1. Về tình hình xây dựng và
phát triển các KCN, KKT
1.1. Về tình hình thành lập mới
và mở rộng KCN
Trong năm 2007, có 44 dự án đầu
tư phát triển kết cấu hạ tầng KCN được cấp Giấy chứng nhận đầu tư, thành lập
mới 31 KCN với tổng diện tích đất tự nhiên 8.718 ha và mở rộng 13 KCN với tổng
diện tích đất tự nhiên 2.258 ha. Tổng diện tích đất tự nhiên KCN tăng thêm
trong năm 2007 là 10.976 ha, trong đó đất công nghiệp có thể cho thuê là 6.693
ha. (Biểu 1).
Tính đến cuối tháng 12/2007, cả
nước có 179 KCN được thành lập với tổng diện tích đất tự nhiên 42.986 ha (không
kể các KCN trong KKT), trong đó diện tích đất công nghiệp có thể cho thuê
đạt 28.813 ha, chiếm 67% tổng diện tích
đất tự nhiên. 110 KCN đã đi vào hoạt động
với tổng diện tích đất tự nhiên 25.981 ha và 69 KCN đang trong giai đoạn đền bù
giải phóng mặt bằng và xây dựng cơ bản với tổng diện tích đất tự nhiên 17.005
ha.
1.2. Về
tình hình phân bố các KCN
Các KCN
phân bố trên 53 tỉnh, thành phố trên cả nước, tập trung ở 3 Vùng kinh tế trọng
điểm. Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam tập trung nhiều KCN nhất với 86 KCN với
tổng diện tích tự nhiên 23.965 ha, chiếm 55,8% tổng diện tích đất tự nhiên các
KCN cả nước. Vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc có 34 KCN với tổng diện tích đất
tự nhiên 8.404 ha, chiếm 19,6% tổng diện tích tự nhiên các KCN cả nước và Vùng
Kinh tế trọng điểm miền Trung có 11 KCN với tổng diện tích đất tự nhiên 2.601
ha, chiếm 6% tổng diện tích đất tự nhiên các KCN cả nước. (Biểu 2a, 2b).
1.3. Về công tác xây dựng quy
hoạch KCN
Sau khi Quyết định số 1107/QĐ-TTg
ngày 21/8/2006 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch phát triển các KCN
của Việt Nam đến năm 2015 định hướng đến 2020 được ban hành, Thủ tướng Chính
phủ tiếp tục chấp thuận bổ sung thêm trên 50 KCN thành lập mới và mở rộng vào
Quy hoạch, đồng thời gần 60 KCN đã có trong Quy hoạch được thành lập tại các
địa phương.
Tính từ thời điểm tháng 1/2008,
dự kiến đến năm 2015 cả nước sẽ còn 100 KCN dự kiến thành lập mới với tổng diện
tích 27.437 ha và 26 KCN dự kiến mở rộng với tổng diện tích 4.983 ha. Như vậy,
quỹ đất còn lại trong Quy hoạch đã được duyệt để phát triển thêm các KCN từ
tháng 1/2008 đến 2015 là 32.420 ha. (Biểu
3).
1.4. Về tình hình thành lập và
phân bố KKT
Trong
năm 2007, Thủ tướng Chính phủ đã quyết định thành lập và ban hành quy chế hoạt
động cho 3 KKT: Vân Đồn (Quảng Ninh), Đông Nam Nghệ An (Nghệ An), Đình Vũ – Cát
Hải (Hải Phòng), nâng tổng số KKT được thành lập lên 11 KKT với tổng diện tích
cả mặt đất và mặt nước là 581.499 ha. (Biểu
4).
2. Tình hình thu hút đầu tư trong nước và nước ngoài
vào các KCN, KKT
2.1. Về thu hút đầu tư nước ngoài
a) Về
các dự án đầu tư vào KCN, năm 2007, các KCN đã thu hút được 648 dự án có vốn đầu tư nước ngoài với tổng
số vốn đầu tư đăng ký đạt 4.452 triệu
USD và có 499 lượt dự án điều chỉnh tăng vốn với tổng vốn đầu tư tăng thêm là
2.596 triệu USD. Tính
chung cả vốn đầu tư nước ngoài cấp mới và tăng thêm vào các KCN đạt 7.048 triệu
USD. Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa Vũng Tàu là ba tỉnh dẫn đầu về thu hút vốn
đầu tư nước ngoài vào KCN với 4.037,6 triệu USD, chiếm 57,3% tổng vốn đầu tư
nước ngoài vào KCN cả nước trong năm 2007.
b) Về các dự án đầu tư vào lĩnh
vực phát triển kết cấu hạ tầng KCN, trong năm 2007, cả nước đã thu hút được 13
dự án FDI trong lĩnh vực phát triển kết cấu hạ tầng KCN với tổng vốn đầu tư
trên 820 triệu USD.
c) Như vậy, nếu tính cả các dự án
đầu tư nước ngoài vào KKT trong năm 2007 (hơn 450 triệu USD) thì tổng vốn đầu
tư nước ngoài thu hút được vào các KCN, KKT trong năm 2007 là 8.318 triệu USD,
chiếm 41% tổng vốn đầu tư nước ngoài thu hút được trên cả nước năm 2007 và tăng
46% so với năm 2006.
d) Luỹ
kế đến cuối tháng
12/2007, các KCN đã thu hút được 3.024 dự án có vốn đầu tư nước ngoài đầu tư
vào KCN với tổng vốn đầu tư đăng ký đạt 29.872 triệu USD và 30 dự án FDI đầu tư
phát triển kết cấu hạ tầng KCN với tổng vốn đầu tư 1.736 triệu USD.
Các KKT
trên cả nước đã thu hút được 62 dự án
đầu tư nước ngoài với tổng số vốn đầu tư đăng ký 3,1 tỷ USD. (Biểu 5).
2.2. Về thu hút đầu tư trong
nước
a) Về các dự án đầu tư vào KCN,
năm 2007, các KCN đã thu hút được 491 dự
án đầu tư trong nước với tổng số vốn đầu tư đăng ký đạt 40.447 tỷ đồng và có 135 lượt dự án điều chỉnh
tăng vốn với tổng vốn đầu tư tăng thêm là 2.306 tỷ đồng. Tính chung cả
vốn đầu tư trong nước cấp mới và tăng thêm vào các KCN đạt 42.752 tỷ đồng. Một
số địa phương dẫn đầu về thu hút đầu tư trong nước là Bà Rịa – Vũng Tàu (trên
5.000 tỷ đồng), thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng (trên 3.000 tỷ đồng), Hải
Dương (2.800 tỷ đồng), Long An (2.100 tỷ đồng).
b)
Về các dự án đầu tư vào lĩnh vực phát triển kết cấu hạ tầng KCN, trong năm
2007, cả nước đã thu hút được 31 dự án đầu tư trong nước trong lĩnh vực phát
triển kết cấu hạ tầng KCN với tổng vốn đầu tư 14.340 tỷ đồng.
c)
Như vậy, nếu tính cả các dự án đầu tư trong nước vào KKT trong năm 2007 (hơn
10.000 tỷ đồng) thì tổng vốn đầu tư trong nước thu hút được vào các KCN, KKT
trong năm 2007 đạt trên 67.000 tỷ đồng.
d) Luỹ kế đến cuối tháng
12/2007, các KCN đã thu hút được 3.064 dự án đầu tư trong nước đầu tư vào KCN
với tổng vốn đầu tư đăng ký đạt 192.342 tỷ đồng và 179 dự án đầu tư trong nước
đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng KCN với tổng vốn đầu tư 57.377 tỷ đồng.
Các KKT trên cả nước đã thu hút được 176 dự án đầu tư
trong nước với tổng số vốn đầu tư đăng ký trên 110 nghìn tỷ đồng (tương đương
6,8 tỷ USD). (Biểu 6)
2.3. Tình hình lấp đầy diện
tích đất công nghiệp
Tính đến cuối năm 2007, các KCN trên cả nước đã cho thuê
được khoảng 28.813 ha đất công nghiệp, đạt tỷ lệ lấp đầy diện tích đất công
nghiệp có thể cho thuê gần 50%. Riêng các KCN đã vận hành đạt tỷ lệ lấp đầy
diện tích đất công nghiệp có thể cho thuê gần 74%.
3.
Tình hình xây dựng cơ sở hạ tầng KCN, KKT
a)
Về tình hình xây dựng cơ sở hạ tầng KCN:
Đến
cuối năm 2007, trong số 179 dự án đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng KCN trên cả
nước, có 19 dự án có vốn đầu tư nước ngoài và 91 dự án đầu tư trong nước đã cơ
bản hoàn thành xây dựng cơ sở hạ tầng và đi vào vận hành; các dự án còn lại
đang triển khai đền bù, giải phóng mặt bằng và xây dựng cơ bản.
Tổng
vốn thực hiện của các dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh cơ sở hạ tầng KCN luỹ
kế đến cuối năm 2007 đạt khoảng 621 triệu USD và 23.134 tỷ đồng, trong đó vốn
thực hiện của các dự án đã vận hành đạt 589 triệu USD và 17.762 tỷ đồng. Các
KCN đang xây dựng cơ bản chủ yếu là các KCN được thành lập trong năm 2006 và
2007.
b)
Về tình hình xây dựng cơ sở hạ tầng KKT:
Do
mới được thành lập nên các KKT đang trong giai đoạn đầu của quá trình triển
khai các công tác quy hoạch chung và quy hoạch chi tiết các phân khu chức năng,
chuẩn bị lập và thực hiện các dự án đầu
tư xây dựng cơ sơ hạ tầng làm cơ sở cho việc triển khai thực hiện các dự án quy
mô lớn.
Đến nay các KKT Nghi Sơn, Vũng Áng, Chân
Mây-Lăng Cô, Chu Lai, Dung Quất, Nhơn Hội và Vân Phong đã hoàn thành
công tác quy hoạch chung xây dựng KKT đến năm 2020 hoặc 2025 và đang triển khai
công tác quy hoạch chi tiết các phân khu chức năng đồng thời tiến hành đầu tư
xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật - xã hội; các KKT Vân Đồn, Đông
Nam Nghệ An và KKT đảo Phú Quốc và cụm đảo Nam An Thới hiện đang
trong giai đoạn xây dựng quy hoạch chung, hoàn thiện bộ máy và nhân sự, chuẩn
bị các điều kiện tiền đề cho việc lập dự án và huy động vốn đầu tư xây dựng cơ
sơ hạ tầng.
Đến
cuối năm 2007, các KKT đã huy động và thực
hiện đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng kỹ thuật và xã hội khu
kinh tế theo quy hoạch đã được phê duyệt từ tất cả các nguồn khoảng
35.892 tỷ đồng, trong đó phần vốn ngân sách nhà nước chiếm khoảng 12%.
Một
số công trình kết cấu hạ tầng kỹ thuật và xã hội tại các KKT được đầu tư trong
thời gian qua đã hoàn thành và đưa vào sử dụng gồm:
+ KKT Dung Quất: đã cơ bản hoàn thành hệ thống hạ tầng kỹ
thuật - xã hội giai đoạn I để đáp ứng yêu cầu của các nhà đầu tư gồm hệ thống
giao thông trục chính như tuyến đường Dốc Sỏi - cảng Dung Quất, Ngó ba Bỡnh
Long - Nhà mỏy lọc dầu - cảng Dung Quất (hiện đang triển khai nâng cấp - mở
rộng giai đoạn I tuyến Bỡnh Long - cảng Dung Quất), cỏc tuyến đường trục KCN
phía Đông, phía Tây và Đô thị Vạn Tường, hệ thống cấp điện, thông tin liên lạc,
cấp nước, cảng chuyên dùng (đáp ứng nhu cầu vận chuyển thiết bị siêu trường,
siêu trọng của nhà máy lọc dầu và đón tàu 3 vạn DWT), hạ tầng phân khu công
nghiệp Sài Gòn – Dung Quất, các khu dân cư, trường đào tạo nghề (hàng năm đào
tạo 1.900 công nhân bậc 3/7 và 500 công nhân ngắn hạn; liên kết đào tạo 340
sinh viên các lớp đại học), trung tâm quan trắc giám sát môi trường, trung tâm
văn hoá thể thao, bệnh viện Dung Quất (100 gường), trạm thu phát truyền hình,
và khu du lịch dịch vụ...
+ KKTM Chu Lai: một số công trình hạ tầng đã hoàn thành
và đưa vào sử dụng gồm: cầu cảng số 2, luồng vào cảng Kỳ Hà, đường vào nhà ga
hàng không Chu Lai, đường An Hà - Quảng Phú, đường ĐT 618 mới, đường Nguyễn Văn
Trỗi nối dài; nhà ga hàng không quy mô 300 hành khách, hệ thống cấp điện, cấp nước,
hạ tầng 12 khu tái định cư, hạ tầng KCN Tam Hiệp, KCN Bắc Chu Lai. Cảng hàng
không Chu Lai đã mở chuyến bay thành phố Hồ Chí Minh - Chu Lai, cảng Kỳ Hà đã
đón tàu 7.000 DWT.
+ KKT Nhơn Hội: đã hoàn thành việc xây dựng tuyến cầu
đường Quy Nhơn – Nhơn Hội để kết nối bán đảo Phương Mai với thành phố Quy Nhơn
và đang triển khai xây dựng hệ thống giao thông trục chính gồm: Đường nối từ đường trục đến trung tõm xó Nhơn Lý,
Đường trục Khu kinh tế và các công trình cấp điện, nước, thông tin liên
lạc, hạ tầng khu tái định cư Nhơn Phước giai đoạn 1, hạ tầng KCN A và KCN B, cảng biển,...
+
KKT Chân Mây-Lăng Cô: đó hoàn thành bến cảng số 1 để đón tầu 3 vạn DWT; hệ
thống đường giao thông phục vụ phát triển du lịch (khoảng 54 Km), hệ thống cấp
nước sạch (6.000 m3/ngày đêm); đầu tư hoàn chỉnh 3 khu tái định cư.
+ KKT Vũng Áng: đã hoàn thành cầu cảng số I và số II để
đón tàu 1,5 vạn DWT, Quốc lộ 12 đoạn từ Quốc lộ 1A xuống cảng Vũng áng, đang
triển khai đầu tư xây dựng hệ thống cấp điện, thông tin liên lạc, cảng dầu khí,
hạ tầng KCN Vũng áng, hạ tầng nhà máy nhiệt điện,...
+ KKT Nghi Sơn: Một số công trình hạ tầng đang thực hiện
gồm: đường Đông Tây 2 và 3, đường vào nhà máy xi măng Công Thanh, đường Bắc-Nam
3; Đường Bắc-Nam 1B, Đường Đông Tây 2 (giai đoạn 2); cầu Đò Dừa 2; hệ thống cấp
nước thô; đê chắn sóng cảng Nghi Sơn; hạ tầng các khu tái định cư Hải Bình,
Trúc Lâm, Bình Minh, Tĩnh Hải; nạo vét luồng tầu giai đoạn 2 cảng Nghi Sơn.
Cảng Nghi Sơn đã có thể đóng tàu 1 vạn DWT.
- KKT Vân Phong: chủ yếu tập trung công tác lập quy hoạch
chi tiết xây dựng, chuẩn bị xây dựng hệ thống đường bộ, hệ thống cấp nước, rà
phá bom mỡn, thực hiện đền bù giải phóng mặt bằng và xây dựng khu tái định
cư.
4.
Tình hình thực hiện vốn đầu tư và sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp KCN
Mặc dù gặp phải nhiều khó khăn do sự biến động tiêu cực
của thị trường thế giới, song các dự án trong KCN, KKT vẫn triển khai với tốc
độ khá cao. Trong năm 2007, các dự án đầu tư nước ngoài trong KCN, KKT đã thực
hiện thêm được 2.600 triệu USD, bằng 56% tổng số vốn đầu tư nước ngoài giải
ngân được trong năm 2007. Tỷ trọng vốn giải ngân này cho thấy các KCN, KKT đã
đóng góp đáng kể vào hiệu quả thực hiện vốn đầu tư nước ngoài trên cả nước.
Tính đến cuối tháng 12/2007, các KCN cả nước đã có
2010 dự án FDI và 1.930 dự án trong nước đã đi vào hoạt động với tổng vốn đầu
tư thực hiện đạt 14.025 triệu USD và 103.795 tỷ đồng, chiếm tương ứng 47% và
54% tổng vốn đầu tư nước ngoài và trong nước đăng ký vào KCN.
Các chỉ tiêu sản xuất kinh doanh
của các KCN trong năm 2007 đã đạt mức tăng trưởng cao so với cùng kỳ năm trước.
Các doanh nghiệp KCN đã đạt tổng doanh thu 22,4 tỷ USD, tăng 24% so với năm
2006. Kim ngạch xuất khẩu của các doanh nghiệp KCN đạt 10,8 tỷ USD, tăng 31,7%
so với năm 2006 và chiếm 22% giá trị xuất khẩu của cả nước.
Giá trị nhập khẩu của các doanh
nghiệp KCN cả nước năm 2007 đạt khoảng 12 tỷ USD. Các doanh nghiệp KCN nộp ngân
sách khoảng 1,1 tỷ USD. (Biểu 7).
Đến cuối năm 2007, các KCN thu
hút được trên 1.000.000 lao động trực tiếp.
(Xem
thêm các biểu 8, Biểu 9)
5. Một số công tác quản lý KCN,
KKT cơ bản Bộ ta đã thực hiện trong năm 2007
-
Tổ chức nghiên cứu và hoàn thành dự thảo Nghị định quy định về KCN, KCX, KKT.
Bộ ta đã sửa đổi, bổ sung dự thảo Nghị định theo ý kiến của các thành viên
Chính phủ và đã trình Chính phủ phê duyệt.
- Nghiên cứu, xây dựng Đề án
thành lập Tổng liên đoàn các tổ chức kinh tế Việt Nam trình Thủ tướng Chính phủ
tại tờ trình số 7085/TTr-BKH ngày 28/9/2007.
- Nghiên cứu, xây dựng Đề án
thành lập và hoạt động của KKT Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh. Bộ ta đã trình Đề án
và được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 120/2007/QĐ-TTg ngày
26/7/2007 về việc thành lập và ban hành Quy chế hoạt động của KKT Vân Đồn, tỉnh
Quảng Ninh.
- Nghiên cứu, xây dựng Đề án sửa
đổi Quyết định số 92/2006/QĐ-TTg ngày 25/4/2006 về thành lập và ban hành Quy
chế hoạt động của KKT Vân Phong, tỉnh Khánh Hoà trình Thủ tướng Chính phủ.
- Nghiên cứu, xây dựng Đề án KKT
Đình Vũ – Cát Hải trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt việc thành lập và ban
hành Quy chế hoạt động của KKT Đình Vũ – Cát Hải tại Quyết định số số
06/2008/QĐ-TTg ngày 10/01/2008.
-
Trình Bộ trưởng ban hành Quyết định số 623/2007/QĐ-TTg ngày 18/6/2007 ban hành
tạm thời hệ thống biểu mẫu báo cáo tình hình hoạt động KCN, KCX, KKT.
-
Tổ chức hai cuộc kiểm tra tình hình thực hiện Quy hoạch KCN tại Đông Nam Bộ và
Đồng bằng Sông Hồng, trình lãnh đạo Bộ ban hành Kết luận các cuộc kiểm tra nêu
trên tại các văn bản số 755/BKH-KCN&KCX ngày 06/7/2007 và số
8666/BKH-KCN&KCX ngày 26/11/2007.
- Tổ chức 3 Đoàn xúc tiến đầu tư vào KCN, KCX, KKT tại
Hàn Quốc, Malaysia và Nhật Bản và xuất bản Sách hướng dẫn nhà đầu tư vào KCN,
KCX, KKT.
- Tổ chức Hội thảo và xây dựng báo cáo Thủ tướng Chính
phủ đánh giá kết quả triển khai Quyết định số 183/2004/QĐ-TTg ngày 19/10/2004
của Thủ tướng Chính phủ về hỗ trợ vốn ngân sách trung ương cho xây dựng kết cấu
hạ tầng kỹ thuật các KCN ở các địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn.
- Báo cáo Thủ tướng Chính phủ về kết quả kiểm tra, rà
soát tình hình triển khai quy hoạch KCN, KCX cả nước.
- Báo cáo Thủ tướng Chính phủ về tình hình đầu tư xây
dựng, tình hình hỗ trợ vốn từ ngân sách trung ương và các giải pháp huy động
vốn để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng các KKT.
-
Chủ trì Tổ công tác hỗ trợ dự án Tổ hợp hóa dầu Naphtha Cracking tại Phú Yên;
Tập đoàn Hồng Hải (Đài Loan), Tập đoàn Compal, Tập đoàn Samsung.
6. Một số nhiệm vụ dự kiến triển khai trong năm 2008:
- Phối hợp với các đơn vị trong việc triển khai thực
hiện các Nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Doanh nghiệp,
Luật Đầu tư; phối hợp với các cơ quan có liên quan giải quyết các vướng mắc của
Ban quản lý và nhà đầu tư trong quá trình thi hành các Nghị định này.
-
Phối hợp với các đơn vị, cơ quan theo dõi, giải quyết kịp thời các vấn đề đình
công, bãi công của công nhân trong KCN, đặc biệt là trong các doanh nghiệp sử
dụng nhiều lao động và các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
- Phối hợp với các cơ quan tăng cường
giám sát, hướng dẫn triển khai Nghị định số 03/2006/NĐ-CP ngày 6/1/2006 về quy
định mức lương tối thiểu đối với lao động Việt Nam làm việc cho các doanh
nghiệp FDI, cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế và cá nhân người nước
ngoài tại Việt Nam, tháo gỡ những khó khăn cho doanh nghiệp và địa phương trong
quá trình triển khai.
- Tổ chức hướng dẫn các địa phương xây
dựng Đề án quy hoạch phát triển KCN và phối hợp với các đơn vị nghiên cứu
phương án điều chỉnh Quy hoạch phát triển các KCN cả nước.
- Tiếp tục đôn đốc các địa phương trong
công tác bảo vệ môi trường, xây dựng công trình xử lý nước thải tập trung trong
KCN.
- Tổ chức triển khai Nghị định quy định
về KCN, KCX, KKT sau khi được ban hành.
-
Chủ trì tổ chức 3 đoàn kiểm tra tình hình triển khai quy hoạch KCN, KKT và tình
hình sử dụng vốn hỗ trợ ngân sách đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng KCN, KKT.
-
Chủ trì tổ chức 3 đoàn xúc tiến đầu tư tại Hàn Quốc, Trung Quốc và Nhật Bản.
-
Nghiên cứu xây dựng cơ chế huy động vốn đầu tư cơ sở hạ tầng các KKT và Chỉ thị
của Thủ tướng Chính phủ về đầu tư đồng bộ cơ sở hạ tầng KCN.