Skip Ribbon Commands
Skip to main content
Ngày 26/10/2013-10:18:00 AM
Tình hình kinh tế - xã hội tháng 9 và 9 tháng năm 2013 tỉnh Bình Phước
A. KINH TẾ I. NÔNG LÂM NGHIỆP 1. Nông nghiệp Vụ mùa năm 2013 toàn tỉnh ước gieo trồng cây hàng năm được 39.934 ha, giảm 2,8% so cùng kỳ năm trước. Chia ra: Cây lúa ước gieo trồng 10.736 ha, giảm 2,3% so với cùng kỳ năm trước; Bắp ước gieo trồng được 4.890 ha, giảm 2,9%; Nhóm cây lấy củ có chất bột ước gieo trồng 20.142 ha, giảm 1,9% so với cùng kỳ năm trước (trong đó: khoai lang 268 ha, giảm 23%; cây khoai mỳ 19.184 ha, giảm 1,2%); Cây mía 272 ha, giảm 9%; Nhóm cây lấy sợi 15 ha, tăng 7,1%; Nhóm cây có hạt chứa dầu 348 ha, giảm 17,7% (trong đó: đậu nành 52 ha, giảm 17,8%; đậu phộng 291 ha, giảm 15,2%); Nhóm cây rau, đậu, hoa, cây cảnh 3.086 ha, giảm 6,7% (trong đó: cây rau các loại 2.232 ha, giảm 8,3%; cây đậu các loại 755 ha, giảm 1,8%); Nhóm cây gia vị, dược liệu ước 41 ha, giảm 16,3%; Nhóm cây hàng năm khác 404 ha, giảm 14,2% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung cả năm 2013 diện tích gieo trồng cây hàng năm toàn tỉnh ước thực hiện 46.660 ha, đạt 101,3% kế hoạch năm và giảm 3,2% so với cả năm 2012. Nguyên nhân diện tích gieo trồng cây hàng năm giảm là do một phần thời tiết không thuận lợi, một số loại cây trồng trồng xen dưới tán cây lâu năm nay không trồng nữa, mặt khác do người dân đã chuyển đổi một phần diện tích sang trồng cây lâu năm từ đó làm cho diện tích gieo trồng giảm. Tổng sản lượng lương thực có hạt năm 2013 ước đạt 64.619 tấn, đạt 98,3% kế hoạch năm và giảm 2,2% so với cùng kỳ năm trước. Đối với cây lâu năm, ngay từ đầu năm do thời tiết diễn biến thất thường, nhất là trong thời kỳ các loại cây đang ra hoa kết trái, vì vậy đã làm cho năng suất các loại cây chủ lực của tỉnh như điều, tiêu…giảm đáng kể. 9 tháng đầu năm 2013 dự ước toàn tỉnh có 397.745 ha, tăng 0,4% so với cùng kỳ năm trước. Chia ra: Cây ăn quả các loại 6.862 ha, tăng 3,7%; cây công nghiệp lâu năm 389.703 ha, tăng 0,3%. Trong đó: cây điều 136.848 ha, giảm 2,3% so với cùng kỳ năm trước; cây hồ tiêu 10.258 ha, tăng 2,5%; cây cao su 227.523 ha, tăng 2%; Cây lâu năm khác 1.180ha, giảm 1% so cùng kỳ...Diện tích cây lâu năm của tỉnh vẫn tiếp tục tăng, tăng chủ yếu là tăng diện tích cây cao su và cây tiêu , mặc dù giá cao su, hồ tiêu có giảm so với trước nhưng vẫn được người dân ưu tiên đầu tư do hiệu quả hơn so với các loại cây trồng khác, từ đó làm tăng nhanh diện tích. Về sản lượng của các loại cây lâu năm của tỉnh vẫn giữ mức ổn định và tăng lên nhất là sản lượng cao su tăng 9,8% so với cùng kỳ, riêng cây điều sản lượng chỉ đạt 83% so với cùng kỳ năm trước. 2. Chăn nuôi Ước tính đến 1/10/2013 toàn tỉnh có 13.500 con trâu, 29.400 con bò, 280.000 con heo và 3.480.000 con gà, so cùng kỳ năm 2012: đàn trâu giảm 11,1%, bò giảm 10,1%, heo tăng 12,3% và gà tăng 1,7%. Nguyên nhân đàn trâu, bò trong những năm gần đây có xu hướng giảm do đồng cỏ ngày càng bị thu hẹp, nguồn thức ăn gặp nhiều khó khăn do sử dụng thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ….Về sản phẩm chăn nuôi, ước tính thịt hơi xuất chuồng: trâu được 1.272 tấn, tăng 1,4% so cùng kỳ, thịt bò được 3.759 tấn giảm 5%, thịt heo 38.690 tấn tăng 8,9%. Nhìn chung, ngoài đàn gia súc có xu hướng giảm thì đàn gia cầm phát triển tương đối ổn định, không phát sinh các dịch bệnh. Công tác kiểm soát giết mổ, vệ sinh thú y được thực hiện thường xuyên. 3. Lâm nghiệp Năm 2013 tiếp tục thực hiện dự án bảo vệ và phát triển rừng bền vững giai đoạn 2011-2015. 9 tháng năm 2013 diện tích rừng trồng mới tập trung, toàn tỉnh ước thực hiện được 326 ha, giảm 27,1% so với năm 2012. (Chia ra rừng sản xuất 226 ha, rừng đặc dụng 100 ha). Diện tích rừng trồng được chăm sóc là 2.102ha, giảm 22% so cùng kỳ; Diện tích rừng trồng được khoanh nuôi tái sinh là 115 ha; Diện tích rừng được giao khoán bảo vệ 33.089 ha, tăng 3,2% so với năm 2012. Về tình hình vi phạm phá rừng, lấn chiếm đất rừng và Luật bảo vệ rừng 9 tháng đầu năm 2013 các ngành chức năng đã phát hiện 57 vụ, giảm 9,5% (- 6 vụ) so với cùng kỳ năm trước, thiệt hại 60 ha rừng, tăng 160,9% (+37ha). Trong đó: số vụ có đối tượng 04 vụ (thiệt hại 1 ha), số vụ không có đối tượng 53 vụ (thiệt hại 59 ha). Phần lớn diện tích rừng bị phá là rừng sản xuất, các huyện có số vụ và diện tích rừng bị phá nhiều như: huyện Bù Gia Mập 35 vụ (thiệt hại 13 ha); huyện Bù Đăng 10 vụ (thiệt hại 4 ha); huyện Đồng Phú 2 vụ (thiệt hại 1 ha), huyện Lộc Ninh 10 vụ (thiệt hại 42 ha)… Tổng giá trị thiệt hại do phá rừng ước tính là 4.981 triệu đồng. 4. Thủy sản Diện tích nuôi trồng thủy sản ước có đến 1/10/2013 là 2.040 ha, giảm 1,2% so cùng kỳ, nguyên nhân diện tích giảm do nguồn nước không đủ để duy trì sản xuất nên một số hộ dân đã san lấp để chuyển đổi sang mục đích sử dụng khác. Ước tính sản lượng thủy sản 9 tháng đầu năm 2013 là 3.651 tấn, giảm 1,6% so với cùng kỳ năm trước, trong tổng sản lượng chủ yếu là sản lượng thủy sản nuôi trồng chiếm 93,9%; Về số lồng bè nuôi cá, toàn tỉnh hiện có 111 lồng, tăng 2 lồng so với cùng kỳ 2012. 5. Chương trình xây dựng nông thôn mới 9 tháng đầu năm 2013, toàn tỉnh tiếp tục thực hiện cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư” gắn với phong trào xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh. Đến nay đã có 92/92 xã đã triển khai quy hoạch và xây dựng đề án nông thôn mới, trong đó 56 xã đã được phê duyệt quy hoạch và 54 xã được phê duyệt đề án. Trên cơ sở nguồn vốn xây dựng nông thôn mới và đóng góp công, của từ nhân dân trong vùng đề án, các huyện, thị đã tổ chức các lớp tập huấn kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi; Triển khai mô hình chăn nuôi gà thả vườn, nuôi trâu sinh sản, phát triển đàn bò, xây dựng cơ sở hạ tầng như làm đường giao thông nông thôn, trường học, công trình nhà văn hóa.v.v… 6. Về tình hình sản xuất của trang trại Tính đến 1/7/2013 toàn tỉnh có 1.326 trang trại các loại, giảm 45 trang trại so với cùng kỳ năm 2012. Chia theo loại hình trang trại: trang trại trồng trọt 1.197 trang trại (chiếm 90,3%), trang trại chăn nuôi 121 trang trại (chiếm 9,2%), còn lại là trang trại tổng hợp, các trang trại tập trung chủ yếu ở huyện Hớn Quản và Chơn Thành chiếm 42,8%; Các trang trại đã góp phần giải quyết việc làm cho 10.271 lao động, trong đó thuê mướn thường xuyên là 7.072 lao động; Các trang trại đã sử dụng có hiệu quả trên 21 ngàn ha đất và mặt nước nuôi trồng thủy sản, trong các năm gần đây các trang trại đã tạo ra một lượng giá trị hàng hóa khá lớn cho xã hội, ước tính từ 1/7/2012 đến 30/6/2013 doanh thu của các trang trại đạt 2.208 tỷ đồng, bình quân 1 trang trại là 1,67 tỷ đồng. II. CÔNG NGHIỆP * Chỉ số phát triển sản xuất công nghiệp (IIP) tháng 9/2013 tăng 5,71% so với tháng trước và tăng 9,57% so với cùng kỳ năm trước, trong đó: Công nghiệp khai thác mỏ tăng 6,05% so với tháng trước và tăng 1,3% so với cùng kỳ năm trước; tương ứng: Công nghiệp chế biến tăng 6,47% và tăng 9,81%; sản xuất và phân phối điện, nước giảm 3,34% và tăng 7,83%. Trong đó chỉ số một số sản phẩm chủ yếu: Đá xây dựng 57.273m3, tăng 7% so với tháng trước, tăng 2,2% so cùng kỳ năm trước. Tương ứng hạt điều 4.543,6 tấn, tăng 2,5%, tăng 11,1%; tinh bột sắn, dong riềng 6.520,3 tấn, tăng 112,1%, tăng 1,2%; Dịch vụ in trên sợi và vải 26.725,1 triệu đồng, giảm 4,5%, tăng 30,6%; clinke 142.000 tấn, tăng 1,8%, tăng 22,9%; xi măng 68.000 tấn, tăng 43,6%, giảm 3,2%; Mạch điện tử tích hợp 1.763 ngàn chiếc, giảm 3,7%, tăng 26,4%; điện sản xuất 185,2 triệu KWh, giảm 2,9%, tăng 9,8%; điện thương phẩm 53 triệu KWh, bằng 100%, tăng 1,9%. Chỉ số phát triển sản xuất công nghiệp (IIP) tăng so với tháng trước là do ngành sản xuất tinh bột sắn, bột dong riềng, ngành xi măng đẩy mạnh sản xuất. Nguyên nhân tăng so với cùng kỳ là do: ngành xi măng đẩy mạnh sản xuất Clinke, ngành in trên sợi, ngành linh kiện điện tử đẩy mạnh sản xuất để chuẩn bị cho nguồn hàng tiêu thụ vào cuối năm, đã góp phần làm cho tăng chỉ số IIP toàn tỉnh. Lũy kế 9 tháng năm 2013 chỉ số IIP tăng 9,37% so với cùng kỳ năm trước, trong đó: ngành khai thác mỏ giảm 5,86%; ngành chế biến tăng 10,91%; ngành sản xuất và phân phối điện giảm 7,62%; ngành cung cấp nước, xử lý rác thải, nước thải tăng 23,57% . Một số sản phẩm công nghiệp chủ yếu 9 tháng đầu năm 2013: Đá xây dựng 503.142 m3, đạt 62,9% kế hoạch năm, giảm 5% so với cùng kỳ; Tương ứng: hạt điều nhân 34.718,4 tấn đạt 57,9%, tăng 13,6%; tinh bột sắn, dong riềng 63.704,2 tấn, đạt 63,7%, giảm 8%; Clinke 1.274,3 ngàn tấn, đạt 75%, tăng 0,3%; xi măng 641,3 ngàn tấn, đạt 67,5%, tăng 10%; điện sản xuất 1.083,8 triệu KWh, đạt 61,9%, giảm 8,6%; Mạch điện tử tích hợp 15.051 ngàn cái đạt 53,8%, tăng 10,1%; So với cùng kỳ điện thương phẩm tăng 1,7%; Dịch vụ in trên sợi và vải tăng 30,8%; Thiết bị tín hiệu âm thanh khác tăng 22,4%; Phát triển điện năng: Trong tháng 9 ngành Điện phát triển được 8 km đường dây trung thế; 28 km đường dây hạ thế và và 8.418,5 KVA dung lượng trạm biến áp, số hộ có điện tăng thêm 216 hộ. Tính chung 9 tháng năm 2013 đã phát triển được 74 km đường dây trung thế; 30 km đường dây hạ thế và 30.829,5 KVA dung lượng trạm biến áp, số hộ có điện tăng thêm 6.600 hộ, nâng tổng số hộ dùng điện 228.677 hộ. Phát triển doanh nghiệp:Từ đầu năm đến hết tháng 9/2013 trên địa bàn tỉnh đã có 351 doanh nghiệp đăng ký hoạt động kinh doanh với tổng vốn đăng ký là 1.359,28 tỷ đồng, giảm 7,4% về số DN và 4,3% về số vốn đăng ký so với cùng kỳ năm trước. Về thu hút đầu tư nước ngoài, từ đầu năm đến nay đã thu hút được 09 dự án với số vốn đăng ký là 77,5 triệu USD, giảm 25% về số dự án nhưng tăng 32,9% về vốn đăng ký so với cùng kỳ năm trước. III. VỐN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN Giá trị thực hiện vốn đầu tư phát triển thuộc nguồn vốn ngân sách nhà nước do địa phương quản lý tháng 9/2013 ước 119,1 tỷ đồng, tăng 2,2% so với tháng trước , giảm 22,8% so với cùng kỳ năm trước. (Trong đó vốn ngân sách nhà nước cấp tỉnh ước thực hiện 86,4 tỷ đồng, chiếm 72,5%, vốn ngân sách nhà nước cấp huyện 32,7 tỷ đồng, chiếm 27,5%). Chủ yếu thi công các công trình các hạng mục còn dở dang của tháng trước. Lũy kế 9 tháng năm 2013 tổng vốn đầu tư phát triển thuộc nguồn vốn nhà nước do địa phương quản lý ước thực hiện 972,2 tỷ đồng, đạt 41% kế hoạch năm và tăng 19,1% so cùng kỳ năm trước, trong đó cấp tỉnh 587,7 tỷ đồng, đạt 34,4% kế hoạch năm và tăng 22,5% so với cùng kỳ; cấp huyện 384,5 tỷ đồng, đạt 58,2 kế hoạch năm và tăng 14,3% so với cùng kỳ. Về tình hình giải ngân vốn đầu tư xây dựng cơ bản tập trung đến hết tháng 8/2013 là 488,6 tỷ đồng, đạt 36,2% so kế hoạch điều chỉnh HĐND; vốn trái phiếu Chính phủ thực hiện 45,1tỷ đồng, đạt 30% kế hoạch, vốn chương trình mục tiêu giải ngân được 65,4 tỷ đồng, đạt 30,5% kế hoạch năm; Trong tổng số giải ngân: vốn cấp tỉnh đạt 26,7% kế hoạch năm (327,3 tỷ đồng); vốn cấp huyện đạt 47,1% kế hoạch năm (161,3 tỷ đồng). Khối lượng thực hiện vốn đầu tư trong tháng 9 và 9 tháng năm 2013 còn thấp, nguyên nhân là do các đơn vị chậm triển khai các chương trình, dự án thuộc kế hoạch năm. Bên cạnh đó các đơn vị chủ đầu tư còn ít trực tiếp theo dõi, đôn đốc tiến độ triển khai các dự án (đôn đốc Ban QLDA, đơn vị tư vấn, nhà thầu thi công,…). Ngoài ra tiến độ triển khai chậm còn do yếu tố khách quan đó là nguồn thu ngân sách chưa đảm bảo thanh toán kịp thời, một số công trình đã ký hợp đồng nhưng chưa được tạm ứng, các doanh nghiệp xây dựng cũng gặp nhiều khó khăn về nguồn vốn nên đã ảnh hưởng đến tiến độ thi công các công trình. * Tổng vốn đầu tư phát triển trên địa bàn ước 9 tháng đạt 10.432,8 tỷ đồng, trong đó từ nguồn vốn nhà nước 2.512,9 tỷ đồng, chiếm 24,1%; Vốn ngoài nhà nước 7.365,1 tỷ đồng, chiếm 70,6%; Vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài 554,8 tỷ đồng, chiếm 5,3%. Chia theo khoản mục đầu tư: Đầu tư XDCB 3.392 tỷ, chiếm 32,5%; Vốn đầu tư mua sắm tài sản cố định dùng cho SX không qua XDCB 1.812,3 tỷ đồng, chiếm 17,5; Vốn đầu tư sửa chữa lớn, nâng cấp TSCĐ 295 tỷ đồng, chiếm 2,8%; Vốn đầu tư bổ sung vốn lưu động 4.216,7 tỷ đồng, chiếm 40,4%; Vốn đầu tư khác 716,8 tỷ đồng, chiếm 6,8%. IV. THƯƠNG MẠI – GIÁ CẢ - GIAO THÔNG VẬN TẢI 1. Nội Thương * Tổng mức bán lẻ hàng hoá và dịch vụ: Tháng 9/2013 tổng mức bán lẻ hàng hoá và dịch vụ ước thực hiện 1.844 tỷ đồng, tăng 0,4% so với tháng trước và tăng 12,7% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó: Kinh tế nhà nước ước 59,2 tỷ đồng, tăng 18,2% so với tháng trước và tăng 0,2% so cùng kỳ năm trước; Tương ứng: Kinh tế tập thể ước 2,7 tỷ đồng, bằng 100% và tăng 28,6%; Kinh tế cá thể ước 1.305,7 tỷ đồng, tăng 0,5% và tăng 20,3%; Kinh tế tư nhân 476,4 tỷ đồng, giảm 1,7% và giảm 2,6%. Lũy kế 9 tháng năm 2013 tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ ước thực hiện 17.055,1 tỷ đồng, đạt 66,9 % kế hoạch năm, tăng 18,5% so cùng kỳ năm trước. Chia theo thành phần kinh tế: Kinh tế nhà nước chiếm 3,3%, tăng 20% so cùng kỳ năm trước; Tương ứng: Kinh tế tập thể chiếm 0,2%, tăng 29,9%; Kinh tế cá thể chiếm 69,4%, tăng 24%; Kinh tế tư nhân chiếm 27,1%, tăng 6,1%. Chia theo ngành kinh tế: Thương nghiệp chiếm 76,2%, tăng 17,5% so cùng kỳ năm trước, tương ứng: Khách sạn - Nhà hàng chiếm 13,3%, tăng 21,9%; Dịch vụ chiếm 10,5%, tăng 21,7%. Nhìn chung tổng mức bán lẻ hàng hóa của các thành phần kinh tế và ngành kinh tế trong tháng và 9 tháng đều tăng lên so với tháng trước và tăng cao so với cùng kỳ một phần là do giá cả tăng, một phần nhu cầu tiêu thụ hàng hóa của nhân dân tăng. * Về giá cả:Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 9/2013 ước tăng 0,7% so với tháng trước, tăng 3,62% so với tháng 12 năm 2012 và tăng 11,13% so với cùng kỳ năm trước. Bình quân 9 tháng 2013 so bình quân 9 tháng 2012 tăng 11,61%. Diễn biến tình hình giá tiêu dùng của một số nhóm hàng chính so với tháng 8 như sau: Các nhóm hàng hóa, dịch vụ có chỉ số giá tăng là: Lương thực tăng 0,22%, Thực phẩm tăng 1,84%, Đồ uống và thuốc lá tăng 0,26%, Nhà ở và vật liệu xây dựng tăng 0,66%, thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 0,57%, nhóm Văn hóa giải trí tăng 0,67% và nhóm hàng hóa, dịch vụ khác tăng 0,65%; Các nhóm hàng hóa, dịch vụ có chỉ số giá giảm là: Nhóm may mặc, mũ nón, giày dép giảm 0,03%, nhóm thuốc, y tế giảm 0,03%, nhóm giao thông giảm 0,02%, nhóm bưu chính viễn thông giảm 0,01%, nhóm giáo dục giảm 0,01%. Nguyên nhân một số nhóm hàng tăng giá là do một số yếu tố sau: Giá xăng, dầu nằm ở mức cao đã tác động rất lớn đến tất cả các nhóm hàng; giá lương thực, thực phẩm do ảnh hưởng bởi thiên tai, lũ lụt và dịch bệnh gây thất thu mùa màng đã gây tăng giá; 2. Ngoại Thương * Xuất khẩu: - Kim ngạch xuất khẩu tháng 9/2013 ước thực hiện 69.250 ngàn USD, tăng 8,1% so tháng trước và tăng 16,5% so cùng kỳ năm trước. Trong tổng kim ngạch xuất khẩu: kinh tế nhà nước ước thực hiện 13.896 ngàn USD, chiếm 20,1%, tăng 38,8% so tháng trước và giảm 4,9% so với cùng kỳ; Kinh tế tư nhân 38.500 ngàn USD, chiếm 55,6%, tăng 0,6% so tháng trước và tăng 20,3% so với cùng kỳ; Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài 16.854 ngàn USD, chiếm 24,3%, tăng 6,8% so tháng trước và tăng 31,2% so với cùng kỳ. Một số sản phẩm xuất khẩu chủ yếu trong tháng 9/2013 như sau: + Hạt điều nhân ước thực hiện 1.914 tấn (trị giá 13.515 ngàn USD), tăng 3,5% về lượng và tăng 6,7% về giá trị so tháng trước; giảm 1,1% về lượng và tăng 7,1% về giá trị so cùng kỳ. Giá hạt điều nhân xuất khẩu bình quân tháng này là 7,061 ngàn USD/tấn, tăng 0,217 ngàn USD/tấn so với tháng trước và tăng 0,542 ngàn USD/tấn so với cùng kỳ. Nguyên nhân giá trị xuất khẩu mặt hàng này tăng lên so với tháng trước là do giá cao hơn nên một số doanh nghiệp tăng cường xuất khẩu mặt hàng này. + Mủ cao su thành phẩm ước thực hiện 13.522 tấn (trị giá 32.481 ngàn USD), tăng 10% về lượng và tăng 13,4% về giá trị so tháng trước; tăng 24,9% về lượng, tăng 6% về giá trị so với cùng kỳ. Giá cao su thành phẩm bình quân tháng này 2,402 ngàn USD/tấn, tăng 0,073 ngàn USD/tấn so với tháng trước và giảm 0,428 ngàn USD/tấn so cùng kỳ năm trước. Nguyên nhân giá trị xuất khẩu mặt hàng này tăng so với tháng trước chủ yếu là do các công ty cao su tăng xuất mạnh trở lại, còn tăng so với cùng kỳ là do Công ty xuất nhập khẩu Tổng hợp Bình Phước thu mua mủ của các tỉnh bạn và nhập khẩu tái xuất khẩu mủ cao su mạnh hơn làm cho giá trị mặt hàng này tăng mạnh so với cùng kỳ. + Hàng nông sản khác ước thực hiện 5.000 ngàn USD, giảm 12,3% so tháng trước, tăng 2,12 lần so với cùng kỳ + Hàng dệt may ước thực hiện 4.474 ngàn USD, tăng 9% so tháng trước và giảm 17,7% so cùng kỳ. + Hàng điện tử ước thực hiện 3.000 ngàn USD, tăng 5,3% so tháng trước, tăng 9,1% so cùng kỳ. + Sản phẩm bằng gỗ ước thực hiện 2.639 ngàn USD, tăng 1,4% so tháng trước và tăng 60,5% so cùng kỳ. + Hàng hóa khác ước thực hiện 6.891 ngàn USD, tăng 4,9% so tháng trước và tăng 123,8% so với cùng kỳ. Lũy kế 9 tháng năm 2013 kim ngạch xuất khẩu ước thực hiện được 521.850 ngàn USD, đạt 74,6% kế hoạch năm và tăng 19,1% so với cùng kỳ năm trước. Nhìn chung giá trị khẩu 9 tháng đầu năm 2013 có nhiều khởi sắc hơn so với cùng kỳ trước. Nguyên nhân tăng chủ yếu là sau thời kỳ khủng hoảng kinh tế toàn cầu, bằng nhiều biện pháp của Chính phủ, sự cố gắng vượt qua khó khăn của các doanh nghiệp trong việc tìm kiếm thị trường mới, đồng thời đơn giá một số mặt hàng chủ lực của tỉnh có xu hướng tăng đã làm cho kim ngạch xuất khẩu 9 tháng đầu năm đạt kế hoạch đã đề ra và tăng so với cùng kỳ. Một số mặt hàng chủ yếu ước thực hiện 9 tháng đầu năm 2013 như sau: + Hạt điều nhân ước thực hiện 14.414 tấn (trị giá 97.393 ngàn USD), đạt 75,9% về lượng so kế hoạch năm; tăng 0,4% về lượng và giảm 2,3% về giá trị so cùng kỳ. Giá hạt điều nhân xuất khẩu bình quân là 6,757 ngàn USD/tấn, giảm 0,187 ngàn USD/tấn so với cùng kỳ. + Mủ cao su thành phẩm ước thực hiện 80.334 tấn (trị giá 273.657 ngàn USD), đạt 78,4% kế hoạch năm; tăng 18,9% về lượng, tăng 23,5% về giá trị so với cùng kỳ. Giá cao su thành phẩm bình quân 9 tháng 3,406 ngàn USD/tấn, tăng 0,127 ngàn USD/tấn so cùng kỳ năm trước. + Hàng nông sản khác ước thực hiện 55.671 ngàn USD, đạt 101,2% kế hoạch năm, tăng 59,5% so với cùng kỳ. + Hàng dệt may ước thực hiện 39.914 ngàn USD, đạt 221,7% kế hoạch năm, tăng 3,1 lần so cùng kỳ. + Hàng điện tử ước thực hiện 21.108 ngàn USD, đạt 64% kế hoạch năm, giảm 6,7% so cùng kỳ. + Sản phẩm bằng gỗ ước thực hiện 21.861 ngàn USD, đạt 93% kế hoạch năm, tăng 39,8% so cùng kỳ. + Hàng hóa khác ước thực hiện 52.899 ngàn USD, đạt 117,6% kế hoạch năm, tăng 81,1% so với cùng kỳ. * Nhập khẩu: - Kim ngạch nhập khẩu tháng 9/2013 ước thực hiện 13.787 ngàn USD, tăng 8,4% so tháng trước và tăng 7,4% so cùng kỳ năm trước. Trong tổng kim ngạch xuất khẩu: Kinh tế tư nhân ước 4.750 ngàn USD chiếm 48,7%, tăng 12,4% so tháng trước và tăng 21,5% so với cùng kỳ năm trước; Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài 9.037 ngàn USD chiếm 51,3%, tăng 6,4% so tháng trước và tăng 1,2% so cùng kỳ. Một số mặt hàng nhập khẩu tháng 9/2013 ước thực hiện : + Vải may mặc ước thực hiện 3.765 ngàn USD, tăng 5% so tháng trước, giảm 33,9% so cùng kỳ. + Hàng điện tử ước thực hiện 2.700 ngàn USD, tăng 1,9% so tháng trước, tăng 17,4% so cùng kỳ. + Hàng hóa khác ước thực hiện 7.322 ngàn USD, tăng 12,9% so tháng trước, tăng 53,7% so cùng kỳ. * Lũy kế 9 tháng năm 2013 kim ngạch nhập khẩu ước thực hiện được 118.175 ngàn USD, đạt 81,5% kế hoạch năm, tăng 31,7% so với cùng kỳ năm trước. Một số mặt hàng nhập khẩu 9 tháng đầu năm 2013 ước thực hiện như sau: + Hàng điện tử ước thực hiện 20.168 ngàn USD, đạt 50,4% kế hoạch năm và tăng 31,1% so với cùng kỳ. + Hàng hóa khác ước thực hiện 72.632 ngàn USD, đạt 74,9% kế hoạch năm và tăng 23,6% so với cùng kỳ. 3. Giao thông vận tải * Vận tải hành khách: - Vận tải hành khách trong tháng 9/2013 ước thực hiện 707,6 ngàn HK và 88.824,3 ngàn HK.km, so với tháng trước tăng 0,9% về vận chuyển và tăng 0,7% về luân chuyển, so với cùng kỳ năm trước tăng 6,9% về vận chuyển và tăng 6,4% về luân chuyển. Luỹ kế 9 tháng năm 2013 sản lượng vận tải hành khách ước thực hiện được 6.476,2 ngàn HK và 812.007,4 ngàn HK.km, tăng 7,9% về vận chuyển và tăng 7,2% về luân chuyển so với cùng kỳ năm trước. Nguyên nhân sản lượng vận tải hành khách tăng là do đời sống của người dân được cải thiện và từng bước được nâng lên, nhu cầu tham quan du lịch tăng, trao đổi lưu thông hàng hóa ngày càng nhiều làm cho sản lượng hành khách tăng so với tháng trước và so với cùng kỳ. * Vận tải hàng hoá: - Vận tải hàng hoá tháng 9/2013 ước thực hiện được 147,9 ngàn tấn và 9.992,7 ngàn T.km, so với tháng trước tăng 0,4% về vận chuyển và tăng 0,4% về luân chuyển, so với cùng kỳ năm trước tăng 11,9% về vận chuyển và tăng 12,3% về luân chuyển. Luỹ kế 9 tháng năm 2013 ước thực hiện được 1.347,9 ngàn tấn và 91.503,7 ngàn tấn.km, so với cùng kỳ tăng 11,9% về vận chuyển và tăng 12,5% về luân chuyển. Nguyên nhân sản lượng vận tải hàng hóa tăng là do nhu cầu mua sắm các mặt hàng trang thiết bị, nhu yếu phẩm phục vụ đời sống sinh hoạt, vận chuyển vật tư nông nghiệp phục vụ cho sản xuất tăng cao. * Về doanh thu vận tải , kho bãi và dịch vụ hỗ trợ 9 tháng đầu năm 2013 ước thực hiện 805.731,9 triệu đồng, tăng 15,5% so với cùng kỳ năm trước. V. TÀI CHÍNH-NGÂN HÀNG * Tài chính - Tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn tháng 9/2013 ước 370,7 tỷ đồng. Trong đó: Thu từ khu vực kinh tế quốc doanh là 117 tỷ đồng; thu từ khu vực kinh tế ngoài quốc doanh 111 tỷ đồng; Thu tiền sử dụng đất là 68tỷ đồng. Luỹ kế 9 tháng năm 2013 là 2.399,7 tỷ đồng, đạt 52,2% kế hoạch năm. Trong tổng thu 9 tháng, thu từ sản xuất kinh doanh ước 1.913,3 tỷ đồng, đạt 48,8%; Thu hải quan ước 115 tỷ đồng, đạt 76,7% và Ghi thu qua NSNN ước 371,4 tỷ đồng, đạt 69,8%. Nhìn chung tình hình thu ngân sách đạt thấp so với kế hoạch. - Tổng chi ngân sách địa phương tháng 9/2013 ước thực hiện 350 tỷ đồng. Trong đó: Chi thường xuyên 120 tỷ đồng; chi đầu tư phát triển 50 tỷ đồng. Luỹ kế 9 tháng đầu năm 2013 là 3.312 tỷ đồng, đạt 49,1% kế hoạch năm. Nhìn chung tình hình thu ngân sách 9 tháng đầu năm 2013 gặp rất nhiều khó khăn: - Niên vụ hạt điều năm 2013 mất mùa, sản lượng giảm 17% so cùng kỳ năm 2012. Số thuế GTGT đã nộp của các doanh nghiệp, hộ kinh doanh nông sản 7 tháng đầu năm 2013 chỉ bằng 63% so cùng kỳ năm trước. - Giá bán mủ cao su 8 tháng đầu năm 2013 giảm trên 20% so cùng kỳ năm trước (bình quân 8 tháng đầu năm 2013 từ 48-52 triệu đồng/tấn; bình quân 8 tháng đầu năm 2012 từ 60-65 triệu đồng/tấn). - Thực hiện gia hạn thuế TNDN cho các dự án khó khăn về tài chính theo Thông tư 16/2013/TT-BTC ngày 08/02/2013 của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn thực hiện việc gia hạn, giảm một số khoản thu Ngân sách Nhà nước theo Nghị quyết số 02/NQ-CP ngày 07/01/2013 của Chính phủ về một số giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị trường, giải quyết nợ xấu. - Công tác quản lý nợ thuế đã được các địa phương quan tâm chỉ đạo. Tuy nhiên, hầu hết các địa phương nợ thuế có chiều hướng tăng cao, nguyên nhân chủ yếu là do một số doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh nông sản (hạt điều, cao su...) có khó khăn về tài chính, chiếm dụng tiền thuế GTGT... - Công tác quản lý thu thuế, lập bộ thuế gặp khó khăn; tổng số doanh nghiệp đang hoạt động tháng 8/2013 là 2.490 doanh nghiệp, trong tháng có 117 doanh nghiệp ngừng, nghỉ, giải thể, phá sản (chiếm 4%) và luỹ kế 8 tháng đầu năm có 965 doanh nghiệp ngừng, nghỉ, giải thể, phá sản (chiếm 38%); 376 doanh nghiệp không phát sinh doanh thu (15%); chỉ có 395 doanh nghiệp có phát sinh thuế GTGT phải nộp (chiếm 16%) và hầu hết các doanh nghiệp đều báo cáo thuế TNDN tạm tính Quý I, II/2013 lỗ. Để phấn đấu hoàn thành khả năng thu NSNN năm 2013, để hoàn thành mục tiêu đã đề ra, tỉnh cần có những giải pháp sau: - Giám sát chặt chẽ việc thực hiện Nghị quyết số 02/NQ-CP ngày 7/01/2013 của Chính phủ trong việc giải quyết giảm, gia hạn thuế GTGT, TNDN, tiền thuê đất và tiền sử dụng đất năm 2013. - Tập trung quản lý thu kịp thời số thuế phát sinh từ các Công ty cao su, các Nhà máy thủy điện, các doanh nghiệp và hộ kinh doanh, chế biến nông sản, thực hiện các biện pháp chống thất thu ngân sách Nhà nước. - Tăng cường kiểm tra, phân tích tình hình kê khai thuế tháng thông qua việc phân tích thông tin trên các tờ khai thuế. Trên cơ sở đó phát hiện kịp thời các doanh nghiệp kê khai chưa đúng, kê khai thấp so với thực tế kinh doanh để yêu cầu đơn vị giải trình, điều chỉnh. - Tăng cường các biện pháp thu nợ và cưỡng chế nợ thuế theo quy định của Luật quản lý thuế, Quy trình quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế của Tổng cục Thuế để đảm bảo chỉ tiêu thu nợ thuế do Tổng cục Thuế giao; phấn đấu hạ nợ có khả năng thu đến cuối năm 2013 giảm 30% so với nợ thuế tính đến thời điểm 31/8/2013 (số tuyệt đối thu được khoảng 170 tỷ đồng). - Đôn đốc doanh nghiệp nộp hồ sơ quyết toán thuế TNDN, TNCN năm 2012 và tổ chức triển khai quyết toán thuế theo đúng hướng dẫn của Tổng cục Thuế để khai thác tăng thu cho ngân sách. - Chỉ đạo các ngành chức năng, UBND các huyện, thị tổ chức thu kịp thời các khoản thu từ đất như: thu tiền sử dụng đất, tiền thuê đất, lệ phí trước bạ nhà, đất... * Tín dụng: Kết quả thực hiện các chỉ tiêu về tín dụng ngân hàng 9 tháng đầu năm 2013: STT Nội dung Đơn vị tính Ước tính đến 30/9/2013 Tăng, giảm so với đầu năm Tăng giảm so với cùng kỳ Một số chỉ tiêu cơ bản tín dụng ngân hàng 1 Tổng vốn huy động Tỷ đồng 14.320 - 1,78% + 5,04 % 2 Tổng dư nợ tín dụng Tỷ đồng 18.950 + 18,83 % + 26,54 % Trong đó: Dư nợ nông nghiệp, nông thôn Tỷ đồng 6.450 + 1,69 % Dư nợ nông thôn mới Tỷ đồng 3.500 + 63,25 % Dư nợ doanh nghiệp Tỷ đồng 9.000 + 21,11 % 3 Tỷ lệ nợ xấu % 2,03 - 0,24 % 0,00% a. Về huy động vốn: - Theo tinh thần Nghị quyết số số 01/NQ-CP, Nghị quyết số 02/NQ-CP, Chỉ thị số 01/CT-NHNN, Chỉ thị số 03/CT-NHNN, các tổ chức tín dụng trên địa bàn tích cực thực hiện các giải pháp huy động vốn, chủ động cân đối giữa nguồn vốn và sử dụng vốn để đảm bảo thanh khoản, đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn tín dụng, các nhu cầu thanh toán phục vụ phát triển kinh tế - xã hội địa phương. Tính đến ngày 30/9/2013, tổng nguồn vốn huy động tại chỗ ước đạt 14.320 tỷ đồng, tăng 1,8% (tăng 260 tỷ đồng) so với đầu năm, tăng 2,68% (tăng 375 tỷ đồng) so với cùng kỳ b. Về sử dụng vốn: - Các tổ chức tín dụng trên địa bàn thực hiện các giải pháp mở rộng tín dụng để đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn đối với các thành phần kinh tế trên địa bàn. Tính đến ngày 30/9/2013, dư nợ tín dụng ước đạt 18.950 tỷ đồng, tăng 18,83% (tăng 3.003 tỷ đồng) so với đầu năm; tăng 24,57% (tăng 3.738 tỷ đồng) so với cùng kỳ - Cho vay nông nghiệp, nông thôn: Doanh số cho vay 9 tháng đầu năm 2013 ước đạt 5.350 tỷ đồng với 15.500 lượt khách hàng vay (doanh số cho vay trong quý III/2013 ước là 1.492 tỷ đồng), đến 30/9/2013 dư nợ cho vay ước đạt 6.450 tỷ đồng, chiếm 34,04%/tổng dư nợ tín dụng, tăng 1,69% so với đầu năm. - Cho vay doanh nghiệp: Doanh số cho vay 9 tháng đầu năm 2013 ước là 5.200 tỷ đồng (doanh số cho vay trong quý III/2013 ước là 1.290 tỷ đồng), đến 30/9/2013 dư nợ cho vay ước đạt 6.000 tỷ đồng, với khoảng 800 khách hàng còn dư nợ, chiếm 31,67%/tổng dư nợ tín dụng, tăng 21,11% so với đầu năm. Trong đó, dư nợ cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa ước là 4.800 tỷ đồng, chiếm 80,00%/dư nợ cho vay doanh nghiệp, tăng 4,58% so với cuối năm 2012. - Ngoài ra các TCTD còn quan tâm đầu tư vào các ngành điều, tiêu, cà phê, cao su là những ngành có ưu thế tại địa phương: Cho vay trồng, chăm sóc thu mua, chế biến, xuất khẩu điều, tiêu, cà phê, cao su ước là 8.950 tỷ đồng, tăng 24,91% so với đầu năm, chiếm tỷ lệ gần 50%/ dư nợ toàn địa bàn; Cho vay xuất khẩu cao su ước khoảng 60 tỷ đồng, tăng 2,5 lần so với đầu năm; cho vay xuất khẩu ngành điều ước khoảng 100 tỷ đồng, giảm 52,66% so với đầu năm. c. Nợ xấu: Trong những tháng qua, các TCTD trên địa bàn đã tích cực triển khai đồng bộ các giải pháp hạn chế nợ xấu gia tăng, chủ động xử lý nợ xấu thông qua dự phòng rủi ro, bán nợ, xử lý tài sản đảm bảo và các hình thức xử lý nợ xấu khác theo quy định của pháp luật...đến thời điểm hiện nay nợ xấu chiếm tỷ lệ 2,03%/tổng dư nợ, giảm 0,24% so với đầu năm. B. XÃ HỘI 1. Hoạt động Văn hoá Tổ chức các hoạt động: Hội thảo khoa học “Nghiên cứu, khảo sát, lập bản đồ di chỉ khảo cổ học tỉnh Bình Phước”; các sự kiện truyền thông tại Thư viện tỉnh và kế hoạch kiểm tra các điểm truy cập Internet công cộng thuộc Dự án BMGF-VN trên địa bàn tỉnh; Ngày hội internet tại tỉnh Bình Phước; các hoạt động kỷ niệm 68 năm Cách mạng tháng 8 và Quốc khánh 02/9; Liên hoan Nghệ thuật quần chúng tỉnh Bình Phước lần IX năm 2013; ký kết chương trình phối hợp hoạt động giữa Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch và Sở Thông tin và Truyền thông trong việc tăng cường tổ chức các hoạt động phục vụ sách, báo tại các điểm Bưu điện văn hóa xã giai đoạn 2013-2020; phối hợp tổ chức tốt Lễ viếng, Lễ truy điệu và Lễ an táng hài cốt liệt sỹ quân tình nguyện Việt Nam hy sinh trong các thời kỳ chiến tranh ở 2 tỉnh Kratie, Kampongcham - Vương quốc Campuchia giai đoạn XII và kỷ niệm 66 năm ngày Thương binh liệt sỹ và phối hợp tổ chức Lễ viếng nghĩa trang liệt sỹ nhân kỷ niệm 68 năm Cách mạng tháng 8 và Quốc khánh 2/9. Về Bảo vệ và phát huy di sản văn hóa dân tộc đã xây dựng đề cương, kế hoạch chương trình “Phục dựng lễ hội xuống đồng của người Khmer Bình Phước” và chương trình “Nghiên cứu, khảo sát và định dạng âm nhạc của người S’tiêng Bình Phước thuộc chương trình mục tiêu quốc gia về văn hóa năm 2013; tổ chức trưng bày triển lãm ảnh chuyên đề “Mùa thu cách mạng”; lập hồ sơ di tích quốc gia đặc biệt mạng lưới đường Trường Sơn - đường Hồ Chí Minh; sưu tầm hiện vật, hình ảnh, tư liệu về kháng chiến chống Mỹ trên địa bàn tỉnh. Thường xuyên duy trì mở cửa các di tích phục vụ khách tham quan. 2. Giáo dục Tổng kết năm học 2012-2013 tỷ lệ huy động học sinh các cấp học cao hơn năm học trước, đối với ngành học mầm non chất lượng giáo dục đảm bảo tốt, tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng giảm so với đầu năm; Đối với chất lượng phổ thông đạt được một số kết quả sau: Tỷ lệ học sinh khá giỏi tăng lên, tỷ lệ học sinh yếu kém giảm so với năm học trước, tỷ lệ học sinh bỏ học giảm còn 0,51% (năm học trước là 0,6%), tỷ lệ tốt nghiệp trung học phổ thông đạt 98,69% (trong đó khá giỏi đạt 16,74%), trong năm học 2012-2013 toàn tỉnh có 46 em đạt giải học sinh giỏi cấp Quốc gia, đạt 48 huy chương trong kỳ thi Olympic 30/4... Về số trường đạt chuẩn quốc gia, tính đến 6/2013 toàn tỉnh có 61/430 trường đạt chuẩn quốc gia, chiếm 14,19% (tăng 17 trường so với năm học 2011-2012). Duy trì và giữ vững tỷ lệ CMC-PCGDTH và PCGDTHCS, có 85/111 xã phường, thị trấn được công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục trung học đúng độ tuổi (chiếm 76,58%), có 1 xã được công nhận đạt chuẩn phổ cập bậc trung học phổ thông. Về tình hình khai giảng năm học 2013-2014: Theo số liệu sơ bộ, năm học 2013-2014 toàn tỉnh có 445 trường học học các cấp (137 trường mầm non, 179 trường tiểu học, 96 trường trung học cơ sở và 33 trường trung học phổ thông), 7.542 lớp nhóm và 218.724 học sinh; Tỷ lệ huy động trẻ 5 tuổi đi học mầm non đạt 90,25%; Tỷ lệ huy động trẻ 6 tuổi vào lớp 1 đạt 97,83% (17.646/18.037); Tỷ lệ huy động học sinh vào lớp 6 đạt 98,97%; Về cơ sở vật chất cho năm học mới nhìn chung vẫn còn gặp nhiều khó khăn, hiện nay toàn tỉnh còn thiếu 68 phòng học ở các cấp, 15 bếp ăn ở các trường mầm non, một số trường vẫn còn thiếu bàn ghế cho giáo viên và học sinh (850 bộ)... ngành Giáo dục và Đào tạo đã có nhiều cố gắng để vượt qua những khó khăn trước mắt để đảm bảo dạy và học tốt. 3. Công tác Lao động - việc làm Ước 9 tháng, toàn tỉnh đã giải quyết việc làm cho 24.600 lao động đạt 81,4% kế hoạch (trong đó xuất khẩu lao động là 92 người, giải quyết việc làm cho 1.525 lao động thông qua nguồn vốn vay 120). Tổ chức 02 phiên giao dịch việc làm tại huyện Bù Đăng và huyện Chơn Thành với sự tham gia trực tiếp của 19 doanh nghiệp (có nhu cầu tuyển 9.785 lao động) và 1.380 lao động. Tư vấn nghề, việc làm cho 11.733 lao động; giới thiệu việc làm cho 514 lao động; giải quyết hưởng bảo hiểm thất nghiệp cho 2.991 lao động. Tổ chức 03 lớp tập huấn công tác ATVSLĐ cho 440 lao động, người sử dụng lao động ở các công ty, doanh nghiệp và cán bộ quản lý công tác ATVSLĐ trên địa bàn tỉnh. Tổ chức Hội nghị triển khai Bộ Luật Lao động năm 2012 cho 872 cán bộ, công nhân viên chức của các Sở, ngành, huyện, thị và các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh. 4. Công tác đào tạo nghề Trong 9 tháng, đã đào tạo nghề cho 2.931 học viên (trong đó trình độ sơ cấp nghề là 1.367 người, dưới 3 tháng 1.564 người) ), đạt 48,8% kế hoạch. 5. Công tác Thương binh liệt sĩ – Người có công Giải quyết chế độ mai táng phí cho 230 đối tượng; mua thẻ bảo hiểm y tế cho 405 đối tượng theo Quyết định số 290/QĐ-TTg, cho 1.213 đối tượng theo Quyết định số 62/2011/QĐ-TTg; giải quyết ưu đãi học sinh sinh viên cho 1.082 đối tượng; giải quyết điều dưỡng tại nhà cho 624 đối tượng; trang cấp dụng cụ chỉnh hình 32 đối tượng. Tổ chức đưa 546 đối tượng chính sách, người có công đi điều dưỡng tại Nha Trang và Vũng Tàu. Tổ chức tập huấn nâng cao nghiệp vụ cho 655 cán bộ làm công tác chính sách người có công tại huyện, thị, xã, phường trên toàn tỉnh. Ngoài ra, nhân dịp kỷ niệm ngày Thương binh liệt sỹ 27/7 các địa phương đã vận động các tổ chức, cá nhân xây dựng và bàn giao 14 căn nhà tình nghĩa cho các gia đình chính sách còn khó khăn về nhà ở với số tiền là 560 triệu đồng; tặng 27 sổ tiết kiệm với số tiền là 33 triệu đồng. Sở cũng đã phối hợp với các ngành tổ chức phục vụ lễ viếng, lễ truy điệu và an táng 61 hài cốt liệt sĩ quân tình nguyện Việt Nam hy sinh tại Camphuchia và 1 hài cốt liệt sĩ quy tập từ các huyện, thị xã vào an táng tại nghĩa trang liệt sĩ tỉnh. 6. Công tác giảm nghèo Tổ chức vận động trợ giúp hộ nghèo, đối tượng bảo trợ xã hội và các đối tượng khó khăn đột xuất khác trong dịp Tết Qúy Tỵ năm 2013. Ngoài ra, nhân dịp Tết Nguyên đán Qúy Tỵ năm 2013 đã phối hợp cùng các ngành, các cấp có liên quan tổ chức thăm, tặng 48.033 phần quà, 83,55 tấn gạo với tổng kinh phí 17,2 tỷ đồng cho đối tượng bảo hiểm xã hội, bảo trợ xã hội, người nghèo và các đối tượng có hoàn cảnh khó khăn. 7. Công tác bảo vệ chăm sóc trẻ em Phân bổ 1.200 suất quà với mức chi tặng 200.000 đồng/suất cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn tại các huyện, thị xã nhân dịp Tết Trung thu. Đồng thời, phối hợp với Đoàn bác sĩ Thiện - Nguyện Tp. Hồ Chí Minh tổ chức khám đa khoa nhi sàng lọc bệnh, cấp thuốc miễn phí cho 720 trẻ em tại huyện Đồng Phú. 8. Công tác Bình đẳng giới và vì sự tiến bộ của phụ nữ 9 tháng đầu năm ngành lao động – Thương binh & xã hội đã tổ chức 02 lớp tập huấn công tác bình đẳng giới cho 240 đại biểu là cán bộ làm công tác bình đẳng giới cấp tỉnh, huyện và xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh. Đồng thời, tiếp tục tăng cường các hoạt động tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức người dân về bình đẳng giới và vì sự tiến bộ của phụ nữ thông qua chuyên mục “Vì sự tiến bộ phụ nữ”phát sóng 02 lần/tuần trên Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh, trang “Thông tin vì sự tiến bộ phụ nữ” 300 cuốn/quý. 9. Y tế Tình hình dịch bệnh: - Sốt rét: 9 tháng đầu năm tổng số mắc sốt rét 1.751 ca, giảm 577 ca so với cùng kỳ năm 2012; bệnh nhân sốt rét ác tính 11, giảm 12 ca so với cùng kỳ năm 2012; Tử vong: 01 ca (cùng kỳ năm 2012 là 1 ca). Không có dịch sốt rét xảy ra. Nhìn chung tỉnh Bình Phước 9 tháng năm 2013 thực hiện PCSR đạt được mục tiêu 03 giảm so 09 tháng năm 2012. Riêng “03 điểm nóng”: Đak Ơ, Bù Gia Mập-huyện Bù Gia Mập và xã Đak Nhau-huyện Bù Đăng diễn biến sốt rét phức tạp, tổng số BNSR của 03 xã trọng điểm trong 8 tháng năm 2013 là 741/1.751 BNSR toàn tỉnh (chiếm 42.32%); TTPCSR đã cử cán bộ mỗi tháng 02 – 03 lượt đến phối hợp TTYT 2 huyện và 03 trạm y tế để tổ chức giám sát dịch tễ và đã thực hiện các biện pháp can thiệp, tại thời điểm tuy số mắc SR tăng nhẹ 1,79%, trên địa bàn 03 điểm nóng này hiện số lượng mắc SR vẫn còn mức độ cao và có nguy cơ xảy dịch SR nếu không kiểm soát và can thiệp kịp thời; Nguyên nhân cơ bản ở những cơ sở này là Y tế khó tiếp cận các đối tượng nguy cơ cao, để thực hiện các biện pháp PCSR; cũng là các cơ sở có lưu lượng di dân tự do nhiều, tỉ lệ người dân làm thuê rất cao, một số bộ phận người dân mưu sinh bằng cách thường xuyên tiếp xúc với rừng-rẫy để thu giữ nông lâm, thổ sản… và khi mắc bệnh sốt rét thường đến mua thuốc ở cửa hàng tư nhân. Hiện tại TTPCSR tiếp tục phối hợp Y tế tuyến cơ sở để thực hiện các biện pháp như: phun tồn lưu; Điều tra phát hiện và xử lý ca bệnh tại cơ sở kết hợp tuyên truyền vận động đối tượng nguy cơ cao mắc sốt rét thực hiện tốt các biện pháp PCSR. Giám sát việc mua, bán, sử dụng thuốc sốt rét Artesunate đơn thuần của các cơ sở y tế tư nhân đợt I và đợt II: thực hiện được 288 cơ sở /10 lượt của 05 huyện-thị: huyện Đồng Phú, TX Đồng Xoài và TX Bình Long. Tổ chức truyền thông hàng tháng tại tuyến xã-phường: 111 xã /phường/ thị trấn. tuyên truyền về phòng chống sốt rét kháng thuốc qua các thông tin đại chúng, đài truyềnthanh địa phương, truyền thông trên xe khách, vận động chức sắc tôn giáo sở tại tham gia truyền thông phòng chống sốt rét… - Sốt xuất huyết: 9 tháng đầu năm tổng số mắc sốt xuất huyết 1.769 ca, giảm 60% so với cùng kỳ 2012. Tử vong 02, giảm 04 ca so với cùng kỳ năm 2012. Tập huấn cho cộng tác viên phòng chống sốt xuất huyết tại 11 xã của 6 huyện trong tỉnh; Tổ chức ngày phòng chống sốt xuất huyết các nước trong khối Asean lần III; Phun hóa chất trên diện rộng tại 6 xã của 2 huyện/thị: TX Đồng Xoài, Bù Gia Mập; Triển khai kiểm tra giám sát, hỗ trợ công tác phòng chống dịch tại 10 huyện/thị, Giám sát côn trùng tại 2 xã điểm của tỉnh xã Minh Lập của huyện Chơn Thành và thị trấn Tân Phú huyện Đồng Phú. Các huyện khác vẫn duy trì giám sát côn trùng tại huyện điểm của đơn vị đã chọn. - An toàn vệ sinh thực phẩm: 9 tháng đầu năm tổng số bệnh nhân nhập viện do ngộ độc thực phẩm 870 ca. Tử vong 00. Công tác giám sát chất lượng VSATTP đạt kết quả. Đặc biệt là công tác phối hợp liên ngành kiểm tra các mặt hàng trên thị trường trong dịp Tết Nguyên đán và tháng hành động vì chất lượng VSATTP. Các cơ sở có nhiều sai phạm không đạt VSATTP đều được lập biên bản xử phạt vi phạm hành chính và tiêu huỷ sản phẩm theo qui định pháp luật. Công tác thanh, kiểm tra được tăng cường, đáp ứng với tình hình vệ sinh an toàn thực phẩm chung của tỉnh, kịp thời xử lý những sai phạm. Hoạt động khám chữa bệnh: (số liệu ghi nhận từ các bệnh viện) 9 tháng đầu năm tổng số bệnh nhân vào viện: 72.219; Tổng số bệnh nhân điều trị nội trú: 65.291;Tổng số bệnh nhân điều trị ngoại trú: 38.122; Tổng số bệnh nhân tử vong: 177; Tổng số bệnh nhân tai nạn giao thông : 6.461; Tổng số ca phẫu thuật : 9.887. Về tình hình nhiễm HIV/AIDS: Tính đến hết 31/7/2013, số trường hợp nhiễm HIV hiện còn sống là 1.426 trường hợp, số bệnh nhân AIDS hiện còn sống là 467 trường hợp và 133 trường hợp tử vong do AIDS. Tỷ lệ nhiễm HIV toàn tỉnh là 165 người trên 100.000 dân, thị xã Bình Long là địa phương có tỷ lệ nhiễm HIV cao nhất trong tỉnh là 370 người trên 100.000 dân, tiếp đến là thị xã Phước Long 308 người, thứ 3 là Thị xã Đồng Xoài 186 người. Riêng 7 tháng đầu năm 2013, toàn tỉnh xét nghiệm 6.767 trường hợp, phát hiện mới 86 trường hợp nhiễm HIV, 71 bệnh nhân AIDS và 9 người tử vong do AIDS. 4 huyện/thị xã có số trường hợp mới phát hiện dương tính cao nhất toàn tỉnh là Phước Long 12 trường hợp, Đồng Xoài 12 trường hợp, Đồng Phú 12 trường hợp, Bù Gia mập 12 trường hợp. 10. Tình hình An toàn giao thông Từ đầu năm đến 15/9/2013 trên địa bàn tỉnh đã xảy ra 305 vụ, làm chết 139 người và bị thương 318 người, hư hỏng 496 phương tiện. Đã có 66.194 vụ vi phạm Luật An toàn Giao thông, tạm giữ 13.124 phương tiện các loại, tước giấy phép lái xe 7.028 trường hợp, xử lý hành chính 65.425 trường hợp. Số tiền nộp kho bạc nhà nước là 42,437 tỷ đồng. Lỗi vi phạm chủ yếu là chạy quá tốc độ (25.168 trường hợp), không giấy phép lái xe (9.000 trường hợp), không đội mũ bảo hiểm (7.150) và không đi đúng làn đường (7.881). Tóm lại: Tình hình kinh tế-xã hội tháng 9 và 9 tháng đầu năm 2013 tiếp tục ổn định và phát triển. Sản xuất nông nghiệp đảm bảo kế hoạch đề ra; Sản xuất công nghiệp của tỉnh có tăng hơn so với tháng trước và cùng kỳ; Hoạt động thương mại dịch vụ đáp ứng tốt nhu cầu tiêu thụ hàng hóa của nhân dân; Hoạt động vận tải đảm bảo nhu cầu đi lại của nhân dân và vận chuyển hàng hoá; Hoạt động tín dụng đảm bảo cho phát triển sản xuất. Công tác văn hoá xã hội có nhiều hoạt động thiết thực, đáp ứng nhu cầu hưởng thụ văn hoá của nhân dân; Công tác giáo dục ngày càng được nâng lên, tỷ lệ trẻ em huy động đến trường năm sau cao hơn năm trước; Công tác khám chữa bệnh vẫn được duy trì tốt; công tác việc làm, dạy nghề chế độ chính sách cho người có công, đối tượng bảo trợ xã hội được thực hiện kịp thời; Bên cạnh những mặt đạt được, 9 tháng đầu năm vẫn còn nhiều hạn chế, khó khăn như: Tình hình tai nạn giao thông chưa giảm, thu ngân sách đạt thấp, giải ngân vốn XDCB còn chậm, tình hình doanh nghiệp ngừng, nghỉ, phá sản hoặc không phát sinh doanh thu còn chiếm khá lớn trong tổng số doanh nghiệp. Trên đây là một số tình hình cơ bản về kinh tế - xã hội tỉnh Bình Phước tháng 9 và 9 tháng năm 2013./.

Website Cục thống kê Bình Phước

    Tổng số lượt xem: 1708
  •  

Đánh giá

(Di chuột vào ngôi sao để chọn điểm)