Skip Ribbon Commands
Skip to main content
Ngày 12/04/2012-10:56:00 AM
ADB: Tăng trưởng các nước Châu Á vẫn vững chắc

(MPI Portal) - Đây là nhận định của Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB) trong báo cáo Triển vọng Châu Á năm 2012 được công bố ngày 11/4, tại Hà Nội. Báo cáo là Ấn phẩm kinh tế hàng năm quan trọng nhất của ADB.
Ảnh: Tùng Linh (MPI Portal)
Theo dự báo của ADB, tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) tại các nước đang phát triển ở Châu Á ở mức 6,9% trong năm 2012 và tăng lên 7,3% trong năm 2013. Tăng trưởng GDP trong năm 2011 là 7,2%, sau khi đã tăng 9,1% trong năm 2010, năm mà khu vực hồi phục mạnh mẽ sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu.
Tình hình kinh tế thế giới sẽ tác động trực tiếp đối với các nước đang phát triển ở Châu Á trong năm 2012, song tốc độ tăng trưởng tại phần lớn các nền kinh tế vẫn duy trì ở mức cao và sẽ có thể quay lại tăng mạnh trong năm 2013 với sự hỗ trợ từ tiêu dùng cá nhân.
Thặng dư tài khoản vãng lai của khu vực đã giảm xuống mức 2,6% GDP, so với mức 4% trong năm 2010. Lạm phát dần hạ, song vẫn là một nguy cơ tiềm năng trong bối cảnh giá lương thực và nhiên liệu bấp bênh. Sự sụt giảm đáng kể lượng đầu tư trong năm 2011, cùng với khả năng khó dự báo ngày càng tăng đối với các dòng vốn đầu tư nước ngoài cho khu vực và ra bên ngoài là những yếu tố khác mà các nhà hoạch định chính sách cần quan tâm.
Những bất ổn kéo dài tại khu vực đồng Euro và thương mại toàn cầu tiếp tục sụt giảm tạo ra những nguy cơ lớn hơn đối với triển vọng phát triển đối với khu vực Châu Á. Đồng thời, các nền kinh tế Châu Á cũng đang dần đa dạng hoá sang các thị trường mới, tiêu dùng cá nhân có xu hướng tăng lên và khu vực có ít liên hệ tài chính trực tiếp với khu vực đồng Euro. Đây là những lý do có thể giúp duy trì tốc độ tăng trưởng của khu vực này.
Các nước phát triển Châu Á cần có những biện pháp, chính sách ngắn hạn nhằm giảm áp lực lạm phát tăng trở lại và khôi phục dòng vốn. Đặc biệt cần phải điều chỉnh chính sách tiền tệ để duy trì ổn định giá cả. Về dài hạn, các nhà hoạch định chính sách cần duy trì cân bằng giữa việc thanh toán nợ và hỗ trợ tăng trưởng, mang tính toàn diện và bền vững về môi trường trường đầu tư.
Trên toàn khu vực Đông Á được dự báo sẽ giảm tốc độ tăng trưởng xuống mức 7,4% trong năm nay, so với 8,0% trong năm 2011, do nguyên nhân xuất khẩu và đầu tư yếu hơn. Trung Quốc, nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới, sẽ dẫn dầu với tốc độ tăng trưởng ở mức 8,5% và 8,7% cho các năm 2012 và 2013, giảm so với mức 9,2% của năm 2011.
Khu vực Nam Á cũng sẽ duy trì tốc độ tăng trưởng thấp hơn năm ngoái, dự báo ở mức 6,6% trong năm 2012, do nguyên nhân nhu cầu yếu và những quy định hạn chế về tài chính. Tốc độ tăng trưởng sẽ tăng lên 7,1% trong năm tiếp theo, với động lực là nền kinh tế Ấn Độ được dự báo sẽ tăng trưởng ở mức 7,5%.
Đông Nam Á cũng được dự báo tăng trưởng nhanh hơn, với mức tăng GDP năm 2012 là 5,2%, cao hơn so với ,ức 4,6% của năm 2011, trên cơ sở nền kinh tế Thái Lan tiếp tục phục hồi.
Khu vực Trung Á được dự báo sẽ có ít thay đổi trong hoạt động kinh tế trong năm 2012. Tăng trưởng dự báo ở mức 6,1%, phản ánh điều kiệu yếu của khu vực đồng Euro và tăng trưởng chậm tại Liên bang Nga. Tăng trưởng ở khu vực Thái Bình Dương được dự báo giảm nhẹ xuống 6,0% trong năm 2012 và xuống 4,1% trong năm 2013.
Theo báo cáo của ADB, các nước đang phát triển ở Châu Á đã có những thành tựu lớn trong việc nâng mức sống và giảm đói nghèo, song sự bất bình đẳng về thu nhập ngày càng lớn đang đe dọa suy giảm hiệu quả những thành tựu đó. Tuy nhiên, bất chấp môi trường thế giới suy yếu, tốc độ tăng trưởng của các nước đang phát triển ở Châu Á vẫn được duy trì. Tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của khu vực sẽ giảm nhẹ xuống mức 6,9% trong năm 2012, so với 7,2% trong năm 2011, sau đó quay trở lại tăng ở mức 7,3% trong năm 2013. Nhìn chung khu vực vẫn đang điều chỉnh hướng tới một lộ trình tăng trưởng dài hạn bền vững hơn./.
Bảng 1: Tốc độ tăng trưởng GDP (%/năm)
Tiểu vùng/Nền kinh tế
2009
2010
2011
2012
2013
Trung Á
3,2
6,6
6,2
6,1
6,2
Azerbaijan
9,3
5,0
0,1
4,1
3,5
Kazakhstan
7,0
6,5
6,5
6,8
6,8
Đông Á
6,7
9,8
8,0
7,4
7,7
Trung Quốc
9,2
10,4
9,2
8,5
8,7
Hồng Công, Trung Quốc
-2,6
7,0
5,0
3,0
4,5
Hàn Quốc
0,3
6,2
3,6
3,4
4,0
Đài Loan, Trung Quốc
-1,8
10,7
4,0
3,4
4,6
Nam Á
7,5
7,8
6,4
6,6
7,1
Bangladesh
5,7
6,1
6,7
6,2
6,0
Ấn Độ
8,4
8,4
6,9
7,0
7,5
Pakistan
1,7
3,8
2,4
3,6
4,0
Sri Lanka
3,5
8,0
8,3
7,0
8,0
Đông Nam Á
1,4
7,9
4,6
5,2
5,7
Indonesia
4,6
6,2
6,5
6,4
6,7
Malaysia
-1,6
7,2
5,1
4,0
5,0
Philippines
1,1
7,6
3,7
4,8
5,0
Singapore
-1,0
14,8
4,9
2,8
4,5
Thái Lan
-2,3
7,8
0,1
5,5
5,5
Việt Nam
5,3
6,8
5,9
5,7
6,2
Thái Bình Dương
4,2
5,5
7,0
6,0
4,1
Fiji
-1,3
-0,2
2,1
1,0
1,2
Papua New Guinea
6,0
7,4
8,9
7,5
4,5
Nguồn: Báo cáo Cập nhật Triển vọng Kinh tế châu Á 2012
Bảng 2: Lạm phát (%/năm)
Tiểu vùng/Nền kinh tế
2009
2010
2011
2012
2013
Trung Á
5,9
7,0
9,0
7,2
7,3
Azerbaijan
1,5
5,7
7,9
9,0
8,5
Kazakhstan
7,3
7,1
8,3
6,5
6,8
Đông Á
-0,1
3,1
5,0
3,7
3,7
Trung Quốc
-0,7
3,3
5,4
4,0
4,0
Hồng Công, Trung Quốc
0,6
2,3
5,3
3,8
3,3
Hàn Quốc
2,8
3,0
4,0
3,0
3,0
Đài Loan, Trung Quốc
-0,9
1,0
1,4
1,5
1,6
Nam Á
5,2
9,4
9,4
7,7
6,9
Bangladesh
6,7
7,3
8,8
11,0
8,5
Ấn Độ
3,8
9,6
9,0
7,0
6,5
Pakistan
17,0
10,1
13,7
12,0
10,0
Sri Lanka
3,5
6,2
6,7
8,0
7,0
Đông Nam Á
2,7
4,1
5,5
4,4
4,4
Indonesia
4,8
5,1
5,4
5,5
5,0
Malaysia
0,6
1,7
3,2
2,4
2,8
Philippines
4,2
3,8
4,8
3,7
4,1
Singapore
0,6
2,8
5,2
3,0
2,5
Thái Lan
-0,9
3,3
3,8
3,4
3,3
Việt Nam
6,9
9,2
18,6
9,5
11,5
Thái Bình Dương
5,3
5,5
8,6
6,6
5,4
Fiji
3,7
7,8
8,7
5,1
3,0
Papua New Guinea
6,9
6,0
8,7
7,0
6,0
Các nước đang phát triển
1,4
4,4
5,9
4,6
4,4
Nguồn: Báo cáo Cập nhật Triển vọng Kinh tế châu Á 2012
Tùng Linh
Cổng thông tin điện tử Bộ Kế hoạch và Đầu tư

    Tổng số lượt xem: 1413
  •  

Đánh giá

(Di chuột vào ngôi sao để chọn điểm)