Skip Ribbon Commands
Skip to main content
Ngày 26/12/2008-11:30:00 AM
Tuyên bố chung tại Lễ ký Hiệp định Đối tác kinh tế Việt – Nhật

Hai bên sẽ tiếp tục hợp tác chặt chẽ hơn nữa, hướng tới việc Nhật Bản sớm công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường đầy đủ.

Ngày 25/12, nhân dịp Lễ ký kết Hiệp định Đối tác Kinh tế giữa Việt Nam và – Nhật Bản, Bộ trưởng Ngoại giao Nhật Bản Horifumi Nakasone và Bộ trưởng Công Thương Việt Nam Vũ Huy Hoàng đã tổ chức hội đàm và ra Tuyên bố chung. Phóng viên thường trú Đài TNVN tại Nhật Bản dẫn toàn văn Tuyên bố chung theo nguồn của Bộ Ngoại giao Nhật Bản như sau:

1/. Hai bên tổ chức hội nghị tại Tokyo và trao đổi quan điểm về quan hệ lâu dài giữa hai nước. Chúng ta vui mừng kỷ niệm 35 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai nước và hài lòng với những thành tựu đáng kể trong quan hệ giữa hai nước trong những năm gần đây.

Nhân dịp này, chúng tôi ký kết Hiệp định Đối tác kinh tế giữa Nhật Bản và nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Chúng ta tin tưởng chắc chắn rằng Hiệp định này sẽ là một đường hướng thúc đẩy triển vọng quan hệ hai nước và cộng động quốc tế.

2/. Nhân chuyến thăm Nhật Bản của thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng năm 2006, Nhật Bản và Việt Nam đã quyết định thiết lập cơ chế đàm phán chính thức về Hiệp định này trong “Tuyên bố chung Việt – Nhật hướng tới quan hệ đối tác chiến lược vì hòa bình và triển vọng ở châu Á”.

Hai bên đã bày tỏ quyết tâm sớm hướng tới ký kết hiệp định đối tác kinh tế cùng có lợi cấp cao trong “Nghị trình hướng tới Quan hệ Đối tác chiến lược giữa Việt Nam và Nhật Bản” - một cách tiếp cận với “Tuyên bố chung về phát triển quan sâu hơn hệ giữa hai nước Việt Nam và Nhật Bản” đã được đưa ra nhân chuyến thăm Nhật Bản của chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết tháng 11/2007.

Chúng ta tin tưởng rằng thông qua việc ký kết hiệp định này hai nước sẽ thúc đẩy quan hệ kinh tế song phương lên một giai đoạn mới và Hiệp định này cũng sẽ đóng vai trò quan trọng trong thiết lập quan hệ đối tác kinh tế toàn diện vì triển vọng của châu Á.

3/. Hiệp định này sẽ tăng cường hợp tác kinh tế cùng có lợi giữa hai nước thông qua tạo thuận lợi cho hàng hóa, dịch vụ và đầu tư tự do hơn giữa hai nước. Hơn nữa nó còn cung cấp các biện pháp hợp tác cho bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, kiểm soát các hoạt động chống cạnh tranh, cải thiện môi trường kinh doanh cũng như hợp tác trong các lĩnh vực nông lâm ngư nghiệp, xúc tiến thương mại và đầu tư, du lịch, thông tin và công nghệ viễn thông, môi trường, giao thông vận tải…

Chúng ta tin tưởng rằng hợp tác kinh tế như vậy sẽ góp phần vào phát triển kinh tế của hai nước, thúc đẩy giao lưu giữa người dân hai nước và mở rộng các cơ hội cũng như lợi ích cho lĩnh vực doanh nghiệp. Để phản ánh tầm quan trọng hợp tác hơn nữa giữa hai nước, một danh sách chương trình và các dự án hợp tác cũng được đưa vào Tuyên bố này.

4/. Chúng ta khẳng định rằng hai bên sẽ tiếp tục hợp tác chặt chẽ hơn hướng tới sớm công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường đầy đủ.

5/. Khẳng định rằng Hiệp định này sẽ góp phần tích cực nhằm đạt được những mục tiêu mà hệ thống thương mại đa phương của WTO đề ra thông qua cộng nhận rằng toàn cầu hóa đang tạo ra những thách thức và cơ hội kinh tế chiến lược mới cho chúng ta.

6/. Hiệp định này cũng cho những người chứng kiến hôm nay về một kết quả của sự nỗ lực chung giữa hai nước. Chúng ta tổ chức Lễ ký nhằm phát triển quan hệ kinh tế song phương sang giai đoạn cao hơn và mang lại lợi ích chung cho nhà nước và nhân dân hai nước.

Danh mục các dự án và chương trình hợp tác:

1/. Công nghiệp phụ trợ

Chương trình phát triển nguồn nhân lực và xây dựng khả năng cho ngành công nghiệp phụ trợ (Chia sẻ hiểu biết và kinh nghiệm của Nhật Bản)

Tạo thuận lợi và thúc đẩy đầu vào Việt Nam của các nhà sản xuất linh kiện và nguyên vật liệu

Chương trình thúc đẩy liên kết giữa các doanh nghiệp hai nước trong lĩnh vực công nghiệp phụ trợ thông qua các biện pháp như giao lưu doanh nghiệp.

2/. Hợp tác trong lĩnh vực dệt may

Hỗ trợ tăng cường sức cạnh tranh ngành công nghiệp dệt may của Việt Nam

Hỗ trợ các doanh nghiệp Việt Nam trong khảo sát tiếp cận thị trường Nhật Bản.

3/. Các biện pháp vệ sinh (SPS)

Hợp tác chung cho dự án trung tâm vệ sinh SPS tại Việt Nam

4/. Nông nghiệp

Tăng cường khả năng lĩnh vực quản lý khu vực sản xuất nông nghiệp nhằm nâng cao sản lượng và chất lượng sản phẩm nông nghiệp.

5/.Các nguyên tắc kỹ thuật, tiêu chuẩn và biện pháp đánh giá phù hợp.

Dự án tăng cường cơ sở hạ tầng kỹ thuật và khả năng về tiêu chuẩn

6/. Quản lý và phát triển nguồn nhân lực

Hỗ trợ kỹ thuật nhằm cải thiện hệ thống quốc gia về đánh giá kỹ năng của Việt Nam.

Hỗ trợ kỹ thuật cho phát triển hệ thống chất lượng y bác sỹ tại Việt Nam.

Hỗ trợ thúc đẩy phái cử sinh viên Việt Nam sang các trường y của Nhật Bản.

Hợp tác nhằm nâng cao hơn nữa khả năng của kỹ sư công nghệ thông tin (IT) của Việt Nam./.

Tiến Trường (từ Tokyo)
VOV

    Tổng số lượt xem: 1147
  •  

Đánh giá

(Di chuột vào ngôi sao để chọn điểm)