Skip Ribbon Commands
Skip to main content
Ngày 27/04/2012-11:09:00 AM
Chương trình hành động của Chính phủ triển khai Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011 - 2020

(MPI Portal) - Nhằm thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 10/NQ-CP, ngày 24 tháng 4 năm 2012 về Chương trình hành động của Chính phủ triển khai thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011 - 2020 và Phương hướng, nhiệm vụ phát triển đất nước 5 năm 2011 - 2015.
Theo đó, mục tiêu tổng quát của Chiến lược là phấn đấu đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại; đời sống người dân được cải thiện, tạo tiền đề vững chắc để phát triển cao hơn trong thời gian tới. Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011 - 2020 và Phương hướng, nhiệm vụ phát triển đất nước 5 năm 2011 – 2015, vừa đáp ứng yêu cầu phát triển vừa phù hợp với thông lệ quốc tế và trong nước.
Chương trình hành động là căn cứ để các Bộ, cơ quan Trung ương và địa phương xây dựng Chương trình hành động theo chức năng nhiệm vụ được giao, đồng thời tổ chức triển khai thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ cụ thể nhằm góp phần cùng cả nước thực hiện thắng lợi các mục tiêu Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011 - 2020 và Phương hướng, nhiệm vụ phát triển đất nước 5 năm 2011 - 2015.
Để thực hiện thành công các nhiệm vụ kinh tế - xã hội, Chương trình hànhđộng của Chính phủ đã đề ra một số nhiệm vụ chủ yếu như hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, trọng tâm là tạo lập môi trường cạnh tranh bình đẳng và cải cách hành chính, trong đó tập trung vào việc sửa đổi, bổ sung Hiến pháp; xây dựng mới hoặc sửa đổi, bổ sung các bộ luật, luật, thực hiện tốt Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội. Hoàn thiện luật pháp, cơ chế, chính sách về sở hữu, quản lý và sử dụng đất đai, tài nguyên khoáng sản, nước và về quản lý, sử dụng tài sản công.
Một trong cácnhiệm vụ chủ yếu trong Chương trình hànhđộng của Chính phủlà hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, trọng tâm là tạo lập môi trường cạnh tranh bình đẳng và cải cách hành chính, trong đó tập trung vào việc sửa đổi, bổ sung Hiến pháp; xây dựng mới hoặc sửa đổi, bổ sung các bộ luật, luật, thực hiện tốt Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội. Hoàn thiện luật pháp, cơ chế, chính sách về sở hữu, quản lý và sử dụng đất đai, tài nguyên khoáng sản, nước và về quản lý, sử dụng tài sản công. Cần đổi mới công tác quy hoạch, kế hoạch,xây dựng cơ chế vận hành đồng bộ.
Bên cạnh đó, cần thực hiện Đề án tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước, trọng tâm là các tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước theo chương trình hành động được Chính phủ phê duyệt. Đẩy mạnh đổi mới cơ chế tài chính đối với sự nghiệp công lập.
Liên quan đến vấn đề phát triển nhanh nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao, Chính phủ yêu cầu cần tập trung vào việc đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế đến năm 2020 theo lộ trình phù hợp, trong đó đổi mới quản lý giáo dục, phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý là khâu then chốt. Tiếp tục hoàn chỉnh Quy hoạch phát triển nhân lực giai đoạn 2011-2020.
Ngoài ra, cần xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, với một số công trình hiện đại, tập trung vào hệ thống giao thông và hạ tầng đô thị lớn. Đẩy nhanh nhiệm vụ rà soát, điều chỉnh, quy hoạch và phát triển hạ tầng khu vực này một cách phù hợp nhất.
Theo chương trình hành động của Chính phủ, cần có sự điều chỉnh, cơ cấu lại nền kinh tế theo hướng nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả; phải bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô, đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế theo hướng nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế; cải cách thể chế và tăng cường phối hợp trong điều hành kinh tế vĩ mô, nâng cao chất lượng bảo đảm sự phát triển an toàn, lành mạnh của nền kinh tế.
Về công nghiệp, cần phát triển và xây dựng ngành này theo hướng hiện đại, nâng cao chất lượng và sức cạnh tranh phải bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô, đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế theo hướng nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế. Phát triển các sản phẩm công nghiệp có lợi thế cạnh tranh, có khả năng tham gia mạng sản xuất và chuỗi giá trị toàn cầu, ưu tiên phát triển những sản phẩm có chất lượng, giá trị gia tăng cao, áp dụng công nghệ mới, công nghệ sạch, sử dụng tiết kiệm năng lượng và bảo vệ môi trường bằng cách rà soát, cải cách cơ chế chính sách, quy hoạch, tập trung xây dựng và phát triển các khu, cụm công nghiệp, đặc biệt là khu công nghệ cao quốc gia.
Về nông nghiệp, cần tập trung phát triển sản xuất bảo đảm an ninh lương thực và an toàn thự phẩm, phát triển chăn nuôi theo hướng sản xuất công nghiệp; ổn định quy hoạch ba loại rừng; quy hoạch và phát triển có hiệu quả ngành muối. Khuyến khích tập trung ruộng đất, đẩy mạnh sản xuất hàng hóa lớn với năng xuất, chất lượng, hiệu quả, nâng cao sức cạnh tranh cao trong lĩnh vực nông nghiệp.
Về các ngành dịch vụ, cần đẩy mạnh phát triển các ngành dịch vụ có giá trị cao, tiềm năng và sức cạnh tranh lớn. Nhất là các ngành công nghệ có hàm lượng tri thức và công nghệ cao như du lịch, hàng hải, hàng không, viễn thông, công nghệ thông tin, y tế…
Cũng theo Chương trình hành động này, Chính phủ yêu cầu các Bộ, ngành và địa phương cần tập trung ưu tiên phát triển hài hòa, bền vững các vùng, xây dựng đô thị và nông thôn mới, ưu tiên phát triển kinh tế - xã hội các địa bàn đặc biệt khó khăn. Tiếp tục đẩy mạnh Chương trình thực hiện, xây dựng nông thôn mới; Chương trình phát triển trung tâm xã, cụm xã quốc gia. Phát triển kinh tế - xã hội vùng ven biển và phát triển kinh tế biển thích ứng biến đổi khí hậu; Thực hiện Chiến lược phát triển nhà ở quốc gia đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030, chú trọng chương trình nhà ở xã hội, phục vụ người nghèo, vùng khó khăn.
Đồng thời, phát triển toàn diện các lĩnh vực văn hóa, xã hội hài hòa với phát triển kinh tế, tập trung giải quyết việc làm và bảo đảm an sinh xã hội, phúc lợi xã hội.
Ngoài ra, Chương trình hành động đã chỉ ra các nhiệm vụ cần thực hiện như phát triển toàn diện các lĩnh vực văn hóa, xã hội; Phát triển mạnh sự nghiệp y tế, khoa học và công nghệ. Đây thực sự là động lực then chốt của quá trình phát triển nhanh và bền vững. Tập trung tái cơ cấu đầu tư khoa học, công nghệ nhằm tạo ra sản phẩm công nghệ cao, đầu tư xây dựng một số viện nghiên cứu trọng điểm đầu ngành và một số trường đại học nghiên cứu đạt trình độ khu vực và quốc tế; Bảo vệ và cải thiện chất lượng môi trường, chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng chống thiên tai; Mở rộng quan hệ đối ngoại, chủ động hội nhập,nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế; Tiếp tục hoàn thiện bộ máy Nhà nước, tạo bước chuyển mạnh về cải cách hành chính. Thực hiện có hiệu quả Chương trình tổng thể cải cách hành chính Nhà nước giai đoạn 2011 – 2020. Tiếp tục đẩy mạnh phòng chống tham nhũng, lãng phí, tạo chuyển biến tích cực, rõ rệt, củng cố lòng tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước; thực hiện hiệu quả Chiến lược quốc gia phòng, chống tham nhũng.
Để thực hiện Chương trình hành động một cách có hiệu quả, Chính phủ giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan, địa phương theo dõi, đôn đốc việc triển khai thực hiện Chương trình hành động này, định kỳ báo cáo, kiến nghị và đưa ra các biện pháp thực hiện. Trong quá trình tổ chức thực hiện Chương trình hành động, trường hợp cần sửa đổi bổ sung các nhiệm vụ cụ thể, các Bộ, cơ quan, địa phương chủđộng đề xuất gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp báo cáo, trình Chính phủ xem xét, quyết định./.
Tùng Linh
Cổng thông tin điện tử Bộ Kế hoạch và Đầu tư

    Tổng số lượt xem: 5500
  •  

Đánh giá

(Di chuột vào ngôi sao để chọn điểm)