Khu kinh tế (KKT) Vân Đồn (Quảng Ninh) sẽ trở thành trung tâm du lịch biển, đảo chất lượng cao, trung tâm dịch vụ vui chơi giải trí cao cấp; là đầu mối giao thương quốc tế, một trong những động lực chính để phát triển Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ; có hệ thống hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội hiện đại, đồng bộ gắn với bảo vệ môi trường và phát triển bền vững.
|
Phát triển du lịch, dịch vụ sinh thái biển, đảo tại KKT Vân Đồn
|
KKT Vân Đồn bao gồm toàn bộ huyện Vân Đồn với tổng diện tích khoảng 2.171,33 km2, trong đó diện tích đất tự nhiên 551,33 km2, diện tích mặt biển khoảng 1.620 km2. Dự báo quy mô dân số KKT đến năm 2020 đạt khoảng 150.000 người.
Nhiệm vụ quy hoạch chung xây dựng KKT Vân Đồn đến năm 2020 và tầm nhìn đến 2030 vừa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt với mục tiêu xây dựng Vân Đồn trở thành KKT năng động, đầu mối giao thương, tạo động lực phát triển kinh tế cho tỉnh Quảng Ninh, Vùng duyên hải Bắc Bộ và Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ. Hình thành các khu du lịch biển, đảo bền vững và chất lượng cao, tạo điểm đến du lịch giải trí vui chơi cao cấp, đồng thời tạo môi trường an sinh bền vững, sinh động và chất lượng cao cho người dân trong vùng. Bên cạnh đó, phải tạo sự liên kết chặt chẽ giữa KKT Vân Đồn với KCN - Cảng biển Hải Hà, KKT Đình Vũ - Cát Hải, thành phố cửa khẩu Móng Cái, đảo Hải Nam và với Trung Quốc.
Việc quy hoạch KKT dựa trên phân khu chức năng chính; trong đó, khu du lịch là động lực chính để phát triển, được bố trí nhiều loại hình du lịch như du lịch sinh thái, vui chơi giải trí cao cấp, văn hóa - di tích lịch sử và các loại hình du lịch khác.
Ngoài ra, KKT còn có các khu chức năng chính khác gồm: khu trung tâm tài chính và thương mại quốc tế; trung tâm đầu mối giao thông và hậu cần quốc tế; khu công nghiệp sạch gồm các ngành công nghiệp sạch có giá trị cao và thân thiện với môi trường; các khu nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản, phát triển các vùng nông nghiệp, đa dạng giống cây trồng và vật nuôi, các vùng trồng đặc sản địa phương, cây thuốc..., nghiên cứu mở rộng và phát triển nuôi trồng thủy sản gắn với hoạt động du lịch.
Định hướng phát triển không gian KKT là đảm bảo tính hiện đại, giàu bản sắc dân tộc, hài hòa với cảnh quan thiên nhiên, hạn chế tối đa tác động đến cảnh quan môi trường; thuận tiện cho các hoạt động giao thông và làm việc trong KKT.
KKT Vân Đồn bao gồm toàn bộ huyện Vân Đồn với tổng diện tích khoảng 2.171,33 km2, trong đó diện tích đất tự nhiên 551,33 km2, diện tích mặt biển khoảng 1.620 km2. Dự báo quy mô dân số KKT đến năm 2020 đạt khoảng 150.000 người.
Nhiệm vụ quy hoạch chung xây dựng KKT Vân Đồn đến năm 2020 và tầm nhìn đến 2030 vừa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt với mục tiêu xây dựng Vân Đồn trở thành KKT năng động, đầu mối giao thương, tạo động lực phát triển kinh tế cho tỉnh Quảng Ninh, Vùng duyên hải Bắc Bộ và Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ. Hình thành các khu du lịch biển, đảo bền vững và chất lượng cao, tạo điểm đến du lịch giải trí vui chơi cao cấp, đồng thời tạo môi trường an sinh bền vững, sinh động và chất lượng cao cho người dân trong vùng. Bên cạnh đó, phải tạo sự liên kết chặt chẽ giữa KKT Vân Đồn với KCN - Cảng biển Hải Hà, KKT Đình Vũ - Cát Hải, thành phố cửa khẩu Móng Cái, đảo Hải Nam và với Trung Quốc.
Việc quy hoạch KKT dựa trên phân khu chức năng chính; trong đó, khu du lịch là động lực chính để phát triển, được bố trí nhiều loại hình du lịch như du lịch sinh thái, vui chơi giải trí cao cấp, văn hóa - di tích lịch sử và các loại hình du lịch khác.
Ngoài ra, KKT còn có các khu chức năng chính khác gồm: khu trung tâm tài chính và thương mại quốc tế; trung tâm đầu mối giao thông và hậu cần quốc tế; khu công nghiệp sạch gồm các ngành công nghiệp sạch có giá trị cao và thân thiện với môi trường; các khu nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản, phát triển các vùng nông nghiệp, đa dạng giống cây trồng và vật nuôi, các vùng trồng đặc sản địa phương, cây thuốc..., nghiên cứu mở rộng và phát triển nuôi trồng thủy sản gắn với hoạt động du lịch.
Định hướng phát triển không gian KKT là đảm bảo tính hiện đại, giàu bản sắc dân tộc, hài hòa với cảnh quan thiên nhiên, hạn chế tối đa tác động đến cảnh quan môi trường; thuận tiện cho các hoạt động giao thông và làm việc trong KKT.