I. SẢN XUẤT NÔNG, LÂM NGHIỆP
Về trồng trọt
Thu hoạch cây vụ đông, diện tích thu hoạch cây trồng vụ đông cơ bản xong, khoai lang đạt 1.411,3 ha, bằng 100%; rau xanh các loại đạt 3.462,7 ha, bằng 100%; đỗ tương đạt 181,6 ha, bằng 100%; riêng diện tích ngô thu hoạch đạt 8.411,9 ha, bằng 99,8% diện tích gieo trồng. Sơ bộ đánh giá các cây vụ đông cho kết quả khá.
Gieo trồng vụ chiêm xuân, ước tính đến hết tháng tháng 2, diện tích Lúa cấy toàn tỉnh đạt 35.078,6 ha, tăng 22,2% (+ 6.378,5 ha) so cùng kỳ năm trước. Nguyên nhân chính là do lập xuân sớm, có mưa, thời tiết ấm áp thuận lợi cho cấy lúa; diện tích Ngô gieo trồng đạt 3.356,2 ha, tăng 60% so cùng kỳ (+2032,8 ha); khoai lang gieo trồng 651,7 ha; lạc gieo trồng ước đạt 4.006,3 ha; đậu tương 119,5 ha, đỗ đậu các loại 77,8 ha;…
Về chăn nuôi
Đàn gia súc, gia cầm trên địa bàn toàn tỉnh cơ bản vẫn giữ ổn định. Trong tháng, trên địa bàn một số xã thuộc huyện Thanh Sơn vẫn rải rác xuất hiện gia súc bị chết do bệnh tụ huyết trùng; chính quyền địa phương cùng cơ quan chức năng đã xuống địa bàn triển khai các biện pháp phòng trừ dịch bệnh cho đàn gia súc nhằm không để dịch bệnh lây lan ra diện rộng.
Công tác tiêm phòng cho đàn gia súc, gia cầm tiếp tục được triển khai theo kế hoạch: huyện Tân Sơn tiêm phòng được 15.773 con, huyện Phù Ninh tiêm phòng được 526.802 con.
- Hoạt động lâm nghiệp tiếp tục được duy trì, diện tích rừng được chăm sóc - bảo vệ phát triển tốt. Các cấp, ngành, địa phương trong tỉnh đã thực hiện nhiều đợt trồng cây đầu năm sau khi Tết trồng cây được phát động.
II. SẢN XUẤT CÔNG NGHIỆP
Những nguyên nhân này đã làm cho giá trị sản xuất tiếp tục giảm so tháng cùng kỳ. Ước tính giá trị sản xuất (theo giá cố định 1994) trên địa bàn tỉnh tháng 2 đạt 500,8 tỷ đồng tăng 10,7% so tháng trước (do tháng 1 có nghỉ Tết nguyên đán Kỷ sửu) nhưng giảm 15,6% so tháng cùng kỳ ở tất cả các thành phần kinh tế.
- Khu vực kinh tế Nhà nước Trung ương, giá trị sản xuất Công nghiệp ước thực hiện 144 tỷ đồng tăng 12,2% so với tháng trước nhưng giảm 36% so với tháng cùng kỳ.
Nguyên nhân sản xuất tăng so tháng trước là do tháng trước có tết nguyên đán, các đơn vị nghỉ Tết - ngừng sản xuất, nguyên nhân khác là do doanh nghiệp sản xuất phân bón và hóa chất thực hiện giảm giá sản phẩm trong khi đang vào vụ sản xuất nên sản phẩm tiêu thụ tốt thu được giá trị lớn - chiếm 38,2% tổng giá trị sản xuất của khu vực (phân NPK tăng 77,5%).
Nguyên nhân sản xuất giảm mạnh so cùng kỳ là do các sản phẩm chiếm tỷ trọng lớn trong khu vực như sản phẩm giấy, phân bón, đồ uống đều có giá trị sản xuất giảm do lượng hàng hoá tồn kho lớn, ở sản phẩm giấy giấy Kráp phục vụ sản xuất bao bì cho doanh nghiệp khác là tồn kho nhiều nhất; sản phẩm đồ uống, do phải cạnh tranh với nhiều sản phẩm cùng loại, mặt khác do người tiêu dùng đã tập trung vào Tết nguyên đán, do vậy sau Tết nhu cầu đồ uống giảm. Do sản phẩm tiêu thụ kém nên sản xuất của nhiều doanh nghiệp chưa đến mức phải đóng cửa sản xuất nhưng đã thực hiện giãn ca giảm giờ làm do đó mức thu nhập của người lao động giảm đời sống gặp nhiều khó khăn.
- Khu vực kinh tế Nhà nước địa phương, giá trị sản xuất ước đạt 26,3 tỷ đồng, giảm 5,6% so với tháng trước nhưng tăng 176% so với tháng cùng kỳ. Nguyên nhân chính tăng cao so tháng cùng kỳ là do sản phẩm đồ uống đã tiêu thụ hàng tốt trong dịp Tết nguyên đán (giá trị thực hiện được chiếm 92,3% tổng giá trị khu vực), tăng 239,4% so với tháng cùng kỳ. Các sản phẩm tập trung sản xuất vào tháng tháng 1 để phục vụ tết nguyên đán nên tháng 2 sản xuất giảm.
- Khu vực kinh tế ngoài Nhà nước, giá trị sản xuất ước thực hiện 181,6 tỷ đồng, tăng 9,8% so tháng trước và giảm 4,5% so với tháng cùng kỳ.
Nguyên nhân sản xuất giảm so với cùng kỳ là do một số doanh nghiệp cổ phần có vốn Nhà nước chiếm tỷ trọng lớn gặp khó khăn trong khâu tiêu thụ nên sản lượng giảm mạnh, có doanh nghiệp đã phải đóng máy ngừng sản xuất. Sản phẩm gạch lát -82,7% so tháng cùng kỳ, sau 2 tháng giảm 91%; sản phẩm nhôm sau 2 tháng giảm 38,4%; sản phẩm xi măng sau 2 tháng giảm 18,6%. Một số đơn vị trong ngành may do chỉ sản xuất các hợp đồng cũ chưa ký được hợp đồng mới do đó sản xuất giảm.
- Khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài, giá trị sản xuất ước thực hiện 148,7 tỷ đồng tăng 14,1% so tháng trước nhưng giảm 12% so tháng cùng kỳ.
Các doanh nghiệp khu vực này cơ bản sản xuất vẫn giữ ở mức ổn định và có giảm nhưng không lớn so với các thành phần khác bởi thị trường tiêu thụ chính là các nước Châu á, mức độ ảnh hưởng không mạnh bằng các nước xuất khẩu đi Châu âu. Tuy nhiên một số đơn vị trong ngành sản xuất sản phẩm dệt may, plastic, thực phẩm gặp khó khăn trong khâu tiêu thụ nên giá trị sản xuất giảm mạnh, đơn vị sản xuất ngành thực phẩm, giảm 25% so tháng cùng kỳ; đơn vị sản xuất sản phẩm palastic giảm 15%,…. Mặc dù sản xuất có bị giảm sút nhưng cơ bản các Công ty có sử dụng nhiều lao động vẫn bố trí được việc làm cho người lao động nhưng mức thu nhập không cao nên đời sống của người lao động gặp nhiều khó khăn.
Sản phẩm chủ yếu
- Có 9/16 loại sản phẩm chủ yếu tăng so với tháng trước, tăng khá như: Bia các loại +61% (do đã vào vụ sản xuất); Vải lụa thành phẩm +215% (do tháng 1 sản xuất thấp); Giấy bìa các loại +10,3%; NaOH +51,5%; phân NPK +77%. Một số sản phẩm giảm như: Rượu các loại -21% (do tháng 1 sản xuất phục tết); Bột ngọt -11,3%; Quần áo may sẵn -21,5%; Giầy thể thao -37,5%.
- So với tháng cùng kỳ có 8/16 loại sản phẩm giảm. Giảm mạnh như: Bột ngọt -21,3%; Sợi toàn bộ -36,2%; Vải lụa thành phẩm -41,3%; Giấy bìa các loại -42,5%; Gạch lát -82,7%.
Một số sản phẩm do chủ yếu tiêu thụ nội địa và có uy tín trên thị trường nên sản xuất tăng khá như: Rượu các loại +9,8%; Bia +75,9%; Giầy thể thao +110,5%; NaOH +15,6%.
III. THỰC HIỆN VỐN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN
Một số công trình và hạng mục trùng trong quần thể khu di tích lịch sử Đền Hùng đang đẩy nhanh tiến độ thi công để kịp đưa vào sử dụng phục vụ đồng bào du khách thập phương về dự Lễ hội.
Tổng vốn đầu tư phát triển thuộc nguồn vốn nhà nước do địa phương quản lý trên địa bàn ước đạt 116.152 triệu đồng, giảm 4,7% so với tháng trước. Trong đó: nguồn Vốn ngân sách nhà nước đạt 89.965 triệu đồng, giảm 4,6% so tháng trước; vốn vay từ tất cả các nguồn 21.586 triệu đồng, giảm 4,3% so tháng trước; vốn tự có của các doanh nghiệp nhà nước đạt 883 triệu đồng, các nguồn vốn khác đạt 3.718 triệu đồng.
Một số công trình có khối lượng thực hiện đạt khá trong tháng: Đường Tây Cốc đi xã Minh Lương (Đoan Hùng) 2,5 tỷ đồng, nâng cấp cải tạo quốc lộ 2, quốc lộ 7 đi qua địa phận huyện Đoan Hùng 8,5 tỷ đồng, đường 321 thị trấn Yên lập đi Lương Sơn 3,9 tỷ đồng, đường 322 Thục Luyện đi Minh Đài 1,9 tỷ đồng, cầu Hạ Hoà 5 tỷ đồng; xây nhà 2 tầng trường mần non Hoa Mai 17 tỷ đồng,…
Trong tháng, một số công trình đã được khởi công và dự kiến khởi công: Nhà làm việc Đảng uỷ UBND xã Địch Quả, trụ sở UBND xã Ninh Dân, trụ sở làm việc UBND thị trấn Lâm Thao; một số nhà văn hoá, nhà đại đoàn kết, trường mần non trên đại bàn huyện Cẩm Khê, huyện Đoan Hùng, xây nhà 2 tầng trường mần non Hoa Mai, ba tuyến đường trung tâm huyện Tân Sơn; nhà điều hành khoa nhi và khoa đông y bệnh viện huyện Thanh Ba…
Cuối tháng trước và trong tháng dự kiến hoàn thành một số công trình: Hội Trường UBND xã Tiêu Sơn Đoan Hùng, trụ sở làm việc HĐND và UNBD xã Đồng Sơn, xã Minh Đài, xã Thu Cúc, xã Văn Luông (huyện Tân Sơn), cải tạo sân vườn UBND thị xã Phú Thọ, hội trường xã Vực Trường, xã Tề Lễ (huyện Tam Nông); trường tiểu học và trường mần non trên địa bàn huyện Tam Nông, trường cấp 3 xã Tử Đà, Minh Tiến, Đông Khê, Ngọc Quan (huyện Đoan Hùng); công trình nước tự chảy, đập tràn, kênh mương thuỷ lợi, nước tự chảy trên địa bàn huyện Yên Lập…
IV. LƯU CHUYỂN HÀNG HOÁ – DỊCH VỤ VÀ KINH DOANH DU LỊCH KHÁCH SẠN
Lưu chuyển hàng hoá - dịch vụ: Là tháng sau Tết nguyên đán, việc sử dụng hàng tiêu dùng sẽ hạn chế nhiều. Dự ước tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng xã hội trong tháng đạt 655 tỷ đồng, giảm 2,8% so tháng trước. Trong đó, kinh tế Nhà nước đạt 90,3 tỷ đồng, tăng 17,1%; Kinh tế Cá thể đạt 506,7 tỷ, giảm 5,3%; Kinh tế Tư nhân đạt 57,2 tỷ đồng, giảm 6,4%; Kinh tế Tập thể đạt 0,7 tỷ đồng đạt mức ổn định. Chia theo ngành hoạt động, thương nghiệp đạt 598,6 tỷ đồng, chiếm 91,4% tổng mức; khách sạn, nhà hàng đạt 44,3 tỷ đồng, chiếm 6,8% tổng mức và dịch vụ đạt 12 tỷ đồng, chiếm 1,8% tổng mức.
Du lịch - khách sạn nhà hàng: Là tháng đầu tiên sau Tết nguyên đán, nhiều hoạt động lễ hội diễn ra nhằm duy trì và bảo tồn nền văn hoá, mặt khác phục vụ nhu cầu vui chơi giải trí của người dân Việt vào dịp đầu năm. Tại khu di tích lịch sử Đền Hùng 3 tỉnh Phú Thọ - Yên Bái - Lào Cai tổ chức khai mạc chương trình du lịch “Về miền lễ hội cội nguồn dân tộc Việt Nam” năm 2009, bắt đầu cho chuỗi các hoạt động Lễ hội diễn ra tại 3 tỉnh, thu hút lượng khách lớn trong và ngoài nước tham dự, do vậy kết quả đạt khá. Dự ước tổng doanh thu hoạt động khách sạn của các doanh nghiệp đạt 3,9 tỷ đồng, tăng 2,6% so với tháng trước với khoảng 16.976 lượt khách đến ăn nghỉ tại các khách sạn và 17.986 ngày khách. So với tháng trước lượt khách tăng 0,6%, ngày khách tăng 0,1%. Hoạt động nhà hàng đạt 37,2 tỷ đồng, so tháng trước tăng 0,3%.
V. GIÁ CẢ THỊ TRƯỜNG
Giá cả thị trường, giá các mặt hàng tiêu dùng trên địa bàn tỉnh cơ bản ổn định, riêng giá vàng ở mức rất cao. Chỉ số giá tiêu dùng tháng 2 so với tháng 1 là 100,87% (tăng 0,87%). Trong đó:
Lương thực: Chỉ số tăng so tháng trước 0,32%, trong đó nhóm thóc, gạo +0,35%; nhóm lương thực chế biến + 0,28%.
Thực phẩm: Chỉ số tăng so tháng trước 0,03%, trong đó nhóm thịt gia súc tươi sống +2,43% (nhóm thịt gia cầm +3,03%, riêng gà +4,68%); nhóm rau tươi giảm 14,76% do đang bước vào thu hoạch rau vụ đông, một số loại rau như bắp cải, xu hào, cà chua và các rau khác giá giảm mạnh (từ 20-37%).
Nhóm hàng phi lương thực - thực phẩm: Chỉ số tăng so tháng trước +0,89%. Trong đó nhóm nhà ở, điện nước, vật liệu xây dựng +1,08%, tăng chủ yếu mặt hàng gas +11,8% và than, củi +1,28%; nhóm thiết bị, đồ dùng gia đình +1,99%, nhóm giao thông, bưu chính viễn thông -0,3%; nhóm giáo dục -0,28%.
Giá vàng: chỉ số tăng so tháng trước +3,64%, giá vàng hiện nay vẫn đang ở mức rất cao, giá bán bình quân trong tháng 1.786.875 đ/chỉ. Giá vàng 99,99% bán ra tại cửa hàng tư nhân thành phố Việt Trì ngày 16/02/2009 là 1.880.000 đ/chỉ.
Giá Đô la Mỹ: chỉ số tăng 0,55% so tháng trước, giá bán bình quân trong tháng 17.597 đ/USD. Giá Đô la Mỹ bán tại cửa hàng tư nhân Việt Trì ngày 16/02/2009 là 17.550 đ/USD.
VI. XUẤT, NHẬP KHẨU HÀNG HOÁ
Xuất khẩu hàng hoá: Tổng giá trị trong tháng ước đạt 21.338,5 ngàn USD, tăng 5,4% so tháng trước. Trong đó, khu vực Kinh tế Tập thể ước đạt 20 ngàn USD; kinh tế Tư nhân ước đạt 3.126 ngàn USD, giảm 12,4%; kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài ước đạt 18.192,5 ngàn USD, tăng 9,1%.
Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu đều đạt mức tăng khá so tháng trước: hàng dệt may trị giá 16.291 ngàn USD, tăng 4,6%; sản phẩm bằng plastic trị giá 4.160 ngàn USD, tăng 34,2%; chè xuất khẩu 160 tấn, trị giá 208 ngàn USD; giày dép các loại trị giá 260 ngàn USD; hàng thủ công mỹ nghệ trị giá 50 ngàn USD; sản phẩm bằng gỗ trị giá 50 ngàn USD và hàng hoá khác trị giá 319,5 ngàn USD.
Nhập khẩu hàng hoá: tổng trị giá hàng hoá nhập khẩu trong tháng ước đạt 19.940,9 ngàn USD, tăng 10,2% so với tháng trước. Trong đó, kinh tế nhà nước ước đạt 2.000 ngàn USD; Kinh tế Tư nhân ước đạt 4.329,9 ngàn USD; kinh tế có Vốn đầu tư nước ngoài ước đạt 13.611 ngàn USD.
Một số mặt hàng nhập khẩu chủ yếu trong tháng tăng so tháng trước: Hoá chất trị giá 3.545,2 ngàn USD, tăng 7,9%; chất dẻo nguyên liệu 1.495 tấn trị giá 1.645 ngàn USD; bông xơ trị giá 2.126,4 ngàn USD, tăng 68,9%; một số mặt hàng giảm so tháng trước: vải may mặc trị giá 4.485,9 ngàn USD, giảm 4%; phụ liệu hàng may mặc trị giá 2.706,4 ngàn USD giảm 5,6%; sắt thép đạt 3.800 tấn trị giá 1.907 ngàn USD; Máy móc, thiết bị phụ tùng trị giá 2.105 ngàn USD; hàng hoá khác trị giá 320 ngàn USD.
VII. HOẠT ĐỘNG VẬN TẢI
Về doanh thu, tổng doanh thu vận tải, bốc xếp tháng 2 ước đạt 69.861 triệu đồng, tăng 1,4% so với tháng trước. Trong đó doanh thu vận tải đường bộ ước đạt 52.538 triệu đồng, tăng 4,1% so tháng trước gồm: vận tải hàng hoá đạt 38.556 triệu đồng, tăng 4,9%; vận tải hành khách đạt 13.432 triệu đồng, tăng 1,9%; doanh thu bốc xếp hàng hoá đạt 550 triệu đồng, tăng 10%; doanh thu vận tải đường sông ước đạt 17.323 triệu đồng, giảm 6% so tháng trước. Trong đó, doanh thu vận tải hàng hoá đạt 15.413 triệu đồng, giảm 6,1%; doanh thu bốc xếp đạt 1.000 triệu đồng, giảm 13%; doanh thu dịch vụ đạt 910 triệu đồng, tăng 3,5%.
Về sản lượng vận tải
Vận tải hàng hoá, dự ước sản lượng vận tải hàng hoá đạt 1.213,6 ngàn tấn bằng 47.067,3 ngàn tấn.km. So với tháng trước tăng 18% về số lượng tấn và giảm 2,69% về tấn.km. Trong đó: vận tải hàng hoá đường bộ đạt 920,6 ngàn tấn bằng 16.198,9 ngàn tấn.km, so với tháng trước tăng 27,8% về số tấn vận chuyển và tăng 3,42% về tấn.km luân chuyển; vận tải đường sông ước đạt 293,0 ngàn tấn bằng 30.868,3 ngàn tấn.km, giảm so với tháng trước 4,7% về lượng tấn vận chuyển và giảm 5,6% tấn.km luân chuyển hàng hoá.
Vận tải hành khách, sản lượng trong tháng ước đạt 334,5 ngàn hành khách bằng 24.108,5 ngàn hành khách.km - chủ yếu là vận chuyển đường bộ, so với tháng trước số lượng hành khách vận chuyển tăng 1,28%, luân chuyển hành khách tăng 0,8%.
Cổng thông tin điện tử tỉnh Phú Thọ