Hội thảo Tài chính và Ngân hàng xanh do Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước và Tổ chức Hợp tác Phát triển Đức (GIZ) tổ chức sáng nay 25/6.
Phát biểu tại Hội thảo,ông Phạm Hoàng Mai, Vụtrưởng VụKhoa học, Giáo dục, Tài nguyên Môi trường,BộKHĐTcho biết:Chiến lược quốc gia vềtăng trưởng xanh đãđược Chính phủphêduyệt vào tháng 9/2012 cho giai đoạn từ2011 - 2020 vàtầm nhìnđến năm 2050. Để thực hiện chiến lược này ngoài việc dựa vào ngân sách Nhà nước thì sự tham gia của khu vực tư nhân với vai trò là nhà đầu tư và người tiếp nhận cũng đang được hướng đến.
Giámđốc Quỹ vùng đặc biệt về phát triển hệ thống tài chính, Hội sở Tổ chức Hợp tác Phát triển Đức (GIZ), ông Roland Gross cho rằng: Thực tế, các ngân hàng Việt Nam thiếu kinh nghiệm về các công nghệ mới, gặp khó khăn về các khoản tín dụng cho năng lượng mới, thường đánh giá rủi ro các dự án này còn cao, do đó giảm việc hỗ trợ vốn một cách hiệu quả so với các dự án thông thường.
Hiện các ngân hàng quá tập trung vào các tài sản thế chấp, không quá quan tâm đến dòng tiền đầu tư vào các dự án; tiết kiệm năng lượng không được chấp thuận như một lựa chọn hoàn trả hay tài sản thế chấp.Các ngân hàng ưa thích các dự án ngắn hạn thông thường hơn, trong khi các chương trình tiết kiệm năng lượng dài hạn hơn. Việc tiết kiệm không được ngân hàng tính vào các khoản đầu tư, thiếu sự tin tưởng vào các dự án.
Theo đại diện GIZ, khi khảo sát các doanh nghiệp thìđược phản ánh khuôn khổ chính sách chung không mang tính khuyến khích tin cậy, thiếu động lực đầu tư vào công nghệ xanh. Các sản phẩm tài chính xanh chuyên biệt thường không được khuyến khích và thủ tục cho vay còn phức tạp. Việc lãi suất cho vay không được ưu đãi nhiều cũng bổ sung thêm các yếu tố giảm động lực cho doanh nghiệp đầu tư công nghệ xanh.
Về vấn đề này bà Vũ Xuân Nguyệt Hồng, Viện Nghiên cứu và Quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) nhận định: Tài chính và ngân hàng xanh tại Việt Nam còn mới mẻ, thậm chí giải pháp về tài chính xanh còn ít, chưa có giải pháp ngân hàng xanh trong chiến lược tăng trưởng xanh. Các ngân hàng thương mại truyền thống chưa sẵn sàng cung ứng sản phẩm và dịch vụ tài chính xanh. Do vậy bà Hồng cho rằng cần nâng cao nhận thức của các thể chế tài chính là ngân hàng về lợi ích và hiệu quả của cung cấp tín dụng, vốn xanh.
Theo ông Cát Quang Dương, Phó Vụ trưởng Vụ Tín dụng (NHNN), qua khảo sát 75 ngân hàng thương mại, 63% các ngân hàng tham gia khảo sát khẳng định có cân nhắc vấn đề môi trường trong thẩm định tín dụng … Tuy nhiên, hầu hết các ngân hàng thừa nhận chưa có quy định chính thức hoặc hệ thống quản lý rủi ro môi trường.
Hiện còn thiếu văn bản quy định về quản lý môi trường, ngân hàng trong ngành tài chính. Tuy nhiên, NHNN đã có những bước đi ban đầu hướng tới ngân hàng xanh. NHNN đã ký các thoản thuận hợp tác với Công ty Tài chính Quốc tế (IFC) xây dựng quy định về quản lý rủi ro môi trường và xã hội áp dụng trong ngành ngân hàng. Xây dựng bộ chỉ tiêu đánh giá rủi ro môi trường, xã hội đối với từng ngành, tiêu chí về các khoản tín dụng đầu tư phải thẩm định rủi ro môi trường …