Ngày 29/09/2011-15:44:00 PM
Báo cáo số 207/BC-CTK-TH của Cục Thống kê Hải Dương ngày 20 tháng 6 năm 2011.
Sáu tháng đầu năm 2011, tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh gặp nhiều khó khăn. Thời tiết đầu vụ diễn biến phức tạp, rét đậm, rét hại kéo dài, dịch tai xanh trên đàn lợn tái phát; lạm phát, mặt bằng lãi suất tín dụng cao đã tác động bao trùm tới các lĩnh vực đầu tư, sản xuất kinh doanh và đời sống nhân dân.
Triển khai Nghị quyết số 02/NQ-CP của Chính phủ về các giải pháp chủ yếu điều hành kế hoạch và dự toán ngân sách nhà nước năm 2011, Nghị quyết số 11/NQ-CP của Chính phủ về các giải pháp kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo an sinh xã hội, các cấp chính quyền đã ban hành các Chương trình, kế hoạch hành động cụ thể và đôn đốc, chỉ đạo các cấp, các ngành, địa phương thực hiện.
Với tinh thần chỉ đạo, điều hành quyết liệt của các cấp uỷ Đảng, chính quyền, sự nỗ lực phấn đấu của toàn thể nhân dân và cộng đồng doanh nghiệp đã giữ được ổn định bước đầu; hầu hết, các lĩnh vực đều có tốc độ tăng trưởng chậm lại (riêng sản xuất nông nghiệp do được mùa ở cây vải nên tăng trưởng khá), lĩnh vực văn hoá, xã hội được duy trì, đời sống nhân dân cơ bản ổn định, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững.
Trên cơ sở số liệu thực hiện 5 tháng đầu năm và ước tính tháng 6, Cục Thống kê Hải Dương khái quát tình hình kinh tế - xã hội trên địa bàn 6 tháng đầu năm 2011, ước tính một số chỉ tiêu kinh tế - xãhội chủ yếu như sau:
|
Ước tính 6 tháng đầu năm 2011 (tỷ đồng)
|
So sánh (%) với:
|
|
6 tháng năm 2010
|
Kế hoạch năm 2011
|
- Tổng sản phẩm trong tỉnh
|
7.353
|
111,0
|
49,3
|
- Giá trị tăng thêm nông, lâmnghiệp và thuỷ sản
|
1.271
|
104,2
|
57,0
|
- Giá trị tăng thêm công nghiệp, xây dựng
|
4.122
|
112,9
|
50,5
|
- Giá trị tăng thêm các ngành dịch vụ
|
1.960
|
111,7
|
43,3
|
- Tổng mức bán lẻ hàng hoá và dịch vụ
|
7.914
|
122,8
|
49,5
|
- Tổng thu ngân sách trên địa bàn
|
2.787
|
131,1
|
55,3
|
- Tổng chi ngân sách trên địa bàn
|
2.718
|
114,6
|
55,2
|
(Tổng sản phẩm trong tỉnh; Giá trị tăng thêm nông, lâmnghiệp và thuỷ sản, công nghiệp – xây dựng, các ngành dịch vụ tính theo giá cố định 1994)
I.TÌNH HÌNH KINH TẾ
1. Kết quả tăng trưởng Tổng sản phẩm trong tỉnh (GDP)
Tổng sản phẩm trong tỉnh 6 tháng đầu năm 2011, ước đạt 16.888 tỷ đồng (theo giá thực tế); 7.353 tỷ đồng (giá so sánh), tăng 11,0% so với cùng kỳ năm trước. Trong tổng số, giá trị tăng thêm của khu vực nông, lâm nghiệp và thuỷ sản tăng 4,2%; khu vực công nghiệp, xây dựng tăng 12,9% và khu vực dịch vụ tăng 11,7%.
Đóng góp vào tăng trưởng chung 11,0%, nhóm ngành nông, lâm nghiệp, thuỷ sản đóng góp 0,8 điểm phần trăm; công nghiệp, xây dựng đóng góp 7,1 điểm phần trăm; dịch vụ đóng góp 3,1 điểm phần trăm. Như vậy, nhóm ngành công nghiệp, xây dựng chi phối quyết định tăng trưởng kinh tế chung của cả tỉnh.
2.Sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản
Giá trị sản xuất (GTSX) nông, lâm nghiệp và thuỷ sản 6 tháng đầu năm 2011 ước đạt 2.513 tỷ đồng (giá cố định 1994), tăng 5,3% (riêng GTSX cây vải đóng góp tăng 4,8%) so với cùng kỳ năm 2010; trong đó, GTSX nông nghiệp ước đạt 2.292 tỷ đồng, tăng 5,7%, lâm nghiệp ước đạt 5,6 tỷ đồng, tăng 0,9%; thuỷ sản ước đạt 215 tỷ đồng, tăng 1,6%.
Theo giá thực tế, GTSX nông, lâm nghiệp và thuỷ sản 6 tháng đầu năm 2011 ước đạt 8.721 tỷ đồng, tăng 21,6% so với cùng kỳ năm 2010; trong đó, nông nghiệp ước đạt 8.066 tỷ đồng, tăng 22,3%; lâm nghiệp ước đạt 29 tỷ đồng, tăng 5,9%; thuỷ sản ước đạt 626 tỷ đồng, tăng 14,3%.
2.1. Sản xuất nông nghiệp
GTSX cây hàng năm 6 tháng đầu năm 2011 (theo giá cố định 1994) ước đạt 1.378 tỷ đồng, giảm 1,9%; trong đó, giá trị cây vụ đông đạt 586 tỷ đồng, giảm 6,6%.
Sản xuất vụ Đông xuân 2011, toàn tỉnh gieo trồng được 94.159 ha, (vụ đông 22.376 ha, vụ chiêm xuân 71.783 ha), giảm 1,6% so với vụ Đông xuân 2010; trong đó, diện tích cho thu hoạch là 93.726 ha, còn 433 ha cây sắn, mía và cây chất bột khác cho thu hoạch vào vụ mùa năm 2011.
Diện tích gieo trồng các loại cây chủ yếu như sau: cây lúa 63.644 ha, giảm 0,8%, cây ngô 3.837 ha, giảm 14,1%; cây chất bột 1.480 ha, tăng 8,5%; cây rau đậu các loại 23.008 ha, giảm 2,1%; cây công nghiệp 1.638 ha, giảm 4,8%; cây hàng năm khác 552 ha, tăng 23,8% so với vụ Đông xuân 2010.
Về thời tiết đầu năm nay không thuận lợi do có đợt rét kéo dài sau cấy nên nhìn chung lúa sinh trưởng đẻ nhánh chậm, nhất là lúa gieo thẳng, nhưng đến tháng 4 thời tiết ấm dần, có mưa nên lúa phục hồi và đẻ nhánh đạt mức độ, tỷ lệ tương đương các vụ trước, dự kiến năng suất lúa vụ chiêm xuân năm nay của tỉnh Hải Dương đạt từ 60 đến 61 tạ/ha.
Thời tiết rét đậm đầu năm là điều kiện thuận lợi để cây vải “cầm lộc” để ra hoa, do vậy cũng là điều kiện chính để sản lượng vải quả năm nay tăng đột biến so với năm trước. Cây lâu năm tỉnh Hải Dương hiện nay ước đạt 22.357 ha, bằng 99,5% so với năm 2010. Sáu tháng đầu năm 2011 giá trị sản xuất (theo giá cố định), ước đạt 232 tỷ đồng, tăng 98,6% (chủ yếu tăng do sản lượng vải quả); theo giá thực tế ước đạt 695 tỷ đồng, tăng 97,7% so cùng kỳ năm 2010; sản lượng một số cây ăn quả như: Dứa 1.300 tấn; chuối 22.000 tấn; xoài 880 tấn; ổi 6.000 tấn; chanh, quất 3.300 tấn và cây ăn quả khác 8.000 tấn; riêng sản lượng vải quả ước trên 50 ngàn tấn gấp gần 3 lần năm 2010.
Chăn nuôi: Đàn trâu ước đạt 6.866 con, giảm 5,0%; đàn bò ước đạt 32.541 con giảm 13,1%; đàn lợn đạt 563.339 con, giảm 7,1%; đàn gia cầm (gà, vịt, ngan, ngỗng) đạt 7.394 ngàn con, tăng 3,1% so với cùng kỳ năm 2010.
Hiện nay, đàn lợn giảm, nhất là lợn nái, mặc dù giá bán lợn hơi 6 tháng gần đây cao nhưng do dịch bệnh diễn biến phức tạp, tính rủi ro cao nên người dân không dám đầu tư nhiều vào chăn nuôi loại gia súc này. Hiện nay, tình trạng lợn bị chết vẫn xảy ra ở một số nơi, nhất là ở lợn con đang theo mẹ sau đó là lợn thịt, lợn nái. Nhiều cơ sở mặc dù đã tiêm phòng dịch bệnh nhưng không đem lại hiệu quả cao do các vi sinh vật gây bệnh có khả năng kháng thuốc rất tốt, gây thiệt hại cho người chăn nuôi.
Đàn gia cầm có xu hướng tăng do trong thời gian vừa qua dịch cúm gia cầm đã được phòng dịch hiệu quả, người chăn nuôi đã có những biện pháp phòng ngừa hữu hiệu kết hợp với dịch bệnh trên đàn lợn và giá thịt gà xuất chuồng cao, ổn định trong thời gian dàinên người dân mở rộng quy mô đàn gia cầm đặc biệt là ở các gia trại, trang trại, điển hình thị xã Chí Linh là nơi có tốc độ phát triển đàn gia cầm mạnh nhất, vì đây là địa phương có địa hình đồi núi rộng rãi rất thuận lợi cho việc chăn nuôi gia cầm theo hướng bán công nghiệp.
Sản lượng thịt gia cầm trong 6 tháng ước đạt 9.506 tấn, tăng 16,7% so với cùng kỳ năm trước. Nguyên nhân tăng là do trọng lượng xuất chuồng bình quân/con tăng và số lượng đàn gia cầm tăng. Sản lượng trứng gia cầm 6 tháng qua đạt 73.742 nghìn quả, tăng 13,2%.
Công tác phòng chống dịch bệnh cho đàn gia súc, gia cầm trong tỉnh tiếp tục được quan tâm. Tính đến ngày 15/6/2011, toàn tỉnh đã tiêm được 384.970 liều vacxin dịch tả lợn; 307.845 liều vacxin tụ dấu lợn; 11.480 liều vacxin tụ huyết trùng đàn trâu, bò; 53.070 liều vacxin tiêm phòng chó; 79.800 liều vacxin lở mồm long móng; 50.000 liều vacxin tai xanh.
2.2. Sản xuất lâm nghiệp
Trong 6 tháng đầu năm 2011, toàn tỉnh không có dự án trồng mới rừng, có 28 ha rừng trồng được chăm sóc, toàn bộ diện tích rừng này đều nằm trong Dự án 661. Ước 6 tháng 2011, toàn tỉnh có 6.112 ha rừng trồng được giao khoán bảo vệ. Tổng số gỗ khai thác từ rừng trồng ước tính 6 tháng đầu năm 2011 đạt 935 m3, tăng 0,97% so với cùng kỳ năm 2010; khai thác củi ước đạt 67.037 ster, tăng 0,98% so với 6 tháng đầu năm 2010. Từ đầu năm đến nay, trên địa bàn tỉnh Hải Dương xảy ra 4 vụ cháy rừng, diện tích rừng bị cháy 13,6 ha, tổng thiệt hại là 27,0 triệu đồng.
2.3. Sản xuất thuỷ sản
Thời tiết đầu năm rét đậm, diện tích nuôi trồng giảm nhẹ, một số diện tích nuôi thả bị ôi nhiễm môi trường đã làm chậm lại sự tăng trưởng của ngành thủy sản trong thời gian gần đây.
Tổng diện tích nuôi trồng thuỷ sản đến nay ước đạt 9.927 ha, giảm 1% so với cùng kỳ năm 2010.
Sản lượng thuỷ sản nuôi trồng 6 tháng đầu năm 2011 ước đạt 26.485 tấn, tăng 1,8% so với cùng kỳ năm 2010; trong đó, chủ yếu tăng ở sản lượng cá.
3. Sản xuất Công nghiệp
Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) tháng 6 năm 2011 giảm 8,4% so với tháng trước và tăng 4,0% so với cùng kỳ năm trước.
Tháng 6 năm 2011, sản xuất công nghiệp tỉnh Hải Dương gặp nhiều khó khăn, giá cả một số mặt hàng là nguyên vật liệu đầu vào của sản xuất tuy đã dần ổn định sau những đợt tăng cao, tuy vậy, vẫn còn tác động không nhỏ tới tình hình sản xuất trong ngành công nghiệp.
- Chỉ số sản xuất ngành công nghiệp khai thác mỏ giảm 21,4% so với tháng trước và giảm 9,8% so với cùng kỳ năm trước. Nguyên nhân vật liệu đầu vào của ngành sản xuất này tăng cao như xăng, dầu... và cắt giảm đầu tư ở nhiều công trình lớn chi phối đến sản lượng ngành công nghiệp khai thác.
- Chỉ số sản xuất ngành công nghiệp chế biến tăng 3,5 so với tháng trước và tăng 20,7% so với cùng kỳ năm trước. Giữ được mức tăng cao này nguyên nhân chủ yếu là do tăng về số lượng cơ sở sản xuất trong ngành công nghiệp chế biến và một số sản phẩm mới được đưa vào sản xuất tăng cao so với cùng kỳ năm trước.
- Chỉ số sản xuất ngành công nghiệp sản xuất và phân phối điện, ga nước giảm 27,4% so với tháng trước và giảm 22,6% so với cùng kỳ năm trước, chủ yếu do sản lượng điện sản xuất giảm.
Chỉ số sản xuất công nghiệp tỉnh Hải Dương 6 tháng năm 2011 so với cùng kỳ năm trước tăng 9,1%; trong đó, mức tăng, giảm không đều ở các ngành sản xuất, công nghiệp khai thác mỏ giảm 5,2%; công nghiệp chế biến tăng 18,1%; công nghiệp sản xuất, tập trung và phân phối điện, ga nước giảm 5,1%.
Một số sản phẩm chủ yếu có mức tăng, giảm nhiều so với cùng kỳ năm trước như: Áo khoác và Jắc két cho người lớn tăng 17,9%; Quần áo mặc thường cho người lớn tăng 93,2%; Quần áo thể thao cho người lớn tăng 57,2%; Quần áo bảo hộ lao động tăng 61,5%; Giầy thể thao tăng 20,8%; Bộ dây dẫn điện dùng cho xe ô tô tăng 16,4%; Vi mạch điện tử tăng 55%; Điện thoại cố định tăng 23,4%; Máy Fax tăng 64,6%; Nước thương phẩm tăng 15,0%... Đá các loại giảm 13,9%; Bia đóng chai giảm 25,5%; Áo khoác và áo jắc két cho trẻ em giảm 40,2%; Quần áo mặc thường trẻ em giảm 65,5%; Máy khâu các loại giảm 44,8%; Điện sản xuất giảm 8,5%...
GTSX công nghiệp trên địa bàn 6 tháng năm 2011, ước đạt 12.073 tỷ đồng (giá so sánh 1994), tăng 15,9% so với cùng kỳ năm 2010; trong đó, khu vực doanh nghiệp Nhà nước giảm 0,1%; khu vực ngoài Nhà nước tăng 34,6%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng 19,0%.
Biểu đồ 1:
4. Hoạt động đầu tư, xây dựng
Dự tính 6 tháng đầu năm 2011 vốn đầu tư trên địa bàn tỉnh Hải Dương đạt 8.589,2 tỷ đồng, tăng 4,4% so với cùng kỳ năm trước; trong đó, vốn nhà nước trên địa bàn đạt 1.539,6 tỷ đồng, tăng 4,4%; vốn ngoài nhà nước đạt 5.191,8 tỷ đồng, tăng 0,2%; vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đạt 1.857,8 tỷ đồng, tăng 18,1% so với cùng kỳ năm trước.
Tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam (FDI) 6 tháng đầu năm 2011ước thực hiện 1.857,8 tỷ đồng, tăng 18,1% so với cùng kỳ năm trước.
Giá trị sản xuất ngành xây dựng, 6 tháng đầu năm 2011, ước đạt 2.685 tỷ đồng (giá thực tế), tăng 18,4% so với cùng kỳ năm trước; trong đó, doanh nghiệp nhà nước giảm 2,2%; doanh nghiệp ngoài quốc doanh tăng 19,6%; các loại hình khác tăng 24,7%. Tính theo giá so sánh, 6 tháng đầu năm 2010, giá trị sản xuất ngành xây dựng tăng 14,5%.
5. Thương mại, giá cả, dịch vụ
5.1. Tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ
Tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng 6/2011, ước đạt 1.417 tỷ đồng, tăng 3,0% so với tháng trước.
Tổng mức bán lẻ hàng hoá 6 tháng đầu năm 2011, ước đạt 7.914 tỷ đồng, tăng 22,8% so với cùng kỳ năm trước, trong đó, kinh tế nhà nước tăng 70,2%; kinh tế tập thể tăng 12,5%; kinh tế tư nhân tăng 29,1%; kinh tế cá thể tăng 15,5%; kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tăng 14,6%.
5.2 Hoạt động xuất, nhập khẩu
Xuất khẩu: Tổng kim ngạch xuất khẩu trên địa bàn tỉnh tháng 6/2011 ước đạt 108.312 nghìn USD, tăng 3,4% so với tháng trước và tăng 24,0% so cùng kỳ năm trước.
Ước 6 tháng năm 2011, tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 601.776 nghìn USD, tăng 27,9% so với cùng kỳ năm trước, trong đó xuất khẩu khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đạt 572.794 nghìn USD, tăng 27,0%.
Mặt hàng có tỷ trọng lớn 6 tháng/2010 tăng, giảm so với cùng kỳ: Giày dép các loại tăng 72,0%; dệt may tăng 54,3%; điện tử tăng 44,9%; rau quả các loại tăng 11,8%; dây điện các loại giảm 10,3%...
Nhập khẩu: Tổng kim ngạch nhập khẩu trên địa bàn tỉnh, tháng 6/2011 ước đạt 109.325 nghìn USD, tăng 3,1% so với tháng trước và tăng 5,0% so với cùng kỳ năm trước.
Ước 6 tháng năm 2011, tổng kim ngạch nhập khẩu đạt 589.283 nghìn USD, tăng 19,4% so với cùng kỳ năm trước, trong đó, nhập khẩu địa phương giảm 10,1%; kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tăng 20,9%.
So với cùng kỳ năm trước, vải may mặc tăng 96,1%; máy móc, thiết bị và phụ tùng khác tăng 96,2%; phụ liệu giày dép tăng 48,4%...
5.3 Giá cả, thị trường
Chỉ số giá tiêu dùng tháng 6/2011 tăng 1,49% so với tháng trước; so với cùng kỳ năm trước tăng 20,79%; so với tháng 12 năm trước tăng 13,34%.
Nguyên nhân làm cho chỉ số giá tháng này tăng là do một số nhóm hàng tăng cao. Hầu hết, các mặt hàng trong nhóm hàng thực phẩm nhất là thịt và thuỷ sản tươi sống vẫn tiếp tục tăng và ở mức giá cao. Giá bán nước sạch cho các hộ tiêu thụ với mức tăng từ 29% - 35% theo từng mục đích sử dụng (Quyết định số 929/QĐ-UBND tỉnh Hải Dương).
- Nhóm lương thực: giá lương thực tháng 6 vẫn tiếp tục tăng, với mức tăng không cao, tăng 0,60% so với tháng trước; so với tháng 12 năm trước tăng 21,04% và 6 tháng bình quân hàng tháng tăng 29,8% so với cùng tháng năm trước, đây là nhóm hàng tăng cao thứ 2, sau nhóm thực phẩm. Hiện nay giá gạo các loại đang ổn định, dự đoán giá lương thực sẽ có xu hướng giảm nhẹ do chuẩn bị thu hoạch vụ lúa chiêm xuân, với năng suất cao dự ước khoảng 60 đến 61 tạ/ha.
Hiện nay, trên thị trường Hải Dương có giá một số loại thóc, gạo phổ biến như: Thóc tẻ thường có giá từ 8.500 - 9.000 đ/kg, gạo tẻ Khang dân từ 12.800 - 13.200đ/kg, gạo Xi, X từ 13.000 - 13.200đ/kg, gạo Hương thơm từ 13.500 - 14.000đ/kg, gạo Bắc thơm từ 16.000 - 16.500đ/kg và gạo nếp ngon TK 90 có giá từ 23.000 - 25.000đ/kg.
- Nhóm thực phẩm: Giá hầu hết các mặt hàng trong nhóm thực phẩm đều tăng, nhất là những mặt hàng như: thịt gia súc tươi sống, thịt gia cầm tươi sống, thịt chế biến, thủy sản tươi sống, thuỷ sản chế biến... Một số nhóm hàng thực phẩm chính tăng mạnh so với tháng trước như: thịt gia súc tươi sống tăng 11,86%; giá thịt tươi sống các loại tăng cao làm cho giá thịt chế biến, đóng hộp cũng tăng theo, tăng 2,99%; thịt gia cầm tươi sống tăng 5,32%; trứng các loại tăng 1,54%; thủy sản tươi sống tăng 1,41%, thuỷ sản chế biến tăng 2,42%.
Giá Vàng bình quân tháng này của Vàng 99,99% là 37,750 triệu đồng/1lượng vẫn giữ ở mức ổn định so với tháng trước. Chỉ số giá Vàng tháng này tăng 0,03% so với tháng trước; so với tháng 12 năm trước tăng 5,08% và so với cùng kỳ năm trước tăng 36,35%. Hiện nay, giá Vàng trên thị trường Hải Dương phổ biến với mức giá phổ biến từ 37,700 triệu đồng – 37,750 triệu đồng/1 lượng.
Giá Đô la Mỹ tháng này có xu hướng giảm so với tháng trước; giá bình quân của Đô la Mỹ loại tờ (50 - 100 USD) là 20.680 đồng/1USD. Chỉ số giá Đô la Mỹ tháng này là 99,59%, giảm 0,41% so với tháng trước; so với cùng kỳ năm trước tăng 11,68%, so với tháng 12 năm trước giảm 2,09%. Hiện nay, giáĐô la Mỹ trên thị trường Hải Dương phổ biến từ 20.650 đồng đến 20.660 đồng/1 USD.
5.4. Vận tải
Doanh thu vận tải tháng 6/2011 ước đạt 286 tỷ đồng, tăng 1,8% so với tháng trước và tăng 28,1% so với cùng kỳ năm trước. 6 tháng đầu năm 2011, doanh thu vận tải ước đạt 1.627 tỷ đồng, tăng 26,6% so với cùng kỳ năm trước.
Doanh thu vận tải hàng hoá 6 tháng ước đạt 1.237 tỷ đồng, tăng 24,3% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, doanh thu vân tải đường bộ tăng 20,9%; đường sông tăng 26,6%; đường biển tăng 68,5%.
Doanh thu vận tải hành khách tháng 6 năm 2011 ước đạt 50,0 tỷ đồng, giảm 0,2% so với tháng trước và tăng 28,4% so với cùng kỳ năm trước. Doanh thu vận tải hành khách 6 tháng ước đạt 286,0 tỷ đồng, tăng 25,1% so với cùng kỳ năm trước.
Mạng lưới bưu chính, viễn thông trên địa bàn toàn tỉnh tiếp tục phát triển. Ước tính đến 30/6 phát triển thêm 5.432 thuê bao điện thoại, trong đó thuê bao cố định là 3.190 thuê bao và thuê bao di động là 2.243, phát hành được 4.890 nghìn tờ, cuốn tạp chí các loại. Doanh thu viễn thông đạt 335,0 tỷ đồng; doanh thu chính đạt 30,0 tỷ đồng.
6. Hoạt động Tài chính, Ngân hàng
6.1 Thu chi ngân sách
Tổng thu NSNN ước đạt 2.787 tỷ đồng, bằng 55,3% dự toán năm, tăng 31,1% so với cùng kỳ năm trước, trong đó thu nội địa 2.414 tỷ đồng bằng 55,0% dự toán năm, tăng 34,8% so với cùng kỳ năm trước.
Chi cân đối ngân sách 6 tháng đầu năm ước thực hiện 2.815 tỷ đồng, đạt 59,1% dự toán năm, tăng 15,7% so với cùng kỳ năm trước; trong đó, chi đầu tư phát triển 716 tỷ đồng, bằng 73,7% dự toán năm, tăng 114,0% so với cùng kỳ năm trước.
6.2 Tín dụng, ngân hàng
Ước tính 6 tháng đầu năm 2011, tổng nguồn vốn huy động tại chỗ đạt 20.400 tỷ đồng, tăng 13,1% so với cùng kỳ năm trước, trong đó, tiền gửi tổ chức kinh tế, KBNN đạt 5.200 tỷ, giảm 7,3%, tiền gửi dân cư đạt 15.200 tỷ, tăng 22,3% so với cùng kỳ năm trước.
Đến cuối tháng 6 năm 2011, tổng nguồn vốn huy động trên địa bàn tỉnh ước đạt 20.400 tỷ đồng, tăng 1,3% so với thời điểm cuối năm 2010; tổng dư nợ tín dụng ước đạt 26.000 tỷ đồng, tăng 6,8% so với cuối năm 2010. Nợ xấu chiếm 1,3%/tổng dư nợ. Tổng thu tiền mặt 6 tháng đầu năm 2011, ước đạt 53.960 tỷ đồng tăng 24,3%; tổng chi tiền mặt 53.215 tỷ đồng tăng 24,1%; bội thu 745 tỷ đồng so với 6 tháng đầu năm 2010.
II. MỘT SỐ TÌNH HÌNH XÃ HỘI
1. Đời sống dân cư
Sáu tháng đầu năm Nhân kỷ niệm các ngày Lễ, tết, các đồng chí lãnh đạo tỉnh, các cấp, các ngành duy trì việc thăm hỏi và tặng quà các gia đình cách mạng, gia đình chính sách tiêu biểu, hộ nghèo có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn.
Tình hình lao động việc làm khu vực hành chính sự nghiệp và công nhân lao động tại các doanh nghiệp cơ bản ổn định. Từ đầu năm tới nay, 16 cơ sở dạy nghề công lập trong tỉnh đã phối hợp, liên kết với các trường kỹ thuật, các đơn vị liên quan nhằm tạo điều kiện cho các học viên tham gia các lớp dạy nghề được đào tạo gắn kết với thực tế. Các trung tâm, cơ sở dạy nghề cũng phối hợp với các địa phương tổ chức tuyển sinh, chuyển máy móc, trang thiết bị về địa phương để đào tạo nghề tại chỗ cho thanh niên chưa có nghề.
Khu vực nông nghiệp, nông thôn, đời sống dân cư tuy có khó khăn, song về cơ bản vẫn ổn định, mặc dù giá cả, lạm phát tăng cao ảnh hưởng đáng kể đến đời sống của đại bộ phận nhân dân (bộ phận dân cư thu nhập trung bình và thấp).
2. Giáo dục, đào tạo
- Giáo dục mầm non: Có 293 trường (280 trường bán công, 13 trường tư thục), tỉ lệ huy động nhà trẻ đạt 39,5 % (tăng 2,4% so với đầu năm học); mẫu giáo: 97,7% (tăng 3,3 % so với đầu năm học), mẫu giáo 5 tuổi: 100%.
- Giáo dục tiểu học: Có 279 trường; 4.322 lớp tăng 162 lớp so với năm học trước (4.160 lớp) với 117.645 học sinh (tăng 607 em so với năm học trước); giữ vững và nâng cao chất lượng phổ cập tiểu học đúng độ tuổi. Kết quả xếp loại hai mặt giáo dục: Hạnh kiểm đạt 100%, học lực giỏi 31,5%; khá 39,2%; trung bình 26% và yếu 3,3%.
- Giáo dục THCS: Nâng cao hiệu quả phổ cập THCS, có 272 trường giảm 1 trường so với năm học trước; 3.051 lớp với 95.205 học sinh (giảm 4.540 học sinh, 18 lớp); 100% học sinh tốt nghiệp tiểu học vào lớp 6, tích cực vận động học sinh bỏ học đến trường, tiếp tục tuyên truyền tạo điều kiện để thực hiện mục tiêu phổ cập bậc trung học. Xếp loại hạnh kiểm: Tốt: 63,74% (tăng 1,18%); Khá: 28,1% (giảm 0,91%); TB: 7,5% (giảm 0,2%); Yếu: 0,60% (giảm 0,02%). Xếp loại văn hoá: Giỏi: 12,45% (tăng 0,92%), Khá: 41,69% (giảm 0,01%); TB: 36,19% (giảm 1,36%), Yếu: 9,3% (tăng 0,3%), Kém: 0,23% (giảm 0,03%).
- Giáo dục THPT: Có 53 trường, 1.326 lớp với 59.795 học sinh (giảm 3.066 học sinh, 47 lớp); tỷ lệ tuyển sinh vào THPT so với học sinh tốt nghiệp THCS là 69,92% (tính cả hệ bổ túc THPT thì đạt tỷ lệ 82,62%). Đẩy mạnh tiến độ xây dựng trường học đạt chuẩn quốc gia, tích cực xây dựng thư viện, phòng thiết bị và phòng học bộ môn theo yêu cầu đạt chuẩn và trên chuẩn.
- Phổ cập giáo dục (PCGD): Công tác PCGD tiếp tục được triển khai thực hiện tốt ở tất cả các cấp học; 100% xã, phường đạt tiêu chuẩn phổ cập tiểu học đúng độ tuổi, phổ cập giáo dục trung học cơ sở. Bậc tiểu học đang xây dựng kế hoạch phấn đấu đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi mức độ II vàođầu năm học 2012 - 2013.
Kỳ thi tốt nghiệp THPT và Bổ túc THPT năm học 2010 - 2011, toàn tỉnh có 62 hội đồng coi thi với hơn 24 nghìn học sinh dự thi. Kết quả kỳ thi tốt nghiệp phổ thông và bổ túc văn hoá năm học 2010 - 2011 như sau:
- Khối THPT: Tỷ lệ đỗ tốt nghiệp đạt 99,18%, loại giỏi đạt 1,0%, loại khá đạt 15,4%, loại trung bình là 83,6%.
- Khối bổ túc THPT: Tỷ lệ đỗ tốt nghiệp đạt 99,9%, loại khá, giỏi đạt gần11,0%.
Học sinh, sinh viên các trường Đại hoc, Cao đẳng, Trung học chuyên nghiệp tiếp tục được tăng lên so với cùng kỳ năm trước. Số học sinh sinh viên của 10 trường chuyên nghiệp 41.021 học sinh tăng so với năm học trước là 915 học sinh, sinh viên. Tổng số học sinh tuyển mới đầu năm là 16.921, giảm so với năm học trước là 9.295.
3. Y tế
Duy trì tốt kết quả thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia về y tế, trên 99% trẻ em trong độ tuổi được tiêm phòng đủ 7 loại Vacxin. Chương trình phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ em dưới 5 tuổi được triển khai ở 100% xã, phường, thị trấn trên toàn tỉnh.
Thực hiện tốt công tác y tế dự phòng, 6 tháng đầu năm trên địa bàn tỉnh không có ca tử vong do dịch bệnh xảy ra. Hoạt động thanh tra, kiểm tra hành nghề y, dược tư nhân; đảm bảo an toàn VSTP được tăng cường. Công tác dân số - KHH gia đình được quan tâm thực hiện.
4. Hoạt động Văn hoá, Thể dục thể thao
Trong 6 tháng đầu năm 2011, công tác thông tin tuyên truyền tập trung cho các ngày lễ lớn và phục vụ các nhiệm vụ chính trị trọng đại của đất nước. Nổi bật nhất là các hoạt động chào mừng kỷ niệm ngày thành lập Đảng 3/2 và đón tết nguyên đán Tân Mão; tuyên truyền cho Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI; đặc biệt trọng tâm là các hoạt động tuyên truyền cho cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khoá XIII và bầu cử đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2011- 2016. Các hoạt động được tổ chức đều đảm bảo tốt an ninh trật tự, an toàn, tiết kiệm, đảm bảo môi trường văn hoá lành mạnh gắn với phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá, toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại...
Hoạt động thể dục thể thao diễn ra rộng khắp cả 12 huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh, tổ chức nhiều giải thể thao xã, phường, thị trấn, thu hút đông đảo người dân tham gia. Số người luyện tập thể dục thể thao thường xuyên đạt 25%, số gia đình thể thao đạt 15%, có trên 3.500 câu lạc bộ, điểm nhóm thể dục thể thao. 100% số trường học trong tỉnh đảm bảo giáo dục thể chất 2 tiết/tuần. Tại nhà văn hoá trung tâm tỉnh, nhà thi đấu TDTT cũng như các trung tâm xã, phường, thị trấn với các loại hình như: Thể dục dưỡng sinh, biểu diễn võ thuật, khiêu vũ cổ điển, cờ tướng, đêm thơ, thi đấu bóng bàn, bóng đá, cầu lông, bóng chuyền...
Sáu tháng đầu năm 2011 tổ chức thành công các giải thể thao cấp tỉnh gồm: Giải gia đình thể thao tỉnh Hải Dương lần thứ XIV, giải vô địch vật dân tộc tỉnh Hải Dương mở rộng, giải bóng truyền Quốc tế nữ mở rộng tỉnh Hải Dương, giải điền kinh trẻ thiếu niên- nhi đồng toàn tỉnh, giải vô địch cờ tướng Hội nhà báo tỉnh lần thứ XV, giải bóng bàn Quốc tế cúp Hoàng Thạch lần thứ 2, giải bóng bàn các câu lạc bộ cơ quan hành chính sự nghiệp tỉnh tranh cúp Gia Bảo lần thứ nhất, giải Bơi thuyền chài truyền thống năm 2011 và 1 giải thể thao của ngành “ Hội thi thể thao ngành văn hoá thể thao và du lịch lần thứ 2 năm 2011”...
Đăng cai tổ chức các giải Quốc gia tại Hải Dương gồm: Giải vô địch đấu kiếm trẻ toàn quốc lần thứ 2; Giải bóng bàn toàn quốc báo nhân dân lần thứ 29; Giải cúp các CLB Pencaksilat toàn quốc năm 2011; Giải bóng đá thiếu niên- nhi đồng toàn quốc Cúp Yamaha năm 2011; Giải vô địch cầu lông đồng đội toàn quốc lần thứ 10; Giải vô địch bóng bàn trẻ Đông Nam Á. Đoàn thể thao Hải Dương tham gia thi đấu 7 giải vô địch Quốc gia, 1 giải Quốc tế giành tổng số 15 huy chương vàng, 11 huy chương bạc, 8 huy chương đồng.
5. Tình hình trật tự an toàn giao thông
Theo báo cáo nhanh về trật tự an toàn giao thông của Ban an toàn giao thông tỉnh, trong tháng 5 năm 2011 trên địa bàn tỉnh xảy ra 15 vụ tai nạn, tăng 6 vụ (+66,7%) so với tháng trước và giảm 2 vụ (-11,8%) so với cùng kỳ năm trước. Số người chết do tai nạn giao thông là 16 người, tăng 8 người (+100,0%) so với tháng trước và giảm 3 người (-15,8%) so với cùng tháng năm trước; số người bị thương do tai nạn giao thông là 7 người, bằng số người bị thương tháng trước và tăng 1 người so với cùng tháng năm trước.
Website UBND tỉnh Hải Dương
(Di chuột vào ngôi sao để chọn điểm)
|
|