Skip Ribbon Commands
Skip to main content
Ngày 18/07/2013-09:39:00 AM
Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân: Phải gắn đào tạo nghề với giải quyết việc làm
Sau 3 năm thực hiện Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn, hơn 1 triệu lao động, 78% số người được học có việc làm và thoát nghèo. Từ kết quả đạt được, trong thời gian tới cần tiếp tục huy động các nguồn lực để thực hiện thành công việc đào tạo nghề gắn với các mô hình sản xuất, đáp ứng nhu cầu của xã hội…

Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân yêu cầu phải gắn đào tạo nghề với giải quyết việc làm cho lao động nông thôn. Ảnh VGP/Từ Lương

Đây là yêu cầu được Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân đặt ra với các Bộ, ngành địa phương tại hội nghị toàn quốc sơ kết 3 năm thực hiện đào tạo nghề cho lao động nông thôn (2010-2012) được tổ chức trực tuyến với 63 tỉnh, thành phố sáng ngày 17/7 tại Hà Nội.
Báo cáo của Ban Chỉđạo TW vềĐềánđào tạo nghềcho lao động nông thôn cho biết: 3 năm qua, Ban Chỉ đạo TW đã trực tiếp chỉ đạo, hướng dẫn được 11 tỉnh, 12 huyện và 4 nhóm mô hình thí điểm dạy nghề nông nghiệp, dạy nghề tiểu thủ công nghiệp làng nghề, dạy nghề theo yêu cầu của doanh nghiệp cũng như dạy nghề cho ngư dân đi tàu đánh bắt cá xa bờ.
Bộ LĐTBXHthí điểm xây dựng 55 chương trình dạy nghề và 39 danh mục thiết bị dạy nghề trình độ sơ cấp. Các địa phương đãthành lập Ban Chỉ đạo cấp tỉnhvà lựa chọn, phê duyệt danh mục hơn 3.080 lượt nghề đào tạo. Cùng với 783 cơ sở dạy nghề, các địa phương đã huy động hơn 200 doanh nghiệp và trên 400 cơ sở khác có đủ điều kiện dạy nghề. Trên 2 vạn giáo viên cơ hữu, giáo viên thỉnh giảng và hơn 1,1 vạn các kỹ sư, cán bộ kỹ thuật, nghệ nhân, nhà khoa học, công nhân có tay nghề cao, nông dân sản xuất giỏi trong cả nước tham gia dạy nghề cho lao động nông thôn…

Ảnh VGP/Từ Lương

Sau 3 năm triển khai, đến nay 822.460/1.042.059 người học xong có việc làm mới hoặc tiếp tục làm nghề cũ nhưng cho năng suất, thu nhập cao hơn; 55.288 người thuộc hộ nghèo, sau học nghề có việc làm, thu nhập thoát nghèo; 88.222 người học nghề có việc làm, thu nhập cao hơn mức thu nhập trung bình của các hộ dân trong vùng.
Đặc biệt, nhận thức của người dân về công tác dạy nghề và phát triển nguồnnhân lực nông thôn chuyển biến tích cực, số người đăng ký học nghề tănghàng năm. Một số địa phương đã thực hiệnđồng bộ các giải pháp từ quy hoạch sản xuất, thu hút các doanh nghiệp đầu tư về nông thôn, tổ chức đào tạo nghề, hỗ trợ vốn sản xuất và thị trường tiêu thụ sản phẩm, gắn với xây dựng nông thôn mới, như: Bắc Giang với sản phẩm gà đồi Yên Thế; Bắc Kạn với cây dong riềng và các sản phẩm miến dong; Hà Nam, Hậu Giang nuôi lợn trên nền sinh học (lợn không tắm); Quảng Ngãi, Khánh Hòa, Quảng Nam, Bình Định dạy nghề máy trưởng, thuyền trưởng tàu đánh cá xa bờ.

Ảnh VGP/Từ Lương

Tuy nhiên,Ban Chỉđạo TW vàmột sốđại biểu cũng thẳng thắn cho rằng: Công tácđào tạo nghềcho lao động nông thôn còn lúng túng vàchưa đáp ứng yêu cầu CNH-HĐH nông nghiệp, nông thôn.Việc triển khai công tác này còn chậm,thiếu định hướng lâu dài.Mạng lưới cơ sở dạy nghề còn nhiều bất cập, cơ sở vật chất, thiết bị chưa đáp ứng yêu cầu. Mặt khác, việc tổchức chỉđạo vàtriển khai thực hiện của các cấp chính quyềnđịa phương còn chậm, thiếuđồng bộ;kết quả và hiệu quả dạy nghề cho lao động nông thôn ở nhiều địa phương còn hạn chế, chất lượng dạy nghề còn thấp, chưa đáp ứng yêu cầu của doanh nghiệp xã hội...
Phát biểu chỉđạo tại Hội nghị, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân nhấn mạnh: Với 78% lao động có việc làm, 44% thoát nghèo từ việc đào tạo nghề cho lao động nông thôn là con số chấp nhận được trong bối cảnh kinh tế khó khăn hiện nay.
Tuy nhiên, Phó Thủ tướng cũng lưu ý, việc đào tạo nghề triển khai còn chậm, thiếu đồng bộ, một số nơi dạy nghề còn chạy theo số lượng, chất lượng thấp, hướng nghiệp chưa phù hợp với khả năng người dân. Đặc biệt, còn 687 xã trên cả nước chưa có ban chỉ đạo thực hiện Đề án, 281 huyện chưa có cán bộ làm công tác này, cơ sở đào tạo còn chưa đáp ứng yêu cầu đề ra. Vì vậy trong thời gian tới, các Bộ, ngành, địa phương khi triển khai cần khắc phục những khó khăn hiện nay trong đào tạo nghề, tập trung bám sát mục tiêu đào tạo nghề theo yêu cầu xã hội…
Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của người nông dân đi học nghề mây tre đan tại Diễn Châu - Nghệ An. Ảnh VGP/Từ Lương
PhóThủtướngcho biết:TừTW đến cấp xã đã hình thành đượcbộ máy chỉ đạo, hướng dẫn về đào tạo nghề cho lao động nông thôn cũng như các chính sách phát triển cho công tác này.Đặc biệt,đã hình thành được các nhóm mô hình dạy nghề có hiệu quả cho người lao động nông thôn, như dạy nghề nông nghiệp; dạy nghề tiểu thủ công nghiệp, làng nghề; dạy nghề công nghiệp, xây dựng, dịch vụ (dạy nghề cho doanh nghiệp); dạy nghề máy trưởng, thuyền trưởng tàu đánh cá xa bờ. Nhiều lao động nông thôn sau khi học nghề đã tiếp tục trở lại làm nghề cũ nhưng năng suất lao động được nâng lên, tiết kiệm được chi phí sản xuất, đạt hiệu quả và thu nhập tăng. Số người thoát nghèo, số người có thu nhập khá tăngởnông thôn ngàycàng nhiều.
Phó Thủ tướng nhấn mạnh: Công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến nay cơ bản đã đi đúng hướng và có những kết quả bước đầu đáng khích lệ; đồng thời tạo cơ sở để nâng cao số lượng cũng như chất lượng dạy nghề cho lao động nông thôn trong những năm tới. Công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn bước đầu đã thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động trong nông thôn, góp phần thực hiện xây dựng nông thôn mới.
Vềnhiệm vụ, giải pháp trong thời gian tới, PhóThủtướng yêu cầu cáccấp phảitiếp tục triển khai quyết liệt việc đào tạo nghề gắn với sản xuất, nhất là trong quá trình tậphuấn lý thuyếtphải gắnvới thực tế. CácBộ, ngành vàđịa phương cũng phảiđẩy mạnh đào tạo nghề gắn với giải quyếtviệc làm ổn định và bao tiêu sản phẩmcho người lao động nông thôn. Phó Thủ tướng cũngđề nghịnhững xã, huyện còn “trắng” Ban Chỉ đạo thì sớm tiến hành thành lập.
Bộ Nội vụ tiếp tụcđào tạo, bồi dưỡng đội ngũcông chức xãđến năm 2015. Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp với các địa phương tập hợp nhữngmô hình dạy nghề hiệu quả cũng như cácđịa phương có cách làm tốtvềđào tạo nghềđể tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng cho những địa phương khác tham khảo, nghiên cứu, học tập. Bộ LĐTBXH phối hợp với Bộ GDĐT rà soát lại các trung tâm dạy nghề, trung tâm giáo dục thường xuyên, trung tâm kỹ thuật tổng hợp hướng nghiệp để đề xuất Thủ tướng Chính phủ gộp lại thành một trung tâm dạy nghề, giáo dục thường xuyên và giới thiệu việc làm./.
Kết quảthực hiệnĐề án 1956 sau 3 năm triển khai (2010-2012):Đã hỗ trợ dạy nghề cho 1.088.393 lao động nông thôn theo chính sách của Đề án (đạt 77,74% kế hoạch và bằng 16,64% kế hoạch 11 năm thực hiện Đề án;Đào tạo, bồi dưỡng 203.593 lượt cán bộ, công chức xã (đạt 67,86% kế hoạch);Tổng số kinh phí đã sử dụng 4.778 tỷ (bằng 18,4% tổng kinh phí thực hiện Đề án trong 11 năm). Trong đó, kinh phí đầu tư cơ sở vật chất thiết bị dạy nghề được giải ngân nhiều nhất: 2.930 tỷ đồng.
Từ Lương
Chinhphu.vn

    Tổng số lượt xem: 1078
  •  

Đánh giá

(Di chuột vào ngôi sao để chọn điểm)