Skip Ribbon Commands
Skip to main content
Ngày 06/10/2018-14:45:00 PM
Tình hình kinh tế xã hội tháng 9 và 9 tháng năm 2018 tỉnh Thừa Thiên Huế

Kinh tế - xã hội trong tỉnh 9 tháng đầu năm 2018 diễn ra trong bối cảnh kinh tế thế giới tiếp tục đà tăng trưởng, tuy nhiên chủ nghĩa bảo hộ mậu dịch trên toàn cầu gia tăng, tranh chấp thương mại giữa Mỹ và các đối tác, nhất là Trung Quốc xảy ra khá căng thẳng, phức tạp và chưa có hồi kết, đã phần nào ảnh hưởng đến cục diện kinh tế thế giới, khu vực và nhất là nước ta, một nước có nền kinh tế quan hệ đối tác lớn với Trung Quốc. Trong nước, tốc độ tăng trưởng GDP 6 tháng đầu năm 2018 và dự kiến 9 tháng đạt mức tăng khá, hứa hẹn tốc độ tăng trưởng cả năm 2018 đạt và vượt chỉ tiêu kế hoạch đề ra. Năm 2018 cũng đánh dấu nhiều sự kiện quan trọng trong hợp tác quốc tế của nước ta, trong đó Việt Nam đã tổ chức thành công Hội nghị diễn đàn kinh tế thế giới về ASEAN 2018. Trong tỉnh, bên cạnh một số kết quả đạt được trong sản xuất nông nghiệp, công nghiệp chế biến, chế tạo, du lịch, dịch vụ, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh và phát triển Chính phủ điện tử, kinh tế của tỉnh năm 2018 vẫn còn đối mặt với những khó khăn, thách thức về tăng trưởng do tác động sụt giảm mạnh của ngành sản xuất điện, đã làm tốc độ tăng trưởng chung của nền kinh tế trong 6 tháng đầu năm đạt ở mức thấp 6,12% (kế hoạch cả năm tăng trên 7,5%) và còn tác động đến tăng trưởng cả năm 2018. Các lĩnh vực xã hội và đời sống dân cư trên địa bàn có bước phát triển; an ninh trật tự, an sinh xã hội đảm bảo; diện mạo đô thị và nông thôn mới được nâng lên.

Thực hiện Nghị quyết số 01/NQ-CP của Chính phủ; Nghị quyết số 08-NQ/TU của Tỉnh ủy; Nghị quyết số 42/2017/NQ-HĐND của HĐND tỉnh về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2018; Quyết định số 3039/QĐ-UBND của UBND tỉnh về triển khai thực hiện Kế hoạch phát triển KT-XH năm 2018. Với sự nỗ lực của các cấp, các ngành và các địa phương trong tỉnh, kết quả thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội 9 tháng đầu năm 2018 trên các lĩnh vực như sau:

1. Đầu tư phát triển

Tổng vốn đầu tư thực hiện theo giá hiện hành trên địa bàn trong 9 tháng đầu năm 2018 ước đạt 14.400 tỷ đồng, bằng 72% KH năm, tăng 6,43% so với cùng kỳ năm trước; trong đó vốn do Trung ương quản lý 4.056,2 tỷ đồng, bằng 70,85% KH, tăng 8,84%, chiếm 28,17% tổng vốn; vốn Địa phương quản lý 10.343,8 tỷ đồng, bằng 72,46% KH, tăng 5,51%, chiếm 71,83%.

Vốn thuộc ngân sách Nhà nước 9 tháng đạt 2.565,9 tỷ đồng, bằng 74,14% KH, tăng 15,1% so với cùng kỳ năm trước, chiếm 17,82% tổng vốn, gồm có: Vốn ngân sách Trung ương quản lý 650 tỷ đồng, bằng 72,22% KH, giảm 5,8%; vốn ngân sách Địa phương quản lý 1.915,8 tỷ đồng, bằng 74,82%, tăng 24,47%; Nguồn vốn tín dụng đạt 6.387,5 tỷ đồng, bằng 72,18% KH, tăng 11,21% so cùng kỳ, chiếm 44,36% trong tổng vốn; vốn đầu tư của doanh nghiệp 1.937,5 tỷ đồng, bằng 65,68% KH, tăng 3,72%, chiếm 13,45%; vốn viện trợ 1.299,2 tỷ đồng, bằng 74,99% KH, giảm 16,89%, chiếm 8,54%; vốn đầu tư nước ngoài 675 tỷ đồng, bằng 75% KH, giảm 0,74%, chiếm 4,69%.

Để thực hiện tốt công tác đầu tư trong năm 2018, ngay từ những ngày cuối năm 2017 UBND tỉnh đã ban hành Chỉ thị số 28/CT-UBND về thực hiện đầu tư công năm 2018, cùng với Quyết định số 3069/QD-UBND về triển khai thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế xã hội năm 2018. Tuy nhiên, tình hình đầu tư trên địa bàn trong 9 tháng đầu năm tiến độ thực hiện còn chậm so với kế hoạch, thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài chưa tương xứng như kỳ vọng.

Nguồn vốn ngân sách nhà nước do địa phương quản lý thực hiện trong 9 tháng đầu năm tăng khá cao so cùng kỳ năm trước, do năm nay kế hoạch bố trí nguồn vốn này cao hơn năm trước. Trong đó một số dự án thực hiện nhanh được bổ sung vốn từ nguồn tăng vượt thu bán vé tham quan di tích và từ nguồn ứng trước kế hoạch năm 2019 nhằm đẩy nhanh tiến độ để sớm đưa vào sử dụng: Các dự án bảo tồn, tu bổ và phục hồi di tích Cố đô; Dự án Chỉnh trang đô thị nút giao ngã 6 Hùng Vương; Đường ngoài hàng rào khu công nghiệp Tứ Hạ;... Nhiều dự án chuyển tiếp thi công nhanh: Cầu Lợi Nông; Cống Cồn Bài, xã Quảng An; Trạm bơm Bố, thị trấn Sịa; Nâng cấp đê kết hợp giao thông đê Nho Lâm-Nghĩa Lộ đoạn qua xã Quảng Phú và Quảng Thọ; Nâng cấp, mở rộng đường Nguyễn Chí Thanh huyện Quảng Điền;...

Nguồn viện trợ với trọng điểm là dự án cải thiện môi trường nước đang được gấp rút thi công trên địa bàn thành phố Huế, tuy nhiên máy móc thiết bị nhà máy xử lý nước thải thuộc dự án này mới chỉ nhập được 40% nên đã ảnh hưởng chung đến tiến độ thực hiện nguồn vốn này.

Nguồn vốn ngoài nhà nước, chủ yếu là vốn đầu tư của doanh nghiệp tăng cao so cùng kỳ do nhiều dự án được đẩy nhanh tiến độ và đến nay đã đưa vào hoạt động: Tổ hợp Trung tâm Thương mại Vincom Hùng Vương và Khách sạn 5 sao Vinpearl Huế; Nhà máy may thứ 4 của Công ty Dệt may; Nhà máy may Hương Phú; Nhà máy may Sơn Hà; Dây chuyền thứ 2 của nhà máy sợi Phú Việt; Nhà máy sản xuất gạch ốp lát granite của Công ty TNHH Vitto Phú Lộc;…. Ngoài ra, một số dự án giãn tiến độ trong thời gian dài đến nay đầu tư thi công trở lại: Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Huế; Dự án Goldland Plaza; Trung tâm tiệc cưới Sen Trắng. Một số dự án tiếp tục đầu tư vào ngành công nghiệp, dịch vụ: Các nhà máy thủy điện A Lin B1, A Lin B2, Rào Trăng 3; Nhà máy điện mặt trời Phong Điền; Dự án Manor Crown của Công ty cổ phần Bất động sản Minh Điền Vital; Bến số 3 Cảng Chân Mây;… Các dự án trọng điểm quốc gia tiếp tục thi công nhanh: Đường La Sơn-Túy Loan; Hầm đường bộ Hải Vân giai đoạn II.

Nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài không tăng so với cùng kỳ, chủ yếu đầu tư vào các dự án chuyển tiếp: Dự án Laguna giai đoạn 2; Khu nghỉ dưỡng của Công ty Minh Viễn; một số công đoạn cuối của Nhà máy chế biến gỗ Công ty Lee & Park Wood và Nhà máy may của Công ty Hanex.

Trong tháng 9/2018, trên địa bàn tỉnh có 1 dự án đầu tư mới của Đức vào lĩnh vực công nghiệp chế biến cát thạch anh với tổng số vốn đăng ký 21 triệu EUR. Tính từ đầu năm đến nay, toàn tỉnh có 5 dự án đầu tư nước ngoài đăng ký mới và 2 dự án bổ sung vốn đầu tư. Trong đó, 4 dự án của Hàn Quốc đầu tư vào lĩnh vực tư vấn quản lý 2 dự án với tổng vốn đăng ký 0,24 triệu USD, lĩnh vực phát triển hạ tầng du lịch 1 dự án với vốn đăng ký 0,22 triệu USD; lĩnh vực công nghệ thông tin 1 dự án với số vốn đăng ký 0,02 triệu USD và 1 dự án của Đức đầu tư vào ngành công nghiệp chế biến cát với số vốn đăng ký 21 triệu EUR. Hai dự án bổ sung vốn đăng ký bao gồm 1 dự án của Trung Quốc đầu tư vào công nghiệp với số vốn bổ sung 10 triệu USD và 1 dự án của Singapore đầu tư vào lĩnh vực du lịch với số vốn bổ sung 1.125 triệu USD.

2. Sản xuất công nghiệp

Trong 9 tháng đầu năm 2018, một số nền kinh tế lớn trên thế giới tiếp tục duy trì đà tăng trưởng, tuy nhiên nguy cơ leo thang của cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung sẽ có tác động tiêu cực đến kinh tế thế giới, nhất là các ngành sản xuất công nghiệp, trong đó có Việt Nam. Trong nước, kinh tế vĩ mô ổn định, lạm phát được kiểm soát, mặt bằng lãi suất hợp lý, môi trường đầu tư kinh doanh được cải thiện. Trong tỉnh, tình hình sản xuất công nghiệp diễn biến theo chiều hướng tốt, một số doanh nghiệp chủ lực tiếp tục duy trì sản xuất ở mức khá, đảm bảo kế hoạch đề ra. Tuy nhiên do năng lực tăng thêm trong năm còn hạn chế, cùng với sự sụt giảm sâu của ngành sản xuất điện nên đã làm chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp trong chín tháng đầu năm tăng chậm.

Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) tháng 9/2018 tăng 1,03% so với tháng trước, tăng 9,25% so cùng kỳ năm trước; chỉ số sản xuất công nghiệp quý III tăng 3,96% so với quý trước và tăng 8,47% so với quý III năm trước. Đưa chỉ số sản xuất công nghiệp 9 tháng đầu năm 2018 ước tăng 7,44% so với cùng kỳ năm trước, thấp hơn mức tăng 15,2% của 9 tháng đầu năm 2017; trong đó, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 12,31% (cùng kỳ năm 2017 tăng 11,19%); cấp nước và thu gom rác thải tăng 2,37% (cùng kỳ năm 2017 tăng 3,56%); sản xuất, phân phối điện, nước đá giảm 23,85% (cùng kỳ năm 2017 tăng 66,75%); công nghiệp khai khoáng tăng 2,30% (cùng kỳ năm 2017 giảm 6,02%).

Chỉ số sản xuất công nghiệp 9 tháng đầu năm tăng không cao, nguyên nhân chính là do nhà máy Thủy điện A Lưới ngừng sản xuất để bảo trì máy móc từ đầu năm đến hết tháng 4/2018 đã làm chỉ số sản xuất của ngành sản xuất điện chín tháng đầu năm giảm 35,80% so cùng kỳ. Chỉ số sản xuất ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng cao so cùng kỳ do nhiều doanh nghiệp đã đẩy nhanh sản xuất các đơn hàng mới, nhất là các ngành chế biến thủy sản; bia; dệt may; sản xuất vật liệu xây dựng; sản phẩm từ da, hóa chất;...

Các ngành có chỉ số sản xuất 9 tháng đầu năm 2018 tăng so với cùng kỳ năm trước: Ngành khai thác đá tăng 2,30%; chế biến thủy sản tăng 38,55%; sản xuất các loại bánh từ bột tăng 2,76%; sản xuất bia tăng 16,21%; sản xuất sợi tăng 9,19%; may mặc tăng 8,39%; sản xuất các sản phẩm từ da tăng 56,94%; chế biến dăm gỗ tăng 0,47%; sản xuất giấy và các sản phẩm từ giấy tăng 11,72%; sản xuất hóa chất và sản phẩm hóa chất tăng 83,52%; sản xuất gạch ngói tăng 51,53%; sản xuất xi măng, vôi, thạch cao tăng 6,40%; sản xuất ô tô tăng 25,71%; sản xuất giường, tủ, bàn ghế tăng 21,32%; cấp nước tăng 2,08%; thu gom rác thải tăng 4,21%.

Ngành sản xuất bia 9 tháng đầu năm có chỉ số sản xuất tăng khá cao so với cùng kỳ năm trước nhờ làm tốt công tác thị trường trong tỉnh cũng như các tỉnh lân cận. Ngoài ra, trong tháng 8 Công ty đã đi vào vận hành sản xuất dây chuyền Nhà máy bia Carslberg di chuyển từ Hà Nội về Huế, góp phần tăng năng lực sản suất bia. Ngành chế biến thủy sản chỉ số sản xuất tăng rất cao nhờ chủ động được nguồn nguyên liệu đầu vào, đồng thời thị trường xuất khẩu rất thuận lợi và ổn định.

Các ngành có chỉ số sản xuất 9 tháng đầu năm 2018 giảm so với cùng kỳ: In ấn giảm 11,90%; sản xuất tân dược giảm 5,56%; sản xuất và phân phối điện giảm 23,85%, trong đó điện sản xuất giảm 35,80%; đóng tàu giảm 64,47%. Nguyên nhân ngành đóng tàu giảm sâu do việc tàu đóng mới tăng cao theo Nghị định 67 đã thực hiện trong năm 2017 đến nay còn lại ít. Ngành sản xuất tân dược chín tháng đầu năm vẫn chưa có nhiều đơn hàng mới, chủ yếu sản xuất các đơn hàng cũ nên chỉ số sản xuất giảm khá sâu.

Một số sản phẩm công nghiệp chủ yếu có mức sản xuất trong 9 tháng đầu năm 2018 tăng so cùng kỳ năm trước: Đá vôi nguyên liệu đạt 1.210,7 nghìn m3, tăng 4,86%; tôm đông lạnh 4.991,8 tấn, tăng 38,55%; bánh làm từ bột 3.065,5 tấn, tăng 2,76%; bia chai 69,8 triệu lít, tăng 22,19%; bia đóng lon 93,5 triệu lít, tăng 14,12%; sợi các loại 57,6 nghìn tấn, tăng 9,19%; quần áo lót 245 triệu cái, tăng 8,39%; dăm gỗ 364,4 nghìn tấn, tăng 0,47%; thùng, hộp bằng bìa cứng 6,6 triệu chiếc, tăng 33,1%; phân NPK 17,9 nghìn tấn, tăng 8,46%; gạch men 8,2 triệu m2, tăng 51,53%; clanhke 2.126,8 nghìn tấn, tăng 4,95%; men frit 130,2 nghìn tấn, tăng 26,13%; xe ô tô 132 chiếc, tăng 25,71%; điện thương phẩm 1.307,9 triệu kwh, tăng 15,44%; nước máy 36,9 triệu m3, tăng 2,08%.

Các sản phẩm công nghiệp có mức sản xuất 9 tháng đầu năm 2018 giảm so cùng kỳ: Đá xây dựng khác ước đạt 529,9 ngàn tấn, giảm 3,36%; sản phẩm in 773,5 triệu trang, giảm 11,9%; thuốc kháng sinh dạng viên 41,4 triệu viên, giảm 4,5%; thuốc mỡ kháng sinh 65,7 tấn, giảm 8,24%; xi măng 1.904,1 nghìn tấn, giảm 0,78%; điện sản xuất 658,1 triệu kwh, giảm 35,8%.

3. Thương mại, dịch vụ

Trong 9 tháng đầu năm 2018, trên địa bàn tỉnh tổ chức nhiều lễ hội văn hóa, thể thao và du lịch, đặc biệt Lễ hội Festival Huế 2018 thành công tốt đẹp, đã thu hút nhiều khách quốc tế và trong nước tham gia. Tổ chức chương trình “Tháng bán hàng khuyến mại tỉnh lần thứ XII năm 2018”, các Phiên chợ bán hàng Việt về nông thôn, miền núi. Tổ hợp Trung tâm Thương mại Vincom Hùng Vương và Khách sạn 5 sao Vinpearl Huế đi vào hoạt động. Công tác dự trữ hàng hóa, bình ổn thị trường trong các dịp lễ, tết, mùa mưa bão thực hiện tốt. Nhờ đó, trong 9 tháng đầu năm 2018 tình hình giá cả thị trường ổn định, doanh thu tiêu thụ hàng hóa và dịch vụ trên địa bàn đạt mức tăng khá so cùng kỳ, sức mua trong dân có phần cải thiện.

a. Bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng

Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng 9/2018 ước đạt 3.238,74 tỷ đồng, giảm 0,52% so với tháng trước và tăng 12,43% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, kinh tế Nhà nước đạt 235,80 tỷ đồng, giảm 2,30% so với tháng trước và tăng 20,17% so với cùng kỳ năm trước; kinh tế ngoài Nhà nước 2.897,41 tỷ đồng, tương ứng giảm 0,61% và tăng 11,06%; kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài 105,53 tỷ đồng, tăng 6,66% và tăng 39,54%.

Xét theo ngành hàng, doanh thu bán lẻ hàng hóa tháng 9/2018 ước đạt 2.527,73 tỷ đồng, giảm 0,59% so với tháng trước và tăng 12,19% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, các mặt hàng có doanh thu bán lẻ giảm so với tháng trước như: gỗ và vật liệu xây dựng giảm 2,42%; vật phẩm văn hóa, giáo dục giảm 1,33%; hàng may mặc giảm 1,19%; xăng dầu giảm 2,55%; đá quí, kim loại quí giảm 0,57%. Doanh thu dịch vụ lưu trú và ăn uống tháng 9/2018 ước đạt 525,47 tỷ đồng, giảm 0,65% so với tháng trước và tăng 14,96% so với cùng kỳ năm trước; doanh thu dịch vụ du lịch lữ hành đạt 12,90 tỷ đồng, tương ứng giảm 11,71% và tăng 7,55%; doanh thu dịch vụ khác 172,63 tỷ đồng, tăng 2,07% và tăng 8,92%.

Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng trên địa bàn tỉnh 9 tháng đầu năm 2018 ước đạt 28.476,59 tỷ đồng, tăng 10,31% so với cùng kỳ năm trước (nếu loại trừ yếu tố giá còn tăng 6,71%), trong đó, kinh tế Nhà nước đạt 2.105,43 tỷ đồng, chiếm 7,39% tổng số và tăng 19,69%; kinh tế ngoài Nhà nước 25.572,67 tỷ đồng, chiếm 89,80% và tăng 9,70%; kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài 798,48 tỷ đồng, chiếm 2,80% và tăng 7,35%. Trong tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng chín tháng đầu năm 2018, kinh doanh bán lẻ hàng hóa ước đạt 22.080,88 tỷ đồng, chiếm 77,54% tổng số và tăng 10,66% so với cùng kỳ năm trước; dịch vụ lưu trú và ăn uống 4.776,16 tỷ đồng, chiếm 16,77% và tăng 9,55%; du lịch lữ hành 132,18 tỷ đồng, chiếm 0,46% và tăng 8,98%; dịch vụ khác 1.487,38 tỷ đồng, chiếm 5,22% và tăng 7,72%.

b. Vận tải hành khách và hàng hóa

Hoạt động vận tải trong 9 tháng đầu năm 2018 diễn ra sôi động, năng lực vận tải được tăng cường với nhiều loại hình, chất lượng dịch vụ vận tải nâng cao; đẩy mạnh việc bán vé qua mạng.

Hành khách vận chuyển tháng 9/2018 ước đạt 1.950,6 nghìn lượt khách và 99,2 triệu lượt khách.km, giảm 0,01% về lượt khách và tăng 0,99% về lượt khách.km so với tháng trước; tăng 10,85% về lượt khách và tăng 10,03% về lượt khách.km so cùng kỳ năm trước. Đưa khối lượng hành khách vận chuyển 9 tháng đầu năm 2018 đạt 16.920,2 nghìn lượt khách, tăng 9,06% so cùng kỳ năm trước và 847,7 triệu lượt khách.km tăng 9,18%, trong đó vận tải hành khách đường bộ ước đạt 16.260,6 nghìn lượt khách, tăng 9,4% và 844,8 triệu lượt khách.km, tăng 9,21%; đường sông 659,6 nghìn lượt khách, tăng 1,16% và 2,9 triệu lượt khách.km, tăng 0,81%.

Hàng hóa vận chuyển tháng 9/2018 ước đạt 956,5 nghìn tấn và 77,5 triệu tấn.km, giảm 0,02% về tấn và giảm 1,27% về tấn.km so với tháng trước; tăng 13,49% về tấn và tăng 12,34% về tấn.km so cùng kỳ năm trước. Đưa khối lượng hàng hóa vận chuyển 9 tháng đầu năm 2018 đạt 8.156 nghìn tấn, tăng 10,42% và 702,5 triệu tấn.km, tăng 13,23% so cùng kỳ năm trước, trong đó vận tải hàng hóa đường bộ ước đạt 8.067,4 nghìn tấn, tăng 11,00% và 629,5 triệu tấn.km tăng 10,63%; đường biển 62,8 nghìn tấn, tăng 34,82% và 72,8 triệu tấn.km, tăng 43,86%.

Doanh thu vận tải, bốc xếp tháng 9/2018 ước đạt 221,5 tỷ đồng, giảm 0,33% so với tháng trước và tăng 11,81% so cùng kỳ năm trước. Tính chung 9 tháng đầu năm 2018, doanh thu vận tải, bốc xếp ước đạt 1.891,6 tỷ đồng, tăng 11,64% so cùng kỳ năm trước, bao gồm: Đường bộ đạt 1.781,3 tỷ đồng, tăng 12,07%; đường biển 105,8 tỷ đồng, tăng 7,41%. Chia theo loại hình dịch vụ thì doanh thu vận tải hành khách đạt 501,1 tỷ đồng, tăng 10,84%; doanh thu vận tải hàng hóa đạt 1.257,5 tỷ đồng, tăng 12,08%; doanh thu kho bãi, dịch vụ hỗ trợ vận tải đạt 133 tỷ đồng, tăng 10,56%.

c. Lượt khách các cơ sở lưu trú phục vụ và du lịch lữ hành

Ngày 27/12/2017, UBND tỉnh đã ban hành Kế hoạch số 265/KH-UBND về triển khai Chương trình trọng điểm phát triển Du lịch - Dịch vụ tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2018 nhằm tập trung phát triển ngành Du lịch của tỉnh thực sự là ngành kinh tế mũi nhọn xứng tầm là Trung tâm du lịch lớn của cả nước và khu vực. Trong 9 tháng đầu năm 2018, tỉnh Thừa Thiên Huế đã tổ chức và cùng các tỉnh liên kết trong vùng (Đà Nẵng, Quảng Nam) tổ chức nhiều chương trình quảng bá, xúc tiến du lịch trong và ngoài nước, trong đó có một số thành phố lớn trên thế giới như London-Vương quốc Anh, Berlin-CHLB Đức, Thái Lan, Nhật Bản,... Hoạt động du lịch biển trên địa bàn cơ bản phục hồi, du lịch sinh thái có bước khởi sắc, đồng thời triển khai nhiều chương trình kích cầu, giới thiệu tour, tuyến, sản phẩm du lịch mới. Nhờ đó lượng khách đến Huế trong 9 tháng đầu năm tăng khá cao so cùng kỳ, nhất là khách quốc tế.

Dự ước lượt khách cơ sở lưu trú phục vụ tháng 9/2018 đạt 141,97 nghìn lượt khách, giảm 17,58% so với tháng trước và tăng 11,37% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 9 tháng đầu năm 2018, tổng lượt khách cơ sở lưu trú phục vụ ước đạt 1.581,56 nghìn lượt khách, tăng 12,52% so cùng kỳ năm trước; trong đó lượt khách ngủ qua đêm 1.397,53 nghìn lượt, tăng 12,14%; lượt khách trong ngày 184,03 nghìn lượt, tăng 15,49%. Trong tổng lượt khách ngủ qua đêm 9 tháng đầu năm, khách quốc tế ước đạt 725,30 nghìn lượt khách, tăng 19,84% so cùng kỳ năm trước.

Ngày khách cơ sở lưu trú phục vụ tháng 9/2018 ước đạt 257,07 nghìn ngày khách, giảm 16,23% so với tháng trước và tăng 12,72% so với cùng kỳ năm trước. Đưa tổng ngày khách cơ sở lưu trú phục vụ 9 tháng đầu năm 2018 ước đạt 2.799,92 nghìn ngày, tăng 11,54% so cùng kỳ năm trước; trong đó, ngày khách quốc tế 1.537,93 nghìn ngày, tăng 18,39%.

Doanh thu của cơ sở lưu trú ước thực hiện tháng 9/2018 đạt 129,30 tỷ đồng, giảm 0,22% so với tháng trước và tăng 25,83% so cùng kỳ năm trước. Đưa doanh thu 9 tháng đầu năm 2018 ước đạt 1.216,29 tỷ đồng, tăng 11,64% so cùng kỳ năm trước.

Hoạt động du lịch lữ hành tháng 9/2018 ước tính lượt khách du lịch theo tour đạt 7,71 nghìn lượt, giảm 13,57% so với tháng trước và tăng 6,11% so cùng kỳ năm trước. Đưa tổng lượt khách theo tour thực hiện 9 tháng đầu năm 2018 ước đạt 80,11 nghìn lượt, tăng 8,92% so cùng kỳ năm trước. Dự ước ngày khách theo tour tháng 9/2018 đạt 16,35 nghìn ngày, giảm 13,62% so với tháng trước và tăng 7,34% so cùng kỳ năm trước. Đưa tổng ngày khách theo tour 9 tháng đầu năm 2018 ước đạt 167,58 nghìn ngày, tăng 9,48% so cùng kỳ năm trước.

4. Sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản

a. Sản xuất nông nghiệp

Sản xuất nông nghiệp năm 2018 diễn ra trong điều kiện thời tiết thuận lợi, vì vậy diện tích gieo cấy lúa và các loại cây hàng năm chủ yếu khác đạt tiến độ nhanh hơn so với năm trước. Trong đó cây lúa sinh trưởng và phát triển tốt nên năng suất đạt cao, hầu hết các địa phương trong tỉnh đều có năng suất tăng so với năm trước. Trong đó năng suất lúa vụ hè thu năm nay đạt cao nhất trong nhiều năm trở lại đây.

Tổng diện tích gieo trồng cây hàng năm ước tính cả năm 2018 đạt 75.606 ha, giảm 2,1% so với năm 2017, trong đó vụ đông xuân 44.794 ha, giảm 3%; vụ hè thu 25.539 ha, giảm 0,1%; vụ mùa 5.273 ha, giảm 4,3%. Đối với cây lúa tổng diện tích gieo trồng lúa cả năm 2018 đạt 54.731 ha, chiếm 72,4% tổng diện tích cây hàng năm, giảm 0,16% so với năm 2017, chia ra đông xuân 28.543 ha, giảm 0,1%; hè thu 25.539 ha, giảm 0,1%; vụ mùa 649 ha, giảm 4,9%, nguyên nhân chủ yếu diện tích lúa mùa năm nay giảm là do không thể trồng xen trên đất lâm nghiệp do cây đã khép tán, tập trung chủ yếu ở huyện A Lưới.

Năm 2018, diện tích trồng cây hàng năm khác vụ đông xuân và vụ mùa giảm nguyên nhân chủ yếu do hiện nay ở nông thôn nhiều ngành nghề phi nông nghiệp có thu nhập ổn định, một số công ty sản xuất công nghiệp đi vào hoạt động ở các địa phương đã thu hút nhiều lao động nông thôn tham gia làm việc, vì vậy lao động nông nghiệp trong khu vực nông thôn ngày càng giảm. Ngoài ra trong 9 tháng đầu năm một số cây như sắn, ớt khâu tiêu thụ gặp khó khăn, đồng thời một số cây hàng năm không thể trồng xen trên đất lâm nghiệp do đã khép tán nên diện tích cũng giảm.

Về cơ cấu giống lúa đông xuân năm 2017, diện tích gieo cấy giống dài và trung ngày như 13/2, NN4B, X21, Xi23,... chiếm tỷ lệ 7,2% trên tổng diện tích gieo cấy; giống ngắn ngày và cực ngắn như Khang dân, TH5, HT1, XT27,... chiếm tỷ lệ 92,8%, trong đó Khang dân chiếm 44,1%. Riêng các giống lúa thuộc nhóm chất lượng cao như HT1, IRi352, BT7, HN6,... chiếm 29,5% trên tổng diện tích, tăng 42% so với vụ đông xuân năm trước. Về cơ cấu giống lúa hè thu năm nay, diện tích gieo cấy giống lúa ngắn ngày và cực ngắn như Khang dân, TH5, HT1, XT27,... chiếm tỷ lệ 97,4% trên tổng diện tích gieo cấy, trong đó Khang dân chiếm 49,3%. Riêng các giống lúa thuộc nhóm chất lượng cao như HT1, IRi352, BT7, HN6,... chiếm 23,7% trên tổng diện tích, tăng 33% so với vụ hè thu năm trước.

Năm 2018 là năm được mùa lúa, năng suất lúa cả năm 2018 đạt 61,1 tạ/ha, tăng 1,4 tạ/ha, tăng 2,3% so năm 2017; chia ra vụ đông xuân đạt 62,4 tạ/ha, đạt bằng vụ đông xuân năm trước; vụ hè thu đạt 60,8 tạ/ha, tăng 2,9 tạ/ha, tăng 5%; vụ mùa đạt 16,5 tạ/ha, bằng vụ mùa năm trước.

Sản lượng lúa cả năm 2018 đạt 334,5 nghìn tấn, tăng 2,1% so với năm 2017; bao gồm vụ đông xuân đạt 178,2 tấn, giảm 0,1%; vụ hè thu đạt 155,2 nghìn tấn, tăng 4,8%; vụ mùa đạt 1.071 tấn, giảm 4,9%.

Năng suất ngô cả năm 2018 ước đạt 40,3 tạ/ha, tăng 0,9 tạ/ha so với năm 2017, sản lượng ước đạt 6.616 tấn, giảm 1,9%. Tương ứng năng suất sản lượng khoai lang đạt 53,7 tạ/ha, tăng 5,5 tạ/ha và 10.439 tấn, giảm 19%; sắn đạt 192,3 tạ/ha, tăng 1,9 tạ/ha và 114.613 tấn, giảm 9,9%; lạc đạt 22,6 tạ/ha, tăng 1,2 tạ/ha, và 7.366 tấn, tăng 1,7%; vừng đạt 5,2 tạ/ha, tăng 0,4 tạ/ha và 94 tấn, tăng 25,1%; rau các loại đạt 101,8 tạ/ha, giảm 1,1 tạ/ha và 47.555 tấn, tăng 7,2%; đậu các loại đạt 7,1 tạ/ha, tăng 0,3 tạ/ha và 1.079 tấn, giảm 9,8%; ớt cay đạt 91 tạ/ha, giảm 2,4 tạ/ha và 3.297 tấn, giảm 7,1%.

Tổng diện tích cây lâu năm 9 tháng năm 2018 đạt 12.440 ha, giảm 3,6% so với cùng kỳ năm 2017, nguyên nhân giảm chủ yếu do một số diện tích cao su kém phát triển cho sản lượng mủ thấp người dân chặt bỏ để trồng cây khác, bên cạnh đó diện tích trồng mới một số loại cây lâu năm khác giảm so với cùng kỳ. Diện tích hiện có của một số cây ăn quả chủ yếu: Cây chuối đạt 868 ha, bằng 98,3% so cùng kỳ năm trước; cây ổi 91 ha, tăng 4,6%; cây bưởi bòng thanh trà 1.097 ha, tăng 2,9%, diện tích bưởi thanh trà có xu hướng tăng nhờ hiệu quả kinh tế đạt khá. Cuối tháng 8/2018 tỉnh đã tổ chức thành công Lễ hội giới thiệu thanh trà Huế nhằm xây dựng thương hiệu và quảng bá cho sản phẩm.

Một số loại cây lâu năm khác trên địa tỉnh có diện tích ổn định như cây lấy quả chứa dầu, chủ yếu là cây dừa với diện tích hiện có 87 ha; cây hồ tiêu 274,5 ha; chè búp 3,2 ha; chè hái lá 79,3 ha. Những năm gần đây giá cau trên thị trường tăng trở lại nên người dân đầu tư chăm sóc và mở rộng diện tích, diện tích cây cau 9 tháng đầu năm 2018 ước đạt 204 ha, tăng 6,4%, tập trung chủ yếu ở huyện miền núi Nam Đông.

Cây cao su là cây lâu năm chiếm tỷ trọng cao nhất với diện tích hiện có 8.641,6 ha, chiếm 69,5% tổng diện tích cây lâu năm toàn tỉnh, giảm 309 ha so với cùng kỳ năm 2017 do người dân ở một số địa phương chặt bỏ số diện tích già cỗi, hết chu kỳ khai thác chuyển sang trồng rừng và trồng các loại cây lâu năm khác. Trong 6 tháng đầu năm 2018 giá mủ cao su trên thị trường tăng trở lại, tuy nhiên sang quý III/2018 lại có xu hướng giảm. Sản lượng mủ cao su ước 9 tháng đầu năm 2018 đạt 6.042 tấn, giảm 1,3% so với cùng kỳ năm trước.

Ước tính sản lượng thu hoạch một số cây lâu năm chủ yếu 9 tháng đầu năm 2018: sản lượng chuối đạt 12.982 tấn, giảm 12% so cùng kỳ, sản lượng chuối giảm do diện tích giảm, một số diện tích trồng mới chưa cho sản phẩm; sản lượng bưởi, thanh trà đạt 10.187 tấn, tăng 1,7%; dứa 1.421 tấn, giảm 17,7% do diện tích cho sản phẩm giảm; hồ tiêu 195 tấn, giảm 1%.

Chăn nuôi: Từ đầu năm đến nay, trên địa bàn tỉnh không xảy ra dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm. Thời điểm 01/9/2018 tổng đàn trâu toàn tỉnh đạt 22.536 con, giảm 0,1% so với cùng kỳ năm trước; đàn bò 34.910 con, tăng 3,1%, đàn bò tăng nhờ nuôi bò đạt hiệu quả kinh tế khá nên khuyến khích người dân đầu tư phát triển đàn bò.

Tổng đàn lợn thời điểm 01/9/2018 đạt 163.980 con, giảm 8,9% so cùng kỳ năm trước, tuy nhiên so với thời điểm 01/7/2018 đàn lợn tăng 7.310 con, tăng 4,7%. Hiện nay giá thịt lợn hơi tăng trở lại và có thời điểm giá tăng ở mức cao, tuy nhiên chăn nuôi lợn gặp khó khăn do nguồn lợn giống khan hiếm, nhất là lợn giống tại chỗ giảm mạnh do đàn lợn nái giảm và giá lợn giống cao; bên cạnh đó do giá thịt lợn hơi giảm xuống rất thấp trong thời gian dài và khi giá lợn tăng nhưng lại biến động thất thường gây tâm lý e ngại cho người chăn nuôi, nên việc tái đàn phục hồi chậm.

Trong 9 tháng đầu năm nay chăn nuôi gà khá phát triển nhờ điều kiện chăn nuôi có nhiều thuận lợi, dịch bệnh không xảy ra, công tác tiêm phòng thú y, vệ sinh môi trường chăn nuôi được chú trọng. Giá thịt gà hơi duy trì ở mức cao nên khuyến khích người chăn nuôi mở rộng quy mô đàn gà. Tổng đàn gia cầm thời điểm 01/9/2018 đạt 2.832,3 nghìn con, tăng 6,2% so cùng kỳ năm trước, trong đó đàn gà 2.135 nghìn con, tăng 10,6%; đàn vịt, ngan ngỗng 697,3 nghìn con, giảm 5,4%, do hiện nay chuẩn bị bước vào mùa mưa lũ nên người dân hạn chế tái đàn.

Công tác phòng chống dịch bệnh, kiểm soát giết mổ, kiểm tra vệ sinh thú y trên địa bàn luôn được chú trọng nhằm đảm bảo an toàn thực phẩm cho người tiêu dùng và góp phần ngăn chặn dịch bệnh. Các địa phương đã triển khai tiêm phòng vụ thu, tính đến 15/9/2018 đã tiêm 4.660 liều vắc xin tụ huyết trùng trâu bò đạt 59,1% kế hoạch; 62.950 liều vắc xin tam liên lợn đạt 79,7% KH; 5.290 liều vắc xin VX +KT E.coli đạt 44,3% KH; 543.700 liều vắc xin cúm gia cầm đạt 99,4% KH; 584.400 liều vắc xin dịch tả vịt đạt 98,1% KH; 96.000 liều vắc xin Newcastle gà đạt 70,3% KH; 174.480 liều vắc xin Lasota+Newcastle đạt 62,6% KH; 9.700 liều vắc xin tụ huyết trùng gia cầm đạt 45,6% KH; 51.000 liều vắc xin đậu gà đạt 47,6% KH; 117.400 liều vắc xin VX+KT Gumboro đạt 38,5% KH.

Ước tính 9 tháng đầu năm 2018, sản lượng thịt lợn hơi xuất chuồng đạt 14.820 tấn, giảm 6,24% so cùng kỳ năm trước; thịt trâu hơi xuất chuồng 722 tấn, tăng 0,8%; thịt bò hơi xuất chuồng 1.088 tấn, tăng 1%; thịt gà hơi xuất chuồng 2.920 tấn, tăng 10,19%, sản lượng trứng gà 19.560 nghìn quả, tăng 2,63%; thịt vịt hơi 1.315 tấn, giảm 2,3%; thịt ngan, ngỗng 170 tấn, giảm 2,3%; trứng vịt 12.013 nghìn quả, giảm 2%; trứng ngan, ngỗng 485 nghìn quả, giảm 3,2%.

b. Lâm nghiệp

Sản xuất lâm nghiệp tháng 9/2018 tập trung chủ yếu khai thác gỗ rừng trồng. Ước tính sản lượng gỗ rừng trồng khai thác trong tháng đạt 48.430 m3, tăng 7,6% so với tháng cùng kỳ năm trước; sản lượng củi khai thác 27.423 ste, tăng 2%. Tính chung tổng sản lượng gỗ khai thác rừng trồng 9 tháng đầu năm 2018 ước đạt 449.416 m3, tăng 5,6 % so với cùng kỳ năm trước; sản lượng củi đạt 264.020 ster, tăng 3,4%. Trồng rừng tập trung tháng 9/2018 ước đạt 20 ha, lũy kế 9 tháng đầu năm ước đạt 2.835 ha, tăng 10,1% so cùng kỳ năm trước; diện tích rừng trồng được chăm sóc 11.925 ha, tăng 2,6%; diện tích rừng được khoanh nuôi tái sinh 400 ha, tăng 3,4%; diện tích rừng được giao khoán bảo vệ 25.946 ha, tăng 2,3%; số cây lâm nghiệp trồng phân tán 1.800 nghìn cây, tăng 0,7%; ươm giống cây lâm nghiệp 14.766 nghìn cây, tăng 1,9%.

Trong tháng 9/2018 xảy ra 25 vụ vi phạm lâm luật, trong đó có 2 vụ phá rừng trái phép với diện tích thiệt hại là 2,2 ha; 4 vụ vi phạm mua bán vận chuyển lâm sản trái phép, 19 vụ vi phạm khác. Đã xử lý 23 vụ, tổng các khoản thu nộp ngân sách 504,5 triệu đồng, trong đó tiền phạt 62 triệu đồng, tiền bán tang vật bị tịch thu 442,5 triệu đồng. Lũy kế 9 tháng đầu năm 2018 xảy ra 319 vụ vi phạm lâm luật, giảm 62 vụ so với cùng kỳ năm 2017, trong đó có 9 vụ cháy rừng, tăng 4 vụ so với cùng kỳ năm trước, với diện tích rừng bị cháy 4 ha rừng trồng, giảm 21 ha. Nguyên nhân xảy ra cháy rừng chủ yếu do người dân bất cẩn khi dùng lửa; có 31 vụ chặt phá rừng, giảm 14 vụ, với diện tích rừng bị chặt phá 10,3 ha, tăng 2,5 ha. Đã tiến hành xử lý 299 vụ, tịch thu 532 m3 gỗ tròn. Tổng các khoản thu nộp ngân sách 2.788 triệu đồng, trong đó tiền phạt 405,2 triệu đồng, tiền bán tang vật bị tịch thu 2.382,8 triệu đồng.

Công tác bảo vệ rừng rừng trong thời gian qua luôn được các địa phương trong tỉnh quan tâm, tổ chức triển khai đến các thôn, bản và người dân.

c. Thủy sản

Diện tích nuôi trồng thủy sản tháng 9/2018 ước đạt 35 ha, tăng 2,9% so với tháng 9/2017; toàn bộ diện tích thả nuôi trong tháng là tôm thẻ chân trắng tập trung ở huyện Phong Điền. Tính chung 9 tháng đầu năm 2018 tổng diện tích nuôi trồng thủy sản ước đạt 7.292 ha, tăng 2,9% so cùng kỳ năm trước, chia ra diện tích nuôi nước ngọt 1.995 ha, giảm 0,7%, trong đó diện tích nuôi cá tra, ba sa 5 ha bằng cùng kỳ; diện tích nuôi nước lợ 5.297 ha, tăng 4,3%, trong nuôi nước lợ bao gồm nuôi cá 1.282 ha, tăng 4,8%; nuôi tôm 3.079 ha, tăng 4,4%, riêng nuôi tôm sú 2.494 ha, tăng 4,1%, tôm thẻ chân trắng 423 ha, tăng 7,7%; nuôi các loại thủy sản khác 930 ha, tăng 3%; ươm, nuôi giống thủy sản 6 ha, tăng 9,1%.

Về sản xuất giống thủy sản, trong tháng 9/2018 đã sản xuất được 8,5 triệu con, tăng 4,9% so cùng kỳ năm trước, trong đó tôm sú giống 1,1 triệu con, tăng 10%; cá giống các loại 7,4 triệu con, tăng 4,2%. Tính chung 9 tháng đầu năm 2018 sản xuất giống trên địa bàn tỉnh ước đạt 156,8 triệu con, tăng 4,5% so cùng kỳ năm trước, trong đó tôm sú giống 86,2 triệu con, tăng 4,5%; cá giống các loại 68,6 triệu con, tăng 4,6%; cua, ếch giống 2 triệu con, bằng so cùng kỳ, chủ yếu cung cấp giống cho các cơ sở nuôi trên địa bàn tỉnh

Tháng 9/2018 sản lượng thủy sản thu hoạch ước đạt 1.674 tấn, tăng 6,2% so cùng kỳ năm trước, chia ra sản lượng cá các loại 1.254 tấn, tăng 4,6%; tôm các loại 331 tấn, tăng 13,4%, trong đó tôm sú 54 tấn, tăng 5,9%, tôm thẻ chân trắng 250 tấn, tăng 16,3%; thủy sản khác 89 tấn, tăng 4,7%. Tính chung 9 tháng đầu năm 2018 sản lượng thu hoạch ước đạt 12.318 tấn, tăng 7,7% so cùng kỳ năm trước, chia ra cá các loại 7.430 tấn, tăng 4,6%; tôm các loại 3.993 tấn, tăng 15,2%, trong đó tôm sú 830 tấn, tăng 4,8%, tôm thẻ chân trắng 2.905 tấn, tăng 19,6%; thủy sản khác 895 tấn, tăng 2,9%.

Chín tháng đầu năm 2018, UBND tỉnh đã cấp kinh phí hơn 52 tỷ đồng hỗ trợ nhiên liệu cho các tàu cá tham gia hoạt động thủy sản trên các vùng biển xa. Thời tiết năm nay thuận lợi cho việc khai thác hải sản biển. Sản lượng khai thác tháng 9 năm 2018 ước đạt 3.582 tấn, tăng 4,2% so cùng kỳ năm trước, trong đó khai thác biển 3.187 tấn, tăng 4,9%; khai thác nội địa 395 tấn, giảm 0,8%. Đưa sản lượng khai thác thủy sản 9 tháng năm 2018 ước đạt 31.252 tấn, tăng 5,3% so cùng kỳ năm trước, trong đó khai thác biển 28.262 tấn, chiếm tỷ trọng 90,4% tổng số, tăng 6%; khai thác nội địa 2.990 tấn, giảm 0,6%.

Tính chung sản lượng thủy sản nuôi trồng và khai thác 9 tháng đầu năm 2018 ước đạt 43.570 tấn, tăng 5,97% so cùng kỳ năm trước.

Hiện nay nuôi lồng bè ở các địa phương phát triển nhờ hiệu quả kinh tế khá do tận dụng mặt nước vùng đầm phá, sông ngòi, hồ thủy điện và một phần nguồn thức ăn tự chế của người nuôi, tính chung 9 tháng đầu năm 2018 số hộ nuôi lồng, bè đạt 3.213 hộ, tăng 5,8% so cùng kỳ năm trước; số lồng, bè thả nuôi 6.350 lồng, tăng 6,4%; thể tích lồng, bè nuôi 138.190 m3, tăng 6,5%.

Tình hình thiệt hại thủy sản 9 tháng đầu năm 2018: Trong hai ngày 09 và 10/7/2018 trên địa bàn xã Hương Toàn, thị xã Hương Trà và xã Quảng Thọ, xã Quảng Thành, huyện Quảng Điền xảy ra hiện tượng cá lồng chết bất thường hàng loạt, theo đánh giá của cơ quan chuyên môn nguyên nhân cá chết là do số lượng lồng nuôi lớn với mật độ thả nuôi quá dày dẫn đến nguồn nước bị ô nhiễm. Ước tính số lồng nuôi bị thiệt hại là 1.012 lồng, sản lượng cá chết 195 tấn, giá trị thiệt hại khoảng 9.750 triệu đồng. Chính quyền địa phương phối hợp với ngành chức năng đề xuất Nhà máy thủy điện Hương Điền tăng cường lưu lượng xả nước xuống hạ lưu và Công ty TNHH NN một thành viên quản lý và khai thác công trình thủy lợi tỉnh mở tất cả các cửa cống đập Thảo Long để tăng lưu thông dòng chảy nhằm cải thiện môi trường nước góp phần hạn chế thiệt hại. Điều đáng quan tâm là cũng trong thời gian này năm 2017 cá nuôi lồng, bè của các địa phương này cũng đã xảy ra hiện tượng chết hàng loạt với cùng một nguyên nhân tương tự như năm 2018. Vì vậy để tránh thiệt hại đồng thời đảm bảo nuôi trồng thủy sản lồng bè có tính ổn định và lâu dài người dân cần thực hiện vệ sinh môi trường nguồn nước, số lượng lồng và con giống thả nuôi đảm bảo mật độ và đúng quy trình kỹ thuật.

5. Tài chính, ngân hàng

Tài chính( ): Tổng thu ngân sách 9 tháng đầu năm 2018 ước đạt 5.476 tỷ đồng, bằng 80,18% dự toán năm và tăng 8,48% so với năm trước. Trong đó:

- Thu nội địa đạt 4.760 tỷ đồng, bằng 78,54% dự toán, tăng 6,72%. Trong thu nội địa: Thu doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ước đạt 1.464 tỷ đồng, bằng 72,84% dự toán, tăng 8,53%; thu doanh nghiệp Nhà nước 320 tỷ đồng, bằng 60,93% dự toán, giảm 14,7%; thu thuế công, thương nghiệp và dịch vụ ngoài Nhà nước 781 tỷ đồng, bằng 66,19% dự toán, tăng 5,26%; thuế thu nhập cá nhân 232 tỷ đồng, bằng 82,06% dự toán, tăng 25,53%; thuế bảo vệ môi trường 391 tỷ đồng, bằng 73,77% dự toán, tăng 1,29%. Thu doanh nghiệp Nhà nước giảm, chủ yếu do thu doanh nghiệp Nhà nước Trung ương trên địa bàn đạt thấp so với cùng kỳ, tập trung ở ngành sản xuất thủy điện; thạch cao, xi măng; kinh doanh thực phẩm.

- Thu từ hoạt động xuất nhập khẩu đạt 419 tỷ đồng, bằng 99,83% dự toán, tăng 52,47% so cùng kỳ. Nguồn thu tăng do một số dự án đầu tư mới nhập khẩu máy móc, thiết bị.

Tổng chi ngân sách địa phương 9 tháng đầu năm 2018 ước đạt 6.174 tỷ đồng, bằng 61,89% dự toán, trong đó chi đầu tư phát triển 1.269 tỷ đồng, bằng 42,42% dự toán; chi sự nghiệp kinh tế 429,8 tỷ đồng, bằng 76,26% dự toán; chi sự nghiệp giáo dục đào tạo 1.810 tỷ đồng, bằng 67,43% dự toán; chi sự nghiệp y tế 355,2 tỷ đồng, bằng 54,34% dự toán; chi quản lý Nhà nước 989 tỷ đồng, bằng 81,88% dự toán.

Ngân hàng( ): Tổng nguồn vốn huy động đến cuối tháng 9/2018 ước đạt 42.300 tỷ đồng, tăng 9,3% so với đầu năm; tổng dư nợ tín dụng ước đạt 43.700 tỷ đồng, tăng 10,1%.

Đến cuối tháng 9/2018 ước cho vay một số lĩnh vực ưu tiên: Cho vay phát triển nông nghiệp, nông thôn tăng 6,0% so với đầu năm; cho vay hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa tăng 20,6%; cho vay phát triển SXKD hàng xuất khẩu tăng 36,1%; cho vay ngành công nghiệp hỗ trợ tăng 75,7%.

Về lãi suất, các tổ chức tín dụng trên địa bàn duy trì mức lãi suất huy động và cho vay ổn định, cụ thể:

Lãi suất huy động bằng VND phổ biến ở mức 0,8-1%/năm đối với tiền gửi không kỳ hạn hoặc có kỳ hạn dưới 1 tháng, kỳ hạn từ 1 tháng đến dưới 6 tháng ở mức 4,3-5,5%/năm, kỳ hạn từ 6 tháng đến dưới 12 tháng từ 5,4-6,5%/năm, kỳ hạn từ 12 tháng trở lên ở mức 6,5-7,3%/năm. Lãi suất cho vay bằng VND đối với các lĩnh vực ưu tiên ở mức 6-6,5%/năm đối với ngắn hạn, Lãi suất cho vay các lĩnh vực sản xuất kinh doanh thông thường ở mức 6-9%/năm đối với ngắn hạn; 9-11%/năm đối với trung và dài hạn.

Lãi suất huy động USD phổ biến bằng mức trần do NHNN quy định là 0,0%/năm đối với tiền gửi của tổ chức và cá nhân. Lãi suất cho vay USD ở mức 2,8-6%/năm.

6. Giá cả và lạm phát

Trong 9 tháng đầu năm 2018 tình hình giá cả thị trường hàng hóa và dịch vụ trên địa bàn tỉnh không biến động lớn và nằm trong tầm kiểm soát. Bình quân 9 tháng đầu năm 2018 chỉ số giá tiêu dùng chung tăng 3,03% so với bình quân cùng kỳ năm 2017. Trong đó: Quí I/2018 bình quân tăng 2,24% so cùng kỳ, nguyên nhân tăng giá trong quí này chủ yếu là do một số nhóm hàng hóa, dịch vụ thiết yếu tăng giá trong dịp Tết Nguyên đán như lương thực, thực phẩm, đồ uống, thuốc lá, may mặc, giao thông. 6 tháng đầu năm chỉ số giá bình quân tăng 2,78%, nguyên nhân tăng giá trong quí II chủ yếu là do điều chỉnh tăng giá xăng dầu. Quí III/2018, giá dịch vụ y tế và giá xăng dầu điều chỉnh giảm trong tháng 7, nhưng giá một số hàng hóa phục vụ đầu năm học và dịch vụ giáo dục tăng, giá lương thực cuối vụ tăng, giá xăng dầu điều chỉnh tăng trong tháng 9, đã làm chỉ số giá tiêu dùng bình quân quí III tăng 3,52% so cùng kỳ. Tháng 9/2018 chỉ số giá tiêu dùng chung toàn tỉnh tăng 0,48% so tháng trước, trong đó nhóm giáo dục tăng cao nhất ở mức 6,16%; nhóm giao thông tăng 0,93%; may mặc, mũ nón, giày dép tăng 0,32%; đồ uống và thuốc lá tăng 0,12%; nhà ở, điện, nước, chất đốt và vật liệu xây dựng tăng 0,06%; nhóm lương thực, thực phẩm tăng 0,07%; nhóm hàng hóa và dịch vụ khác tăng 0,15%. Các nhóm giảm bao gồm: Thiết bị và đồ dùng gia đình giảm 0,09%; văn hoá, giải trí và du lịch giảm 0,01%. Nhóm thuốc và dịch vụ y tế; bưu chính viễn thông và nhóm ăn uống ngoài gia đình không tăng giảm.

Chỉ số giá tiêu dùng 9 tháng đầu năm

Đơn vị tính : %

2014 2015 2016 2017 2018

Tháng 12 năm trước =100

Tháng 1 100,92 99,97 100,05 100,75 100,55

Tháng 2 101,41 100,15 100,60 100,98 101,35

Tháng 3 101,00 100,13 101,30 100,68 100,87

Tháng 4 101,28 100,28 101,45 100,41 100,89

Tháng 5 101,42 100,50 102,07 99,96 101,19

Tháng 6 101,66 100,78 102,47 99,72 101,55

Tháng 7 101,90 100,94 102,64 99,63 101,49

Tháng 8 102,08 100,75 104,16 100,46 101,70

Tháng 9 102,56 100,49 104,97 101,18 102,19

Chỉ số giá tiêu dùng tháng 9/2018 tăng 2,19% so tháng 12 năm trước và tăng 3,14% so với cùng kỳ năm trước.

- Chỉ số giá vàng và chỉ số giá đô la Mỹ

Chỉ số giá vàng tháng 9/2018 giảm 1,31% so với tháng trước, giảm 2,42% so với tháng 12 năm trước và giảm 3,98% so với cùng kỳ năm trước. Chỉ số giá đô la Mỹ tháng 9/2018 tăng 0,12% so với tháng trước, tăng 2,55% so với tháng 12 năm trước và tăng 2,51% so với cùng kỳ năm trước.

7. Các vấn đề xã hội

a. Việc làm

Thông qua việc tiếp tục mở rộng sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp và hoạt động sàn giao dịch việc làm, tính đến 31/8/2018, toàn tỉnh đã giải quyết việc làm mới cho 10.798 lao động. Dự ước 9 tháng đầu năm giải quyết việc làm mới cho 14.000 lao động đạt 87,5% kế hoạch năm.

Nhằm đẩy mạnh công tác xuất khẩu lao động, từ đầu năm đến nay đã đưa 575 lao động đi làm việc nước ngoài tại các thị trường chủ yếu là Nhật Bản, Hàn Quốc và Đài Loan. Bên cạnh đó UBND tỉnh đã ký kết hợp đồng kết nghĩa với các địa phương của Hàn Quốc để đưa lao động đi làm việc theo thời vụ trong thời gian đến.

Từ đầu năm đến nay đã giải quyết chế độ bảo hiểm thất nghiệp cho 1.857 người/2.163 người đăng ký hưởng bảo hiểm thất nghiệp với tổng số tiền gần 21 tỷ đồng (trong đó chi hỗ trợ học nghề 405,9 triệu đồng). Cấp mới 46 giấy phép và giấy xác nhận miễn cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài làm việc trên địa bàn tỉnh, đưa tổng số lao động nước ngoài đang làm việc trên địa bàn tỉnh hiện có là 256 người.

b. Chính sách - xã hội

Thực hiện Quyết định số 47/QĐ-CTN ngày 15/01/2018 của Chủ tịch nước và Quyết định số 149/QĐ-UBND ngày 18/01/2018 của UBND tỉnh về việc tặng quà các đối tượng chính sách xã hội nhân dịp Tết Nguyên đán Mậu Tuất 2018, Tỉnh Thừa Thiên Huế đã tổ chức triển khai thực hiện chế độ chính sách và trao 171.500 suất quà với tổng số tiền 54,2 tỷ đồng để hỗ trợ cho người có công và các đối tượng xã hội khác, trong đó tặng 47.481 suất quà cho người có công với tổng số tiền 9,5 tỷ đồng; hỗ trợ quà Tết cho 123.554 người dân thuộc hộ nghèo, đối tượng hưởng trợ cấp bảo trợ xã hội và các gia đình có hoàn cảnh khó khăn khác với tổng số tiền 44,3 tỷ đồng.

Đã tiến hành phân bổ 2.000 tấn gạo để hỗ trợ cho các hộ nghèo và hộ bị ảnh hưởng do cơn bão số 12 gây ra. Phân bổ 18,4 tấn gạo dự trữ quốc gia để hỗ trợ cho 309 học sinh trong tỉnh theo quy định tại Nghị định số 116/2016/NĐ-CP của Chính phủ.

Tổ chức mừng thọ cho 157 cụ tròn 100 tuổi, 1.462 cụ tròn 90 tuổi với tổng kinh phí 0,6 tỷ đồng. Hội Chữ thập đỏ tỉnh đã huy động và trao tặng quà, tiền mặt đến những hộ nghèo, cận nghèo và các hộ có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn tỉnh với tổng số tiền 2,1 tỷ đồng. Tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì trẻ em và trao 70 suất học bổng cho trẻ em nghèo, có hoàn cảnh đặc biệt, học giỏi với trị giá hơn 35 triệu đồng và 10 chiếc xe đạp trị giá 18 triệu đồng. Quỹ Bảo trợ trẻ em đã vận động và hỗ trợ hơn 2 tỷ đồng cho gần 4.000 trẻ hưởng lợi.

Thông qua nguồn vận động của UBMTTQVN tỉnh, từ đầu năm đến nay đã thăm hỏi, xây dựng nhà đại đoàn kết, xóa nhà tạm, hỗ trợ khám chữa bệnh, học tập, chương trình an sinh xã hội,…bằng tiền và hiện vật (quy ra tiền) với tổng số tiền 75,706 tỷ đồng, trong đó từ Quỹ Ngày vì người nghèo 5,156 tỷ đồng; vận động chương trình an sinh xã hội 70,55 tỷ đồng.

Tổ chức Lễ truy tặng danh hiệu Bà mẹ VNAH cho 108 mẹ, đưa tổng số trên địa bàn tỉnh đến nay là 2.326 mẹ (trong đó có 89 Mẹ còn sống đang hưởng trợ cấp hàng tháng). UBND tỉnh ban hành Quyết định hỗ trợ sửa chữa, nâng cấp các công trình nghĩa trang liệt sĩ với tổng kinh phí 12,2 tỷ đồng và phân bổ kinh phí điều dưỡng Người có công đợt 1 năm 2018 với 11,77 tỷ đồng. Đến nay, đã thực hiện điều dưỡng tập trung 705/2.400 người có công tại Trung tâm Điều dưỡng, chăm sóc người có công.

Nhân kỷ niệm 71 năm Ngày Thương binh Liệt sỹ, các ngành, các cấp và các địa phương trong tỉnh đã tổ chức trao tặng quà của Chủ tịch nước, quà tỉnh với 34.054 suất quà, tổng kinh phí hơn 6,844 tỷ đồng (trong đó Quà Chủ tịch nước 23.067 suất với 4,748 tỷ đồng).

Công tác giảm nghèo:

Tổng vốn đầu tư cho công tác giảm nghèo trên địa bàn tỉnh 2018 là 68 tỷ đồng. Ngành LĐTB-XH đã ban hành các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện và báo cáo kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững và các chính sách mới có liên quan trên địa bàn tỉnh.

c. Giáo dục và đào tạo( )

Giáo dục, tiếp tục tổ chức quán triệt chủ trương đổi mới giáo dục theo Nghị quyết 29/NQ-TW và các chỉ thị, quyết định của Bộ, của Tỉnh về nhiệm vụ trọng tâm năm học 2017 - 2018.

Năm học 2017-2018, ngành giáo dục và đào tạo tỉnh Thừa Thiên Huế đã tập trung triển khai thực hiện có hiệu quả 9 nhóm nhiệm vụ chủ yếu và 5 nhóm giải pháp do Bộ GD&ĐT đặt ra từ đầu năm học phù hợp với tình hình thực tế địa phương và đã đạt được một số kết quả trong các lĩnh vực và các cấp bậc học như sau:

Khối Tiểu học: Môn Toán: Hoàn thành tốt 64%; hoàn thành 35,4%; chưa hoàn thành 0,6%. Môn Tiếng việt: Hoàn thành tốt 58,7%; hoàn thành 40,5%; chưa hoàn thành 0,8%.

Khối Trung học cơ sở: Hạnh kiểm: Tốt 89,4%; Khá 9,8%; Trung bình 0,8%. Học lực: Giỏi 26,4%; Khá 41,7%; Trung bình 29,6%; Yếu 2,2%; Kém 0,1%. Tỷ lệ học sinh Giỏi tăng 2,1%; Khá tăng 0,2%; Trung bình giảm 1,7%; Yếu giảm 0,6%; Kém giảm 0,4% so với năm học trước.

Khối Trung học phổ thông: Hạnh kiểm: Tốt 84,3%; Khá 12,5%; Trung bình 2,7%; Yếu 0,5%. Học lực: Giỏi 14,1%; Khá 50%; Trung bình 31,6%; Yếu 4%; Kém 0,3%. Tỷ lệ học sinh Giỏi tăng 1,3%; Khá tăng 0,6%; Trung bình giảm 0,7%; Yếu giảm 1%; Kém giảm 0,2% so với năm học trước.

Kỳ thi học sinh giỏi cấp tỉnh đã có 2.657 học sinh tham dự, trong đó có 872 học sinh đạt giải.

Kỳ thi học sinh giỏi THPT cấp quốc gia năm 2018, tỉnh Thừa Thiên Huế đã đạt 49 giải trong đó: 17 giải Nhì, 15 giải Ba và 17 giải Khuyến khích.

Cuộc thi Khoa học kỹ thuật cấp tỉnh có 127 dự án dự thi với 42 cá nhân và 85 tập thể. Kết quả có 61 dự án đạt giải, bao gồm: 7 giải Nhất, 12 giải Nhì, 18 giải Ba và 24 giải Tư. 11 dự án đạt giải toàn cuộc trong đó: 1 giải Nhất, 2 giải Nhì, 3 giải Ba và 5 giải Tư và đã chọn các dự án của 4 trường tham dự cấp quốc gia với kết quả đạt 1 giải Nhì và 1 giải Khuyến khích.

Từ đầu năm đến nay, đã tuyển sinh 12.863 lao động tham gia các lớp học nghề (trong đó: 2.093 sinh viên cao đẳng; 562 học sinh trung cấp; sơ cấp và dưới 3 tháng có 10.208 học viên).

Bước vào năm học 2018 – 2019, ngành GD-ĐT tỉnh đã cơ bản hoàn thành cơ sở vật chất, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên,...chuẩn bị cho năm học mới. Cụ thể:

- Khối Mầm non: Có 206 trường, trong đó 78 trường đạt chuẩn quốc gia, đạt tỉ lệ 37,9%.

- Khối Tiểu học: Có 215 trường, trong đó có 161 trường đạt chuẩn quốc gia, đạt tỉ lệ 74,9%; với 88.646 học sinh tăng 2,7% so với năm học trước.

- Khối Trung học cơ sở: Có 130 trường, trong đó có 74 trường đạt chuẩn quốc gia, đạt tỉ lệ 56,9%; với 68.339 học sinh, giảm 1,1%.

- Khối Trung học phổ thông: Có 40 trường, trong đó có 18 trường đạt chuẩn quốc gia, đạt tỉ lệ 45%; với 36.623 học sinh, tăng 0,2%.

- Tình hình đội ngũ giáo viên: Toàn tỉnh có 15.473 giáo viên cấp học mầm non và phổ thông, xấp xỉ năm học trước. Đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên các cấp học đều đạt chuẩn và trên chuẩn; giáo viên các cấp học cơ bản đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu bộ môn.

Đào tạo, Tỉnh đã tổ chức thành công kỳ thi tốt nghiệp THPT quốc gia 2018 nghiêm túc, đúng quy chế. Kết quả, tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THPT toàn tỉnh năm 2018 đạt 94,77%, thấp hơn 1,1% so với năm 2017, trong đó khối THPT đạt tỷ lệ 95,6 % và khối GDTX đạt tỷ lệ 66,67%.

Đầu năm 2018, Trường Đại học Tài Chính - Kế toán thành lập Phân hiệu Đại học Tài chính - Kế toán tại tỉnh Thừa Thiên Huế.

d. Tình hình y tế, dịch bệnh, ngộ độc thực phẩm

Trong 9 tháng đầu năm 2018, công tác chăm sóc sức khỏe, tuyên truyền phòng chống dịch bệnh được triển khai tích cực. Ngày 28/12/2017, UBND tỉnh ban hành Kế hoạch số 266/KH-UBND về phòng, chống dịch bệnh trên địa bàn tỉnh năm 2018 nhằm giảm tỷ lệ mắc và tử vong do các bệnh truyền nhiễm, khống chế kịp thời dịch bệnh, không để dịch lớn xảy ra.

Tháng 8/2018, trên địa bàn tỉnh không có ca mắc sốt rét, giảm 2 ca so với cùng kỳ năm trước; 18 ca mắc sốt xuất huyết, giảm 36 ca; 10 ca mắc viêm gan siêu trùng, tăng 5 ca; 13 ca mắc bệnh Tay-Chân-Miệng, giảm 8 ca; không có ca mắc liên cầu lợn, giảm 5 ca. Không có trường hợp tử vong. Không có ca mắc thương hàn và viêm não vi rút, bằng cùng kỳ năm trước.

Tính chung từ đầu năm đến nay, trên địa bàn tỉnh có 5 ca mắc sốt rét, giảm 6 ca so với cùng kỳ năm trước; 64 ca mắc sốt xuất huyết, giảm 128 ca; 37 ca mắc viêm gan siêu trùng, tăng 7 ca; 28 ca mắc bệnh Tay-Chân-Miệng, giảm 12 ca; 5 ca mắc liên cầu lợn, giảm 14 ca. Không có trường hợp tử vong. Không có ca mắc thương hàn và viêm não vi rút, bằng cùng kỳ năm trước.

Tháng 8/2018, qua kiểm tra sàng lọc, trên địa bàn tỉnh đã phát hiện 13 ca nhiễm mới HIV, tăng 6 ca; không có ca chuyển qua AIDS, không tăng không giảm; 1 trường hợp tử vong, tăng 1 ca so với cùng kỳ năm 2017. Từ đầu năm đến nay, trên địa bàn tỉnh đã phát hiện 69 ca nhiễm mới HIV, tăng 11 ca; có 7 ca chuyển qua AIDS, giảm 2 ca; 2 ca tử vong, giảm 3 ca so cùng kỳ năm 2017. Hiện tại, trên địa bàn tỉnh có 338 bệnh nhân đang được quản lý và điều trị tại các cơ sở y tế, trong đó có 335 bệnh nhân điều trị ARV.

Tình hình ngộ độc thực phẩm: Trong tháng 8/2018, trên địa bàn tỉnh không có trường hợp ngộ độc nào xảy ra. Từ đầu năm đến nay trên địa bàn tỉnh có 1 vụ ngộ độc thực phẩm, số người bị ngộ độc 4 người, nguyên nhân do nhiễm vi sinh từ thức ăn, không có trường hợp tử vong.

e. Hoạt động văn hóa và thể thao

Trong 9 tháng đầu năm 2018 nhiều hoạt động văn hóa, thể thao diễn ra sôi động trên địa bàn tỉnh: Tổ chức mừng Đảng, mừng Xuân Mậu Tuất 2018 với nhiều hoạt động phong phú, đặc sắc. Tổ chức Lễ hội Festival Huế lần thứ X-2018 với nhiều hoạt động văn hóa hoành tráng. Tổ chức Vòng chung kết Giải Vô địch bóng đá U19 quốc gia năm 2018; tổ chức Giải Cúp quốc gia Vật cổ điển, Vật tự do toàn quốc năm 2018; Giải Bơi, Lặn vô địch quốc gia; Giải Quần vợt Men’s Future quốc tế F1, F2, F3; Giải Vô địch Đá cầu bãi biển toàn quốc; tổ chức Lễ khai mạc chặng đua xe đạp thứ 10 từ Thành phố Huế đến Đà Nẵng; tổ chức Đại hội Thể dục thể thao toàn tỉnh lần thứ VIII/2018; giải Cầu lông vô địch đồng đội nam nữ hỗn hợp toàn quốc năm 2018; Giải vô địch cờ tướng trẻ toàn quốc năm 2018; Giải vô địch thể hình các CLB tỉnh lần thứ nhất; tổ chức Cuộc thi Huế - Bán Marathon 2018 (Hue Half Marathon 2018 - Run With Hue); khai mạc Giải bóng bàn các Câu lạc bộ tỉnh Thừa Thiên Huế mở rộng lần thứ IV 2018; tổ chức thành công chặng đua thứ 7 Giải xe đạp quốc tế VTV Cúp Tôn Hoa Sen, đoạn qua địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế;...

Đặc biệt năm nay, Thể thao Thừa Thiên Huế vinh dự có vận động viên Nguyễn Thị Mỹ Hạnh đạt huy chương đồng môn vật tự do tại ASIAD 2018.

Trong 9 tháng đầu năm 2018 đã tiến hành xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa nghệ thuật đối với 14 tổ chức, cá nhân với số tiền 70,5 triệu đồng; kiểm tra, chấn chỉnh hoạt động kinh doanh bar, phòng trà và các loại hình tương tự trên địa bàn tỉnh, trong đó ra 15 Quyết định xử phạt vi phạm hành chính với tổng số tiền 110,5 triệu đồng. Nhận giao nộp từ cơ sở kinh doanh 320 đĩa CD, VCD, DVD bản ghi âm, ghi hình, ca múa nhạc, sân khấu không dán nhãn kiểm soát; buộc tháo dỡ 800 băng rôn, bảng quảng cáo vi phạm.

f. Tai nạn giao thông( ), trật tự, an toàn xã hội

Từ ngày 16/8/2018 đến 15/9/2018, trên địa bàn tỉnh xảy ra 39 vụ tai nạn và va chạm giao thông, giảm 8 vụ so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, đường bộ xảy ra 38 vụ, giảm 9 vụ so với cùng kỳ năm trước; làm chết 12 người, giảm 4 người; bị thương 34 người, giảm 5 người; đường sắt xảy ra 1 vụ, tăng 1 vụ; làm bị thương 1 người, tăng 1 người. Tai nạn đường thủy không xảy ra, không tăng giảm so với cùng kỳ.

Trong quí 3/2018, trên địa bàn tỉnh xảy ra 131 vụ tai nạn và va chạm giao thông, tăng 19 vụ so với quí 3/2017. Trong đó, tai nạn đường bộ 130 vụ, tăng 19 vụ; làm chết 34 người, giảm 5 người, bị thương 112 người, tăng 20 người. Tai nạn đường sắt 1 vụ, bằng so với cùng kỳ; không có trường hợp người chết, giảm 1 người; bị thương 1 người, tăng 1 người. Đường thủy không xảy ra tai nạn, không tăng giảm so với cùng kỳ.

Tính từ đầu năm đến nay, toàn tỉnh đã xảy ra 363 vụ tai nạn và va chạm giao thông, tăng 21 vụ so với cùng kỳ năm trước; làm chết 110 người, giảm 2 người; bị thương 313 người, tăng 5 người. Trong đó, tai nạn giao thông đường bộ xảy ra 359 vụ, tăng 23 vụ so với cùng kỳ; làm chết 107 người, tăng 2 người; bị thương 312 người, tăng 7 người. Tai nạn giao thông đường sắt xảy ra 4 vụ, giảm 2 vụ; làm chết 3 người, giảm 4 người; bị thương 1 người, giảm 2 người. Tai nạn đường thủy không xảy ra, không tăng giảm so cùng kỳ.

Tình hình trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn tỉnh ổn định, không xảy ra những vụ việc lớn nổi cộm, nhất là những vụ việc liên quan đến an ninh, chính trị, đất đai, tụ tập đám đông gây rối.

g. Tình hình cháy nổ và bảo vệ môi trường

Trong 9 tháng đầu năm, công tác phòng chống cháy nổ trên địa bàn tỉnh luôn được các cấp, các ngành và các địa phương đặc biệt quan tâm. Thường xuyên tuyên truyền, cảnh báo trên các phương tiện thông tin đại chúng công tác phòng chống cháy nổ.

Từ 16/8/2018 đến ngày 15/9/2018, trên địa bàn tỉnh đã xảy ra 5 vụ cháy, không tăng giảm so với cùng kỳ năm 2017, trong đó có 3 vụ cháy nhà và 2 vụ cháy rừng. Từ đầu năm đến nay, trên địa bàn tỉnh đã xảy ra 46 vụ cháy, giảm 6 vụ so cùng kỳ năm trước; làm bị thương 2 người; không có trường hợp tử vong. Giá trị thiệt hại 258,3 triệu đồng. Nguyên nhân các vụ cháy nhà chủ yếu do chập điện, rò rỉ khí gas trong quá trình sử dụng; cháy rừng chủ yếu do bất cẩn khi dùng lửa.

Từ 16/8/2018 đến ngày 15/9/2018, các ngành chức năng đã phát hiện 11 vụ vi phạm môi trường, tăng 1 vụ so với cùng kỳ năm trước. Đã tiến hành xử lý 9 vụ với tổng số tiền xử phạt 149 triệu đồng. Từ đầu năm đến nay, trên địa bàn tỉnh đã phát hiện 132 vụ vi phạm môi trường, giảm 3 vụ so cùng kỳ năm trước, đã tiến hành xử lý 111 vụ với tổng số tiền phạt 706 triệu đồng. Các hành vi vi phạm chủ yếu: thải nước thải ra môi trường không qua xử lý; vận chuyển đất đá, cát sạn rơi vãi, chặt phá rừng, vận chuyển lâm sản trái phép và vận chuyển thực phẩm bẩn không rõ nguồn gốc.

8. Đề xuất giải pháp

Khái quát lại,năm 2018, tỉnh Thừa Thiên Huế lấy phương châm hành động “Luôn đồng hành cùng doanh nghiệp, thành công của doanh nghiệp cũng chính là thành công của tỉnh”. Trong 9 tháng đầu năm 2018, kinh tế xã hội trên địa bàn tỉnh tiếp tục đạt được những kết quả tích cực: Sản xuất công nghiệp phát huy tốt trên hầu hết các ngành hàng chủ lực như: bia, dệt may, vật liệu xây dựng, sản xuất sản phẩm từ kim loại, da, hóa chất, cơ khí chế tạo,…; nông nghiệp được mùa 2 vụ lúa; hoạt động đánh bắt thủy hải sản cơ bản phục hồi và từng bước hình thành đội tàu đánh bắt xa bờ; chăn nuôi lợn đã đầu tư tái đàn trở lại; dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi không xảy ra; một số dự án nông nghiệp sản xuất hàng hóa, nông nghiệp hữu cơ được triển khai; môi trường đầu tư kinh doanh được cải thiện rõ rệt; một số dự án lớn bổ sung thêm vốn đầu tư với khối lượng lớn như dự án Laguna Lăng Cô bổ sung thêm 1,125 tỷ USD (đưa tổng vốn dự án lên 2 tỷ USD), một số dự án đã đưa vào sử dụng có tác động tích cực đến nền kinh tế; diện mạo, cảnh quan đô thị được đầu tư tôn tạo; các chương trình hỗ trợ phát triển doanh nghiệp tiếp tục triển khai; tổ chức nhiều diễn đàn đối thoại giữa chính quyền và doanh nghiệp nhằm tháo gỡ khó khăn trong sản xuất kinh doanh, phát động các phong trào khởi nghiệp gắn với đầu tư khoa học công nghệ và hướng đến cuộc cách mạng công nghiệp 4.0; năm 2018 Thừa Thiên Huế dẫn đầu cả nước về phát triển Chính phủ điện tử; công tác quảng bá, xúc tiến du lịch, giới thiệu sản phẩm du lịch mới được đẩy mạnh đã đem lại kết quả tốt; hàng hóa thị trường phong phú, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng những mặt hàng thông thường và những mặt hàng cao cấp nhờ đưa vào hoạt động Trung tâm Thương mại Vincom Hùng Vương và Khách sạn 5 sao Vinpearl Huế; niềm tin của người tiêu dùng tăng lên. Các lĩnh vực xã hội chuyển biến tích cực; công tác an sinh xã hội đảm bảo, các đối tượng chính sách, hộ nghèo, cận nghèo được quan tâm chăm lo; hoàn thành bồi thường thiệt hại sự cố môi trường biển và tiếp tục các chính sách hỗ trợ nhân dân vùng bị thiên tai có cuộc sống ổn định. An ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội giữ vững.

Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực, kinh tế của tỉnh vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức: Tiềm lực và qui mô nền kinh tế còn nhỏ, nên dễ bị tổn thương, chẳng hạn, việc ngừng hoạt động để bảo trì Nhà máy thủy điện A Lưới 4 tháng đầu năm 2018 đã gây nên thiếu hụt lớn trong tăng trưởng công nghiệp địa phương, kéo theo nền kinh tế tăng trưởng chậm, trong khi đó chưa có những dự án qui mô lớn tạo được sự ổn định bền vững lâu dài cho nền kinh tế; năng lực tăng thêm trong năm 2018 còn hạn chế; hoạt động du lịch có khởi sắc nhưng chưa tạo được sức hút để kéo dài thời gian lưu trú của khách; đường hàng không kết nối khách du lịch còn hạn chế; tình trạng cá lồng bè chết theo chu kỳ ở một số địa phương trong tỉnh chưa có biện pháp khắc phục triệt để. Trong năm 2018 nhiều đặc sản địa phương đã đăng ký thương hiệu nhưng chưa phát huy hết tác dụng trên thị trường; công tác cải cách hành chính chưa theo kịp các tỉnh, thành phố lớn trong cả nước.

Nhằm tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển, đảm bảo hoàn thành chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế theo kế hoạch năm 2018 đề ra, trong những tháng cuối năm cần duy trì mức sản xuất ổn định của các sản phẩm chủ lực; có giải pháp đẩy mạnh sản xuất kinh doanh một số ngành hàng còn dư địa phát triển; tháo gỡ khó khăn, tìm kiếm thị trường tiêu thụ các sản phẩm có mức tăng chậm hoặc giảm trong 9 tháng đầu năm 2018. Để thực hiện hoàn thành mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội năm 2018, nhiệm vụ trong những tháng cuối năm là rất lớn, đòi hỏi các ngành, các cấp, các địa phương phải tiếp tục nỗ lực phấn đấu, thực hiện đồng bộ, hiệu quả các Nghị quyết, Chỉ thị của Chính phủ, Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh, đặc biệt là các Nghị quyết về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu chỉ đạo, điều hành thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2018; thường xuyên theo dõi diễn biến tình hình kinh tế thế giới và trong nước, bám sát kịch bản tăng trưởng để có giải pháp phù hợp thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển, trong đó tập trung vào những nội dung chủ yếu sau:

Một là,tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh thân thiện, an toàn và minh bạch; tạo điều kiện cho các dự án trọng điểm đang đầu tư trên địa bàn và các dự án đã đưa vào sử dụng trong năm 2018 hoạt động tốt, kiên quyết thu hồi những dự án không khả thi. Tiếp tục đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công, phấn đấu hoàn thành cơ bản kế hoạch năm 2018 trước mùa mưa bão. Thúc đẩy mạnh mẽ các đề án, dự án khởi nghiệp đổi mới sáng tạo; thực hiện hiệu quả Quyết định số 39/2018/QĐ-UBND ngày 28/6/2018 của UBND tỉnh về “Quy định một số chính sách hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa tỉnh Thừa Thiên Huế”. Tiếp tục thực hiện Chương trình kết nối ngân hàng - doanh nghiệp với lĩnh vực tín dụng ưu tiên. Căn cứ nội dung hội nghị Chủ tịch UBND tỉnh đồng hành cùng doanh nghiệp trong năm 2018 để có hướng tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp trên tinh thần chính quyền thân thiện, phục vụ, hiện đại, hiệu quả. Nghiên cứu triển khai một số nội dung Hội nghị diễn đàn kinh tế thế giới về ASEAN 2018 liên quan đến điều kiện phát triển kinh tế xã hội của tỉnh.

Hai là, tập trung xây dựng, quảng bá thương hiệu “Huế - Kinh đô ẩm thực Việt” và các sản phẩm du lịch mới, đặc thù địa phương trên cơ sở triển khai tốt Chương trình “Mỗi năm một sản phẩm du lịch”. Thực hiện hiệu quả Kế hoạch số 110/KH-UBND ngày 4/6/2018 của UBND tỉnh về việc thực hiện Cuộc vận động toàn dân xây dựng Thừa Thiên Huế “sáng – xanh – sạch, không rác thải”. Trong điều kiện chưa kịp nâng cấp Cảng Hàng không Quốc tế Phú Bài, các doanh nghiệp lữ hành cần tập trung khai thác tốt nguồn khách nhập cảnh vào Đà Nẵng đến lưu trú tại Thừa Thiên Huế, nhất là trong dịp lễ hội cuối năm và Tết Nguyên đán; tiếp tục phát triển các hoạt động vui chơi giải trí, du lịch về đêm để kéo dài thời gian lưu trú của khách; chú trọng ứng dụng công nghệ số trong giới thiệu, quảng bá du lịch.

Ba là,tiếp tục tìm kiếm mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm chủ lực của tỉnh; tăng cường công tác quản lý thị trường, chống gian lận thương mại, sản xuất, tiêu thụ hàng giả, hàng kém chất lượng, hàng không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm; làm tốt công tác dự trữ hàng hóa, bình ổn giá cả các mặt hàng thiết yếu trong mùa mưa bão và dịp Tết Nguyên đán. Tích cực mở rộng thị trường tiêu thụ hàng Việt về nông thôn, vùng sâu, vùng xa; tiếp tục thực hiện sâu rộng Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” giai đoạn 2017-2020 theo Kế hoạch số 232/KH-UBND ngày 11/11/2017 của UBND tỉnh. Thường xuyên tổ chức các chương trình bán hàng khuyến mại, giảm giá, các hình thức sử dụng dịch vụ giá rẻ để kích cầu tiêu dùng. Khuyến khích mạng lưới cửa hàng cung cấp thực phẩm sạch có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng. Đẩy mạnh phát triển sản xuất kinh doanh sản phẩm chủ lực địa phương theo Kế hoạch số 120/KH-UBND của UBND tỉnh về phát triển thị trường sản phẩm đặc sản, hàng lưu niệm và quà tặng tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2018 nhằm "Xây dựng thương hiệu gắn với chuỗi giá trị các đặc sản tỉnh Thừa Thiên Huế". Triển khai thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm giai đoạn 2018-2020. Phát triển các sản phẩm hàng hóa địa phương đã được bình chọn sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp tỉnh.

Bốn là,chủ động công tác phòng chống thiên tai, bão lũ, chuẩn bị tốt sản xuất vụ đông xuân. Tăng cường các biện pháp phòng chống dịch bệnh đối với đàn gia súc, gia cầm và thủy sản, nhất là dịch tả lợn Châu Phi có nguy cơ xâm nhập vào Việt Nam. Nghiên cứu xử lý dứt điểm tình trạng cá lồng bè chết xảy ra hàng năm ở một số địa phương trong tỉnh; tạo điều kiện hỗ trợ người chăn nuôi về chính sách tín dụng, thuế, hướng dẫn kỹ thuật để nhanh chóng đầu tư tái đàn lợn; hỗ trợ Dự án Chăn nuôi bò công nghệ cao tại huyện A Lưới. Tiếp tục tạo cơ chế, chính sách ưu đãi để thu hút các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn. Tiếp tục hỗ trợ nông dân sản xuất nông sản sạch theo tiêu chuẩn VietGAP. Thực hiện nghiêm túc Chỉ thị số 45/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 13/12/2017 về một số nhiệm vụ, giải pháp cấp bách để khắc phục cảnh báo của Ủy ban Châu Âu về chống khai thác thủy sản bất hợp pháp. Cam kết thực hiện biên bản ghi nhớ hợp tác phối hợp cung cấp kiến thức và tiêu thụ sản phẩm trong sản xuất nông nghiệp cho nông dân giữa một số cơ quan, đơn vị và doanh nghiệp trong tỉnh.

Năm là,thực hiện có hiệu quả các chính sách an sinh xã hội, Chương trình xây dựng nông thôn mới và Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững trên cơ sở thực hiện rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo đúng qui trình và bộ công cụ qui định; thực hiện tốt công tác trợ giúp xã hội đột xuất khi gặp rủi ro, thiên tai để nhanh chóng ổn định cuộc sống người dân. Tăng cường công tác bảo vệ môi trường, bảo đảm trật tự an toàn giao thông và phòng chống cháy nổ. Nâng cao chất lượng, kỷ cương của cơ quan Hành chính Nhà nước. Triển khai Kế hoạch đánh giá chỉ số năng lực cạnh tranh các sở, ban ngành và địa phương năm 2018; đưa chỉ số CCHC của tỉnh nằm trong nhóm xếp tốt nhất của cả nước. Chuẩn bị tốt cho cuộc Tổng điều tra Dân số và Nhà ở tiến hành vào thời điểm 0 giờ ngày 01/4/2019./.


Cục Thống kê Thừa Thiên Huế

  • Tổng số lượt xem: 2294
  •  

Đánh giá

(Di chuột vào ngôi sao để chọn điểm)