1. Sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản:
a. Nông nghiệp:
* Vụ Xuân hè: mặc dù ngành chức năng khuyến cáo nông dân không nên sản xuất vụ xuân hè để chuẩn bị cho việc cày ải, phơi đất cho vụ hè thu, nhưng đến nay diện tích gieo sạ đã là 17.906 ha, tăng 67,94% so với cùng kỳ năm trước. Năng suất ước đạt 5,27 tấn/ha, sản lượng đạt 94.365 tấn, tăng 60,67% so cùng kỳ.
* Vụ Hè thu: Tính đến nay toàn tỉnh gieo sạ 293.719 ha, đạt 97,26% so với kế hoạch, bằng 98,28% so cùng kỳ. Đến nay đã thu hoạch được 92.763 ha, năng suất ước đạt 5,6 tấn/ha. Tiến độ gieo sạ chậm so với lịch thời vụ, nguyên nhân là do thời tiết nắng nóng kéo dài, nguồn nước bị nhiễm mặn nông dân không gieo sạ được, dự báo đến cuối tháng 7 sẽ kết thúc gieo sạ.
Hiện nay, tình hình thời tiết có những diễn biến mưa giông bất thường, chính vì vậy việc thu hoạch lúa Hè thu của nhân dân sẽ gặp nhiều khó khăn; lúa bị ngã đổ sẽ ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng cũng như tiến độ thu hoạch. Cùng với đó là dịch bệnh có xu hướng gia tăng; đề nghị Ngành nông nghiệp tăng cường chỉ đạo các huyện, thị và các cơ quan chuyên môn có biện pháp hướng dẫn nông dân thu hoạch, bảo quản lúa; cũng như có biện pháp phòng, trị bệnh hữu hiệu nhằm hạn chế thấp nhất thiệt hại xảy ra.
Diện tích lúa Hè thu bị nhiễm sâu bệnh 8.036 ha, bằng 73,96% so cùng kỳ ; với một số bệnh chủ yếu như: sâu cuốn lá 1.006 ha, Đạo ôn lá 4.578 ha, nhện vé 700 ha, Vàng lá 230 ha. Ngoài ra, do chuột cắn phá nên một số diện tích bị thiệt hại tập trung ở các huyện như: Giang Thành 320 ha và Kiên Lương 87 ha.
* Vụ Thu Đông (vụ 3): Sau khi thu hoạch xong vụ hè thu các địa phương tiến hành gieo sạ lúa thu đông đến nay được 78.707 ha đạt 87,45% so với kế hoạch và tăng 28,22% so với cùng kỳ, tập trung ở các huyện Giồng Riềng: 34.625 ha, Tân Hiệp: 30.024 ha, Châu Thành: 6.896 ha, Hòn Đất:4.700, Gò Quao 2.462 ha.
Diện tích bị nhiễm sâu bệnh trên lúa Thu đông là 4.552 ha, chủ yếu là một số bệnh như: Đạo ôn lá 4.260 ha, vàng lá 172 ha.
* Cây màu: Tính từ đầu năm đến nay toàn tỉnh đã trồng được 1.189 ha dưa hấu, đạt 74,31% kế hoạch và tăng 2,24% so với cùng kỳ; khoai lang 811 ha, đạt 52,32% kế hoạch, bằng 86,92% so với cùng kỳ; bắp 98 ha, đạt 32,67% so với kế hoạch, giảm 22,83% so với cùng kỳ; rau đậu các loại 5.979 ha, đạt 70,34% kế hoạch, tăng 36,10% so cùng kỳ năm trước ...
* Chăn nuôi: Đàn gia súc gia cầm trong tỉnh không có biến động lớn, số lượng đàn trâu, đàn bò, đàn heo, đàn gia cầm tăng hơn cùng kỳ nhưng không đáng kể, một phần do giá cả ổn định ở mức khá cao làm tác động tốt đến tâm lý người nuôi, mặt khác do các ngành chức năng thời gian qua quản lý tốt dịch bệnh nên qui mô đàn đang có xu hướng tăng lên.
Trong tháng tình hình dịch bệnh được kiểm soát nên chưa phát hiện ổ dịch nào. Tuy nhiên, hiện nay thời tiết diễn biến bất thường nên dễ phát sinh dịch bệnh; để phòng chống dịch bệnh trên gia súc, gia cầm ngành chức năng và chính quyền các địa phương cần thực hiện tốt công tác tuyên truyền cho nông dân đảm bảo vệ sinh chuồng trại chăn nuôi và tiêm phòng đầy đủ.
b. Lâm nghiệp:
Các ngành chức năng thường xuyên thực hiện tốt công tác bảo vệ và chăm sóc rừng, tuy nhiên trong tháng đã xảy ra 02 vụ vi phạm chặt phá rừng với diện tích khoản 0,128 ha. Tính chung từ đầu năm đến nay, trên toàn tỉnh xảy ra 10 vụ cháy rừng với diện tích 5,7ha; 25 vụ chặt phá rừng với diện tích 3,639 ha. Chủ yếu là chặt phá rừng để lấn chiếm đất để nuôi trồng thủy sản.
c. Thủy sản
Giá trị sản xuất thủy sản (theo giá so sánh 2010): Tháng 7 ước 2.247,06 tỷ đồng, bằng 80,15% so với tháng trước và tăng 1,52% so với cùng kỳ năm trước. Chia ra: Giá trị khai thác 1.280,62 tỷ đồng, bằng 97,63% so tháng trước và tăng 17,7% so cùng kỳ; giá trị nuôi trồng 966,44 tỷ đồng, bằng 64,78 % so tháng trước và giảm 14,13% so cùng kỳ năm trước. Tính chung 7 tháng giá trị sản xuất cả khai thác và nuôi trồng là 13.387,48 tỷ đồng, đạt 55,44% kế hoạch năm và tăng 8,22% so cùng kỳ năm trước. Chia ra: khai thác 8.227,35 tỷ đồng, đạt 64,95% kế hoạch và tăng 14,85% so cùng kỳ; nuôi trồng 5.160,12 tỷ đồng, đạt 44,95% kế hoạch, bằng 99,09% so cùng kỳ năm trước.
Tổng sản lượng thủy sản (khai thác và nuôi trồng) tháng 7 ước tính đạt 67.755 tấn, tăng 3,33 % so tháng trước và giảm 1,17% so cùng kỳ năm trước. Tính chung 7 tháng đạt 395.036 tấn, bằng 57,07% kế hoạch cả năm và tăng 2,95% so cùng kỳ năm trước.
Sản lượng khai thác: Tháng 7 ước tính đạt 44.117 tấn thủy hải sản các loại, giảm 1,41% (giảm 632 tấn) so tháng trước. Trong đó: cá các loại được 31.437 tấn, giảm 2,59% (giảm 835 tấn); tôm: 3.227 tấn, tăng 3,60% (tăng 112 tấn); mực: 5.911 tấn, tăng 5,97%...
Luỹ kế sản lượng khai thác qua 7 tháng đạt 300.461 tấn, bằng 60,18% kế hoạch năm và tăng 6,37% so cùng kỳ năm trước (tăng 17.991 tấn), trong đó: cá các loại 216.035 tấn, tăng 11,35% (tăng 22.022 tấn); tôm: 21.097 tấn, giảm 10,85% (giảm 2.567 tấn); mực: 38.172 tấn, tăng 4,88% (tăng 1.776 tấn) so cùng kỳ...
Từ đầu năm đến nay do thời tiết tốt, chi phí chuyến biển và giá cả sản phẩm khai thác khá thuận lợi nên ngư dân luôn bám biển sản xuất, sản phẩm khai thác khá ổn định, riêng sản lượng tôm có giảm so cùng kỳ.
Sản lượng nuôi trồng: Tháng 7 ước đạt 23.638 tấn thủy sản các loại, tăng 13,54% so tháng trước (tăng 2.818 tấn) và bằng 92,79% so cùng kỳ năm trước. Trong đó, cá các loại 6.061 tấn, tăng 6,20%; tôm thẻ chân trắng 1.341 tấn, tăng 69,32% so tháng trước và tăng 41,16% so với cùng kỳ; riêng tôm sú được 3.710 tấn, bằng 52,80% (giảm 3.316 tấn); thủy sản khác như sò các loại 5.651 tấn, tăng 3.901; cua: 653 tấn ... Tính chung 7 tháng sản lượng nuôi trồng là 94.575 tấn, đạt 49% kế hoạch, giảm 6,60% (giảm 6.682 tấn) so cùng kỳ năm trước, trong đó: Cá nuôi các loại 30.537 tấn, giảm 1,35% (giảm 417 tấn); tôm các loại 25.355 tấn, giảm 1,07% (giảm 274 tấn), trong đó: tôm thẻ chân trắng 4.957 tấn, tăng 1,37%; thủy sản khác như: sò nuôi 20.443 tấn, giảm 10.767 tấn; cua: 6.162 tấn, tăng 992 tấn ...
Sản lượng cá nuôi nước ngọt 7 tháng đầu năm giảm nhiều do thời tiết khô hạn kéo dài, nước mặn vào sâu trong đất liền làm giảm diện tích thả nuôi. Riêng sản lượng cá nuôi lồng bè nước mặn lại tăng 25,96% do ngư dân đầu tư thêm lồng bè để thả nuôi các loại cá Mú, cá bớp … Các loại thủy sản khác giảm mạnh từ sản lượng sò nuôi của huyện Kiên Lương, Hòn Đất, An Biên và An Minh.
Sản lượng tôm thẻ nuôi trong tháng tăng là do các doanh nghiệp, hộ nhân dân có tôm thẻ đã bắt đầu vào thời kỳ thu hoạch đại trà những diện tích thả nuôi (huyện Kiên Lương, Giang Thành, Hà Tiên…). Riêng sản lượng tôm sú giảm so với cùng kỳ là do đã kết thúc vụ thu hoạch chính.
Diện tích tôm thả nuôi đến thời điểm này được 104.308 ha, đạt 101,53 % kế hoạch, tăng 7,15 % so cùng kỳ. Trong đó diện tích nuôi tôm công nghiệp 1.301 ha (trong đó, có 1.163 ha tôm thẻ chân trắng); nuôi tôm quảng canh-quảng canh cải tiến 20.459 ha và nuôi tôm - lúa 82.548 ha.
2. Công nghiệp:
Chỉ số sản xuất công nghiệp: Trong tháng 7, chỉ số sản xuất toàn ngành tăng 13,18% so tháng trước và tăng 19,34% so cùng kỳ năm trước. Ngành tăng cao nhất là khai khoáng tăng 16,84%; kế đến là ngành chế biến, chế tạo tăng 13,24%, trong đó: ngành chế biến, bảo quản thủy sản tăng 14,85%; ngành sản xuất phân phối điện, khí đốt, nước đá tăng 10,60%; ngành sản xuất bê tông và các sản phẩm từ xi măng và thạch cao tăng 5,70%; ngành cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải tăng 5,05%.
Tính từ đầu năm đến nay, chỉ số sản xuất toàn ngành tăng 9,92% so cùng kỳ năm trước, ngành tăng cao nhất là ngành cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải tăng 13,98%; ngành khai khoáng tăng 11,04%; ngành chế biến, chế tạo tăng 9,81%, trong đó: ngành sản xuất xi măng tăng 20,44%; ngành chế biến, bảo quản thủy sản tăng 7,55%; xay xát tăng 9,38%; ngành sản xuất phân phối điện, khí đốt, nước đá tăng 8,83%.
Giá trị sản xuất công nghiệp (theo giá so sánh 2010): Tháng 7, ước tính giá trị sản xuất công nghiệp đạt 3.149,58 tỷ đồng, tăng 13,44% so tháng trước, trong đó: ngành công nghiệp chế biến, chế tạo đạt 2.983,93 tỷ đồng, chiếm 94,74% tổng giá trị toàn ngành, tăng 13,49% so với tháng trước; ngành sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hòa không khí đạt 104,6 tỷ đồng, tăng 13%; ngành khai khoáng đạt 41,88 tỷ đồng, tăng 12,85%. Tính chung 7 tháng, giá trị sản xuất công nghiệp toàn ngành đạt 19.193,55 tỷ đồng, bằng 49,10% kế hoạch năm và tăng 9,92% so với cùng kỳ năm trước, trong đó: ngành công nghiệp chế biến, chế tạo đạt 18.215,96 tỷ đồng, chiếm 94,91%/tổng giá trị toàn ngành, tăng 9,91%; ngành sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hòa không khí 583,28 tỷ đồng, tăng 8,83%; ngành khai khoáng 264,96 tỷ đồng, tăng 11,04%; cung cấp nước, xử lý rác thải, nước thải 129,36 tỷ đồng, tăng 13,98% so cùng kỳ.
Một số sản phẩm công nghiệp 7 tháng đầu năm có mức tăng khá cao so cùng kỳ năm trước như: xi măng địa phương đạt 651,66 ngàn tấn, tăng 25,35%; xi măng Trung ương đạt 769,64 ngàn tấn, tăng 34,62%; cá đông 1.606 tấn, tăng 8,51%; bột cá 69.735 tấn, tăng 15,52%...
Chỉ số tiêu thụ toàn ngành công nghiệp chế biến, chế tạo 6 tháng đầu năm tăng 10,27% so với cùng kỳ năm trước. Các ngành có chỉ số tiêu thụ 6 tháng tăng cao so với cùng kỳ năm trước như: ngành chế biến chế tạo tăng 10,27%, trong đó ngành bảo quản thủy sản ướp đông tăng 8,13% và ngành xay xát tăng 8,69%; Ngành sản xuất sản phẩm từ khoáng phi kim loại khác tăng 17,96%, trong đó sản xuất xi măng vôi và thạch cao tăng 18,30%.
Chỉ số tồn kho ngành công nghiệp chế biến chế tạo tại thời điểm 1/7/2016 bằng 65,85% so cùng kỳ năm trước; ngành chế biến, bảo quản thủy sản và sản phẩm từ thủy sản bằng 29,65% so cùng kỳ, Ngành sản xuất sản phẩm từ khoáng phi kim loại khác tăng 2,6 lần% so cùng kỳ. Chỉ số tồn kho công nghiệp tại thời điểm đầu tháng 7/2016 cho thấy: Tình hình tiêu thụ sản phẩm của các doanh nghiệp 7 tháng đầu năm tăng khá, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp tăng năng suất, sản lượng sản xuất trong thời gian tới. Tuy nhiên, gần đây nhất là trong tháng 6 chỉ số hàng tồn kho của mặt hàng nước mắm, xi măng tăng cao trở lại làm chậm mức tiêu thụ so với sản lượng sản xuất ra của 2 mặt hàng này.
Chỉ số sử dụng lao động của các doanh nghiệp công nghiệp tại thời điểm 1/7 giảm 1,81% so với cùng thời điểm này năm trước, trong đó lao động khu vực doanh nghiệp Nhà nước giảm 1,57%; doanh nghiệp ngoài Nhà nước giảm 2,06% và doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài không tăng, không giảm.
3. Vốn đầu tư:
Vốn đầu tư thực hiện thuộc nguồn vốn ngân sách Nhà nước do địa phương quản lý tháng 7 ước tính 319,15 tỷ đồng, so tháng trước tăng 0,76%. Bao gồm: Vốn cân đối ngân sách địa phương 142,0 tỷ đồng; vốn hỗ trợ có mục tiêu từ ngân sách Trung ương được 62,45 tỷ đồng; vốn khác từ ngân sách 101,8 tỷ đống; vốn ngoài nước (ODA) được 12,9 tỷ đồng. Lũy kế 7 tháng vốn đầu tư thực hiện thuộc nguồn vốn ngân sách Nhà nước được 2.211,13 tỷ đồng, đạt 43,17% kế hoạch năm và bằng 87,79% so cùng kỳ năm trước. Bao gồm: Vốn cân đối ngân sách địa phương 989,45 tỷ đồng; vốn hỗ trợ có mục tiêu từ ngân sách Trung ương được 431,91 tỷ đồng; vốn khác từ ngân sách 695,87 tỷ đồng; vốn ngoài nước ODA 93,87 tỷ đồng.
4. Thu, chi ngân sách:
Tổng thu ngân sách trên địa bàn: Tháng 7 ước tính thu ngân sách 347,92 tỷ đồng, tăng 14,72% so tháng trước và giảm 37,66% so cùng kỳ năm trước. Tổng thu ngân sách 7 tháng được 4.899,73 tỷ đồng, đạt 77,9% dự toán HĐND tỉnh giao và bằng 100,69% so cùng kỳ năm 2015. Trong đó: thu nội địa 4.002,04 tỷ đồng, bằng 81,5% dự toán và tăng 20,06% so cùng kỳ, chiếm 81,68% trong tổng thu ngân sách của tỉnh. Qua 7 tháng, một số các khoản thu đạt được cụ thể như sau: thu tiền sử dụng đất 916,05 tỷ đồng, vượt 14,51% dự toán nhưng giảm 16,27% so với cùng kỳ; thu phí trước bạ 143,69 tỷ đồng, đạt 58,06% dự toán và bằng 104,9% so với cùng kỳ; thuế thu nhập cá nhân 265,675 tỷ đồng, đạt 53,14% dự toán, giảm 12,2%; thu xuất nhập khẩu, TTĐB thuế VAT 61,52 tỷ đồng, đạt 51,27% kế hoạch và giảm 25,32% so cùng kỳ năm 2015.
Tổng chi ngân sách địa phương: Tháng 7 ước tính chi ngân sách địa phương 969,43 tỷ đồng, tăng 10,43% so tháng trước và tăng 2,36 lần so cùng kỳ. Tính từ đầu năm, tổng chi ngân sách 5.339,53 tỷ đồng, đạt 52,0% dự toán năm và tăng 4,1% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó: chi thường xuyên 3.663,51 tỷ đồng, bằng 62,64% dự toán năm và tăng hơn cùng kỳ 18,55%; chi đầu tư phát triển 1.220,27 tỷ đồng, bằng 45,33% dự toán năm và tăng 31,96% so với cùng kỳ.
5. Ngân hàng:
Ước đến cuối tháng 7/2016, tổng nguồn vốn hoạt động ngân hàng trên địa bàn đạt 53.500 tỷ đồng, tăng 0,03% so tháng trước và tăng 6,31% so với đầu năm. Trong đó: Nguồn vốn huy động tại địa phương ước đạt 31.050 tỷ đồng, tăng 0,40% so với tháng trước và tăng 10,32% so với đầu năm; chiếm tỷ trọng 58,04% trên tổng nguồn vốn hoạt động.
Ước doanh số cho vay tháng 7/2016 đạt 6.500 tỷ đồng. Dư nợ cho vay đến cuối tháng 7/2016 ước đạt 40.600 tỷ đồng, giảm 1,13% so với tháng trước và tăng 5,40% so đầu năm.
Nợ xấu ước 600 tỷ đồng, chiếm 1,48% trên tổng dư nợ.
Doanh số cho vay và dư nợ cho vay tính đến 30/6/2016 của một số lĩnh vực cụ thể:
+ Doanh số cho vay xuất khẩu tháng 6/2016 đạt 725 tỷ đồng, tính luỹ kế từ đầu năm đạt 6.074 tỷ đồng; dư nợ 3.689 tỷ đồng, tăng 0,38% so tháng trước và tăng 18,37% so với đầu năm và chiếm 8,98% tổng dư nợ. Doanh số và dư nợ chủ yếu phục vụ sản xuất hàng xuất khẩu thuỷ sản và gạo: Doanh số cho vay xuất khẩu gạo tháng 6/2016 đạt 352 tỷ đồng, tính luỹ kế từ đầu năm đạt 2.484 tỷ đồng; dư nợ 1.151 tỷ đồng, tăng 7,47% so với tháng trước và tăng 53,69% so với đầu năm; Doanh số cho vay xuất khẩu thủy sản tháng 6/2016 đạt 373 tỷ đồng, tính luỹ kế từ đầu năm đạt 3.590 tỷ đồng; dư nợ 2.538 tỷ đồng, giảm 2,55% so với tháng trước và tăng 7,20% so với đầu năm.
+ Cho vay theo phát triển thuỷ sản theo Nghị định 67/2014/NĐ-CP: Tính đến 30/6/2016, các ngân hàng thương mại đã thực hiện ký hợp đồng tín dụng cho vay đóng mới 17 tàu (số tiền cam kết cho vay 111,92 tỷ đồng); trong đó đã thực hiện giải ngân 93,87 tỷ đồng, dư nợ đến thời điểm báo cáo là 93,87 tỷ đồng
+ Chính sách Cho vay hỗ trợ nhà ở theo Nghị quyết 02/NQ-CP và Nghị quyết 61/NQ-CP: Các ngân hàng thương mại trên địa bàn tiếp tục được thực hiện giải ngân đối với các hợp đồng đã ký kết hợp đồng trước ngày 31/3/2016. Tính đến 30/6/2016, các ngân hàng trên địa bàn đã thực hiện giải ngân 416 tỷ đồng cho 719 HĐTD (01 DN và 718 cá nhân), dư nợ đạt 375 tỷ đồng.
+ Hoạt động của NHCSXH: Doanh số cho vay tháng 6/2016 đạt 113 tỷ đồng, dư nợ 2.507 tỷ đồng, tăng 1,33% so với tháng trước và tăng 3,72% so đầu năm.
-Tiếp tục chỉ đạo các tổ chức tín dụng thực hiện các biện pháp hỗ trợ phù hợp nhằm giúp khách hàng khắc phục khó khăn, phục hồi sản xuất kinh doanh do thiên tai. Đến thời điểm 30/6/2016, có 1.196 khách hàng được cơ cấu lại thời hạn trả nợ với số tiền là 8.695 triệu đồng, 01 khách hàng được miễn giảm lãi, số tiền được miễn giảm là 25 triệu đồng và 49 khách hàng được cho vay mới để hỗ trợ khắc phục thiệt hại với doanh số cho vay luỹ kế từ đầu là 1.189 triệu đồng.
a. Bán lẻ hàng hóa và dịch vụ phục vụ tiêu dùng:
Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ ước tính tháng 7 đạt 5.838,29 tỷ đồng, tăng 2,27% so tháng trước và tăng 14,60% so cùng kỳ năm trước. Luỹ kế 7 tháng, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ đạt 39.064,69 tỷ đồng, bằng 54,11% kế hoạch và tăng 12,76% so cùng kỳ năm trước. Trong đó:
* Tổng mức bán lẻ hàng hóa: Tháng 7 ước được 4.654 tỷ đồng, tăng 2,31% so tháng trước và tăng 15,15% so cùng kỳ. Lũy kế 7 tháng ước tính 30.295,75 tỷ đồng, đạt 54,13% kế hoạch và tăng 12,68% so cùng kỳ.
* Doanh thu dịch vụ lưu trú, ăn uống: ước tính tháng 7 ước được 613,63 tỷ đồng, giảm 0,18% so tháng trước. Lũy kế 7 tháng được 4.084,2 tỷ đồng, đạt 58,35% so kế hoạch và tăng 14,78% so cùng kỳ năm trước. Chia ra:
Doanh thu dịch vụ lưu trú tháng 7 ước được 110,47 tỷ đồng, bằng 91,05% so tháng trước. Lũy kế 7 tháng được 798,17 tỷ đồng, tăng 82,16% so cùng kỳ năm trước.
Doanh thu dịch vụ ăn uống: Thực hiện tháng 7 ước được 503,14 tỷ đồng, tăng 1,98% so tháng trước. Lũy kế 7 tháng được 3.286,02 tỷ đồng, tăng 5,14% so cùng kỳ năm trước
* Doanh thu du lịch lữ hành: Tháng 7 ước tính đạt 18,38 tỷ đồng, tăng 14,27% so tháng trước. Lũy kế 7 tháng doanh thu du lịch lữ hành đạt 116,28 tỷ đồng, bằng 50,56% so kế hoạch và tăng 20,51% so cùng kỳ năm trước, doanh thu lữ hành tăng cao chủ yếu là tăng từ khách quốc tế.
* Doanh thu dịch vụ khác: Tháng 7 thực hiện ước đạt 552,29 tỷ đồng, tăng 4,37% so với tháng trước. Nhiều nhóm doanh thu dịch vụ tăng nhẹ như: nhóm dịch vụ nghệ thuật, vui chơi, giải trí tăng 24,52%; dịch vụ kinh doanh bất động sản tăng 4,54%; dịch vụ hành chính và hỗ trợ tăng 3,94%; dịch vụ sửa chữa máy tính, đồ dùng tăng 4,49% ... Chỉ có nhóm y tế và hoạt động trợ giúp xã hội giảm 2,85%.
Lũy kế 7 tháng doanh thu các hoạt động dịch vụ đạt 4.568,47 tỷ đồng, đạt 50,76% so kế hoạch và tăng 11,35% so cùng kỳ năm trước. Đa số các hoạt động dịch vụ doanh thu đều tăng khá cao như: Nhóm dịch vụ y tế và hoạt động trợ giúp xã hội tăng cao nhất 79,13%; kế đến nhóm dịch vụ kinh doanh bất động sản tăng 52,81%; Riêng nhóm dịch vụ sửa chữa đồ dùng cá nhân gia đình bằng 41,59%; nhóm hành chính và dịch vụ hỗ trợ bằng 58,15%...
* Công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường: Chi cục Quản lý thị trường phối hợp với các ngành chức năng đã tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường về bình ổn thị trường, chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, hàng kém chất lượng, gắn với giám sát thực hiện việc niêm yết giá và bán theo giá niêm yết; kiên quyết xử lý đối với những trường hợp vi phạm trong vận chuyển, buôn bán hàng lậu, hàng kém chất lượng. Trong 6 tháng đầu năm 2016, đã kiểm tra 1117 vụ việc, phát hiện 305 vụ vi phạm quy định nhà nước, gồm: 184 vụ vi phạm hàng cấm, hàng nhập lậu; 03 vụ gian lận thương mại; 10 vụ vi phạm về hàng giả, hàng kém chất lượng, quyền sở hữu trí tuệ; 18 vụ vi phạm về vệ sinh an tòan thực phẩm và 90 vụ vi phạm khác trong kinh doanh. Đã xử lý các vụ vi phạm, phạt hành chính và bán hàng hóa tịch thu nộp ngân sách nhà nước 4,55 tỷ đồng.
b. Xuất, nhập khẩu hàng hóa
Kim ngạch hàng hóa xuất khẩu: Tháng 7 dự tính đạt 30,59 triệu USD, tăng 2,13 lần so với tháng trước, tăng 28,72% so cùng kỳ năm trước. Bao gồm: Hàng nông sản 18,31 triệu USD, tăng 4,65 lần so tháng trước; hàng thủy sản 10,24 triệu USD, tăng 20,86% so tháng trước; hàng hóa khác 2,03 triệu USD, tăng 5,56% so tháng trước.
Tính chung 7 tháng kim ngạch xuất ước thực hiện 196,19 triệu USD, bằng 44,59% kế hoạch năm, tăng 1,84% so cùng kỳ năm trước, bao gồm: Hàng nông sản đạt 118,2 triệu USD, bằng 46,36% kế hoạch năm, tăng 14,11% so cùng kỳ; hàng thủy sản 66,60 triệu USD, đạt 42,97 % kế hoạch, giảm 10,69% ; hàng hóa khác (như bột mì, mì ăn liền, dầu ăn) được 11,38 triệu USD, đạt 37,95% kế hoạch,bằng 78,65% so cùng kỳ năm trước.
Nguyên nhân xuất khẩu tháng này dự kiến tăng so với tháng trước là do các doanh nghiệp xuất khẩu gạo đã thực hiện hợp đồng mới. Tổng lượng gạo dự kiến xuất trong tháng 07 là 38.422 tấn với trị giá trên 18,2 triệu USD. Bao gồm: Công ty Du lịch – Thương mại dự kiến xuất trực tiếp 7.615 tấn với trị giá trên 3,4 triệu USD, Công ty Cp kinh doanh nông sản ước xuất 2.711 tấn với trị giá gần 1,2 triệu USD, Công ty xuất nhập khẩu Kiên Giang dự kiến xuất trực tiếp 27.000 tấn với trị giá trên 13,1 triệu USD, Công ty Dịch vụ thương mại dự kiến xuất 830 tấn với trị giá 338 ngàn USD, Công ty Cp nông lâm sản dự kiến không xuất, Công ty Thuận Phát dự kiến không xuất, Công ty Kiên An Phú chưa có dấu hiệu hoạt động xuất khẩu trở lại.
Mặt hàng thủy hải sản dự kiến xuất khẩu tháng 07 năm 2016 trên 10,2 triệu USD tăng 20,86 % so với tháng 06 năm 2016 và giảm 2,53% so với cùng kỳ năm trước. Mặt hàng thủy sản xuất khẩu chủ yếu như: Tôm đông dự kiến xuất 230 tấn, Mực đông 750 tấn, Tuộc đông 85 tấn, Cá đông 145 tấn, Hải sản đông khác 820 tấn, Cá cơm sấy 36 tấn, Cá đóng hộp 2.750 ngàn lon .
Kim ngạch hàng hóa nhập khẩu:
Thực hiện nhập khẩu hàng hóa tháng 7/2016 ước đạt 5,6 triệu USD, tăng 33,88% so với tháng trước, tăng 6,77 lần so cùng kỳ năm trước. Tính chung 7 tháng, kim ngạch hàng hóa nhập khẩu ước tính được 28,82 triệu USD, bằng 44,34% kế hoạch năm, bằng 83,38% so cùng kỳ.
Nguyên nhân kim ngạch nhập khẩu 7 tháng đầu năm giảm nhiều so với cùng kỳ năm 2015 là do các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu là nguyên liệu dùng cho sản xuất mà không có doanh nghiệp nào nhập máy móc thiết bị lớn để đầu tư mới hoặc mở rộng sản xuất.
c. Chỉ số giá:
Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) trong tháng 07/2016 tăng 0,04% so với tháng trước. Trong đó: Khu vực thành thị tăng 0,07%, khu vực nông thôn tăng 0,03%.
Nguyên nhân ảnh hưởng đến chỉ số giá tiêu dùng tháng 7 là do các nguyên nhân cụ thể:
Chỉ số giá tiêu dùng tháng 7 so tháng trước có 3 nhóm hàng tăng là: Nhóm giao thông tăng cao nhất với mức +1,31%; kế đến là nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng +0,02%; nhóm văn hóa, giải trí và du lịch tăng + 0,01%; các nhóm còn lại đa số chỉ số giá không tăng, có giảm nhẹ như: nhóm nhà ở, điện nước, chất đốt giảm - 0,65%...
Chỉ số giá tiêu dùng tháng 7/2016 so với tháng 12/2015 (sau 7 tháng) tăng 2,45%; so với cùng kỳ (tháng 7/2015) tăng 2,27%, trong đó nhóm thuốc và dịch vụ y tế tăng cao nhất là 18,96%; nhóm may mặc, mũ nón, giày dép tăng 9,24%; nhóm nhà ở, điện, nước, chất đốt tăng 6,73%...
Chỉ số giá vàng: Tính đến ngày 15/7/2016, chỉ số giá vàng so tháng trước tăng 6,10% với giá bán ra 3.550.000 đ/chỉ (vàng 9999). Chỉ số giá vàng tháng 7 so cùng kỳ (tháng 7/2015) tăng 3,93%.
Chỉ số giá Đô la Mỹ: Tháng 7 so tháng trước giảm - 0,22%. Tính đến thời điểm điều tra 15/7/2016, tại thị trường tự do bán 2.228.000 đ/100 USD, giá bình quân trong kỳ 2.227.333 đ/100 USD (giảm 1.333 đ/100 USD so với tháng trước). Chỉ số giá Đô la Mỹ tháng 5/2016 so với tháng 5/2015 tăng 2,95%.
d. Vận tải:
Vận tải hành khách: Tháng 7 vận tải hành khách ước tính đạt 6,04 triệu lượt khách, bằng 98,60% so tháng trước; luân chuyển 405,46 triệu HK.km, bằng 98,64% so tháng trước. Lũy kế 7 tháng vận tải hành khách ước tính được 40,89 triệu lượt khách, đạt 59,66% kế hoạch và tăng 10,93% so cùng kỳ năm trước; luân chuyển 2.814,6 triệu HK.km, đạt 69,78% kế hoạch và tăng 14,50% so cùng kỳ. Bao gồm: Vận tải hành khách đường bộ 33,05 triệu lượt khách, tăng 11,85% so cùng kỳ và luân chuyển 2.259,87 triệu lượt khách.km, tăng 15,73% so cùng kỳ; Vận tải hành khách đường sông 6,71 triệu lượt khách, tăng 7,52% và luân chuyển 431,17 triệu lượt khách.km, tăng 12,24%; Vận tải hành khách đường biển 1,12 triệu lượt khách, tăng 5,36% và luân chuyển 123,55 triệu lượt khách.km, tăng 1,92% so cùng kỳ.
Vận tải hàng hóa: Tháng 7 vận tải hàng hóa ước tính đạt 857 ngàn tấn, bằng 98,51% so tháng trước; luân chuyển 109,69 triệu tấn.km, bằng 98,56% so tháng trước. Lũy kế 7 tháng vận tải hàng hóa ước tính đạt 5,71 triệu tấn, bằng 56,77% kế hoạch năm và tăng 6,37% so cùng kỳ năm trước; luân chuyển 753,85 triệu tấn.km, đạt 55,24% kế hoạch và tăng 4,48% so cùng kỳ năm trước. Bao gồm: Vận tải hàng hóa đường bộ 1,78 triệu tấn, tăng 6,76% so cùng kỳ và luân chuyển 241,76 triệu tấn.km, tăng 4,74%; Vận tải hàng hóa đường sông 2,34 triệu tấn, tăng 5,67% và luân chuyển 292,37 triệu tấn.km, tăng 4,90% so với cùng kỳ; Vận tải hàng hóa đường biển 1,58 triệu tấn, tăng 6,97% và luân chuyển 219,7 triệu tấn.km, tăng 3,65% so cùng kỳ năm trước.
Bưu chính - Viễn thông:
Trong 7 tháng đầu năm 2016, hoạt động Bưu chính, Viễn thông vẫn phát triển, thông suốt, đáp ứng tốt nhu cầu thông tin liên lạc cho mọi tầng lớp nhân dân trong tỉnh.
Hoạt động cung cấp dịch vụ các doanh nghiệp bưu chính trên địa bàn tỉnh trong tháng 7 như sau: Tổng số Bưu cục các cấp là 28. Trong đó, Bưu cục cấp I: 1; cấp II: 13; cấp III: 12 và 02 Ki ốt. Có 140 điểm Bưu điện - Văn hóa xã (có 21 điểm hoạt động Internet) và 40 Đại lý Bưu điện; bán kính phục vụ: 3,2 Km; dân số phục vụ: 8.359 người/điểm; phát hành báo trung ương: 126.743 tờ; báo địa phương: 258.344 tờ; phát hành báo chí công ích: 97.533 tờ. Tổng doanh thu dịch vụ bưu chính trong thàng ước đạt 9,055 tỷ đồng.
Hoạt động cung cấp dịch vụ các doanh nghiệp viễn thông trên địa bàn tỉnh trong tháng 7 như sau: Tổng số thuê bao điện thoại hiện có trên mạng 2.061.608 thuê bao. Trong đó thuê bao điện thoại cố định hữu tuyến 58.572 thuê bao; thuê bao điện thoại cố định vô tuyến 13.038 thuê bao; thuê bao điện thoại di động trả trước 1.938.288 thuê bao; thuê bao điện thoại di động trả sau 51.710 thuê bao. Tổng số thuê bao Internet hiện có trên mạng 128.380 thuê bao. Tổng doanh thu dịch vụ viễn thông trong tháng ước đạt 176 tỷ đồng.
e. Du lịch:
Trong tháng tổng lượt khách du lịch ước tính 573,35 ngàn lượt khách, giảm 5,91% so tháng trước, trong đó: Số lượt khách đến các cơ sở kinh doanh du lịch, đạt 265,49 ngàn lượt khách, giảm 0,84% so với tháng trước; số khách quốc tế đạt 19,75 ngàn lượt khách, tăng 16,60% so với tháng trước. Khách đến các cơ sở kinh doanh du lịch bao gồm: Số lượt khách từ cơ sở lưu trú du lịch phục vụ đạt 249,76 ngàn lượt khách, giảm 1,65% so tháng trước và số lượt khách du lịch đi theo tour đạt 15,72 ngàn lượt khách, tăng 14,05% so tháng trước.
Tính từ đầu năm, tổng lượt khách du lịch dự kiến 3.565,84 ngàn lượt khách, đạt 72,18% kế hoạch năm và tăng 21,12% so cùng kỳ năm trước. Trong đó: Lượt khách đến các cơ sở kinh doanh du lịch 1.603,05 ngàn lượt khách, tăng 32,61% so cùng kỳ. Số khách quốc tế đạt 189,82 ngàn lượt khách, tăng 32,89% so với cùng kỳ. Khách đến các cơ sở kinh doanh du lịch bao gồm: khách cơ sở lưu trú du lịch phục vụ đạt 1.519,59 ngàn lượt khách, tăng 35,49% và khách du lịch đi theo tour đạt 83,46 ngàn lượt khách, giảm 4,37% so cùng kỳ năm 2015.
7. Một số tình hình xã hội:
7.1. Lao động, việc làm: Tháng 7/2016 toàn tỉnh đã giải quyết việc làm cho 2.343 lượt lao động, (trong tỉnh 1.075 lượt lao động, ngoài tỉnh 1.226 lượt lao động, xuất khẩu 42 lao động). Lũy kế từ đầu năm đến nay 18.711/33.000 lượt người đạt 56,7% kế hoạch, trong đó trong tỉnh 7.534 lượt lao động, ngoài tỉnh 11.127, xuất khẩu lao động 50 người (Nhật Bản 19 người, Hàn Quốc 18 người, Đài Loan 13 người). Cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài làm việc tại các đơn vị và doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh 04 giấy phép, nâng tổng số từ đầu năm đến nay lên 20 giấy phép (cấp mới 13, cấp lại 04 và xác nhận 03). Giải quyết trợ cấp bảo hiểm thất nghiệp cho 3.030 lao động (lũy kế 5.391 lao động).
Công tác đào tạo nghề: Trong tháng các cơ sở đã tổ chức đào tạo nghề cho 1.189 người. Nâng tổng số đào tạo lên 7.439/35.000 người đạt 21,25% so với kế hoạch, trong đó: Trung cấp nghề 164 người, sơ cấp nghề 3.182 người và dạy nghề dưới 3 tháng là 4.093 người.
7.2. Tình hình giáo dục:
Trong tháng 7, ngành giáo dục đã thực hiện tốt kế hoạch đề ra. Theo đó, ngành đã tham mưu UBND tỉnh ban hành Quyết định thành lập đoàn kiểm tra, thẩm định kết quả của huyện công nhận xã, phường, thị trấn đạt chuẩn phổ cập mầm non cho trẻ 5 tuổi tại các huyện Hòn Đất, Tân Hiệp, An Minh, Giồng Riềng và thị xã Hà Tiên.
Tổ chức tập huấn Kỹ năng sống cấp tiểu học, tập huấn dạy và học Tiếng Anh, dạy học Mỹ thuật theo phương pháp mới. Tiếp tục thực hiện tập huấn cấp huyện, cấp trường về Trường học kết nối và phần mềm Quản lý dữ liệu. Tập huấn truyền thông về thay đổi hành vi, nhận thức cho giáo viên và học sinh 03 trường học tham gia Dự án tiểu hợp phần vệ sinh nông thôn tỉnh Kiên Giang (thuộc Dự án WB6). Đề nghị Bộ GDĐT công nhận tỉnh Kiên Giang đạt chuẩn PC GDTH đúng độ tuổi mức độ 1 năm 2015. Đóng góp ý kiến cho Đề án dạy ngoại ngữ của Sở GDĐT để trình UBND tỉnh và góp ý dự thảo tiêu chí bộ SGK mới. Liên hệ với tập đoàn Central-Group lắp đặt phòng máy cho trường TH Nam Thái A 1 theo Công văn số 2693/BGDĐT ngày 08/6/2016 của Bộ GDĐT. Hoàn thành Đánh giá ngoài trường TH Long Thạnh 4 huyện Giồng Riềng. Kiểm tra chuyên đề tăng cường tiếng Việt và chuẩn bị vào lớp 1 tại huyện An Minh.
Thực hiện công tác coi và chấm thi THPT quốc gia năm 2016. Tiếp tục duyệt kết quả Tuyển sinh vào các lớp 10 đợt 2 của các trường THPT năm học 2016-2017. Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục trung học năm học 2016-2017 và tổ chức triển khai cho các Phòng GDĐT, trường THCS, trường THPT.
Bên cạnh đó ngành giáo dục tỉnh còn tập trung các lớp Nâng cao năng lực tiếng Anh cấp độ B2, C1 cho giáo viên. Tham gia công tác thi THPT quốc gia năm 2016 tại cụm Sở và Trường ĐH Kiên Giang chủ trì. Thẩm định mở ngành đào tạo TCCN của Trường Cao đẳng Y Tế Kiên Giang.
7.3. Tình hình văn hóa, nghệ thuật, thể thao:
Trong tháng 07, ngành văn hóa thể thao và du lịch trên địa bàn đã tập trung tuyên truyền, tổ chức các hoạt động văn hóa, thể thao, du lịch phục vụ tốt các nhiệm vụ chính trị; nhất là các hoạt động tuyên truyền kỷ niệm 69 năm Ngày Thương binh Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2016), 87 năm Ngày thành lập Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam (28/7/1929 - 28/7/2016), Lễ giỗ lần thứ 281 Đức khai trấn Mạc Cửu 2016 (1735 - 2016) tại thị xã Hà Tiên. Với vai trò là cơ quan Thường trực của Ban Tổ chức địa phương Năm Du lịch quốc gia 2016 - Phú Quốc - Đồng bằng sông Cửu Long, Ngành đã phối hợp với các đơn vị có liên quan tổ chức thành công nhiều hoạt động trong Chương trình Năm Du lịch quốc gia 2016 như: Lễ giỗ 4 Sư liệt sĩ tại di tích Tháp Cù Là, huyện Châu Thành và Lễ giỗ lần thứ 281 Đức khai trấn Mạc Cửu 2016 (1735 - 2016) tại thị xã Hà Tiên. Tổ chức Hội nghị tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ công tác gia đình, PCBLGĐ; triển khai các văn bản mới về phong trào TDĐKXDĐSVH cho 157 cán bộ văn hóa các huyện, thị, thành phố và xã, phường, thị trấn. Công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động chuyên ngành như cấp phép, thẩm định, thanh tra, kiểm tra được quan tâm, chú trọng, tiến hành thường xuyên, kịp thời, đảm bảo các hoạt động văn hóa, thể thao và du lịch diễn ra lành mạnh, an ninh, trật tự.
- Thể dục thể thao quần chúng: Báo cáo tổng kết 05 năm thực hiện Chương trình phối hợp giữa Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch với Hội Người cao tuổi tỉnh Kiên Giang giai đoạn 2011 - 2015; hỗ trợ Công an tỉnh công tác kiểm tra rèn luyện thể lực trong lực lượng công an các huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh; hỗ trợ Nhà Thiếu nhi Kiên Giang tổ chức giải Vô địch Taekwondo thiếu nhi tỉnh Kiên Giang lần thứ I năm 2016.
Phòng Văn hóa và Thông tin, Trung tâm Văn hóa - Thể thao (Du lịch) các huyện, thị xã và thành phố tổ chức các giải thi đấu thể dục thể thao như: Bóng đá, bóng chuyền, quần vợt, đá cầu lưới, cầu lông, cờ tướng, bóng bàn, dẫn bóng qua cọc, ném bóng vào rổ, kéo co, đua thuyền truyền thống, thể hình... nhân dịp kỷ niệm 69 năm Ngày Thương binh Liệt sĩ (27/7), 87 năm Ngày thành lập Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam (28/7), Lễ giỗ lần thứ 281 Đức khai trấn Mạc Cửu 2016 (1735 - 2016) tại thị xã Hà Tiên; thu hút hàng ngàn lượt người đến xem và cổ vũ.
- Thể thao thành tích cao: Phối hợp hỗ trợ tổ chức Giải đua xe đạp Đồng bằng sông Cửu Long tranh cúp Hạt Ngọc Trời lần thứ XXV năm 2016 “Cùng nông dân bảo vệ môi trường”, gồm 09 chặng đua với tổng cự ly là 1.098km. Tham dự các giải: Giải Bóng chuyền bãi biển toàn quốc Tour 1 tranh cúp Vietcombank năm 2016 tại tỉnh Quảng Nam, giải Vô địch Điền kinh các lứa tuổi trẻ quốc gia năm 2016 tại Thành phố Hồ Chí Minh, giải Vô địch thiếu niên, trẻ Boxing toàn quốc tại Hải Phòng, Giải vô địch Cử tạ trẻ quốc gia năm 2016 tại Lào Cai, giải Vô địch Bắn cung trẻ toàn quốc tại Đắk Lắk, giải Vô địch Canoeing trẻ toàn quốc tại Hà Nội và giải Điền kinh quốc tế Thành phố Hồ Chí Minh mở rộng; kết quả: đạt 03 HCV, 01 HCB và 02 HCĐ.
7.4. Tình hình y tế:
Kết quả phòng chống dịch bệnh: tình hình dịch bệnh trong tháng (tính từ ngày 01/6/2016 – 30/6/2016)
Sốt xuất huyết: Ghi nhận có 68 trường hợp mắc, giảm 4 trường hợp so với tháng trước. Các địa phương có số mắc trong tháng là Kiên Hải (15), Tp.Rạch Giá (14), An Biên (9), Phú Quốc (10), Vĩnh Thuận (3), Hòn Đất (3), Châu Thành (3), Hà Tiên (3), Giồng Riềng (2), Kiên Lương (2), Gò Quao (2). An Minh (1), UMT (1). Tích lũy từ đầu năm đến nay là 451 trường hợp, không có tử vong; so với cùng kỳ năm 2015 tăng 283 trường hợp.
Tay chân miệng: Ghi nhận 41 trường hợp mắc, tăng 10 trường hợp so với tháng trước. Trong đó tập trung nhiều ở Tp.Rạch Giá (18), Hà Tiên (7), Tân Hiệp (5), Châu Thành (3), Hòn Đất (3), An Biên (2). Tích lũy số mắc từ đầu năm đến nay là 528, không có tử vong; so với cùng kỳ năm 2015 tăng 131 trường hợp.
Thủy đậu: Ghi nhận 4 trường hợp mắc bằng so với tháng trước. Tích lũy số mắc từ đầu năm đến nay là 53.
Quai bị: Ghi nhận 6 trường hợp mắc. So với tháng trước giảm 11 trường hợp. Tích lũy số mắc từ đầu năm đến nay là 67.
Bệnh Thương hàn và Phó Thương hàn: Ghi nhận 1 trường hợp mắc giảm 1 trường hợp so với tháng trước. Tích lũy số mắc từ đầu năm đến nay là 13.
Cúm A (H5N1): Không ghi nhận mắc. Tích lũy đầu năm đến nay là 0.
Bệnh tiêu chảy: Ghi nhận 413 trường hợp mắc. So với tháng trước tăng 47 trường hợp. Tích lũy số mắc từ đầu năm đến nay là 3.250.
Bệnh cúm thường: Ghi nhận 262 trường hợp mắc. So với tháng trước tăng 137 trường hợp. Tích lũy số mắc từ đầu năm đến nay là 1.256.
Các bệnh khác số mắc/tích lũy đầu năm đến nay như sau: lỵ trực trùng (22/92), lỵ Amip (10/58), Đau mắt đỏ (1/14), Sởi (0/0).
Kết quả thực hiện chương trình Phòng, chống các bệnh xã hội và bệnh nguy hiểm cho cộng đồng: Thực hiện tốt công tác tuyên truyền, tư vấn, khám phát hiện sớm và điều trị có hiệu quả, quản lý chặt chẽ các bệnh phong, lao, tâm thần. Trong tháng phát hiện 02 BN phong, 222 BN lao, 03 BN tâm thần phân liệt và 09 BN động kinh. Số quản lý đến nay là 463 BN phong, 4.087 BN lao, 2.235 BN tâm thần phân liệt và 2.802 BN động kinh.
Kết quả thực hiện chương trình phòng, chống HIV/AIDS: Thực hiện xét nghiệm 6.126 người, phát hiện mới 14 cas HIV dương tính. Tính đến thời điểm báo cáo, số người còn sống ở địa phương nhiễm HIV là 1.926 người, trong giai đoạn AIDS là 1.328 người. Trong tháng, điều trị ARV cho 11 bệnh nhân HIV/AIDS, tích lũy số bệnh nhân điều trị từ đầu năm là 75 người, trong đó trẻ em điều trị ARV là 1.
Kết quả thực hiện công tác an toàn vệ sinh thực phẩm: Thẩm định, cấp 114 Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện VSATTP, ký 103 Bản cam kết đảm bảo an toàn thực phẩm đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống; công bố 44 hồ sơ hợp quy, xác nhận công bố phù hợp quy định ATTP; Thực hiện thanh tra, kiểm tra 1.911 cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống. Trong đó 170 cơ sở chưa đảm bảo VSATTP, số cơ sở nhắc nhở 165 cơ sở, xử lý 05 cơ sở, phạt tiền 05 cơ sở với số tiền 7.900.000 đồng, đề nghị tiêu hủy 08 loại sản phẩm của 03 cơ sở với 18 kg thực phẩm không đảm bảo tiêu chuẩn sản phẩm. Theo số liệu BVĐK tỉnh trong tháng ghi nhận 25 cas ngộ độc thực phẩm (24 cas do tác dụng độc của cồn, 01 cas do ăn thực phẩm).
7.5. Tình hình an toàn giao thông: tính từ ngày 16/6/2016 đến 15/7/2016 trên toàn tỉnh xảy ra 17 vụ tai nạn giao thông, làm 09 người chết, 09 người bị thương. Trong đó: Số vụ TNGT nghiêm trọng trở lên là 12 vụ, làm 09 người chết và 04 người bị thương. So với tháng trước số vụ TNGT giảm 03 vụ, số người chết giảm 03 người, số người bị thương giảm 02 người. Tính từ đầu năm, xảy ra 150 vụ tai nạn giao thông, làm 87 người chết, 114 người bị thương. So với cùng kỳ năm trước, giảm 28 vụ (chủ yếu giảm những vụ va chạm); giảm 03 người chết và giảm 51 người bị thương. Tình hình tai nạn giao thông từ đầu năm đến nay đã có xu hướng tăng số vụ nghiêm trọng so với năm trước - tăng 15 vụ, nhưng giảm số người chết – giảm 03 người chết so năm trước; đồng thời, giảm nhiều về số vụ va chạm nhẹ. Đề nghị ngành chức năng cần tăng cường hơn nữa công tác tuyên truyền kết hợp với kiểm tra thường xuyên nhằm nâng cao ý thức văn hóa giao thông cho người dân khi tham gia giao thông để kéo giảm số vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng dẫn đến giảm số người chết.
7.6. Tình hình cháy, nổ và thiên tai:
Từ ngày 16/06/2016 đến 15/07/2016 toàn tỉnh xảy ra 05 vụ cháy. Thiệt hại do cháy gây ra ước tính 60 triệu đồng, không có thiệt hại về người. Không có vụ nổ nào xảy ra. Địa bàn Châu Thành xảy ra một vụ sập nhà do cột điện ngã vào, làm 1 người chết và thiệt hại 50 triệu đồng.
Số lũy kế 7 tháng đầu năm 2016, trên địa bàn tỉnh xảy ra 39 vụ cháy, 01 vụ nổ. Thiệt hại lũy kế ước tính 23 tỷ 904 triệu đồng. Số người bị thương do cháy, nổ là 05 người. Năm nay, mùa khô hạn kéo dài, phức tạp, công tác phòng cháy, chữa cháy được các ngành, các cấp trong tỉnh tích cực tuyên truyền và hướng dẫn trong nhân dân, tuy nhiên điều quan trọng là ở từng người dân, cần cẩn thận, không chủ quan, lơ là với vật dụng dễ gây cháy nổ, gây tác hại nguy hiểm về tài sản và sinh mạng con người./.