Báo cáo số 310/TH-BC ngày 19/9/2007 của Cục Thống kê tỉnh Vĩnh Phúc.
Chín tháng đầu năm 2007, tình hình kinh tế xã hội trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc ổn định và duy trì sự phát triển khá. Sản xuất Nông nghiệp vụ Đông Xuân tuy mất mùa trong sản xuất trồng trọt, chăn nuôi bị ảnh hưởng của dịch bệnh lở mồm, long móng, tai xanh gia súc và nguy cơ tái phát của dịch cúm gia cầm song do có sự phòng chống tích cực và chủ động khắc phục của bà con nông dân nên sản xuất vẫn giữ được mức ổn định; sản xuất vụ mùa khả năng năng suất, sản lượng cây trồng đạt kế hoạch năm và tăng so với năm 2006. Sản xuất Công nghiệp phát triển với tốc độ cao, quy mô sản xuất được mở rộng. Công tác thu hút vốn đầu tư vào địa bàn đạt kết quả tốt góp phần đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế trên địa bàn. Các ngành Dịch vụ phát triển ổn định, mức độ tăng khá, đáp ứng được nhu cầu của sản xuất kinh doanh và đời sống trên địa bàn. Thu ngân sách đạt khá, đảm bảo chi thường xuyên và chi đầu tư phát triển. Giá cả hàng hóa và dịch vụ tiếp tục có xu hướng biến động tăng, tập trung vào giá lương thực, thực phẩm, hàng tiêu dùng, phân bón,... nên phần nào có ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống của nhân dân. Tình hìnhan ninh trật xã hội ổn định .
Ước tính cả năm 2007 các chỉ tiêu kinh tế xã hội chủ yếu của tỉnh Vĩnh Phúcđạt được như sau:
- Tổng giá trị tăng thêm (GDP) giá so sánh 1994 trên địa bàn tỉnh đạt 8.969,9 tỷ đồng +20,4%; trong đó kinh tế Nhà nước +13,57%, kinh tế ngoài Nhà nước +14,81% và kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) +30,79%; khu vực I (Nông nghiệp) +1,37%, khu vực II (Công nghiệp) +27,91%, khu vực III (Dịch vụ) +18,78%. Khu vực Công nghiệp và Dịch vụ phát triển nhanh hơn khu vực Nông nghiệp, năm 2007 cơ cấu kinh tế của tỉnh là: Khu vực I 14,76%, khu vực II 60,0% và khu vực III 25,24%; so năm 2006 khu vực I giảm 2,1%, khu vực II tăng 2,88% và khu vực III giảm 0,82%. Như vậy cơ cấu kinh tế năm 2007 đã có sự chuyển dịch theo hướng tích cực, công nghiệp phát triển mạnh, chiếm tỷ trọng lớn.
- Một số lĩnh vực cụ thể khác:
+ Tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ ước đạt 6.329,7 tỷ đồng+28,79% so năm 2006 và +13,03% KH năm 2007.
+ Tổng kim ngạch xuất khẩu trên lãnh thổ ước đạt334,2 USD triệu +28,46% so năm 2006 và 11,4% KH năm 2007. Kim ngạch xuất khẩu bình quân đầu người đạt 280,8 USD.
+ Tổng thu ngân sách trên địa bàn ước đạt 5.060 tỷ đồng +13,15% so năm 2006 và +5% dự toán; tỷ lệ huy động GDP giá thực tế vào ngân sách đạt 29,04%. Tổng chi ngân sách địa phương 3.132,7 tỷ đồng -13,43% so năm trước và +16,12% so dự toán.
+ Dân số trung bình năm 2007 dự kiến trên 1.190 ngàn người, tỷ lệ tăng tự nhiên dân số là 12,01%o giảm 0,03%o so năm 2006; tỷ lệ thất nghiệp khu vực thành thị giảm, tỷ lệ sử dụng thời gian lao động khu vực nông thôn tăng, cơ cấu lao động làm việc trong các ngành kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực.
Tình hình sản xuất kinh doanh năm 2007 nổi lên những vấn đề đáng chú ý sau:
Thứ nhất, Về sản xuất Nông nghiệp: Sản xuất vụ Đông xuân phần lớn do chịu ảnh hưởng không thuận của thời tiết nên giảm cả về năng suất và sản lượng cây trồng, sản xuất vụ Mùa khả năng đạt KH của tỉnh và tăng khá so vụ mùa năm trước; song do giảm mạnh ở vụ Đông xuân nên kết quả sản xuất trồng trọt cả năm giảm so năm 2006 và không đạt KH năm. Sản xuấtchăn nuôi tuy có bị ảnh hưởng của dịch bệnh nhưng đã ổn định tuy mức tăng chưa cao. Mặt khác, chi phí sản xuất nông nghiệp tăng do giá vật tư nông nghiệp, giá thức ăn chăn nuôi, giá con giống tiếp tục đứng ở mức cao làm giảm hiệu quả sản xuất. Sản xuất Lâm nghiệp giảm so năm trước chủ yếu do gặp khó khăn trong giải phóng mặt bằng nên diện tích trồng rừng giảm và sản lượng gỗ, củi giảm do không được phép khai thác. Sản xuất Thuỷ sản tiếp tục duy trì được phát triển ổn định nhưng mức tăng chưa cao. Đáng quan tâm là hiện nay kinh tế trang trại trên địa bàn Vĩnh Phúc đang được chú trọng đầu tư phát triển nhanh đem lại hiệu quả kinh tế khá cao, phù hợp với chủ trương, chiến lược phát triển của tỉnh. Tính đến 1/7/2007, toàn tỉnh đã có 832 trang trại tăng 143 trang trại so năm trước; diện tích mặt nước sử dụng gần 3,3 ngàn ha; lao động 5.771 người (+980 người) trong đó lao động thuê ngoài 3.455 người; vốn sản xuất trên 180 tỷ đồng; giá trị hàng hoá và dịch vụ bán ra đạt trên 319 tỷ; tổng thu nhập đạt gần 119 tỷ đồng.
Thứ hai,Sản xuất Công nghiệp có thêm nhiều dự án hoàn thành đầu tư đi vào sản xuất (riêng 6 tháng đầu năm 2007 có thêm 8 dự án mới thuộc khu vực FDI đi vào sản xuất), quy mô sản xuất được mở rộng, một số Doanh nghiệp FDI tăng sản lượng sản xuất, sản phẩm ô tô, xe máy tiêu thụ nhanh... nên tốc độ tăng trưởng chung toàn ngành đạt cao. Giá trị sản xuất công nghiệp giá cố định 1994 (không tính Công nghiệp do ANQP, Điện lực quản lý và 1 số chi nhánh Doanh nghiệp) +35,25%; trong đó kinh tế ngoài Nhà nước +31,65%; khu vực FDI +37,78%. Ngành công nghiệp chế biến chiếm tỷ trọng lớn nhất trong giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn và có mức tăng trưởng cao +36,49%. Đóng góp của ngành công nghiệp vào GDP của tỉnh dự kiến đạt 4.859,1 tỷ đồng và góp pần vào tăng trưởng chung 14,76%.
Thứ ba, một số ngành Dịch vụ kinh doanh phát triển mạnh như Tài chính Tín dụng, Vận tải, Thông tin liên lạc, Thương mại... Các ngành dịch vụ phát triểntạo điều kiện cho các ngành kinh tế khác phát triển; đáp ứng được nhu cầu sử dụng dịch vụ ngày càng tăng của các ngành sản xuất, kinh doanh, của dân cư.Mặt khác giá trị tăng thêm của các ngành dịch vụ phi sản xuất tăng một phần do Nhà nước thực hiện cải cách tiền lương. Tình hình giá cả có sự biến động, song nhờ có các chính sách, biện pháp can thiệp của Nhà nước về kiềm chế tốc độ tăng giá, nên tuy tình hình giá cả vẫn có chiều hướng tăng, nhưng mức tăng có phần chậm lại, nằm trong tầm khống chế; điều này đã ảnh hưởng không nhỏ đến sản xuất và đời sống nhân dân.Đóng góp của các ngành dịch vụ vào GDP của tỉnh đạt 2.429 tỷ, góp phần vào tăng trưởng chung 5,15%.
Thứ tư, một trong những nguyên nhân quan trọngđem lại sự phát triển kinh tế của tỉnh là sự tiếp tục thành công của công tác thu hút vốn đầu tư vào địa bàn tỉnh. Với những chính sách thông thoáng, cởi mở của Nhà nước, của tỉnh nênnăm 2007 đã có thêm hàng trăm doanh nghiệp dân doanh với vốn đăng ký hàng ngàn tỷ đồng, hàng chục dự án có vốn đầu tư nước ngoài với vốn đăng ký hàng trăm triệu USD được thành lập mới; số dự án hoàn thành đầu tư đi vào hoạt động có hiệu quả kinh tế tăng nhanh. Tính đến nay, số doanh nghiệp đăng ký trên địa bàn tỉnh gần 2.000 doanh nghiệp. Tuy vậy, hiện nay còn nhiều Doanh nghiệp chưa thực hiện đầu tư, chưa đi vào hoạt động hoặc hoạt động không hiệu quả và cá biệt còn có cả Doanh nghiệp ma. Do đó, trong việc quản lý Nhà nước đối với các doanh nghiệp, nhất là đối với các Doanh nghiệp dân doanh cần được tăng cường hơn. Mặt khác công tác đền bù, giải phóng mặt bằng vẫn còn gặp khó khăn, vướng mắc mà chủ yếu tập trung ở khâu giải quyết chế độ, chính sách cho người bị thu hồi đất.
Thứ năm, Công tác thu ngân sách của tỉnh dự kiến đạt khá so cùng kỳ đã tạo điều kiện cho tỉnh đầu tư vào các ngành, các lĩnh vực kinh tế xã hội của tỉnh. Hoạt động xuất nhập khẩu đạt khá tạo điều kiện tăng nguồn thu từ thuế xuất nhập khẩu và thuế giá trị gia tăng hàng nhập khẩu.
I. VỀ KINH TẾ
1. Sản xuất nông lâm nghiệp và thuỷ sản
a/Sản xuất Nông nghiệp:
- Trồng trọt vụ Mùa năm 2007:
Tính đến 15/9/2007, các địa phương trong tỉnh đã thu hoạch được 4.533,2 ha lúa mùa bằng 13,6% diện tích lúa gieo trồng. Các loại cây trồng khác đã thu hoạch: ngô 762,4 ha, đậu tương 931 ha, lạc 155,4 ha... Tranh thủ thời tiết tương đối thuận, bà con nông dân đang tích cực gieo trồng cây vụ Đông, tiến độ thực hiệnkhá; hiện nay các địa phương đã gieo trồng được ngô2.438,9 ha, đậu tương 310 ha, rau xanh 238,4 ha, khoai lang 50 ha...
Dự kiến kết quả sản xuất vụ Mùa 2007 đạt như sau:
+ Về diện tích gieo trồng: Tổng diện tích gieo trồng cây hàng năm đạt 39,9 ngàn ha +0,93% so cùng kỳ. Trong đó diện tích lúa 33,5 ngàn ha -0,59%, ngô 1.004,3 ha +13,5%; cây rau đậu 2.147,3 ha -2,25%; cây công nghiệp hàng năm 1.844,7 ha +36,4%. Diện tích một số cây trồng có hiệu quả cao tiếp tục tăng nhanh như hoa, cây cảnh, cây làm thuốc, cây thức ăn gia súc...
+ Về năng suất cây trồng: Vụ Mùa 2007, năng suất lúa dự kiến đạt 47,99 tạ/ha +21,85%, ngô đạt 38,5 tạ/ha 9,97%; rau các loại 156,06 tạ/ha +9,86%; đậu tương 15,35 tạ/ha 10,12%; lạc 14,27 tạ/ha -5,02% so cùng kỳ...
+ Về sản lượng cây trồng: Sản lượng lương thực có hạt đạt 164,5 ngàn tấn +21,21% so cùng kỳ, trong đó lúa đạt 160,7 ngàn tấn +21,13%, ngô 3.866,6tấn +24,85%. Các loại cây trồng khác: rau các loại 33,2 ngàn tấn +8,47%; đậu tương 2.403,4 tấn +50,33%; lạc 704,6 tấn +29,59%...
- Sơ bộ kết quả sản xuất trồng trọt cả năm 2007:
+ Diện tích gieo trồng: Tổng diện tích gieo trồng cây hàng năm đạt 111,1 ngàn ha -5,3% so năm 2006. Nguyên nhân giảm chủ yếu là diện tích cây vụ đông xuân giảm và 1 phần do việc thực hiện chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp sang đất ở, đất khu công nghiệp, đất giao thông. Diện tích cây lương thực có hạt 84,1 ngàn ha -1,18% so năm trước, cây lúa 68,9 ngàn ha đạt 101,3% KH và +0,86% so năm trước; một số cây trồng khác: ngô 15,2 ngàn ha -9,45%, rau đậu các loại trên 9 ngàn ha +1,06%, cây công nghiệp hàng năm 8,5 ngàn ha -12,02% so năm trước...
+ Năng suất cây trồng: Năng suất lúa cả năm đạt 45,08 tạ/ha -12,46% so KH và -3,75% so năm 2006; năng suất một số cây trồng khác: ngô 33,77 tạ/ha -9,34%; rau các loại 166,77 tạ/ha -2,45%; đậu tương 14,39 tạ/ha -3,5%, lạc 15,99 tạ/ha +1,47%...
+ Sản lượng cây trồng: Sản lượng cây lương thực có hạt đạt 362 ngàn tấn -5,38% so năm 2006, trong đó thóc 310,6 ngàn tấn đạt 88,7% KH và -2,92%; ngô 51,4 ngàn tấn -17,91%. Sản lượng các loại cây trồng khác: rau xanh 140,2 ngàn tấn -3,31%, đậu tương 6,2 ngàn tấn -39,31%, lạc 6,6 ngàn tấn +51,66% so năm trước.
Năm 2007, công tác trồng cây lâu năm vẫn được duy trì ổn định; toàn tỉnh hiện có 9.738,4 ha cây lâu năm -5,13% so năm trước; trong đó cây ăn quả 8.977,2 ha chiếm 92,2% và -4,4%. Cây dâu tằm diện tích giảm mạnh chỉ còn 469 ha (-19,45%) do hiệu quả kinh tế thấp, không ổn định. Năng suất cây lâu năm nhìn chung tăng so năm trước: vải +17,28%, nhãn +28,07%, xoài +17,6... tuy vậy năng suất đạt được chưa thật cao. Sản lượng cây lâu năm tăng khá: chuối 33 ngàn tấn +0,18%, xoài 1,5 ngàn tấn +45,8%, vải 15 ngàn tấn +42,2%, nhãn 4,9 ngàn tấn +48%... Mặt khác, giá bán sản phẩm thấp, không ổn định, thị trường tiêu thụ hẹp trong khi giá phân bón, nhân công cao nên hiệu quả kinh tế đem lại còn hạn chế.
- Kết quả chăn nuôi: Năm 2007, dịch bệnh trong chăn nuôi cơ bản được khống chế, ít tái phát nên sản xuất chăn nuôi trên địa bàn tỉnh giữ được ổn định,đàn gia súc giảm nhẹ, đàn gia cầm tăng khá. Tuy vậy, giá thức ăn, con giống cao nên người sản xuất còn gặp nhiều khó khăn. Kết quả điều tra chăn nuôi 1/8/2007 cho thấy: Đàn trâu 27.879 con -4,2%; đàn bò 166.206 con -6,17%; đàn lợn không tính lợn sữa 551.573 con -0,62%; đàn gia cầm 7,1 triệu con +21,64% so với 1/8/2006. Sản lượng thịt hơi xuất chuồng: trâu 1.079,4 tấn +11,23%, bò 4.210 tấn +48,44%, sữa tươi 1.091,8 tấn +81,97%, lợn 61,8 ngàn tấn +3,27%, gia cầm 14,5 ngàn tấn -14,38% so cùng kỳ; sản lượng gia cầm xuất chuồng giảm do một số cơ sở chăn nuôi chuyển sang sản xuất con giống... Đàn bò lai sind 102.126 con bằng 94,56% KH và -2,14%; bò sữa 718 con -9,79% so cùng kỳ. Một số hộ gia đình thực hiện nuôi nhím, rắn, ếch, gấu đã đem lại hiệu quả kinh tế, tuy vậy tỉnh cần chú trọng tăng cường việc quản lý, giám sát. Công tác phòng, chữa bệnh cho đàn gia súc được tiến hành thường xuyên, nhằm ngăn chặn dịch cúm gia cầm tái phát, các ngành chức năng và các địa phương tiếp tục đẩy mạnh thực hiện công tác phòng dịch, kiểm dịch; kiên quyết xử lý các trường hợp nghi nhiễm. Công tác tiêm văc xin phòng bệnh đã và đang được các cơ quan chức năng, các địa phương tích cực thực hiện, đảm bảo đúng KH của tỉnh.
b/ Sản xuất Lâm nghiệp: Năm 2007, do gặp khó khăn trong khâu giải phòng mặt bằng nên các đơn vị lâm nghiệp thực hiệntrồng rừng giảm so KH và năm trước. Diện tích rừng tập trung trồng đạt 693 ha đạt 91,1% KH năm và -18,1% so năm 2006, trong đó rừng trồng dự án 661 đạt 532,4 ha đạt 87,1% KH và -18,1%. Công tác bảo vệ và chăm sóc rừng được thực hiện thường xuyên; diện tích rừng được chăm sóc 1.877,7 ha -6,3%, diện tích rừng được chăm sóc 12.5 ngàn ha +5,2% so năm 2006. Công tác quản lý khai thác lâm sản được tăng cường, không xảy ra khai thác rừng trái phép trên địa bàn, cả năm dự kiến khai thác 25,7 ngàn m3 gỗ -8,7% và 47,5 ngàn ste củi -1,4% so năm trước; nguyên nhân giảm là do diện tích rừng phòng hộ, rừng đặc dụng không được phép khai thác. Công tác phòng chống cháy rừng được cảnh báo, kiểm tra giám sát thường xuyên, chặt chẽ nên từ đầu năm đến nay chỉ xảy ra 2 vụ cháy nhỏ thiệt hại khoảng 25 triệu đồng.
c/ Sản xuất Thuỷ sản:Năm 2007, sản xuất Thuỷ sản trên địa bàn tỉnh vần giữ được ổn định và phát triển. Diện tích nuôi trồng thuỷ sản ước đạt 5.917 ha đạt 93,9% KH và +2,8% so năm 2006; trong đó nuôi cá 5.803 ha +2,9%. Dự án cải tạo ruộng trũng chuyển sang nuôi 1 vụ cá cho hiệu quả khá, các địa phương tiếp tục thực hiện. Các mô hình nuôi trồng giống thuỷ sản có giá trị cao được nhân rộng và đưa vào sản xuất như cá chim trắng, tôm càng xanh, cá rô phi đơn tính, cá tra, cá lóc bông, cá lúa... Năm 2007, sản lượng nuôi trồng thuỷ sản đạt 10,2 ngàn tấn đạt 101,6% KH và +10,2%; sản lượng thuỷ sản khai thác đạt 1,3 ngàn tấn trong đó cá 253 tấn -6,9%, tôm 168,3 tấn -8% so năm trước. Sản xuất giống thuỷ sản đạt kết quả khá, dự kiến cả năm sản xuất được 2.184 triệu con giống các loại +17,9% so năm 2006.
2. Sản xuất công nghiệp, đầu tư xây dựng
a/ Sản xuất Công nghiệp
Sản xuất Công nghiệp trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc tiếp tục duy trì được tốc độ tăng trưởng nhanh, quy mô sản xuất được mở rộng. Dự kiến 9 tháng đầu năm 2007, giá trị sản xuất Công nghiệp trên địa bàn theo giá CĐ 1994 (không tính Công nghiệp do ANQP, Điện lực quản lý và 1 số chi nhánh Doanh nghiệp) đạt 20.048,6 tỷ đồng +44,83% so cùng kỳ; trong đó kinh tế Nhà nước +20,39%; ngoài Nhà nước +32,48% và khu vực (FDI) +47,96%. Theo ngành Công nghiệp cấp I thì Công nghiệp khai thác mỏ đạt 21,8 tỷ 45,77%, công nghiệp chế biến 20.019,3 tỷ +44,85% và Công nghiệp khai thác, phân phối nước 7,5 tỷ +17,40%. Sản xuất công nghiệp trên địa bàn tăng do có thêm nhiều dự án đầu tư trong nước và nước ngoài hoàn thành đầu tư đi vào sản xuất ổn định. Riêng khu vực FDI đã có gần 60 dự án trong lĩnh vực công nghiệp đã đi vào sản xuất ổn định; hầu hết các Doanh nghiệp sản xuất tăng; thêm loại sản phẩm mới; sản phẩm tiêu thụ, xuất khẩu đạt khá, điển hình là công ty Hon da Việt Nam và công ty Toyota Việt Nam tăng sản lượng xe máy, ô tô; sản phẩm sản xuất được tiêu thụ nhanh. Nhìn chung các sản phẩm của công nghiệp trong nước đều tăng so cùng kỳ. Sản phẩm của khu vực FDI đa phần đều tăng so cùng kỳ: ô tô từ 4 đến 14 chỗ 14.646 chiếc +64,05%, xe máy 914,4 ngàn chiếc +42,44%...
Năm 2007, dự kiến tổng giá trị sản xuất Công nghiệp trên địa bàn theo giá CĐ 1994 (không tính Công nghiệp do ANQP, Điện lực quản lý và 1 số chi nhánh Doanh nghiệp) đạt 27.250,6 tỷ đồng bằng 110,7% KH và +35,25% so năm 2006. Trong đó kinh tế Nhà nước thực hiện đạt 762,3 tỷ -5,24%, kinh tế ngoài Nhà nước3.493,5 tỷ +31,65% và khu vực FDI 22.994,7 tỷ +37,78%.Sản phẩm công nghiệp chủ yếu hầu hết đều tăng hơn so năm trước, một số chủng loại sản phẩm mới dự kiến được đưa ra thị trường vào những tháng cuối năm như ô tô Toyota Vios mới. Khu vực FDI tiếp tục sản xuất tăng: ô tô các loại 27.767 chiếc +57,15% , xe máy Hon da 1.187,4 ngàn chiếc +25,49%, ...
b/ Đầu tư và Xây dựng
Chín tháng đầu năm 2007, thực hiện vốn đầu tư phát triển thuộc nguồn vốn Nhà nước do địa phương quản lý dự kiến đạt 671 tỷ đồng +37,82%, trong đó nguồn vốn thuộc ngân sách Trung ương thực hiện đạt 56,7 tỷ +120,74%, vốn ngân sách địa phương 594,1 tỷ đồng +15,91%. Nhìn chung các công trình, dự ánđều đạt tiến độ thi công khá, tuy vậy một số công trình dự án trọng điểm tiến độ thi công còn chậm như cải tạo nâng cấp Quôc lộ II Nội Bài - Vĩnh Yên..., công tác giải ngân từ nguồn vốn ngân sách còn chậm, giàn trải thiếu tập trung. Chín tháng đầu năm, trên địa bàn tỉnh đã khởi công một số dự án; một số dự án trọng điểm tiếp tục được đẩy mạnh thi công phấn đấu hoàn thành kế hoạch. Phong trào giao thông nông thôn phát triển mạnh ở khắp các địa phương trong tỉnh với số vốn đầu tư lên hàng tỷ đồng, trong đó dân đóng góp một phần không nhỏ. Năm 2007, dự kiến tổng vốn đấu tư phát triển do tỉnh quản lý đạt 5.157,9 tỷ đồng +17% so năm trước; trong đó vốn Nhà nước chiếm 20,2%, vốn ngoài Nhà nước chiếm 56,5% và vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài chiếm 23,3% và đều tăng hơn so năm 2006.
Chín tháng đầu năm 2007, giá trị sản xuất ngành xây dựng địa phương quản lý dự kiến đạt 1.071,9 tỷ đồng. Trong đó các Doanh nghiệp Nhà nước địa phương thực hiện 9,9 tỷ; Doanh nghiệp Tư nhân 707 tỷ; Kinh tế Cá thể 355 tỷ đồng. Dự kiến cả năm 2007, giá trị sản xuất ngành xây dựng đạt 1.633,4 tỷ đồng +9,94% so năm 2006; và tăng ở tất cả các thành phần kinh tế.
3. Các ngành dịch vụ chủ yếu
- Vận tải: Chín tháng đầu năm 2007, hoạt động vận tải trên địa bàn tỉnh ổn định và phát triển. Vận tải hàng hoá, các chủ phương tiện chủ động khai thác tốt nguồn hàng, tuyến đường nên sản lượng tăng khá cả ở đường sông và đường bộ. Sản lượng vận tải hàng hoá dự kiến đạt 7,3 triệu tấn bằng 405,9 triệu tấn km, so cùng kỳ +19% về tấn và +40,2% về tấn km. Vận tải hành khách dự kiến đạt 5,5 triệu lượt hành khách bằng 616,6 triệu hành khách km, so cùng kỳ +43,46% về hành khách và +59,85% về hành khách km. Hiện nay trên địa bàn tỉnh các tuyến xe buýt được khai thác có hiệu quả, một số hãng taxi mới thành lập hoạt động ổn định đã góp phần tăng sản lượng vận tải hành khách. Tổng doanh thu vận tải 9 tháng đầu năm dự kiến đạt 444,8 tỷ đồng +21,29% so cùng kỳ; trong đó doanh thu vận tải đường bộ đạt 394,5 tỷ +23,99%, đường sông 50,3 tỷ +3,61%. Dự kiến năm 2007, vận tải hàng hoá đạt 11 triệu tấn bằng 563,7 triệu tấn km +20,45% về tấn và +58,26% về tấn km; vận tải hành khách đạt trên 7,4 triệu lượt hành khách bằng 844,6 triệu hành khách km +43,81% về hành khách và +88,01% về hành khách km; doanh thu vận tải đạt 607,3 tỷ đồng +28,89% so năm 2006.
- Thương mại, giá cả: Chín tháng đầu năm 2007, tổng mức bán lẻ hàng hoá và dịch vụ tiêu dùng xã hội dự kiến đạt 5.055,9 tỷ đồng +50,68% so cùng kỳ; trong đó kinh tế Nhà nước thực hiện 261,7 tỷ +34,86%, kinh tế Cá thể 3.403,6 tỷ +59,21% và kinh tế Tư nhân 1.376,9 tỷ +35,57%. Số cơ sở ngoài Nhà nước kinh doanh thương mại tăng nhanh, đến nay hiện có trên 24,4 ngàn cơ sở cá thể, hơn 422 Doanh nghiệp tham gia kinh doanh. Chín tháng đầu năm, lượng khách đến địa bàn du lịch, nghỉ mát tăng kéo theo doanh thu ngành Khách sạn nhà hàng, dịch vụ tăng khá: khách sạn nhà hàng +30,8%, dịch vụ +52,8% so cùng kỳ. Năm 2007, sơ bộ tổng mức bán lẻ hàng hoá và dịch vụ tiêu dùng xã hội đạt trên 6.329,7 tỷ đồng +28,8% so năm 2006; trong đó kinh tế Cá thể thực hiện chiếm 67,6% và +43,5%, kinh tế Tư nhânchiếm 27,2% và + 6,2%.
Chín tháng đầu năm 2007, tổng giá trị xuất khẩu trên lãnh thổ dự kiến đạt 247,8 triệu USD +29,15% so cùng kỳ; trong đó kinh tế Nhà nước thực hiện 6,9 triệu USD -2,17%; kinh tế Tư nhân 30,4 triệu USD +11,79% và khu vực (FDI) 210,5 triệu USD +33,55%. Mặt hàng xuất khẩu chủ yếu là hàng dệt may 106,8 triệu USD (+96,24%), chè 7,6 ngàn tấn (+7,44%), xe máy 23,7 triệu USD, phụ tùng ô tô trên 17,5 triệu USD... Tổng kim ngạch nhập khẩu trên lãnh thổ dự kiến đạt 636,1 triệu USD +26,84% so cùng kỳ; trong đó riêng khu vực (FDI) có tổng trị giá hàng nhập đạt 611,8 triệu chiếm 96,17% tổng số và +31,82% so cùng kỳ. Mặt hàng nhập chủ yếu là nguyên vật liệu, linh kiện ô tô, xe máy và máy móc thiết bị của khu vực (FDI). Sơ bộ cả năm 2007 kim ngạch xuất khẩu trên lãnh thổ đạt 334,2 triệu USD +28,5% so năm 2006; trong đó kinh tế Tư nhân +8,8%, kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài +34,5, kinh tế Nhà nước 7,3%. Kim ngạch nhập khẩu cả năm đạt 943,1triệu USD +25,1% so năm 2006.
Chín tháng đầu năm 2007, tình hình giá cả hàng hoá và dịch vụ mặc dù Nhà nước thực hiện các biện pháp kiềm chế song vẫn có xu hướng tăng nhưng tốc độ tăng đã chậm lại. Trên địa bàn tỉnh, các mặt hàng có chỉ số giá tăng cao hơn là hàng lương thực, thực phẩm, xăng dầu, vàng... Nguyên nhân chính là do giá con giống, thức ăn chăn nuôi tăng và tâm lý lo ngại tái phát dịch bệnh, sản xuất trồng trọt vụ Đông xuân đạt thấp... và do giá trên thế giới biến động tăng. Tháng 9/2007 chỉ số giá hàng hoá và dịch vụ +0,89% so tháng trước, +9,57% so cùng kỳ và +8,34% so tháng 12 năm 2006. Như vậy sau 9 tháng chỉ số giá +7,12% so cùng kỳ, trong đó chỉ số giá hàng ăn và dịch vụ ăn uống +9,41% (hàng lương thực +16,62%, thực phẩm +6,98%); Nhà ở, điện nước, chất đốt +12,77%; đồ uống và thuốc lá +6,61%... Các loại hàng hoá và dịch khác đều tăng nhưng mức tăng thấp hơn. Trong những tháng cuối năm, dự kiến tình hình giá cả tiếp tục có xu hướng tăng, nhất là hàng lương thực, thực phẩm, hàng tiêu dùng và một số dịch vụ.
- Tài chính, tín dụng: Kinh tế trên địa bàn tăng trưởng khá, ổn định nên công tác thu, chi ngân sách địa phương đạt kết quả cao. Chín tháng đầu năm 2007, tổng thu ngân sách dự kiến đạt 3.736 tỷ đồng +11,79% so cùng kỳ và đạt 77,5% dự toán cả năm. Các khoản thu từ kinh tế ngoài Nhà nước và khu vực FDI tăng khá và chiếm tỷ trọng cao trong tổng thu; khoản thu thuế xuất nhập khẩu, thuế trị giá gia tăng hàng nhập khẩu dự kiến đạt 769,8 tỷ bằng 70,5% dự toán và +7,14% so cùng kỳ. Tổng chi ngân sách địa phương 9 tháng đầu năm dự kiến đạt 1.666 tỷ đồng. Một số khoản chităng như: chi cho xây dựng cơ bản +0,28%, chi cho sự nghiệp kinh tế +9,19%, chi sự nghiệp giáo dục đào tạo +5,38%, chi sự nghiệp y tế +15,4%... Dự kiến cả năm 2007, tổng thu ngân sách trên địa bàn đạt 5.060 tỷ +13,15% so năm 2006 và gần 5% dự toán cả năm. Tổng chi ngân sách địa phương đạt 3.132 tỷ -13,43% so năm 2006 và vượt 16,12% dự toán cả năm.
Chín tháng đầu năm 2007, số chi nhánh ngân hàng được thành lập mới đã đi vào hoạt động ổn định góp phần đẩy mạnh hoạt động ngành tín dụng ngân hàng trên địa bàn. Nhằm tăng cường hoạt động kinh doanh, các ngân hàng thương mạitrên địa bàn đưa ra những chính sách ưu đãi như tăng lãi suất tiền gửi, mở thưởng tiết kiệm... để tăng huy động vốn. Tính đến hết 31/8/2007, tổng vốn huy động đạt 5.424 tỷ đồng +31,06% so đầu năm. Số dư tiền gửi của các tổ chức kinh tế ổn định, chiếm tỷ trọng cao vẫn là đồng nội tệ. Lượng tiền gửi tiết kiệm trong dân cư tăng khá, đạt 2.632,2 tỷ (+28,87%), trong đó chủ yếu là tiền gửi VND (2.213,3 tỷ +33,63%). Cùng với huy động vốn, toàn ngành ngân hàng tích cực đẩy mạnh cho vay, số dư nợ đến hết 31/8/2007 đạt 6.825,3 tỷ đồng +19,99% so đầu năm; trong đó dư nợ ngắn hạn 4.389 tỷ +22,97%; trung hạn và dài hạn 2.254,8 tỷ +16,14%. Như vậy, mặc dù, tình hình giá cả tăng nhưng mức độ ảnh hưởng đến hoạt động của các ngân hàng không lớn.
II. VỀ XÃ HỘI
1. Tình hình đời sống dân cư và công tác xoá đói giảm nghèo, giải quyết việc làm: Chín tháng đầu năm 2007, sản xuất nông nghiệp vụ đông xuân đạt thấp so năm 2006, giá cả hàng hóa tăng song đời sống dân cư trên địa bàn tỉnh nhìn chung ổn định; không còn hộ đói, số hộ nghèo giảm còn 11,9% vào cuối năm. Công tác cứu trợ xã hội, đền ơn đáp nghĩa được các địa phương, các ngành, các cấp duy trì thường xuyên nhất là trong dịp tết cổ truyền, dịp 27/7 với số tiền nhiều tỷ đồng. Các hoạt động xã hội, từ thiện như ủng hộ người nghèo, gây quỹ tình thương, quỹ bảo trợ trẻ em... được các cấp, các ngành và nhân dân tích cực hưởng ứng. Các ngành chức năng đã thực hiện cấp 155 ngàn thẻ bảo hiểm y tế cho người nghèo và người dân các xã đặc biệt khó khăn. Công tác xây nhà đại đoàn kết, nhà tình nghĩa của tỉnh đạt kết quả tốt; 9 tháng đầu năm tỉnh đã chi trên 2,6 tỷ đồng xây mới 350 nhà đại đoàn kết, 1,7 tỷ xây mới 87 nhà tình nghĩa và 2,25 tỷ sữa chữa 450 nhà tình nghĩa. Nhằm giúp cho các hộ nghèo có vốn sản xuất, các ngành chức năng đã tích cực giải ngân các quỹ xoá đói giảm nghèo, quỹ 120 tạo việc làm... Đến hết 31/8/2007 trên địa bàn tỉnh có gần 54,8 ngàn hộ được vay273,7 tỷ đồng vốn từ Ngân hàng Chính sáchxã hội, 4,3 ngàn hộ vay 35,5 tỷ 29,3 tỷ đồng từ “Quỹ 120” giải quyết việc làm, 785 học sinh sinh viên vay 2,4 tỷ đồng... Khuyến khích xuất khẩu lao động, 160 người đi xuất khẩu lao động đã được tạo điều kiện vay 2,6 tỷ đồng từ các nguồn vốn. Các chương trình hỗ trợ vay vốn đảm bảo nguồn nước sạch, vệ sinh môi trường đã có 1.960 hộ vay 8,9 tỷ; hỗ trợ vùng sản xuất khó khăn 980 hộ vay 13,8 tỷ đồng...
Công tác giải quyết việc làm luôn được chú trọng, dự kiến cả năm có trên 24 ngàn người, xuất khẩu lao động 920 người; riêng chín tháng đầu năm đã có 11.550 ngườiđược sắp xếp việc làm trên địa bàn tỉnh.
2. Công tác Y tế - Cứu trợ xã hội: Chín tháng đầu năm nay, ngành Y tế luôn thực hiện tốt công tác phòng, chữa bệnh trên địa bàn tỉnh. Các chương trình quốc gia về y tế được triển khai sâu rộng trên phạm vi toàn tỉnh. Công tác phòng chống dịch bệnh luôn được chú trọng, các bệnh lây nhiễm được giám sát chặt chẽ không để xảy ra trên diện rộng, nhất là dịch cúm gia cầm. Công tác phòng chống dịch bệnh được đẩy mạnh; các trường hợp mắc cúm, thuỷ đậu được giám sát, chữa trị kịp thời không xảy ra tử vong và lan rộng. Tính đến 16/8/2007, trên địa bàn tỉnh số người nhiễm HIV/AIDS là 567 người,trong đó bệnh nhân AIDS là 163 người và có 103 người đã chết. Các đối tượng nhiễm bệnh hiện nay hầu hết đều được tập trung quản lý trong các trại giam, trung tâm cai nghiện hoặc tại các địa phương. Ngành Y tế phối hợp với các cơ quan chức năng tổ chức tốt công tác kiểm tra các cơ sở chế biến, kinh doanh thực phẩm, nhà hàng ăn uống nên đã hạn chế được các vụ ngộ độc thực phẩm, đến hết tháng 8/2007 trên địa bàn tỉnh vẫn còn xảy ra 9 vụ ngộ độc với 152 người mắc trong đó có 34 trẻ em dưới 15 tuổi và 01 trường hợp tử vong.
3. Tình hình Giáo dục: Phát huy thành tích đã được, năm 2007 ngành Giáo dục đào tạo của tỉnh tiếp tụtrần thực hiện đổi mới nội dung và phương pháp giáo dục ở tất cả các cấp học, tích cực hưởng ứng thực hiện phong trào chống tiêu cực trong ngành giáo dục. Nhằm nâng cao chất lượng dạy và học, ngành giáo dục đã tích cực chuẩn hóa đội ngũ giáo viên, bổ sung biên chế giáo viên các cấp học, đảm bảo đủ giáo viên và đồng bộ về cơ cấu bộ môn; công tác bồi dưỡng giáo viên luôn được chú trọng thực hiện...Ngay từ đầu năm học, các địa phương trong tỉnh đã tổ chức tốt công tác khai giảng năm học 2007-2008, cơ sở vật chất các trường, lớp được cải thiện đáng kể. Số học sinh đầu năm các cấp học: Tiểu học 17,7 ngàn, THCS 18,6 ngàn và THPT 21,4 ngàn em. Năm học 2006-2007 toàn tỉnh đã có 198 trường đạt chuẩn quốc gia (kể cả 51 trường mầm non). Kết quả xét tốt nghiệp các cấp năm học 2006-2007: tiểu học đạt 97,8%, THCS 97,48%; thi tốt nghiệp THPT hệ phổ thông đợt I đạt 80,05%, đợt II đạt 63,28%, hệ bổ túc đạt lần lượt là 30,1% và 44,46%.
Về giáo dục chuyên nghiệp, giáo dục thường xuyên và dạy nghề được coi trọng và quan tâm đầu tư.Đến nay các trường Đại học, cao đẳng toàn tỉnh đã cơ bản hoàn thành công tác tuyển sinh, chỉ tiêu tuyển của một số trường như sau: Đại học Sư phạm II 1.600 chỉ tiêu, Cao đẳng sư phạm Vĩnh Phúc 400, trường Trung học KTKTVĩnh Phúc 730... ngoài ra các trường còn tuyển hệ tại chức, học nghề.
4. Hoạt động Văn hoá Thể thao: Các hoạt động văn hoá thông tin thể thao được triển khai sâu rộng trên địa bàn tỉnh chào mừng các ngày lễ tết, các ngày kỷ niệm truyền thống: ngày thành lập Đảng, ngày Quốc khánh 2/9,... Công tác thông tin tuyên truyền chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước được triển khai kịp thời sâu rộng dưới nhiều hình thức. Công tác tuyên truyền về bầu cử Quốc hội kháo XII, vận động "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh", tuyên truyền thực hiện an toàn giao thông và đội mũ bảo hiểm khi đi mô tô xe máy khi tham gia giao thông... được các cấp, các ngành chức năng thực hiên rộng khắp, đạt kết quả. Phong trào thực hiện nếp sống văn minh, toàn dân xây dựng gia đình, làng xã văn hóa ngày càng được đẩy mạnh. Phong trào thể dục thể thao quần chúng, thể thao thành tích cao ngày càng phát triển. Thể thao thành tích cao các đoàn vận động viên Vĩnh Phúc đạt được những thành tích tốt trong các giải toàn quốc. Phong trào TDTT quần chúng phát triển sôi động, toàn tỉnh có trên 22% dân số tham gia luyện tập thường xuyên; 12,4% số hộ đạt gia đình thể thao, 245 câu lạc bộ TDTT, 672 đội thể thao cơ sở.
5. Tình hình trật tự, an toàn xã hội: Thực hiện quy định của Chính phủ về công tác an toàn giao thông, các cơ quan chức năng tăng cường kiểm tra, giám sát góp phần giảm thiểu các vụ tai nạn giao thông; ý thức chấp hành luật lệ, quy định trong giao thông của nhân dân ngày càng được nâng lên. Đến hết 8 tháng đầu năm trên địa bàn tỉnh xảy ra 57 vụ tai nạn giao thông (giảm 8 vụ so cùng kỳ) làm chết 69 người, bị thương 26 người. Tình hình tệ nạn xã hội trên địa bàn 9 tháng đầu năm nay tuy được kiềm chế nhưng vẫn là vấn đề bức xúc. hiện nay trên địa bàn tỉnh vẫn còn hàng ngàn đối tượng liên quan đến ma tuý, mại dâm, số vụ phạm pháp vẫn vẫn có chiều hướng tăng.