Bằng sự tự lực của bản thân, anh Phạm Hùng Cường cùng 16 anh em tổ viên, Hợp tác xã Thanh Niên đã trở thành những hạt nhân thành công đầu tiên tại xã Phúc Thuận cũng như của huyện Phổ Yên trong phong trào phát triển cây nấm tại Thái Nguyên.
|
Phạm Hùng Cường kiểm tra các bọc nấm
|
Hỏi về duyên phận của mình với cây nấm, người thanh niên sinh năm 1984 chia sẻ, trong thời gian dài làm công nhân cầu đường ở huyện Tân Kì, Nghệ An, anh đã được sống và thấy đời sống bà con nơi đây làm giàu từ cây nấm và đã bị cây nấm chinh phục.
“Từ đó tôi đã nuôi dưỡng và ấp ủ ý tưởng đưa cây nấm về địa phương mình phát triển trước hết là lập nghiệp cho bản thân mình sau đó là cho những thanh niên khác trong địa phương có hoàn cảnh như tôi có cơ hội làm giàu”, Cường nói.
Năm 2009 Phạm Hùng Cường quyết định về quê, bắt tay vào kế hoạch của mình. Thời điểm này, tỉnh Thái Nguyên đang có chủ trương đưa cây nấm về địa phương.
Giữa năm 2010, anh Cường đã thuyết phục được một số bạn bè, người thân cùng có niềm đam mê với các phương thức làm kinh tế mới, bắt tay với nhau để phát triển cây nấm tại địa phương bằng một kế hoạch phát triển lâu dài.
Ban đầu mô hình liên kết các hộ gia đình trồng nấm có 6 người cùng tham gia, chủ yếu là các thanh niên trẻ. Số vốn ban đầu các anh em đóng góp được gần 150 triệu đồng để thuê mặt bằng, nhà xưởng ươm trồng, máy móc chế biến.
Do chưa có kinh nghiệm thực hành, nên mẻ nấm đầu bị hỏng. Không nản chí, 6 anh em ngồi lại bàn bạc với nhau, rút ra những kinh nghiệm rồi quyết định tất cả các anh em hội viên sẽ đi học tại lớp kĩ thuật nuôi trồng và chế biến nấm mà Ban Khuyến nông của huyện tổ chức tại xã.
Sau 3 tháng học tập, mẻ nấm thứ hai được thực hiện, chủ yếu là nấm Sò, Linh Chi, Mộc nhĩ. Lần này nhờ có kinh nghiệm được truyền đạt và thực tiễn lần đầu từng thất bại nên mẻ nấm thứ hai đã thành công, số tiền thu về là 60 triệu đồng, trong đó lãi cho 40 triệu đồng.
Như có thêm sự động viên, anh Cường và các anh em hăng hái mở rộng mô hình trồng nấm thành Hợp tác xã.
Được sự ủng hộ, tạo điều kiện của chính quyền địa phương nên tháng 9/2010 Hợp tác xã Thanh Niên đã được thành lập với tổng số thành viên là 16.
Số tiền để Hợp tác xã hoạt động chủ yếu là số vốn và lãi ban đầu; tiền các tổ viên đóng góp. Để có đủ số vốn điều lệ, anh Cường phải đi thế chấp nhà của của gia đình, nhà xưởng, máy móc…
Hiện nay khu nhà nuôi trồng và chế biến cũng được đầu tư xây dựng với giá trị 500 triệu đồng, tổng thể khu nhà nuôi trồng nấm của HTX rộng gần 2.000m2, các loại nấm trồng chủ yếu là nấm Sò, Linh Chi, Mộc nhĩ.
Theo anh Cường, mỗi bịch nấm đạt bình quân 0,6g; ước tính sản xuất, chế biến đạt công xuất 36 tấn nấm tươi/năm. Trong một năm đầu hoạt động, HTX đã thu về gần 250 triệu đồng tiền lãi.
Chuyển dịch cơ cấu cây trồng tại địa phương
Được biết, Phúc Thuận là một xã còn nhiều khó khăn nằm ở phía Tây huyện Phổ Yên, có tới 7 anh em dân tộc sinh sống như Kinh, Sán Dìu, Tày, Nùng… Nghề chính của bà con nơi đây là trồng chè. Việc trồng và chế biến chè cũng phụ thuộc nhiều vào thời tiết tự nhiên, chủ yếu là vào mùa nắng ráo.
Trong khi đó, cây nấm có thể trồng quanh năm, nhanh cho thu hoạch, lại không cần tốn nhiều công sức, nguyên liệu trồng nấm chủ yếu là rơm rạ, mùn cưa… vừa tiết kiệm, vừa bảo vệ môi trường mà lại có thể tận dụng được nguồn lao động nhàn rỗi.
Hiện nay, mô hình trồng nấm của Hợp tác xãThanh Niên đã được nhiều hộ áp dụng thành công, trở nên khấm khá như gia đình chị Nguyễn Thị Lan, Cao Văn Quý (thôn Phúc Tài, xã Phúc Thuận)…
Nấm rơm Phúc Thuận ngày càng được biết tới nhiều hơn khi được anh Cường đẩy mạnh việc tham gia các hội chợ triển lãm trong và ngoài tỉnh để quảng bá giới thiệu sản phẩm tới quý khách hàng xa gần.
Bên cạnh đó, Hợp tác xã Thanh niên đã cùng ủy ban các cấp và các phòng ban mở các lớp đào tạo nuôi trồng và phổ biến về cây nấm. Hoàn thiện các sản phẩm, mẫu mã chuẩn bị mở rộng thị trường ra các tỉnh lân cận và trên cả nước.
Ông Vũ Thanh, Phó Chủ tịch UBND xã Phúc Thuận cho biết: “Trồng nấm không phải là một mô hình mới tại nhiều địa phương nhưng mô hình trồng nấm của Hợp tác xã Thanh Niên đã và đang là một hạt nhân đi đầu góp phần xây dựng được cho địa phương một ngành nghề mới, không chỉ đem lại lợi ích kinh tế cho các hộ nhân dân mà quan trọng là tạo công ăn việc làm cho các thanh niên chưa tìm được việc làm. Có thể nói, cây nấm ngày càng được khẳng định vị thế của mình trong công cuộc xóa đói, giảm nghèo tại địa phương chúng tôi”.
Sao Chi
Hỏi về duyên phận của mình với cây nấm, người thanh niên sinh năm 1984 chia sẻ, trong thời gian dài làm công nhân cầu đường ở huyện Tân Kì, Nghệ An, anh đã được sống và thấy đời sống bà con nơi đây làm giàu từ cây nấm và đã bị cây nấm chinh phục.
“Từ đó tôi đã nuôi dưỡng và ấp ủ ý tưởng đưa cây nấm về địa phương mình phát triển trước hết là lập nghiệp cho bản thân mình sau đó là cho những thanh niên khác trong địa phương có hoàn cảnh như tôi có cơ hội làm giàu”, Cường nói.
Năm 2009 Phạm Hùng Cường quyết định về quê, bắt tay vào kế hoạch của mình. Thời điểm này, tỉnh Thái Nguyên đang có chủ trương đưa cây nấm về địa phương.
Giữa năm 2010, anh Cường đã thuyết phục được một số bạn bè, người thân cùng có niềm đam mê với các phương thức làm kinh tế mới, bắt tay với nhau để phát triển cây nấm tại địa phương bằng một kế hoạch phát triển lâu dài.
Ban đầu mô hình liên kết các hộ gia đình trồng nấm có 6 người cùng tham gia, chủ yếu là các thanh niên trẻ. Số vốn ban đầu các anh em đóng góp được gần 150 triệu đồng để thuê mặt bằng, nhà xưởng ươm trồng, máy móc chế biến.
Do chưa có kinh nghiệm thực hành, nên mẻ nấm đầu bị hỏng. Không nản chí, 6 anh em ngồi lại bàn bạc với nhau, rút ra những kinh nghiệm rồi quyết định tất cả các anh em hội viên sẽ đi học tại lớp kĩ thuật nuôi trồng và chế biến nấm mà Ban Khuyến nông của huyện tổ chức tại xã.
Sau 3 tháng học tập, mẻ nấm thứ hai được thực hiện, chủ yếu là nấm Sò, Linh Chi, Mộc nhĩ. Lần này nhờ có kinh nghiệm được truyền đạt và thực tiễn lần đầu từng thất bại nên mẻ nấm thứ hai đã thành công, số tiền thu về là 60 triệu đồng, trong đó lãi cho 40 triệu đồng.
Như có thêm sự động viên, anh Cường và các anh em hăng hái mở rộng mô hình trồng nấm thành Hợp tác xã.
Được sự ủng hộ, tạo điều kiện của chính quyền địa phương nên tháng 9/2010 Hợp tác xã Thanh Niên đã được thành lập với tổng số thành viên là 16.
Số tiền để Hợp tác xã hoạt động chủ yếu là số vốn và lãi ban đầu; tiền các tổ viên đóng góp. Để có đủ số vốn điều lệ, anh Cường phải đi thế chấp nhà của của gia đình, nhà xưởng, máy móc…
Hiện nay khu nhà nuôi trồng và chế biến cũng được đầu tư xây dựng với giá trị 500 triệu đồng, tổng thể khu nhà nuôi trồng nấm của HTX rộng gần 2.000m2, các loại nấm trồng chủ yếu là nấm Sò, Linh Chi, Mộc nhĩ.
Theo anh Cường, mỗi bịch nấm đạt bình quân 0,6g; ước tính sản xuất, chế biến đạt công xuất 36 tấn nấm tươi/năm. Trong một năm đầu hoạt động, HTX đã thu về gần 250 triệu đồng tiền lãi.
Chuyển dịch cơ cấu cây trồng tại địa phương
Được biết, Phúc Thuận là một xã còn nhiều khó khăn nằm ở phía Tây huyện Phổ Yên, có tới 7 anh em dân tộc sinh sống như Kinh, Sán Dìu, Tày, Nùng… Nghề chính của bà con nơi đây là trồng chè. Việc trồng và chế biến chè cũng phụ thuộc nhiều vào thời tiết tự nhiên, chủ yếu là vào mùa nắng ráo.
Trong khi đó, cây nấm có thể trồng quanh năm, nhanh cho thu hoạch, lại không cần tốn nhiều công sức, nguyên liệu trồng nấm chủ yếu là rơm rạ, mùn cưa… vừa tiết kiệm, vừa bảo vệ môi trường mà lại có thể tận dụng được nguồn lao động nhàn rỗi.
Hiện nay, mô hình trồng nấm của Hợp tác xãThanh Niên đã được nhiều hộ áp dụng thành công, trở nên khấm khá như gia đình chị Nguyễn Thị Lan, Cao Văn Quý (thôn Phúc Tài, xã Phúc Thuận)…
Nấm rơm Phúc Thuận ngày càng được biết tới nhiều hơn khi được anh Cường đẩy mạnh việc tham gia các hội chợ triển lãm trong và ngoài tỉnh để quảng bá giới thiệu sản phẩm tới quý khách hàng xa gần.
Bên cạnh đó, Hợp tác xã Thanh niên đã cùng ủy ban các cấp và các phòng ban mở các lớp đào tạo nuôi trồng và phổ biến về cây nấm. Hoàn thiện các sản phẩm, mẫu mã chuẩn bị mở rộng thị trường ra các tỉnh lân cận và trên cả nước.
Ông Vũ Thanh, Phó Chủ tịch UBND xã Phúc Thuận cho biết: “Trồng nấm không phải là một mô hình mới tại nhiều địa phương nhưng mô hình trồng nấm của Hợp tác xã Thanh Niên đã và đang là một hạt nhân đi đầu góp phần xây dựng được cho địa phương một ngành nghề mới, không chỉ đem lại lợi ích kinh tế cho các hộ nhân dân mà quan trọng là tạo công ăn việc làm cho các thanh niên chưa tìm được việc làm. Có thể nói, cây nấm ngày càng được khẳng định vị thế của mình trong công cuộc xóa đói, giảm nghèo tại địa phương chúng tôi”./.
Sao Chi
Cổng thông tin điện tử Chính phủ