Skip Ribbon Commands
Skip to main content
Ngày 24/11/2016-14:04:00 PM
Tình hình kinh tế-xã hội TP. Đà Nẵng tháng 11 năm 2016

* Chính thức tháng 10/2016, chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) tăng 17,59% so với tháng 10/2015. Trong đó: công nghiệp khai khoáng tăng 12,18%; công nghiệp chế biến tăng 19,71%; công nghiệp điện tăng 10,62%; công nghiệp cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải tăng 8,46%.

* Chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 11/2016 ước tăng 0,41% so với tháng trước. Trong đó: Công nghiệp khai thác mỏ tăng 0,75%; Công nghiệp chế biến tăng 0,43%; Công nghiệp sản xuất và phân phối điện tăng 0,1%; Sản xuất nước và xử lý rác thải tăng 2,3% so với tháng 10/2016.

So với cùng kỳ tháng 11/2015, chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 11/2016 tăng 16,42%. Trong đó: công nghiệp khai thác mỏ tăng 54,63%; công nghiệp chế biến tăng 15,49%; công nghiệp sản xuất và phân phối điện tăng 16,85%; sản xuất nước và xử lý rác thải tăng 12,65%.

* Ước cộng dồn 11 tháng đầu năm 2016, chỉ số sản xuất công nghiệp tăng 12,89%, trong đó: công nghiệp khai khoáng tăng 17,23%; công nghiệp chế biến tăng 12,96%, công nghiệp sản xuất và phân phối điện tăng 12,44%; sản xuất nước và xử lý rác thải tăng 10,6% so với cùng kỳ năm trước.

Một số ngành có tốc độ phát triển khá so với 11 tháng đầu năm 2015: Sản xuất sản phẩm từ cao su và plastic tăng 21,83%, Sản xuất các sản phẩm từ khoáng phi kim loại tăng 33,71%; Sản xuất sản phẩm từ kim loại đúc sẵn tăng 40,82%; Sản xuất sản phẩm điện tử, máy vi tính tăng 16,81%; công nghiệp chế biến chế tạo khác tăng 12,82%.

Một số ngành SX giảm sút: Ngành chế biến thực phẩm giảm 6,22%; ngành Dệt giảm 11,61%; sản xuất các sản phẩm từ giấy giảm 4,95%; sản xuất xe có động cơ giảm 2,81%; sản xuất da giảm 2,19% so với 11 tháng đầu năm 2015.

* Trồng trọt: Diện tích gieo trồng cây hàng năm vụ Mùa năm 2016 trên địa bàn thành phố Đà Nẵng ước đạt: lúa 2.536 ha, ngô 224 ha, khoai lang 138 ha, rau, đậu 483 ha, mía 153 ha, cây hoa 72 ha, mè 240 ha. So với cùng kỳ năm trước diện tích gieo trồng lúa tăng 1,37%; ngô giảm 0,88%; khoai lang giảm 1,08%;rau đậugiảm 2,43%; mía tăng 1,32%; cây hoa giảm 0,82%, mè giảm 6,98%. Nguyên nhân dẫn đến diện tích hoa vụ Mùa năm nay giảm là do diện tích đất trồng hoa ở Quận Hải Châu bị thu hồi.

* Chăn nuôi: Tính đến thời điểm cuối tháng 11/2016, đàn gia súc gia cầm trên địa bàn thành phố ước đạt như sau:

Tính đến thời điểm 15/11/2016 đã phát sinh diện tích rừng trồng mới tập trung với diện tích 400ha.

Sản lượng khai thác gỗ rừng trồng 11 tháng đầu năm 2016 ước đạt 47.500 m3, tăng 17,57% ; Sản lượng củi khai thác ước đạt 98.000 Ster, tăng 1,74% so với 11 tháng đầu năm 2015.

Sản lượng thủy sản cộng dồn 11 tháng đầu năm 2016 ước đạt 33.549 tấn, vượt 0,15% kế hoạch năm 2016, bằng 99,32% so với cộng dồn 11 tháng đầu năm 2015, trong đó sản lượng khai thác đạt 32.744 tấn, bằng 99,31% so với 11 tháng đầu năm 2015.

Sản lượng nuôi trồng thủy sản từ đầu năm đến nay ước đạt 806 tấn, giảm 0,09% so với cùng kỳ năm trước. Hoạt động nuôi trồng thủy sản trong tháng 11 năm 2016 trên địa bàn phát triển ổn định, tình hình dịch bệnh nuôi trồng thủy sản trong nuôi trồng thủy sản không xảy ra trên địa bàn, các cơ quan chuyên ngành đang phối hợp với các địa phương tăng cường công tác phòng chống dịch bệnh.

* Tổng mức bán lẻ hàng hoá và dịch vụ ước tháng 11/2016 đạt 6 232 tỷ đồng, tăng 0,41% so tháng trước và tăng 17,2% so với cùng kỳ tháng 11 năm 2015. Trong đó: Kinh tế nhà nước ước đạt 327 tỷ đồng, tăng 2,66% so tháng trước và tăng 5,52% so cùng kỳ năm trước; Kinh tế tư nhân đạt 3 897 tỷ đồng, tăng 0,26% so tháng trước, tăng 29,82% so cùng kỳ năm trước; Kinh tế cá thể đạt 1 739 tỷ đồng, tăng 0,17% so tháng trước, tăng 1,91% so cùng kỳ năm trước; Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đạt 268 tỷ đồng, tăng 1,55% so tháng trước và bằng 90,01% so cùng kỳ tháng 11 năm 2015.

Trong tổng mức: nhóm thương nghiệp tăng 10,09%; nhóm khách sạn tăng 22,82%, nhà hàng tăng 16,38%; du lịch tăng 1,88%; dịch vụ tăng 48,81% so với cùng kỳ tháng 11 năm 2015.

* Dự ước tổng mức bán lẻ hàng hoá và dịch vụ 11 tháng đầu năm 2016 đạt 62.557 tỷ đồng, tăng 9,92 % so cùng kỳ năm trước. Trong đó: Kinh tế nhà nước đạt 3.209 tỷ đồng, bằng 80,12% so cùng kỳ năm trước; Kinh tế tư nhân đạt 37.209 tỷ đồng, tăng 19,67%; Kinh tế cá thể đạt 18.797 tỷ đồng, tăng 0,13%; Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đạt 3.331 tỷ đồng, tăng 10,31% so 11 tháng đầu năm 2015.

Trong tổng mức: Thương nghiệp tăng 5,16% so cùng kỳ năm trước; lưu trú tăng 10,37%; nhà hàng tăng 13,36% so cùng kỳ; du lịch tăng 51,25%; dịch vụ tăng 22,21% so 11 tháng đầu năm 2015.

Ngành ăn uống: Ước tháng 11/2016 doanh thu ngành ăn uống ước đạt 757 tỷ đồng, tăng 1,6% so với tháng trước và tăng 16,38% so với cùng kỳ tháng 11/2015. Cộng dồn 11 tháng đầu năm 2016, doanh thu ngành ăn uống là 8.151 tỷ đồng, tăng 13,36% so với 11 tháng đầu năm 2015.

Doanh thu ngành lữ hành và lưu trú ước tháng 11/2016 đạt 460 tỷ đồng, bằng 93,03% so với tháng trước và tăng 17,3% so với cùng kỳ tháng 10 năm 2015. Cộng dồn 11 tháng đầu năm 2016, doanh thu ngành lữ hành lưu trú đạt 5.732 tỷ đồng, tăng 18,18% so với 11 tháng đầu năm 2015.

Tổng doanh thu ngành vận tải hàng hóa, hành khách đường bộ, đường thủy và dịch vụ vận tải tháng 11/2016 ước đạt687 tỷ đồng, bằng 99,15% so cùng kỳ năm 2015; vàbằng 99,66% so với tháng trước.

Ước tính khối lượng luân chuyển hành khách tháng 11/2016 đạt 66 triệu Hk.km, tăng 1,3% so cùng kỳ năm 2015; khối lượng luân chuyển hàng hóa đạt 206 triệu T.km, bằng 99% so cùng kỳ năm 2015.

Tháng 11/2016 doanh thu ngành vận tải nhà nước ước đạt 91 tỷ đồng, bằng 98,39% so với tháng trước và bằng 91,46% so với cùng kỳ năm 2015; doanh thu ngành vận tải ngoài nhà nước ước đạt 611 tỷ đồng, bằng 99,02% so với tháng trước và tăng 7,42% so với cùng kỳ năm trước, doanh thu vận tải có vốn đầu tư nước ngoài ước đạt 1,87 tỷ đồng, tăng 0,97% so với tháng trước và bằng 89,3% so với cùng kỳ, doanh thu vận tải cá thể ước đạt 33,6 tỷ đồng, tăng 8,54% so với tháng trước và tăng 48,69% so với cùng kỳ năm 2015.

Lũy kế doanh thu ngành vận tải 11 tháng đầu năm 2016 ước đạt 7.977 tỷ đồng, tăng 5,47% so cùng kỳ 11 tháng đầu năm 2015. Trong đó, vận tải hành khách đạt 2.127 tỷ đồng, tăng 13,65%; vận tải hàng hóa đạt 3.970tỷ đồng, tăng 1,57%; dịch vụ vận tải đạt 1.880tỷ đồng, tăng 5,45% so11thángđầunăm2015.Ước tính khối lượng luân chuyển hành khách 11 tháng đầu năm 2016 đạt 1.352 triệu Hk.km, tăng 12,54% so 11 tháng đầu năm 2015; khối lượng luân chuyển hàng hóa đạt 3.009 triệu T.km, tăng 0,28% so 11 tháng đầu năm 2015.

Sản lượng hàng hóa thông qua Cảng tháng 11/2016 ước đạt 650 nghìn tấn, tăng 27,23% so với cùng kỳ năm 2015 và bằng 99,53% so với tháng trước. Trong đó: hàng xuất khẩu đạt 204 nghìn tấn, tăng 7,38% so với cùng kỳ và bằng 87,74% so với tháng trước; hàng nhập khẩu đạt 213 nghìn tấn, bằng 93,93% so với tháng trước và tăng 21,57% so với cùng kỳ 2015; hàng nội địa đạt 233 nghìn tấn, tăng 20,28% so với tháng trước và tăng 60,02% so với cùng kỳ; hàng Container ước đạt 392 nghìn tấn, bằng 97,56% so với tháng trước và tăng 27,07% so với cùng kỳ năm 2015.

* Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 11/2016 tăng 0,40% so tháng trước. CPI tháng 11 năm 2016 tăng so tháng trước do các nguyên nhân chính, đó là: Giá xăng, dầu bình quân trong tháng tăng so với tháng trước đã tác động đến chỉ số của nhóm nhiên liệu tăng 3,58% và làm cho chỉ số của nhóm giao thông tăng 1,63% so với tháng trước. Chỉ số giá nhóm hàng hóa dịch vụ khác giảm 0,06%; chỉ số giá bưu chính viễn thông giảm 0,07% so với tháng trước; văn hóa giải trí và du lịch giảm 0,30%. Các nhóm có chỉ số giá ổn định là giáo dục, đồ uống và thuốc lá.

Giá vàng giảm 1,56%; Giá đô la Mỹ tăng 0,26% so với tháng 10/2016.

* Chỉ số giá tiêu dùng bình quân 11 tháng đầu năm 2016 so với bình quân cùng kỳ năm 2015 tăng 2,05%. Những nhóm hàng tăng cao so với mức tăng bình quân chung như: thuốc và dịch vụ y tế tăng 38,53%; giáo dục tăng 4,77%; văn hóa, giải trí và du lịch tăng 1,70%; hàng hóa và dịch vụ khác tăng 2,66%; may mặc, mũ nón và giày dép tăng 1,70%; nhà ở, điện, nước, chất đốt và vật liệu xây dựng tăng 1,10%; đồ uống và thuốc lá tăng 1,44%; hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 1,42%; thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 1,04%. Nhóm giao thông giảm mạnh 6,88%; bưu chính viễn thông giảm 0,67% so bình quân 11 tháng đầu năm 2015.

Giá vàng tăng 6,67%; Giá đô la Mỹ tăng 2,33% so với bình quân 11 tháng đầu năm 2015.

* Vốn đầu tư phát triển nguồn ngân sách nhà nước do địa phương quản lý trên địa bàn ước tháng 11 năm 2016 thực hiện được 302 tỷ đồng, tăng 13,93% so với cùng kỳ năm 2015, và bằng 82,1% so với tháng trước. Trong đó: vốn nhà nước cấp tỉnh ước đạt 391 tỷ đồng, tăng 18,55% so với cùng kỳ năm trước và bằng 81,97% so với tháng trước; vốn nhà nước cấp huyện đạt 11 tỷ đồng, bằng 54,87% so với cùng kỳ năm trước và bằng 85,84% so với tháng trước.

* Cộng dồn 11 tháng đầu năm 2016, vốn đầu tư phát triển nguồn ngân sách nhà nước do địa phương quản lý ước 3.361 tỷ đồng, đạt 76,76% kế hoạch năm 2016. Trong đó, vốn nhà nước cấp tỉnh 3.245 tỷ đồng, vốn nhà nước cấp huyện đạt 116 tỷ đồng.

* Dự ước kim ngạch xuất khẩu hàng hóa tháng 11/2016 của TP Đà Nẵng đạt 116 triệu USD, tăng 1,51% so tháng trước, và tăng 8,13% so cùng kỳ năm trước. Trong đó: khu vực kinh tế nhà nước tăng 4,1% so cùng kỳ và tăng 1,36% so tháng trước; khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tăng 14,61% so cùng kỳ và tăng 1,51% so tháng trước; khu vực kinh tế tư nhân tăng 0,48% so cùng kỳ và tăng 1,61% so tháng trước.

* Ước cộng dồn 11 tháng đầu năm 2016, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa đạt 1.130 triệu USD, tăng 4,01% so với 11 tháng đầu năm 2015. Trong đó: Hàng thủy hải sản ước đạt 127 triệu USD, bằng 96,61% ; Hàng CN-TTCN ước đạt 1.003 triệu USD, tăng 5,13% so 11 tháng đầu năm 2015. Hàng nông lâm sản ước đạt 0,098 triệu USD, bằng 0,01% so tổng KNXK hàng hóa của TP Đà Nẵng.

* Ước kim ngạch nhập khẩu tháng 11/2016 đạt 103 triệu USD, tăng 1,01% so cùng kỳ năm trước và tăng 6,7% so tháng trước. Trong đó: kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đạt kim ngạch 41 triệu USD, tăng 8,83% so cùng kỳ và tăng 6,18% so với tháng trước; kim ngạch nhập khẩu khu vực kinh tế tư nhân đạt 44 triệu USD, tăng 3,87% so cùng kỳ và tăng 7,58% so tháng trước; khu vực kinh tế nhà nước đạt 19 triệu USD, bằng 82,76% so với cùng kỳ và tăng 5,79% so với tháng trước.

* Ước tính kim ngạch nhập khẩu 11 tháng đầu năm 2016 là 1.007 triệu USD, bằng 98,89% so với 11 tháng đầu năm 2015. Trong đó: khu vực kinh tế tư nhân đạt 441 triệu USD, tăng 2,76% so cùng kỳ, kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đạt kim ngạch 382 triệu USD, tăng 6,69%; kim ngạch nhập khẩu khu vực kinh tế nhà nước đạt 185 triệu USD, bằng 79,69% so với 11 tháng đầu năm 2015.

Trong tháng 11/2016, thành phố Đà Nẵng đã tổ chức 3 phiên giao dịch việc làm. Đến dự phiên giao dịchcó 277 doanh nghiệp (120 đơn vị phỏng vấn trực tiếp tại sàn giao dịch) đăng ký tuyển dụng 5.856 lao động (trong đó 3.474 nữ). Nhu cầu tuyển dụng lao động có tay nghề 2.493 người, lao động phổ thông 3.363 người. Trung tâm đã chắp nối, giới thiệu cho 1.184 lao động (576 lao động nữ). Trong đó: lao động có tay nghề 800 người, lao động phổ thông 384 người. Kết quả phỏng vấn, sơ tuyển tại phiên giao dịch có 987 lao động được chắp nối, giới thiệu thành công (462 nữ). Trong đó, lao động có tay nghề 681 người, lao động phổ thông 306 người.

Cộng dồn từ đầu năm đến nay, thành phố Đà Nẵng đã tổ chức 28 phiên giao dịch việc làm. Đến dự phiên giao dịchcó 2.737 doanh nghiệp (1.096 đơn vị phỏng vấn trực tiếp tại sàn giao dịch) đăng ký tuyển dụng 59.184 lao động, trong đó 26.687 nữ. Nhu cầu tuyển dụng lao động có tay nghề 28.261 người, lao động phổ thông 30.923 người. Trung tâm đã chắp nối, giới thiệu cho 8.761 lao động, trong đó có 4.404 lao động nữ. Lao động có tay nghề 6.591 người, lao động phổ thông 2.170 người. Kết quả phỏng vấn, sơ tuyển tại phiên giao dịch có 6.951 lao động được chắp nối, giới thiệu thành công (3.478 nữ). Trong đó, lao động có tay nghề 5.164 người, lao động phổ thông 1.787 người.

Trong tháng 11/2016, thành phố ban hành quy định chính sách hỗ trợ học nghề đối với lao động thuộc diện chính sách xã hội trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.

Nghề đào tạo và mức hỗ trợ học nghề: hỗ trợ học nghề trình độ sơ cấp và đào tạo dưới 3 tháng gồm có 42 nghề (36 nghề phi nông nghiệp và 6 nghề nông nghiệp), với mức hỗ trợ thấp nhất là: 1 triệu đồng/người/khóa học, cao nhất là: 4 triệu đồng/người/khóa học. Riêng đối với lao động là người khuyết tật tham gia các lớp học nghề chuyên biệt thì mức hỗ trợ tối đa 6 triệu đồng/người/khóa học.

Kỷ niệm ngày 20/11 năm 2016, có 5 tập thể nhận Huân chương Lao động các hạng nhì và ba; 2 tập thể nhận Cờ thi đua xuất sắc của Thủ tướng Chính phủ; 5 tập thể được nhận Cờ thi đua xuất sắc của Bộ GD&ĐT; 31 tập thể được Bộ GD&ĐT tặng Bằng khen; 2 giáo viên tiêu biểu xuất sắc được tặng Bằng khen của Bộ GD&ĐT. Ngoài ra, nhiều tập thể và cá nhân được trao các danh hiệu cao quý khác.

Tình hình dịch bệnh sốt xuất huyết trên địa bàn thành phố Đà Nẵng hiện số cas mắcsốt xuất huyếtdao động khoảng 200 ca/tuần.Tính đến ngày 21/11/2016 trên địa bàn thành phố ước có 3.581 cas sốt xuất huyết,tăng 3,58 lần so với cùng kỳ năm 2015,không có trường hợp tử vong; bệnh tay chân miệng có 1.610 cas, bằng 89,2% so với cùng kỳ năm 2015, giảm 195 cas, không có trường hợp tử vong, trong tháng 11/2016 bình quân 1 tuần có 56 cas bệnh; bệnh thủy đậu là 1.263 cas, tăng 26,81% so với cùng kỳ năm 2015, tăng 267 cas, trong tháng 11/2016 trung bình 1 tuần có 15 cas mắc thủy đậu.

* Tình hình cháy nổ: Từ ngày 17/10/2016 đến ngày 21/11/2016 trên địa bàn thành phố đã xảy ra 1 vụ cháy. Uớc tính thiệt hại khoảng 35 triệu đồng, không có thiệt hại về người. Cộng dồn từ đầu năm 2016 đến nay đã xảy ra 58 vụ cháy. Trong đó có 29 vụ cháy nhà dân, 4 vụ cháy nhà xưởng, 4 vụ cháy doanh nghiệp, 1 vụ cháy trung tâm thương mại và 18 vụ cháy khác. Tổng giá trị thiệt hại ước hơn 4,25 tỷ đồng và thiệt hại 217 ha rừng, 1 người chết do cháy nổ, 7 người bị thương.

Tháng 11/2016: Tai nạn giao thông đường bộ: xảy ra 30 vụ, làm chết 14 người, bị thương 22 người, thiệt hại tài sản khoảng 56 triệu đồng. So với tháng 10/2016, tăng 20 vụ (30/10), tăng 5 người chết (14/9), tăng 17 người bị thương (22/5). So với cùng kỳ năm 2015, tăng 12 vụ (30/18), tăng 9 người chết (14/5), tăng 5 người bị thương (22/17). Tai nạn giao thông Đường sắt, đường thủy: Không xảy ra.

Tính từ đầu năm đến ngày 15/11/2016, trên địa bàn thành phố Đà Nẵng, tai nạn giao thông đường bộ: xảy ra 124 vụ TNGT, làm chết 82 người, bị thương 82 người. Thiệt hại tài sản khoảng 203,5 triệu đồng. So với cùng kỳ năm 2015, giảm 14 vụ, số người chết không tăng không giảm, giảm 29 người bị thương.

Tai nạn giao thông đường sắt: xảy ra 2 vụ, làm chết 2 người; so với cùng kỳ năm 2015, tăng 2 vụ (2/0), tăng 2 người chết (2/0) . So với cùng kỳ năm 2015, giảm 3 vụ, giảm 3 người chết.

Tai nạn giao thông đường thủy: xảy ra 1 vụ , chết 3 người. So cùng kỳ năm 2015, tăng 1 vụ, tăng 3 người chết.

Cộng dồn 11 tháng đầu năm 2016: Kết quả công tác xử lý vi phạm TTATGTđường bộ: phát hiện, lập biên bản 52.355 trường hợp vi phạm. Ra quyết định xử phạt 44.980 trường hợp, chuyển kho bạc Nhà nước thu 30,6 tỷ đồng. Tạm giữ 2.598 xe (320 ôtô, 2.630 môtô, 8 xe máy điện). Tước quyền sử dụng GPLX 7.259 trường hợp.

Thành phố tổ chức sinh hoạt các mô hình Câu lạc bộ “Phòng ngừa phụ nữ có nguy cơ hoạt động mại dâm và dự phòng lây nhiễm HIV/AIDS”; Đội kiểm tra liên ngành 178 các cấp kiểm tra 03 cơ sở (02 karaoke và 01 quán bar), qua kiểm tra phát hiện 03 cơ sở vi phạm, đề nghị xử phạt số tiền 13 triệu đồng; tổ chức kiểm tra, đăng ký nhập dữ liệu phần mềm quản lý lao động nữ trong các cơ sở kinh doanh dịch vụ nhạy cảm trên địa bàn.

* Lĩnh vực cai nghiện ma túy và quản lý sau cai nghiện:Trong tháng 11/2016, Trung tâm 05-06 tiếp nhận 40 học viên vào cai nghiện, giải quyết cho về cộng đồng đúng thời hạn 33 học viên, chấp hành hình phạt tù 01 học viên và đình chỉ chữa bệnh 01 học viên; hiện, Trung tâm đang quản lý, cai nghiện, giáo dục, dạy nghề cho 502 học viên; 51 trường hợp tại Cơ sở quản lý; toàn thành phố có 25 người đang cai nghiện tại gia đình-cộng đồng và 507 người đang quản lý sau cai tại nơi cư trú./.


Website Cục Thống kê Đà Nẵng

    Tổng số lượt xem: 1212
  •  

Đánh giá

(Di chuột vào ngôi sao để chọn điểm)