Skip Ribbon Commands
Skip to main content
Ngày 16/03/2011-16:29:00 PM
Tham vấn ý kiến chuyên gia về đàm phán, gia nhập các FTA trong giai đoạn tới
Hôm nay (16/3), Văn phòng Chính phủ tổ chức Hội thảo về các Hiệp định thương mại tự do (FTA) và những vấn đề đặt ra cho Việt Nam giai đoạn 2011-2020.
Đồng chí Nguyễn Xuân Phúc, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP, nguyên Bí thư Trung ương Đảng, nguyên Phó Thủ tướng Vũ Khoan, Phó Chủ nhiệm VPCP Phạm Văn Phượng, Thứ trưởng Bộ Công thương Nguyễn Cẩm Tú, tham dự và điều hành Hội thảo.
Hội thảo này nhằm tiếp tục lấy ý kiến đóng góp của các chuyên gia, nhà nghiên cứu, nhà quản lý về việc xây dựng Chiến lược đàm phán các FTA trong giai đoạn tới.
Các vấn đề lớn được các đại biểu tập trung thảo luận là đánh giá lại những kết quả sau 15 năm tham gia các FTA, các điều kiện và mục tiêu cần thiết cho việc thúc đẩy chiến lược đàm phán gia nhập các FTA giai đoạn 2010-2020, tổ chức lại bộ máy Ủy ban Quốc gia về Hợp tác kinh tế quốc tế… nhằm mục tiêu mở rộng thị trường xuất khẩu, chiếm lĩnh các thị phần lớn tại các thị trường như Liên minh châu Âu, Hoa Kỳ, Nhật Bản, Hàn Quốc…
Các FTA ngày càng có phạm vi bao trùm rộng, từ những lĩnh vực cơ bản như thương mại hàng hóa, thương mại dịch vụ đến những vấn đề mới như mua sắm chính phủ, chính sách cạnh tranh, hợp tác về môi trường, lao động...
Việc tham gia các FTA sẽ tạo điều kiện thúc đẩy cảicách cơ chế, chính sách và môi trường kinh doanh, góp phần gia tăng năng lực cạnh tranh của tổng thể nền kinh tế.
Các hàng rào thuế quanđược gỡ bỏsẽ tạo điều kiện thuận lợi hơn cho hàng hóa Việt Nam xâm nhập các thị trường lớn và tiềm năng.

Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP Nguyễn Xuân Phúc trao đổi với nguyên Phó Thủ tướng Vũ Khoan

Tuy vậy, bên cạnh đó vẫn còn tồn tại rất nhiều khó khăn thách thức với nền kinh tế.
Nhờ việc Việt Nam dỡ bỏ nhiều hàng rào thuế quan theo lộ trình thực hiện các FTA, hàng hóa nước ngoàixâm nhập thị trường Việt Nam dễ dàng hơn, tăng áp lực cạnh tranh đối với các ngành sản xuất trong nước.
Nguyên Phó Thủ tướng Vũ Khoan cho rằng, tình hình kinh tế thế giới hiện nay nhiều biến động với nhiều tình huống khó lường, trong khi đôi khi chúng ta còn xác định chiến lược “tĩnh” quá.
Chúng ta cũng cần thay đổi cách nhìn nhận mục tiêu khi tham gia tự do hóa thương mại, đó là xuất phát từ mục tiêu kinh tế và từ nhu cầu nội tại của nền kinh tế cũng như doanh nghiệp đặt ra khi đàm phán với các đối tác.
Theo đó, ông Vũ Khoan nhìn nhận, cần xây dựng một chiến lược tham gia các FTA trên nền tảng biến động của thế giới với nhiều phương án khác nhau để thu hút công nghệ, nguồn vốn, các loại dịch vụ để đổi mới mô hình, tăng cường hiệu quả trong hội nhập kinh tế quốc tế.
“Quá trình thu hút đầu tư nước ngoài qua FTA đòi hỏi chúng ta phải nâng cao năng lực cạnh tranh và đặt Việt Nam vào chuỗi các giá trị sản xuất, cung ứng của thế giới”, nguyên Phó Thủ tướng nói.
Bên cạnh đó, để nâng cao hiệu quả của hội nhập kinh tế quốc tế, cần thiết phải tổ chức lại mô hình hoạt động của Ủy ban Quốc gia về Hợp tác kinh tế quốc tế.
Đánh giá về hiệu quả sau 15 năm tham gia vào các FTA, TS.Võ Trí Thành, Phó Viện trưởng Viện nghiên cứu Kinh tế và quản lý Trung ươngcho rằng, các hiệp định đã tạo điều kiện cần thiết để Việt Nam tìm kiếm cơ hội tham gia vào các chuỗi giá trị toàn cầu trong thời gian tới.
Do đó, việc xây dựng một chiến lược thực sự hiệu quả cần xác định cục diện và bối cảnh quốc tế sắp tới, định vị được nước ta đang trong giai đoạn nào trong xu hướng đa tầng, đa nấc, đa trung tâm đang ngày càng rõ nét của các nước và khu vực để Việt Nam tham gia một cách chủ động hơn nữa trong tình hình quốc tế hiện nay.

Hội thảo “Cộng đồng ASEAN và những vấn đề đặt ra cho Việt Nam”

*Chiều cùng ngày, Văn phòng Chính phủ cũng đã tổ chức Hội thảo “Cộng đồng ASEAN và những vấn đề đặt ra cho Việt Nam”.
Tại Hội thảo, các đại biểu đều cho rằng, cần phát huy những thành tựu to lớn trong nhiệm kỳ Việt Nam làm Chủ tịch ASEAN và “định vị” vai trò của nước ta khi hình thành Cộng đồng ASEAN năm 2015 và những năm tiếp theo khi Việt Nam hội nhập sâu rộng vào Cộng đồng ASEAN với việc dỡ bỏ các dòng thuế đối với hàng hóa của các nước Cộng đồng ASEAN.
Tuy nhiên, các đại biểu cũng đưa ra những khuyến nghị, nêu lên những thách thức to lớn đối với nước ta là sức ép cạnh tranh đối với hàng hóa, dịch vụ sản xuất trong nước, đặc biệt là hàng tiêu dùng như điện tử, may mặc, thực phẩm…
ASEAN là đối tác quan trọng hàng đầu của Việt Nam hiện nay với hơn 60 tỷ USD cam kết đầu tư vào nước ta.
Một số FTA mà Việt Nam đã ký kết và triển khai:
-Hiệp định Khu vực thương mại tự do ASEAN (AFTA);
-Hiệp định Thương mại tự do ASEAN - Trung Quốc (ACFTA);
-Hiệp định Thương mại tự do ASEAN - Hàn Quốc (AKFTA);
-Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện ASEAN - Nhật Bản (AJCEP);
-Hiệp định Thương mại tự do ASEAN-Australia - New Zealand (AANZFTA);
-Hiệp định Thương mại tự do ASEAN - Ấn Độ (AIFTA);
Việt Nam cũng đang tiếp tục đàm phán Hiệp định Khu vực thương mại tự do ASEAN - EU
Lê Sơn
Cổng thông tin điện tử Chính phủ

    Tổng số lượt xem: 1128
  •  

Đánh giá

(Di chuột vào ngôi sao để chọn điểm)