Skip Ribbon Commands
Skip to main content
Ngày 28/10/2010-07:13:00 AM
Xuất khẩu gạo đã đạt hơn 5,5 triệu tấn
Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) cho biết, tính đến 22/10/2010, lượng gạo giao theo hợp đồng xuất khẩu đã đạt trên 5,5 triệu tấn, trị giá gần 2,4 tỷ USD.

Tính đến 22/10, đã xuất khẩu trên 5,5 triệu tấn gạo

Theo báo cáo của Cục Trồng trọt, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn dự báo sản lượng thóc cả năm naysẽ đạt gần 40 triệu tấn.Với lượngtiêu dùng nội địa là trên 27 triệu tấn lúa, thì lượng lúa hàng hóa của năm nay rất lớn.
Hiện nay các tỉnh, thành thuộc Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) cơ bản đã thu hoạch xong vụ Hè Thu. Tính đến ngày 22/10/2010, giá lúa thường ở ĐBSCL dao động từ 5.350 – 5.550 đ/kg, lúa dài khoảng 5.400 – 5.750 đ/kg.
Giá gạo nguyên liệu loại 1 làm ra gạo 5% tấm hiện khoảng 7.350 – 7.550 đ/kg tùy từng địa phương; gạo nguyên liệu làm ra gạo 25% tấm là 7.200 – 7.400 đ/kg.
Giá gạo thành phẩm 5% tấm không bao bì hiện khoảng 8.700 – 9.450 đ/kg, gạo 15% tấm 8.450 – 8.650 đ/kg và gạo 25% tấm khoảng 8.050 – 8.150 đ/kg.
Năm 2010, toàn vùng Nam Bộ và Tây Nguyênđạtsản lượng trên 24,5 triệu tấn lúa(tăng gần 1,2 triệu tấn so với năm 2009).
Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Bùi Bá Bổng cho biết, năng suất lúa Việt Nam hiện nay vào loại cao trong vùng Đông Nam Á, bình quân 5,3 tấn/ha/vụ. Riêng vụ Đông Xuân nhiều tỉnh thành như An Giang, Cần Thơ, Đồng Tháp lên đến 7,2 - 7,3 tấn/ha.
Để đảm bảo chất lượng cho những vụ thu hoạch tiếp theo, Thứ trưởng Bùi Bá Bổng đề nghị, các tỉnh phải thống nhất công tác chống hạn, dịch bệnh… ngay từ đầu vụ, không để đến cuối vụ mới thực hiện; ban hành kế hoạch sản xuất lúa vụ Đông Xuân trong đó quan tâm tới cơ cấu mùa vụ, thời vụ xuống giống, cơ cấu giống và các giải pháp kỹ thuật; đồng thời huy động nhiều cơ quan đơn vị và các tổ chức quốc tế tham gia hỗ trợ kinh phí và kỹ thuật để xây dựng các mô hình như VietGAP (thực hành sản xuất nông nghiệp tốt cho rau, quả tươi của Việt Nam), mô hình “1 phải,5 giảm” (phải chọn loại giống lúa xác nhận hoặc nguyên chủng; giảm lượng giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, tiết kiệm nước và đưa cơ giới vào thu hoạch đúng thời gian để giảm thất thoát), mô hình “3 giảm, 3 tăng” (giảm lượng giống, giảm phân bón vô cơ và giảm thuốc bảo vệ thực vật; tăng năng suất, tăng lợi nhuận và tăng hiệu quả kinh tế)./.
Kiều Liên
Cổng thông tin điện tử Chính phủ

    Tổng số lượt xem: 989
  •  

Đánh giá

(Di chuột vào ngôi sao để chọn điểm)