1. Sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản
a. Sản xuất nông nghiệp
Sản xuất nông nghiệp trong tỉnh tháng 01/2020 tập trung gieo trồng cây lúa và các loại cây hàng năm khác vụ đông xuân 2020. Hiện nay, thời tiết đầu vụ đông xuân thuận lợi cho khâu làm đất và gieo trồng nên tiến độ năm nay ước đạt nhanh hơn so cùng kỳ. Tuy nhiên thời tiết diễn biến không như những năm trước, lượng mưa đạt thấp và không có lũ nên các địa phương tiếp tục chỉ đạo người dân diệt chuột, ốc bươu vàng nhằm giảm hạn chế ảnh hưởng của sinh vật gây hại đến sinh trưởng và phát triển cây trồng.
Tính đến 15/01/2020 diện tích gieo cấy lúa vụ đông xuân 2020 ước đạt 18.000 ha, tăng gấp 2,2 lần so với vụ đông xuân năm trước. Diện tích gieo trồng một số cây hàng năm chủ yếu khác thực hiện vụ xuân đều tăng cao so với cùng kỳ, câykhoai lang đạt 636 ha, tăng 85,42%; cây sắn 511 ha, tăng 48,12%; cây chất bột có củ khác 101 ha, tăng 2,2 lần; cây lạc 116 ha, tăng hơn 3 lần; cây rau các loại đạt 1300 ha, tăng 3,2 lần; đậu các loại 38 ha, tăng 2,9 lần; cây ớt cay 96 ha, tăng 2,6 lần.
Chăn nuôi: Tính đến 15/01/2020 bệnh dịch tả lợn Châu Phi đang xảy ra trên đàn lợn của 9/9 huyện, thị, thành phố toàn tỉnh. Tổng số lợn mắc bệnh đã tiêu hủy là 74,1 nghìn con với tổng trọng lượng 4.487 tấn. Hiện có 86 xã thuộc 9 huyện có dịch đã qua 30 ngày nhưng không phát sinh thêm ổ dịch mới và có 11 xã thuộc 5 huyện có dịch đã qua 30 ngày nhưng sau đó lại phát sinh lợn bệnh.
Tính đến thời điểm 01/01/2020, tổng đàn lợn toàn tỉnh ước đạt 97.000 con, giảm 43,37% so cùng kỳ năm trước. Tình hình chăn nuôi nuôi lợn tiếp tục gặp nhiều khó khăn do bệnh dịch tả lợn châu Phi, mặc dù giá lợn hơi hiện đang tăng cao nhưng chăn nuôi hộ cá thể và gia trại chưa mạnh dạn tái đàn vì lo ngại rủi ro bệnh dịch.
Tổng đàn trâu toàn tỉnh thời điểm 01/01/2020 ước đạt 19.049 con, giảm 3,12% so cùng kỳ năm trước; đàn bò 31.420 con, giảm 2,26%. Nguyên nhân chủ yếu đàn trâu, bò giảm là do hiện nay đồng cỏ chăn nuôi bị thu hẹp, lao động chăn nuôi ngày càng giảm và dự án khuyến nông ở một số huyện đã kết thúc.
Đàn gia cầm thời điểm 01/01/2020 ước đạt 3.776,5nghìn con, tăng 5,65% so cùng kỳ năm trước, trong đó đàn gà 3.008 nghìn con, tăng 8,01%. Chăn nuôi gia cầm, nhất là chăn nuôi gà hiện nay có nhiều thuận lợi đem lại hiệu quả kinh tế cao, dịch bệnh không xảy ra, công tác tiêm phòng thú y, vệ sinh môi trường chăn nuôi được chú trọng. Ngoài ra, giá gà sau thời gian giảm nay đã có xu hướng phục hồi và tăng trở lại, khuyến khích người chăn nuôi gà đầu tư tái đàn.
Hiện nay, công tác phòng chống dịch bệnh, kiểm dịch, kiểm soát giết mổ, kiểm tra vệ sinh thú y động vật và sản phẩm động vật trên địa bàn được tăng cường nhằm đảm bảo an toàn thực phẩm cho người tiêu dùng và góp phần ngăn chặn dịch bệnh. Các địa phương trong tỉnh chuẩn bị tiêm phòng vụ xuân 2020 cho đàn gia súc, gia cầm.
b. Lâm nghiệp
Sản lượng gỗ rừng trồng khai thác tháng 01/2020 ước đạt 32.380 m3, tăng 7,42% so với cùng kỳ năm trước; khai thác gỗ rừng trồng trong tháng tăng nguyên nhân là do thời tiết thuận lợi, giá thu mua gỗ của các nhà máy chế biến dăm gỗ xuất khẩu trên địa bàn tỉnh ổn định và nhiều diện tích rừng trồng của các địa phương đã đến kỳ khai thác. Sản lượng củi khai thác 15.200 ster, giảm1,45%, nguyên nhân sản lượng củi giảm là do nhu cầu sử dụng củi giảm.
Tổng diện tích rừng trồng mới tập trung tháng 01/2020 ước đạt 935 ha, tăng 8,72% so với cùng kỳ năm trước, toàn bộ là rừng sản xuất. Nguyên nhân trồng rừng tập trung tăng cao do người dân tập trung trồng mới trên diện tích rừng đã khai thác, ngoài ra hiện nay khâu làm đất đã được cơ giới hóa, nguồn giống cây lâm nghiệp đầy đủ góp phần làm tăng diện tích trồng rừng.
c. Thủy sản
Tình hình nuôi trồng thủy sản: Diện tích nuôi trồng thủy sản tháng 01/2020 ước đạt 105 ha, tăng 3,45% so cùng kỳ năm trước. Trong đó, nuôi nước ngọt với diện tích 69 ha, chiếm 65,71% tổng diện tích thả nuôi, giảm 2,22%;nuôi nước lợ 36 ha, chiếm 36,29% và tăng 5,88%. Trong nuôi nước lợ, nuôicá 16 ha, tăng 6,67%; nuôi tôm 20 ha, tăng 5,26%; trong đó, tôm thẻ chân trắng 17,5 ha, tăng 6,06%.
Về sản xuất giống thủy sản, trong tháng 01/2020 sản xuất được 9,2 triệu con giống, tăng 2,22% so cùng kỳ năm trước, trong đó tôm sú giống7,2 triệu con,tăng 2,86%; cá giống 2 triệu con, bằng so với cùng kỳ. Toàn bộ số giống sản xuất chủ yếu cung cấp cho các cơ sở nuôi trên địa bàn tỉnh.
Sản lượng thủy sản nuôi trồng thu hoạch tháng 01/2020 ước đạt 322 tấn, tăng 7,33% so với cùng kỳ năm trước; trong đó sản lượng cá 267 tấn, tăng 6,80%; tôm các loại 55 tấn, tăng 10,00%.
Tình hình khai thác hải sản: Sản lượng khai thác tháng 01/2020 ước đạt 1.809 tấn, tăng 3,79% so với cùng kỳ năm trước, trong đó khai thác biển 1.560 tấn, tăng 4,56%; khai thác nội địa 249 tấn, giảm 0,80%.
Tính chung sản lượng thủy sản nuôi trồng và khai thác tháng 01/2020 ước đạt 2.131 tấn, tăng 4,31% so cùng kỳ năm trước.
2. Sản xuất công nghiệp
Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) tháng 01/2020 ước giảm 29,92% so tháng trước và giảm15,60% so tháng cùng kỳ năm trước. Trong đó, ngành công nghiệp khai khoáng giảm 33,85% so cùng kỳ; ngành công nghiệp chế biến, chế tạo giảm 16,70%; sản xuất, phân phối điện, nước đá giảm 11,30%; cấp nước và thu gom rác thải tăng 8,19%. Tình hình sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh tháng 01/2020 giảm so với tháng trước và so cùng kỳ năm trước nguyên nhân là do trong tháng đầu tiên của năm số lượng đơn hàng của các doanh nghiệp chưa nhiều. Ngoài ra, năm nay Tết Nguyên Đán rơi vào tháng 01/2020 (năm trước tết Nguyên Đán rơi vào tháng 2) nên thời gian sản xuất trong tháng giảm nhiều ảnh hưởng lớn đến tình hình sản xuất của các doanh nghiệp.
Các ngành có chỉ số sản xuất tháng 01/2020 tăng so với cùng kỳ năm trước: Sản xuất các loại bánh từbột tăng 3,39%; sản xuất tân dược tăng 2,60%; sản xuất vỏ lon nhôm tăng 2,09%; cấp nước tăng 9,27%; thoát nước và xử lý nước thải tăng 6,50%; thu gom rác thải tăng 3,81%.
Sản xuất hóa dược liệu có chỉ số sản xuất tăng trong tháng 01/2020 nhờ 2019 doanh nghiệp có nhhững đơn hàng mới trong những tháng giữa năm nên sang tháng đầu năm 2020 dù rơi vào tháng Tết doanh nghiệp vẫn đẩy nhanh tiến độ sản xuất để đảm bảo kế hoạch đề ra. Sản xuất bánh gạo có chỉ số sản xuất tăng nhẹ so cùng kỳ do các doanh nghiệp đang đẩy nhanh sản xuất khối lượng hàng hóa để phụ vụ hàng Tết.
Các ngành có chỉ số sản xuất tháng 01/2020 giảm so với cùng kỳ: Ngành khai thác đá giảm 40,27%; chế biến thủy sản giảm 23,65%; sản xuất bia giảm 9,53%; sản xuất sợi giảm 20,16%; may mặc giảm 19,49%; sản xuất da và các sản phẩm có liên quan giảm 13,40%; chế biến dăm gỗ giảm 12,81%; sản xuất giấy và sản phẩm từ giấy giảm 17,52%; sản xuất hóa chất và sản phẩm hóa chất giảm 14,97%; in ấn giảm 12,64%; sản xuất gạch men tăng giảm 22,23%; sản xuất xi măng, vôi, thạch cao giảm 17,42%; sản xuất giường, tủ, bán ghế giảm 41,68%; sản xuất linh kiện điện tử, máy vi tính giảm 15,54%; sản xuất ô tô giảm 20,00%; sản xuất và phân phối điện giảm 11,30%, trong đó điện sản xuất giảm 11,09%.
Một số sản phẩm công nghiệp chủ yếu có mức sản xuất trong tháng 01/2020 tăng so cùng kỳ năm trước: Bánh làm từ bột 382 tấn, tăng 1,06%; sản xuất túi xách 160 nghìn cái, tăng 31,46%; thuốc kháng sinh dạng viên 2,5 triệu viên, tăng 3,31%; thuốc mỡ kháng sinh 6,2 tấn, tăng 1,42%; vỏ lon nhôm 1.004,3 tấn, tăng 2,09%; nước máy 3,9 triệu m3, tăng 9,27%.
Các sản phẩm công nghiệp chủ yếu có mức sản xuất tháng 01/2020 giảm so cùng kỳ: Đá xây dựng khác ước đạt 40,7 ngàn tấn, giảm 31,59%; đá vôi nguyên liệu đạt 61,9 nghìn m3, giảm 44,67%; tôm đông lạnh 180,9 tấn, giảm 23,65%; bia chai 5,2 triệu lít, giảm 8,29%; bia đóng lon 7,5 triệu lít, giảm 9,95%; sợi các loại 5,3 nghìn tấn, giảm 20,16%; quần áo lót 23,5 triệu cái, giảm 19,49%; dăm gỗ 38,2 ngàn tấn, giảm 12,81%; sản xuất giấy và bìa nhăn 385 tấn, giảm 17,91%; sản phẩm in 77,1 triệu trang, giảm 12,64%; thùng, hộp bằng bìa cứng 712,8 nghìn chiếc, giảm 17,38%; phân NPK 1,3 nghìn tấn, giảm 6,68%; cao su tổng hợp 450 tấn, giảm 14,77%; gạch men 0,9 triệu m2, giảm 22,23%; clanhke 140,0 nghìn tấn, giảm 22,89%; xi măng 134,9 nghìn tấn, giảm 16,95%; men frit 14,9 nghìn tấn, giảm13,97%; xe ô tô 8 chiếc, giảm 20,00%; điện sản xuất 136,7 triệu kwh, giảm 11,09%; điện thương phẩm 112,86 triệu kwh, giảm12,21%.
3. Vốn đầu tư
Tổng vốn đầu tư thực hiện theo giá hiện hành trên địa bàn trong tháng 01 năm 2020 ước đạt 1.178 tỷ đồng, bằng 4,36% KH năm, giảm 8,72% so với cùng kỳ năm trước; trong đó vốn do Trung ương quản lý 267 tỷ đồng, bằng 4% KH, giảm10,25%, chiếm 22,67% tổng vốn; vốn do Địa phương quản lý 911 tỷ đồng, bằng 4,48% KH, giảm 8,27%, chiếm 77,33%. Nguyên nhân vốn đầu tư tháng 1 giảm do rơi vào dịp Tết Nguyên đán.
Vốn thuộc ngân sách Nhà nước tháng 01/2020 ước đạt 209 tỷ đồng, bằng 3,29% KH, giảm 7,11% so với cùng kỳ năm trước, chiếm 17,74% tổng vốn, gồm có: Vốn ngân sách Trung ương quản lý 60 tỷ đồng, bằng 5,88% KH, giảm 16,67%; vốn ngân sách Địa phương quản lý 149 tỷ đồng, bằng 2,79% KH, giảm 2,61%; nguồn vốn tín dụng đạt 472 tỷ đồng, bằng 4,54% KH, giảm 11,63% so cùng kỳ, chiếm 40,07% tổng vốn; vốn đầu tư của doanh nghiệp 155 tỷ đồng, bằng 4,53% KH, giảm 0,64%, chiếm 13,16%; vốn viện trợ 102 tỷ đồng, bằng 6,12% KH, tăng1,49%, chiếm 8,66%; vốn đầu tư nước ngoài 80 tỷ đồng, bằng 2,96% KH, giảm14,89%, chiếm 6,79%.
Nguồn vốn đầu tư trong tháng chủ yếu tập và các dự án chuyển tiếp như: Sửa chữa nâng cấp hệ thống tưới phục vụ sản xuất thuộc Khu tái định cư thủy điện A Lưới; Cống An Xuân và kè gia cố hai bờ hói An Xuân, xã Quảng An; Kè chống sạt lở bờ sông Nong; Sửa chữa, nâng cấp hồ Thọ Sơn, xã Hương Xuân; Kè chống sạt lở bờ sông Tả Trạch; Nạo vét và xây dựng Kè hói Đốc Sơ-An Hòa; Kè chống sạt lở bờ sông Bồ đoạn qua thôn Hạ Lang, xã Quảng Phú; Kè chống sạt lở bờ biển khu vực xã Quảng Công; Đường Chợ Mai - Tân Mỹ; Nâng cấp đê kết hợp giao thông đê Nho Lâm-Nghĩa lộ đoạn qua xã Quảng Phú và Quảng Thọ; Sửa chữa nâng cấp đê Đông Phá Tam Giang đoạn qua xã Điền Hoà - Điền Hải; … Vốn đầu tư NSNN do trung ương quản lý tiếp tục tập trung đầu tư vào những dự án trọng điểm quốc gia: Dự án đầu tư xây trung tâm Sản phụ khoa bệnh viện TW Huế; Khu kinh tế quốc phòng A So, A Lưới; Trung tâm phục hồi chức năng đoàn 41 Huế; Đồn Biên phòng cửa khẩu Hồng Vân; Học viện Âm Nhạc Huế; Nhà hát Sông Hương;…
Nguồn vốn doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh tiếp tục đầu tư vào các dự án gấp rút hoàn thiện để đưa vào sử dụng: Dự án phức hợp Manor Crown; Khu nghỉ dưỡng nước khoáng nóng Mỹ An. Các dự án trọng điểm quốc gia BT và BOT tiếp tục được hoàn thiện và thi công nhanh: Dự án La Sơn- Túy Loan; Hầm Hải Vân giai đoạn II. Nhiều dự án chuyển tiếp được thực hiện nhanh các công đoạn cuối để đưa vào hoạt động trong thời gian đến: Các nhà máy thủy điện A Lin B1, A Lin B2, Rào Trăng 3; dự án Movenpic Resort Lăng Cô. Nguồn vốn đầu tư nước ngoài trong tháng chủ yếu đang thực hiện các dự án chuyển tiếp: Dự án Laguna giai đoạn 2; dự án Khu nghỉ dưỡng của Công ty Minh Viễn; Hạ tầng khu công nghiệp của Công ty cổ phần Hello quốc tế Việt Nam; Nhà máy xử lý rác thải Phú Sơn; Nhà máy của Công ty Kanglongda;…
Từ đầu năm đến nay, trên địa bàn tỉnh hiện chưa có dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài nào được đăng ký mới.
4. Thương mại, dịch vụ và giá cả
Thực hiện Chỉ thị số 33/CT-TTg ngày 19/12/2019 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường các biện pháp bảo đảm đón Tết Nguyên đán Canh Tý cùng với Chỉ thị số 12/CT-BCT ngày 21/10/2019 của Bộ Công Thương về việc thực hiện các giải pháp bảo đảm cân đối cung cầu, bình ổn thị trường cuối năm 2019 và dịp Tết Nguyên Đán Canh Tý 2020 và Chỉ thị số 42-CT/TU ngày 25/12/2019 của Tỉnh ủy về việc tổ chức đón Tết Nguyên đán Canh Tý 2020. Ngày 28/12/2019 UBND tỉnh đã ban hành Kế hoạch số 279/KH-UBND về tổ chức các hoạt động mừng Đảng, mừng Xuân Canh Tý năm 2020, qua đó đã chỉ đạo các sở, ngành, địa phương tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường, đảm bảo sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp và người dân, kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm các hành vi kinh doanh hàng hóa nhập lậu, hàng giả, hàng cấm, hàng kém chất lượng; theo dõi sát diễn biến giá cả, thị trường, nhất là mặt hàng, dịch vụ thiết yếu, hàng thuộc diện bình ổn giá. Tăng cường phòng, chống dịch bệnh, đặc biệt là các bệnh có nguy cơ bùng phát. Bên cạnh đó, tổ chức quản lý chặt chẽ hoạt động vận tải, phục vụ nhu cầu đi lại của người dân dịp Tết.
Tình hình giá cả thị trường hàng hóa trong tỉnh dịp Tết Nguyên đán khá ổn định, riêng giá mặt hàng thịt lợn giảm so với thời điểm đầu tháng 01/2020. Hàng hóa Tết phong phú về chủng loại, đa dạng về mẫu mã, chất lượng đảm bảo. Các doanh nghiệp và cơ sở sản xuất kinh doanh đáp ứng đủ hàng hóa cho nhu cầu tiêu dùng của người dân, không xảy ra tình trạng khan hiếm nguồn hàng. Tổng giá trị hàng hóa dự trữ phục vụ Tết đạt trên 1.720 tỷ đồng, trong đó: doanh nghiệp 1.245 tỷ đồng; các chợ trung tâm, chợ đầu mối 174 tỷ đồng và nguồn dự trữ khác trên 300 tỷ đồng. Các doanh nghiệp trên địa bàn đã triển khai hơn 680 chương trình khuyến mại trong dịp Tết Nguyên đán với tổng giá trị lên đến gần 1.300 tỷ đồng, tăng trên 35% số chương trình, tăng 30% về giá trị so với Tết năm trước. Các hình thức khuyến mãi phong phú, đa dạng: mua hàng tặng hàng; giảm giá, chiết khấu thương mại; dùng thử sản phẩm; bốc thăm, quay số trúng thưởng,... Ngoài ra, các doanh nghiệp phân phối trên địa bàn đã chủ động mở rộng mạng lưới bán hàng về thị trường nông thôn, vùng sâu, vùng xa, các khu công nghiệp nhằm tạo điều kiện tiếp cận hàng hóa cho các đối tượng có thu nhập thấp trong dịp Tết với chất lượng đảm bảo, giá cả hợp lý.
a. Bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng
Tháng một là tháng diễn ra Tết Dương lịch và Tết Nguyên đán Canh Tý 2020. Do đó, hoạt động bán lẻ hàng hóa tại các cửa hàng, siêu thị, trung tâm thương mại đạt mức tăng trưởng khá, thị trường tiêu thụ hàng hóa trong tỉnh tương đối ổn định.
Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng 01/2020 ước đạt 3.993,5 tỷ đồng, tăng 3,49% so với tháng trước và tăng 16,99% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, doanh thu bán lẻ hàng hóa tháng 01/2020 ước đạt 3.120,7 tỷ đồng, chiếm 78,14% tổng số, tăng 4,32% so với tháng trước và tăng 17,18% so với cùng kỳ năm trước. Nguyên nhân tăng cao so với tháng trước là do nhu cầu mua sắm Tết hầu hết các ngành hàng đều tăng, cụ thể: Lương thực, thực phẩm tăng 10,10%; hàng may mặc tăng 8,03%; đồ dùng, dụng cụ, trang thiết bị gia đình tăng 3,83%; vật phẩm văn hóa giáo dục tăng 5,59%; phương tiện đi lại khác và phụ tùng tăng 1,63%; xăng dầu các loại tăng 1,72%; nhiên liệu khác tăng 6,74%; đá quý, kim loại quý tăng 7,34%; hàng hóa khác tăng 2,69%. Doanh thu dịch vụ lưu trú và ăn uống tháng 01/2020 ước đạt 645,4 tỷ đồng, chiếm 16,16% tổng số, tăng 0,40% so với tháng trước và tăng 16,20% so với cùng kỳ năm trước; doanh thu dịch vụ du lịch lữ hành đạt 17,3 tỷ đồng, chiếm 0,43%, tương ứng tăng 2,43% và tăng 14,05%; doanh thu dịch vụ khác 210,2 tỷ đồng, chiếm 5,26%, tăng 1,05% và tăng 16,94%.
b. Vận tải hành khách và hàng hóa
Tháng 01/2020 là tháng diễn ra Tết Nguyên đán, nhu cầu đi lại của hành khách cũng như hàng hóa vận chuyển tăng mạnh nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của nhân dân. Các doanh nghiệp vận tải trên địa bàn đã chủ động tăng cường năng lực vận tải, bảo đảm an toàn phương tiện, nâng cao chất lượng dịch vụ tạo thuận lợi tối đa cho nhu cầu đi lại của người dân trong dịp Tết, không để thiếu phương tiện vận tải.
Vận tải hành khách tháng 01/2020 ước đạt 2.282,5 nghìn lượt khách và 115,9 triệu lượt khách.km, tăng 5,93% về lượt khách và tăng 5,31% về lượt khách.km so với tháng trước; tăng 10,42% về lượt khách và tăng 9,19% về lượt khách.km so cùng kỳ năm trước. Trong đó vận tải hành khách đường bộ ước đạt 2.209,1 nghìn lượt khách, tăng 10,63% và 115,5 triệu lượt khách.km, tăng 9,20% so cùng kỳ năm trước; đường sông 73,4 nghìn lượt khách, tăng 4,47% và 0,3 triệu lượt khách.km, tăng 5,18%.
Vận tải hàng hóa tháng 01/2020 ước đạt 1.133,1 nghìn tấn và 95,5 triệu tấn.km, tăng1,45% về tấn và tăng 2,09% về tấn.km so với tháng trước; tăng 18,34% về tấn và tăng 18,07% về tấn.km so cùng kỳ năm trước. Trong đó vận tải hàng hóa đường bộ ước đạt 1.125,4 nghìn tấn, tăng 18,75% và 86,5 triệu tấn.km tăng 19,66% so cùng kỳ năm trước; đường biển 7,7 nghìn tấn, tăng 10,63% và 9,0 triệu tấn.km, tăng 5,08%.
Doanh thu vận tải, bốc xếp tháng 01/2020 ước đạt 263,9 tỷ đồng, tăng 3,34% so với tháng trước và tăng 16,82% so cùng kỳ năm trước, trong đó đường bộ đạt 248,8 tỷ đồng, tăng 15,90% so cùng kỳ năm trước. Chia theo loại hình dịch vụ, doanh thu vận tải hành khách đạt 67,7 tỷ đồng, tăng 12,13% so cùng kỳ năm trước; doanh thu vận tải hàng hóa đạt 176,9 tỷ đồng, tăng 17,03%; doanh thu kho bãi, dịch vụ hỗ trợ vận tải đạt 0,4 tỷ đồng, tăng 11,11%.
c. Lượt khách các cơ sở lưu trú phục vụ và du lịch lữ hành
Dự ước lượt khách cơ sở lưu trú phục vụ tháng 01/2020 đạt 203,2 nghìn lượt khách, giảm 0,27% so với tháng trước và tăng 11,12% so với cùng kỳ năm trước, chia ra: Lượt khách ngủ qua đêm đạt 180,7 nghìn lượt khách, tương ứng giảm 0,18% và tăng 11,05%; lượt khách trong ngày đạt 22,5 nghìn lượt khách, giảm 1,01% và tăng 11,71%.
Trong lượt khách ngủ qua đêm tháng 01/2020, lượt khách quốc tế ước đạt 113,1 nghìn lượt khách, tăng 1,08% so với tháng trước và tăng 17,91% so với cùng kỳ năm trước; lượt khách trong nước đạt 67,6 nghìn lượt khách, tương ứng giảm 2,21% và tăng 1,19%.
Ngày khách cơ sở lưu trú phục vụ tháng 01/2020 ước đạt 360,6 nghìn ngày khách, giảm 0,60% so với tháng tháng trước và tăng 10,80% so với cùng kỳ năm trước, chia ra ngày khách quốc tế đạt 234,1 nghìn ngày khách, tương ứng tăng 0,11% và tăng 17,28%; ngày khách trong nước 126,5 nghìn ngày khách, giảm 1,88% và tăng 0,51%. Doanh thu của cơ sở lưu trú ước thực hiện tháng 01/2020 đạt 159,6tỷ đồng, giảm 0,83% so với tháng trước và tăng 14,19% so cùng kỳ năm trước.
Hoạt động du lịch lữ hành tháng 01/2020 ước tính lượt khách du lịch theo tour đạt 9,7 nghìn lượt, giảm 0,17% so với tháng trước và tăng 10,16% so cùng kỳ năm trước. Dự ước ngày khách theo tour tháng 01/2020 đạt 20,6 nghìn ngày, tăng 0,16% so với tháng trước và tăng11,35% so cùng kỳ năm trước.
d. Giá cả
- Chỉ số giá tiêu dùng (CPI)
Chỉ số giá tiêu dùng chung toàn tỉnh tháng 01/2020 tăng 1,47% so với tháng trước và tăng 7,55% so với tháng cùng kỳ năm trước. Nguyên nhân tăng so với tháng trước là do nhu cầu mua sắm, đi lại của người dân tăng cao vào dịp Tết Nguyên đán, tập trung vào một số nhóm hàng như: lương thực, thực phẩm, đồ uống, may mặc, giao thông. Còn lại hầu hết các mặt hàng đều ổn định. Các nhóm hàng hóa dịch vụ có chỉ số giá tăng so với tháng trước: Nhóm lương thực tăng 2,20%; thực phẩm tăng 2,34%; ăn uống ngoài gia đình tăng 3,24%; đồ uống và thuốc lá tăng 0,98%; may mặc, mũ nón, giày dép tăng 0,87%; nhà ở, điện nước, chất đốt và vật liệu xây dựng tăng 0,85%; thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 0,31%; giao thông tăng 1,26%; bưu chính viễn thông tăng 0,01%; văn hóa, giải trí và du lịch tăng 0,17%; hàng hóa và dịch vụ khác tăng 1,35%. Các nhóm thuốc và dịch vụ y tế; giáo dục có chỉ số giá không tăng giảm so với tháng trước.
- Chỉ số giá vàng và chỉ số giá đô la Mỹ
Chỉ số giá vàng tháng 01/2020 tăng 3,62% so với tháng trước và tăng 18,59% so với cùng kỳ năm trước. Chỉ số giá đô la Mỹ tháng 01/2020 giảm 0,06% so với tháng trước và giảm 0,09% so với cùng kỳ năm trước. Nguyên nhân giá vàng tăng cao do giá vàng thế giới tăng và nhu cầu mua bán vàng tăng lên trong dịp Tết Nguyên đán, trong khi đó giá đô la Mỹ giảm do ảnh hưởng bởi giá đô la thế giới.
5. Các vấn đề xã hội
Thực hiện Chỉ thị số 33/CT-TTg ngày 19/12/2019 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường các biện pháp bảo đảm đón Tết Nguyên đán Canh Tý 2020 cùng với Chỉ thị số 42-CT/TU ngày 25/12/2019 của Tỉnh ủy. Ngày 28/12/2019 UBND tỉnh đã ban hành Kế hoạch số279/KH-UBND về tổ chức các hoạt động mừng Đảng, mừng Xuân Canh Tý năm 2020. Theo đó, UBND tỉnh đã yêu cầu các sở, ban ngành và địa phương tập trung triển khai tổ chức cho nhân dân đón Tết cổ truyền đảm bảo tươi vui, phấn khởi, an toàn, tiết kiệm và mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc; tập trung chăm lo cho các gia đình chính sách, gia đình có công cách mạng; những người có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, đồng bào vùng sâu vùng xa, không để tình trạng thiếu đói xảy ra trong những ngày Tết. Đồng thời, làm tốt công tác đảm bảo an ninh trật tự, an toàn giao thông, xử lý nghiêm các lỗi vi phạm theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP, bảo đảm mọi người dân đón Tết Nguyên Đán Canh Tý vui tươi, lành mạnh, an toàn, tiết kiệm.
a. Chính sách – xã hội
- Tình hình hỗ trợ Tết Nguyên đán Canh Tý năm 2020:
Thực hiện theo kế hoạch 279/KH-UBND ngày 28/12/2019 của UBND tỉnh về việc trợ giúp các đối tượng chính sách nhân dip Tết Nguyên đán Canh Tý năm 2020. Tính đến thời điểm hiện nay, tổng số tiền trợ cấp cho các đối tượng trong dịp Tết Nguyên đán là 17,1tỷ đồngvới 76.812 suất quà. Mức trao tặng và đối tượng cụ thể như sau:
+ Thân nhân người có công: 42.677 suất với mức 300.000 đồng/suất.
+ Gia đình chính sách tiêu biểu 50 suất và hộ gia đình thoát nghèo 50 suất tiêu biểu với mức 1.000.000 đồng/suất.
+ Đối tượng bảo trợ xã hội: 58.060 suất theo Nghị định số 163/2013/NĐ-CP của chính phủ với mức hỗ trợ 200.000 đồng/suất.
+ Đối tượng hộ nghèo: 28.280 suất với mức 300.000 đồng/suất.
+ Thăm 9 trung tâm nuôi dưỡng đối tượng có công, đối tượng xã hội với mức 1.000.000 đồng/đơn vị.
+ Đối tượng nuôi dưỡng thuộc công lập và ngoài công lập: 1.687 suất với 200.000 đồng/suất.
+ Quà tặng cho các đối tượng từ các nguồn khác:
- UBMTTQVN tỉnh, đã trao 1.100 suất quà cho các hộ nghèo của 9 huyện, thị xã và thành phố Huế với tổng trị giá 530 triệu đồng.
- Hội chữ thập đỏ tỉnh và Hội Chữ thập đỏ các huyện, thị xã và thành phố Huế đã vận động và trao 18.142 suất quà Tết, trong đó 10.141 hộ nghèo, 1.254 hộ nạn nhân chất độc da cam, 6.747 đối tượng khác với kinh phí 2,0 tỷ đồng.
- Liên đoàn Lao động tỉnh đã tổ chức chương trình Tết sum vầy năm 2020 và đã tặng 230 suất quà có tổng giá trị 230 triệu đồng cho các đoàn viên có hoàn cảnh khó khăn.
- Giáo hội Phật giáo tỉnh đã vận động và trao 1.700 suất với số tiền 500 triệu đồng cho các bệnh nhân nghèo, có hoàn cảnh khó khăn.
- Quỹ Bảo trợ trẻ em tỉnh đã vận động và trao 750 suất quà với số tiền là 182 triệu đồng và đã trao cho các cháu có hoàn cảnh khó khăn.
- Các công ty, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh đã tổ chức trao trên 3.000 suất quà với số tiền gần 2 tỷ đồng cho các hộ nghèo, đối tượng bảo trợ xã hội.
Lãnh đạo tỉnh đi thăm, tặng quà: một số chức sắc tôn giáo, nhân sỹ, trí thức, chuyên gia, văn nghệ sỹ tiêu biểu; các đơn vị lực lượng vũ trang biên giới, hải đảo; các cá nhân nguyên là lãnh đạo tỉnh qua các thời kỳ, cán bộ Trung ương nghỉ hưu trên địa bàn tỉnh, các đồng chí có hàm cấp tướng trở lên, anh hùng LLVTND, mẹ VNAH đã mất, còn sống, gia đình chính sách có công.
- Tình hình tiền lương, tiền thưởng và trợ cấp trong dịp Tết cho các đối tượng công nhân, lao động trong các doanh nghiệp:
Qua khảo sát của Sở Lao động thương binh và xã hội tại 91 doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh về tình hình lương, thưởng trong dịp Tết Dương lịch và Tết Nguyên đán Canh Tý 2020 như sau:
+ Đối với công ty TNHH 1 thành viên do Nhà nước giữ 100% vốn điều lệ: Tiền lương bình quân tháng là 6,8 triệu đồng/người/tháng; tiền thưởng Tết Dương lịch bình quân 4,1 triệu đồng/người; tiền thưởng Tết Nguyên đán bình quân 3,5triệu đồng/người, thấp nhất 1,2 triệu đồng/người và cao nhất 12,5 triệu đồng/người.
+ Đối với doanh nghiệp có cổ phần, vốn góp chi phối Nhà nước: Tiền lương bình quân tháng là 6,4 triệu đồng/người/tháng; tiền thưởng Tết Dương lịch bình quân 2,9 triệu đồng/người; tiền thưởng Tết Nguyên đánbình quân 5,5 triệu đồng/người, thấp nhất 1,0 triệu đồng/người và cao nhất 32 triệu đồng/người.
+ Đối với doanh nghiệp dân doanh: Tiền lương bình quân tháng là 5,7 triệu đồng/người/tháng; tiền thưởng Tết Dương lịch bình quân 0,7 triệu đồng/người; tiền thưởng Tết Nguyên đán bình quân 7,8 triệu đồng/người; thấp nhất 0,3 triệu đồng/người và cao nhất 90 triệu đồng/người.
+ Đối với doanh nghiệp FDI: Tiền lương bình quân tháng là 5,8 triệu đồng/người/tháng; tiền thưởng Tết Dương lịch bình quân 0,2 triệu đồng/người; tiền thưởng Tết Nguyên đán bình quân 8,7 triệu đồng/người, thấp nhất 3,3 triệu đồng/người và cao nhất 126,5 triệu đồng/người.
b. Tình hình y tế, dịch bệnh, ngộ độc thực phẩm
Tháng 12/2019, toàn tỉnh có 4 ca sốt rét, giảm9 ca so với cùng kỳ năm trước; 608 ca mắc sốt xuất huyết, tăng 550 ca so; 3 ca mắc bệnh Tay-Chân-Miệng, giảm3 ca. Không có trường hợp tử vong. Không có ca mắc viêm gan siêu trùng, giảm 4 ca; không có ca mắc thương hàn, liên cầu lợn và viêm não vi rút, bằng cùng kỳ năm trước.
Tính cả năm 2019, trên địa bàn tỉnh có 4 ca mắc sốt rét, giảm 9 ca so với năm trước; 3.508 ca mắc sốt xuất huyết, tăng 3.189 ca; 23 ca mắc viêm gan siêu trùng, giảm 29 ca; 109 ca mắc bệnh Tay-Chân-Miệng, giảm 119 ca; 3 ca mắc liên cầu lợn, giảm 6 ca. Không có trường hợp tử vong. Không có ca mắc thương hàn và viêm não vi rút, bằng cùng kỳ năm trước.
Trong tháng 12/2019 qua kiểm tra đã phát hiện 6 ca nhiễm HIV, giảm1 ca so với cùng kỳ năm trước; không có ca chuyển qua AIDS và không có ca tử vong do AIDS, bằng so với cùng kỳ. Tính cả năm 2019, trên địa bàn tỉnh đã phát hiện 114 ca nhiễm mới HIV, tăng 18 ca so với năm trước; có 2 ca chuyển qua AIDS, giảm 7 ca; có 6 ca tử vong, tăng 3 ca. Hiện tại, trên địa bàn tỉnh có 395 bệnh nhân HIV đang được quản lý và điều trị tại các cơ sở y tế, trong đó có 393 bệnh nhân điều trị ARV.
Mặc dù chưa có trường hợp nào nhiễm bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới vi rút Corona gây ra tại tỉnh Thừa Thiên Huế, nhưng trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh, chiều ngày 2 Tết (26/1), Tỉnh đã triệu tập cuộc họp với các sở, ngành, địa phương nhằm triển khai kế hoạch kiểm soát, ngăn chặn dịch bệnh lây lan vào địa bàn tỉnh.
Tình hình ngộ độc thực phẩm: Từ 16/12/2019 đến 15/01/2020 trên địa bàn tỉnh không có trường hợp ngộ độc thực phẩm nào xảy ra. Tính chung cả năm 2019 trên địa bàn tỉnh xảy ra 3 vụ ngộ độc thực phẩm, tăng 2 vụ so với cùng kỳ năm trước, làm 92 người bị ngộ độc và không có trường hợp tử vong.
c. Hoạt động văn hóa, thể thao
Ngày 28/12/2019, UBND tỉnh ban hành Kế hoạch số 279/KH-UBND về việc tổ chức các hoạt động mừng Đảng, mừng Xuân Canh Tý 2020. Đã tổ chức các hoạt động chào đón năm mới như bắn pháo hoa tầm cao tại thành phố Huế và thị xã Hương Thủy; tổ chức Hội hoa xuân; biểu diễn văn nghệ và các hoạt động vui xuân khác tại nhiều địa điểm phục vụ cho nhu cầu giải trí của nhân dân và du khách. Tại Bia Quốc học diễn ra các hoạt động chào đón năm mới với chủ đề “Mừng Đảng, mừng Xuân, mừng công cuộc đổi mới, hội nhập của quê hương, đất nước”; chương trình 3D mapping “Trình chiếu ánh sáng Laser tương tác kĩ thuật số trên sông Hương”; mở cửa tham quan di tích Huế miễn phí trong các ngày 25 - 27/1/2020 (mồng 1 - 3 Tết Nguyên đán); Hội Báo xuân Canh Tý 2020; Tuần phim “Mừng Đảng - Mừng Xuân”. Ngoài ra, tại các huyện, thị xã đã diễn ra rất nhiều các chương trình, hoạt động Tết sôi nổi như: Chợ quê ngày Tết, lễ hội Bài chòi; lễ hội Đu tiên; Chợ phiên; tổ chức đêm Văn nghệ mừng Đảng, mừng Xuân;...
d. Tai nạn giao thông( )
Từ ngày 15/12/2018 đến14/01/2020, trên địa bàn tỉnh xảy ra 27 vụ tai nạn và va chạm giao thông, tăng 1 vụ so với cùng kỳ năm trước; làm chết 10 người, giảm 6 người; bị thương 22 người, giảm 4 người. Trong đó: Tai nạn giao thông đường bộ xảy ra 26 vụ, tăng 3 vụ; làm chết 9 người, giảm 6 người; bị thương 22 người, giảm 3 người.Đường sắt xảy ra 1 vụ tai nạngiao thông, giảm 2 vụ; làm chết 1 người, bằng so với cùng kỳ; không có trường hợp bị thương, giảm1 người. Đường thủy không xảy ra tai nạn và va chạm giao thông, không tăng, không giảm so cùng kỳ.
* Tình hình trật tự an toàn giao thông trong dịp Tết Nguyên đán:
Trong 7 ngày diễn ra Tết Nguyên đán Canh Tý 2020, trên địa bàn tỉnh xảy ra 6 vụ tai nạn giao thông đường bộ, giảm 5 vụ so với Tết Nguyên đán Kỷ Hợi 2019; không có trường hợp chết người, giảm 3 người và bị thương 8 người, giảm 3 người. Đường sắt và đường thủy nội địa không xảy ra tai nạn giao thông, không tăng giảm so với cùng kỳ.
Trong 7 ngày Tết đã xảy ra 104 trường hợp vi phạm an toàn giao thông, trong đó 14 trường hợp vi phạm nồng độ cồn khi tham gia giao thông. Đã tiến hành xử lý, phạt tiền 157,9 triệu đồng và tạm giữ 41 mô tô.
e. Tình hình cháy nổ và bảo vệ môi trường
Từ đầu năm đến ngày 15/01/2020, trên địa bàn tỉnh xảy ra 1 vụ cháy, giảm 6 vụ so cùng kỳ năm trước, không có thiệt hại về người, giá trị thiệt hại ước tính khoảng 10 triệu đồng, nguyên nhân vụ cháy được xác định là do chập điện. Không xảy ra vụ nổ, không tăng không giảm so cùng kỳ năm trước.
Từ đầu năm đến ngày 15/01/2020, qua kiểm tra đã phát hiện 2 vụ vi phạm môi trường, giảm 3 vụ so với cùng kỳ năm trước; trong đó vi phạm khai thác cát trái phép 1 vụ và đảm bảo an toàn thực phẩm 1 vụ. Đã tiến hành xử lý 2 vụ với số tiền xử phạt 6 triệu đồng./.
Cục Thống kê Thừa Thiên Huế