Skip Ribbon Commands
Skip to main content
Ngày 03/01/2017-09:48:00 AM
Tình hình kinh tế - xã hội tháng 12, ước năm 2016 thành phố Đà Nẵng

Kết quả thực hiện năm 2016 như sau:

(1)Sơ bộ năm 2016, ước tính tốc độ tăng tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP tính theo phương pháp giá cơ bản) tăng 9,04% so với năm 2015.

(2)Giá trị sản xuất các ngành dịch vụ ước tăng 10,3% (năm 2015 tăng 9,1%)

(3)Giá trị sản xuất công nghiệp – Xây dựng ước tăng 10,4%, trong đó công nghiệp ước tăng 11,57% (năm 2015 tăng 6,1%).

(4)Giá trị sản xuất thủy sản nông lâm ước tăng 7,22% so với năm 2015.

(5)Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa ước đạt 1.246 triệu USD tăng 4,94%.

(6)Tổng thu Ngân sách nhà nước trên địa bàn ước thực hiện 25.392 tỷ đồng, đạt 169,84% so với kế hoạch và tăng 19,59% so với năm 2015.

(7)Tổng vốn đầu tư phát triển ước đạt 32.197 tỷ đồng, tăng 2,68%.

Biểu 1. GO năm 2014-2016 giá hiện hành (Tính theo giá cơ bản)

GO giá hiện hành

(Tỷ đồng)

Tốc độ tăng GO

giá hiện hành (%)

2014

2015

Ư 2016

2015

Ư 2016

GIÁ TRỊ SẢN XUẤT

122 959

132 014

145 590

7,36

10,28

*Phân theo Khu vực kinh tế

- Nông, Lâm nghiệp, Thủy sản

2 799

2 936

3 148

4,90

7,22

- Công nghiệp và Xây dựng

67 073

71 162

78 561

6,10

10,40

-Trong đó Công nghiệp

50 918

54 248

60 527

6,54

11,57

- Dịch vụ

53 087

57 915

63 881

9,10

10,30

Biểu 2. VA, GRDP năm 2014-2016 giá hiện hành (Tính theo giá cơ bản)

VA, GRDP giá hiện hành (Tỷ đồng)

Tốc độ tăng GRDP

giá hiện hành(%)

2014

2015

Ư 2016

2015

Ư 2016

Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) (I+II-III)

57 821

63 328

69 806

9,52

10,23

I GIÁ TRỊ TĂNG THÊM

51 135

55 637

61 355

8,80

10,28

- Nông, Lâm nghiệp, Thủy sản

1 248

1 305

1 387

4,62

6,22

- Công nghiệp và Xây dựng

19 124

20 596

22 762

7,70

10,51

Trong đó: Công nghiệp

13 769

14 991

16 796

8,88

12,04

- Dịch vụ

30 763

33 735

37 207

9,66

10,29

II THUẾ SẢN PHẨM

6 694

7699

8 459

15,02

9,87

a Thuế nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ

785

556

611

29,10

9,87

b Thuế VAT, Thuế sản phẩm khác còn lại (thuế xuất khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế khoán,…)

5 909

7 143

7 848

20,88

9,87

III TRỢ CẤP SẢN PHẨM

8

8

9

-1,23

9,87

Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) tính theo giá hiện hành ước năm 2016 thực hiện 69.806 tỷ đồng, tăng hơn 10% so năm 2015 (sơ bộ năm 2015 đạt 63.328 tỷ đồng, tăng 9,52% so năm 2014). Năm 2016, giá trị tăng thêm (VA) tính theo giá hiện hành ước đạt 61.355 tỷ đồng, tăng 10,28% so với năm 2015, trong đó: khu vực nông - lâm nghiệp, thủy sản tăng 6,22% (năm 2015 tăng 4,62%), VA khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 10,51% (năm 2015 tăng 7,7%), VA dịch vụ tăng 10,29% so năm trước (năm 2015 tăng 9,66%).

GDP bình quân đầu người tính theo giá hiện hành: năm 2016 ước đạt 66,6 triệu đồng/người/năm, năm 2015 đạt 61,6 triệu đồng/người/năm; Tính theo giá hiện hành bằng tiền USD, năm 2016 đạt 2980 USD/người/năm, năm 2015 ước đạt 2 825 USD/người/năm (tăng gần 5,5%).

Biểu 3. Một số chỉ tiêu bình quân đầu người 2014-2016 (%)

Chỉ tiêu

2014

2015

Ư. 2016

Tốc độ tăng (%)

2015

Ư.2016

GRDP giá hiện hành (tỷ đồng)

57 821

63 328

69 806

9,52

10,23

Dân số (nghìn người)

1007.65

1028.84

1048,86

2,10

1,95

GRDP giá hiện hành bình quân đầu người (triệu đồng)

57,38

61,55

66,55

7,27

8,12

Tỷ giá hối đoái (VND/USD)

21 210

21 786

22 330

2,72

2,50

GRDP bình quân đầu người (USD)

2 705

2825

2980

4,43

5,49

Thu nhập bình quân người/năm giá hiện hành (triệu đồng)

43,34

43,56

49,41

0,51

13,43

Như vậy tốc độ tăng GRDP bình quân đầu người năm 2016 chậm hơn tốc độ tăng thu nhập 1,65 lần; còn nếu so với tốc độ tăng dân số thì chỉ tiêu này năm 2015 gấp 3,5 lần, năm 2016 gấp 4,2 lần tốc độ tăng dân số trung bình.

Cơ cấu VA theo giá hiện hành năm 2015 có sự thay đổi chuyển dịch nhẹ giữa ba lĩnh vực kinh tế: khu vực nông lâm thủy sản chiếm tỷ trọng thấp (2,35%) và tiếp tục có xu hướng giảm nhẹ vào năm 2016 (2,26); khu vực dịch vụ chiếm tỷ trọng đa số (60,64%); khu vực công nghiệp, xây dựng có tỷ trọng tăng nhẹ trong 2 năm 2015-2016 (37,02 – 37,1%).

Biểu 4. Cơ cấu GRDP chia theo 3 khu vực và thuế trong GRDP

GRDP Giá hiện hành (Tỷ đồng)

Cơ cấu GRDP (%)

2014

2015

Ư. 2016

2014

2015

Ư. 2016

Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) (I+II)

57 821

63 328

69 806

100,00

100,00

100,00

I GIÁ TRỊ TĂNG THÊM

51 135

55 637

61 355

88,44

87,85

87,89

- Nông, Lâm nghiệp, Thủy sản

1 248

1 305

1 387

2,16

2,06

1,99

- Công nghiệp-Xây dựng

19 124

20 596

22 762

33,08

32,52

32,61

- Dịch vụ

30 763

33 735

37 207

53,20

53,27

53,30

II THUẾ SẢN PHẨM – TRỢ CẤP SẢN PHẨM

6 686

7 691

8 451

11,56

12,15

12,11

Xét theo ngành kinh tế, năm 2016 các ngành chiếm tỷ trọng VA cao là: công nghiệp chế biến, chế tạo chiếm tỷ trọng 25,75%; ngành xây dựng chiếm 9,49%; thương mại chiếm 12,25%, Vận tải - kho bãi chiếm 7,68%; Dịch vụ lưu trú-ăn uống chiếm 7,48%; ngành kinh doanh bất động sản chiếm 6,45% trong tổng số VA.

Cộng dồn chính thức 11 tháng đầu năm 2016: Chỉ số sản xuất công nghiệp toàn thành phố tăng 12,84% so với cùng kỳ; trong đó ngành công nghiệp khai thác tăng 17,71%, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 13,04%, công nghiệp sản xuất và phân phối điện tăng 11,87%, sản xuất nước và xử lý rác thải tăng 10,18%.

Chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 12/2016 ước tăng 0,77% so với tháng trước. Trong đó: Công nghiệp khai thác mỏ giảm 4,67%; Công nghiệp chế biến tăng 1,94%; Công nghiệp sản xuất và phân phối điện giảm 3,34%; Sản xuất nước và xử lý rác thải tăng 0,35% so với tháng 11/2016.

So với cùng kỳ tháng 12/2015, chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 12/2016 tăng 14,02%. Trong đó: công nghiệp khai thác mỏ tăng 49,32%; công nghiệp chế biến tăng 12,97%; công nghiệp sản xuất và phân phối điện tăng 14,94%; sản xuất nước và xử lý rác thải tăng 12,48%.

Ước năm 2016, chỉ số sản xuất công nghiệp tăng 12,93%, trong đó: công nghiệp khai khoáng tăng 20,11%; công nghiệp chế biến tăng 13,03%, công nghiệp sản xuất và phân phối điện tăng 12,11%; sản xuất nước và xử lý rác thải tăng 10,38% so với năm trước.

Tính đến ngày 30/11/2016 thành phố đã cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cho 4.169 doanh nghiệp, tổng vốn đăng ký đạt 12.807 tỷ đồng, tăng 39,5% về số lượng và tăng 27,7% về tổng vốn đăng ký so với năm trước; đã làm thủ tục thay đổi, bổ sung giấy chứng nhận dăng ký doanh nghiệp cho 4.293 doanh nghiệp. Hiện nay, trên địa bàn thành phố có 15.588 doanh nghiệp, sử dụng 316.671 lao động. Trong đó có 482 doanh nghiệp, đơn vị có sử dụng lao động người nước ngoài với 1.184 lao động là người nước ngoài; đã có giấy phép lao động cho 847 người và xác nhận không thuộc diện cấp giấy phép lao động cho 337 người.

Diện tích gieo trồng cây hàng năm năm 2016 trên địa bàn thành phố Đà Nẵng ước đạt: lúa 5.434 ha, ngô 457 ha, khoai lang 333 ha, mè 240 ha, lạc 498 ha, rau, đậu 979 ha, mía 338 ha, cây hoa 137 ha. So với cùng kỳ năm trước diện tích gieo trồng lúa giảm 0,95%; ngô tăng 27,62%; khoai lang giảm 0,98%; rau đậu tăng 3,25%; mía tăng 13,04%; cây hoa tăng 9,05%, mè giảm 6,98%; lạc giảm 10,8%, thuốc lá giảm 12,59%.

Năng suất lúa năm 2016 ước đạt 59,4 tạ/ha, giảm 2,4 tạ/ha (giảm 3,88%) so với năm 2015. Các loại cây trồng khác như ngô đạt 56,6 tạ/ha, tăng 0,2 tạ/ha (tăng 0,35%); khoai lang 63,6 tạ/ha, tăng 1,5 tạ/ha (tăng 2,42%); rau đậu 138,4 tạ/ha, tăng 3,6 tạ/ha (tăng 2,67%), cây mía 395,2 tạ/ha, tăng 1,17%; lạc 18,8 tạ/ha, tăng 7,43% so với năm 2015.

Tính đến thời điểm giữa tháng 12/2016, đàn gia súc gia cầm trên địa bàn thành phố ước đạt như sau:

+ Tổng số lượng trâu 2 120 con, giảm 6,73% so với cùng kỳ năm trước;

+ Tổng số lượng bò 17 059 con, giảm 1,86% so với cùng kỳ năm trước;

+ Tổng số lượng lợn 68 100 con, tăng 0,23% so với cùng kỳ năm 2015

+ Tổng đàn gia cầm 797 ngàn con, giảm 0,72% so với cùng kỳ năm 2015.

Trong đó: đàn gà 390,9 ngàn con, tăng 0,99% so với cùng kỳ năm 2015.

Tính đến thời điểm 15/12/2016 đã phát sinh diện tích rừng trồng mới tập trung với diện tích 400ha. Sản lượng khai thác gỗ rừng trồng năm 2016 ước đạt 47.500 m3, tăng 17,57%; Sản lượng củi khai thác ước đạt 98.000 Ster, tăng 1,74% so với năm 2015.

Từ đầu năm đến nay, các ban ngành chức năng đã tổ chức được 477 đợt kiểm tra tại rừng, phát hiện lập biên bản 73 vụ (trong đó: 8 vụ khai thác rừng trái phép, 15 vụ vận chuyển trái phép lâm sản, 24 vụ về mua, bán tàng trữ, cất giấu trái phép lâm sản, 3 vụ vi phạm quy định về PCCC, 2 vụ lấn chiếm đất lâm nghiệp trái phép, 9 vụ vi phạm thủ tục tài chính, 8 vụ vi phạm quy định chung về QLBVR, 4 vụ vi phạm quy định về bảo vệ ĐVHD. Đã xử lý 58 vụ vi phạm hành chính; tịch thu 25.581 m3 gỗ xẻ 1.677 m3 gỗ tròn và nhiều lâm sản có giá trị khác.

Sản lượng thủy sản năm 2016 ước đạt 34.569 tấn, vượt 0,2% kế hoạch năm 2016, bằng 98,82% so với năm 2015, trong đó sản lượng khai thác đạt 33.763 tấn, bằng 98,8% so với năm 2015, sản lượng nuôi trồng đạt 806 tấn, giảm 0,09% so với năm 2015.

Sản lượng khai thác năm 2016 giảm so với cùng kỳ năm 2016 nguyên nhân là do cuối tháng 4 năm nay, thông tin liên quan đến vụ cá chết tại các tỉnh từ Hà Tĩnh đến Thừa Thiên Huế đã ảnh hưởng không nhỏ đến tình hình khai thác, tiêu thụ hải sản của thành phố, ngư dân và các tổ chức cá nhân hoạt động kinh doanh thủy sản.

Tổng diện tích nuôi trồng thủy sản năm 2016 là 481,8 ha, tăng 11,9 ha, tương ứng tăng 2,53%. Trong đó: diện tích nuôi tôm là 32,5 ha (diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng là 31,5 ha; diện tích nuôi tôm giống 1 ha). Trên địa bàn, 100% diện tích nuôi tôm đều nuôi theo phương thức nuôi thâm canh. Phân theo loại nước, diện tích nuôi nước lợ là 33,5ha, diện tích nuôi nước ngọt ước đạt 448,31ha. Diện tích nuôi cá năm 2016 là 449,3 ha (nuôi nước ngọt), chủ yếu nuôi các loại cá như: cá trắm, cá rô phi, cá diêu hồng, cá trê lai… và diện tích nuôi trồng vẫn không biến động lớn với từng loại cá so với năm trước.

Tổng mức bán lẻ hàng hoá và dịch vụ ước tháng 12/2016 đạt 5.849 tỷ đồng, giảm 0,35% so tháng trước và tăng 7,27% so với cùng kỳ tháng 12 năm 2015. Trong đó: Kinh tế nhà nước ước đạt 299 tỷ đồng, tăng 1,51% so tháng trước và giảm 13,29% so cùng kỳ năm trước; Kinh tế tư nhân đạt 3.573 tỷ đồng, giảm 0,79% so tháng trước, tăng 15,85% so cùng kỳ năm trước; Kinh tế cá thể đạt 1.751 tỷ đồng, tăng 0,38% so tháng trước, tăng 0,46% so cùng kỳ năm trước; Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đạt 225 tỷ đồng, giảm 1,52% so tháng trước và giảm 19,44% so cùng kỳ tháng 12 năm 2015.

Nhóm thương nghiệp tăng 4,27%; nhóm khách sạn tăng 10,20%, nhà hàng tăng 10,53%; du lịch giảm 22,54%; dịch vụ tăng 20,78% so với cùng kỳ tháng 12 năm 2015.

Dự ước tổng mức bán lẻ hàng hoá và dịch vụ năm 2016 đạt 68.045 tỷ đồng, tăng 7,77% so với năm trước. Trong đó: Kinh tế nhà nước đạt 3.476 tỷ đồng, giảm 23,98%; Kinh tế tư nhân đạt 40.487 tỷ đồng, tăng 14,99%; Kinh tế cá thể đạt 20.552 tỷ đồng, tăng 1,44%; Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đạt 3.517 tỷ đồng, tăng 14,35% so với năm 2015.

Thương nghiệp tăng 4,49% so cùng kỳ năm trước; lưu trú tăng 9,61%; nhà hàng tăng 12,96% so cùng kỳ; du lịch tăng 24,81%; dịch vụ tăng 14,08% so với năm 2015.

Ước tháng 12/2016 doanh thu ngành ăn uống ước đạt 742 tỷ đồng, giảm 0,18% so với tháng trước và tăng 10,53% so với cùng kỳ tháng 12/2015. Ước năm 2016, doanh thu ngành ăn uống là 8.880 tỷ đồng, tăng 12,96% so với năm 2015.

Doanh thu ngành lữ hành và lưu trú ước tháng 12/2016 đạt 373 tỷ đồng, giảm 7,16% so với tháng trước và tăng 1,54% so với cùng kỳ tháng 12 năm 2015. Ước năm 2016, doanh thu ngành lữ hành lưu trú đạt 6.047 tỷ đồng, tăng 12,92% so với năm 2015. Trong đó:

Hoạt động lưu trú tháng 12/2016 ước đạt 298 tỷ đồng, giảm 6,08% so với tháng trước và tăng 10,2% so với cùng kỳ năm 2015; Ước năm 2016 đạt 4.592 tỷ đồng, tăng 9,61% so với năm 2015.

Hoạt động du lịch lữ hành tháng 12/2016 đạt 75 tỷ đồng, giảm 11,18% so với tháng trước và tăng 22,54% so với tháng 12/2015; Ước năm 2016 đạt 1.166 tỷ đồng, tăng 24,81% so với năm 2015.

Tổng lượt khách phục vụ tháng 12/2016 là 275 nghìn lượt, giảm 7,44% so với tháng trước và tăng 8,42% so với cùng kỳ năm 2015, trong đó: lượt khách lữ hành là 23 nghìn lượt khách, giảm 12,03% so tháng trước và giảm 2,57% so với cùng tháng năm trước, lượt khách lưu trú là 252 nghìn lượt khách, giảm 7% so với tháng trước và tăng 9,55% so với cùng kỳ tháng 12 năm 2015. Ước năm 2016, tổng lượt khách phục vụ 4.232 nghìn lượt, tăng 15,1% so với năm 2015.

Tổng doanh thu ngành vận tải hàng hóa, hành khách đường bộ, đường thủy và dịch vụ vận tải tháng 12/2016 ước đạt 722 tỷ đồng, tăng 0,59% so cùng kỳ năm 2015; và tăng 2,8% so với tháng trước. Cụ thể từng ngành vận tải như sau:

- Doanh thu vận tải hành khách ước đạt 149 tỷ đồng, bằng 89,81% so cùng kỳ năm 2015; và tăng 13,39% so với tháng trước;

- Doanh thu vận tải hàng hóa ước đạt 372 tỷ đồng, tăng 2,44% so cùng kỳ năm 2015; và tăng 0,98% so với tháng trước.

- Doanh thu dịch vụ vận tải ước đạt 202 tỷ đồng, tăng 6,47% so cùng kỳ năm 2015; và bằng 99,29% so với tháng trước.

Tháng 12/2016 doanh thu ngành vận tải nhà nước ước đạt 95 tỷ đồng, tăng 3,02% so với tháng trước và bằng 75,69% so với cùng kỳ năm 2015; doanh thu ngành vận tải ngoài nhà nước ước đạt 650 tỷ đồng, tăng 3,64% so với tháng trước và tăng 14,68% so với cùng kỳ năm trước, doanh thu vận tải có vốn đầu tư nước ngoài ước đạt 1,79 tỷ đồng, tăng 24,83% so với tháng trước và bằng 89,21% so với cùng kỳ, doanh thu vận tải cá thể ước đạt 33,2 tỷ đồng, tăng 5,95% so với tháng trước và tăng 37,59% so với cùng kỳ năm 2015.

Doanh thu ngành vận tải năm 2016 ước đạt 8.715 tỷ đồng, tăng 5,24% so với năm 2015. Trong đó, vận tải hành khách đạt 2.254 tỷ đồng, tăng 10,64%; vận tải hàng hóa đạt 4.377 tỷ đồng, tăng 2,46%; dịch vụ vận tải đạt 2.085 tỷ đồng, tăng 5,69% so với năm 2015. Ước tính khối lượng luân chuyển hành khách năm 2016 đạt 1.429 triệu Hk.km, tăng 12,97% so với năm 2015; khối lượng luân chuyển hàng hóa đạt 3.246 triệu T.km, tăng 1,16% so với năm 2015.

Sản lượng hàng hóa thông qua Cảng tháng 12/2016 ước đạt 661 nghìn tấn, tăng 17,99% so với cùng kỳ năm 2015 và tăng 1,67% so với tháng trước. Trong đó: hàng xuất khẩu đạt 219 nghìn tấn, bằng 98,45% so với cùng kỳ và tăng 6,95% so với tháng trước; hàng nhập khẩu đạt 204 nghìn tấn, bằng 95,69% so với tháng trước và tăng 29,81% so với cùng kỳ 2015; hàng nội địa đạt 238 nghìn tấn, tăng 2,5% so với tháng trước và tăng 31,72% so với cùng kỳ; hàng Container ước đạt 402 nghìn tấn, tăng 1,01% so với tháng trước và tăng 24,84% so với cùng kỳ năm 2015.

Ước năm 2016, sản lượng hàng hóa thông qua cảng ước đạt 7.330 nghìn tấn, tăng 14,08% so với năm trước. Trong đó, hàng xuất khẩu tăng 7,43%; hàng nhập khẩu tăng 14,97%; hàng nội địa tăng 20,47% và hàng container tăng 22% so với năm 2015.

Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 12/2016 tăng 0,12% so tháng trước. CPI tháng 12 năm 2016 tăng so tháng trước do: nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 0,45%; đồ uống và thuốc lá tăng 0,25%; may mặc, mũ nón và giầy dép tăng 0,19%; nhà ở, chất đốt và VLXD tăng 0,16%; thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 0,11%.

Chỉ số giá nhóm hàng hóa dịch vụ khác giảm 0,02%; chỉ số giá giao thông giảm 0,88% so với tháng trước. Các nhóm có chỉ số giá ổn định là giáo dục, thuốc và dịch vụ y tế, bưu chính viễn thông.

Giá vàng giảm 3,89%; Giá đô la Mỹ tăng 1,5% so với tháng 11/2016.

Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 12/2016 tăng 4,55% so tháng 12/2015. Trong đó: Nhóm hàng ăn uống tăng 2,79%; Nhóm may mặc mũ nón tăng 1,22%; Nhóm hàng hóa và dịch vụ khác tăng 2,54%; Nhóm văn hóa, giải trí và du lịch tăng 0,83%; Nhà ở điện nước và chất đốt tăng 1,83%; Nhóm lương thực tăng 1,58%, thực phẩm tăng 3,66%; Đồ uống và thuốc lá tăng 1,67%; Thiết bị đồ dùng gia đình tăng 0,9%; Giáo dục tăng 6,05%…; Nhóm thuốc và dịch vụ y tế tăng 85,76%; Riêng nhóm Bưu chính viễn thông giảm 0,63% và giao thông giảm 1,18%.

Giá vàng tăng 9,38%; Giá đô la Mỹ tăng 0,97% so với tháng 12/2015.

Chỉ số giá tiêu dùng bình quân năm 2016 so với năm 2015 tăng 2,26%. Những nhóm hàng tăng cao so với mức tăng bình quân chung như: thuốc và dịch vụ y tế tăng 41,96%; giáo dục tăng 4,88%; hàng hóa và dịch vụ khác tăng 2,65%; còn lại: văn hóa, giải trí và du lịch tăng 1,63%; may mặc, mũ nón và giày dép tăng 1,66%; nhà ở, điện, nước, chất đốt và vật liệu xây dựng tăng 1,16%; đồ uống và thuốc lá tăng 1,46%; hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 1,53%; thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 1,03%. Nhóm giao thông giảm mạnh 6,42%; bưu chính viễn thông giảm 0,67% so với năm 2015.

Giá vàng tăng 6,9%; Giá đô la Mỹ tăng 2,22% so với năm 2015

Chỉ số giá tiêu dùng CPI tháng sau so với tháng trước trong năm 2016 cho thấy sự biến động giá tập trung vào các tháng đầu và sau giữa năm:

Chỉ số giá năm 2016 tháng sau so tháng trước

Vốn đầu tư phát triển nguồn ngân sách nhà nước trên địa bàn quý IV năm 2016 ước thực hiện được 8.168 tỷ đồng, bằng 86,72% so với quý trước và tăng 4,22% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, vốn nhà nước trên địa bàn 2.933 tỷ đồng, tăng 2,03% và bằng 88,87%; vốn ngoài nhà nước 4.665 tỷ đồng, bằng 78,09% và tăng 20,05%; vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài 569 tỷ đồng, bẳng 97,3% và bằng 87,58%. Trong đó:

Dự kiến năm 2016, vốn đầu tư phát triển trên địa bàn thực hiện được 32.197 tỷ đồng, tăng 2,68% so với năm 2015. Trong đó:

Vốn nhà nước 10.116 tỷ đồng, bằng 82,58% so với năm trước, do một số dự án được xây dựng bằng nguồn vốn tín dụng đầu tư phát triển sắp hoàn thành, nguồn vốn đầu tư từ trái phiếu chính phủ giải ngân chậm so với kế hoạch;

Vốn ngoài nhà nước 19.532 tỷ đồng, tăng 17,15% so với năm 2015. Nguyên nhân một phần do dự án Dự án Xây dựng nhà ga hành khách Quốc tế - Cảng hàng không Quốc tế Đà Nẵng do công ty Cổ phần đầu tư Nhà ga Quốc tế Đà Nẵng làm chủ đầu tư được khởi công vào cuối năm 2016 bằng nguồn vốn xã hội hóa với trên 80% sử dụng từ nguồn vốn vay;

Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện 2.549 tỷ đồng, tăng 4,7% so với năm trước. Mặc dù trong năm 2016 số dự án thu hút vốn đầu tư trực tiếp Nước Ngoài giảm nhưng nhiều dự án triển khai đầu tư với quy mô lớn vẫn tiếp tục được duy trì và đẩy nhanh tiến độ. Vì vậy giá trị đầu tư so với cùng kỳ biến động tăng.

Phân theo khoản mục đầu tư, vốn đầu tư phát triển trên địa bàn năm 2016 đầu tư vào xây dựng cơ bản 18.678 tỷ đồng tăng 4,46% so với năm 2015; đầu tư mua sắm TSCĐ không qua XDCB 8.750 tỷ đồng tăng 0,5%; đầu tư sửa chữa lớn nâng cấp TSCĐ 967 tỷ đồng bằng 96,16% so với năm 2015; bổ sung vốn lưu động 3.401 tỷ đồng tăng 1,98%; đầu tư khác 402 tỷ đồng bằng 93,34% so với năm trước. Nhu cầu vốn tăng tập trung vào đầu tư xây dựng cơ bản, chủ yếu là xây dựng và lắp đặt (tăng 7,45%), chi cho phần mặt bằng kinh doanh năm 2016 tăng cao hơn năm trước, làm cho cơ cấu vốn đầu tư xây dựng cơ bản tăng 0,99% so với năm trước.

Dự án Xây dựng nhà ga hành khách Quốc tế – Cảng hàng không Quốc tế Đà Nẵng: Dự án có tổng mức đầu tư 3.504 tỷ đồng và thực hiện bằng nguồn vốn Xã hội hóa. Tính đến thời điểm 15/12/2016 dự án đã thực hiện được 2.873 tỷ đồng, xấp xỉ đạt 82% trên tổng mức đầu tư. Trong đó tính riêng năm 2016 giá trị dự án thực hiện được 1.935 tỷ đồng. Dự kiến công trình sẽ hoàn thành trước thời điển diễn ra hội nghị tuần lễ cấp cao APEC diễn ra vào cuối năm 2017 tại Đà Nẵng.

Dự án đường cao tốc Đà Nẵng - Quãng Ngãi: Dự án kết nối 3 tỉnh, thành vực miền Trung là Đà Nẵng, Quảng Nam và Quảng Ngãi với tổng chiều dài là 139,52km, trong đó tuyến đường cao tốc có chiều dài là 131,5km; đoạn qua địa phận Đà Nẵng nằm trên địa bàn huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng có tổng chiều dài là 8Km. Tổng vốn đầu tư cho gói số 1 này là 2.130 tỷ đồng, từ nguồn vốn vay ODA và vốn đối ứng. Đây cũng là gói thầu duy nhất đi qua thành phố Đà Nẵng.

Tính đến thời điểm 15/12/2016 dự án đã thực hiện được xấp xỉ 1.400 tỷ đồng đạt 65,77% tổng vốn đầu tư của dự án thuộc gói thầu số 1. Trong đó tính riêng năm 2016 giá trị dự án thực hiện được trên 500 tỷ đồng, đạt hơn 90% kế hoạch năm. Dự kiến dự án sẽ hoàn thành trong quý 1/2017.

Dự án nút giao thông phía Tây cầu sông Hàn: Dự án do UBND thành phố làm chủ đầu tư với tổng mức đầu tư 137,5 tỷ đồng từ nguồn vốn ngân sách thành phố và các nguồn vốn hợp pháp khác. Dự án sẽ xây dựng hầm chui nằm trên đường Trần Phú, tại điểm giao cắt với đường Lê Duẩn dẫn lên cầu sông Hàn với tổng chiều dài hầm 255m, trong đó phần hầm kín dài 40m, rộng 7,5m; phần hầm hở dài 215m, diện tích sử dụng đất dự kiến là 21.332m2. Việc xây dựng nút giao thông này nhằm giảm thiểu tình trạng ùn tắc giao thông khu vực nút, giảm tải các tuyến đường Trần Phú và Lê Duẩn; đồng thời tạo cơ sở hạ tầng phục vụ tổ chức Tuần lễ cấp cao APEC 2017 được tổ chức tại thành phố Đà Nẵng. Dự kiến phần thi công hầm kín dài 40m sẽ hoàn thành vào cuối tháng 12/2016.

Sân vận động Hòa Xuân 20.000 chỗ ngồi: Tính từ khi khởi công đến 15/12/2016 công trình đã thực hiện được 285,3 tỷ đồng, đạt 86,34% so với tổng mức đầu tư. Từ đầu năm 2016 đến nay công trình thực hiện được 59 tỷ đồng, vượt 17,89% kế hoạch năm đề ra. Công trình cơ bản hoàn thiện, đang dọn dẹp chuẩn bị bàn giao. Riêng hạng mục giàn mái đang trình xin chủ trương bổ sung kinh phí.

Công trình nhà ở xã hội: Tính từ khi khởi công đến 15/12/2016 đã thực hiện được 1.784,4 tỷ đồng, đạt 95,18% so với tổng mức. Từ đầu năm 2016 đến nay dự án đã thực hiện được 69,6 tỷ đồng, đạt 71,03% kế hoạch giao.

Dự án Khu Công nghệ cao Đà Nẵng: Dự án được UBND thành phố phê duyệt tại Quyết định số 5075/QĐ-UBND ngày 26/6/2012 và điều chỉnh tại Quyết định số 1356/QĐ-UBND ngày 04/3/2014 với tổng mức đầu tư dự án 8.841 tỷ đồng, trong đó nguồn vốn ngân sách Trung ương: 3.143 tỷ đồng, ngân sách thành phố 1.492 tỷ đồng, vốn khác: 4.206 tỷ đồng. Dự án đang thực hiện đầu tư hạ tầng kỹ thuật thiết yếu như: hoàn thiện hạng mục San nền (giai đoạn 1); Trục trung tâm 51m; các tuyến đường số 01, 02, 05, 09; tuyến kênh phía Bắc đường số 2; lưới điện ngầm 22KV nhánh phía Bắc và hệ thống cấp nước phục vụ nhà đầu tư...Riêng trong năm 2016 tổng vốn được giao 335,2 tỷ đồng trong đó vốn Ngân sách trung ương 300,7 tỷ đồng. Tính đến thời điểm 30/11/2016 giá trị công trình đã thực hiện được 255,2 tỷ đồng đạt 76,13% kế hoạch giao, trong đó quý 3/2016 thực hiện được 157,9 tỷ đồng từ nguồn vốn Ngân sách TW. Riêng phần vốn thuộc Ngân sách địa phương cấp nhằm phục vụ cho công tác đền bù giải tỏa và hỗ trợ di dời mới chỉ thực hiện được 4,197 tỷ đồng đạt 12,16% kế hoạch. Nguyên nhân là do còn nhiều hộ dân chưa chịu bàn giao mặt bằng để đơn vị triển khai thi công.

Nhóm công trình phục vụ tuần lễ cấp cao APEC 2017: Với tổng mức đầu tư cải tạo, chỉnh trang các tuyến đường phục vụ Tuần lễ APEC 2017 hơn 240 tỷ đồng do UBND thành phố làm chủ đầu tư. Nguồn vốn từ ngân sách Trung ương đối với các tuyến đường đối ngoại, đối với các tuyến đường đối nội sẽ đầu tư bằng ngân sách thành phố và xã hội hóa đang được các các đơn vị thi công gấp rút triển khai. Dự kiến sẽ hoàn thành chậm nhất vào quý 1 năm 2017.

Cung văn hóa thiếu nhi Đà Nẵng: Đây là dự án do UBND thành phố phê duyệt tại quyết số 1199/QĐ-UBND ngày 02/3/2015 với tổng mức đầu tư 249,85 tỷ đồng và giá trị trúng thầu là 182,97 tỷ đồng. Tính đến đầu tháng 10/2016 dự án đã thực hiện được 182,97 tỷ đồng đạt 73,23% tổng mức dự kiến đầu tư và đạt 100% giá trị công trình. Tính riêng trong năm 2016 dự án thực hiện được 120,47 tỷ đồng vượt 20,47% so với kế hoạch đề ra (trong đó quý 3/2016 thực hiện được 49,97tỷ đồng). Công trình đã hoàn thành và bàn giao đưa vào sử dụng ngày 13/10/2016.

Trong quý III năm 2016, thành phố Đà Nẵng tiếp tục quản lý 5 dự án sử dụng vốn ODA đang được triển khai với tổng mức đầu tư trên 390 triệu USD. Trong đó vốn ODA chiếm 80% tương đương 314 triệu USD. Cụ thể gồm các dự án:

Dự án Phát triển bền vững thành phố Đà Nẵng do Ngân hàng Thế giới tài trợ với tổng cộng 52 gói thầu chia làm 5 hợp phần. Đến nay công tác chuẩn bị đầu tư cơ bản đã hoàn thành, công tác giải phóng mặt bằng đạt 58% (1.923/3.332 hộ đã nhận tiền đền bù và bàn giao mặt bằng), dự án đã ký được 36 hợp đồng với tổng giá trị 105,16 triệu USD.

Dự án Đầu tư mở rộng hệ thống cấp nước Đà Nẵng giai đoạn 2012-2018 do ADB tài trợ thông qua Chương trình hỗ trợ tài chính đa đợt. Dự án được chia thành 2 gói thầu (CS1 và CS2), hiện nhà thầu INSPECCO đã trúng gói thầu CS1 và đã ký hợp đồng với Ban quản lý dự án.

Dự án Cung cấp trang thiết bị cho Trung tâm khu vực miền Trung về y học hạt nhân và xạ trị tại Bệnh viện Đà Nẵng do Chính phủ Hàn Quốc tài trợ.

Dự án Hạn mức tín dụng của Cơ quan phát triển Pháp dành cho Quỹ Đầu tư phát triển thành phố Đà Nẵng. Trong quý 3 năm 2016 quỹ đã ký hợp đồng và giải ngân cho 4 dự án với tổng giá trị 15,179 tỷ đồng. Như vậy, đến thời điểm cuối tháng 9/2016, Quỹ đã ký hợp đồng tín dụng cho vay 10 dự án từ nguồn tài trợ của AFD với tổng giá trị hợp đồng tín dụng là 291,899 tỷ đồng, lũy kế giải ngân các dự án đạt 192 tỷ đồng, chiếm khoảng 65,77% tổng giá trị hợp đồng tín dụng.

Nhìn chung trong nhưng năm gần đây do có sự thay đổi cơ chế quản lý và tăng cường giám sát chặt chẽ các dự án được đầu tư bằng nguồn vốn ODA nên tiến độ thực hiện cũng như chất lượng dự án được nâng lên rõ rệt. Tính đến thời điểm 30/11/2016 tổng vốn ODA trên địa bàn đã thực hiện là 1.002.149 triệu đồng, trong đó ODA cho ngân sách địa phương là 547.121 triệu đồng.

Tính đến thời điểm 15/11/2016, UBND thành phố Đà Nẵng đã cấp Giấy chứng nhận đầu tư (GCNĐT) mới cho 60 dự án với tổng vốn đầu tư đăng ký là 17,228 triệu USD; điều chỉnh tăng Giấy chứng nhận đầu tư cho 13 dự án với số vốn đăng ký tăng thêm 32,71 triệu USD, điều chỉnh giảm 1 dự án với số vốn giảm xuống 14,36 triệu USD. Trong đó quý 3 cấp mới được 16 dự án với tổng vốn đăng ký 4,78 triệu USD. Lũy kế đến ngày 15/11/2016 trên địa bàn thành phố Đà Nẵng có 437dự ánFDI với tổng vốn đầu tư đăng ký đạt 3,707tỷ USD.

Tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn sơ bộ năm 2016 là 18.826 tỷ đồng, tăng 25,44% so với năm 2015 và đạt 125,92% kế hoạch năm 2016. Trong đó: Ngân sách trung ương ước đạt 5.368 tỷ đồng, tăng 35,26% so với năm 2015; ngân sách địa phương ước đạt 13.458 tỷ đồng, tăng 21,91% so với năm 2015.

Thu nội địa: Ước thực hiện tổng thu nội địa (thu thuế, phí, thu khác và thu tiền sử dụng đất) là 14.935 tỷ đồng, tăng 18,80% so với kế hoạch và tăng 20,14% so với năm 2015;

Thu thuế xuất nhập khẩu: 3.440 tỷ đồng, đạt 156,34% so với kế hoạch và bằng 142,50% so với năm 2015.

Thành phố đã triển khai các giải pháp quản lý, kiểm soát các nguồn thu, đẩy mạnh chống thất thu thuế, xử lý các doanh nghiệp nợ đọng thuế, thu tiền sử dụng đất và tháo gỡ những khó khăn trong thu hồi nợ đọng tiền sử dụng đất. Đồng thời thực hiện tiết kiệm, hiệu quả và chặt chẽ, cân đối trong chi ngân sách, chủ động và cắt giảm những khoản chi chưa cần thiết, mặc khác cũng có những chính sách thuận lợi hỗ trợ cho danh nghiệp hoạt động tốt.

Tổng giá trị sản xuất ngành xây dựng quý IV ước thực hiện được 4.918 tỷ đồng, giảm so với quý III/2016 là 3,98% và tăng 2,66% so với cùng kỳ năm 2015, trong đó doanh nghiệp ngoài nhà nước ước đạt 3.618 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng cao nhất 73,58% và tăng 2,23% so với cùng kỳ, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ước đạt 102 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng thấp nhất 2,07% và tăng 11,07% so với cùng kỳ năm 2015. Giá trị sản xuất xây dựng được chia theo từng loại công trình như sau:

- Công trình nhà ở: 1.134 tỷ đồng, tăng 3,03%

- Công trình nhà không để ở: 1.387 tỷ đồng, giảm 2,48%

- Công trình kỹ thuật dân dụng: 1.335 tỷ đồng, tăng 9,69%

- Hoạt động xây dựng chuyên dụng: 1.062 tỷ đồng, tăng 1,09%

Tổng giá trị sản xuất ngành xây dựng năm 2016 ước đạt 18.034 tỷ đồng, tăng 3,46% so với năm 2015. Trong đó doanh nghiệp ngoài nhà nước ước đạt 13.428 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng là 74,46% và tăng 4,08%, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đạt 357 tỷ đồng, chiếm 1,98% và tăng 0,57%. Riêng giá trị xây lắp hộ dân cư ước đạt 2.094 tỷ đồng, tăng 1,05%, do những tháng cuối năm thời tiết tương đối thuận lợi, người dân tranh thủ sửa sang và nâng cấp nhà cửa đón Tết… Giá trị sản xuất xây dựng chia theo loại công trình như sau:

+ Công trình nhà ở: 3.607 tỷ đồng, tăng 2,89%

+ Công trình nhà không để ở: 5.948 tỷ đồng, tăng 3,47%

+ Công trình kỹ thuật dân dụng: 4.499 tỷ đồng, tăng 5,33%

+ Hoạt động XD chuyên dụng: 3.981 tỷ đồng; tăng 1,93% so với năm 2014.

Dự ước kim ngạch xuất khẩu hàng hóa tháng 12/2016 của TP Đà Nẵng đạt 121 triệu USD, tăng 9,47% so tháng trước, và tăng 7,25% so cùng kỳ năm trước. Trong đó: khu vực kinh tế nhà nước tăng 5,8% và bằng 99,73% so cùng kỳ; khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tăng 17,09% và tăng 13,75%; khu vực kinh tế tư nhân tăng 0,86% và tăng 3,08%.

Ước năm 2016, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa đạt 1.246 triệu USD, tăng 4,94% so với năm 2015. Trong đó: Hàng thủy hải sản ước đạt 144 triệu USD, bằng 98,83%; Hàng CN-TTCN ước đạt 1.102 triệu USD, tăng 5,89% so với năm 2015. Hàng nông lâm sản ước đạt 0,098 triệu USD, bằng 0,01% so tổng KNXK hàng hóa của TP Đà Nẵng.

Giá trị xuất khẩu các mặt hàng truyền thống như: hàng may mặc tăng trưởng tương đối cao (+6,26%), ngược lại hàng thủy sản lại giảm so với năm 2015(-1,17%). so với năm 2015. Mặt hàng xuất khẩu tăng cao và có xu thế phát triển trong thời gian đến là: sản xuất các loại linh kiện điện tử (chiếm 16% giá trị xuất khẩu năm 2016 và tăng 18,08% so với năm 2015). Các mặt hàng trên đều của các Công ty có vốn đầu tư nước ngoài: tai nghe điện thoại di động (công ty điện tử Foster), mô tơ điện tử (công ty Mabuchi), cuộn cảm điện tử (công ty Việt Hoa).

Ước kim ngạch nhập khẩu tháng 12/2016 đạt 107 triệu USD, tăng 5,36% so với tháng trước và tăng 5,06% so cùng kỳ năm trước. Trong đó: kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đạt kim ngạch 39 triệu USD, tăng 1,97% và tăng 6,93%; kim ngạch nhập khẩu khu vực kinh tế tư nhân đạt 45 triệu USD, tăng 7,41% và tăng 6,91%; khu vực kinh tế nhà nước đạt 23 triệu USD, tăng 7,29% so với tháng trước và bằng 98,91% so với cùng kỳ năm 2015 .

Ước tính kim ngạch nhập khẩu năm 2016 là 1.119 triệu USD, tăng 0,67% so với năm 2015. Trong đó: khu vực kinh tế tư nhân đạt 486 triệu USD, tăng 4,06%, kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đạt kim ngạch 418 triệu USD, tăng 6,78%; kim ngạch nhập khẩu khu vực kinh tế nhà nước đạt 215 triệu USD, bằng 84,97% so với năm 2015.

Năm 2016, loại hình kinh tế tư nhân chiếm tỷ trọng cao nhất 43,46% trong cơ cấu nhập khẩu hàng hóa. Kim ngạch nhập khẩu của các doanh nghiệp nhà nước chiếm tỷ trọng 19,23% và giảm 15,03% so với năm trước. Các doanh nghiệp chiếm tỷ trọng lớn như: Công ty CP dệt may Hòa Thọ 40%; công ty Sông Thu 21,55%, ... Kim ngạch nhập khẩu của các doanh nghiệp tư nhân chiếm tỷ trọng 43,46% và tăng 4,06%. Các doanh nghiệp chiếm tỷ trọng lớn như: Công ty CP thép Đa Na Ý chiếm 8,9%, Công ty Dược-Thiết bị y tế Đà Nẵng chiếm 8,9%,... Kim ngạch nhập khẩu của các doanh nghiệp vốn đầu tư nước ngoài chiếm tỷ trọng 37,31% và tăng 6,78%. Các doanh nghiệp chiếm tỷ trọng lớn như: Công ty Mabuchi 11,77%, Công ty Fujikura Automotive 11,3%,...

Đời sống dân cư Đà Nẵng tiếp tục tăng trưởng, thu nhập bình quân người dân dự ước là 4,2 triệu đồng/người/tháng, tăng 16,59% so năm 2015. Tốc độ tăng thu nhập bình quân hàng năm giai đoạn 2014-2016 là 8%, tốc độ tăng của giai đoạn 2012-2014 là 11%. Như vậy sơ bộ cho thấy thu nhập bình quân đang tăng với tốc độ chậm hơn trước đây. Năm 2016, người làm công ăn lương có thu nhập hàng tháng là 6,1 triệu đồng; tăng 11% so năm 2015. Nếu loại trừ đi yếu tố biến động giá, thì thu nhập người dân có tăng nhưng mức tăng không cao, đời sống dân cư ổn định so năm trước. Khoảng cách chênh lệch về thu nhập bình quân giữa nhóm dân cư có thu nhập cao và nhóm dân cư có thu nhập thấp giảm xuống cho thấy đời sống dân nghèo đang được cải thiện tốt hơn.

Thu nhập bình quân dân cư khu vực thành thị là 4,42 triệu đồng/người/tháng, tăng 15,66%; về giá trị tuyệt đối tăng 598 nghìn đồng/người/tháng. Trong khi đó thu nhập bình quân dân cư khu vực nông thôn là 2,23 triệu đồng/người/tháng, tăng 3,47%; về giá trị tuyệt đối giảm 75 nghìn đồng/người/tháng so năm 2015.

Trong năm 2016, thành phố có 6070 hộ vươn lên thoát nghèo, đạt kế hoạch 132%; phát sinh 1 hộ nghèo; đến cuối năm, số hộ nghèo trong chương trình là 14.070 hộ (chiếm 5,53% tổng số hộ dân cư).

Trong tháng 12/2016, thành phố Đà Nẵng đã tổ chức 3 phiên giao dịch việc làm. Đến dự phiên giao dịchcó 277 doanh nghiệp (89 đơn vị phỏng vấn trực tiếp tại sàn giao dịch) đăng ký tuyển dụng 5.547 lao động (trong đó 2.539 nữ). Nhu cầu tuyển dụng lao động có tay nghề 2.180 người, lao động phổ thông 3.367 người. Trung tâm đã chắp nối, giới thiệu cho 1.134 lao động (565 lao động nữ). Trong đó: lao động có tay nghề 816 người, lao động phổ thông 318 người. Kết quả phỏng vấn, sơ tuyển tại phiên giao dịch có 977 lao động được chắp nối, giới thiệu thành công (489 nữ). Trong đó, lao động có tay nghề 715 người, lao động phổ thông 262 người.

Vận động Quỹ Đền ơn đáp nghĩa được 7,854 tỷ đồng, đạt 103% kế hoạch; giải quyết trợ cấp hàng tháng: 44 trường hợp và trợ cấp 1 lần cho 113 trường hợp; xác nhận miễn giảm khi cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho 12 trường hợp; hỗ trợ tiền sử dụng đất cho 22 trường hợp, số tiền 733 triệu đồng và trợ cấp khó khăn đột xuất cho 40 trường hợp, số tiền 145 triệu đồng.Thực hiện hỗ trợ sửa chữa, xây mới cho 06 nhà chính sách, với tổng số tiền 100 triệu từ nguồn Quỹ “Đền ơn đáp nghĩa” thành phố.

Hiện nay Thành phố có hơn 34.000 đối tượng bảo trợ xã hội với tổng kinh phí 102 tỷ đồng/năm. Các hoạt động bảo trợ xã hội khác trong năm 2016 gồm có:

Cấp phát 695,3 tấn gạo dịp Tết ÂL cho cấp phát gạo Tết ÂL cho hộ nghèo, phụ nữ đơn thân, hộ lao động bãi rác, hộ dân tộc ít người và bà con Làng Vân (là làng của người bệnh phong trước đây);

Ngày 4/12/2016, Hai đội tuyển Robothon với học sinh của trường Trần Cao Vân và trường Lê Quý Đôn của Đà Nẵng đã xuất sắc dành 2 giải Nhất ở hạng mục Sơ cấp và Trung cấp tại Cuộc thi Robothon Quốc tế 2016 được tổ chức tại Khu phức hợp thể thao Taruc của Đại học Tunku Abdul, Malaysia.

Bên cạnh đó, học sinh Đà Nẵng còn giành được thêm 2 giải Nhì (trường Hoa Lư và trường Lê Quý Đôn) và 3 giải Khuyến khích (trường Phù Đổng, trường Lý Công Uẩn và trường Trần Cao Vân).

Ngày 10/12/2016, tại Vườn ươm doanh nghiệp Đà Nẵng (DNES) diễn ra vòng chung kết cuộc thi Targeted Innovation Challenge (Thử thách sáng tạo có mục tiêu – TIC) do Công ty Frontier Law & Advisory tổ chức. Cuộc thi nhằm giải quyết vấn đề về bảo tồn và môi trường thông qua một cuộc thi và đưa ra các giải pháp mang lại giá trị thương mại. Giải nhất thuộc về đội “HQT” - Đại học Duy Tân Đà Nẵng với giá trị giải thưởng 1.000 USD và cơ hội thương mại hóa sản phẩm với sản phẩm “Túi bảo quản lạnh, thu thập, xử lý và truy xuất thông tin cá ngừ".

Năm học 2015 – 2016, ngành GD&ĐT thành phố hoàn thành 15/15 chỉ tiêu thi đua của Bộ GD&ĐT, trong đó có 10 chỉ tiêu xuất sắc dẫn đầu. Số lượng trường đạt chuẩn quốc gia ngày càng tăng và đến nay toàn thành phố có 150 trường đạt chuẩn quốc gia (chiếm 40,5%). Các công trình xây dựng phục vụ dạy học 2 buổi/ngày ở cấp tiểu học cơ bản thực hiện theo kế hoạch. Trình độ của đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên không ngừng được chuẩn hóa và nâng cao; trong đó, tỷ lệ giáo viên mẫu giáo đạt chuẩn là 88,9%, nhà trẻ 97,5%, THCS 99,7%, riêng tiểu học và THPT đạt 100%. Nhiều nhà giáo miệt mài tìm tòi, nghiên cứu giúp học sinh đạt nhiều huy chương trong các kỳ thi học sinh giỏi quốc gia, khu vực và quốc tế.

Số học sinh hoàn thành chương trình ở các cấp như sau: có 15.375 học sinh tiểu học, đạt 99,96%; có 11.490 học sinh trung học cơ sở , đạt 99,48%; có 8.544 học sinh trung học phổ thông dự thi, tỷ lệ tốt nghiệp đạt 85,53%. Công tác phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi hoàn thành theo đúng theo kế hoạch đề ra; đến tháng 10/2015, tỉ lệ trẻ 5 tuổi ra lớp đạt 100%. Tiếp tục duy trì kết quả phổ cập giáo dục tiểu học, phổ cập trung học cơ sở tại 56/56 xã, phường; có 100% xã, phường đạt chuẩn quốc gia về phổ cập bậc trung học. Đến nay, toàn ngành có 159 thư viện đạt chuẩn, tỉ lệ: 86,9%; 55 trường có phòng học bộ môn đạt chuẩn, tỉ lệ: 50,9%; 173 trường đạt chuẩn quốc gia, tỉ lệ: 47,6%; có 100% các trường tiểu học thực hiện dạy học 2 buổi/ngày; trong đó, tỷ lệ trường có 100% học sinh học 2 buổi/ngày là 81,3%, tỷ lệ học sinh được học 2 buổi/ngày là 87,97%. Tính đến tháng 12/2016, toàn thành phố có 25 trường THCS, 05 trường THPT được công nhận đạt chuẩn quốc gia; 25 thư viện tiên tiến, 54 thư viện đạt chuẩn cấp THCS và THPT; đạt nhiều giải cao trong các kì thi cấp thành phố, khu vực và quốc gia (Giải nhất toàn đoàn Tin học trẻ toàn quốc lần thứ XXII, xếp hạng tư Hội khỏe Phù Đổng toàn quốc...). Thành phố đã trao Giấy chứng nhận cho 22 phòng học bộ môn đạt chuẩn cấp THCS cho 06 Phòng GDĐT, 04 Thư viện tiên tiến và 03 Thư viện đạt chuẩn cấp THCS cho 05 Phòng GDĐT; 28 cán bộ, giáo viên đạt giải Nhất, Nhì, Ba, khuyến khích cấp quốc gia trong Cuộc thi"Dạy học theo chủ đề tích hợp", 23 học sinh đạt giải trong Cuộc thi"Vận dung kiến thức liên môn để giải quyết các vấn đề thực tiễn"trong năm học 2015-2016.

Tình hình dịch bệnh sốt xuất huyết trên địa bàn thành phố Đà Nẵng hiện số cas mắc sốt xuất huyết dao động khoảng 290 ca/tuần. Từ đầu năm tính đến ngày 21/12/2016 trên địa bàn thành phố có 4.794 cas sốt xuất huyết, tăng 14,78% so với năm 2015, không có trường hợp tử vong; bệnh tay chân miệng có 1.773 cas, giảm 7,27% so với năm 2015, giảm 139 cas, không có trường hợp tử vong, trong tháng 12/2016 bình quân 1 tuần có 40 cas bệnh; bệnh thủy đậu là 1.316 cas, tăng 22,99% so với năm 2015, tăng 246 cas, trong tháng 12/2016 trung bình 1 tuần có 13 cas mắc thủy đậu. Bệnh viêm não Nhật Bản phát hiện 1 cas.

Công tác y tế dự phòng đã đạt được những kết quả đáng khích lệ trong việc ngăn chặn có hiệu quả các dịch bệnh mới như Ebola, Cúm A (H7N9), Mers-CoV xâm nhập vào thành phố. Kịp thời khống chế, không để dịch Sốt xuất huyết, Tay chân miệng, Sởi …bùng phát, hạn chế đến mức thấp nhất số ca mắc và không có tử vong do dịch bệnh trên địa bàn thành phố.

Đến nay trên địa bàn thành phố Đà Nẵng có tổng cộng 28 cơ sở khám chữa bệnh đóng trên địa bàn thành phố Đà Nãng, trong đó có 5 bệnh viện thuộc Bộ, ngành, 7 bệnh viện tư nhân và 7 Trung tâm y tế quận huyện, 9 bệnh viện thuộc tuyến thành phố. Có 13 đơn vị y tế dự phòng; 56 Trạm Y tế xã phường; 1.819 cơ sở hành nghế y tế tư nhân. Tổng số giường bệnh hiện nay của toàn thành phố là 7.099 giường bệnh, năm 2016 ước đạt 67,68 giường bệnh/10.000 dân.

Trình độ chuyên môn của cán bộ y tế ngày càng được nâng cao. Năm 2016, toàn ngành y tế (chưa tính các bệnh viện Bộ, ngành) có gần 1.400 bác sỹ gồm 19 Tiến sỹ, 273 Thạc sỹ, 132 Bác sỹ CKII, 442 Bác sỹ CKI, 407 Bác sỹ và 98 Dược sỹ đại học và trên đại học. Bên cạnh đó, có gần 2 ngàn cộng tác viên dân số sức khỏe cộng đồng tại tất cả các thôn, tổ dân phố tham gia các hoạt động truyền thông giáo dục sức khỏe và chăm sóc sức khỏe cho người dân tại tuyến y tế cơ sở.

Năm 2016, BHXH thành phố đã ký hợp đồng khám, chữa bệnh BHYT với 39 đầu mối cơ sở như bệnh viện, phòng khám đa khoa, y tế cơ quan, trạm y tế xã, phường và các cơ sở y tế tư nhân.

Số thu mà BHXH thành phố được giao chỉ tiêu là 3.818 tỉ đồng, tính đến 15/12 đã thu được gần 3.500 tỉ, đạt hơn 90% kế hoạch, phấn đấu hết năm BHXH thành phố năm nay sẽ đạt 102-105% kế hoạch.

Về thực hiện các chế độ chính sách, hiện BHXH thành phố quản lý chi trả cho khoảng 45.000 người hưởng lương hưu và chế độ BHXH hàng tháng như tử tuất, mất sức lao động… với tổng số chi trả khoảng 150 tỉ/tháng, ngoài ra hàng tháng chi trả cho khoảng 5.000 người hưởng trợ cấp thất nghiệp.

Đà Nẵng là một trong những tỉnh thành đứng đầu cả nước về tỷ lệ tham gia bảo hiểm y tế đạt 95% và đạt tỷ lệ 65,11 giường bệnh/10.000 dân; đạt tỷ lệ 15,12 bác sỹ/10.000 dân. Có 56/56 xã, phường (100%) đạt Bộ tiêu chí quốc gia về y tế xã giai đoạn 2011-2020, thành phố Đà Nẵng đã hoàn thành vượt chỉ tiêu trước 5 năm so với Kế hoạch của Bộ Y tế.

Từ ngày 17/11/2016 đến ngày 21/12/2016 trên địa bàn thành phố đã xảy ra 2 vụ cháy. Uớc tính thiệt hại khoảng 20,26 triệu đồng, không có thiệt hại về người. Cộng dồn cả năm 2016 thành phố đã xảy ra 60 vụ cháy. Trong đó có 31 vụ cháy nhà dân, 4 vụ cháy nhà xưởng, 4 vụ cháy doanh nghiệp, 1 vụ cháy trung tâm thương mại, 2 vụ cháy rừng nghiêm trọng và 18 vụ cháy khác. Tổng giá trị thiệt hại ước hơn 4,27 tỷ đồng và thiệt hại 217 ha rừng, 1 người chết do cháy nổ, 7 người bị thương.

Tháng 12/2016: Tai nạn giao thông đường bộ: xảy ra 9 vụ, làm chết 8 người, bị thương 3 người, thiệt hại tài sản khoảng 13 triệu đồng. So với tháng 11/2016, giảm 21 vụ (9/30), giảm 6 người chết (8/14), giảm 19 người bị thương (3/22). So với cùng kỳ năm 2015, giảm 1 vụ (9/10), giảm 1 người chết (8/9), giảm 2 người bị thương (3/5). Tai nạn giao thông Đường sắt, đường thủy: Không xảy ra.

Tai nạn giao thông đường bộ: xảy ra 133 vụ tai nạn giao thông, làm chết 83 người, bị thương 97 người. Thiệt hại tài sản khoảng 216,5 triệu đồng. So với năm 2015, giảm 14 vụ, giảm 8 người chết, giảm 19 người bị thương.

Tai nạn giao thông đường sắt: xảy ra 2 vụ, làm chết 2 người; so với năm 2015, tăng 2 vụ (2/0), tăng 2 người chết (2/0). So với năm 2015, giảm 3 vụ, giảm 3 người chết.

Tai nạn giao thông đường thủy: xảy ra 1 vụ , chết 3 người. So với năm 2015, tăng 1 vụ, tăng 3 người chết.

Kết quả công tác xử lý vi phạm TTATGT đường bộ: phát hiện, lập biên bản 57.793 trường hợp vi phạm. Ra quyết định xử phạt 49.187 trường hợp, chuyển kho bạc Nhà nước thu 33,3 tỷ đồng. Tạm giữ 3.192 xe (343 ôtô, 2.841 môtô, 8 xe máy điện). Tước quyền sử dụng giấy phép lái xe 7.827 trường hợp.

Trong tháng 12/2016, Trung tâm 05-06 tiếp nhận 65 học viên vào cai nghiện, giải quyết cho về cộng đồng đúng thời hạn 56 học viên, chấp hành hành phạt tù 01 học viên và đình chỉ chữa bệnh 01 học viên. Năm 2016, Trung tâm 05-06 tiếp nhận 648 học viên vào cai nghiện, giải quyết cho về cộng đồng đúng thời hạn 645 học viên, chấp hành hành phạt tù 2 học viên và đình chỉ chữa bệnh 5 học viên. Hiện, Trung tâm đang quản lý, cai nghiện, giáo dục, dạy nghề cho 509 học viên; 66 trường hợp tại Cơ sở quản lý; toàn thành phố có 30 người đang cai nghiện tại gia đình-cộng đồng và 520 người trong diện quản lý sau cai tại nơi cư trú (có việc làm 304 người, chiếm 58,5%).

Thành phố Đà Nẵng vừa tạm dừng sản xuất 2 nhà máy thép gây ô nhiễm tại xã Hoà Liên. Hai nhà máy thép này đi vào sản xuất từ năm 2007, từ đó đã gây nên ô nhiễm trầm trọng không chỉ tiếng ồn, khói bụi, mùi hôi mà còn xả nước thải, chất thải gây ô nhiễm nguồn nước khiến đời sống người dân xung quanh khu vực vô cùng khổ sở, nhiều người bị bệnh, cây cối bị chết, nhà cửa thiệt hại. Trong thời gian chờ đầu tư nâng cấp, kiểm tra, kết luận của các cơ quan chức năng, tạm thời 2 nhà máy này phải ngừng sản xuất.

***

Với sự nỗ lực, quyết tâm của cả hệ thống chính trị, các cấp, các ngành, mặt trận đoàn thể, cộng đồng doanh nghiệp và sự đồng thuận của các tầng lớp nhân dân thành phố, hầu hết các chỉ tiêu đặt ra từ đầu năm đều đạt và vượt so với kế hoạch, nguồn thu của thành phố đang tiến dần theo hướng bền vững, hạn chế sự phụ thuộc vào đất. Du lịch Đà Nẵng tiếp tục phát triển và tự hào thành phố chúng ta vẫn là địa điểm du lịch rất được yêu thích; công tác quy hoạch và quản lý kiến trúc đô thị được quan tâm hơn. Tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội cơ bản được giữ vững. Công tác cải cách thủ tục hành chính được đẩy mạnh, cải thiện đáng kể chất lượng phục vụ nhân dân, tích cực tháo gỡ khó khăn, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp.

Hướng đến năm 2017, Chính quyền và nhân dân thành phố nỗ lực xây dựng thành phố Đà Nẵng "Thành phố 4 an" với những yêu cầu về bảo đảm an ninh trật tự, an toàn giao thông, an toàn vệ sinh thực phẩm và an sinh xã hội nhằm đạt mục tiêu xứng với danh hiệu "Thành phố đáng sống" ./.


Website Cục Thống kê Đà Nẵng

    Tổng số lượt xem: 3574
  •  

Đánh giá

(Di chuột vào ngôi sao để chọn điểm)