Skip Ribbon Commands
Skip to main content
Ngày 30/11/2011-16:08:00 PM
Hội thảo tham vấn Dự thảo Khung Chiến lược tăng trưởng xanh của Việt Nam
(MPI Portal) – Sáng ngày 29/11/2011 tại Hà Nội, Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với Chương trình Phát triển Liên Hợp quốc (UNDP) tổ chức “Hội thảo tham vấn Dự thảo Khung Chiến lược tăng trưởng xanh của Việt Nam”. Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Thế Phương chủ trì Hội thảo, đại biểu tham dự là đại diện các Đại sứ quán, các tổ chức quốc tế tại Việt Nam và các chuyên gia kinh tế trong và ngoài nước.
Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư phát biểu khai mạc Hội thảo. Ảnh: Đức Trung (MPI Portal)
Phát biểu khai mạc, Thứ trưởngBộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Thế Phương cho biết trong thời gian qua, nền kinh tếViệt Nam đãđạt được những thành tựu quan trọng. Tốcđộ tăng trưởng kinh tếđạt trên 7% bình quân mỗi năm, cơcấu kinh tếchuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa, đời sống nhân dân được cải thiện đáng kể, nền kinh tế hội nhập với mức độ cao với kinh tế thế giới, vị thế chính trị và kinh tế của đất nước trên trường quốc tế được nâng cao.
Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Thế Phương:"Tăng trưởng xanh cần sự chung tay của toàn xã hội"
Tuy nhiên, những thành tựuđạt được chưa tương xứng với tiềm năng. Kinh tế phát triển chưa bền vững, chất lượng tăng trưởng, năng suất, hiệu quả, sức cạnh tranh của nền kinh tế còn thấp, các cân đối kinh tế vĩ mô chưa thật vững chắc. Các nguồn lực chưa được huy động và sử dụng với hiệu quả cao. Với định hướng cơbản trởthành nước công nghiệp theo hướng hiệnđại vào năm 2020, trong những năm tới các hoạtđộng sản xuất sẽgia tăng mạnh mẽvàkèm theo đó lànhu cầu tiêu thụ năng lượng ởViệt Nam sẽ rất lớn để đáp ứng nhu cầu, đặc biệt là trong công nghiệp, giao thông vận tải, phát triển đô thị.
Trong bối cảnh quốc tếhiện nay, quátrình phát triển không thểtách rời việc giảm phát thải khínhà kính nhằm góp phần bảo vệhệthống khí hậu trái đất. Việt Nam là một nước đang phát triển, nhu cầu khai thác, sử dụng tài nguyên thiên nhiên để phát triển kinh tế - xã hội nhằm xóa đói giảm nghèo là những trở ngại trong việc thực hiện các mục tiêu giảm phát thải khí nhà kính, tác nhân chính gây ra biến đổi khí hậu. Bên cạnh đó, nhận thức về biến đổi khí hậu của cộng đồng còn hạn chế và phiến diện, mới chỉ quan tâm nhiều đến các tác động tiêu cực mà biến đổi khí hậu gây ra mà chưa quan tâm đúng mức tới việc chuyển đối lối sống, các mẫu hình sản xuất và tiêu thụ sang định hướng các-bon thấp, tăng trưởng xanh. Qua đó, Việt Nam phải có những nỗ lực hơn nữa trong các chính sách, biện pháp tăng cường nhận thức và năng lực giảm nhẹ và ứng phó với biến đổi khí hậu, song song với phát triển kinh tế nhằm tăng cường sức cạnh tranh của nền kinh tế và vị thế quốc gia trên trường quốc tế
Toàn cảnh Hội thảo. Ảnh: Đức Trung (MPI Portal)
Tăng trưởng xanh được coi là quá trình xây dựng nền kinh tế nâng cao đời sống con người và công bằng xã hội, đồng thời giảm đáng kể những rủi ro về môi trường và những tác động tiêu cực về sinh thái do hoạt động của con người. Trong một nền kinh tế tăng trưởng xanh, việc làm và thu nhập cho người dân được tạo ra thông qua đầu tư của Nhà nước và tư nhân giúp giảm thiểu phát thải các bon, giảm ô nhiễm môi trường, sử dụng hiệu quả năng lượng và tài nguyên, ngăn chặn suy giảm đa dạng sinh học, mở mang các ngành nghề thân thiện với môi trường và các dịch vụ sinh thái.
Phát biểu tại Hội thảo, ông Phạm Hoàng Mai, Vụ trưởng Vụ Khoa học, Giáo dục và Môi trưởng, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biếttăng trưởng xanh không chỉ là sự phát triển bền vững, mà là một bộ phận của phát triển bền vững, là phương thức phát triển kinh tế bền vững. Tăng trưởng xanh bao gồm nhiều phương hướng phát triển các hoạtđộng kinh tế, màtùy theo điều kiện cụ thể của mỗi nước, mỗi địa phương, mỗi thời kỳ có thể chọn lựa để thực hiện. Đó là: sử dụng năng lượng tái tạo, nâng cao hiệu quả năng lượng và áp dụng các công nghệ các bon thấp thay thế cho nhiên liệu hóa thạch; giảm phá rừng và đẩy mạnh trồng rừng; phát triển nông nghiệp, thủy sản bền vững; sử dụng hợp lý và nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên, trong đó quan trọng hàng đầu là tài nguyên nước; áp dụng các công nghệ tiên tiến tiết kiệm năng lượng và nguyên vật liệu, giảm rác thải và phát triển công nghệ tái chế và làm giàu tài nguyên; hình thành lối sống đô thị bền vững và phát triển các thành phố sinh thái, trong đó có hệ thống giao thông các bon thấp...
Tại hội thảo, các đại biểu cũng đã cùng nhau chia sẻ tiếp tục hoàn thiện thể chế và chính sách tăng trưởng xanh, tiếp tục đào tạo, phát triển nguồn nhân lực, đẩy mạnh quá trình tái cơ cấu kinh tế mô hình xây dựng nền kinh tế xanh ở Việt Nam giai đoạn 2011-2020, tầm nhìn đến năm 2030./.
CHIẾN LƯỢC TĂNG TRƯỞNG XANH CỦA VIỆT NAM THỜI KỲ 2011-2020 TẦM NHÌN 2030
Quan điểm:
- Phát triển bền vững là yêu cầu xuyên suốt trong Chiến lược phát triển đất nước trong thời gian lâu dài sắp tới, trên cơ sở kết hợp hài hòa ba trụ cột của sự phát triển, gồm phát triển bền vững về kinh tế, phát triển bền vững về xã hội và bảo vệ tài nguyên và môi trường. Tăng trưởng xanh là một nội dung của phát triển bền vững, là phương thức phát triển kinh tế theo hướng nhanh, hiệu quả và bền vững, đồng thời góp phần giảm nhẹ và phòng chống tác động của biến đổi khí hậu.
- Tăng trưởng xanh phải do con người và vì con người, phát triển hài hòa đời sống xã hội với môi trường tự nhiên, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của mọi người dân, xây dựng đất nước giàu mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh.
- Tăng trưởng xanh phải dựa trên việc tăng cường đầu tư vào bảo tồn, phát triển và sử dụng hiệu quả các nguồn vốn tự nhiên, giảm phát thải khí nhà kính, cải thiện nâng cao chất lượng môi trường, qua đó kích thích tăng trưởng kinh tế.
-Tăng trưởng xanh phải dựa trên cơ sở khoa học và công nghệ hiện đại, nguồn nhân lực chất lượng cao kết hợp giữa nội lực với mở rộng hợp tác quốc tế.
-Tăng trưởng xanh là sự nghiệp của toàn Ðảng, các cấp chính quyền, các bộ, ngành và địa phương; của các cơ quan, doanh nghiệp, đoàn thể xã hội, các cộng đồng dân cư và mọi người dân.
Mục tiêu tổng quát:
Thông qua thực hiện tăng trưởng xanh, Việt Nam thay đổi mô hình tăng trưởng kinh tế đạt mức sử dụng các bon thấp, giảm phát thải khí nhà kính, tăng khả năng hấp thụ khí nhà kính, góp phần giảm nhẹ biến đổi khí hậu; hình thành cơ cấu kinh tế có hiệu quả tổng hợp kinh tế, xã hội và môi trường cao, áp dụng ngày càng nhiều công nghệ xanh, hình thành lối sống xanh và tiêu dùng bền vững, góp phần cải thiện đời sống mọi mặt của nhân dân.
Mục tiêu cụ thể:
Đến năm 2020: Duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế đồng thời giảm cường độ phát thải khí nhà kính, nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường, từng bước tạo điều kiện để chuyển sang nền kinh tế xanh, phát triển bền vững đất nước.
Trong giai đoạn này, Việt Nam tập trung vào 3 mục tiêu chủ yếu trong đổi mới mô hình tăng trưởng và tái cơ cấu nền kinh tế:
a) Giảm cường độ phát thải cácbon và tăng cường sử dụng năng lượng sạch, năng lượng tái tạo;
b) Xanh hóa sản xuất;
c) Xanh hóa lối sống và thúc đẩy tiêu dùng bền vững.
Đến năm 2030: Việt Nam thiết lập được đầy đủ nền tảng vật chất, kỹ thuật, nguồn nhân lực và thể chế phù hợp để thực hiện phổ biến phương thức tăng trưởng xanh.

Mai Phương
Cổng thông tin điện tử Bộ Kế hoạch và Đầu tư

    Tổng số lượt xem: 2387
  •  

Đánh giá

(Di chuột vào ngôi sao để chọn điểm)