I. PHÁT TRIỂN KINH TẾ
1. Tăng trưởng kinh tế
Tổng sản phẩm trong tỉnh (GRDP) 6 tháng đầu năm 2018 (GSS2010) ước tính đạt 8.712,74 tỷ đồng, tăng 6,56% so với cùng kỳ năm 2017; trong đó: khu vực nông, lâm nghiệp và thuỷ sản ước tính đạt 1.853,03 tỷ đồng, tăng 3,31%, đóng góp 0,73 điểm phần trăm; khu vực công nghiệp - xây dựng ước tính đạt 2.000,65 tỷ đồng, tăng 7,60%, đóng góp 1,73 điểm phần trăm; khu vực dịch vụ ước tính đạt 4.432,84 tỷ đồng, tăng 7,47%, đóng góp 3,77 điểm phần trăm; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm ước tính đạt 426,22 tỷ đồng, tăng 6,94%, đóng góp 0,33 điểm phần trăm.
Trong khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản, ngành thủy sản đạt mức tăng cao nhất 11,25% do môi trường biển đã phục hồi, năng lực đánh bắt thủy sản tăng, đóng góp 0,23 điểm phần trăm vào mức tăng trưởng chung; ngành lâm nghiệp đạt mức tăng cao tiếp theo 7,29%, do chiếm tỷ trọng thấp nên chỉ đóng góp 0,18 điểm phần trăm; ngành nông nghiệp năm nay sản xuất trồng trọt được mùa, nhưng ngành chăn nuôi sản lượng thịt hơi xuất chuồng giảm sút do giá bán thịt lợn hơi năm trước xuống thấp nên người chăn nuôi còn thận trọng trong đầu tư tăng đàn nên chỉ tăng 1,82%, đóng góp 0,32 điểm phần trăm.
Trong khu vực công nghiệp và xây dựng, ngành công nghiệp tăng 9,52% (6 tháng đầu năm 2017 tăng 19,64%), đóng góp 1,21 điểm phần trăm vào mức tăng chung. Sáu tháng đầu năm 2017, một số dự án hoàn thành đi vào hoạt động, sản lượng một số sản phẩm tăng khá cao nên tốc độ tăng cao; năm nay một số doanh nghiệp công nghiệp chế biến, chế tạo sản xuất cầm chừng do thiếu nguyên liệu, một số doanh nghiệp sản phẩm sản xuất khó khăn về thị trường tiêu thụ…nên tốc độ tăng trưởng có chậm lại. Ngành công nghiệp chế biến, chế tạo chỉ tăng 8,44%, nhưng có tỷ trọng lớn nên đã đóng góp 0,88% vào mức tăng trưởng chung. Ngành xây dựng chỉ tăng 5,17%, đóng góp 0,52 điểm phần trăm; do tiếp tục thực hiện chủ trương chính sách tài khóa chặt chẽ, nguồn lực của doanh nghiệp trong tỉnh và hộ dân có hạn, tình hình thu hút vốn đầu tư và vốn đối ứng các Dự án ODA gặp khó khăn, công tác giải ngân chậm nên tốc độ tăng trưởng ngành này tăng chậm.
Trong khu vực dịch vụ, một số ngành dịch vụ kinh doanh có tỷ trọng lớn đóng góp vào mức tăng trưởng chung như sau: bán buôn và bán lẻ tăng 7,5%, đóng góp 0,79 điểm phần trăm; thông tin và truyền thông tăng 8,09%, đóng góp 0,77 điểm phần trăm; hoạt động tài chính, ngân hàng và bảo hiểm tăng 7,41%, đóng góp 0,49 điểm phần trăm. Một số ngành dịch vụ không kinh doanh có tỷ trọng lớn đóng góp vào mức tăng trưởng chung như sau: hoạt động của đảng, tổ chức chính trị xã hội, quản lý nhà nước…tăng 8,48%, đóng góp 0,53 điểm phần trăm; giáo dục và đào tạo tăng 6,56%, đóng góp 0,28 điểm phần trăm…
Quy mô nền kinh tế theo giá hiện hành 6 tháng đầu năm 2018 ước tính đạt 12.352,49 tỷ đồng. Về cơ cấu kinh tế: khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm tỷ trọng 21,68%; khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 24,12%; khu vực dịch vụ chiếm 49,31%; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm chiếm 4,89% (Cơ cấu tương ứng của cùng kỳ năm 2017 là: 23,03%; 23,32%; 48,77%; 4,88%).
2. Tài chính, ngân hàng
2.1. Tài chính
Thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Tài chính về thực hiện chính sách tài khoá chặt chẽ, siết chặt kỷ luật, kỷ cương tài chính, ngân sách; tỉnh đã thực hiện tiết kiệm, chống lãng phí trong chi tiêu ngân sách, kiên quyết cắt giảm các khoản chi chưa cần thiết…Tích cực tìm các giải pháp thúc đẩy phát triển sản xuất, nuôi dưỡng và tăng nguồn thu cho ngân sách địa phương. Đẩy mạnh công tác thu, tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra đối tượng nộp thuế; khuyến khích các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân thực hiện nghĩa vụ nộp thuế theo quy định; hạn chế tình trạng nợ đọng thuế.
Tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn từ đầu năm đến 18/6/2018 đạt 1.026,70 tỷ đồng, bằng 39,53% dự toán địa phương và tăng 10,99% so với cùng kỳ năm trước; trong đó: thu nội địa 888 tỷ đồng, bằng 38,69% dự toán và tăng 11,33%; thu từ hoạt động xuất, nhập khẩu 138,70 tỷ đồng, bằng 45,93% dự toán và tăng 8,84%. Trong thu nội địa một số khoản thu lớn như: thu từ doanh nghiệp nhà nước 150,26 tỷ đồng, tăng 70,86% so với cùng kỳ năm trước; thu ngoài quốc doanh 202,40 tỷ đồng, giảm 6,17%; lệ phí trước bạ 60 tỷ đồng, tăng 48,56%; thuế thu nhập cá nhân 37,23 đồng, tăng 19,09%; thuế bảo vệ môi trường 59,29 tỷ đồng, giảm 29,09%; thu tiền sử dụng đất 233,70 tỷ đồng, tăng 0,87%...
Tổng chi ngân sách địa phương từ đầu năm đến 18/6/2018 đạt 2.773,45 tỷ đồng, bằng 36,51% dự toán địa phương và tăng 22,93% so với cùng kỳ năm trước; trong đó: chi đầu tư phát triển 812.79 tỷ đồng, bằng 96,90% dự toán và tăng 49,77%; chi thường xuyên 1.934,88 tỷ đồng, bằng 43,52% dự toán và tăng 15,07%. Trong tổng chi thường xuyên một số khoản chi lớn như: chi sự nghiệp giáo dục, đào tạo và dạy nghề 876,40 tỷ đồng, tăng 14,89% so với cùng kỳ năm trước; chi sự nghiệp y tế, dân số và KHH gia đình 157,09 tỷ đồng, tăng 15,59%; chi sự nghiệp đảm bảo xã hội 106,02 tỷ đồng, tăng 19,39%; chi sự nghiệp kinh tế 132,36 tỷ đồng, tăng 30,03%; chi quản lý hành chính 494,22 tỷ đồng, tăng 7,73%...
2.2. Ngân hàng
Triển khai thực hiện nghiêm túc các giải pháp điều hành chính sách tiền tệ, tín dụng và hoạt động Ngân hàng của Chính phủ, của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về thực hiện nhiệm vụ Ngân hàng năm 2018.
Tổ chức tốt công tác điều hòa lưu thông tiền tệ, cung ứng đủ khối lượng tiền mặt ra lưu thông theo yêu cầu của các tổ chức tín dụng và Kho bạc Nhà nước. Thực hiện tốt công tác thanh toán không dùng tiền mặt. Chỉ đạo các tổ chức tín dụng đảm bảo an toàn trong dịp Tết Nguyên đán, tổ chức hoạt động hệ thống ATM đảm bảo an toàn.
Lãi suất cho vay trên địa bàn Quảng Trị trong 6 tháng đầu năm 2018 cơ bản ổn định và có xu hướng giảm đối với 5 lĩnh vực ưu tiên. Thị trường ngoại tệ, vàng ổn định.
Huy động vốn trên địa bàn đến 31/5/2018 đạt 18.051 tỷ đồng, tăng 0,36% (+64 tỷ đồng) so với cuối năm 2017. Cơ cấu tiền gửi: tiền gửi tiết kiệm 14.382 tỷ đồng, chiếm 79,67%, tăng 4,99% (+684 tỷ đồng) so với cuối năm 2017; tiền gửi thanh toán 2.250 tỷ đồng, chiếm 12,46%, giảm 12,72% (-328 tỷ đồng); huy động khác 1.118 tỷ đồng, chiếm 6,19%, giảm 22,14% (-318 tỷ đồng); phát hành giấy tờ có giá 301 tỷ đồng, chiếm 1,68%, tăng 9,45% (+26 tỷ đồng). Ước huy động vốn trên địa bàn đến 30/6/2018 đạt 18.150 tỷ đồng, tăng 0,91% so với cuối năm 2017 và tăng 11,28% so với cùng thời điểm năm 2017.
Tổng dư nợ cho vay đối với nền kinh tế đến 31/5/2018 đạt 29.469 tỷ đồng, tăng 12,46% (+3.265 tỷ đồng) so với cuối năm 2017. Cơ cấu dư nợ cho vay: dư nợ cho vay ngắn hạn 12.599 tỷ đồng, chiếm 42,75%, tăng 16,21% (+1.757 tỷ đồng) so với cuối năm 2017; dư nợ cho vay trung và dài hạn 16.870 tỷ đồng, chiếm 57,25%, tăng 9,82% (+1.508 tỷ đồng). Ước dư nợ cho vay đối với nền kinh tế đến 30/6/2018 đạt 29.600 tỷ đồng, tăng 12,96% so với cuối năm 2017 và tăng 25,19% so với cùng thời điểm năm 2017.
Nợ xấu đến 31/5/2018 trên địa bàn là 193 tỷ đồng, chiếm 0,65% tổng dư nợ.
3. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI), chỉ số giá vàng và chỉ số giá đô la Mỹ
Chỉ số giá tiêu dùng bình quân 6 tháng đầu năm 2018 tăng thấp hơn mức tăng 6 tháng đầu năm 2017. Giá một số nhóm hàng tăng làm cho chỉ số giá tiêu dùng chung tăng như: nhóm thuốc và dịch vụ y tế tăng cao (do giá dịch vụ khám chữa bệnh cho đối tượng không có thẻ bảo hiểm y tế tăng); nhóm dịch vụ giáo dục tăng khá cao (do học phí tăng từ đầu năm học 2017-2018); nhóm dịch vụ giao thông tăng (do giá xăng dầu điều chỉnh tăng); nhóm nhà ở, điện nước, chất đốt và vật liệu xây dựng tăng (do giá vật liệu xây dựng tăng)…Tuy nhiên, vẫn có một số nhóm hàng giảm đã làm cho chỉ số giá tiêu dùng chung tăng chậm lại như: hàng ăn và dịch vụ ăn uống; đồ uống và thuốc lá; bưu chính viễn thông; văn hóa, giải trí và du lịch…
Chỉ số giá tiêu dùng tháng 6/2018 tăng 0,32% so với tháng trước, tăng 1,25% so với tháng 12 năm trước và tăng 3,4% so với tháng cùng kỳ năm trước.
Chỉ số giá tiêu dùng bình quân 6 tháng đầu năm 2018, tăng 2,08% so với bình quân cùng kỳ năm trước (6 tháng đầu năm 2017 tăng 5,64%). Các nhóm hàng có chỉ số giá giảm là: hàng ăn và dịch vụ ăn uống giảm 1,77% (lương thực tăng 1,30%, thực phẩm giảm 4,93%, ăn uống ngoài gia đình tăng 2,75%); đồ uống và thuốc lá giảm 0,09%; bưu chính viễn thông giảm 1,10%; văn hóa, giải trí và du lịch giảm 0,50%. Các nhóm hàng có chỉ số giá tăng là: may mặc, mũ nón và giày dép tăng 1,30%; nhà ở, điện, nước, chất đốt và vật liệu xây dựng tăng 2,25%; thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 0,04%; thuốc và dịch vụ y tế tăng 9,46%; giao thông tăng 5,09%; giáo dục tăng 22,92%; hàng hóa và dịch vụ khác tăng 0,72%.
Chỉ số giá vàng tháng 6/2018 giảm 1,17% so với tháng trước; tăng 2,62% so với tháng 12 năm trước và tăng 4,08% so với tháng cùng kỳ năm trước. Chỉ số giá vàng bình quân 6 tháng đầu năm 2018 tăng 6,38% so với bình quân cùng kỳ năm trước.
Chỉ số giá đô la Mỹ tháng 6/2018 tăng 0,17% so với tháng trước; tăng 0,41% so với tháng 12 năm trước và tăng 0,48% so với tháng cùng kỳ năm trước. Chỉ số giá đô la Mỹ bình quân 6 tháng đầu năm 2018 tăng 0,21% so với bình quân cùng kỳ năm trước.
4. Đầu tư và xây dựng
4.1. Đầu tư
Mặc dù, vốn đầu tư phát triển trên địa bàn tỉnh còn gặp nhiều khó khăn do tiếp tục thực hiện chủ trương chính sách tài khóa chặt chẽ của Chính phủ; nguồn vốn ngân sách tỉnh hạn hẹp, năng lực của doanh nghiệp và hộ dân cư còn hạn chế; tình hình thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước gặp khó khăn; công tác giải ngân chậm…nhưng các cấp, các ngành ở địa phương đã có nhiều nổ lực trong thu hút vốn đầu tư, khai thác các nguồn vốn của doanh nghiệp và dân cư, xã hội hóa trong đầu tư…nên vốn đầu tư phát triển thực hiện trong 6 tháng đầu năm 2018 tăng trưởng khá.
Vốn đầu tư phát triển trên địa bàn 6 tháng đầu năm 2018 (giá hiện hành) ước tính đạt 5.962,9 tỷ đồng, tăng 11,47% so với cùng kỳ năm trước; Trong đó: Vốn nhà nước đạt 1.584,5 tỷ đồng, chiếm 26,57% và tăng 17,05%; vốn ngoài nhà nước đạt 4.339 tỷ đồng, chiếm 72,77% và tăng 9,73%; vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đạt 39,4 tỷ đồng, chiếm 0,66% và giảm 5,55%.
Trong vốn đầu tư phát triển trên địa bàn, vốn đầu tư xây dựng cơ bản đạt 4.330,2 tỷ đồng, tăng 13,16% so với cùng kỳ năm trước; vốn đầu tư mua sắm TSCĐ không qua xây dựng cơ bản đạt 963,3 tỷ đồng, tăng 10,50%; vốn đầu tư nâng cấp, sửa chửa lớn TSCĐ đạt 405,7 tỷ đồng, tăng 18,91%; vốn đầu tư bổ sung vốn lưu động đạt 228,5 tỷ đồng, tăng 10,98%; vốn đầu tư phát triển khác đạt 35,2 tỷ đồng, giảm 66,18%.
Trong tổng vốn đầu tư thực hiện của khu vực nhà nước, vốn đầu tư thực hiện thuộc nguồn vốn ngân sách nhà nước do địa phương quản lý tháng 6/2018 ước tính đạt 268,30 tỷ đồng (bao gồm: vốn ngân sách nhà nước cấp tỉnh 223,30 tỷ đồng; vốn ngân sách nhà nước cấp huyện 37,5 tỷ đồng; vốn ngân sách nhà nước cấp xã 7,5 tỷ đồng), tăng 16,92% so với tháng trước và tăng 57,64% so với tháng cùng kỳ năm trước. Tính chung 6 tháng đầu năm, vốn đầu tư thực hiện thuộc nguồn vốn ngân sách nhà nước do địa phương quản lý ước tính đạt 1.016,13 tỷ đồng, bằng 42,2% kế hoạch năm 2018 và tăng 39,26% so với cùng kỳ năm trước, trong đó: vốn ngân sách tỉnh đạt 829,70 tỷ đồng, bằng 41,99% kế hoạch và tăng 34,77%; vốn ngân sách huyện đạt 152,64 tỷ đồng, bằng 42,66% kế hoạch và tăng 72,77%; vốn ngân sách xã đạt 33,79 tỷ đồng, bằng 45,66% kế hoạch và tăng 31,58%. Nguyên nhân vốn đầu tư phát triển thuộc nguồn vốn ngân sách nhà nước do địa phương quản lý 6 tháng đầu năm tăng khá cao là do kế hoạch phân bổ vốn đầu tư và tình hình giải ngân tăng.
Vốn đầu tư vào các Khu công nghiệp, Khu kinh tế: Sáu tháng đầu năm 2018 có 06 dự án đầu tư với số vốn đăng ký là 1.658,48 tỷ đồng. Hiện nay trên địa bàn tỉnh có 156 dự án đầu tư váo các KCN, KKT với tổng vốn đăng ký 99.811,31 tỷ đồng; trong đó: 88 dự án đã đi vào hoạt động với số vốn đăng ký 8.031,42 tỷ đồng, 52 dự án đang triển khai xây dựng với số vốn đăng ký 12.345,93 tỷ đồng và 16 dự án đang làm thủ tục đầu tư với số vốn đăng ký 79.433,95 tỷ đồng.
Vốn FDI: Sáu tháng đầu năm 2018 không có dự án FDI đăng ký đầu tư mới. Hiện nay có 14 dự án FDI còn hiệu lực với tổng vốn đầu tư đăng ký là 46,65 triệu USD. Vốn đầu tư thực hiện của các doanh nghiệp FDI trong 6 tháng đầu năm 2018 ước tính đạt 1,74 triệu USD.
Vốn ODA: Từ đầu năm đến nay không có dự án ODA nào được ký hiệp định vay với nhà tài trợ. Hiện nay trên địa bàn có 22 dự án ODA đang thực hiện được bố trí vốn là 1.215,277 tỷ đồng (vốn nước ngoài 1.046,973 tỷ đồng, vốn đối ứng 168,254 tỷ đồng). Dự ước giải ngân vốn ODA 6 tháng đầu năm 2018 thực hiện 540 tỷ đồng, đạt 44% kế hoạch năm 2018.
Vốn NGO: Trong 6 tháng đầu năm 2018, đã vận động, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt, tiếp nhận 13 chương trình, dự án, khoản viện trợ NGO với tổng giá trị vốn cam kết là 3,155 triệu USD. Hiện nay có hơn 60 chương trình, dự án, khoản viện trợ phi dự án do các tổ chức NGOs tài trợ được triển khai thực hiện. Vốn đăng ký thực hiện các dự án trong năm 2018 dự kiến khoảng 20 triệu USD. Vốn giải ngân trong 6 tháng đầu năm 2018 ước đạt khoảng 7,7 triệu USD.
Về tiến độ giải ngân vốn: đến 31/5/2018, Kho bạc Nhà nước tỉnh thực hiện 641,49 tỷ đồng, đạt 22,29% kế hoạch năm 2018. Trong đó, nguồn vốn địa phương quản lý thực hiện 538,5 tỷ đồng, đạt 21,91% kế hoạch.
4.2. Xây dựng
Ngành xây dựng 6 tháng đầu năm 2018 gặp một số khó khăn, do tiếp tục thực hiện chính sách tài khóa chặt chẽ của Chính phủ nên nguồn vốn xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước hạn hẹp; năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp xây lắp còn hạn chế; các dự án hạ tầng kỷ thuật đô thị, khu công nghiệp, khu kinh tế của tỉnh chưa thu hút được nhiều doanh nghiệp tham gia đầu tư; thị trường bất động sản đã hình thành nhưng chưa rỏ nét; công tác giải ngân vốn chậm…Hơn nữa, giá một số nông sản giảm sút, giá vật liệu xây dựng tăng đã làm cho một bộ phận dân cư gặp khó khăn trong việc đầu tư xây dựng nhà ở nên giá trị sản xuất xây dựng 6 tháng đầu năm 2018 tăng chậm.
Giá trị sản xuất xây dựng 6 tháng đầu năm 2018 (giá hiện hành) ước tính đạt 4.325,3 tỷ đồng, chủ yếu do các đơn vị ngoài nhà nước thực hiện. Trong tổng giá trị sản xuất, giá trị sản xuất xây dựng công trình nhà ở ước tính đạt 2.147,8 tỷ đồng, chiếm 49,66%; công trình nhà không để ở ước tính đạt 367,4 tỷ đồng, chiếm 8,49%; công trình kỹ thuật dân dụng ước tính đạt 1.705,8 tỷ đồng, chiếm 39,44%; hoạt động xây dựng chuyên dụng ước tính đạt 104,3 tỷ đồng, chiếm 2,41%.
Giá trị sản xuất xây dựng 6 tháng đầu năm 2018 (giá so sánh 2010) ước tính đạt 3.000.5 tỷ đồng, tăng 5,18% so với cùng kỳ năm trước (6 tháng đầu năm 2017 tăng 6,19%). Trong tổng giá trị sản xuất xây dựng, giá trị sản xuất xây dựng công trình nhà ở ước tính đạt 1.488,6 tỷ đồng, tăng 11,39%; giá trị sản xuất xây dựng nhà không để ở ước tính đạt 254,6 tỷ đồng, giảm 10,97%; giá trị sản xuất xây dựng công trình kỷ thuật dân dụng ước tính đạt 1.182,3 tỷ đồng, giảm 0,64%; giá trị sản xuất xây dựng công trình chuyên dụng ước tính đạt 75 tỷ đồng, tăng 85,43%.
5. Tình hình hoạt động của doanh nghiệp
Từ đầu năm đến nay, có 163 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới với tổng vốn đăng ký là 1061 tỷ đồng, giảm 2,39% về số doanh nghiệp và giảm 28,93% về số vốn đăng ký so với cùng kỳ năm 2017; số vốn đăng ký bình quân một doanh nghiệp đạt 6,51 tỷ đồng, giảm 27,18%. Số doanh nghiệp ngừng hoạt động là 95 doanh nghiệp, tăng 37,68% so với cùng kỳ năm 2017; số doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể, chấm dứt hoạt động sản xuất, kinh doanh là 31 doanh nghiệp, tăng 34,78%. Số doanh nghiệp ngừng hoạt động và giải thể phần lớn là những doanh nghiệp quy mô nhỏ và siêu nhỏ gặp khó khăn về vốn kinh doanh trong các ngành xây dựng, thương mại và dịch vụ…
6. Sản xuất nông, lâm nghiệp và thuỷ sản
6.1. Nông nghiệp
a. Trồng trọt
a1. Cây hàng năm
* Sản xuất vụ Đông Xuân năm 2017-2018
Vụ Đông Xuân năm nay, nhờ đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng, áp dụng các quy trình sản xuất tiên tiến, cung ứng giống đảm bảo chất lượng và làm tốt công tác phòng trừ sâu bệnh nên sản lượng và chất lượng nhiều loại cây trồng có giá trị kinh tế cao tăng hơn cùng kỳ năm trước.
Sản xuất cây hàng năm vụ Đông Xuân 2017-2018, đầu vụ thời tiết mưa rét kéo dài đã ảnh hưởng đến tiến độ gieo cấy lúa và một số cây trồng khác; tuy nhiên, trong vụ thời tiết thuận lợi cho sự sinh trưởng và phát triển của các loại cây trồng, nguồn nước tưới đảm bảo và sâu bệnh phát sinh ít hơn các năm trước nên năng suất hầu hết các loại cây hàng năm đều khá cao; đặc biệt, cây lúa cho năng suất đạt cao nhất từ trước đến nay.
Sơ bộ kết quả sản xuất vụ Đông Xuân năm 2017-2018 như sau:
Về diện tích: vụ Đông Xuân 2017-2018 toàn tỉnh đã gieo trồng được 50.489,1 ha các loại cây hàng năm, tăng 0,35% (+175,6 ha) so với vụ Đông Xuân 2016-2017; Trong đó: cây lúa gieo cấy 25.983,7 ha, tăng 0,9% (+231,1 ha); cơ cấu giống lúa chủ yếu là các loại giống ngắn ngày, cho năng suất chất lượng cao như: HN6, TL6, AC5, HC95, HT1, Thiên Ưu 8, P6, NA2…; cây ngô gieo trồng 3.126,2 ha, giảm 0,74% (-23,2 ha); khoai lang 1.750,6 ha, giảm 7,27% (-137,2 ha); sắn 9.788,3 ha, tăng 1,43% (+137,9 ha); cây chất bột khác 1.134,7 ha, giảm 1,60% (-18,5 ha); lạc 3.268,6 ha, giảm 5,47% (-189,1 ha); rau các loại 3.646,4 ha, tăng 0,13% (+4,8 ha); đậu các loại 569,5 ha, giảm 1,54% (-8,9 ha); cây ớt cay 418,7 ha, tăng 24,72% (+83 ha)...Vụ Đông - Xuân năm nay, thời tiết mưa nhiều, đủ nguồn nước tưới nên diện tích lúa tăng; diện tích sắn tăng do hiện nay các Nhà máy chế biến tinh bột sắn thiếu nguyên liệu, giá sắn tăng nên bà con tăng diện tích; diện tích cây ớt cay tăng do các huyện triển khai dự án trồng ớt cay theo hợp đồng để bán cho các Doanh nghiệp. Một số cây trồng khác như: ngô, khoai lang, cây chất bột khác, lạc, đậu các loại…giảm do đầu vụ mưa rét kéo dài một số diện tích ở vùng trũng, đất ướt không gieo trồng kịp thời vụ…
Về năng suất: Năng suất lúa vụ Đông Xuân năm 2017-2018 đạt 58,3 tạ/ha, tăng 1,5 tạ/ha so với vụ Đông Xuân năm 2016-2017; cây ngô năng suất đạt 37,6 tạ/ha, tăng 1,1 tạ/ha; cây khoai lang năng suất đạt 80,1 tạ/ha, tăng 1,3 tạ/ha; cây chất bột khác năng suất đạt 119,4 tạ/ha, tăng 1,2 tạ/ha; cây lạc năng suất đạt 21,2 tạ/ha, tăng 1,2 tạ/ha; rau các loại năng suất đạt 101,6 tạ/ha, tăng 1,5 tạ/ha; đậu các loại năng suất đạt 11,3 tạ/ha, tăng 0,7 tạ/ha; cây ớt cay năng suất đạt 57,5 tạ/ha, tăng 1,5 tạ/ha…
Về sản lượng: Tổng sản lượng lương thực có hạt vụ Đông Xuân 2017-2018 đạt 163.221,4 tấn, tăng 3,53% (+5.560,6 tấn) so với vụ Đông Xuân năm 2016-2017; Trong đó: sản lượng lúa đạt 151.452,1 tấn, tăng 3,62% (+5.294 tấn); sản lượng ngô đạt 11.769,3 tấn, tăng 2,32% (+266,5 tấn). Sản lượng khoai lang đạt 14.026,3 tấn, giảm 5,72% (-850,4 tấn); sản lượng cây chất bột khác đạt 13.547,1 tấn, giảm 0,56% (-76,8 tấn); sản lượng lạc đạt 6.913,7 tấn, giảm 0,01% (-0,6 tấn); sản lượng rau các loại đạt 37.045,8 tấn, tăng 1,66% (+604,8 tấn); sản lượng đậu các loại đạt 646,3 tấn, tăng 5,45% (+33,4 tấn); sản lượng ớt cay đạt 2.405,8 tấn, tăng 28,06% (+527,1 tấn)…Sản lượng khoai lang, cây chất bột khác, lạc giảm là do diện tích giảm.
* Tiến độ sản xuất vụ Hè Thu năm 2018
Tính đến ngày 15/6/2018, cây lúa toàn tỉnh đã gieo trồng được 23.376,1 ha, bằng 102,07% so với cùng kỳ năm trước; trong đó: lúa Hè Thu 21.696,1 ha, bằng 102,03%; lúa Mùa 1680 ha, bằng 102,63%. Ngô 260,2 ha, bằng 102,44%; khoai lang 126 ha, bằng 103,26%; lạc 17,5 ha, bằng 101,74%; rau các loại 1.160 ha, bằng 100,26%; đậu các loại 306 ha, bằng 102,34%…
Hiện nay trên địa bàn tỉnh đã áp dụng nhiều mô hình sản xuất tiên tiến: mô hình liên kết sản xuất theo chuổi giá trị; mô hình ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao; mô hình ứng dụng kỷ thuất tiên tiến, tổ chức lại sản xuất để nâng cao năng suất và giá trị kinh tế…Một số mô hình đã chứng minh được tính hiệu quả, phù hợp và có khả năng nhân rộng cao như: mô hình liên kết sản xuất lúa chất lượng cao, mô hình tiêu hữu cơ, mô hình trồng rau sạch…
a2. Cây lâu năm
Tổng diện tích cây lâu năm toàn tỉnh hiện có 34.522,2 ha, tăng 0,65% (+224,2 ha) so với cùng kỳ năm 2017. Một số cây lâu năm chủ yếu như:
Cây cao su: diện tích hiện có 19.511,5 ha, tăng 0,11% (+21,5 ha) so với cùng kỳ năm 2017; sản lượng mủ khô 6 tháng đầu năm 2018 ước tính đạt 5500 tấn, tăng 5,77%. Do giá bán mủ cao su có tăng lên nên sản lượng khai thác khá ổn định.
Cây cà phê: diện tích hiện có 5.106,3 ha, tăng 0,12% (+6,3 ha) so với cùng kỳ năm 2017; sản lượng cà phê nhân 6 tháng đầu năm 2018 ước tính đạt 420 tấn, tăng 2,04%. Sáu tháng đầu năm chỉ thu hoạch cà phê mít ở hai huyện miền núi, loại cây này do ít được đầu tư chăm sóc nên cho năng suất, sản lượng, cũng như giá bán thấp.
Cây hồ tiêu: diện tích hiện có 2.522,1 ha, tăng 1,29% (+32,1 ha) so với cùng kỳ năm 2017; sản lượng hạt tiêu 6 tháng đầu năm 2018 ước tính đạt 1850 tấn, giảm 24,43%. Do giá tiêu xuống thấp nên bà con ít chăm sóc nên năng suất và sản lượng giảm.
Cây chuối: diện tích hiện có 4.578,7 ha, tăng 0,83% (+37,7 ha) so với cùng kỳ năm 2017; sản lượng chuối 6 tháng đầu năm 2018 ước tính đạt 40.795 tấn, tăng 1,8%. Cây chuối cho thu nhập khá ổn định đối với người dân miền núi nên người dân đầu tư chăm sóc, tăng diện tích hàng năm.
Cây dứa: diện tích hiện có 534 ha, tăng 7,34% (+36,5 ha) so với cùng kỳ năm 2017; sản lượng dứa 6 tháng đầu năm 2018 ước tính đạt 2490 tấn, tăng 0,3%. Thực hiện đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp, UBND tỉnh đã tìm chọn và ký kết hợp tác liên kết với Học viện Nông nghiệp Việt Nam và Công ty Cổ phần thực phẩm xuất khẩu Đồng Giao ở tỉnh Ninh Bình trồng dứa nguyên liệu ở một số huyện trong tỉnh theo mô hình trồng dứa phủ bạt; diện tích dứa trồng theo dự án sẽ cho thu hoạch chính vào tháng 7 nên sản lượng cả năm sẽ tăng mạnh.
b. Chăn nuôi
Chăn nuôi đã có sự chuyển biến rỏ nét về tổ chức sản xuất, chăn nuôi trang trại, tập trung theo chuổi khép kín, ứng dụng khoa học kỷ thuật tiên tiến, công nghệ cao được mở rộng; nhiều mô hình chăn nuôi an toàn sinh học đang được phổ biến, nhân rộng.
Theo kết quả điều tra chăn nuôi 01/4/2018, đàn trâu có 25.830 con, giảm 3,26% so với cùng kỳ năm 2017; đàn bò có 66.928 con, giảm 4,16%; đàn lợn có 226.180 con, giảm 15%; đàn gia cầm có 2.494 nghìn con, tăng 0,36%; trong đó: đàn gà 1.912 nghìn con, tăng 0,58%. Sản lượng thịt hơi xuất chuồng 6 tháng đầu năm 2018 ước tính đạt 20.910 tấn, giảm 1,06% so với cùng kỳ năm trước; trong đó: thịt lợn đạt 14.544,6 tấn, giảm 3,71%.
Đàn lợn thịt giảm mạnh chủ yếu là do giá thịt lợn hơi giảm sâu trong năm 2017, người chăn nuôi không có lãi nên giảm đàn hoặc không tái đàn. Hiện nay, giá bán thịt lợn hơi đã tăng trở lại là tín hiệu phấn khởi để người chăn nuôi tái đàn; nhưng tâm lý người chăn nuôi vẫn còn dè dặt, thận trọng chưa dám đầu tư. Tại thời điểm 01/4/2018, số gia trại lợn (quy mô từ 30 con trở lên) giảm 11,7% so với cùng thời điểm năm trước; số hộ nuôi nhỏ lẻ (quy mô dưới 30 con) giảm 15%.
Tình hình dịch bệnh: Trong 6 tháng đầu năm 2018 trên địa bàn tỉnh đã xảy ra dịch lở mồm long móng tại 9 xã, phường, thị trấn thuộc 6 huyện, thành phố (TP Đông Hà, huyện Vĩnh Linh, Gio Linh, Triệu Phong, Hải Lăng và Hướng Hóa); tổng số gia súc mắc bệnh 215 con (29 con trâu, 154 con bò và 32 con lợn); chết và tiêu hủy 01 con bò và 45 con lợn. Nhìn chung tình hình dịch bệnh giảm so với cùng kỳ năm trước. Ngay khi nhận được tin báo dịch bệnh xảy ra, các ngành chức năng đã phối hợp với các địa phương tổ chức tiêu độc khử trùng, tiêm phòng kịp thời, vì vậy dịch bệnh nhanh chóng được bao vây, khống chế và không để lây lan trên diện rộng.
6.2. Lâm nghiệp
Ước tính số cây lâm nghiệp trồng phân tán 6 tháng đầu năm 2018 đạt 850 nghìn cây, tăng 8,28% so với cùng kỳ năm trước; diện tích rừng trồng được chăm sóc đạt 25.200 ha, tăng 14,31%; diện tích rừng được khoanh nuôi tái sinh đạt 850 ha, tăng 6,25%; diện tích rừng được giao khoán bảo vệ đạt 47.816 ha, tăng 80,44%. Năm nay, thực hiện giao khoán bảo vệ rừng của tỉnh tăng mạnh nhờ vào ngân sách từ nguồn vốn sự nghiệp phát triển rừng, nguồn chi trả dịch vụ môi trường rừng và nguồn tài trợ chương trình JICA.
Sản lượng gỗ khai thác 6 tháng đầu năm 2018 ước tính đạt 197.842 m3, tăng 10,40%; sản lượng củi khai thác đạt 81.546 ste, giảm 6,85%. Trong thời gian qua, do chất lượng rừng trồng được nâng cao với các giống cây lâm nghiệp cho năng suất cao nên sản lượng gỗ khai thác tăng nhanh. Hiện nay phần lớn gỗ khai thác được cung cấp nguyên liệu cho 2 Nhà máy của Công ty MDF-VRG Quảng Trị và xuất khẩu sang Lào.
Thiệt hại rừng: Trong 6 tháng đầu năm 2018, các đơn vị tăng cường kiểm tra, theo dỏi, dự báo tình hình sâu bệnh trên địa bàn, đặc biệt là sâu róm thông nên tình hình sâu bệnh được kiểm soát; công tác bảo vệ rừng được tăng cường, tuy nhiên do nắng nóng kéo dài và gió Tây Nam tăng cường nên trong tháng 6 và 6 tháng đầu năm 2018 đã xảy ra 01 vụ cháy rừng tại huyện Vĩnh Linh, thiệt hại khoảng 1,51 ha rừng, giá trị thiệt hại khoảng 68,6 triệu đồng.
Về kiểm soát vi phạm lâm luật: Trong 6 tháng đầu năm 2018, đã phát hiện và bắt giữ 138 vụ vi phạm hành chính, xử lý vi phạm hành chính 123 vụ, lâm sản tịch thu 165,6 m3 gỗ các loại, 178,2 kg động vật rừng và sản phẩm động vật rừng.
6.3. Thủy sản
Tiếp tục tập trung chỉ đạo thực hiện cơ cấu lại thủy sản và triển khai mạnh mẽ các chính sách phát triển thủy sản theo Nghị định số 67/2014/NĐ-CP, Quyết định 48/2010/QĐ-TTg.
Sáu tháng đầu năm 2018 với thời tiết, ngư trường thuận lợi cho hoạt động đánh bắt; số tàu thuyền đánh bắt tăng khá; môi trường biển đã phục hồi; diện tích nuôi tôm nước lợ tăng; dịch bệnh trong nuôi trồng thủy sản giảm…nên sản lượng thủy sản khai thác và nuôi trồng tăng khá so với cùng kỳ năm trước.
Đến nay, số tàu thuyền khai thác biển có động cơ toàn tỉnh có 2.168 chiếc, tăng 12,4% (+239 chiếc) với tổng công suất 110.288 CV, tăng 8,3% (+8478 CV) so với cùng thời điểm năm trước; trong đó có 132 chiếc từ 400 CV trở lên, tăng 15 chiếc. Theo Nghị định số 67/2014/NĐ-CP đã có 32 chủ tàu đủ điều kiện vay vốn đóng mới và 118 chủ tàu đủ điều kiện vay vốn nâng cấp tàu cá. Đến nay, có 25 tàu đóng mới đã hoàn thành đưa vào hoạt động (17 tàu vỏ thép, 07 tàu vỏ gỗ và 01 tàu vỏ Composite), 93 tàu được nâng cấp.
Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có 167 hộ nuôi cá lồng bè, tăng 10,08% (+18 hộ) với 264 lồng, tăng 7,32% (+18 lồng); thể tích lồng nuôi 5.613 m3, tăng 84,33% ( +2.568 m3).
Diện tích nuôi trồng thủy sản 6 tháng đầu năm 2018 ước tính đạt 3.018,6 ha, tăng 2,58% so với cùng kỳ năm trước; trong đó: nuôi cá 2.100,5 ha, tăng 0,74%; nuôi tôm 914 ha, tăng 6,78%; nuôi thủy sản khác 4,1 ha, tăng 127,78%.
Tổng sản lượng thủy sản 6 tháng đầu năm 2018 ước tính đạt 13.676 tấn, tăng 10,86% so với cùng kỳ năm trước; trong đó: cá 10.236 tấn, tăng 3,88%; tôm 1.857 tấn, tăng 50,61%; thủy sản khác 1.583 tấn, tăng 26,74%. Cụ thể:
Sản lượng thủy sản nuôi trồng ước tính đạt 3.282 tấn, tăng 21,24% so với cùng kỳ năm trước; trong đó: cá 1.638 tấn, giảm 0,3%; tôm 1.622 tấn, tăng 53,31%. Sản lượng cá nuôi nhìn chung ổn định; riêng sản lượng tôm nuôi tăng mạnh do diện tích nuôi tăng; môi trường biển đã phục hồi, dịch bệnh trên tôm nuôi ít xảy ra và được kịp thời khống chế nên cho năng suất khá cao.
Sản lượng thủy sản khai thác ước tính đạt 10.394 tấn, tăng 7,94% so với cùng kỳ năm trước; trong đó: cá 8.598 tấn, tăng 4,71%; tôm 235 tấn, tăng 34,29%; thủy sản khác 1.561 tấn, tăng 25,58%. Sản lượng thủy sản khai thác trong 6 tháng đầu năm 2018 tăng khá do năm nay thời tiết thuận lợi cho hoạt động đánh bắt, môi trường biển đã phục hồi, nhiều tàu thuyền được đóng mới và nâng cấp vươn ra đánh bắt ở biển xa.
Dịch bệnh nuôi trồng thủy sản: Từ đầu năm đến nay đã xảy ra dịch bệnh trên tôm nuôi với bệnh Hoại tử gan tụy cấp tính 19,11 ha và bệnh Đốm trắng 1,45 ha. Ngành chức năng đã cấp 8.421,6 kg hóa chất dập dịch kịp thời, không để lây lan sang các vùng nuôi khác.
7. Sản xuất công nghiệp
Sáu tháng đầu năm 2018, chỉ số sản xuất công nghiệp tăng chậm hơn nhiều so với cùng kỳ năm trước; Nguyên nhân do một số doanh nghiệp ngành công nghiệp chế biến, chế tạo sản xuất cầm chừng do thiếu nguyên liệu (Sản xuất tinh bột sắn, dăm gỗ và gỗ xẻ, dầu thông…); một số doanh nghiệp sản phẩm sản xuất đảm bảo chất lượng, có thị trường tiêu thụ nhưng gần như đã hết công suất nên tốc độ tăng chậm lại (Nhà máy gỗ MDF-VRG Quảng Trị, Công ty TNHH Tuấn Ngọc SURIMI sản xuất chả cá, Công ty TNHH cao su camel Việt Nam); một số doanh nghiệp sản phẩm sản xuất khó khăn về thị trường tiêu thụ (Sản phẩm bia của Công ty Bia Hà Nội, sản phẩm tấm lợp của Công ty TNHH 1TV Thương mại số 1, Công ty Cổ phần Hoàng Hương)…
Chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 6/2018 ước tính tăng 8,30% so với tháng trước; trong đó: ngành khai khoáng tăng 6,22%; công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 7,35%; sản xuất và phân phối điện tăng 15,06%; cung cấp nước, xử lý rác thải, nước thải tăng 3,37%.
Chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 6/2018 ước tính tăng 11,92% so với tháng cùng kỳ năm trước; trong đó: ngành khai khoáng tăng 14,54%; công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 9,46%; sản xuất và phân phối điện tăng 23,43%; cung cấp nước, xử lý rác thải, nước thải tăng 16,14%.
Tính chung 6 tháng đầu năm 2018, chỉ số sản xuất công nghiệp ước tính tăng 8,92% so với cùng kỳ năm trước (6 tháng đầu năm 2017 tăng 16,14%); trong đó: ngành khai khoáng tăng 16,38%; công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 7,05%; sản xuất và phân phối điện tăng 15,34%; cung cấp nước, xử lý rác thải, nước thải tăng 11,30%.
Trong ngành công nghiệp cấp 2, các ngành có chỉ số sản xuất 6 tháng đầu năm 2018 so với cùng kỳ năm trước tăng cao hơn chỉ số chung là: khai thác quặng kim loại tăng 30,35%; sản xuất trang phục tăng 21,24%; chế biến gỗ và sản xuất sản phẩm từ gỗ tăng 11,37%; sản xuất sản phẩm từ cao su và plastic tăng 33,21%; sản xuất phương tiện vận tải khác tăng 91,54%; công nghiệp chế biến, chế tạo khác tăng 48,08%; sản xuất và phân phối điện tăng 15,34%; khai thác, xử lý và cung cấp nước tăng 11,99%. Các ngành có chỉ số tăng thấp hơn chỉ số chung là: sản xuất, chế biến thực phẩm tăng 1,51%; sản xuất đồ uống tăng 3,59%; sản xuất giấy và sản phẩm từ giấy tăng 0,52%; sản xuất sản phẩm từ khoáng phi kim loại khác tăng 0,36%; hoạt động thu gom, xử lý và tiêu hủy rác thải tăng 8,29%. Các ngành có chỉ số sản xuất giảm: khai khoáng khác giảm 0,17%; dệt giảm 23,54%; sản xuất da và sản phẩm có liên quan giảm 24,27%; in, sao chép bản ghi các loại giảm 7,62%; sản xuất hóa chất và sản phẩm hóa chất giảm 0,45%; sản xuất sản phẩm từ kim loại đúc sẵn giảm 7,15%; sản xuất giường, tủ, bàn, ghế giảm 15,43%.
Một số sản phẩm chủ yếu trong 6 tháng đầu năm 2018 so với cùng kỳ năm trước tăng cao là: quặng titan và tinh quặng titan khác tăng 32,34%; quặng zircon và tinh quặng zircon tăng 23,42%; thủy, hải sản chế biến tăng 122,42%; bộ com lê, quần áo tăng 22,07%; lốp dùng cho xe máy, xe đạp tăng 46,54%; săm dùng cho xe máy, xe đạp tăng 36,03%; điện sản xuất tăng 35,79%... Một số sản phẩm tăng thấp là: nước hoa quả, tăng lực tăng 9,03%; gỗ cưa hoặc xẻ tăng 4,91%; phân hóa học tăng 1,88%; gạch và gạch khối bằng xi măng, bê tông tăng 8,07%; điện thương phẩm tăng 7,77%; nước máy tăng 12,01%...Một số sản phẩm giảm là: quặng inmenit và tinh quặng inmenit giảm 4,98%; đá xây dựng giảm 2,29%; tinh bột sắn giảm 26,13%; bia lon giảm 7,12%; dăm gỗ giảm 6,13%; ván ép giảm 1,52%; dầu nhựa thông giảm 12,73%; gạch xây dựng bằng đất sét nung giảm 9,98%; tấm lợp proximăng giảm 32,60%; xi măng giảm 0,14%...
8. Thương mại, dịch vụ
8.1. Bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng
Thị trường bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng 6 tháng đầu năm 2018 tại Quảng Trị khá sôi động. Trong điều kiện thời tiết thuận lợi, hàng hóa trên thị trường phong phú về chũng loại, đa dạng về mẫu mã, giá cả tương đối ổn định, môi trường biển đã phục hồi nên sản lượng hải sản hàng hóa tăng khá, hoạt động kinh doanh dịch vụ tại các điểm du lịch biển nhộn nhịp hơn…nên tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng khá so với cùng kỳ năm trước.
Ước tính tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng 6/2018 đạt 2.326,08 tỷ đồng, tăng 1,27% so với tháng trước và tăng 8,74% so với tháng cùng kỳ năm trước. Trong tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng Sáu, doanh thu bán lẻ hàng hóa ước tính đạt 1.962,91 tỷ đồng, tăng 1,14% so với tháng trước và tăng 8,85% so với tháng cùng kỳ năm trước; doanh thu lưu trú và ăn uống đạt 271,78 tỷ đồng, tăng 2,41% và tăng 8,38%; doanh thu du lịch lữ hành đạt 3,91 tỷ đồng, tăng 1,08% và tăng 8,69%; doanh thu dịch vụ khác đạt 87,48 tỷ đồng, tăng 0,80% và tăng 7,38%.
Tính chung 6 tháng đầu năm 2018, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng ước tính đạt 13.519,62 tỷ đồng, tăng 10,81% so với cùng kỳ năm trước.
Xét theo ngành hoạt động, doanh thu bán lẻ hàng hóa 6 tháng đầu năm 2018 ước tính đạt 11.552,26 tỷ đồng, chiếm 85,45% tổng mức và tăng 10,97% so với cùng kỳ năm trước. Các nhóm hàng có tổng mức bán lẻ hàng hóa lớn và tăng khá so với cùng kỳ năm trước: lương thực, thực phẩm tăng 9,83%; hàng may mặc tăng 13,49%; đồ dùng, dụng cụ trang thiết bị gia đình tăng 12,78%; gỗ và vật liệu xây dựng tăng 12,98%; phương tiện đi lại tăng 9,93%; xăng dầu các loại tăng 10,80%...
Doanh thu dịch vụ lưu trú và ăn uống ước tính đạt 1.426,30 tỷ đồng, chiếm 10,55% tổng mức và tăng 10,19% so với cùng kỳ năm trước.
Doanh thu du lịch lữ hành ước tính đạt 17,75 tỷ đồng, chiếm 0,13% tổng mức và tăng 10,33% so với cùng kỳ năm trước.
Doanh thu dịch vụ khác ước tính đạt 523,30 tỷ đồng, chiếm 3,87% tổng mức và tăng 9,14% so với cùng kỳ năm trước.
8.2. Hoạt động vận tải
Sáu tháng đầu năm 2018, hoạt động kinh doanh vận tải trên địa bàn diển biến bình thường. Thời tiết thuận lợi, số lượng và chất lượng phương tiện vận tải đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu vận chuyển hàng hóa và đi lại của nhân dân nên vận tải hành khách và hàng hóa tiếp tục tăng so với cùng kỳ năm trước.
Doanh thu vận tải tháng 6/2018 ước tính đạt 116,08 tỷ đồng, tăng 4,94% so với tháng trước và tăng 11,79% so với tháng cùng kỳ năm trước; trong đó: doanh thu vận tải hành khách đạt 40,48 tỷ đồng, tăng 3,09% và tăng 9,95%; doanh thu vận tải hàng hóa đạt 72,84 tỷ đồng, tăng 6,11% và tăng 11,54%; doanh thu dịch vụ hổ trợ vận tải đạt 2,76 tỷ đồng, tăng 2,14% và tăng 60,46%. Tính chung 6 tháng đầu năm 2018, doanh thu vận tải ước tính đạt 638,18 tỷ đồng, tăng 8,18% so với cùng kỳ năm trước; trong đó: doanh thu vận tải hành khách đạt 241,96 tỷ đồng, tăng 8,33%; doanh thu vận tải hàng hóa đạt 382,39 tỷ đồng, tăng 7,19%; doanh thu dịch vụ hổ trợ vận tải đạt 13,83 tỷ đồng, tăng 40,77%.
Ước tính số lượt hành khách vận chuyển tháng 6/2018 đạt 560,91 nghìn HK, tăng 2,33% so với tháng trước và tăng 12,01% so với tháng cùng kỳ năm trước, tất cả đều do vận tải đường bộ thực hiện; số lượt hành khách luân chuyển đạt 53,37 triệu HK.km, tăng 2,34% và tăng 12,82%. Tính chung 6 tháng đầu năm 2018, số lượt hành khách vận chuyển ước tính đạt 3.588,16 nghìn HK, tăng 3,67% so với cùng kỳ năm trước; số lượt hành khách luân chuyển đạt 325,83 triệu HK.km, tăng 4,81%.
Ước tính khối lượng hàng hoá vận chuyển tháng 6/2018 đạt 794,68 nghìn tấn, tăng 3,27% so với tháng trước và tăng 3,07% so với tháng cùng kỳ năm trước; chủ yếu do vận tải đường bộ thực hiện; khối lượng hàng hoá luân chuyển đạt 52,42 triệu tấn.km, tăng 5,44% và tăng 7,78%. Tính chung 6 tháng đầu năm 2018, khối lượng hàng hoá vận chuyển ước tính đạt 4.276,16 nghìn tấn, tăng 3,82% so với cùng kỳ năm trước; khối lượng hàng hoá luân chuyển đạt 270,17 triệu tấn.km, tăng 4,19%.
8.3. Khách lưu trú và du lịch lữ hành
Mặc dù, tài nguyên và cơ sở vật chất phục vụ du lịch còn hạn chế so với các tỉnh lân cận nhưng các ngành chức năng và doanh nghiệp kinh doanh du lịch đã có nhiều nổ lực thông tin, tuyên truyền và quảng bá giới thiệu các di tích lịch sử, văn hóa; quảng bá các sản phẩm du lịch của tỉnh đến với bạn bè trong nước và Quốc tế nên 6 tháng đầu năm 2018, hoạt động kinh doanh dịch vụ lưu trú và du lịch lữ hành của tỉnh có dấu hiệu khởi sắc.
Số lượt khách do các đơn vị lưu trú phục vụ tháng 6/2018 ước tính đạt 39.431 lượt, tăng 1,25% so với tháng trước và tăng 7,49% so với tháng cùng kỳ năm trước; số ngày khách do các đơn vị lưu trú phục vụ đạt 37.539 ngày khách, tăng 0,67% và tăng 7,80%; lượt khách du lịch theo tour đạt 2.337 lượt, tăng 1,83% và tăng 7,46%; ngày khách du lịch theo tour đạt 5.370 ngày khách, tăng 1,84% và tăng 7,64%.
Tính chung 6 tháng đầu năm 2018, số lượt khách do các đơn vị lưu trú phục vụ ước tính đạt 215.811 lượt, tăng 10,26% so với cùng kỳ năm trước; số ngày khách do các đơn vị lưu trú phục vụ đạt 216.826 ngày khách, tăng 9,97%; lượt khách du lịch theo tour đạt 10.303 lượt, tăng 7,77%; ngày khách du lịch theo tour đạt 24.967 ngày khách, tăng 8,03%.
8.4. Hoạt động bưu chính, viễn thông
Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có 167 điểm cung cấp dịch vụ bưu chính, trong đó có: 43 bưu cục cấp 2 và 3, 01 bưu cục hệ 1, có 109 bưu điện văn hóa xã, 6 đại lý chuyển phát, 8 thùng thư công cộng độc lập. Có 94/141 xã, phường, thị trấn và 9/10 huyện, thị xã, thành phố có báo đến trong ngày.
Tổng số trạm thu phát sóng điện thoại di động (BTS) đang hoạt động trên địa bàn tỉnh là: 2.181 trạm (806 trạm 2G, 913 trạm 3G, 462 trạm 4G).
Ước tính đến 30/6/2018, toàn tỉnh có 596.610 thuê bao điện thoại, tăng 2,97% so với cùng thời điểm năm trước. Trong tổng số thuê bao điện thoại hiện có, số thuê bao cố định 15.800 thuê bao, giảm 12,36%; số thuê bao di động 580.810 thuê bao, tăng 3,46%. Số thuê bao điện thoại phát triển mới trong 6 tháng đầu năm 2018 là 40.697 thuê bao, giảm 40,59% so với cùng kỳ năm trước; trong đó: thuê bao cố định phát triển mới 348 thuê bao, giảm 11,22%; thuê bao di động phát triển mới 40.349 thuê bao, giảm 40,76%.
Số thuê bao Internet hiện có là 67.000 thuê bao, tăng 23,23% so với cùng thời điểm năm trước. Số thuê bao Internet phát triển mới trong 6 tháng đầu năm 2018 là 5.939 thuê bao, giảm 31,54% so với cùng kỳ năm trước.
II. VĂN HÓA - XÃ HỘI
1. Lao động, việc làm
Lực lượng lao động ước tính đến 30/6/2018 là 348.571 người, chiếm 55,59% dân số, giảm 0,36% so với cùng thời điểm năm 2017; trong đó: nam 177.188 người, chiếm 50,83%, giảm 0,37%; nử 171.383 người, chiếm 49,17%, giảm 0,34%. Lực lượng lao động khu vực thành thị 97.228 người, chiếm 27,89%, giảm 0,41%; khu vực nông thôn 251.343 người, chiếm 72,11%, giảm 0,33%.
Lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế ước tính 338.982 người, chiếm 97,25% lực lượng lao động của tỉnh, giảm 0,32% so với cùng thời điểm năm 2017; trong đó: đang làm việc trong khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản 158.847 người, chiếm 46,86%, giảm 8,51%; khu vực công nghiệp và xây dựng 58.678 người, chiếm 17,31%, tăng 4,26%; khu vực dịch vụ 121.457 người, chiếm 35,83%, tăng 10,27%.
Trong 6 tháng đầu năm 2017, toàn tỉnh đã tuyển sinh đào tạo nghề được 5.238 người (Cao đẳng 164 người, Trung cấp 1.376 người, sơ cấp và đào tạo thường xuyên 3.698 người).
Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh đã cung ứng, giới thiệu có việc làm cho 1.196 người; trong đó: thông qua sàn giao dịch việc làm (22 phiên) 654 người, thông qua hoạt động thường xuyên của Trung tâm 542 người.
Toàn tỉnh đã giải quyết việc làm mới cho 6667 lao động (4213 lao động làm việc trong tỉnh, 1375 lao động làm việc ngoài tỉnh và 1079 lao động làm việc ở nước ngoài).
Đã tiếp nhận hồ sơ đề nghị hưởng BHTN cho 1.187 lao động thất nghiệp và đã giải quyết cho 1.073 lao động được hưởng trợ cấp thất nghiệp với số tiền chi trợ cấp hơn 12,3 tỷ đồng.
Tỷ lệ thất nghiệp chung toàn tỉnh cuối năm 2017 là 2,87%, đến nay giảm xuống còn 2,75%.
2. Tình hình đời sống dân cư và công tác an sinh xã hội
2.1. Đời sống dân cư
Sáu tháng đầu năm 2018, tình hình kinh tế của tỉnh có những chuyển biến tích cực, tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 6,56%. Sản xuất trồng trọt, đầu vụ mưa rét kéo dài làm cho tiến độ gieo trồng một số loại cây có chậm; tuy nhiên, thời tiết trong vụ thuận lợi nên cây trồng sinh trưởng và phát triển tốt, dịch bệnh ít xảy ra; hầu hết các loại cây trồng đều cho năng suất cao hơn năm trước; đặc biệt, cây lúa cho năng suất đạt cao nhất từ trước đến nay. Sản lượng lương thực có hạt đạt 16,32 vạn tấn, tăng 3,53% so với cùng kỳ năm trước. Ngành thủy sản, môi trường biển đã phục hồi, năng lực đánh bắt tăng, thời tiết thuận lợi, dịch bệnh trong nuôi trồng ít xảy ra nên sản lượng thủy sản 6 tháng đầu năm đạt 13.676 tấn, tăng 10,86% so với cùng kỳ năm trước…Công tác chi trả bồi thường sự cố môi trường biển đã cơ bản hoàn thành với hơn 1.000 tỷ đồng.
Hơn nữa, ngay từ đầu năm Tỉnh đã xây dựng kế hoạch, phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể ở địa phương tổ chức vận động nhân dân phát huy truyền thống tương thân, tương ái thực hiện tốt các chính sách an sinh xã hội, chăm lo chu đáo đời sống vật chất và tinh thần cho các tầng lớp nhân dân, nhất là các gia đình chính sách, đồng bào nghèo...có điều kiện vui Tết Nguyên đán Mậu Tuất 2018 trong không khí đầm ấm, nghĩa tình, trách nhiệm, bảo đảm không để hộ nghèo nào thiếu đói trong dịp Tết. Vì vậy, trong 6 tháng đầu năm 2018 đời sống dân cư nói chung ổn định, tình hình thiếu đói trong khu vực nông thôn không xảy ra.
Về đời sống của cán bộ, công chức và người lao động trong các doanh nghiệp: cán bộ, công chức trong 6 tháng đầu năm chưa được tăng lương, nhưng do giá cả ổn định nên đời sống cũng bớt khó khăn; riêng đời sống của người lao động làm việc theo hợp đồng lao động, theo Nghị định số 141/2017/NĐ-CP ngày 07/12/2017 của Chính phủ, từ ngày 01/01/2018 mức lương tối thiểu vùng tăng thêm từ 180.000 – 230.000 đồng/tháng, đã góp phần ổn định đời sống cho người lao động.
2.2. Công tác an sinh xã hội
Trong dịp Tết Nguyên đán Mậu Tuất 2018, Tỉnh đã phối hợp với các cơ quan, đơn vị tổ chức thăm hỏi, tặng quà cho người có công cách mạng, người nghèo, đối tượng bảo trợ xã hội trên địa bàn tỉnh. Tổng số quà tặng cho gia đình chính sách, hộ nghèo, hộ bảo trợ xã hội là 74.704 suất quà, tổng kinh phí 30.079,1 triệu đồng. Trong đó:
- Quà tặng của Chủ tịch Nước tặng cho đối tượng chính sách người có công (theo Quyết định số 47/QĐ-CTN ngày 15/01/2018 của Chủ tịch nước về tặng quà cho đối tượng có công với cách mạng nhân dịp Tết Nguyên đán Mậu Tuất năm 2018 chính sách người có công): Trao tặng 31.693 suất quà với kinh phí 6.461,4 triệu đồng.
- Quà từ ngân sách địa phương (tỉnh/huyện) tặng 4.236 suất quà với kinh phí 1.973,7 triệu đồng.
- Các tổ chức, cá nhân hảo tâm, doanh nghiệp đã tặng 38.775 suất quà cho hộ nghèo và đối tượng bảo trợ xã hội có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn với tổng trị giá 21.644 triệu đồng.
Chính phủ Hàn Quốc hổ trợ cho tỉnh Quảng Trị 500 tấn gạo để hổ trợ cho 6125 hộ nghèo đồng bào dân tộc thiểu số có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn; huyện Vĩnh Linh trích ngân sách 99 triệu đồng mua hơn 08 tấn gạo để cứu trợ cho hộ nghèo có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn thuộc 03 xã vùng dân tộc thiểu số.
Trong 6 tháng đầu năm 2018, đã hổ trợ vay vốn ưu đãi cho 9.155 lượt hộ nghèo và hộ chính sách khác để phát triển sản xuất, kinh doanh với tổng số tiền cho vay 302.398 triệu đồng. Thực hiện cấp 162.342 thẻ bảo hiểm y tế cho người nghèo, người cận nghèo, người dân tộc thiểu số ở vùng khó khăn và người dân ở vùng đặc biệt khó khăn với tổng kinh phí 113 tỷ đồng. Thực hiện miễn, giảm học phí cho 22.754 lượt học sinh thuộc hộ nghèo, cận nghèo và hổ trợ về chi phí học tập cho 26.812 lượt học sinh thuộc hộ nghèo, cận nghèo với tổng kinh phí 18.547 triệu đồng. Hổ trợ tiện cho 19.541 hộ nghèo với kinh phí 5,7 tỷ đồng.
3. Giáo dục, đào tạo
Cuối năm học 2017-2018, giáo dục phổ thông toàn tỉnh có 316 trường học, bằng năm học trước (tiểu học 155 trường, THCS 112 trường, PTCS 18 trường, THPT 27 trường, TH 03 trường; Phổ thông 01 trường). Số lớp học có 4.475 lớp học, giảm 07 lớp (Tiểu học 2.533 lớp, giảm 01 lớp; THCS 1.297 lớp, giảm 05 lớp; THPT 645 lớp, giảm 01 lớp). Số học sinh phổ thông có 122.261 em, tăng 1,44% (Tiểu học 57.365 em, tăng 2,13%; THCS 42.224 em, tăng 0,41%; THPT 22.672 em, tăng 1,63%). Số giáo viên trực tiếp giảng dạy có 8055 GV, giảm 0,41% (Tiểu học 3.779 GV, tăng 1,07%; THCS 2.758 GV, giảm 2,41%; THPT 1518 GV, giảm 0,33%). Giáo dục mầm non có 169 trường mẫu giáo và mầm non, tăng 05 trường. Nhà trẻ có 330 nhóm trẻ, tăng 12,24%; 6.642 cháu, tăng 16,94%; 629 cô nuôi dạy trẻ, tăng 16,27%. Mẫu giáo có 1.258 lớp, giảm 12,21%; 35.613 học sinh, tăng 3,87%; 2.325 giáo viên, tăng 1,93%.
Công tác xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia tiếp tục được các cấp, các ngành và các trường học quan tâm. Đến nay, toàn tỉnh có 280 trường đạt chuẩn quốc gia (tăng 35 trường so với năm học 2016 – 2017), trong đó: mầm non 89 trường, tỷ lệ 52,66%; tiểu học 120 trường, tỷ lệ 77,92%; trung học cơ sở 62 trường, tỷ lệ 47,69%; trung học phổ thông 9 trường, tỷ lệ 29,03%.
Công tác phổ cập giáo dục tiếp tục được duy trì vững chắc với nhiều giải pháp hiệu quả từ tỉnh đến huyện, thị xã, thành phố và các đơn vị trường học. Kết quả có 9/9 huyện, thị xã, thành phố duy trì vững chắc kết quả phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi, phổ cập giáo dục tiểu học, phổ cập giáo dục THCS.
Chất lượng giáo dục đại trà được duy trì ổn định và có bước phát triển mới: Cấp tiểu học có 57.395 học sinh, trong đó: số học sinh hoàn thành và hoàn thành tốt chương trình môn Toán chiếm tỷ lệ 98,84% và môn Tiếng Việt chiếm tỷ lệ 98,64%; số học sinh chưa hoàn thành chương trình môn Toán 1,16% và môn Tiếng Việt 1,36%; 173 học sinh không đánh giá, xếp loại. Cấp trung học cơ sở có 42.218 học sinh, trong đó: giỏi 23,2%, khá 38,4%, trung bình 35,7%, yếu 2,59%, kém 0,1% (năm học trước tương ứng là: 22,38%, 37,42%, 36,4%, 3,14%, 0,11%). Trung học phổ thông có 22.659 học sinh, trong đó: giỏi 12%, khá 50,8%, trung bình 33,1%, yếu 3,96%, kém 0,4% (năm học trước tương ứng là: 11,79%, 50,04%, 33,9%, 4,04%, 0,22%).
Kỳ thi chọn học sinh giỏi văn hóa THPT cấp quốc gia năm 2018, tỉnh Quảng Trị đạt 16 giải (01 giải nhất, 06 giải nhì, 03 giải ba và 06 giải khuyến khích).
Kỳ thi THPT quốc gia năm 2018, tỉnh Quảng Trị có 24 điểm thi với 332 phòng thi. Tổng số thí sinh đăng ký dự thi 7.943 thí sinh; trong đó có: 2.019 thí sinh thi tốt nghiệp, 5.338 thí sinh vừa thi tốt nghiệp vừa tuyển sinh, 586 thí sinh thi tự do. Đến nay, ngành giáo dục đào tạo tỉnh đã hoàn thành công tác chuẩn bị từ tổ chức ôn tập, hoàn thành đăng ký dự thi, phổ biến quy chế, các văn bản liên quan, phối hợp với các đơn vị chuẩn bị tốt mọi điểu kiện sẵn sàng cho kỳ thi.
Ngành giáo dục đào tạo tỉnh đã chủ động xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện Kế hoạch của Tỉnh ủy và Đề án của Ban Cán sự Đảng UBND tỉnh thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW, Nghị quyết số 19-NQ/TW. Đối với việc sáp nhập các trường trong cùng một xã hoàn thành trước khi vào năm học mới để đảm bảo công tác dạy và học. Đối với các trường sáp nhập có liên quan đến sáp nhập đơn vị hành chính cấp xã tiến hành chậm hơn cùng với việc sáp nhập đơn vị hành chính cấp xã.
4. Y tế
4.1. Tình hình khám, chữa bệnh
Mạng lưới y tế tiếp tục được củng cố, chú trọng đầu tư cơ sở vật chất, kỹ thuật cho công tác y tế. Đến nay toàn tỉnh có 19 Bệnh viện và Phòng khám đa khoa khu vực; 141 trạm y tế xã, phường, thị trấn; 03 cơ sở y tế khác.
Toàn tỉnh có 2.025 giường bệnh (không kể trạm xá), tăng 16,71% so với cùng kỳ năm trước. Đội ngũ cán bộ y tế ngày càng được tăng cường về chất lượng chuyên môn; có 2.546 cán bộ ngành y, giảm 0,39% so với cùng kỳ năm trước (Trong đó có 578 bác sĩ trở lên, tăng 0,70%); có 183 cán bộ ngành dược, tăng 1,10% (Trong đó có 55 dược sỹ cao cấp trở lên, tăng 3,77%).
Công tác khám, chữa bệnh được duy trì tốt và có chất lượng. Sáu tháng đầu năm 2018 ước tính có 654.650 lượt người khám bệnh, tăng 5% so với cùng kỳ năm trước; 69.334 lượt bệnh nhân điều trị nội trú, tăng 5%. Trong dịp Lễ Tết, nhất là Tết Nguyên đán Mậu Tuất năm 2018, Tỉnh đã chỉ đạo các bệnh viện, các cơ sở khám chữa bệnh trực 24/24 giờ, bảo đảm đủ nhân lực, thuốc, trang thiết bị, phương tiện để xử lý kịp thời các trường hợp cấp cứu tai nạn giao thông, ngộ độc, sinh đẻ trong những ngày Tết. Đối với các bệnh nhân điều trị nội trú tại bệnh viện trong dịp Tết, tổ chức chăm sóc, phục vụ chu đáo người bệnh còn nằm lại điều trị cả về vật chât và tinh thần; đặc biệt, tổ chức thăm hỏi, chúc Tết những người bệnh thuộc diện chính sách và người nghèo.
Chương trình tiêm chủng mở rộng đến 31/5/2018 đạt 39,5%; ước tính đến 30/6/2018 đạt 47%. Tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm y tế đến nay đạt 91,69%.
4.2. Tình hình dịch bệnh
Trong 6 tháng đầu năm 2018, trên địa bàn tỉnh xuất hiện một số bệnh truyền nhiễm gây dịch như: lỵ trực trùng, lỵ amip, tiêu chảy, thủy đậu, quai bị, sốt xuất huyết… Để chủ động và kịp thời ngăn chặn các bệnh dịch trong mùa Đông Xuân và Hè Thu, hạn chế tối đa những thiệt hại có thể xảy ra đối với tính mạng và sức khỏe nhân dân, Tỉnh đã triển khai các biện pháp phòng chống dịch như: tăng cường giám sát dịch tể tại tuyến xã, phường, các cửa khẩu, các ổ dịch cũ, các khu vực đông dân cư để phát hiện sớm và xử lý kịp thời không để bùng phát thành dịch; tổ chức tốt công tác xử lý môi trường, làm sạch và khử khuẩn nguồn nước uống, nước sinh hoạt trong vùng hạn hán; tổ chức thanh tra, kiểm tra xử lý nghiêm và kịp thời các hành vi vi phạm nhằm bảo đảm công tác phòng chống dịch có hiệu quả. Chuẩn bị đầy đủ cơ sở thuốc, hóa chất để đảm bảo công tác cấp cứu, khám chữa bệnh và phòng, chống dịch tại cộng đồng. Bên cạnh đó, tăng cường giám sát bệnh lây truyền từ động vật sang người như: cúm A(H5N1), liên cầu lợn, bệnh dại…
Tháng 6/2018, trên địa bàn tỉnh có 917 trường hợp mắc bệnh cúm, 30 trường hợp mắc bệnh lỵ Amip, 88 trường hợp mắc bệnh lỵ trực trùng, 41 trường hợp mắc bệnh quai bị, 96 trường hợp mắc bệnh thuỷ đậu, 172 trường hợp mắc bệnh tiêu chảy, 8 trường hợp mắc bệnh viêm gan virut.
Tính chung 6 tháng đầu năm 2018, trên địa bàn tỉnh có 8 trường hợp mắc bệnh do virut Adeno gây ra; 5.530 trường hợp mắc bệnh cúm, giảm 16,72% so với cùng kỳ năm trước; 155 trường hợp mắc bệnh lỵ Amip, giảm 10,40%; 296 trường hợp mắc bệnh lỵ trực trùng, tăng 14,29%; 154 trường hợp mắc bệnh quai bị, giảm 30,94%; 419 trường hợp mắc bệnh thuỷ đậu, tăng 94,88%; 759 trường hợp mắc bệnh tiêu chảy, giảm 8,33%; 48 trường hợp mắc bệnh viêm gan virut, giảm 38,46%. Không có trường hợp tử vong do dịch bệnh.
4.3. Tình hình nhiễm HIV/AIDS
Tiếp tục tăng cường truyền thông về dự phòng lây nhiễm HIV/AIDS và công tác tư vấn xét nghiệm tự nguyện cho các đối tượng có hành vi nguy cơ cao dễ lây nhiễm HIV như phụ nữ bán dâm, nghiện chích ma túy. Tăng cường sự phối hợp của các ban ngành trong hoạt động can thiệp giảm tác hại dự phòng lây nhiễm HIV/AIDS, nhất là chương trình điều trị Methadone. Tăng cường tiếp cận, quản lý chăm sóc và điều trị cho bệnh nhân AIDS tại gia đình và cộng đồng. Kết nối với các dịch vụ một cách hiệu quả như Lao, các bệnh lây truyền qua đường tình dục, dự phòng lây truyền mẹ con...
Ngành y tế tiếp tục phối hợp với các cơ quan liên quan và các địa phương quản lý tốt các đối tượng nhiễm HIV/AIDS trong cộng đồng để bảo đảm cho người dân tránh lây nhiễm.
Trong 6 tháng đầu năm 2018, phát hiện thêm 02 trường hợp nhiễm HIV mới. Tính đến nay, số người nhiễm HIV còn sống tại Quảng Trị là 219 người (số trẻ em dưới 15 tuổi nhiễm HIV là 11 trẻ, số bà mẹ mang thai nhiễm HIV sinh con là 39 bà mẹ); trong đó có 65 trường hợp đã chuyển sang giai đoạn AIDS. Số bệnh nhân tử vong do AIDS toàn tỉnh tính đến thời điểm trên là 95 người.
4.4. Tình hình ngộ độc thực phẩm
Công tác tuyên truyền bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm và thanh tra, kiểm tra các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm trên địa bàn được tiến hành thường xuyên. Tiếp tục duy trì và nâng cao trách nhiệm của các doanh nghiệp và cá nhân trong việc thực thi pháp luật về vệ sinh an toàn thực phẩm; đồng thời, nâng cao vai trò giám sát của các cơ quan quản lý và người tiêu dùng đối với việc thực thi pháp luật về vệ sinh an toàn thực phẩm.
Hưởng ứng Tháng hành động vì an toàn thực phẩm năm 2018 với chủ đề “Tăng cường trách nhiệm của người sản xuất, kinh doanh thực phẩm”, Tỉnh tập trung tăng cường công tác giáo dục, truyền thông, thông tin chính xác, kịp thời, toàn diện, có trách nhiệm, trung thực các vấn đề liên quan đến an toàn thực phẩm.
Trong tháng 6/2018 không có vụ ngộ độc thực phẩm nào xảy ra. Tính chung 6 tháng đầu năm 2018, trên địa bàn tỉnh xảy ra 01 vụ ngộ độc; làm 01 người tử vong và 01 người phải cấp cứu tại Bệnh viện.
Trong 6 tháng đầu năm 2018, đã tổ chức 320 đoàn kiểm tra, thanh tra về vệ sinh an toàn thực phẩm tại các địa phương trong tỉnh. Qua kiểm tra 4.919 lượt cơ sở có 74,43% số cơ sở đạt yêu cầu, 25,57% số cơ sở có vi phạm. Số cơ sở vi phạm bị xử lý là 166 cơ sở, Trong đó: đóng cửa 7 cơ sở, đình chỉ lưu hành sản phẩm 10 cơ sở, phạt tiền 23 cơ sở với số tiền 31,6 triệu đồng.
5. Hoạt động văn hóa, thể thao
Trong 6 tháng đầu năm 2018, các hoạt động văn hóa, thể thao chủ yếu được tổ chức vào dịp: Kỷ niệm 88 năm ngày thành lập Đảng Cộng Sản Việt Nam và Mừng Xuân Mậu Tuất – 2018; 45 năm ngày Hiệp định Paris về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam; 50 năm cuộc Tổng tiến công nổi dậy Xuân Mậu Thân – 1968; 46 năm Ngày giải phóng Quảng Trị; 43 năm ngày giải phóng Miền Nam, thống nhất đất nước; 64 năm Ngày chiến thắng Điện Biên Phủ; 128 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh và 50 năm Ngày chiến thắng Khe Sanh - Giải phóng Hướng Hóa... Tỉnh đã chỉ đạo các cơ quan chức năng thực hiện tốt công tác khánh tiết, thông tin, tuyên truyền; phối hợp với các địa phương trong toàn tỉnh tiến hành trang trí tại các trục đường trung tâm; tổ chức các hoạt động vui chơi, giải trí. Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh, Báo Quảng Trị xây dựng chuyên mục phong phú, đa dạng, đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc; thường xuyên cập nhật thông tin, phản ánh kịp thời các hoạt động của các địa phương trong tỉnh.
Các hoạt động văn hoá, thể thao được tổ chức hết sức chu đáo với nhiều hình thức phong phú và đa dạng: Hội chợ Hoa xuân, Chương trình nghệ thuật đặc biệt, bắn pháo hoa đón giao thừa Mừng Xuân Mậu Tuất - 2018, Hội Bài chòi, Trưng bày Báo Xuân năm 2018; các Lễ hội như: Lễ hội Chợ đình Bích La (Triệu Phong); Hội thi Đan troi, Chẻ đá, Hội đu, Đánh cù (Gio Linh); Bài chòi mùa xuân, Đua thuyền, Chiếu Trạng đầu xuân (Vĩnh Linh); Hội vật, Hội thi kéo co (Hải Lăng); Bài chòi, Đẩy gậy, Nhảy bao bố (Đông Hà); Đẩy gậy, Nhảy bao bố (Đakrông) và nhiều hoạt động thể thao, biểu diễn văn nghệ được tổ chức ở các địa phương tạo nên không khí vui tươi, phấn khởi trong nhân dân.
Tổ chức thành công Chương trình giao lưu nghệ thuật “Khúc ca hòa bình” – Kỷ niệm 45 năm ngày Hiệp định Paris được ký kết; Lễ hội "Thống nhất non sông – 2018” với các hoạt động chính: Lễ Thượng cờ, Hội Bài chòi, Giải đua thuyền truyền thống; Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày chiến thắng Khe Sanh - Giải phóng Hướng Hóa...
Tham dự Lễ đón bằng của UNESCO ghi danh Nghệ thuật Bài chòi Trung bộ Việt Nam là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại tại tỉnh Bình Định.
Tổ chức thành công “Giải thưởng Mỹ thuật thiếu nhi Việt Nam” tỉnh Quảng Trị lần thứ X - năm 2018.
Trong 6 tháng đầu năm 2018, Đoàn nghệ thuật tỉnh đã tổ chức 28 buổi biểu diễn phục vụ thu hút hơn 20.000 lượt người xem; Trung tâm phát hành phim và chiếu bóng tỉnh đã tổ chức khoảng 200 buổi chiếu phim thu hút hơn 61.000 lượt người xem.
Thực hiện có hiệu quả phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”. Đến nay, toàn tỉnh có: 148.908/164.458 gia đình đạt gia đình văn hóa, đạt tỷ lệ 90,5%; 1039/1073 làng, bản, khu phố được công nhận làng, bản, khu phố văn hóa, đạt tỷ lệ 96,8%; 974/1045 cơ quan, đơn vị được công nhận đơn vị văn hóa, đạt tỷ lệ 93,2%...
Thể thao quần chúng được đẩy mạnh và nâng cao chất lượng hoạt động. Tính đến nay, tỉ lệ người tập TDTT thường xuyên đạt 31%; tỉ lệ gia đình thể thao đạt 25,8%; có 773 câu lạc bộ và điểm tập TDTT trên địa bàn tỉnh, có 02 liên đoàn và hiệp hội. Công tác giáo dục thể chất và thể thao trong trường học được chú trọng, chất lượng phong trào được nâng lên rõ rệt: 100% các trường THCS, THPT tổ chức giảng dạy nội khoá, 98% số trường tổ chức giảng dạy ngoại khoá có nề nếp…
Tổ chức thành công các giải thể thao như: Giải Bóng chuyền, Cầu lông Đảng ủy khối các cơ quan tỉnh; Giải Bóng đá nam U11 Cúp QRTV Quảng Trị lần thứ IV, năm 2018; Hội thi Thể thao học đường tỉnh Quảng Trị năm 2018.
Thể thao thành tích cao được quan tâm. Tổng số VĐV được đào tạo tại Trung tâm Huấn luyện và Thi đấu TDTT tỉnh là 100 VĐV (35 VĐV tuyến tỉnh, 15 VĐV tuyến trẻ và 50 VĐV tuyến năng khiếu). Có 05 VĐV được gửi đi đào tạo tại các đội tuyển quốc gia, 11 VĐV gửi đi tập huấn.
Sáu tháng đầu năm 2018, các đội tuyển đã tham gia thi đấu 08 giải thể thao toàn quốc và 01 giải quốc tế; đạt 26 huy chương các loại, gồm: 09 HCV, 06 HCB và 11 HCĐ. Đặc biệt, môn Rowing tham gia giải Quốc tế vô địch Châu Á đạt được: 03 HCV, 01 HCB.
Tổ chức thành công Lễ Khai mạc, Bế mạc Đại hội TDTT tỉnh Quảng Trị lần thứ VII, năm 2018; Kết quả Khối các huyện, thị xã, thành phố: Thành phố Đông Hà đạt giải Nhất toàn đoàn, huyện Vĩnh Linh đạt giải Nhì toàn đoàn, huyện Triệu Phong đạt giải Ba toàn đoàn; Khối các sở, ban, ngành: Công an tỉnh đạt giải Nhất toàn đoàn.
6. Tai nạn giao thông
Từ 16/5 đến 15/6/2018, trên địa bàn tỉnh đã xảy ra 15 vụ tai nạn giao thông, làm chết 07 người, bị thương 11 người; so với cùng kỳ năm trước số vụ tai nạn giao thông giảm 25% (-05 vụ), số người chết giảm 22,2% (-02 người), số người bị thương giảm 45% (-09 người).
Tính chung từ 16/12/2017 đến 15/6/2018 trên địa bàn tỉnh đã xảy ra 97 vụ tai nạn giao thông, làm chết 68 người, bị thương 64 người; so với cùng kỳ năm trước số vụ giảm 17,8% (-21 vụ), số người chết tăng 6,3% (+04 người), số người bị thương giảm 37,3% (-38 người).
Toàn bộ các vụ tai nạn giao thông đều xảy ra trên đường bộ.
7. Tình hình cháy, nổ và bảo vệ môi trường
7.1. Tình hình cháy nổ
Tỉnh tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền về PCCC với nhiều nội dung, hình thức phong phú phù hợp với từng đối tượng cụ thể; tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện công tác PCCC & CNCH; nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý nhà nước về PCCC của chính quyền các cấp; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra và tự kiểm tra về việc thực hiện các quy định về PCCC; duy trì công tác thường trực chiến đấu, sẵn sàng chữa cháy kịp thời, hiệu quả, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ công tác PCCC trong tình hình mới theo phương châm “4 tại chỗ”.
Vừa qua tình hình nắng nóng, khô hạn trên địa bàn Tỉnh diễn biến phức tạp, nhiệt độ cao liên tục duy trì và kéo dài, đây cũng là thời kỳ người dân tiến hành các hoạt động sản xuất nương rẫy, xử lý thực bì để trồng rừng, tiềm ẩn nguy cơ cháy rừng rất cao. Để chủ động tăng cường các biện pháp quản lý, bảo vệ, phòng cháy chữa cháy rừng, hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại do cháy rừng gây ra. Tỉnh đã tăng cường kiểm tra, giám sát việc thực hiện phương án phòng cháy, chữa cháy rừng tại các đơn vị cơ sở; xây dựng các quy chế phối hợp với các lực lượng Công an, Quân sự đóng quân trên địa bàn để bổ sung phương tiện, nhân lực ứng cứu kịp thời mỗi khi xảy ra cháy lớn.
Trong tháng, trên địa bàn tỉnh đã xảy ra 10 vụ cháy; giá trị tài sản thiệt hại 1.608,5 triệu đồng.
Tính chung 6 tháng đầu năm 2018, trên địa bàn tỉnh xảy ra 29 vụ cháy, tăng 03 vụ so với cùng kỳ năm trước; làm 01 người bị thương; tổng giá trị tài sản thiệt hại 3.549,4 triệu đồng
7.2. Bảo vệ môi trường
Trong 6 tháng đầu năm 2018, Ngày môi trường thế giới 05/6 là sự kiện thường niên được Việt Nam cũng như tỉnh Quảng Trị hưởng ứng từ nhiều năm nay. Đã có nhiều hoạt động với chủ đề “Cùng chung tay giữ màu xanh của biển” ở nơi công cộng, các tuyến phố chính; tăng cường kiểm soát việc thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải, rác thải ven biển và trên hải đảo; trồng cây xanh chắn cát, chống xói lở và ngăn ngừa xâm nhập mặn, hỗ trợ người dân thích ứng với biến đổi khí hậu… Hoạt động ra quân làm sạch biển đã thể hiện được ý thức, trách nhiệm của cộng đồng dân cư tham gia bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu bằng những việc làm thiết thực, ý nghĩa, góp phần “Giải quyết ô nhiễm nhựa và nilon”. Đồng thời, qua đó tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức của cộng đồng về bảo vệ môi trường, ý thức bảo vệ tài nguyên và môi trường.
Ngoài ra, tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra, xử lý quyết liệt, giải quyết dứt điểm các vụ việc về môi trường, các vi phạm pháp luật bảo vệ môi trường. Nâng cao ý thức bảo vệ môi trường, gắn nhiệm vụ bảo vệ môi trường với phát triển kinh tế - xã hội.
Trong tháng 6 và 6 tháng đầu năm 2018, chưa phát hiện vụ vi phạm môi trường lớn nào xảy ra.
8. Tình hình thiệt hại do thiên tai
Trong 6 tháng đầu năm 2018, trên địa bàn tỉnh không có thiên tai, lũ lụt lớn xảy ra; nhưng hiện tượng thời tiết cực đoan như: mưa, rét, lốc xoáy đã làm thiệt hại về người và tài sản của người dân một số địa bàn trong tỉnh.
Trong 6 tháng đầu năm 2018, vào đầu tháng 3/2018 lốc xoáy đã xảy ra tại huyện Hải Lăng làm 01 người bị thương, 69 nhà bị tốc mái, trên 07 ha cây lâm nghiệp bị gảy đổ…Giá trị thiệt hại ước tính 436 triệu đồng.
Ngay sau khi thiên tai xảy ra, Chính quyền địa phương đã về địa bàn xảy ra lốc xoáy kiểm tra, chỉ đạo công tác hổ trợ và thăm hỏi động viên những gia đình bị ảnh hưởng.
Tóm lại: Kinh tế - xã hội của tỉnh Quảng Trị trong 6 tháng đầu năm 2018, gặp một số khó khăn như: sản xuất nông nghiệp đầu vụ Đông Xuân mưa rét kéo dài nên tiến độ gieo trồng có chậm, giá một số nông sản xuống thấp; sản xuất công nghiệp tốc độ tăng trưởng chậm lại do một số doanh nghiệp thiếu nguyên liệu sản xuất và khó khăn trong tiêu thụ sản phẩm; thu ngân sách và thu hút đầu tư còn nhiều hạn chế... Nhưng ngay từ đầu năm, dưới sự lãnh đạo sâu sát của Tỉnh ủy; sự giám sát chặt chẽ của HĐND tỉnh; sự nỗ lực và quyết tâm của các cấp, các ngành, các địa phương, các tầng lớp nhân dân và cộng đồng doanh nghiệp nên tình hình kinh tế - xã hội đã đạt được những kết quả tích cực: tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt kết quả khá, lạm phát được kiểm soát, môi trường kinh doanh tiếp tục được cải thiện; sản xuất nông nghiệp được mùa; an sinh xã hội được quan tâm thực hiện và đạt được những kết quả nhất định./.
Website Cục thống kê tỉnh Quảng Trị