Skip Ribbon Commands
Skip to main content
Ngày 28/10/2022-16:25:00 PM
Tình hình kinh tế - xã hội tháng 10 năm 2022 của tỉnh Quảng Trị

Tháng 10/2022, do ảnh hưởng của bảo số 4 và số 5 trên địa bàn tỉnh có mưa to đến rất to, gây lũ lụt chia cắt tạm thời một số vùng đã ảnh hưởng đến tình hình sản xuất, kinh doanh và đời sống của người dân. Giá xăng dầu bình quân có giảm làm giảm áp lực lạm phát, chi phí sản xuất kinh doanh; các hoạt động sản xuất, kinh doanh tiếp tục phục hồi mạnh mẽ, cầu tiêu dùng tiếp tục tăng…

1. Sản xuất nông, lâm nghiệp và thuỷ sản

Sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản tháng 10/2022 diễn ra trong điều kiện thời tiết không được thuận lợi, bảo số 5 gây ngập lụt một số vùng làm hư hại một số diện tích cây hàng năm của người dân. Các địa phương đang tiếp tục gieo trồng và chăm sóc các loại rau màu vụ Đông. Chăn nuôi tiếp tục đà phục hồi, nhiều dự án chăn nuôi lớn được đầu tư trên địa bàn tỉnh. Sản xuất lâm nghiệp, hiện nay giá gỗ nguyên liệu tăng mạnh nên sản lượng gỗ khai thác và diện tích trồng rừng mới tập trung tăng khá. Sản xuất thủy sản, mặc dù chịu ảnh hưởng của thời tiết xấu nhưng nhờ tích cực bám biển và tăng diện tích nuôi tôm nên sản lượng thuỷ sản tăng khá so với cùng kỳ năm trước.

1.1. Nông nghiệp

a. Trồng trọt

a1. Cây hàng năm

* Tiến độ sản xuất đến ngày 15/10/2022

Tính đến 15/10/2022, toàn tỉnh đã gieo trồng được 82.637 ha cây hàng năm, tăng 0,63% so với cùng kỳ năm trước. trong đó, cây lúa gieo cấy 50.504,8 ha, tăng 0,51% so với cùng kỳ năm trước (lúa Đông Xuân 26.051,2 ha, tăng 0,41%; lúa Hè Thu 22.798,9 ha, tăng 0,97%; lúa Mùa 1.654,7 ha, giảm 3,91%); cây ngô gieo trồng 4.505,5 ha, tăng 2,73%; khoai lang 1.434,7 ha, giảm 5,13%; sắn 12.779,5 ha, tăng 2,75%; lạc 3.142,3 ha, giảm 4,47%; rau các loại 5.417 ha, tăng 1,24%; đậu các loại 1.604,9 ha, giảm 1,17%; cây ớt cay 444,9 ha, giảm 0,69%...Diện tích khoai lang giảm do sản xuất kém hiệu quả nên chuyển sang trồng các loại cây khác, diện tích lạc giảm do vụ Đông Xuân mưa kéo dài không gieo trồng được; diện tích ngô tăng do vụ Hè Thu được khuyến khích trồng để bù đắp thiệt hại trong vụ Đông Xuân và nguồn giống được hổ trợ từ đầu năm, diện tích sắn tăng do giá bán tăng người dân chuyển một số cây trồng khác kém hiệu quả sang trồng sắn…

Diện tích gieo trồng cây hàng năm chủ yếu

Ước đến

15/10/2022

(Ha)

Ước đến

15/10/2022 so với

cùng kỳ năm trước (%)

Diện tích gieo trồng cây hàng năm

82.637,0

100,63

- Lúa

50.504,8

100,51

+ Đông Xuân

26.051,2

100,41

+ Hè Thu

22.798,9

100,97

+ Mùa

1.654,7

96,09

- Ngô

4.505,5

102,73

- Khoai lang

1.434,7

94,87

- Sắn

12.779,5

102,75

- Lạc

3.142,3

95,53

- Rau các loại

5.417,0

101,24

- Đậu các loại

1.604,9

98,83

- Cây ớt cay

444,9

99,31

* Sơ bộ kết quả sản xuất cây hàng năm 10 tháng năm 2022

Về năng suất:Vụ Đông Xuân năm 2021-2022, thời tiết cực đoan gâythiệt hại nặng nề cho sản xuất cây hàng năm, vụ Hè Thu cây lúa được mùa nhưng không bù đắp được cho vụ Đông Xuân. Năng suất hầu hết các loại cây hàng năm trong 10 tháng năm 2022 đều giảm so với cùng kỳ năm trước. Năng suất lúa đạt 48,1 tạ/ha, giảm 7,1 tạ/ha so với cùng kỳ năm trước (lúa Đông Xuân đạt 41,5 tạ/ha, giảm 19,5 tạ/ha; lúa Hè Thu đạt 55,6 tạ/ha, tăng 2,8 tạ/ha); năng suất ngô 29,7 tạ/ha, giảm 4,8 tạ/ha; năng suất khoai lang 61,3 tạ/ha, giảm 19,8 tạ/ha; năng suất sắn 159,5 tạ/ha, giảm 0,5 tạ/ha; năng suất lạc 17,7 tạ/ha, giảm 5,9 tạ/ha; năng suất rau các loại 89,1 tạ/ha, giảm 17 tạ/ha; năng suất đậu các loại 9,1 tạ/ha, giảm 2,2 tạ/ha; năng suất cây ớt cay 39,2 tạ/ha, giảm 16,3 tạ/ha…

Về sản lượng:Do năng suất giảm nên sản lượng hầu hết các loại cây hàng năm đều giảm. Tổng sản lượng lương thực có hạt 10 tháng năm 2022 đạt 250.105,4 tấn, giảm 15,26% (-45.054,7 tấn) so với cùng kỳ năm trước; trong đó: sản lượng lúa 234.887,9 tấn, giảm 15,35%; sản lượng ngô 13.375,4 tấn, giảm 11,53%. Sản lượng khoai lang 8.799,6 tấn, giảm 28,26%; sản lượng sắn 203.833 tấn, tăng 2,40%; sản lượng lạc 5.552,1 tấn, giảm 28,40%; sản lượng rau các loại 48.276,1 tấn, giảm 14,96%; sản lượng đậu các loại 1.458,6 tấn, giảm 20,50%; sản lượng ớt cay 1.745,6 tấn, giảm 29,84%…

b. Chăn nuôi

Ước tính đến 30/10/2022, đàn trâu có 20.730 con, giảm 0,15% so với cùng thời điểm năm 2021; đàn bò có 56.850 con, tăng 2,25%; đàn lợn thịt có 159.450 con, tăng 11,29%; đàn gia cầm có 3.837,4 nghìn con, tăng 5,59%, trong đó: đàn gà 3.101 nghìn con, tăng 8,92%. Đàn trâu, bò quy mô không lớn và tương đối ổn định. Đàn lợn thịt tiếp tục phục hồi, hiện nay đang có nhiều dự án chăn nuôi lợn được đầu tư trên địa bàn tỉnh, những dự án này đi vào hoạt động sẽ góp phần vào sự phát triển của ngành chăn nuôi; chăn nuôi gia cầm phát triển tốt…

Sản lượng thịt hơi xuất chuồng tháng 10/2022 ước tính đạt 4.756,3 tấn, tăng 11,77% so với cùng kỳ năm trước; trong đó: thịt trâu 78,3 tấn, giảm 1,39%; thịt bò 251 tấn, tăng 4,15%; thịt lợn 3.042 tấn, tăng 17,72%; thịt gia cầm 1.385 tấn, tăng 2,52%. Sản lượng trứng gia cầm 3.881 nghìn quả, tăng 2,78%. Tính chung 10 tháng năm 2022, sản lượng thịt hơi xuất chuồng ước tính đạt 46.412,4 tấn, tăng 18,43% so với cùng kỳ năm trước; trong đó: thịt trâu 847,5 tấn, giảm 0,35%; thịt bò 2.784,9 tấn, tăng 2,54%; thịt lợn 28.435 tấn, tăng 26,46%; thịt gia cầm 14.345 tấn, tăng 9,20%. Sản lượng trứng gia cầm 37.720 nghìn quả, tăng 0,15%.

Sản phẩm chăn nuôi

Ước

tháng 10/2022

Ước

10 tháng năm 2022

So với cùng kỳ năm 2021 (%)

Tháng 10/2022

10 tháng năm 2022

Sản lượng thịt hơi xuất chuồng (Tấn)

4.756,3

46.412,4

111,77

118,43

- Thịt trâu

78,3

847,5

98,61

99,65

- Thịt bò

251,0

2.784,9

104,15

102,54

- Thịt lợn

3.042,0

28.435,0

117,72

126,46

- Thịt gia cầm

1.385,0

14.345,0

102,52

109,20

Sản lượng trứng gia cầm (Nghìn quả)

3.881,0

37.720,0

102,78

100,15

Tình hình dịch bệnh:Hiện nay, trên địa bàn tỉnh tình hình dịch bệnh trên gia súc, gia cầm đã được kiểm soát, không ghi nhận các ổ dịch mới phát sinh. Tất cả các ổ dịch gia súc và gia cầm cũ đã qua 21 ngày không phát sinh thêm dịch bệnh. Tính chung từ đầu năm đến nay, bệnh dịch tả lợn Châu Phi đã xảy ra tại 225 hộ, 51 thôn, 29 xã, thị trấn của 05 huyện (Vĩnh Linh, Gio Linh, Triệu Phong, Hải Lăng và Hướng Hóa) với tổng số 822 con (239 nái, 332 lợn thịt và 251 lợn sữa) bị bệnh, chết buộc chôn hủy, trọng lượng tiêu hủy 48.146 kg.

1.2. Lâm nghiệp

Trong tháng, các tổ chức và cá nhân tranh thủ thời tiết thuận lợi tiếp tục trồng mới rừng tập trung và trồng cây phân tán theo kế hoạch năm 2022. Hiện nay, giá gỗ nguyên liệu tăng mạnh, hoạt động khai thác và thu mua gỗ tăng nên sản lượng gỗ khai thác tăng khá cao so với cùng kỳ năm trước.

Diện tích rừng trồng mới tập trung tháng 10/2022 ước tính đạt 1.696 ha, giảm 0,24% so với cùng kỳ năm trước; số cây lâm nghiệp trồng phân tán 315 nghìn cây, giảm 1,56%; sản lượng gỗ khai thác 141.581 m3, tăng 64,92%; sản lượng củi khai thác 12.420 ster, tăng 22,49%. Tính chung 10 tháng năm 2022, diện tích rừng trồng mới tập trung ước tính đạt 8.515 ha, tăng 15,71% so với cùng kỳ năm trước; số cây lâm nghiệp trồng phân tán 2.725 nghìn cây, tăng 0,55%; sản lượng gỗ khai thác 1.070.937 m3, tăng 19,31%; sản lượng củi 162.737 ster, tăng 8,14%...

Trồng rừng và khai thác lâm sản

Ướctháng 10/2022

Ước 10 tháng năm 2022

So với cùng kỳ năm 2021 (%)

Tháng 10/2022

10 tháng năm 2022

1. Trồng rừng tập trung (Ha)

1.696

8.515

99,76

115,71

2. Số cây LN trồng phân tán (1000 cây)

315

2.725

98,44

100,55

3. Sản lượng gỗ khai thác (M3)

141.581

1.070.937

164,92

119,31

4. Sản lượng củi khai thác (Ster)

12.420

162.737

122,49

108,14

Tình hình cháy rừng và vi phạm lâm luật:Trong 10 tháng năm 2022, trên địa bàn tỉnh không xảy ra cháy rừng. Đã phát hiện 100 vụ vi phạm lâm luật; xử lý vi phạm 86 vụ; tịch thu 70,5 m3gỗ các loại. Nhìn chung, các hành vi vi phạm lâm luật trên địa bàn đã được phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời theo quy định.

1.3. Thủy sản

Tháng 10/2022, mặc dù chịu ảnh hưởng của thời tiết xấu nhưng nhờ bám biển khai thác và tăng diện tích nuôi tôm nên sản lượng thuỷ sản tăng khá cao so với cùng kỳ năm trước, nhất là sản lượng thuỷ sản khai thác.

Sản lượng thủy sản tháng 10/2022 ước tính đạt 2.568 tấn, tăng 12,24% so với cùng kỳ năm trước; bao gồm: cá 1.404 tấn, tăng 13,96%; tôm 792 tấn, tăng 7,32%; thủy sản khác 372 tấn, tăng 16,98%. Tính chung 10 tháng năm 2022, sản lượng thủy sản ước tính đạt 31.494 tấn, giảm 3,88% so với cùng kỳ năm trước; bao gồm: cá 23.033,7 tấn, tăng 4,83%; tôm 4.546,6 tấn, tăng 2,68%; thủy sản khác 3.913,7 tấn, giảm 38,52%. Cụ thể như sau:

Sản lượng thủy sản nuôi trồng tháng 10/2022 ước tính đạt 1.055 tấn, tăng 5,82% so với cùng kỳ năm trước; trong đó: cá 275 tấn, tăng 1,10%; tôm 780 tấn, tăng 7,59%. Tính chung 10 tháng năm 2022, sản lượng thủy sản nuôi trồng ước tính đạt 7.455,4 tấn, tăng 2,91% so với cùng kỳ năm trước; trong đó: cá 3.079,7 tấn, tăng 1,01%; tôm 4.345 tấn, tăng 4,32%.

Sản lượng thủy sản khai thác tháng 10/2022 ước tính đạt 1.513 tấn, tăng 17,20% so với cùng kỳ năm trước; trong đó: cá 1.129 tấn, tăng 17,60%; thủy sản khác 372 tấn, tăng 16,98%. Tính chung 10 tháng năm 2022, sản lượng thủy sản khai thác ước tính đạt 24.038,6 tấn, giảm 5,81% so với cùng kỳ năm trước; trong đó: cá 19.954 tấn, tăng 5,44%; thủy sản khác 3.883 tấn, giảm 38,71%.

Sản lượng thủy sản

Ước tháng 10/2022

(Tấn)

Ước 10 tháng năm 2022

(Tấn)

So với cùng kỳ năm 2021 (%)

Tháng 10/2022

10 tháng năm 2022

Tổng sản lượng thủy sản

2.568,0

31.494,0

112,24

96,12

1. Chia theo loại thủy sản

- Cá

1.404,0

23.033,7

113,96

104,83

- Tôm

792,0

4.546,6

107,32

102,68

- Thủy sản khác

372,0

3.913,7

116,98

61,48

2. Chia theo nuôi trồng, khai thác

- Nuôi trồng

1.055,0

7.455,4

105,82

102,91

- Khai thác

1.513,0

24.038,6

117,20

94,19

2. Sản xuất công nghiệp

Chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 10/2022 ước tính tăng 4,43% so với tháng trước và tăng 29,65% so với cùng kỳ năm trước. Động lực tăng trưởng chủ yếu vẫn là ngành sản xuất và phân phối điện tăng 8,60% so với tháng trước và tăng 122,40% so với cùng kỳ năm trước do năm nay có thêm 17 dự án điện gió mới đưa vào vận hành thương mại. Ngành công nghiệp chế biến, chế tạo có những chuyển biến theo chiều hướng tích cực do có thêm đơn hàng tăng 4,09% so với tháng trước và tăng 11,14% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 10 tháng năm 2022, chỉ số sản xuất công nghiệp ước tính tăng 15,40% so với cùng kỳ năm trước (10 tháng năm 2021 tăng 9,36%).

Chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 10/2022 ước tính tăng 4,43% so với tháng trước và tăng 29,65% so với cùng kỳ năm trước, trong đó: ngành khai khoáng giảm 16,59% và giảm 6,58%; công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 4,09% và tăng 11,14%; sản xuất và phân phối điện tăng 8,60% và tăng 122,40%; cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải tăng 4,36% và tăng 5,59%. Chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 10/2022 tăng khá cao so với cùng kỳ năm trước chủ yếu nhờ công nghiệp sản xuất và phân phối điện tăng rất cao do có 17 dự án điện gió mới đi vào vận hành thương mại cuối năm 2021.

Tính chung 10 tháng năm 2022, chỉ số sản xuất công nghiệp ước tính tăng 15,40% so với cùng kỳ năm trước; trong đó: ngành khai khoáng tăng 1,44%; công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 4,01%; sản xuất và phân phối điện tăng 66,03%; cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải tăng 2,72%.

Chỉ số sản xuất công nghiệp

Tháng 10/2022 so với tháng 9/2022

(%)

Tháng 10/2022 so với cùng kỳ năm trước (%)

10 tháng năm 2022 so với cùng kỳ năm trước (%)

Toàn ngành công nghiệp

104,43

129,65

115,40

- Khai khoáng

83,41

93,42

101,44

- Công nghiệp chế biến, chế tạo

104,09

111,14

104,01

- Sản xuất và phân phối điện

108,60

222,40

166,03

- Cung cấp nước và xử lý rác thải, nước thải

104,36

105,59

102,72

Trong ngành công nghiệp cấp 2, các ngành có chỉ số sản xuất 10 tháng năm 2022 so với cùng kỳ năm trước tăng cao hơn chỉ số chung là: sản xuất và phân phối điện tăng 66,03%. Ở chiều ngược lại, các ngành có chỉ số sản xuất giảm: sản xuất đồ uống giảm 0,15%; sản xuất, chế biến thực phẩm giảm 0,20%; dệt giảm 3,02%; sản xuất hóa chất và sản phẩm hóa chất giảm 14,57%; khai khoáng khác giảm 19,86%; sản xuất da và sản phẩm có liên quan giảm 23,31%; sản xuất phương tiện vận tải khác giảm 30,09%.

Một số sản phẩm chủ yếu trong 10 tháng năm 2022 so với cùng kỳ năm trước tăng cao: điện sản xuất tăng 141,03%; dăm gỗ tăng 43,41%; gỗ cưa hoặc xẻ tăng 23,78%; tinh bột sắn tăng 17,06%; điện thương phẩm tăng 16,99%...Một số sản phẩm tăng thấp: bia lon tăng 12,62%; com lê, quần áo tăng 11,42%; săm dùng cho xe máy, xe đạp tăng 10,10%; nước máy tăng 2,98%; nước hoa quả, tăng lực tăng 2,57%; lốp dùng cho xe máy, xe đạp tăng 1,45%...Một số sản phẩm giảm: dầu nhựa thông giảm 0,92%; ván ép giảm 1%; xi măng giảm 5,28%; gạch xây dựng bằng đất sét nung giảm 9,18%; đá xây dựng giảm 24,21%; gạch khối bằng bê tông giảm 26,19%; phân hóa học giảm 31,99%; thủy hải sản chế biến giảm 38,18%; tấm lợp proximăng giảm 39,29%...

Số lao động đang làm việc trong các doanh nghiệp công nghiệp tại thời điểm 01/10/2022 tăng 1,17% so với cùng thời điểm tháng trước và tăng 11,24% so với cùng thời điểm năm trước. Số lao động đang làm việc tăng so với cùng thời điểm tháng trước chủ yếu do công nghiệp chế biến, chế tạo có thêm đơn hàng nên tuyển dụng thêm lao động. So với cùng thời điểm năm trước, số lao động đang làm việc khu vực doanh nghiệp nhà nước giảm 51,49%, doanh nghiệp ngoài nhà nước tăng 71,64%, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tăng 20,50%. Xét theo ngành hoạt động, so với cùng thời điểm năm trước số lao động đang làm việc trong các doanh nghiệp ngành khai khoáng giảm 25,07%; ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 15,32%; sản xuất và phân phối điện tăng 17,58%; cung cấp nước và xử lý rác thải, nước thải giảm 3,12%.

3. Tình hình đăng ký doanh nghiệp

Mười tháng năm 2022 (từ 01/01-15/10), số doanh nghiệp thành lập mới tăng 27,90% so với cùng kỳ năm trước cho thấy kinh tế phục hồi mạnh mẽ, tạo sự yên tâm, tin tưởng của cộng đồng doanh nghiệp. Tuy nhiên, số doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động tăng 29,14% và giải thể tăng 31,43% cho thấy một bộ phận doanh nghiệp đang gặp khó khăn do thiếu vốn, trong điều kiện giá nguyên vật liệu, nhiên liệu tăng cao.

Từ đầu năm đến 15/10/2022, toàn tỉnh có 408 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới, tăng 27,90% (+89 DN) so với cùng kỳ năm trước; tổng vốn đăng ký là 3.890,9 tỷ đồng, giảm 20,03%; số vốnđăng ký bình quân một doanh nghiệp 9,54 tỷ đồng, giảm 37,48%. Số doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động là 226 doanh nghiệp, tăng 29,14% (+51 DN) so với cùng kỳ năm trước; số doanh nghiệp giải thể là46 doanh nghiệp, tăng 31,43 (+11 DN); số doanh nghiệp trở lại hoạt động là 139 doanh nghiệp, giảm 2,11% (-03 DN). Số doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động và giải thể phần lớn là những doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ thuộc các ngành thương mại và dịch vụ gặp khó khăn về vốn, kinh doanh kém hiệu quả…

Trong số doanh nghiệp thành lập mới từ đầu năm đến 15/10/2022, khu vực nông, lâm nghiệp và thuỷ sản có 13 DN, chiếm 3,18%; khu vực công nghiệp - xây dựng có 128 DN, chiếm 31,37% và khu vực dịch vụ có 267 DN, chiếm 65,45%.

4. Đầu tư

Trong tháng, các cấp, các ngành tăng cường công tác kiểm tra, đôn đốc các chủ đầu tư, các đơn vị thi công đẩy nhanh tiến độ thi công các công trình, dự án…Tuy nhiên, tình hình thực hiện vốn đầu tư từ nguồn ngân sách nhà nước do địa phương quản lý tiếp tục gặp khó khăn do ảnh hưởng thời tiết xấu, công tác giải phóng mặt bằng chậm, giá nguyên vật liệu tăng…Vốn đầu tư thực hiện từ nguồn ngân sách nhà nước do địa phương quản lý tháng 10/2022 tăng 4,68% so với tháng trước, tăng 2,08% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung, vốn đầu tư thực hiện từ nguồn ngân sách nhà nước do địa phương quản lý 10 tháng năm 2022 bằng 60,60% kế hoạch năm 2022 và tăng 3,82% so với cùng kỳ năm trước.

Vốn đầu tư thực hiện từ nguồn ngân sách nhà nước do địa phương quản lý tháng 10/2022 ước tính đạt 339,04 tỷ đồng, tăng 4,68% so với tháng trước và tăng 2,08% so với cùng kỳ năm trước; bao gồm: vốn ngân sách nhà nước cấp tỉnh 245,99 tỷ đồng, tăng 6,57% và giảm 6,33%; vốn ngân sách nhà nước cấp huyện 88,12 tỷ đồng, tăng 0,25% và tăng 40,95%; vốn ngân sách nhà nước cấp xã 4,93 tỷ đồng, giảm 4,17% và giảm 29,76%. Tính chung 10 tháng năm 2022, vốn đầu tư thực hiện từ nguồn vốn ngân sách nhà nước do địa phương quản lý ước tính đạt 2.541,34 tỷ đồng, bằng 60,60% kế hoạch năm 2022 và tăng 3,82% so với cùng kỳ năm trước, bao gồm: vốn ngân sách nhà nước cấp tỉnh 1.953,27 tỷ đồng, bằng 57,56% kế hoạch và giảm 0,23%; vốn ngân sách nhà nước cấp huyện 536,91 tỷ đồng, bằng 74,90% kế hoạch và tăng 21,79%; vốn ngân sách nhà nước cấp xã 51,16 tỷ đồng, bằng 61,08% kế hoạch và tăng 4,17%.

Vốn đầu tư thực hiện từ nguồn ngân sách nhà nước do địa phương quản lý

Ước tính tháng 10/2022

(Tỷ đồng)

Ước tính 10 tháng năm 2022

(Tỷ đồng)

Tháng 10/2022 so với cùng kỳ năm trước

(%)

10 tháng

năm 2022 so với kế hoạch năm 2022 (%)

10 tháng

năm 2022 so với cùng kỳ năm trước (%)

Tổng số

339,04

2.541,34

102,08

60,60

103,82

- Vốn ngân sách cấp tỉnh

245,99

1.953,27

93,67

57,56

99,77

- Vốn ngân sách cấp huyện

88,12

536,91

140,95

74,90

121,79

- Vốn ngân sách cấp xã

4,93

51,16

70,24

61,08

104,17

Tiến độ giải ngân vốn đầu tư công:

Kế hoạch đầu tư công do tỉnh quản lý năm 2022 là 3.458,93 tỷ đồng, bằng 116% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao, tăng 480 tỷ đồng từ nguồn thu đấu giá quyền sử dụng đất.

Theo nguồn số liệu Kho bạc Nhà nước tỉnh Quảng Trị tính từ đầu năm đến 15/10/2022: Nguồn vốn NSNN địa phương do tỉnh quản lý đã giải ngân 1.564,9 tỷ đồng, đạt 45,24 % kế hoạch vốn giao trong năm 2022.

Vốn FDI:Từ đầu năm đến 15/10/2022, không có dự án được cấp chủ trương đầu tư mới. Tổng số dự án FDI đã chấp thuận chủ trương đầu tư, có hiệu lực đến nay là 19 dự án với tổng vốn đăng ký là 2.484,52 triệu USD.

5. Thương mại và dịch vụ

5.1. Bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng

Hoạt động thương mại và dịch vụ tháng 10/2022 tiếp tục tăng cao so với cùng kỳ năm trước do kinh tế phục hồi mạnh mẽ, sức mua tăng lên; tuy nhiên, so với tháng trước tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng có giảm do tháng này bước vào mùa mưa lũ hoạt động thương mại, dịch vụ kém sôi động hơn…Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng 10/2022 ước tính giảm 3,69% so với tháng trước và tăng 17,97% so cùng kỳ năm trước. Tính chung 10 tháng năm 2022, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng 14,85% so với cùng kỳ năm trước (10 tháng năm 2021 tăng 6,79%).

Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng 10/2022 ước tính đạt 2.170,43 tỷ đồng, giảm 3,69% so với tháng trước và tăng 17,97% so với cùng kỳ năm trước; bao gồm: doanh thu bán lẻ hàng hóa 1.721,12 tỷ đồng, giảm 3,89% và tăng 14,10%; doanh thu lưu trú và ăn uống 309,01 tỷ đồng, giảm 3,97% và tăng 35,46%; du lịch lữ hành không phát sinh doanh thu; doanh thu dịch vụ khác 140,30 tỷ đồng, giảm 0,41% và tăng 35,36%. Tháng 10/2022, các hoạt động thương mại và dịch vụ tiêu dùng tiếp tục phục hồi mạnh mẽ, tăng khá cao so với cùng kỳ năm trước; riêng du lịch lữ hành do ảnh hưởng của thời tiết mưa lụt nên không phát sinh doanh thu.

Tính chung 10 tháng năm 2022, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng ước tính đạt 22.113,87 tỷ đồng, tăng 14,85% so với cùng kỳ năm trước, nếu loại trừ yếu tố giá tăng 10,69%.

Xét theo ngành hoạt động, doanh thu bán lẻ hàng hóa ước tính đạt 17.819,13 tỷ đồng, chiếm 80,58% tổng mức và tăng 12,63% so với cùng kỳ năm trước. Các nhóm hàng có tổng mức bán lẻ hàng hóa lớn và tăng khá như: ô tô con tăng 24,64%; hàng may mặc tăng 18%; gỗ và vật liệu xây dựng tăng 16,58%; xăng dầu các loại tăng 15,33%...

Doanh thu dịch vụ lưu trú và ăn uống ước tính đạt 3.006,94 tỷ đồng, chiếm 13,60% tổng mức và tăng 25,48% so với cùng kỳ năm trước; trong đó: doanh thu dịch vụ lưu trú 108,75 tỷ đồng, tăng 66,67%; doanh thu dịch vụ ăn uống 2.898,19 tỷ đồng, tăng 24,33%.

Doanh thu du lịch lữ hành ước tính đạt 2,62 tỷ đồng, chiếm 0,01% tổng mức và tăng 72,70% so với cùng kỳ năm trước.

Doanh thu dịch vụ khác ước tính đạt 1.285,18 tỷ đồng, chiếm 5,81% tổng mức và tăng 12,43% so với cùng kỳ năm trước.

Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ

Ước tháng 10/2022

( Tỷ đồng)

Ước 10 tháng

năm 2022

So với cùng kỳ năm trước (%)

Tổng mức

(Tỷ đồng)

Cơ cấu

(%)

Tháng 10/2022

10 tháng năm 2022

Tổng số

2.170,43

22.113,87

100,00

117,97

114,85

- Bán lẻ hàng hóa

1.721,12

17.819,13

80,58

114,10

112,63

- Lưu trú và ăn uống

309,01

3.006,94

13,60

135,46

125,48

- Du lịch lữ hành

-

2,62

0,01

-

172,70

- Dịch vụ khác

140,30

1.285,18

5,81

135,36

112,43

5.2. Vận tải hành khách và hàng hóa

Tháng 10/2022, các hoạt động sản xuất, kinh doanh tiếp tục phục hồi mạnh mẽ; tuy nhiên, do bước vào mùa mưa và ảnh hưởng của bảo số 5 gây mưa lũ chia cắt một số vùng nên hoạt động vận chuyển hành khách và hàng hoá có giảm so với tháng trước nhưng vẫn tăng khá cao so với cùng kỳ năm trước. Vận chuyển hành khách tháng 10/2022 tăng 16,14% so với cùng kỳ năm trước, luân chuyển hành khách tăng 15,48%, vận chuyển hàng hoá tăng 12,80%, luân chuyển hàng hoá tăng 12,66%. Tính chung 10 tháng năm 2022, vận chuyển hành khách tăng 8,62% so với cùng kỳ năm trước, luân chuyển hành khách tăng 6,92%, vận chuyển hàng hoá tăng 6,47%, luân chuyển hàng hoá tăng 5,46% (10 tháng năm 2021 tương ứng -1,94%, -3,63%, +1,38% và +2,19%).

Doanh thu vận tải tháng 10/2022 ước tính đạt 173,25 tỷ đồng, giảm 0,46% so với tháng trước và tăng 22,69% so với cùng kỳ năm trước; bao gồm: doanh thu vận tải hành khách 27,13 tỷ đồng, giảm 0,52% và tăng 36,80%; doanh thu vận tải hàng hóa 126,46 tỷ đồng, giảm 0,53% và tăng 21,90%; doanh thu dịch vụ hổ trợ vận tải 19,66 tỷ đồng, tăng 0,14% và tăng 11,52%. Tính chung 10 tháng năm 2022, doanh thu vận tải ước tính đạt 1.701,72 tỷ đồng, tăng 10,78% so với cùng kỳ năm trước; bao gồm: doanh thu vận tải hành khách 288,42 tỷ đồng, tăng 14,17%; doanh thu vận tải hàng hóa 1.213,01 tỷ đồng, tăng 10,46%; doanh thu dịch vụ hổ trợ vận tải 200,29 tỷ đồng, tăng 8,05%.

Số lượt hành khách vận chuyển tháng 10/2022 ước tính đạt 545,3 nghìn HK, giảm 0,46% so với tháng trước và tăng 16,14% so với cùng kỳ năm trước; số lượt hành khách luân chuyển 45.313,8 nghìn HK.km, giảm 1,43% và tăng 15,48%. Tính chung 10 tháng năm 2022, số lượt hành khách vận chuyển ước tính đạt 5.931,6 nghìn HK, tăng 8,62% so với cùng kỳ năm trước; số lượt hành khách luân chuyển 502.506,2 nghìn HK.km, tăng 6,92%.

Khối lượng hàng hoá vận chuyển tháng 10/2022 ước tính đạt 1.104,8 nghìn tấn, giảm 1,62% so với tháng trước và tăng 12,80% so với cùng kỳ năm trước; khối lượng hàng hoá luân chuyển 69.820 nghìn tấn.km, giảm 2,57% và tăng 12,66%. Tính chung 10 tháng năm 2022, khối lượng hàng hoá vận chuyển ước tính đạt 10.218,2 nghìn tấn, tăng 6,47% so với cùng kỳ năm trước; khối lượng hàng hoá luân chuyển 720.800,3 nghìn tấn.km, tăng 5,46%.

Vận tải hành khách và hàng hóa

Ước tháng 10/2022

Ước 10 tháng năm 2022

So với cùng kỳ năm trước (%)

Tháng 10/2022

10 thángnăm 2022

1. Vận tải hành khách

- Vận chuyển (Nghìn HK)

545,3

5.931,6

116,14

108,62

- Luân chuyển (Nghìn HK.Km)

45.313,8

502.506,2

115,48

106,92

2. Vận tải hàng hóa

- Vận chuyển (Nghìn tấn)

1.104,8

10.218,2

112,80

106,47

- Luân chuyển (Nghìn tấn.Km)

69.820,0

720.800,3

112,66

105,46

5.3. Khách lưu trú và du lịch lữ hành

Tháng 10/2022, hoạt động kinh doanh lưu trú tiếp tục phục hồi và tăng trưởng rất cao so với cùng kỳ năm trước; tuy nhiên, do ảnh hưởng của mưa bảo nên số lượt và ngày khách phục vụ có giảm so với tháng trước, riêng hoạt động kinh doanh du lịch lữ hành số lượt khách không phát sinh. Số lượt khách lưu trú tháng 10/2022 giảm 3% so với tháng trước và tăng 96,6% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 10 tháng năm 2022, số lượt khách lưu trú tăng 68,7% so với cùng kỳ năm trước, số ngày khách lưu trú tăng 149,60%, số lượt khách du lịch theo tour tăng 76,8% và số ngày khách du lịch theo tour tăng 61,80% (10 tháng năm 2021 tương ứng là: -28,51%, -22,64%, -63,38% và -70,15%).

Số lượt khách lưu trú tháng 10/2022 ước tính đạt 51.516 lượt khách, giảm 3% so với tháng trước và tăng 96,60% so với cùng kỳ năm trước; số ngày khách lưu trú (chỉ tính khách ngũ qua đêm) 30.354 ngày khách, giảm 1,90% và tăng 322,10%; số lượt khách du lịch theo tour không phát sinh.

Tính chung 10 tháng năm 2022, số lượt khách lưu trú ước tính đạt 451.690 lượt, tăng 68,70% so với cùng kỳ năm trước; số ngày khách lưu trú 323.200 ngày khách, tăng 149,60%; số lượt khách du lịch theo tour 840 lượt khách, tăng 76,80%; số ngày khách du lịch theo tour 1.585 ngày khách, tăng 61,80%.

6.Chỉ số giá tiêu dùng (CPI), chỉ số giá vàng và chỉ số giá đô la Mỹ

Tháng 10/2022, giá nhiên liệu có giảm so với tháng trước; giá một số loại thực phẩm tăng nhẹ do mưa lũ. Chỉ số giá tiêu dùng tháng 10/2022 giảm 0,09% so với tháng trước, tăng 4,16% so với tháng 12 năm trước và tăng 4,32% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung chỉ số giá tiêu dùng bình quân 10 tháng năm 2022 tăng 3,75% so với cùng kỳ năm trước (10 tháng năm 2021 tăng 2,61%).

Chỉ số giá tiêu dùng tháng 10/2022 giảm 0,09% so với tháng trước, tăng 4,16% so với tháng 12 năm trước và tăng 4,32% so với cùng kỳ năm trước. Trong mức giảm 0,09 % của chỉ số giá tiêu dùng tháng 10/2022 so với tháng trước, có 4/11 nhóm hàng hóa và dịch vụ có chỉ số giá giảm là: giao thông giảm 1,66%; nhà ở và vật liệu xây dựng giảm 0,32%; văn hoá, giải trí và du lịch giảm 0,04% bưu chính, viễn thông giảm 0,01%. Có 4/11 nhóm hàng hóa và dịch vụ giá tăng là: hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 0,28% (lương thực tăng 0,56%, thực phẩm tăng 0,33%); thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 0,24%; may mặc, mũ nón và giày dép tăng 0,14%; đồ dùng và dịch vụ khác tăng 0,01%. Các nhóm hàng hoá còn lại có giá ổn định. Chỉ số giá tiêu dùng bình quân 10 tháng năm 2022 tăng 3,75% so với cùng kỳ năm trước. Nguyên nhân chủ yếu làm cho chỉ số giá tiêu dùng 10 tháng năm 2022 tăng là do giá lương thực và một số loại thực phẩm tăng do mưa lũ nguồn cung không được dồi dào, giá nguyên vật liệu đầu vào một số ngành tăng…

Chỉ số giá vàng tháng 10/2022 giảm 0,40% so với tháng trước, tăng 8,95% so với tháng 12 năm trước và tăng 15,39% so với cùng kỳ năm trước. Chỉ số giá vàng bình quân 10 tháng năm 2022 tăng 17,81% so với cùng kỳ năm trước.

Chỉ số giá đô la Mỹ tháng 10/2022 tăng 1,92% so với tháng trước, tăng 4,93% so với tháng 12 năm trước và tăng 5,46% so với cùng kỳ năm trước. Chỉ số giá đô la Mỹ bình quân 10 tháng năm 2022 tăng 0,97% so với cùng kỳ năm trước.

Chỉ số giá tiêu dùng, vàng và đô la Mỹ

Tháng 10 năm 2022 so với

BQ 10 thángnăm 2022 so với cùng kỳ năm trước (%)

Tháng 10/2021

(%)

Tháng 12/2021

(%)

Tháng 9/2022

(%)

1. Chỉ số giá tiêu dùng

104,32

104,16

99,91

103,75

2. Chỉ số giá vàng

115,39

108,95

99,60

117,81

3. Chỉ số giá đô la Mỹ

105,46

104,93

101,92

100,97

7. Thu, chi ngân sách Nhà nước

Thu ngân sách trên địa bàn 10 tháng năm 2022 đạt khá so với dự toán, nhất là thu nội địa; tuy nhiên, một số khoản thu quan trọng như: thu ngoài quốc doanh, thuế bảo vệ môi trường…không đạt tiến độ dự toán. Chi ngân sách địa phương đáp ứng kịp thời các nhiệm vụ cấp bách, đảm bảo kinh phí thực hiện các chế độ chính sách an sinh xã hội, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Thu ngân sách trên địa bàn từ đầu năm đến 18/10/2022 bằng 91,71% dự toán địa phương và giảm 11,58% so với cùng kỳ năm trước, chi ngân sách địa phương bằng 70,92% dự toán địa phương và tăng 0,17%.

Tổng thu ngân sách trên địa bàn từ đầu năm đến ngày 18/10/2022 đạt 3.805,79 tỷ đồng, bằng 91,71% dự toán địa phương và giảm 11,58% so với cùng kỳ năm trước; trong đó: thu nội địa 3.244,64 tỷ đồng, bằng 92,70% dự toán và tăng 8,69%; thu từ hoạt động xuất, nhập khẩu 519,97 tỷ đồng, bằng 79,99% dự toán và giảm 60,35%. Trong thu nội địa, một số khoản thu lớn như: thu tiền sử dụng đất 1.196,06 tỷ đồng, bằng 105,85% dự toán và tăng 15,93% so với cùng kỳ năm trước; thu ngoài quốc doanh 702,43 tỷ đồng, bằng 70,95% dự toán và tăng 1,18%; thuế bảo vệ môi trường 245,55 tỷ đồng, bằng 45,10% dự toán và giảm 34,37%; thu từ doanh nghiệp nhà nước 209,61 tỷ đồng, bằng 89,20% dự toán và tăng 16,60%; lệ phí trước bạ 220,15 tỷ đồng, bằng 122,31% dự toán và tăng 20,53%...

Tổng chi ngân sách địa phương từ đầu năm đến 18/10/2022 đạt 6.696,37 tỷ đồng, bằng 70,92% dự toán địa phương và tăng 0,17% so với cùng kỳ năm trước; trong đó: chi đầu tư phát triển 935,48 tỷ đồng, bằng 54,32% dự toán và tăng 30,03%; chi thường xuyên 4.065,74 tỷ đồng, bằng 75,35% dự toán và tăng 5,42%. Trong chi thường xuyên, một số khoản chi lớn như: chi sự nghiệp giáo dục, đào tạo và dạy nghề 1.770,34 tỷ đồng, tăng 5,42% so với cùng kỳ năm trước; chi quản lý hành chính 950,85 tỷ đồng, tăng 3,27%; chi sự nghiệp y tế, dân số và KHH gia đình 379,01 tỷ đồng, giảm 12,79%; chi sự nghiệp đảm bảo xã hội 351,34 tỷ đồng, tăng 43,34%; chi sự nghiệp kinh tế 360,22 tỷ đồng, giảm 17,75%...

Thu, chi ngân sách nhà nước

Thực hiện đến 18/10/2022

( Tỷ đồng)

Thực hiện đến 18/10/2022 so với dự toán ĐP 2022 (%)

Thực hiện đến 18/10/2022 so với cùng kỳ năm trước (%)

1. Tổng thu NSNN trên địa bàn

3.805,79

91,71

88,42

TĐ: - Thu nội địa

3.244,64

92,70

108,69

- Thu từ hoạt động XNK

519,97

79,99

39,65

2. Tổng chi NSNN địa phương

6.696,37

70,92

100,17

TĐ: - Chi đầu tư phát triển

935,48

54,32

130,03

- Chi thường xuyên

4.065,74

75,35

105,42

8. Một số tình hình xã hội

8.1. Đời sống dân cư và công tác an sinh xã hội

Trong tháng, do ảnh hưởng của bảo số 4 và số 5 thời tiết không được thuận lợi nhưng các hoạt động sản xuất kinh doanh tiếp tục phục hồi mạnh mẽ, sản xuất cây hàng năm vụ Hè Thu được mùa, công tác an sinh xã hội được quan tâm thực hiện…nên tình trạng thiếu đói của dân cư nói chung và người dân khu vực nông thôn nói riêng không xảy ra.

Thực hiện Nghị quyết số 68/NQ-CP, Nghị quyết 126/NQ-CP của Chính phủ; Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg và Quyết định 33/2021/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch COVID-19 đến tháng 5/2022 kết thúc. Kết quả, tổng kinh phí đã hỗ trợ 78.512 triệu đồng; trong đó: số lao động được hỗ trợ 43.903 người với số tiền là 30.107 triệu đồng; số đơn vị sử dụng lao động được hỗ trợ 11.510 đơn vị với số tiền 32.738 triệu đồng; số người dân được hỗ trợ 12.113 người với số tiền là 15.667 triệu đồng. Riêng trong năm 2022, số tiền đã hỗ trợ là 59.755,5 triệu đồng cho 18.862 lao động, 8.575 đơn vị sử dụng lao động và 11.130 người dân.

Thực hiện Nghị Quyết 116/NQ-CP của Chính phủ, Quyết định số 28/2021/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động bị ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19 từ quỹ bảo hiểm thất nghiệp. Kết quả đến 10/10/2022, cơ quan BHXH đã chi trả cho 37.041 lao động với số tiền 91.425,85 triệu đồng; số đơn vị được thông báo giảm đóng BHTN là 1.478 đơn vị với 34.752 lao động, số tiền giảm đóng BHTN là 19.417 triệu đồng; trong đó: 10tháng năm 2022 đã chi trả cho 5.640 người với số tiền 16.172 triệu đồng, số tiền giảm đóng BHTN là 14.766 triệu đồng.

Thực hiện Quyết định số 08/2022/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ và Kế hoạch số 89/KH-UBND của UBND tỉnh Quảng Trị về hỗ trợ tiền thuê nhà cho người lao động. Tính đến tháng 10/2022 chính sách hỗ trợ đã kết thúc, đã có 239 lao động/24 đơn vị được hỗ trợ với số tiền 583 triệu đồng.

8.2. Giáo dục và Đào tạo

Trong tháng, thực hiện Công điện số 1262/CĐ-BGDĐT ngày 25/9/2022 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc chủ động ứng phó cơn bão Noru gần Biển Đông; Công điện khẩn số 02/CĐ-UBND ngày 25/9/2022 của Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị về việc tập trung ứng phó với bão Noru và mưa lũ; Sở Giáo dục và Đào tạo đã chỉ đạo các đơn vị, trường học chủ động phòng tránh, ứng phó với tình hình bão và hoàn lưu bão diễn biến phức tạp. Qua báo cáo của các đơn vị, trường học không có thiệt hại về người, thiệt hại về tài sản ước tính gần 2,5 tỷ đồng. Các đơn vị, trường học triển khai các biện pháp phòng chống dịch bệnh, vệ sinh trường, lớp khắc phục hậu quả sau mưa bão để tổ chức dạy và học trở lại bình thường từ ngày 29/9/2022.

Hưởng ứng Tuần lễ học tập suốt đời năm 2022 với Chủ đề “Thúc đẩy chuyển đổi số phục vụ cho học tập suốt đời sau đại dịch COVID-19”; từ ngày 01- 07/10/2022, các đơn vị, trường học trên toàn tỉnh tổ chức treo băng rôn, khẩu hiệu tại các cơ sở giáo dục, cơ quan và những nơi công cộng; tổ chức các đoàn xe lưu động tuyên truyền về chủ đề và các hoạt động của Tuần lễ.

8.3. Tình hình dịch bệnh, HIV/AIDS và ngộ độc thực phẩm

Từ khi dịch COVID-19 xảy ra (Năm 2020) đến 14/10/2022, trên địa bàn tỉnh đã ghi nhận 85.655 ca bệnh; có 54 ca tử vong (Năm 2020 có 07 ca mắc, 01 ca tử vong; năm 2021 có 2.237 ca mắc, 03 ca tử vong; năm 2022 có 83.441 ca mắc, 50 ca tử vong); riêng trong tháng 10/2022 có 173 ca bệnh. Hiện còn 10 ca bệnh đang điều trị tại cơ sở y tế và 37 ca bệnh đang cách ly, điều trị tại nhà, tại nơi lưu trú.

Kết quả tiêm chủng đến ngày 17/10/2022: Số người từ 18 tuổi trở lên đã hoàn thành liều cơ bản là 434.261 người, đạt 98,48%; tiêm mũi nhắc lại lần 1 là 342.056 người, đạt 77,57%; tiêm mũi bổ sung là 46.440 người, đạt 10,5%; tiêm mũi nhắc lại lần 2 là 61.845 người, đạt 64,93%. Số người từ 12 đến dưới 18 tuổi đã hoàn thành mũi cơ bản là 61.216 người, đạt 98,33%; tiêm mũi nhắc lại lần 1 là 27.225 người, đạt 43,73%. Số trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi được tiêm mũi 1 là 54.680 người, đạt 68,55%; tiêm 02 mũi là 39.789 người, đạt 49,88%.

Hiện nay trên địa bàn tỉnh, thời tiết đang thuận lợi cho muỗi truyền bệnh Sốt xuất huyết sinh sản và phát triển; đặc biệt, đây còn là thời điểm Sốt xuất huyết “vào mùa” nên nguy cơ gia tăng, bùng phát dịch rất cao.

Trong tháng trên địa bàn tỉnh ghi nhận 383 trường hợp mắc bệnh cúm; 07 trường hợp mắc bệnh lỵ Amip; 20 trường hợp mắc bệnh lỵ trực trùng; 02 trường hợp mắc thuỷ đậu; 113 trường hợp mắc bệnh tiêu chảy; 03 trường hợp mắc bệnh viêm gan virut; 454 trường hợp mắc sốt xuất huyết; 06 trường hợp mắc bệnh tay chân miệng...Tính chung 10 tháng năm 2022, trên địa bàn tỉnh có 3.574 trường hợp mắc bệnh cúm, giảm 11,80% so với cùng kỳ năm trước; 41 trường hợp mắc bệnh lỵ Amip, giảm 58,16%; 139 trường hợp mắc bệnh lỵ trực trùng, giảm 33,17%; 05 trường hợp mắc bệnh quai bị, giảm 64,29%; 96 trường hợp mắc thuỷ đậu, giảm 54,29%; 833 trường hợp mắc bệnh tiêu chảy, giảm 23,79%; 40 trường hợp mắc bệnh viêm gan virut, giảm 63,64%; 954 trường hợp mắc bệnh sốt xuất huyết, tăng gần 20 lần; 120 trường hợp mắc bệnh tay chân miệng, tăng hơn 3 lần...Nhìn chung, 10 tháng năm 2022, hầu hết các loại bệnh dịch xảy ra trên địa bàn tỉnh đều giảm, riêng bệnh sốt xuất huyết và tay chân miệng tăng cao; không có trường hợp tử vong do bệnh dịch.

Trong tháng không phát hiện thêm trường hợp nhiễm mới HIV. Tính đến 14/10/2022, số người nhiễm HIV còn sống tại Quảng Trị là 281 người (số trẻ em dưới 15 tuổi nhiễm HIV là 11 trẻ, số bà mẹ mang thai nhiễm HIV sinh con là 42 bà mẹ). Trong tháng, có 01 bệnh nhân tử vong do AIDS, số bệnh nhân tử vong do AIDS toàn tỉnh tính đến nay là 103 người.

Trong tháng 10/2022, trên địa bàn tỉnh không xảy ra ngộ độc thực phẩm. Tính từ đầu năm đến nay, trên địa bàn tỉnh xảy ra 01 vụ ngộ độc thực phẩm tại huyện Đakrông làm chết 02 người.

8.4. Hoạt động văn hóa, thể thao

Tham gia Ngày hội giao lưu văn hóa, thể thao và du lịch vùng biên giới Việt Nam - Lào lần thứ III, năm 2022 tại tỉnh Điện Biên, Kết quả đạt 2 giải A, 3 giải B và 01 giải C về phần thi biểu diễn văn nghệ và trang phục truyền thống; đạt 01 Huy chương đồng kéo co nam nữ phối hợp.

Xây dựng, tập luyện các chương trình nghệ thuật biểu diễn phục vụ Lễ khai mạc và bế mạc Đại hội TDTT tỉnh dự kiến diễn ra vào cuối tháng 10/2022 và Liên hoan hữu nghị Nhân dân Việt Nam - Lào lần thứ V tại tỉnh Savannakhet (Lào).

Tổ chức 38 buổi chiếu phim lưu động tại huyện miền núi Hướng Hóa, Đakrông và các xã vùng khó huyện Vĩnh Linh.

Chuẩn bị cơ sở vật chất và các điều kiện để tổ chức các giải Quần vợt, Cầu lông, Điền kinh và Bóng chuyền nam trong Chương trình Đại hội Thể dục - Thể thao tỉnh Quảng Trị lần thứ VIII, năm 2021 – 2022.

Chuẩn bị lực lượng vận động viên tham gia Đại hội Thể dục - Thể thao toàn quốc lần thứ IX, năm 2022.

8.5. Thiệt hại thiên tai, phòng chống cháy nổ và bảo vệ môi trường

Tháng 10/2022 (từ 16/9-15/10), trên địa bàn tỉnh chịu ảnh hưởng của 02 cơn bảo số 4 và số 5. Thiên tai đã làm 01 người chết và 15 người bị thương; 05 ngôi nhà bị sập, 260 nhà bị hư hại, 1.690 nhà bị ngập lụt; 232 ha diện tích lúa và 1.1151 ha diện tích hoa màu bị thiệt hại; 10,7 ha thủy sản bị ảnh hưởng; 23.290 m đê, bờ kè bị sạt nứt; gần 40.000 m2đường quốc lộ và đường tỉnh hư hỏng…Uớc tính thiệt hại gần 124 tỷ đồng.Tính chung 10 tháng năm 2022, trên địa bàn tỉnh đã xảy ra 08 vụ thiên tai làm 04 người chết và 15 người bị thương, thiệt hại về tài sản ước tính 1.036,5 tỷ đồng (Thiệt hại Bão số 5 chưa có báo cáo).

Trong tháng, đã tổ chức 03 lớp huấn luyện nghiệp vụ PCCC đối với lực lượng PCCC cơ sở với 387 người tham gia. Kiểm tra công tác phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ đối với các cơ sở kinh doanh dịch vụ karaoke, quán bar trên địa bàn tỉnh đối với 24 cơ sở, lập 24 biên bản kiểm tra, kiến nghị khắc phục 137 thiếu sót. Trong tháng 10/2022, trên địa bàn tỉnh đã xảy ra 03 vụ cháy, bằng tháng trước và giảm 50% (-03 vụ) so với cùng kỳ năm trước; giá trị tài sản thiệt hại ước tính 301,5 triệu đồng, giảm 62,31% và giảm 89,95%. Tính chung từ đầu năm đến nay, trên địa bàn tỉnh đã xảy ra 52 vụ cháy, giảm 42,22% (-38 vụ) so với cùng kỳ năm trước; làm chết 01 người và bị thương 01 người; tổng giá trị tài sản thiệt hại ước tính 7.349 triệu đồng, giảm 70,95%.

Tháng 10/2022, phát hiện và xử lý 10 vụ vi phạm môi trường xảy ra trên địa bàn tỉnh, giảm 60% (-15 vụ) so tháng trước và giảm 100% (-10 vụ) so với cùng kỳ năm trước; số tiền xử phạt 52,74 triệu đồng, giảm 30,38% và giảm 51,17%. Tính chung từ đầu năm đến nay, phát hiện và xử lý 223 vụ vi phạm môi trường, tăng 12,62% (+25 vụ) so với cùng kỳ năm trước; số tiền xử phạt 1.387,60 triệu đồng, giảm 2,63%.

8.6. Tai nạn giao thông

Tháng 10/2022 (từ 15/9 đến 14/10), trên địa bàn tỉnh đã xảy ra 22 vụ tai nạn giao thông, tăng 69,23% so với tháng trước và tăng 100% so với cùng kỳ năm trước; làm chết 09 người, tăng 12,50% và tăng 12,50%; bị thương 16 người, tăng 45,45% và tăng 100%. Trong tất cả các vụ tai nạn giao thông xảy ra trong tháng 10/2022, đường bộ xảy ra 21 vụ, làm chết 08 người, bị thương 16 người; đường sắt xảy ra 01 vụ, làm chết 01 người.

Tính chung 10 tháng năm 2022 (Từ 15/12/2021 đến 14/10/2022) trên địa bàn tỉnh đã xảy ra 156 vụ tai nạn giao thông, bằng cùng kỳ năm trước; làm chết 85 người, giảm 2,30%; bị thương 126 người, tăng 4,13%. Trong tất cả các vụ tai nạn giao thông 10 tháng năm 2022, đường bộ xảy ra 153 vụ, làm chết 83 người, bị thương 125 người; đường sắt xảy ra 03 vụ, làm chết 02 người, bị thương 01 người.


Cục Thống kê tỉnh Quảng Trị

  • Tổng số lượt xem: 346
  •  

Đánh giá

(Di chuột vào ngôi sao để chọn điểm)