước tính tổng số thuê bao điện thoại khoảng 2.400.000 thuê bao, đạt mật độ 158 thuê bao/100 dân (trong đó: thuê bao điện thoại cố định khoảng 32.000 thuê bao, thuê bao điện thoại di động khoảng 2.368.000 thuê bao). Tổng số thuê bao Internet các loại ước đạt 1.014.000 thuê bao; mật độ đạt 74 thuê bao/100 dân (trong đó: thuê bao Internet băng rộng cố định khoảng 210.000 thuê bao, thuê bao Internet không dây băng rộng là 830.000 thuê bao). Tổng số thuê bao truyền hình trả tiền trên địa bàn tỉnh là 135.000 thuê bao, mật độ đạt 9 thuê bao/100 dân. Tổng số trạm BTS hơn 3.000 trạm các loại (2G, 3G, 4G, 5G) với tổng cộng hơn 1.260 cột BTS. Doanh thu 6 tháng đầu năm 2021 đạt hơn 1.000 tỷ đồng.Hoạt động Bưu chính, hệ thống bưu cục và các điểm phục vụ bưu chính được mở rộng, đáp ứng nhu cầu phát triển thương mại điện tử và phục vụ giải quyết thủ tục hành chính; đến nay hơn 30% hồ sơ giải quyết thủ tục hành chính được chuyển phát qua dịch vụ bưu chính công ích.
9. Các lĩnh vực xã hội
9.1. Lao động việc làm
Trong 6 tháng đầu năm 2021 dịch Covid-19 ảnh hưởng tiêu cực lên thị trường lao động việc làm của tỉnh Bắc Ninh, thị trường lao động trong quý II/2021 đã chịu nhiều yếu tố ảnh hưởng của giai đoạn giãn cách xã hội của các huyện, thị xã, thành phố, tuy nhiên lần này việc kiểm soát sự lây lan của virus gặp rất nhiều khó khăn. Tác động của các biện pháp cần thiết được áp dụng đã ảnh hưởng rất lớn đến việc làm của người lao động. Tuy vậy, công tác lao động và giải quyết việc làm vẫn được tỉnh quan tâm, toàn tỉnh giải quyết việc làm 14.000 người lao động; thẩm định, giải quyết cho vay từ quỹ quốc gia giải quyết việc làm 2.577 lao động có thu nhập ổn định. Tuyển sinh học nghề 14.950 người; tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 75,5%... Tăng cường các biện pháp phòng chống dịch covid-19 đối với công nhân, người lao động cả trong và ngoài các khu, cụm công nghiệp. Thực hiện liên kết hệ thống các trung tâm dịch vụ việc làm nhằm kết nối hỗ trợ doanh nghiệp; bố trí đội ngũ cán bộ làm công tác xây dựng, dự báo nguồn nhân lực, tạo nhiều kênh thông tin đa chiều
9.2. Công tác an sinh xã hội
Tình hình an sinh xã hội, đời sống dân cư cơ bản ổn định; thiệt hại do thiên tai không có nhiều. Trong bối cảnh dịch bệnh phức tạp, nhiều nhiệm vụ, giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp, người lao động, người dân bị ảnh hưởng bởi đại dịch tiếp tục được triển khai, phát huy hiệu quả tích cực như: quy định chi phí cách ly y tế, khám chữa bệnh và một số chế độ đặc thù trong phòng, chống dịch Covid-19…; gia hạn thời gian nộp thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân…Các chính sách giảm nghèo và an sinh xã hội tiếp tục được bổ sung kinh phí từ ngân sách trung ương để thực hiện đảm bảo phân bổ đúng chính sách, chế độ chi trả kịp thời, đúng đối tượng. Thực hiện chính sách trợ cấp xã hội hằng tháng cho đối tượng bảo trợ xã hội, triển khai các chương trình, đề án về trợ cấp xã hội đã được phê duyệt; quan tâm chăm sóc người cao tuổi, chăm sóc phục hồi chức năng cho người khuyết tật, người tâm thần…; chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt. Thực hiện công tác trợ giúp xã hội, ổn định đời sống nhân dân; trên địa bàn tỉnh không có hộ bị thiếu đói, giáp hạt. Công tác an sinh xã hội tiếp tục được cấp ủy, chính quyền địa phương chăm lo và cộng đồng doanh nghiệp cùng chia sẻ, hỗ trợ cả về giá trị và hiện vật. Trước tình hình ảnh hưởng do dịch bệnh Covid-19 trên địa bàn tỉnh, Mặt trận Tổ quốc, Liên đoàn lao động tỉnh, .... đã kêu gọi các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân ủng hộ, hỗ trợ về tiền và hiện vật cho người lao động ở Bắc Ninh bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19.
9.3. Hoạt động y tế, phòng, chống dịch bệnh, ngộ độc thực phẩm
Dịch Covid-19 bùng phát trở lại trên phạm vi toàn tỉnh Bắc Ninh từ thời điểm cuối tháng 4/2021 và diễn biến rất phức tạp, phát sinh nhiều ổ dịch mới, nhiều biến chủng với tốc độ lây lan nhanh, đặc biệt 02 ổ dịch lớn H.Thuận thành và thành phố Bắc Ninh. Hiện nay tình hình dịch bệnh vẫn nằm trong tầm kiểm soát, việc giãn cách xã hội tại các địa phương được xem xét thực hiện với phạm vi phù hợp nhằm đảm bảo hiệu quả, phòng, chống dịch bệnh nhưng không gây ảnh hưởng lớn tới đời sống kinh tế - xã hội của người dân. Ưu tiên và huy động nguồn lực nhằm đẩy mạnh việc mua và tiêm phòng vắc-xin.
9.4. Giáo dục và đào tạo
Thời điểm hiện nay. ngành giáo dục cơ bản hoàn thành kế hoạch nhiệm vụ trọng tâm năm học 2020-2021. Triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới. Chuẩn bị kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông và tuyển sinh đại học, cao đẳng sư phạm năm 2021. Trước làn sóng bùng phát dịch bệnh Covid-19 lần thứ 4, ngành giáo dục đã chủ động báo cáo UBND tỉnh về việc cho học sinh nghỉ học ở trường, đảm bảo an toàn tuyệt đối cho giáo viên, học sinh; tổ chức thực hiện dạy học trực tuyến cho học sinh nghỉ học ở trường. Xây dựng kịch bản thi phù hợp với thực tiễn, bảo đảm an toàn, phòng chống dịch tại các địa phương trong tỉnh; chỉ đạo các cơ sở đào tạo lên phương án dự phòng trong công tác tuyển sinh năm 2021 đảm bảo an toàn, phòng chống dịch Covid-19.
9.5. Văn hoá thông tin, thể dục thể thao
Hoạt động tuyên truyền, văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao được các cấp, các ngành tổ chức sâu rộng, đáp ứng nhu cầu sáng tạo và hưởng thụ văn hóa tinh thần cho nhân dân, phục vụ kịp thời mọi nhiệm vụ chính trị của tỉnh. Tổ chức tuyên truyền cổ động trực quan, các hoạt động chào mừng Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng; các hoạt động văn hóa, thể thao, du lịch, gia đình chào mừng cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026; tuyên truyền các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước.
9.6. An ninh, chính trị và trật tự an toàn xã hội, an toàn giao thông
An ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội:Bảo đảm tuyệt đối an ninh, an toàn các mục tiêu, sự kiện chính trị, văn hóa, đối ngoại quan trọng tỉnh, nhất là các sự kiện chính trị, xã hội quan trọng như Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII, bầu cử QH khóa XV và HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026; giải quyết ổn định các điểm có tranh chấp, khiếu kiện phức tạp về an ninh nông thôn; đảm bảo an ninh kinh tế, an ninh thông tin; đảm bảo trật tự, an toàn giao thông; quản lý chặt chẽ người nước ngoài trên địa bàn như tăng cường công tác quản lý xuất nhập cảnh, quản lý cư trú, hoạt động của người nước ngoài tại địa phương, tích cực kiểm tra, kịp thời phát hiện số đối tượng người nước ngoài, người Việt Nam ở nước ngoài nhập cảnh trái phép vào địa bàn để chủ động công tác đảm bảo ANTT và phòng, chống dịch COVID-19. Trong 6 tháng đầu năm trên địa bàn tỉnh xảy ra 242 vụ phạm pháp hình sự giảm 13 vụ, làm 06 người chết, 53 người bị thương; tài sản thiệt hại trị giá hơn 25,8 tỷ; điều tra làm rõ 220 vụ, 309 đối tượng, điều tra mở rộng 90 vụ, đạt tỷ lệ điều tra 89,1%. Bắt 84 vụ, 636 đối tượng đánh bạc (giảm 02 vụ so với cùng kỳ năm 2020); khởi tố 84 vụ, 461 đối tượng. Bắt 16 vụ, 89 đối tượng mại dâm (tăng 02 vụ so với cùng kỳ năm 2020); khởi tố 15 vụ, 16 bị can.
Tình hình an toàn giao thông:Công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông có chuyển biến tích cực; khắc phục kịp thời các bất cập trong hạ tầng, điều tiết giao thông, không để xảy ra ùn, tắc giao thông. Trong 6 tháng đầu năm, tai nạn giao thông trên địa bàn tỉnh giảm cả 3 tiêu chí, toàn tỉnh xảy ra 33 vụ TNGT, giảm 22,2% so với kỳ năm trước; làm chết 27 người, giảm 10%; làm 12 người bị thương, giảm 16,7%; các lực lượng chức năng đã xử phạt 16.641 trường hợp vi phạm luật giao thông, nộp kho bạc Nhà nước 18 tỷ đồng.
9.7. Tình hình cháy, nổ và vi phạm môi trường
Công tác phòng cháy, chữa cháy (PCCC) và cứu nạn, cứu hộ (CNCH):Trong 6 tháng đầu năm,toàn tỉnh xảy ra 7 vụ cháy, giảm 21,2% so với cùng kỳ năm trước; làm chết 3 người, tăng gấp 3 lần; làm thiệt hại 141 tỷ đồng, cao hơn 138,5 tỷ đồng so với cùng kỳ năm trước.
Công tác bảo vệ môi trường:Tính chung từ đầu năm đến nay,các cơ quan chức năng đã phát hiện được 280 vụ vi phạm môi trường, trong đó có 238 vụ đã xử lý với tổng số tiền xử phạt là 13,4 tỷ đồng. So với cùng kỳ năm trước tăng 12 vụ vi phạm, tăng 20 vụ bị xử lý, tương ứng với số tiền tăng hơn 9 tỷ đồng./.