Skip Ribbon Commands
Skip to main content
Ngày 20/11/2013-10:12:00 AM
Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư nói về nợ đọng xây dựng cơ bản
Số nợ đọng xây dựng cơ bản hiện chỉ còn 43.000 tỷ đồng, đây là cố gắng rất lớn của Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương.

Bộ trưởng Bộ Kế họah và Đầu tư Bùi Quang Vinh

Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tưBùi Quang Vinh đã cho biếttrong phiên thảo luận diễn ra tại nghị trường sáng nay 19/11.
Trảlời các câu hỏi của cácđại biểuĐỗ VănĐương (TPHCM) và đại biểu Nguyễn Minh Tâm (Tây Ninh) về số tiền nợ đọng xây dựng cơ bản, số liệu các dự án dang dở, bỏ hoang và các giải pháp khắc phục, Bộ trưởng Vinh cho biết: Có hai loại dự án “bỏ hoang”. Với các dự án đầu tư bằng nguồn vốn NSNN do không có tiền, đầu tư dàn trải, số dự án này Bộ đã có báo cáo gửi Quốc hội nhiều lần.
Còn loại thứ hai là dự án bị bỏ hoang hóa, đây là các dự án do các địa phương cấp phépcho cácnhà đầu tư trong nước và nước ngoài, nhưng vì lý do nào đó chưa đầu tư, các dự án này thường nằmở các KCN hoặc các dự án riêng rẽ,Bộ sẽ rà soát, kiểm tra lại và sẽ có trả lời.
Vềnợ đọng xây dựng cơ bản, Bộ trưởng Vinh cho biết: Đối với các khoản nợ trong kế hoạch Nhà nước, những năm trước đây chúng ta giao kế hoạch cho các địa phương,bộ, ngành với số lượng vốn nhất định tương ứng với từng công trình. Nhưng thường bị làm vượt mức(do doanh nghiệp ứng trước vốn) dẫn tới nợ đọng, không có tiền thanh toán.
Loại nợ này đượctính trong nợ của các công trình trongkế hoạchthì Nhà nước chịu trách nhiệm về các dự án Trung ương đưa vàokế hoạch. Loại nợ thứ hai thuộc ngân sách địa phương tự bố trí, địa phương có nghĩa vụ trả nợ. Trong “Báo cáo gửi đến các đại biểu Quốc hội bao gồm cả hai loại nợ này”, Bộ trưởng giải thích thêm.
Về số nợ đọng, báo cáo của Bộ Tài chính và các bộ khác tại các kỳ họp trước đây là vào khoảng 85.000 tỷ, cũng có số lượng gần 100.000 tỷ, con số này luôn thay đổi.
Đếnnay, Bộ trưởng cho biết: Theo văn bản gửi tới đại biểu Quốc hội, con số này chỉ còn 43.000 tỷ. Đây là cố gắng rất lớn của Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương. Nhất là, sau Chỉ thị 1792 ban hành cuối năm 2011, yêu cầu các cấp có thẩm quyền không được ký duyệt dự án khi không cân đối được nguồn vốn và phải chịu trách nhiệm về việc này. Qua đó việc quản lý và hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản ngày càng đi vào nề nếp.
Hiện các bộ, ngành, địa phương tuân thủ tốt, nợ đọng xây dựng cơ bản đang giảm nhanh và nằm trong tầm kiểm soát của Chính phủ.
Đề cập đến trách nhiệm thuộc vềcấp nào trước vấn đề sử dụng vốn trái phiếu Chính phủ chưa hiệu quả và tình trạngnợ đọngxây dựng cơ bản, Bộ trưởng Vinh cho biết: Bộ đã cho tổng hợp kiểm điểm trách nhiệmcác cấp, các ngành về việcquản lý sử dụng vốn chưa hiệu quả, các nội dung này đã có trong tài liệu gửi các đại biểu. Tuy nhiên, các báo cáo kiểm điểmcủa các địa phương, cũng rấtít người nhận trách nhiệm, có nhận nhưng chung chung, khó có địa chỉ cụ thể.
Bộ trưởng cũng khẳng định rằng: Báo cáo của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã chỉ ra nguyên nhân, trách nhiệm gây lãng phí của từng cấp từ Quốc hội, Chính phủ, bộ, ngành, địa phương... Còn nói chung, nợ đọng xây dựng cơ bản thì có nhiều lý do, trong đó có việc chúng ta đã quyết định đầu tư công trình mà không căn cứ vào nguồn lực, việc này có cả cấp Trung ương và địa phương trách nhiệm liên đới.
Thứ hai, chúng ta không làm kế hoạch 5 năm mà làm từng năm, địa phương quyết định còn Trung ương thìtheo sau để bố trí vốn và khi không đủ vốn phân bổthì trở thành dàn trải. Và như vậy là trách nhiệm thuộc về người quyết định.
Ông Vinhbày tỏ, Bộđang tíchcực thể chế hóa các quy định trong dự thảo Luật Đầu tư công, những vấn đề các đại biểu đặt ra đang được Bộ kiên trìlàm, chuyển biến hay không phải từ các bộ, ngành và đặc biệt là có sự phối hợp của các địa phươngmới khắc phụcđược.
Bộtrưởng Vinh kỳvọng, sau khi Luật Đầu tư công được ban hành, cộng với các giải pháp điều hành quyết liệt khác, đến năm2015cơ bản chúng ta sẽ khống chế được nợ xây dựng cơ bản trongkế hoạch Nhà nước./.
Linh Đan
Cổng thông tin điện tử Chính phủ

    Tổng số lượt xem: 2364
  •  

Đánh giá

(Di chuột vào ngôi sao để chọn điểm)