Skip Ribbon Commands
Skip to main content
Ngày 17/09/2010-09:16:00 AM
Công bố Báo cáo “Việt Nam, kết quả 2/3 chặng đường thực hiện các mục tiêu phát triển thiên niên kỷ, hướng tới năm 2015”
(MPI Portal) – Sáng ngày 17/9/2010, tại Hà Nội đã diễn ra Lễ công bố Báo cáo “Việt Nam, kết quả 2/3 chặng đường thực hiện các mục tiêu phát triển thiên niên kỷ, hướng tới năm 2015”. Tham dự Lễ công bố có Thứ trưởng thường trực Bộ Kế hoạch và Đầu tư Cao Viết Sinh, ông John Hendra, Điều phối viên thường trú Liên Hợp Quốc (LHQ) tại Việt Nam, đại diện các cơ quan Bộ, ngành của Chính phủ, các tổ chức của LHQ, cộng đồng các nhà tài trợ quốc tế, các tổ chức phi chính phủ, các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước và đại diện các cơ quan thông tấn báo chí. 
Thứ trưởng thường trực Bộ Kế hoạch và Đầu tư Cao Viết Sinh phát biểu khai mạc Lễ công bố.
Ảnh: Đức Trung (MPI Portal)
Trong bài phát biểu khai mạc Lễ công bố, Thứ trưởng thường trực Bộ Kế hoạch và Đầu tư Cao Viết Sinh nhấn mạnh, Việt Nam cùng nhiều quốc gia khác trên thế giới đã trải qua 2/3 chặng đường thực hiện Tuyên bố Thiên niên kỷ và các Mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ (MDG) đang nỗ lực, phấn đấu thực hiện thành công các Mục tiêu vào năm 2015. Đây là sự kiện rất có ý nghĩa và vô cùng quan trọng đối với Việt Nam năm 2010, đánh dấu quá trình thực hiện thành công các mục tiệu, nhiệm vụ phát triển kinh tế và xã hội của Chiến lược phát triển KT-XH trong 10 năm (2001-2010) và Kế hoạch phát triển KT-XH 5 năm 2006-2010, kết thúc một giai đoạn quan trọng thực hiện các chương trình, chính sách lớn của Chính phủ.
Báo cáo Mục tiêu Thiên niên kỷ năm 2010 được thực hiện trong bối cảnh kinh tế Việt Nam 10 năm trở lại đây có mức tăng trưởng khá và tương đối ổn định. Tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước (GDP) bình quân hàng năm trong thời kỳ 2001-2010 đạt 7,2%; GDP bình quân đầu người năm 2010 ước khoảng 1.200 USD. Với mức này, Việt Nam chuyển vị trí từ nhóm nước nghèo nhất sang nhóm nước có mức thu nhập trung bình thấp. Song song với phát triển kinh tế, Việt Nam đặc biệt quan tâm và ưu tiên nguồn lực cho giảm nghèo và phát triển xã hội. Việt Nam được cộng đồng quốc tế đánh giá là một trong số các nước đang phát triển đã đạt được những thành tựu nổi bật trong cải cách kinh tế hướng tới tăng trưởng và giảm nghèo.
Ông John Hendra, Điều phối viên thường trú Liên Hợp Quốc tại Việt Nam công bố Báo cáo. Ảnh: Đức Trung (MPI Portal)
Tại buổi công bố, các đại biểu đã nghe ông John Hendra, Điều phối viên thường trú LHQ tại Việt Nam, công bố Báo cáo “Việt Nam, kết quả 2/3 chặng đường thực hiện các Mục tiêu phát triển thiên niên kỷ, hướng tới năm 2015”. Các Mục tiêu MDG đã được cụ thể hoá phù hợp với điều kiện của Việt Nam và được lồng ghép vào các chiến lược và kế hoạch phát triển KT-XH quan trọng nhất của Việt Nam. Thông qua Lễ công bố này, ông John Hendra cũng chia sẻ những thách thức với Việt Nam trong thời gian tới là đảm bảo các Mục tiêu MDG được thực hiện đồng đều giữa thành thị và nông thôn, các vùng địa lý, và cho tất cả các đối tượng, đặc biệt là đối với đồng bào dân tộc thiểu số. Bên cạnh đó, những biến động không thuận lợi của kinh tế thế giới cũng là một thách thức với Việt Nam trong việc duy trì bền vững các kết quả giảm nghèo. Việt Nam là một trong những quốc gia dễ bị tổn thương nhất của biến đổi khí hậu với phần lớn dân số nghèo sống phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên. Nhiều chương trình mục tiêu quốc gia đã được thực hiện nhằm ưu tiên phân bổ nguồn lực và huy động sự tham gia của xã hội vào việc đạt được những mục tiêu giảm nghèo, tạo việc làm, phổ cập giáo dục tiểu học, tiêm chủng và chống suy dinh dưỡng cho trẻ em, phòng chống HIV/AIDS và một số bệnh dịch nguy hiểm, cải thiện điều kiện vệ sinh môi trường và cung cấp thông tin cho người dân.
Tại buổi lễ công bố, các đại biểu có những ý kiến đóng góp vô cùng quý báu, và thông qua Báo cáo này, Việt Nam muốn chia sẻ với cộng đồng quốc tế những kinh nghiệm của mình trong thực hiện các Mục tiêu MDG, đồng thời mong muốn tiếp tục được hợp tác và nhận được sự hỗ trợ, nhất là những nguồn lực về tài chính và kỹ thuật, của cộng đồng quốc tế để hoàn thành các Mục tiêu MDG vào năm 2015.
Những thành tựu nổi bật nói trên là kết quả tổng hợp của nhiều yếu tố trong đó quan trọng là cam kết mạnh mẽ và quyết tâm của Việt Nam trong việc duy trì bền vững các kết quả thực hiện Mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ./.
Một số chỉ tiêu chủ yếu đánh giá tình hình thực hiện các Mục tiêu thiên niên kỷ của Việt Nam:

Chỉ tiêu, chỉ sổ

Năm

Năm

Báo cáo

Khả năng đạt mục

1990

2005

MDG 2010

tiêu vào 2015

MDG1: Xoá bỏ tình trạng nghèo cùng cực và thiếu đói

Đạt

1

Tỷ lệ nghèo

58%

19,5%

14,5%

(năm 1992)

(năm 20040

(năm 2008)

2

Chỉ số khoảng cách nghèo

18,4%

4,7%

3,5%

(năm 1993)

(năm 2004)

(năm 2008)

3

Tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi (thể nhẹ cân/tuổi)

41%

25,3%

18,9%

(năm 2009)

MDG2: Phổ cập giao dục tiểu học

Đạt

1

Tỷ lệ nhập học đúng tuổi bậc tiểu học

87%

95%

97%

(năm 2009)

2

Tỷ lệ học sinh hoàn thành tiểu học

85,6%

88,5%

(năm 2009)

3

Tỷ lệ nhập học đúng tuổi bậc THCS

81%

83,1%

(năm 2009)

MDG3: Tăng cường bình đẳng nam nữ và nâng cao vị thế cho phụ nữ

Đạt

1

Tỷ lệ học sinh nữ so với học sinh nam bậc tiểu học

47,7%

47,7%

47,9%

(năm 1998)

(năm 2009)

2

Tỷ lệ học sinh nữ so với học sinh nam bậc THCS

47%

48,9%

48,5%

(năm 1998)

(năm 2009)

3

Tỷ lệ học sinh nữ so với học sinh nam bậc THPT

46,4%

48,9%

52,6%

(năm 1998)

(năm 2009)

4

Tỷ lệ đại biểu nữ trong quốc hội (so với tổng số đại biểu quốc hội)

18,48% (khoá IX, nhiệm kỳ 1992-2004)

25,76% (khoá XII, nhiệm kỳ 2007-2011)

5

Tỷ lệ đại biểu nữ ở các cơ quan dân cử (HĐND) cấp tỉnh

21,1% (nhiệm kỳ 1992-2004)

23,9% (nhiệm kỳ 2004-2009)

6

Tỷ lệ đại biểu nữ ở các cơ quan dân cử (HĐND) cấp huyện

21% (nhiệm kỳ 1999-2004)

23% (nhiệm kỳ 2004-2009)

7

Tỷ lệ đại biểu nữ ở các cơ quan dân cử (HĐND) cấp xã

16,1% (nhiệm kỳ 1999-2004)

19,5% (nhiệm kỳ 2004-2009)

MDG4: Giảm tử vong ở trẻ em

Có khả năng đạt

1

Tỷ suất tử vong trẻ em dưới 5 tuổi

58%

27,3%

24,4%

(năm 2009)

2

Tỷ suất tử vong trẻ em dưới 1 tuổi

44,4%

26,0%

16%

(năm 2009)

MDG5: Tăng cường sức khoẻ bà mẹ

Cố gắng đạt

1

Tỷ số chết mẹ so với 100.000 ca đẻ sống

233

80

69

(năm 2009)

2

Tỷ lệ các ca sinh được sự hỗ trợ của cán bộ y tế có tay nghề

92,71% (năm 2006)

94,8% (năm 2009)

3

Tỷ lệ sử dụng các biện pháp tránh thai của phụ nữ tuổi 15-49 đang có chồng

73,9% (năm 2001)

80% (năm 2008)

4

Tỷ lệ phụ nữ được khám thai trong thời kỳ thai sản từ 3 lần trở lên

84,3%

86,4% (năm 2008)

MDG6: Phòng chống HIV/AIDS, sốt rét và các bệnh khác

Còn khó khăn, phấn đấu đạt

1

Tỷ lệ nhiễm HIV

0,28%

(ước tính)

2

Tỷ suất hiện nhiễm HIV trên 100.000 dân

187

(năm 2009)

3

Số lượng người lớn được điều trị ARV

7.812

36.008

(năm 2006)

(năm 2009)

4

Số lượng trẻ em được điều trị ARV

428

1.987

(năm 2006)

(năm 2009)

5

Số bệnh nhân sốt rét

293.000

60.867

(năm 2000)

(năm 2009)

6

Số bệnh nhân chết do sốt rét

71

27

(năm 2000)

(năm 2009)

7

Tỷ lệ phát hiện virút lao (AFB)

65

46

dương tính mới tính trên 100.000 dân

(năm 2007)

(năm 2009)

8

Tỷ lệ bệnh nhân mắc lao được điều trị khỏi mới

89,9%

89,8%

(năm 2007)

(năm 2009)

MDG7: Đảm bảo bền vững về môi trường

Khó đạt, hơn

nhiều khó khăn

1

Tỷ lệ diện tích đất có rừng che phủ

27,8%

37%

40% (ước tính

năm 2010)

2

Tỷ lệ người dân được sử dụng nước sinh hoạt

30%

79%

hợp vệ sinh ở nông thôn

(năm 2009)

3

Tỷ lệ hộ gia đình có hố xí hợp vệ sinh ở

20%

43%

nông thôn

(năm 2009)

4

Tỷ lệ hộ gia đình sống trong nhà tạm

22,7%

7,8%

(năm 2009)

(năm 2009)

MDG8: Thiết lập quan hệ đối tác toàn cầu vì phát triển

Đạt ở một số

nội dung

1

Tổng kim ngạch suất khẩu (triệu USD)

69.206

127.045

2

Cam kết ODA (triệu USD)

2.400

8.064

(năm 2000)

(năm 2009)

Mai Phương
Cổng thông tin điện tử Bộ Kế hoạch và Đầu tư

    Tổng số lượt xem: 1626
  •  

Đánh giá

(Di chuột vào ngôi sao để chọn điểm)