Skip Ribbon Commands
Skip to main content
Ngày 17/09/2009-15:38:00 PM
Khuyến khích phát triển năng lượng tái tạo
Hiện nay tại Việt Nam, việc sử dụng năng lượng đặc biệt là các nguồn năng lượng hóa thạch như dầu, khí, than đã tạo ra trên 25% lượng phát thải khí CO² gây hiệu ứng nhà kính. Do vậy, phát triển nguồn năng lượng tái tạo được coi là giải pháp đảm bảo an ninh năng lượng cũng như việc bảo vệ môi trường trong tương lai của Việt Nam.

Green-Biz 2009 rất quan tâm đến phát triển năng lượng tái tạo tại Việt Nam

Việt Nam có tiềm năng về năng lượng tái tạo rất dồi dào
Tại diễn đàn Giải pháp kinh doanh xanh 2009 - GreenBiz, do EuroCham tổ chức, Thứ trưởng Bộ Công Thương Bùi Xuân Khu đã khẳng định “Sự tham gia của năng lượng tái tạo trong cân bằng năng lượng quốc gia và sự phát triển điện năng từ năng lượng tái tạo sẽ góp phần đảm bảo an ninh năng lượng và phát triển bền vững. Ngoài ra năng lượng tái tạo có vai trò quan trọng với phát triển điện khí hóa nông thôn, cung cấp điện cho vùng sâu, vùng xa mà lưới điện không thể tới được”.
Thực tế là nguồn năng lượng cơ sở (thủy điện,nhiệt điện than, dầu khí) của Việt Nam chỉ có hạn, trong khi đónhu cầu sử dụng năng lượng của công nghiệp hóa hiện đại hóa ngày càng cao do vậy cần thiếtphải phát triển nguồn năng lượng tái tạo để thay thế..
Mục tiêu của Việt Nam là phấn đấu tăng tỷ lệ các nguồn năng lượng mới và tái tạo lên khoảng 3% tổng năng lượng thương mại sơ cấp vào 2010, 5% vào năm 2020 và khoảng 11% vào năm 2050.
Tuy nhiên, hiện nay suất đầu tư cho phát triển năng lượng tái tạo giá quá cao, trong khi giá điện bán lẻ hiện nay của Việt Nam vẫn chưa hấp dẫn các nhà đầu tư.
Đại diện Fuhrlaender tại Việt Nam ông Hung Van Albert khẳng định rằng với nguồn gió dồi dào, ngành công nghiệp chế tạo thiết bị điện gió của Việt Nam đã sản xuất được 30-40% linh kiện điện gió, Việt Nam cóđiều kiện tiềm năng để phát triển điện gió.
Ngoài ra, sự phát triển điện gió tại Việt Nam sẽ còn kéo theo sự phát triển của các ngành sắt thép, xi măng, chế tạo thiết bị điện. Theo ước tính của vị trưởng đại diện này thì 1 tổ máy điện gió cỡ trung bình cần hơn 300 tấn sắt thép, hàng ngàn mét dây điện.
Để biến tiềm năng thành hiệu quả thực tếrất cần sự hỗ trợ về chính sách của Chính phủ với những ưu tiên đặc biệt về cơ chế cho ngành năng lượng sạchphát triển thì hiệu quả khai thác điện gió ở Việt Nam còn cao hơn thế giới, đại diện của Fuhrlaender nhận xét.
Ông Oliver Massmann, đại diện của Duane Morris Việt Nam, cũng cho rằng khung pháp lý của Việt Nam đang hướng tới đảm bảo công bằng và hiệu quả các dự án đầu tư nguồn điện thông qua việc xây dựng và phát triển thị trường bán lẻ điện, có lẽ đến thời điểm đó các nhà đầu tư vào năng lượng tái tạo mới bớt lo lắng về trở ngại trong đàm phán giá.
Ông Khu khẳng định, về chính sách đối với các nhà đầu tư nguồn năng lượng mới, Chính phủ Việt Nam khuyến khích tất cả các nhà đầu tư có khả năng đầu tư vào phát triển năng lượng tái tạo. Vì ngoài lý do Việt Nam đang bị thiếu điện hiện nay thì việc kéo dây hoặc xây dựng các nhà máy nhiệt điện tại các vùng sâu vùng xa, hải đảo là không hiệu quả và quá tốn kém.
Trong khi đó thị trường điện Việt Nam vẫn đang trong giai đoạn hình thành. Chính phủ đã giao Bộ Công Thương trách nhiệm cân bằng, điều hòa giá các nguồn điện quốc gia theo lộ trình. Do vậy, trong một vài năm tới, khi kinh tế phát triển, Chính phủ cũng có thể mua được điện gió từ các nhà đầu tư cũng với cơ chế bù giá nhưđã làmnhằm cân đối chung mọi nguồn điện để khuyến khích phát triển năng lượng tái tạo tại Việt Nam.
Việc Việt Nam phải xây dựng nhà máy điện hạt nhân (cũng là năng lượng sạch) là cần thiết cho sự phát triển của đất nước trong giai đoạn này để đảm bảoan ninh năng lượng. Tuy nhiên, trong tương lai nguồn năng lượng hạt nhân này sẽ được giảm bớt dần thay vào đó Việt Nam sẽ đẩy mạnh phát triển năng lượng gió, mặt trời, sóng biển, sinh học để thay thế.
Là cơ quan quản lý và xây dựng chính sách, Bộ Công Thương cũng cho biết sẽ xây dựng các thể chế với nhiều ưu đãi, khuyến khích để phát triển năng lượng tái tạo như kết hợp năng lượng tái tạo vào các chương trình quốc gia như điện khí hóa nông thôn, trồng rừng, xóa đói giảm nghèo, nước sạch vệ sinh nông thôn.
Khuyến khích các doanh nghiệp xây dựng cơ sở thích hợp để sản xuất lắp ráp các loại thiết bị năng lượng mới như đun nước nóng, thủy điện nhỏ, động cơ gió, hầm khí sinh vật ở những nơi có điều kiện. Hợp tác mua, chuyển giao công nghệ các nước đã phát triển để lắp ráp các thiết bị công nghệ cao như pin mặt trời, điện gió… từng bước tiến tới lắp ráp và sản xuất được trong nước.
Hỗ trợ đầu tư các chương trình điều tra nghiên cứu, chế thử, xây dựng các điểm điển hình sử dụng năng lượng tái tạo, ưu đãi thuế nhập thiết bị, công nghệ mới; bảo hộ quyền tác giả cho các phát minh, cải tiến kỹ thuật có giá trị.
Cho phép các cá nhân, tổ chức kinh tế trong, ngoài nước phối hợp đầu tư khai thác nguồn năng lượng mới và tái tạo trên cơ sở hai bên cùng có lợi.
Đồng thời Bộ đã và đang xây dựng quy hoạch tổng thể phát triển năng lượng tái tạo trình Thủ tướng duyệt với định hướng có nhiều cơ chế ưu đãi về chính sách nhằm thu hút các nhà đầu tư phát triển năng lượng tái tạo tại Việt Nam.
Các dự án năng lượng tái tạo sẽ đượchỗ trợ đặc biệt về vốn
Tại tọa đàm về cơ chế và ưu đãi trong tài trợ đa phương trong khuôn khổ Diễn đàn kinh doanh “xanh”- GreenBiz, các nhà tài trợ như Ngân hàng Thế giới (WB), Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), Ngân hàng Standard Chartered, Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam (VCB) cùng một số tổ chức tài chính khác đã cùng cam kết sẽ có nhiều hỗ trợ ưu đãi về tài chính cho các dự án năng lượng tái tạo, năng lượng sạch.
ADB đã xây dựng một chương trình tổng thể về hỗ trợ các hoạt động kinh doanh nhằm đối phó với biến đổi khí hậu, trong đó riêng các dự án về năng lượng sạch hiện được dànhmột quỹ trị giá 25 triệu USD.
Phía WB cam kết cho vay hỗ trợ các dự án sản xuất năng lượng tái tạo, ví dụ như sản xuất tuốc bin phong điện, tấm pin năng lượng mặt trời, hoặc tài trợcho các dự án năng lượng tái tạo khác. Đồng thời thông qua một đơn vị thành viên của mình hỗ trợ tài chính trực tiếp cho các dự án năng lượng tái tạo ở quy mô lớn và hỗ trợ hạng mục thông qua các thể chế tài chính sử dụng phương tiện chia sẻ rủi ro .
Riêng đối vớicác dự án Năng lượng tái tạo tại Việt Nam như điện gió, mặt trời, WB có cơ chế cho những nhà máy năng lượng sạch này vay thông qua một trong 3 ngân hàng cùng tham gia trong dự án.
Đại diện VCB cũng khẳng định chính sách trong tương lai của VCB là hỗ trợ tích cực đối với các doanh nghiệp kinh doanh “xanh” với những hoạt động hỗ trợ thông qua kênh Ngân hàng như: Cho vay để cho vay lại với lãi suất thấp, thời gian vay dài; tư vấn, hỗ trợ kỹ thuật; đào tạo; bảo lãnh, chia sẻ rủi ro. Tham gia Dự án phát triển năng lượng tái tạo với nguồn vốn từ Hiệp hội phát triển quốc tế để cho các chủ đầu tư vay lại đối với các dự án sử dụng năng lượng tái tạo.
Tiềm năng các nguồn năng lượng tái tạo tại Việt Nam khá dồi dào. Trong đó năng lượng địa nhiệt có thể khai thác 200MW vào năm 2020. Nguồn năng lượng mặt trời với số giờ nắng bình quân là 2.000-2.500 giờ/năm, tổng bức xạ nhiệt bình quân khoảng 150kcal/cm2/năm, tương đương với khoảng 43,9 tỷ tấn dầu mỗi năm (con số ước lượng trên lý thuyết). Năng lượng gió của Việt Nam cũng hết sức dồi dào, cường độ năng lượng gió hiện nay tại các vùng hải đảo khoảng 1.400kWh/m2 mỗi năm. Cường độ năng lượng khoảng 500-1.000kWh/m2 mỗi năm tại các vùng Duyên hải Trung bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ, tại các vùng khác dưới 500kWh/m2 mỗi năm. Ngoài ra Việt Nam còn tiềm năng sinh khối từ gỗ, chất thải nông nghiệp (tương đương 43-46 triệu tấn dầu/năm; Biogas và Uranium (quặng U308 là 218.167 tấn, xếp hạng trung bình trên thế giới).
Nguyệt Hà
Cổng thông tin điện tử Chính phủ

    Tổng số lượt xem: 1625
  •  

Đánh giá

(Di chuột vào ngôi sao để chọn điểm)