Báo cáo ngày 15 tháng 12 năm 2011 của UBND tỉnh Tiền Giang.
A. Kinh tế:
1. Sản xuất nông nghiệp, thủy hải sản:
a. Trồng trọt:
- Cây lúa: Toàn tỉnh đã gieo trồng được 241.772 ha, đạt 102,6% kế hoạch và giảm 0,9% so cùng kỳ (tương đương giảm 2.196ha); năng suất thu hoạch bình quân được 56,1 tạ/ha, đạt 104,7% kế hoạch và tăng 1,5% so cùng kỳ (tăng 0,8 tạ/ha); sản lượng thu hoạch được 1.207.177 tấn, đạt 95,5% kế hoạch và tăng 1,7% so cùng kỳ (tăng 20.179 tấn). Chia ra: - vụ Đông Xuân kết thúc vụ, đã gieo trồng và thu hoạch 81.023 ha, đạt 102,8% kế hoạch giảm 1,1% so cùng kỳ, năng suất bình quân được 66,7 tạ/ha, đạt 102,1% kế hoạch và tăng 1,7%. Sản lượng thu hoạch 540.424 tấn, đạt 105% kế hoạch và tăng 0,6%; - Vụ Hè Thu sớm tập trung ở các huyện phía Tây với diện tích 39.627 ha, đạt 101,5% kế hoạch và giảm 0,3% so cùng kỳ, đã thu hoạch 100% diện tích, năng suất bình quân được 55,3 tạ/ha, đạt 101,7% kế hoạch và tăng 0,3% so cùng kỳ; sản lượng thu hoạch 219.296 tấn, đạt 103,2% kế hoạch, tương đương so cùng kỳ; - Vụ Hè Thu chính vụ kết thúc vụ, đã gieo trồng và thu hoạch 80.152 ha, đạt 101,3 % kế hoạch và giảm 0,4% so cùng kỳ, năng suất bình quân 47,6 tạ/ha đạt 104,6% kế hoạch và tăng 2,8%, sản lượng thu hoạch 381.676 tấn, đạt 106,1% kế hoạch và tăng 2,3%; - Vụ Hè Thu muộn các huyện phía Đông chính thức xuống giống được 40.970 ha, đạt 106,1% kế hoạch và giảm 2,2% so cùng kỳ, đã thu hoạch được 14.263 ha với năng suất bình quân hơn 46,1 tạ/ha, sản lượng được 65.781 tấn.
- Cây bắp: gieo trồng được 58 ha, tính đến 15/11 đã gieo trồng được 4.738 ha, đạt 103% kế hoạch và tăng 1,7% so cùng kỳ, thu hoạch được 4.479 ha, năng suất thu hoạch bình quân 33,6 tạ/ha, tăng 0,6% so cùng kỳ, với sản lượng 15.027 tấn, đạt 98,1% kế hoạch và tăng 0,1% so cùng kỳ.
- Các loại cây hàng năm khác: Cây rau, đậu các loại: gieo trồng được 461 ha, tổng diện tích gieo trồng đến tháng 11 được 37.024 ha, đạt 101,4 % kế hoạch và tăng 5% so cùng kỳ; đã thu hoạch 33.630 ha, năng suất 163,7 tạ/ha đạt 100,7% kế hoạch, tăng 0,4% so cùng kỳ; sản lượng 550.368 tấn, đạt 92,7% kế hoạch, tăng 5,6% so cùng kỳ. Trong đó cây rau các loại đã gieo trồng được 36.882 ha, tăng 5,1% so cùng kỳ, đã thu hoạch 33.497 ha, năng suất bình quân đạt 164,2 tạ/ha, tăng 5,6%, với sản lượng 550.025 tấn, tăng 5,6%; Cây công nghiệp hàng năm gieo trồng 11 tháng được 733 ha, giảm 3,3% so cùng kỳ, trong đó diện tích cói giảm 29,4% và diện tích mía giảm 10,8%. Nguyên nhân do hai loại cây trồng này không đem lại hiệu quả kinh tế (huyện Tân Phước chuyển đổi từ cây cói sang cây khóm và cây ăn quả, thị xã Gò Công chuyển đổi từ cây mía sang cây hàng năm khác). (Xem biểu Sản xuất nông nghiệp)
b. Chăn nuôi:
Kết quả điều tra gia súc, gia cầm trên toàn tỉnh tại thời điểm 01/10/2011:
- Đàn bò: có 72.386 con, giảm 0,4% so cùng kỳ (tương đương 295 con), tổng đàn giảm do trong thời gian nước lũ về, những hộ nuôi nhỏ nằm ngoài đê bao không có điều kiện chăn dắt... phải bán để chạy lũ.
- Đàn heo: có 565.060 con, tăng 2,1% so cùng kỳ. Mặc dù trên địa bàn tỉnh đã xảy ra tình hình bệnh heo tai xanh nhưng tổng đàn vẫn tăng so cùng kỳ. Sau thời gian giá heo hơi sụt giảm do người nuôi bán chạy lũ ở các tỉnh đầu nguồn và dịch tai xanh. Hiện nay giá heo hơi đã tăng trở lại, giá từ 5,1-5,3 triệu đồng/tạ cao hơn các tỉnh trong vùng từ 100-200 ngàn đồng/tạ, do hầu hết đàn lợn trên địa bàn tỉnh chăn nuôi với quy mô khá lớn, hình thức nuôi dạng công nghiệp tỷ lệ nạc cao, hạn chế dịch bệnh
- Đàn gia cầm: 6.307.506 con tăng 2,6% so với cùng kỳ đạt 103,4% kế hoạch, chủ yếu ở đàn gà quy mô theo hướng bán công nghiệp, số lượng tăng do làm tốt khâu tiêm phòng nên dịch bệnh không xảy ra, người tiêu dùng sử dụng nhiều, giá cả ổn định nên người chăn nuôi mạnh dạn đầu tư.
c. Về thiệt hại rừng: Trong giữa tháng 10/2011 ở xã Phú Đông huyện Tân Phú Đông đã xảy ra chặt phá 17 ha rừng bần, đước có 43 hộ tham gia, do những hộ này muốn chuyển đổi làm đầm nuôi tôm sú.
d. Thủy hải sản:
Nuôi trồng: Diện tích thả nuôi năm 2011 đến nay đã cơ bản kết thúc, với tổng diện tích nuôi trồng thủy sản các loại được 14.078 ha, đạt 107,1% kế hoạch, tăng 7,2% (tương đương 944 ha) so với cùng kỳ. Chia ra: Nuôi thủy sản nước ngọt được 6.552 ha, đạt 104,1% kế hoạch, tăng 3,5% so cùng kỳ, diện tích thả nuôi ổn định với nhiều chủng loại cá. Các huyện phía Tây tiến hành thu hoạch cá ở các vùng bị ảnh hưởng lũ và cá đến kỳ thu hoạch để cải tạo lại ao đầm chuẩn bị cho vụ nuôi năm 2012, giá cả tương đối ổn định; Nuôi thủy sản mặn, lợđược 7.526 ha, đạt 109,7% kế hoạch và tăng 10,6% so cùng kỳ, chủ yếu là diện tích nuôi nghêu từ năm trước chuyển sang. Các huyện phía Đông đang tiến hành thu hoạch tôm nuôi, giá tôm ổn định: tôm sú giá từ 180 - 200 ngàn đồng/kg, tôm thẻ có giá 80 - 100 ngàn đồng/kg.
Sản lượng: Sản lượng nuôi trồng và khai thác trong tháng được 11.560 tấn, tổng sản lượng khai thác và nuôi trồng 11 tháng được 204.365 tấn, đạt 96,3% kế hoạch và tăng 6,4% so cùng kỳ, gồm: Sản lượng nuôi trồng được 5.879 tấn, 11 tháng đầu năm được 126.162 tấn, đạt 94,9% kế hoạch, tăng 9,1% so cùng kỳ; Sản lượng khai thác biển được 5.096 tấn, tổng sản lượng khai thác 11 tháng được 73.861 tấn đạt 98% kế hoạch, tăng 2% so với cùng kỳ; Sản lượng khai thác nội địa được 585 tấn, 11 tháng được 4.342 tấn đạt 114,3% kế hoạch, tăng 4,9% so cùng kỳ do ảnh hưởng lũ về các huyện phía Tây nguồn lợi thủy sản đầu nguồn đổ về nhiều. (Xem biểu Thuỷ sản)
* Tình hình thiệt hại lũ ở các huyện phía Tây: Theo báo cáo của các địa phương tính đến ngày 18/11 mưa kết hợp nước lũ và triều cuờng đã làm chết 08 người trong đó có 2 trẻ em; làm thất thoát 1.929 tấn cá và 10.000 con cá tra giống; làm ngập: 10.389 căn nhà, 8,6 ha lúa, 942,6 ha khóm ngoài đê bao, 17.069,9 ha cây ăn quả, 258,2 ha nuôi thủy sản, 396,62 ha hoa màu, 106 điểm trường học và 330,419 km công trình giao thông; làm hư hỏng 56 cây cầu giao thông. Tổng thiệt hại ước 729,9 tỷ đồng.
2. Sản xuất công nghiệp:
Chỉ số sản xuất công nghiệp trong tháng tăng 3,5% so với tháng 10/2011 và tăng 17,4% so cùng kỳ năm trước. Tính chung 11 tháng chỉ số sản xuất công nghiệp tăng 15,7% so cùng kỳ. Công nghiệp chế biến tăng 16,5%, sản xuất, phân phối điện, ga và nước tăng 9,6%, riêng công nghiệp khai thác mỏ giảm 25%. Chia theo các loại hình kinh tế như sau: Khu vực doanh nghiệp Nhà nước: chỉ số phát triển công nghiệp tháng 11 tăng 0,8% so tháng trước và tăng 10% so cùng kỳ. Chỉ số phát triển công nghiệp 11 tháng tăng 7,9% so cùng kỳ; Khu vực ngoài quốc doanh: chỉ số phát triển công nghiệp tháng 11 tăng 4,3% so tháng trước và tăng 19,1% so cùng kỳ. Chỉ số phát triển công nghiệp 11 tháng tăng 19,5% so cùng kỳ; Khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài: chỉ số phát triển công nghiệp tháng 11 tăng 7,8% so tháng trước và tăng 23,9% so cùng kỳ. Chỉ số phát triển công nghiệp 11 tháng tăng 18,5% so cùng kỳ. (Xem biểu chỉ số sản xuất công nghiệp)
3. Đầu tư xây dựng:
Tổng vốn đầu tư thực hiện thuộc nguồn vốn ngân sách nhà nước do địa phương quản lý trong tháng thực hiện 165,5 tỷ đồng. Tính chung 11 tháng thực hiện được 1.628,1 tỷ đồng, đạt 92,5% so kế hoạch, tăng 5,2% so cùng kỳ. Chia ra: Nguồn vốn ngân sách nhà nước cấp tỉnh thực hiện 1.068,4 tỷ đồng, tăng 4,7%; cấp huyện thực hiện 468,3 tỷ đồng, tăng 5,6%; cấp xã thực hiện 91,4 tỷ đồng, tăng 9,8%.
4. Vận tải, bưu chính viễn thông:
a. Vận tải:
Doanh thu vận tải trong tháng thực hiện 99,9 tỷ đồng, tăng 2,1% so tháng trước, tăng 25,3% so cùng kỳ. Tính chung 11 tháng đạt 977,8 tỷ đồng, tăng 20,4% so cùng kỳ, trong đó vận tải hàng hóa đạt 576,5 tỷ tăng 21,3%, vận tải hành khách 360,8 tỷ đồng, tăng 12,3%. Tính chung 11 tháng khối lượng hàng hóa vận chuyển được 9.552 ngàn tấn, tăng 10,1% so cùng kỳ, trong đó vận chuyển bằng đường sông thực hiện 6.596 ngàn tấn, tăng 16,1%; hàng hóa luân chuyển được 876.194 ngàn tấn.km, tăng 14,3% so cùng kỳ, trong đó luân chuyển bằng đường sông thực hiện 641.675 ngàn tấn.km, tăng 14,4%; hành khách vận chuyển được 27.177 ngàn người, tăng 3,8% so cùng kỳ, trong đó vận chuyển bằng đường bộ thực hiện 21.336 ngàn người, tăng 3,2%; hành khách luân chuyển thực hiện 947.873 ngàn người.km, tăng 1,8% so cùng kỳ, trong đó luân chuyển bằng đường bộ đạt 930.651 ngàn người.km, chiếm 98,2% tổng số.
* Hỗ trợ xe công nông, xe cơ giới ba bánh, bốn bánh tự chế: Tỉnh đã chi hỗ trợ cho 6.253 phương tiện xe công nông, xe cơ giới ba bánh, bốn bánh tự chế bị đình chỉ tham gia giao thông với tổng kinh phí 32.229 triệu đồng, trong đó hỗ trợ cho chuyển đổi nghề 6.012 trường hợp với số tiền 30.060 triệu đồng, hỗ trợ mua xe tải mới là 241 trường hợp với số tiền 2.169 triệu đồng.
* Công tác quản lý phương tiện giao thông: Số phương tiện đăng ký mới trong tháng là 3.905 mô tô xe máy và 58 ô tô. Tổng số phương tiện đang quản lý trên địa bàn tỉnh là 683.524 chiếc, chia ra mô tô xe máy 667.491 chiếc, 15.891 xe ô tô, 106 xe ba bánh và 36 xe khác.
b. Bưu chính viễn thông:
Doanh thu trong tháng đạt 120 tỷ đồng, tăng 3,9% so tháng trước, tăng 70,7% so cùng kỳ, gồm ngành bưu chính doanh thu đạt 7 tỷ đồng, tăng 7,7%, viễn thông đạt 113 tỷ đồng, tăng 77,1% so cùng kỳ. Tính chung 11 tháng doanh thu dịch vụ bưu chính, viễn thông đạt 989,3 tỷ đồng, đạt 103,1% kế hoạch và tăng 42,2% so cùng kỳ, gồm ngành bưu chính doanh thu đạt 65,6 tỷ đồng, giảm 0,5%, viễn thông đạt 923,7 tỷ đồng, tăng 46,7%.
Thuê bao điện thoại phát triển trong tháng là 2.000 thuê bao, tăng 10,4% so tháng trước gồm thuê bao cố định 1.500 thuê bao, di động trả sau 500 thuê bao. Tổng số thuê bao có trên mạng đến cuối tháng 11 là 377.123 thuê bao, mật độ điện thoại bình quân đạt 22,5 thuê bao/100 dân. Dự kiến thuê bao điện thoại phát triển 11 tháng là 27.579 thuê bao, giảm 31,1% so cùng kỳ. Thuê bao Internet băng rộng (ADSL) phát triển trong tháng là 540 thuê bao, giảm 38,8% so tháng trước. Tổng thuê bao internet băng rộng (ADSL) có trên mạng cuối tháng 11 là 50.856 thuê bao, mật độ internet bình quân 3,03 thuê bao/100 dân. Thuê bao Internet ước 11 tháng phát triển 9.913 thuê bao, tăng 25% so cùng kỳ.
5. Thương mại, giá cả, du lịch:
a. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng xã hội:
Tổng mức hàng hóa bán lẻ và doanh thu dịch vụ tiêu dùng xã hội trong tháng thực hiện được 2.389 tỷ đồng, tăng 0,9% so tháng trước, gồm kinh tế tập thể tăng 0,7%, kinh tế cá thể tăng 1% và kinh tế tư nhân tăng 0,9%. Từ đầu năm đến nay thực hiện được 25.074 tỷ đồng, tăng 19,4% so cùng kỳ (tương đương tăng 4.074 tỷ đồng), bao gồm kinh tế nhà nước thực hiện 913 tỷ đồng, tăng 44,8% (tăng 282,5 tỷ đồng), kinh tế tập thể thực hiện 152 tỷ đồng, tăng 24,2%, kinh tế cá thể thực hiện 13.310 tỷ đồng, tăng 17,1% (tăng 1.943,6 tỷ đồng), kinh tế tư nhân thực hiện 10.699 tỷ đồng, tăng 20,4% (tăng 1.812,8 tỷ đồng). Phân theo ngành kinh tế: thương nghiệp thực hiện 22.180 tỷ đồng, tăng 19,3% (tăng 3.589,2 tỷ đồng); lưu trú và ăn uống thực hiện 2.265 tỷ đồng, tăng 24,5% (tăng 445,7 tỷ đồng); du lịch lữ hành thực hiện 32 tỷ đồng, tăng 68,1% (tăng 13 tỷ đồng); dịch vụ thực hiện 597 tỷ đồng, tăng 3,7% so cùng kỳ (tăng 21,3 tỷ đồng). (Xem biểu Tổng mức bán lẻ HH và doanh thu dịch vụ)
b. Xuất - Nhập khẩu:
Xuất khẩu: Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa thực hiện được 49,4 triệu USD, giảm 4,4% so tháng trước, tăng 4% so cùng kỳ. Từ đầu năm đến nay kim ngạch xuất khẩu được 692,2 triệu USD, đạt 119,3% kế hoạch và tăng 50,5% so cùng kỳ, bao gồm: kinh tế nhà nước thực hiện 139 triệu USD, tăng 14,8%, kinh tế tư nhân thực hiện 422 triệu USD, tăng 35,8%, kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài thực hiện 129,3 triệu USD, bằng gấp 4,9 lần và kinh tế tập thể thực hiện 1,9 triệu USD, giảm 1,9%. (Xem biểu Xuất khẩu hàng hóa)
Kim ngạch xuất khẩu chủ yếu là hàng hóa ngành công nghiệp chế biến, 11 tháng đạt 599,5 triệu USD tăng 27,3% so cùng kỳ và hàng nông sản đạt 140,5 triệu USD tăng 40,6% trong đó mặt hàng chủ yếu của tỉnh như thủy sản tăng 25,4%, hàng rau quả tăng 8,8%, gạo tăng 38,8%. Trị giá xuất khẩu của tỉnh tập trung vào các huyện như Thành phố Mỹ tho chiếm 21%, Tân phước chiếm 16,4%, Châu thành chiếm 60,6% trị giá xuất khẩu toàn tỉnh.
Một số mặt hàng xuất khẩu chủ yếu: Hàng thủy sản: kim ngạch đạt 27,9 triệu USD, tăng 1,8% so tháng trước, tăng 29,5% so cùng kỳ. Tổng kim ngạch 11 tháng đạt 292,9 triệu USD, tăng 33,5% so cùng kỳ. Sau gần một tháng giá cá tra nguyên liệu ở mức cao, từ 26.000 - 27.500 đồng/kg (tùy loại), trong những ngày đầu tháng 11 này giá cá tra tại các tỉnh ĐBSCL tăng lên 28.000 - 28.500 đồng/kg, chỉ thấp hơn mức giá kỷ lục 29.000 đồng/kg được xác lập vào thời điểm cuối tháng 5. Tại Tiền Giang giá cá tra nguyên liệu thấp hơn những địa phương khác, tăng bình quân khoảng 500 đồng/kg lên mức giá 27.000-28.000 đồng/kg; Hàng rau quả: trong tháng xuất 583 tấn tăng 11,5% so tháng trước, giảm 2,2% so cùng kỳ, đạt kim ngạch 0,7 triệu USD giảm 0,8% so cùng kỳ. Tổng số 11 tháng xuất được 7.628 tấn, tăng 38,6% so cùng kỳ, đạt kim ngạch 9,2 triệu USD, tăng 51,9% so cùng kỳ; Lương thực: xuất được 15.142 tấn gạo giảm 27,1% so cùng kỳ; đạt kim ngạch 8,6 triệu USD, giảm 6,7% so cùng kỳ. Tổng số 11 tháng xuất được 285.936 tấn, đạt 146,6% kế hoạch tăng 61,8% so cùng kỳ, đạt kim ngạch 135,1 triệu USD, tăng 63,8%. Lũ lụt thời gian qua đã ảnh hưởng đến nguồn cung lương thực của một số tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, nhưng giá lúa trong những ngày đầu tháng 11 giảm nhẹ so tháng trước, giảm từ 100-150 đồng/kg. Lúa gạo nội địa trầm lắng và có dấu hiệu giảm trở lại là do thị trường xuất khẩu gần đây khá im ắng, một số doanh nghiệp xay xát chỉ hoạt động cầm chừng thậm chí có lúc phải đóng cửa dừng hẳn do không có nguyên liệu về nhà máy; Hàng dệt may xuất được 9,7 triệu USD, tăng 26,5% so cùng kỳ, 11 tháng thực hiện được 111,6 triệu USD, tăng 23,7% so cùng kỳ. Những tháng đầu năm tình hình xuất khẩu hàng may mặc tương đối thuận lợi, nhưng trong những tháng cuối năm tình hình xuất khẩu hàng may mặc sang thị trường Hoa kỳ và Châu Âu có xu huớng giảm, do ảnh hưởng khủng hoảng nợ ở EU, Hoa Kỳ, người dân cũng phải cắt giảm chi tiêu nên mức độ tiêu thụ có xu thế chậm lại. Để thu hút đơn hàng các nước như Ấn Độ, Indonesia đã chấp nhận giảm giá, nên các doanh nghiệp của Việt Nam sẽ phải cạnh tranh nhiều hơn.
Nhập khẩu: Kim ngạch nhập khẩu hàng hóa thực hiện được 12,9 triệu USD, giảm 49,9% so tháng trước và tăng 4,4% so cùng kỳ. Tổng số 11 tháng thực hiện được 277,1 triệu USD, đạt 154% kế hoạch và bằng gấp 2,2 lần so cùng kỳ, Chia theo thành phần kinh tế: kinh tế nhà nước thực hiện được 38,5 triệu USD tăng 20,1%, kinh tế tư nhân thực hiện được 126,7 triệu USD, tăng 59,8%, kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài thực hiện được 111,9 triệu USD, bằng gấp 9,6 lần. Trị giá nhập khẩu tập trung chủ yếu ngành công nghiệp chế biến chiếm 96,7%, trong đó tập trung vào các ngành hàng như sản xuất thực phẩm và đồ uống, may mặc, sản xuất các sản phẩm từ kim loại... (Xem biểu Nhập khẩu hàng hóa)
c. Giá cả:
Chỉ số giá tiêu dùng trong tháng tăng 0,45% (thành thị tăng 0,42%, nông thôn tăng 0,45%) so tháng trước, so tháng 12 năm trước tăng 18,19%, bình quân chỉ số giá tiêu dùng 11 tháng năm 2011 tăng 19,52% so với bình quân 11 tháng năm 2010. Có 3/11 ngành hàng hóa có chỉ số tăng cao hơn mức tăng chung, chỉ số tăng cao nhất ở hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 0,78% (trong đó nhóm hàng thực phẩm giảm 0,48%), kế tiếp là ngành hàng thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 0,58%, may mặc, mũ nón, giầy dép tăng 0,49%. Có 7/11 ngành hàng tăng từ 0,01 đến 0,12%. Riêng ngành hàng giao thông giảm 0,02% so tháng trước. (Xem biểu Chỉ số giá tiêu dùng)
- Hàng lương thực tăng 4,35%, do ảnh hưởng lũ lụt, nguồn cung khan hiếm, giá gạo trong tháng vẫn tiếp tục tăng, tăng cao nhất là gạo ngon nàng thơm chợ đào tăng từ 500 đến 1.000 đồng/kg. Nhưng hiện nay do tình xuất khẩu bị chậm lại nên giá lúa tại địa phương bắt đầu đứng giá và giảm nhẹ, thị trường lúa gạo không còn sôi động như các tuần qua. Cụ thể gạo tẻ thường IR50404 có giá từ 12.000 - 13.000 đồng/kg (tăng 560 đồng/kg), gạo tẻ thường IR64 từ 13.500 -14.000 đồng/kg (tăng 657 đồng/kg), gạo tài nguyên chợ đào từ 16.000 - 17.000 đồng/kg (tăng 903 đồng/kg), gạo tẻ ngon nàng thơm chợ đào từ 17.500 - 18.000 đồng/kg (tăng 866 đồng/kg). Giá gạo tăng trong thời gian dài nên nhóm lương thực chế biến cũng tăng theo: bún, bánh phở, bánh đa tăng 2,45%, miến tăng 2,6%...
- May mặc, mũ nón, giầy dép tăng 0,49%, chủ yếu là các mặt hàng phục vụ mùa mưa có giá tăng nhẹ: nón lá tăng 2,31%, áo đi mưa tăng 2,21%, bít tất nữ tăng 4,67%, mũ vải nam tăng 2,82% và giầy thể thao tăng 3,17%.
- Thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 0,58%, do chi phí sản xuất đầu vào tăng tác động đến giá bán một số mặt hàng đồ dùng gia đình tăng nhẹ: ghế tựa khung sắt tăng 2,16%, bàn ăn khung sắt tăng 2,34%, ghế nhựa mặt vuông tăng 2,25%, chiếu cói tăng 3,44%, nước rửa chén tăng 2,25%, nệm mút Kymdan tăng 3,19%, nệm Everon tăng 2,23%...
+ Nhóm hàng thực phẩm giảm 0,48%, các nhóm thực phẩm tươi sống đều có chỉ số giá giảm so tháng trước: nhóm thịt heo giảm 1,3%, nhóm thịt gia cầm giảm 2,61%, cá lóc nuôi giảm 6,43%, cá nục giảm 0,6% và tôm đồng loại nhỏ giảm 4,28%... do trong tháng 11/2011 đúng vào tháng 10 âm lịch là tháng ăn chay nên sức mua chậm lại, giá giảm nhẹ. Nhóm rau tươi, khô và chế biến: có nhiều loại rau củ giá tăng cao, do một số loại rau xanh có tính chất thời vụ đang bước vào mùa lạnh, ảnh hưởng đến năng suất cây trồng như bắp cải, khoai tây, đỗ quả tươi, rau muống, bí xanh, dưa leo, cải xanh; riêng hành lá tăng cao 24,3% là do mùa mưa bị gãy lá, úng gốc khó trồng hơn mùa nắng.
+ Nhóm gas và chất đốt giảm 0,61%, do biến động giá gas thế giới giảm, ngày 01/10/2011 giá gas trong nước được điều chỉnh giảm 10.000 đồng/12kg, cũng theo đà đó ngày 10/10/2011 giá dầu lửa trong nước cũng được điều chỉnh giảm 300 đồng/lít tác động đến chỉ số giá của nhóm mặt hàng.
+ Nhóm giao thông giảm 0,02%, ngày 10/10/2011 giá dầu diesel 0.05 được điều chỉnh giảm 400 đồng/lít vẫn còn bị tác động giảm trong tháng nầy.
Do tác động giảm của giá vàng thế giới nên giá vàng trong nước trong tháng cũng giảm theo, giảm 0,35% so tháng trước, hiện nay giá vàng bán ra ở mức bình quân 4.514.000 đồng/chỉ. Trong tháng giá USD tăng 0,67% so tháng trước, hiện nay giá bình quân 20.987 đồng/USD.
d. Du lịch:
Số khách tham quan du lịch trong tháng đạt 86,4 ngàn lượt khách, tăng 23,3% so cùng kỳ. Tính chung 11 tháng số khách tham quan du lịch đạt 886,5 ngàn lượt khách, tăng 25,9% so cùng kỳ, trong đó khách du lịch quốc tế là 454,9 ngàn lượt khách, đạt 89,8% kế hoạch và tăng 35,9% so cùng kỳ. Tổng doanh thu khách sạn, nhà hàng và du lịch được 239,8 tỷ đồng, tăng 18,6% so cùng kỳ, tổng số doanh thu du lịch từ đầu năm đến nay thực hiện được 2.307,7 tỷ đồng, tăng 24,7% so cùng kỳ, trong đó doanh thu du lịch lữ hành chiếm 1,8%. Lượng khách đến Tiền Giang có tăng, nhưng du lịch Tiền Giang vẫn còn thiếu tính chuyên nghiệp, chưa có sự liên kết đồng bộ, chưa giữ chân được du khách. Phần lớn du khách đến tham quan về trong ngày, vì các điểm du lịch chưa có hệ thống nhà hàng - khách sạn lưu trú qua đêm, chưa có nhiều dịch vụ vui chơi, giải trí để lưu khách dài ngày đều nầy thể hiện lượng khách lưu trú chỉ chiếm 36% trong tổng số khách đến.
B. Các vấn đề xã hội:
1. Chính sách xã hội:
Chính sách đối với người có công: trong tháng đã tiếp nhận và giải quyết 61 hồ sơ chính sách về người hoạt động kháng chiến và con đẻ của họ bị nhiễm chất độc da cam/dioxin; 82 hồ sơ chính sách theo Quyết định số 290/2005/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về chế độ chính sách đối với một số đối tượng tham gia kháng chiến chống Mỹ cứu nước; Ra quyết định trợ cấp một lần cho 79 đối tượng tiền khởi nghĩa, lão thành cách mạng theo Hướng dẫn số 30/HD/BTCTW của Ban Tổ chức Trung ương; đưa 3 đối tượng người có công đi dự Hội nghị biểu dương người có công tại Thừa Thiên Huế và 73 đối tượng người có công đi điều dưỡng tập trung đợt 3 tại Long Đất tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu; Bảo vệ và chăm sóc trẻ em: Đưa 11 trẻ em bệnh tim phẫu thuật miễn phí tại Bệnh viện tim Tâm Đức TP.HCM, chương trình do Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT Tiền Giang tài trợ 100% chi phí phẫu thuật và đưa 17 trẻ em khuyết tật sứt môi, hở hàm ếch phẫu thuật miễn phí tại Bệnh viện Răng Hàm Mặt TP.HCM. Quỹ Bảo trợ trẻ em đã vận động được 236 triệu đồng, trong đó tiền mặt là 3 triệu đồng. Tính từ đầu năm đã vận động được 4.213 triệu đồng, đạt 105% kế hoạch năm 2011, trong đó tiền mặt 501 triệu đồng; Vận động quỹ đền ơn đáp nghĩa được 10.567 triệu đồng, đạt 176,1% kế hoạch; Công tác cứu trợ vùng lũ: Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh đã chi cứu trợ cho các huyện phía Tây 2,4 tỷ đồng (Cái Bè: 700 triệu đồng, Cai Lậy: 700 triệu đồng, Tân Phước: 600 triệu đồng và Châu Thành: 400 triệu đồng) để khắc phục hậu quả do lũ lụt gây ra. Ngoài ra, các tổ chức, cá nhân đã vận động cứu trợ trên địa bàn 03 huyện: Cái Bè, Cai Lậy và Tân Phước được: 2,25 tấn gạo, 23 thùng mì tôm, 23 chai nước tương, cấp phát 770 phần quà và khám bệnh cho 700 lượt người với tổng giá trị 235,74 triệu đồng.
2. Chăm sóc sức khỏe:
Tình hình dịch bệnh trong tháng đã được kiểm soát và giảm đáng kể. Riêng bệnh Tay-chân-miệng vẫn khá phức tạp, trong tháng xảy ra 403 cas mắc không có tử vong, tính đến 15/11 xảy ra 2.918 cas, so cùng kỳ bằng gấp 3,7 lần, trong đó tử vong 5 cas. Ngành y tế tổ chức nhiều cuộc tuyên truyền phòng chống các bệnh: Sốt xuất huyết, Cúm A H1N1, ngộ độc thực phẩm, HIV/AIDS, quai bị, bệnh Tay-Chân-Miệng; tiến hành kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm 1.208 cơ sở, trong đó có 90,3% cơ sở đạt tiêu chuẩn, đã xảy ra 01 vụ ngộ độc thực phẩm với 113 người mắc, tính chung từ đầu năm đến nay xảy ra 12 vụ ngộ độc thực phẩm với 287 người bị ngộ độc. Từ đầu năm đến nay đã khám bệnh cho 5.293.139 lượt người, giảm 9,3% so cùng kỳ, với số lượt người điều trị nội trú là 167.210 lượt người. Một số bệnh truyền nhiễm: 11 tháng bệnh Sốt xuất huyết đã xảy ra 2.891 cas, có 01 cas tử vong; HIV: có 244 cas nhiễm HIV mới tăng 3,5% so cùng kỳ và số cas tử vong do AIDS là 56 cas, tăng 12%. Kế hoạch hóa gia đình thực hiện được 217 cas đình sản trong đó có 3 cas nam, đạt 72,3% kế hoạch và bằng 94,8% so cùng kỳ.
3. Giáo dục - Đào tạo:
Kết thúc nhận hồ sơ nhập học nguyện vọng 3 bậc đại học, cao đẳng và trung học chuyên nghiệp năm 2011, Trường Đại Học Tiền Giang công bố kết quả hiện nhận được so với trúng tuyển: đại học 51 học sinh, đạt 65,4%; cao đẳng 41 học sinh, đạt 53,3%; trung học chuyên nghiệp 4 học sinh, đạt 9,3%. Kết quả tuyển sinh năm 2011, cụ thể: (tính đến ngày 15/11/2011).
Bậc học Chỉ tiêu Trúng tuyển Nhập học Tỷ lệnhập học so với chỉ tiêu (%)
Đại học 740 504 401 54,2
Cao đẳng 1.250 1.615 1.155 92,4
Trung học chuyên nghiệp 200 261 191 95,5
Tổng 2.190 2.3801.747 79,8
4. Tình hình trật tự an toàn giao thông:
Theo báo cáo của Ngành công an đến hết tháng 10/2011:
Giao thông đường bộ: trong tháng tai nạn xảy ra 25 vụ, làm chết 27 người, làm bị thương 18 người; so tháng trước tăng 6 vụ, số người bị thương tăng 3 người, số người chết tăng 3 người; so cùng kỳ năm trước tăng 4 vụ, số người chết tăng 6 người và số người bị thương tăng 7 người. Từ đầu năm đến nay xảy ra 242 vụ, làm chết 258 người và làm bị thương 148 người; so cùng kỳ tăng 54 vụ, số người chết tăng 60 người, số người bị thương tăng 47 người. Vi phạm trật tự an toàn giao thông đường bộ xảy ra 14.562 vụ, tăng 1.229 vụ so tháng trước và tăng 3.813 vụ so cùng kỳ, phạt tiền 12.924 vụ với số tiền phạt 4.665 triệu đồng. Tổng số vụ vi phạm từ đầu năm đến nay 131.187 vụ so cùng kỳ tăng 31.624 vụ, phạt tiền 116.793 vụ với số tiền phạt 41.945 triệu đồng.
Giao thông đường thủy: trong tháng không xảy ra tai nạn. Từ đầu năm đến nay 5 vụ, so cùng kỳ giảm 4 vụ. Vi phạm trật tự an toàn giao thông đường thủy xảy ra 2.007 vụ tăng 98 vụ so tháng trước và giảm 347 vụ so cùng kỳ, phạt tiền 1.522 vụ với số tiền phạt 727 triệu đồng. Tổng số vụ vi phạm từ đầu năm đến nay 19.425 vụ so cùng kỳ giảm 3.718 vụ, phạt tiền 14.669 vụ với số tiền phạt 7.188 triệu đồng.
CỤC THỐNG KÊ TỈNH TIỀN GIANG