Skip Ribbon Commands
Skip to main content
Ngày 29/05/2020-09:24:00 AM
Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội tháng 5 và 5 tháng năm 2020 tỉnh Đồng Nai

1. Sản xuất công nghiệp

Sản xuất công nghiệp trên cả nước nói chung và Đồng Nai nói riêng trong những tháng đầu năm 2020 do ảnh hưởng của dịch Covid 19 nên sản xuất kinh doanh gặp khó khăn, tăng trưởng rất thấp. Đặc biệt trong tháng 4 là tháng chịu ảnh hưởng nặng nề nhất, tuy nhiên với những quyết tâm, nỗ lực của Chính phủ, các cấp, các ngành nên tình hình dịch bệnh trong nước cơ bản được khống chế, mặt khác một số quốc gia dịch bệnh đã khống chế dần do vậy tác động tích cực đến sản xuất công nghiệp, các doanh nghiệp có dấu hiệu phục hồi sản xuất; bước sang tháng 5 tình hình SXKD đã ổn định hơn tháng 4. Chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 5 và 5 tháng đầu năm 2020 như sau:

Chỉ sốpháttriển sản xuất công nghiệp toàn tỉnh tháng 5tăng 10,19% so vớitháng trước, tăng 5,87% so với tháng 5/2019. Dự ước 5 tháng đầu năm 2020 tăng 3,8%.Trong đó:ngành công nghiệp khaikhoángtăng 4,32%; ngành công nghiệp chế biếntăng 4,62%; ngành sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nướcgiảm 6,95%; ngành cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nướctăng 5,95%.Chỉ số sản xuất củamột số ngànhcông nghiệpchủ lựcnhư sau:

-Chỉ số sản xuất công nghiệp của ngành sản xuất chế biến thực phẩm: dự ước tháng 5tăng 9,29% so với tháng trước và vàtăng 6,91%so với tháng 5.Cộng dồn 5 tháng đầu năm tăng 4,61%. Một số doanh nghiệp ngành chế biến thực phẩm, sản xuất chế biến thức ăn gia súc vẫn có hợp đồng tiêu thụ, ít bị ảnh hưởng của dich Covid-19 chỉ số sản xuất trong ngành này vẫn tăng như: Công ty Ajinomoto tăng 15,2%, Công Ty Cổ Phần Vina Cà Phê Biên Hòa tăng 18,27%, ngoài ra các công ty chế biến thức ăn gia súc cũng có mức tăng đáng kể so cùng kỳ.

-Chỉ số sản xuất công nghiệp của ngành dệt:đây là ngành chịu ảnh hưởng nặng của dịch Covid 19, tuy nhiên qua tháng 5 tình hình sản xuất kinh doanh của ngành này đã khá hơn do có hợp đồng trở lại,dự ước tháng 5tăng 8,98% so với tháng trước, tăng 1,02% so với tháng 5/2019. Cộng dồn 5 tháng đầu năm 2020 tăng xấp xỉ cùng kỳ.

-Chỉ số sản xuất công nghiệp của ngành sản xuất trang phục:ngành này có mức tăng trưởng cao nhất so tháng trước, nguyên nhân là do một số doanh nghiệp đã cho công nhân đi làm lại, tái khởi động hợp đồng đã ký nên tình hình sản xuất tăng cao so tháng trước. Dự ước tháng 5tăng 21,04% so với tháng trước vàtăng 7,01% so tháng 5/2019. Cộng dồn 5 tháng chỉ tăng 0,3% nguyên nhân do ảnh hưởng trực tiếp của đại dịch Covid-19, nhiều công ty sản xuất gián đoạn cụ thể ở một số doanh nghiệp như: CôngTy Trách Nhiệm Hữu Hạn Yupoong Việt Nam, Công Ty cổ phần NamYang mức giảm từ 5-22%..., vì thế đã ảnh hưởng đến chỉ số sản xuất chung của toàn ngành.

-Chỉ số sản xuất công nghiệp của ngành sản xuất da và các sản phẩm có liên quan: dự ước tháng 5tăng 16,37%so với tháng trước vàtăng 11,52% so với tháng 5/2019. Cộng dồn 5 tháng đầu năm 2020 tăng 11,37% so cùng kỳ. Sau đỉnh điểm dịch thì các thị trường Châu Âu, EU và Mỹ đóng băng nay tái khởi động, bên cạnh đó một số doanh nghiệp có các hợp đồng cũ nên vẫn duy trì được sản xuất và chỉ số sản xuất tăng khá cao như: công ty Splendour tăng 12,5%, Công Ty Cổ Phần Tae Kwang Vina Industrial tăng, 6,11%, đặc biệt công ty CiBao tăng 21,5%…

-Chỉ số sản xuất công nghiệp của ngành sản xuất giấy và sản phẩm từ giấy: dự ước tháng 5tăng 35,33% so với tháng trước vàtăng 47,46% so với tháng 5/2019. Cộng dồn 5 tháng tăng 12,99%. Đây là ngành có mức tăng đột biến do tháng 5 công ty Kao Việt nam có hợp đồng sản xuất lớn đối với sản phẩm giấy vệ sinh…

-Chỉ số sản xuất công nghiệp của ngànhsản xuấtkim loại:Dự ước tháng 5tăng 7,8%với tháng trước vàtăng 3,25% so với thángcùng kỳ năm trước. Cộng dồn 5 tháng giảm 7,77%.Nguyên nhân giảm là sự thu hẹp tỷ trọng xuất khẩu thép của Việt Nam tại Hoa Kỳ và Liên minh châu Âu và do thép nhập khẩu từ nước ngoài.

-Chỉ số sản xuất công nghiệp của ngành sản xuất hóa chất và sản phẩm hóa chất: dự ước tháng 5 tăng 11,98% so với tháng trước và tăng 1,05% so với tháng 5/2019. Cộng dồn 5 tháng giảm 1,89%. Đây là ngành chịu ảnh hưởng của các ngành sản xuất khác nên tăng trưởng thấp.

-Chỉ số sản xuất công nghiệp của ngành sản xuất thiết bị điệntử và sản phẩm quang học:Dự ước tháng 5tăng 6,27%so với tháng trước vàgiảm 5,81%so với tháng 5/2019.Cộng dồn 5 tháng giảm 8,48%. Đây là ngành có sự ảnh hưởng mạnh nhất của dịch bệnh Covid 19, nhiều hợp đồng sản xuất kinh doanh phải hủy bỏ, một số doanh nghiệp khác sản xuất cầm chừng,nhiều doanh nghiệp sản xuất khó khăn do thiếu nguồn cung nguyên liệu và nhu cầu tiêu dùng khách hàng do đó làm ảnh hưởng chung đến chỉ số sản xuất của ngành giảm mạnh.

-Chỉ số sản xuất công nghiệp của ngành sản xuất giường, tủ, bàn, ghế: dự ước tháng 5tăng 1,14% so với tháng trướcvà giảm17,66% so với tháng 5/2019. Cộng dồn 5 tháng giảm 8,99%. Nguyên nhân giảm mạnh là do thị trường xuất khẩu sản phẩm gặp nhiều khó khăn, giảm sản xuất nên ảnh hưởng đến chỉ số chung của ngành, cụ thể như: Công Ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Thành Phú Phát (giảm 32%),Công Ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Hòa Bình (giảm 28%), Công Ty Cổ Phần Johnson Wood (giảm 25%), một số doanh nghiệp do không có đơn hàng nên cho công nhân nghỉ luân phiên. Đây cũng là ngành có ảnh hưởng rất lớn, hoạt động sản xuất kinh doanh bị sụt giảm, hợp động tiêu thụ gặp nhiều khó khăn do thị trường Mỹ và EU đóng băng.

Chỉ số sản xuất công nghiệp của ngành sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước: dự ước tháng 5 tăng 9,05% so với tháng trước và giảm 2,09% so với tháng cùng kỳ năm 2019. Cộng dồn 5 tháng giảm 6,95%. Nguyên nhân giảm mạnh là lượng khí cấp bị sụt giảm nên nhà máy điện Nhơn Trạch phải vận hành bằng nhiên liệu dầu DO, Mặt khác do sự điều phối của tập đoàn điện lực Việt Nam nên công suất phát điện giảm do đó chỉ số sản xuất 5 tháng giảm so cùng kỳ.

Chỉ số sản xuất công nghiệp của ngành khai thác, xử lý và cung cấp nước: dự ước tháng 5 giảm 2,31% so tháng trước, tăng 5,5% so cùng kỳ. Cộng dồn 5 tháng tăng 5,9%.

Chỉ số sản phẩm công nghiệp: Mặc dù vẫn còn bị ảnh hưởng do dịch bệnh Covid-19, tuy vậy ước tháng 5 năm 2020 hầu hết các sản phẩm tăng so với cùng kỳ do các doanh nghiệp đã đi vào sản xuất ổn định trở lại cụ thể như:Bột ngọt 25,2 nghìn tấn, tăng 11,03%; nước uống 13,5 triệu m3, tăng 9,5%; quần áo các loại 17.082 nghìn cái, tăng 8,8%; thức ăn gia súc, gia cầm 361,3 nghìn tấn, tăng 7,41%; sơn các loại 14,5 nghìn tấn, tăng 5,79%; Cà phê các loại 40 nghìn tấn, tăng 2,88%; đá xây dựng 1.734 nghìn m3, tăng 7,6%... bên cạnh đó một số sản phẩm giảm như: Giày dép các loại 21,5 triệu đôi, giảm 13,3%; Gường, tủ, bàn ghế 978 nghìn chiếc, giảm 13,15%; bao bì các loại 17,7 nghìn tấn, giảm 6,49%; vải các loại 61,1 triệu m2, giảm 2,43%; máy giặt 34,6 nghìn cái, giảm 11,82%; thuốc bảo vệ thực vật 345,9 tấn, giảm 5,53% ...

Một số sản phẩm có chỉ số sản xuất5 tháng giảm nhiều so cùng kỳ như:máy giặt 132,7 nghìn cái, giảm 36,46%; thuốc bảo vệ thực vật 1.365,9 tấn, giảm 13,99%; Gường, tủ, bàn ghế 5.305 nghìn chiếc, giảm 9,06%; thức ăn gia súc, gia cầm 1.599 nghìn tấn, giảm 3,87%; vải các loại 269,5 triệu m2, giảm 3,18%; giày dép các loại đạt 100,9 triệu đôi, giảm 3,04%... Một số sản phẩm tăng như: cà phê các loại đạt 182,8 nghìn tấn, tăng 19,17%; bột ngọt đạt 130,2 nghìn tấn, tăng 15,33%; thuốc lá sợi đạt 9.965 tấn, tăng 7,74%...

Nhìn chungtháng 5 năm 2020tình hình sản xuất công nghiệp trên địa bàntỉnh vẫn còn ảnh hưởng do dịch bệnh Covid-19, hoạt động sản xuất kinh doanh gặp nhiều khó khănở hầu hết các ngành công nghiệp. Tính chung 5 tháng đầu nămcó16/27 ngành sản xuấttăngso cùng kỳ,trong đó có 3 ngành tăng không đáng kể,có11ngành có mức giảm.Chính phủ đã có sự hỗ trợ điều hành tích cực nhằm tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp như: giãn thuế, tiền thuế đất nhưng tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp hiện tại vẫn rất khó khăn, tuy nhiên dự báo nếu dịch Covid-19 được khống chế đẩy lùi thì sản xuất công nghiệp trên địa bàn dần đi vào ổn địnhtrong thời gian tới.

2. Sản xuất Nông - Lâm nghiệp và thủy sản

2.1. Nông nghiệp

Tổng diện tích gieo trồng cây hàng năm tính đến ngày 15/5/2020 đạt73.919 ha, giảm 2.288 ha (-3%) so cùng kỳ. Tình hình cụ thể như sau: Diện tích lúa đạt 26.119 ha, tăng 614 ha (+2,41%), trong đó vụ đông xuân là 16.375 ha, tăng 0,58%, cây ngô (bắp) đạt 20.806 ha, giảm 2.007 ha (- 8,8%); khoai lang là 179 ha, giảm 101 ha (-36%); Mía là 2.877 ha, giảm 1.585 ha (- 35,52%); đậu tương là 247 ha, giảm 3 ha, (-1,2%); lạc là 848 ha, giảm 47 ha, (-5,25%); rau các loại là 9.250 ha, giảm 222 ha (-2,34%); đậu các loại là 2.454 ha, giảm 220 ha (-8,22%);… nguyên nhân giảm do một số diện tích nguồn nước không đáp ứng được, trữ lượng nước các hồ thủy lợi không đảm bảo được công tác tưới tiêu cho các loại cây trồng, ngoài ra diện tích giảm mạnh ở cây mía (-1.671 ha) là do Công ty Mía Đường La Ngà năm nay không gieo trồng được, đất khô cằn, giá mía thấp; một số diện tích giảm do phát triển các dự án tại huyện Nhơn Trạch và một số dự án xây dựng nhà ở khác.

Dự ước năng suất lúa đạt 63,49 tạ/ha, tăng 0,05% (+0,03 tạ/ha); Bắp là 83,56 tạ/ha, tăng 1,79% (+1,47 tạ/ha); Khoai lang là 110,02 tạ/ha, tăng 3,25%; rau các loại 143,08 tạ/ha, tăng 1,82%; đậu/đỗ các loại 12,57 tạ/ha, tăng 0,85%.

Dự ước sản lượng thu hoạch cây trồng hàng năm 5 tháng 2020 tăng, giảm so cùng kỳ như sau: Cây lúa đạt 91.121 tấn, tăng 3.415 tấn (+3,89%); bắp đạt 76.408 tấn, giảm 2.683 tấn, (-3,39%); khoai lang đạt 1.056 tấn, giảm 633 tấn (-37,47%); mía đạt 8.223 tấn, giảm 2.869 tấn (-25,86%); đậu tương đạt 228 tấn, tăng 35 tấn (+17,96%); đậu phộng đạt 1.142 tấn, giảm 1 tấn (-0,09%); rau các loại đạt 66.153 tấn, giảm 1.563 tấn (2,31%); đậu các đạt 1.459 tấn, giảm 68 tấn (-4,47%) so với cùng kỳ. Nguyên nhân sản lượng sản lượng giảm chủ yếu là do diện tích bị thu hẹp, tuy nhiên cũng có cây do năng suất tăng nên dẫn đến sản lượng tăng nhưng không cao so cùng kỳ.

- Tiến độ gieo trồng vụ Hè Thu 2020:Tính đến ngày 15/5/2020 toàn tỉnh đã gieo trồng được 33.558 ha, tăng 1,35% so cùng kỳ. Tuy bắt đầu vào mùa mưa nhưng ngườidân đã tranh thủ cày đất trên những diện tích đã thu hoạch vụ Đông xuân để tiến hành gieo trồng vụ Hè Thu. Một số huyện như: Định Quán, Tân Phú, và Nhơn Trạch, do thu hoạch vụ Đông xuân sớm và chủ động việc làm đất, nên diện tích gieo cấy vụ Hè thu tăng khá so cùng kỳ. Nhóm cây lương thực đạt 20.461 ha, tăng 1,69% chủ yếu là tăng ở cây lúa 5,65%; Nhóm cây củ có bột đạt 3.212 ha, tăng 4,73%; Nhóm cây thực phẩm đạt: 5.092 ha, giảm 2,35%; Nhóm cây công nhiệp hàng năm đạt 3.176 ha, tăng 2,77%; Nhóm cây hàng năm khác đạt 1.618 ha, giảm 0,14% so cùng kỳ.

b. Cây lâu năm

Tổng diện tích hiện có năm 2020 là 169.884,89 ha, giảm 1,03%, tức là giảm 1.767,25 ha so cùng kỳ; Trong đó diện tích cây ăn quả đạt 63.722,27 ha, tăng 7,59%, cây công nghiệp lâu năm là 106.162,62 ha, giảm 5,57% (-6.264,18 ha) so cùng kỳ; Diện tích cây công nghiệp lâu năm có xu hướng giảm mạnh, vì hiện nay có một số sản phẩm của nhóm cây này giá tiêu thụ giảm đáng kể như tiêu, điều, cao su, cà phê làm tác động đến diện tích gieo trồng, sản lượng và giá trị sản xuất.

Dự ước trong tháng 5 năm 2020 sản lượng thu hoạch so với tháng trước và so cùng kỳ như sau: Xoài đạt 8.525,45 tấn, tăng 9,09%, lũy kế 5 tháng đạt 41.898,37 tấn, tăng 7,36%; chuối đạt 11.985,24 tấn, tăng 3,1%, lũy kế 5 tháng đạt 53.512,84 tấn, tăng 9,21%; thanh long đạt 242,35 tấn, tăng 3,13%, lũy kế 5 tháng đạt 3.632,75 tấn, tăng 3,51%; cam đạt 578,5 tấn, tăng 0,96%, lũy kế 5 tháng đạt 3.668,1 tấn, tăng 0,47%; bưởi 3.254 tấn, tăng 13,62%, lũy kế 5 tháng đạt 17.351,1 tấn, tăng 11,56% so cùng kỳ, nguyên nhân sản lượng tăng là do nhiều loại cây ăn quả có giống trồng mới ở một số cánh đồng lớn đã đến thời điểm thu hoạch, năng suất đạt khá như: Xoài giống Đài loan; Mít thái lá bàng, mít siêu sớm; Chuối già Nam mỹ, chuối mô cao sản; Sầu riêng Ri6 …đến nay đã cho ra sản phẩm nên sản lượng tăng khá.

Cây công nghiệp lâu năm, xu hướng sản lượng giảm, hoặc mức tăng thấp, một phần do diện tích giảm, một phần giá bán giảm mạnh trong năm qua, do đó mà sản lượng thu hoạch còn thấp, cụ thể điều đạt 41.800,86 tấn, tăng 0,11%, tiêu đạt 30.606,28 tấn, giảm 0,94%; cao su đạt 11.450,1 tấn, tăng 3,36% so cùng kỳ.

c. Chăn nuôi

Tháng 5 năm 2020 ngành chăn nuôi tiếp tục triển khai các giải pháp phòng, chống dịch bệnh; Hiện nay trên địa bàn tỉnh đã công bố hết Dịch tả heo Châu Phi.UBND Tỉnh chỉ đạo các ngành, địa phương cần thực hiện chặt chẽ các giải pháp, đặc biệt tập trung thực hiện chăn nuôi an toàn sinh học, kiểm soát vận chuyển để phòng và chống dịch bệnh có hiệu quả.Số lượng gia súc, gia cầm trên địa bàn tỉnh tại thời điểm tháng 5/2020 như sau:

Đơn vị tính

Chính thức cùng kỳ

Thực hiện kỳ báo cáo

So sánh cùng kỳ (%)

I. Gia súc

Con

2.523.873

2.177.791

86,29

1. Trâu

Con

3.241

3.258

100,52

2. Bò

Con

80.694

80.758

100,08

Tr. đó: Bò sữa

Con

327

321

98,17

3. Heo (Không tính heo con chưa tách mẹ)

Con

2.439.938

2.093.775

85,81

II. Gia cầm

1000 con

24.129,80

24.615,87

102,01

Trong đó: Gà

1000 con

22.552,18

22.512,13

99,82

- Số lượng đàn:Tổng đàn gia súc hiện có là2.177.791 con, giảm 346.082 con (-13,71%) so cùng kỳ. Trong đó trâu đạt 3.258 con tăng 0,52%, bò đạt 80.758 con tăng 0,08%; heo đạt 2.093.775 con(Không tính heo con chưa tách mẹ), giảm 14,19% tương đương giảm 346.163 con, nguyên nhân tổng đàn heo giảm là do ảnh hưởng của Dịch tả heo Châu Phi nên số con giảm mạnh từ cuối năm 2019.Hiện nay các doanh nghiệp có quy mô chăn nuôi lớn bắt đầu tái đàn trở lại, nhưng chậm do không đủ điều kiện, giá con giống hiện quá cao cũng khiến người chăn nuôi e dè. Giá heo hơi tiếp tục tăng, đến ngày 17/5 đã đạt mức 88.000 - 95.000 đồng/kg.Nguyên nhân giá thịt heo vẫn cao là do chăn nuôi hiện tại chưa đủ sản lượng phục vụ nhu cầu thị trường; mặt khác heo được giết mổ và phân phối chủ yếu ở các cơ sở nhỏ lẻ khiến giá thịt heo bán lẻ chưa giảm. Các doanh nghiệp lẫn người dân đều chịu những thiệt hại rất nặng nề do dịch tả heo vừa qua.

Tổng đàn gia cầm có đến thời điểm tháng 5/2020 là 24.615,87 ngàn con, tăng 2,01% so cùng kỳ. Trong đó gà đạt 22.512,13 ngàn con, giảm 0,18% và chiếm 91,45% tổng đàn gia cầm. Đàn gà giảm là do sau thời gian nghỉ Tết, thị trường gà công nghiệp phục vụ các bếp ăn tập thể, khu công nghiệp, trường học nghỉ Tết kéo dài do dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp (virus Corona) gây ra khiến đầu ra của thị trường chững lại. Hiện nay giá gà bán tại trại giảm mạnh, chỉ ở mức 18.000 - 23.000 đồng/kg. Mặc dù giá gà bán tại trại rẻ, nhưng giá thịt gà bán lẻ cho người tiêu dùng vẫn không hề giảm, người tiêu dùng phải gánh chịu giá khá cao, đây là những bất cập trong công tác quản lý và tiêu thụ sản phẩm.

2.2. Lâm nghiệp

- Công tác trồng và chăm sóc, nuôi dưỡng rừng:Dự ước diện tích rừng trồng mới trong tháng 5/2020 đạt 537 ha, tăng 10,72% so với cùng kỳ. Nguyên nhân tăng là do năm nay mùa mưa đến trễ hơn năm 2019 nên đến tháng 4 các đơn vị lâm nghiệp mới tiến hành trồng rừng và để kịp kế hoạch thì các đơn vị phải đẩy nhanh tiến độ qua các tháng.

- Khai thác gỗ và lâm sản: Sản lượng gỗ khai thác dự ước đạt 44.127 m3,tăng 26,35% so tháng cùng kỳ; Lũy kế 5 tháng đạt 81.489 m3, tăng 8,7% so cùng kỳ. Nguyên nhân tăng là sau thời gian các đơn vị lâm nghiệp tạm hoãn việc khai thác để thực hiện chiến dịch phòng, chống dịch CoVid-19 nên sau khi hoạt động trở lại các đơn vị lâm nghiệp tiến hành khai thác để đảm bảo nguồn cung của gỗ.

Sản lượng củi khai thác dự ước tháng 5 đạt 426 ste, tăng 23,25% so tháng cùng kỳ, Lũy kế 5 tháng đạt 650,07 ste, tăng 13,66% so cùng kỳ.

2.3. Thủy sản

Tình hình nuôi trồng thủy sản trong tháng phát triển ổn định, không phát sinh dịch bệnh trên thủy sản nuôi. Người nuôi trồng thủy sản đã chú trọng đến đầu tư thâm canh tăng năng suất để đạt được hiệu quả kinh tế cao, mặt khác cần quản lý tốt khâu thức ăn cho thủy sản, đồng thời bổ sung các loại thức ăn vi lượng, vitamin để tăng cường sức đề kháng cho vật nuôi và cẩn thận đối với môi trường nước do đó dịch bệnh không xảy ra.

Dự ước sản lượng thủy sản tháng 5/2020 đạt 5.498,41 tấn, tăng 6,37% so cùng kỳ; trong đó: cá đạt 4.899,94 tấn, tăng 5,59%; tôm đạt 544,06 tấn, tăng 13,05%; thủy sản khác đạt 54,41 tấn, tăng 15,1% so cùng kỳ. Lũy kế 5 tháng tổng sản lượng thủy sản đạt 27.591,02 tấn, tăng 5,03%, trong đó: cá đạt 24.560,23 tấn, tăng 5,05%; tôm đạt 2.703,86 tấn, tăng 5,4%; thủy sản khác đạt 326,93 tấn, giảm 0,72% so cùng kỳ.

3. Thương mại, xuất nhập khẩu, vận tải và du lịch

a. Thương mại

Tổng mức bán lẻ hàng hoá và dịch vụ tháng 5 ước đạt 14.779,5 tỷ đồng, tăng 12,83% so tháng trước. Dự ước 5 tháng đầu năm 2020, tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ đạt 73.951 tỷ đồng, tăng 2,17% so cùng kỳ. Trong đó:Kinh tế nhà nước giảm 8,27%; kinh tế ngoài nhà nước tăng 3,21%; kinh tếcó vốn đầu tư nước ngoàigiảm 7,72%. Tình hình cụ thể ở các lĩnh vực như sau:

- Tổng mức bán lẻ hàng hóa tháng 5/2020dự ướcđạt 11.624,5 tỷ đồng, tăng 3,13% so tháng trước. Trong đó một số nhóm tăng so tháng trước như: Lương thực, thực phẩm ước đạt 2.888,44 tỷ đồng (+6,67%); May mặc ước đạt 454,72 tỷ đồng (+1,39%);Đồ dùng, dụng cụ, trang thiết bị gia đình ước đạt 1.302,99 tỷ đồng (+2,27%); Vật phẩm văn hóa giáo dục ước đạt 99,41 tỷ đồng (+2,15%); Gỗ và vật liệu xây dựng ước đạt 1.608,65 tỷ đồng (+2,87%); Xăng, dầu các loại ước đạt 1.470,34 tỷ đồng (+2,96%); Nhiên liệu khác ước đạt 159,58 tỷ đồng (+1,84%); Vàng, bạc, đá quý, kim loại quý ước đạt 327,15 tỷ đồng (+1,41%); Doanh thu dịch vụ sửa chữa xe có động cơ, mô tô, xe máy ước đạt 362,33 tỷ đồng (+2,28%)…Tháng 5 tình hình dịch bệnh covid-19đã phần nào được kiểm soát, không phát hiện thêm ca bệnh lây nhiễm ngoài cộng đồng, các biện pháp hạn chế được nới lỏng, hàng hóa, sản xuất, kinh doanh được lưu thông trở lại, kinh tế - xã hội từng bước được khôi phục, học sinh bắt đầu quay lại trường học, các hoạt động kinh doanh trở lại sôi động hơn,nhu cầu mua sắm các mặt hàng lương thực phẩm, vật phẩm, văn hóa, giáo dục, vật liệu xây dựng, xăng dầu… tăng trở lại đã góp phần đưa tổng mức bán lẻ hàng hóa tăng so với tháng trước.

Dự ước 5 tháng đầu năm 2020 tổng mức bán lẻ hàng hóa đạt 58.765,77 tỷ đồng, tăng 7,19% so cùng kỳ. Trong đó: Lương thực, thực phẩm tăng 8,93%; Hàng may mặc tăng 4,34%; Đồ dùng, dụng cụ, trang thiết bị gia đình tăng 3,51%; Gỗ và vật liệu xây dựng tăng 6,24%; Ô tô con (dưới 9 chỗ ngồi) tăng 11,71%; Phương tiện đi lại tăng 8,07%; Xăng dầu các loại tăng 5,65%; Vàng, bạc, đá quý, kim loại quý tăng 11,47% so cùng kỳ…

- Doanh thu dịch vụ l­ưu trú tháng 5ước đạt 19,18 tỷ đồng, tăng 211,95% so tháng trước và giảm 29,48% so tháng cùng kỳ năm trước. Lượt khách phục vụ đạt 178.554 lượt khách, tăng 210,58% so với tháng trước và so tháng cùng kỳ năm trước giảm 36,26%; Ngày khách phục vụ đạt 109.563 ngày, tăng 188,82% so tháng trước và so tháng cùng kỳ năm trước giảm 47,45%. Dự ước 5 tháng đầu năm 2020 đạt 87,9 tỷ đồng, giảm 35,11%so cùng kỳ. Lượt khách phục vụ đạt 866.267 lượt khách, so cùng kỳ giảm 37,9%; Ngày khách phục vụ đạt 605.306 ngày, so cùng kỳ giảm 41,64%. Ngành dịch vụ lưu trú là ngành ảnh hưởng mạnh của dịch Covid-19 vì tạm ngưng các hoạt động thuộc loại hình dịch vụ này trong thời gian dài. Tuy tháng 5 đã bắt đầu hoạt động trở lại nhưng do tâm lý e ngại tới những nơi tập trung đông người của người dân vẫn còn. Do đó doanh thu lĩnh vực này vẫn giảm sâu so cùng kỳ. Do ảnh hưởng của dịch nên tính chung 5 tháng đầu năm 2020 giảm mạnh so cùng kỳ.

- Dịch vụ ăn uốngtháng 5 ước đạt 1.176 tỷ đồng, tăng 59,3% so tháng trước, giảm 11,2% so tháng cùng kỳ. Dự ước 5 tháng đầu năm 2020 đạt 5.643,5 tỷ đồng, giảm 14,5%so cùng kỳ. Hoạt động dịch vụ này cũng chịu ảnh hưởng lớn do tạm ngưng kinh doanh ăn uống, nhà hàng, quán cà phê giải khát.v.v.. trong thời gian khá dài.

- Dịch vụ lữ hành và hoạt động hỗ trợ du lịchước đạt 1,59 tỷ đồng, tăng 282,3% so tháng trước, giảm 81,1% so tháng cùng kỳ năm trước. Lượt khách du lịch theo tour 1.847 lượt, tăng 189,5% so tháng trước và so tháng cùng kỳ năm trước giảm 86,8%; Ngày khách du lịch theo tour 4.090 ngày, tăng 258,77% so tháng trước và so tháng cùng kỳ năm trước giảm 86,48%. Dự ước 5 tháng đầu năm 2020 đạt 19,49 tỷ đồng, giảm 53,2% so cùng kỳ; Lượt khách du lịch theo tour 30.538 lượt, giảm 55,9%; Ngày khách du lịch theo tour 66.341 ngày, giảm 55,67%.

- Doanh thu dịch vụ kháctháng 5 ước đạt 1.958,2 tỷ đồng, tăng 80,77% so tháng trước; giảm 9,8% so cùng tháng năm trước. Dự ước 5 tháng đạt 9.434,4 tỷ đồng, giảm 12,43% so cùng kỳ.

Tổng mức bán lẻ hàng hóa, dịch vụ tháng 5 và 5 tháng đầu năm 2020

Đơn vị tính: Tỷ đồng

Kế hoạch
2020

Dự ước
5 tháng năm 2020

Chính thức 5 tháng năm2019

Cơ cấu (%)

Ước 5 tháng năm 2020 so
cùng kỳ (%)

Tổng mức bán lẻ

193.100

73.951,0

72.377,3

100,00

102,17

- Thương nghiệp

58.765,8

54.824,1

79,47

107,19

- Khách sạn, nhà hàng

5.731,4

6.737,7

7,75

85,06

- Du lịch, lữ hành

19,5

41,6

0,02

46,81

- Dịch vụ

9.434,3

10.773,9

12,76

87,57

b. Giá cả thị trường

Tháng 5 tình hình sản xuất kinh doanh trong nước đã dần trở lại bình thường sau thời gian cách ly xã hội, tuy nhiên một số ngành nghề vẫn còn hạn chế theo quy định của Chính phủ và của tỉnh Đồng Nai. Một số nhóm hàng có biến động như: lương thực -thực phẩm,dịch vụ vui chơi giải trí, du lịch...giá xăng, dầu trong tháng tiếp tục giảm do Nhà nước điều chỉnh giảm giá bán lẻ, trong tháng giá gas; xăng dầu bán lẻ đã điều chỉnh tăng trở lại.Tháng 5 chỉ số giá tiêu dùng tháng tăng 0,38% so tháng trước;so với tháng 5 năm 2019 tăng 2,48%; giảm 0,44% so tháng 12 năm trước; chỉ số giá bình quân 5 tháng năm 2020 tăng 4,17% so cùng kỳ.

Tình hình giá cả các loại hàng hóa tăng, giảm như sau:

- Nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống:Chỉ số giá nhóm này so tháng trước tăng 1,27%; tăng 12,91% so cùng tháng năm trước;tăng 6,62% so tháng 12 năm trước và tăng 10,54% so bình quân cùng kỳ. Trong đó:

Nhóm hàng lương thực so tháng trước giảm 0,28%; so cùng tháng năm trước tăng 6,83% và bình quân cùng kỳ tăng 2,81%.Hiện nay việc thực hiện cách ly xã hội do dịch bệnh cũng được nới lỏng nên nhu cầu sử dụng gạo để hỗ trợ người dân giảm so tháng trước, bên cạnh đó tâm lý người dân mua gạo để tích trữ cũng giảm làm cho giá gạo trong tháng giảm 0,28%.

Nhóm hàng thực phẩm tăng 2,06% so tháng trước; so cùng tháng năm trước tăng 15,56%; so tháng 12 năm trước tăng 6,67% và so bình quân cùng kỳ tăng 12,53%.Mặc dù đã có sự chỉ đạo của Chính phủ thực hiện các biện pháp giảm giá heo hơi và các mặt hàng thịt heo, tuy nhiên trong tháng 5 giá các mặt hàng thịt heo vẫn tăng so tháng trước, nguyên nhân tăng là do giá heo hơi tại các chợ thương lái thu mua vẫn đang ở mức cao, nguồn cung cho thị trường hạn chế, các chủ trang trại thực hiện tái đàn nhưng chưa đến kỳ xuất chuồng… Trong tháng các quán ăn, nhà hàng đã mở cửa lại sau thời gian tạm nghỉ do thực hiện cách ly nên nhu cầu về thực phẩm tăng cao hơn, như: thịt heo tăng 7,28%, thịt gà tăng 2,13% … giá các mặt hàng xăng, dầu giảm mạnh nhưng giá cước vận chuyển vẫn chưa giảm làm cho chi phí vận chuyển vẫn đang ở mức cao.

-Nhóm may mặc, mũ, nón, giày dép:Chỉ số giá nhóm này so tháng trước tăng 0,1%; so tháng 12 năm trước tăng 0,26%; so cùng tháng năm trước tăng 1,79% và so bình quân cùng kỳ tăng 1,56%.Thời tiết đang là cao điểm mùa nắng nóng nên giá các mặt hàng khẩu trang, găng tay tăng 0,67% so tháng trước.

-Nhóm Nhà ở, điện, nước, chất đốt và VLXD:Chỉ số giá nhóm nhà ở, điện, nước, chất đốt và VLXD tăng 0,76% so tháng trước, so cùng tháng năm trước giảm 0,48%, so tháng 12 năm trước giảm 0,89% và so bình quân cùng kỳ tăng 2,34%.Là tháng đang trong mùa nắng nóng nên nhu cầu sử dụng nước sinh hoạt tăng, do đó giá nước và dịch vụ nước trong tháng tăng 1,14%. Giá điện và dịch vụ điện sinh hoạt giảm 1,5% nguyên nhân giảm là do giá điện đã được điều chỉnh giảm theo quy định của Chính phủ. Giá các mặt hàng gas tăng 13,41%; giá dầu hỏa giảm 10,59% do ảnh hưởng của giá thế giới.

- Nhóm thiết bị và đồ dùng gia đình:Chỉ số giá nhóm nàygiảm 0,08% so tháng trước, tăng 0,12% so cùng tháng năm trước và tăng 0,44% bình quân cùng kỳ.

- Nhóm giao thông:Chỉ số giá nhóm này giảm 2,33% so tháng trước; so cùng tháng năm trước giảm 24,96%; so tháng 12 năm trước giảm 22,89%và bình quân cùng kỳ giảm 8,4%.Tháng 5 giá các mặt hàng xăng, dầu tiếp tụcgiảmdo ảnh hưởng của giá thế giớigiảm.

- Nhóm Văn hóa, giải trí và du lịch:Chỉ số giá nhómnàytăng 1,08% so tháng trước; giảm 0,49% so cùng tháng năm trước; giảm 1,26% so tháng 12 năm trước.Chỉ số giá nhómnàytháng 5 tăng 1,08% là do sau khi được dãn cách ly xã hội, nhu cầu đi du lịch của người dân tăng cao, các công ty du lịch bắt đầu tăng giá các tour du lịch để bù chi phí sau thời gian giảm giá do ảnh hưởng của dịch bệnh; giá các tour du lịch được điều chỉnh tăng bình quân 2,11%; các mặt hàng thiết bị văn hóa như ti vi, máy ảnh, sách, báo, tạp chí ổn định.

- Các nhóm còn lại có chỉ số giá ổn định, tăng giảm không nhiều.

* Giá vàng: Giá vàng trong tháng tiếp tục biến động, giá vàng tăng 4,53% so tháng trước; so cùng tháng năm trước tăng 30,69%; so tháng 12 năm trước tăng 16,36% và bình quân cùng kỳ tăng 23,64%.

* Giá Đô la Mỹ:Chỉ số giá Đô la Mỹ tháng này giảm 0,3% so tháng trước; so cùng tháng năm trước tăng 1,13%; so tháng 12 năm trước tăng 1,48% và so bình quân cùng kỳ tăng 0,55%.

Công tác quản lý thị trường:Trong tháng 5 Chi cục Quản lý thị trường đã tiến hành kiểm tra86vụ. Phát hiện sai phạm61vụ. Tổng số vụ xử lý 57 vụ,với số tiền thu nộp ngân sách là 291 triệu đồng.

c. Xuất,nhập khẩuhàng hóa

Hoạt động kim ngạch xuất, nhập khẩu tháng 5 năm 2020 có phần khởi sắc hơn so tháng trước. Tuy nhiên doảnh hưởng của dịch bệnhCovid-19, các doanh nghiệpxuất, nhập khẩu mặt hàng nông sản, nguyên phụ liệu dệt, may, da, giày của thị trường Trung Quốc, Châu Âu giảm mạnh. Mặt khác thị trường xuất khẩu ở các nước trên thế giới giảm mạnh, nhất là các thị trường truyền thống đã ảnh hưởng đến kim ngạch xuất khẩu so cùng kỳ.

- Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa tháng 5 ước đạt 1.491 triệu USD, tăng 11,27% so tháng trước. Dự ước kim ngạch xuất khẩu 5 tháng đầu năm 2020 đạt 7.419,56 triệu USD, giảm 3,68% so cùng kỳ, trong đó: Kinh tế nhà nước đạt 181,63 triệu USD, giảm 13,44%; kinh tế ngoài nhà nước đạt 1.372,19 triệu USD, giảm 4,36%; kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đạt 5.865,74 triệu USD, giảm 3,18% so cùng kỳ.

Một số ngành hàng xuất khẩu 5 tháng đầu năm 2020 tăng, giảm so cùng kỳ như sau:Hạt điều ước đạt 107,15 triệu USD (-8,5%); Cà phê ước đạt 232,1 triệu USD (+33%); Hạt tiêu ước đạt 20,14 triệu USD (+42,25%); Cao su ước đạt 15,5 triệu USD (-26,54%); Sản phẩm gỗ đạt 535,1 triệu USD (-4,88%); Hàng dệt may đạt 696,5 triệu USD (-10,9%); Giày dép các loại ước đạt 1.846,5 triệu USD (+10,6%); Máy vi tính, sản phẩm điện tử đạt 265,33 triệu USD (+8,1%); Máy móc thiết bị ước đạt 722,56 triệu USD (+11,38%); Phương tiện vận tải và phụ tùng đạt 343,5 triệu USD (+5,8%); Xơ, sợi dệt đạt 438,97 triệu USD (-28,98%); Sản phẩm từ chất dẻo ước đạt 142,37 triệu USD (-2,67%); Sản phẩm sắt thép đạt 231,14 triệu USD (-23,4%) so cùng kỳ.

Thị trường xuất khẩu tập trung chủ yếu ở các thị trường chủ lực truyền thống như: Hoa Kỳ: ước đạt 2.048,5 triệu USD, giảm 3% so cùng kỳ và chiếm 28,7% kim ngạch xuất khẩu; Nhật Bản: 648,4 triệu USD, tăng 3,2% và chiếm 13%; Trung Quốc: 790,6 triệu USD, giảm 3,34% và chiếm 12,1%; Hàn Quốc: 431,5 triệu USD, giảm 0,65% và chiếm 5,9%; Đức: 239,6 triệu USD, tăng 12,87%, chiếm 3,7%; Đài Loan: 147,5 triệu USD, giảm 24,36%, chiếm 2,4%… Các thị trường khác cũng có kim ngạch xuất khẩu khá cao như Hong Kong, Bỉ, Úc, Thái Lan.

- Kim ngạch nhập khẩu tháng 5 năm 2020 ước đạt 1.328,64 triệu USD, tăng 12,58% so tháng trước. Dự ước 5 tháng đạt 6.001,56 triệu USD, giảm 8,15% so cùng kỳ. Nguyên nhân kim ngạch nhập khẩu 5 tháng đầu năm 2020 giảm là doảnh hưởng của dịch bệnhCovid-19đã làm ảnh hưởng đếntình hình nhập khẩu của các doanh nghiệp, nhất là đối với các mặt hàng xơ, sợi dệt các loại; nguyên phụ liệu dệt, may, da, giày nhập khẩu chủ yếu từ thị trường Trung Quốc. Cụ thể, một số mặt hàng biến động so cùng kỳ như sau: Thức ăn gia súc và nguyên liệu ước đạt 322,6 triệu USD (+8,82%); Chất dẻo nguyên liệu ước đạt 552,9 triệu USD (-9,07%); Vải các loại 340,3 triệu USD (-11,69%); Nguyên phụ liệu dệt, may ước đạt 325,77 triệu USD (-4,5%); Bông ước đạt 278,55 triệu USD (-8%); Sắt thép các loại ước đạt 386,03 triệu USD (-26,89%); Máy móc thiết bị ước đạt 692,85 triệu USD (-3,68%)…

Thị trường nhập khẩu chủ lực trong 5 tháng/2020 là: Trung Quốc: ước đạt 1.268,3 triệu USD, chiếm 24,8% và giảm 4,19%; Hàn Quốc: ước đạt 921,2 triệu USD, chiếm 14,2%, giảm 15%; Đài Loan ước đạt 708,6 triệu USD, chiếm 10,5%, giảm 0,76%; Nhật Bản ước đạt 554 triệu USD, chiếm 8,8%, giảm 9,79%; Hoa kỳ ước đạt 525,9 triệu USD, chiếm 9,4%, giảm 15,78% so cùng kỳ. Các thị trường khác có kim ngạch nhập khẩu khá cao như: Thái Lan, Brazil, Indonesia…chiếm tỷ trọng từ 1,9% đến 6,2% tổng kim ngạch nhập khẩu.

d. Hoạt động vận tải

Tháng 5 các hoạt động vận tải hoạt động trở lại bình thường sau thời gian nghỉ cách ly để phòng chống dịch Covid-19, do đó khối lượng vận chuyển, luân chuyển cũng như dịch vụ kho bãi đều tăng cao so tháng trước.

+ Doanh thu vận tải hành khách tháng 05 năm 2020 dự ước đạt 186,96 tỷ đồng, tăng 84,89% so tháng trước và giảm 1,62% so cùng tháng năm trước. Khối lượng vận chuyển ước đạt 5.405 nghìn hành khách, tăng 87,77% so tháng trước và giảm 8,23% so cùng kỳ; Khối lượng luân chuyển ước đạt 231.611 nghìn hành khách.km, tăng 87,83% so tháng trước và giảm 6,63% so cùng kỳ. Vận tải hành khách tăng cao so tháng trước là do từ đầu tháng 5 học sinh từ khối trung học cơ sở và trung học phổ thông và các trường cao đẳng, đại học chuyên nghiệp đi học lại nên các tuyến đưa rước học sinh, sinh viên và đưa rước công nhân của các công ty trở lại hoạt động bình thường làm cho doanh thu và sản lượng của các nhóm này tăng đột biến so với tháng 4. Bên cạnh đó, từ ngày 7/5/2020Bộ GTVT thông báo tới các đơn vị kinh doanh vận tải thực hiện dỡ bỏ toàn bộ quy định về giãn cách hành khách trên các phương tiện vận tải hành khách (xe buýt, taxi, xe chở khách, tàu hỏa, máy bay, tàu thủy...).nên lượng hành khách đi lại giữa các địa phương với nhau và các tỉnh lân cận tăng. Đây là 2 nguyên nhân chính làm cho doanh thu và sản lượng tháng 5 tăng đột biến so tháng 4.

+ Doanh thu vận tải hàng hóa tháng 5 ước đạt 772,9 tỷ đồng, tăng 10,34% so tháng trước và giảm 6,73% so cùng tháng năm trước; khối lượng vận chuyển ước đạt 4.714 nghìn tấn, tăng 10,69% so tháng trước và giảm 6,12% so cùng tháng năm trước; khối lượng luân chuyển ước đạt 341.879 nghìn tấn.km tăng 10,73% so tháng trước và giảm 6,44% so cùng tháng năm trước. Nguyên nhân tăng là do trong tháng 5 các tuyến hoạt động vận tải hàng hóa trở lại hoạt động bình thường và nhu cầu vận chuyển hàng hóa cho hoạt động xuất nhập khẩu, cũng như vật liệu xây dựng tăng cao so với tháng trước.

+ Doanh thu kho bãi, dịch vụ hỗ trợ vận tải tháng 5 ước đạt 409,9 tỷ đồng, tăng 15,65% so tháng trước vàgiảm5,85% so cùng tháng năm trước. Nguyên nhân tăng là do các hoạt động vận chuyển hành khách và hàng hóa hoạt động trở lại bình thường nên doanh thu của ngành thu phí đường bộ tăng lên đáng kể (chiếm 42% trong nhóm kho bãi) nên làm cho doanh thu của nhóm kho bãi, dịch vụ hỗ trợ vận tải tháng này tăng so tháng trước.

+ Vận tải hành khách 5 tháng đầu năm 2020 dự tính đạt 784 tỷ đồng, giảm 18,56% so cùng kỳ; Sản lượng vận chuyển hành khách ước đạt 21.617 nghìnhành khách, giảm 21,37% và luân chuyển ước đạt 987.496 nghìnhành khách.km, giảm 24,23% so cùng kỳ.

+ Vận tải hàng hoá 5 tháng ước đạt 3.798,69 tỷ đồng, giảm 5,08% so cùng kỳ; Khối lượng vận chuyển hàng hóa ước đạt 24.213 nghìn.tấn, giảm 7,37%, luân chuyển hàng hóa đạt 1.758.164 nghìn tấn.Km, giảm 8,06% so cùng kỳ.

Nhìn chung hoạt động vận tải, kho bãi 5 tháng đầu năm 2020 giảm so cùng kỳ là do ảnh hưởng của dịch Covid-19.Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng chính phủ tại Chỉ thị số 16/CT-TTG ngày 31/3/2020 về việc thực hiện các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch CoVid-19. Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai đã ban hành Chỉ thị 09/CT-UBND về việc thực hiện các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch Covid-19 và giao cho Sở giao thông vận tải chủ trì, phối hợp với Công an tỉnh, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố chỉ đạo dừng hoạt động giao thông đường thủy công cộng (bến đò, phà…). Đồng thời, dừng các hoạt động giao thông công cộng, xe khách, hành khách (trừ xe chở công nhân và chuyển gia),dừng việc di chuyển từ Đồng Nai đến các vùng có dịch và ngược lại, cũng không di chuyển qua lại với các địa phương khác trên cả nước trừ trường hợp đặc biệt đến hết ngày 22/04/2020. Do đó, hoạt động vận tải hành khách, hàng hóa và các dịch vụ hỗ trợ vận tải 5 tháng/2020 giảm so cùng kỳ cả về doanh thu và sản lượng.

5. Đầu tư phát triển

Dự ước thực hiện vốn đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước do địa phương quản lý tháng 5 thực hiện 294,12 tỷ đồng, tăng 10,69% so với tháng 4. Dự ước 5 tháng thực hiện 1.544,58 tỷ đồng, giảm 18,97% so cùng kỳ và bằng 20,16% so kế hoạch năm 2020. Sở dĩ tháng 5 tăng so tháng 4 là do việc gỡ bỏ quy định cách ly toàn xã hội nên các công trình xây dựng được hoạt động trở lại bình thường và đẩy nhanh tiến độ thi công các công trình. Tuy nhiên tính chung 5 tháng đầu năm thì vốn đầu tư thực hiện giảm nhiều so cùng kỳ là do ảnh hưởng dịch bệnh Covid-19. Tình hình thực hiện các nguồn vốn đầu tư thuộc nguồn vốn ngân sách địa phương như sau:

- Vốn ngân sách nhà nước cấp tỉnh quản lý:Ước tháng 5 năm 2020 thực hiện 189,19 tỷ đồng, tăng 13,6% so với tháng 4/2020, ước 5 tháng năm 2020 thực hiện 956,59 tỷ đồng, giảm 19,61% so cùng kỳ và bằng 20,38% so với kế hoạch năm.

- Nguồn vốn ngân sách nhà nước do cấp huyện quản lý:Dự ước tháng 5 năm 2020 thực hiện 80,85 tỷ đồng, tăng 4,81% so với tháng 4/2020 và giảm 39,86% so với cùng kỳ, ước 5tháng năm 2020 thực hiện 463,68 tỷ đổng,giảm 17,82% so cùng kỳ và bằng 20% so kế hoạch năm 2020.

- Nguồn vốn ngân sách Nhà Nước do cấp xã quản lý:Dự ước tháng 5 năm 2020 thực hiện 24,08 tỷ đồng, tăng 9,2% so tháng 4/2020 và giảm 31,51% so cùng kỳ, ước 5tháng năm 2020 thực hiện 124,3 tỷ đồng ,giảm 18,28% so với cùng kỳ và bằng 19,09% so kế hoạch.

Nhìn chung tình hình thực hiện vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước do địa phương quản lý tháng 5/2020 còn chậm, do ảnh hưởng của dịch bênh covid-19 cho nên các dự án khởi công mới đều bị lùi thời gian khởi công. Bên cạnh đónhiều công trình thi công chậm lại, do thiếu nhân công nên tiến độ thực hiện vốn đầu tư thực hiện chậm so cùng kỳ.

6. Thu hút đầu tư

Tổng vốn đăng ký cấp mới và dự án tăng vốn Đầu tư trực tiếp của nước ngoài (FDI) đến ngày 20/5/2020 đạt489,9triệu USD, bằng61,7% so cùng kỳ, đạt50% so kế hoạch. Trong đó: Cấp mới37dự án với vốn đăng ký112,1triệu USD, bằng28,1% so cùng kỳ; điều chỉnh vốn 48dự án với vốn bổ sung386,7triệu USD,bằng 94,5% so cùng kỳ.

Tổng vốn đầu tư trong nước đăng ký cấp giấy chứng nhận đầu tư, chủ trương đầu tư và điều chỉnh tăng vốn đến ngày 20/5/2020 là15.350tỷ đồng, tăng 129,3% so cùng kỳ, đạt 76,7% so kế hoạch. Trong đó: Cấp giấy chứng nhận đầu tư cho57dự án với số vốn là13.902tỷ đồng, tăng 130,5% so cùng kỳ; điều chỉnh tăng vốn 04dự án với số vốn là1.448tỷ đồng,tăng118,5% so cùng kỳ.

Tính từ đầu năm đến ngày 15/5/2020, tổng vốn đăng ký thành lập mới doanh nghiệp và bổ sung tăng vốnlà:14.842tỷ đồng,đạt 56% so kế hoạch năm vàbằng89,6% so với cùng kỳ năm 2019(16.572 tỷ đồng), trong đó số đăng ký thành lập mới là 1.260 doanh nghiệp với số vốn đăng ký là12.150tỷ đồng, bằng 94,5%và 89 lượt doanh nghiệp đăng ký tăng vốn với vốn đăng ký bổ sung là2.692 tỷ đồng, bằng 72,4% so cùng kỳ.

- Về tình hình giải thể doanh nghiệp, tạm ngừng kinh doanh:Tính từ đầu năm đến ngày 15/5/2020 có 121 doanh nghiệp giải thể với số vốn 1.630 tỷ đồng và 134 Chi nhánh, địa điểm kinh doanh và văn phòng đại diện chấm dứt hoạt động 348doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh.Các doanh nghiệp này chủ yếu là doanh nghiệp nhỏ và vừa và thuộc khu vực kinh tế tư nhân. Lý do giải thể và chấm dứt hoạt động và tạm ngừng kinh doanh chủ yếu là do kinh doanh không hiệu quả.

7. Tài chính

Tổng thu ngân sách nhà nước 5 tháng đầu năm ước đạt 22.700 tỷ đồng, đạt 42,7% dự toán năm và tăng 9,46% so với cùng kỳ. Trong đó: Thu nội địa là 16.700 tỷ đồng, đạt 46,9% so với dự toán năm và tăng 18,8% so với cùng kỳ; Thu lĩnh vực xuất nhập khẩu 6.000 tỷ đồng, đạt 34,3% dự toán năm và giảm 13,6% so với cùng kỳ.

Dự ước tổng chi ngân sách địa phương năm tháng đầu năm ước đạt 7.700 tỷ đồng,đạt 34,6% so với dự toán và tăng 5,63% so với cùng kỳ. Trong đó:Chi đầu tư phát triển2.900 tỷđồng, đạt38,8%so dự toán và tăng4,4%so cùng kỳ; Chi thường xuyên4.800 tỷđồng,đạt35,6% so với dự toán đầu năm và tăng6,37% so cùng kỳ.

8. Hoạt động ngân hàng

Trên địa bàn tỉnh có 43 ngân hàng với 59 Chi nhánh ngân hàng và 231phòng giao dịch trực thuộc; 35 Quỹ tín dụng nhân dân; 04 chi nhánh Tổ chức tài chính vi mô TNHH MTV cho người lao động nghèo tự tạo việc làm (CEP).Hệ thống ngân hàng thực hiện tốt công tác thanh toán, tăng cường công tác thanh toán không dùng tiền mặt; đáp ứng kịp thời và đầy đủ lượng tiền mặt và cơ cấu các loại tiền phục vụ sản xuất và lưu thông hàng hóa

Hoạt động huy động vốn:Tổng nguồn vốn huy động của các TCTD trên địa bàn đến 30/6/2020 đạt 203.803 tỷ đồng, tăng 2,48% so đầu năm. Trong đó:

Tiền gửi bằng đồng Việt Nam ước đạt 189.919 tỷ đồng, tăng 2,15% so đầu năm; Tiền gửi bằng ngoại tệ ước đạt 12.571 tỷ đồng, tăng 6,73% so đầu năm.

Đến cuối tháng 04/2020, Lãi suất huy động bằng VND phổ biến ở mức 0,1-0,5%/năm đối với tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 1 tháng; 4,3-4,75%/năm đối với tiền gửi có kỳ hạn từ 1 tháng đến dưới 6 tháng; 5,3-6,8%/năm đối với tiền gửi có kỳ hạn từ 6 tháng đến dưới 12 tháng; kỳ hạn từ 12 tháng trở lên ở mức 6,6-7,4%/năm.Lãi suất huy động USD của TCTD ở mức 0%/năm đối với tiền gửi của cá nhân và tổ chức.

Hoạt động tín dụng:Đến 30/06/2020 tổng dư nợ cấp tín dụng trên địa bàn ước đạt 221.607 tỷ đồng, tăng 4,22% so với đầu năm (trong đó nợ xấu ước chiếm 0,77% trên tổng dư nợ cho vay). Dư nợ cấp tín dụng bao gồm:

Dư nợ ngắn hạn ước đạt 117.410 tỷ đồng, tăng 6,04% so đầu năm. Dư nợ trung, dài hạn ước đạt 102.374 tỷ đồng, tăng 2,36% so đầu năm.

Đến cuối tháng 04/2020,Mặt bằng lãi suất cho vay VND phổ biến ở mức 6,0-9,0%/năm đối với ngắn hạn; 9,0-11%/năm đối với trung và dài hạn.Lãi suất cho vay USD phổ biến ở mức 3,0-6,0%/năm; trong đó lãi suất cho vay ngắn hạn phổ biến ở mức 3,0-4,5%/năm, lãi suất cho vay trung, dài hạn ở mức 4,2-6,0%/năm.

9. Một số tình hình xã hội

a. Văn hóa thông tin

Tập trung tuyên truyền cổ động trực quan các nhiệm vụ chính trị: Kỷ niệm 45năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước; Tuyên truyền kỷ niệm 66 năm ngày chiến thắng Điện Biên Phủ; Tham mưu Triển lãm chuyên đề "Mãi mãi đi theo Người" nhân kỷ niệm 130 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh; tuyên truyền công tác phòng chống dịch CoVid-19.

b. Giáo dục - Đào tạo

Ngày 11/5/2020, học sinh bậc tiểu học và trẻ mầm non 5 tuổi trên địa bàn tỉnh đã trở lại trường sau hơn 3 tháng nghỉ phòng chống dịch Covid-19. Các trường đón học sinh trở lại trong không khí khẩn trương và tuân thủ chặt chẽ quy trình chống dịch Covid-19.

Theo Sở GD-ĐT tỉnh Đồng Nai kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 năm học 2020-2021 sẽ vẫn tổ chức. Thời gian chính thức tổ chức thi tuyển sinh lớp 10 là ngày 22 và 23/7/2020 với 3 môn thi Toán, Ngữ văn, Tiếng Anh. Kỳ thi tuyển sinh lớp 10 năm học 2020-2021 sẽ có 21 trường THPT công lập trên địa bàn được Sở GD-ĐT cho phép tổ chức thi. Riêng Trường THPT chuyên Lương Thế Vinh sẽ tuyển sinh toàn tỉnh. Các trường không được tổ chức thi tuyển sẽ tuyển sinh bằng hình thức xét tuyển.

Đối với học sinh lớp 12 và kỳ thi THPT quốc gia, Bộ GD-ĐT đã chính thức công bố đề thi tham khảo Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2020. Kỳ thi tốt nghiệp THPT được tổ chức trên cơ sở thực hiện Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học, Luật Giáo dục sửa đổi và phù hợp với điều kiện thực tế do ảnh hưởng của dịch Covid-19.

d. Y tế

Tính đến ngày 20/05/2020,trên địa bàn tỉnhĐồng Nai ghi nhận 01 trường hợp nhiễm Covid-19đã được điều trị khỏi, hoàn thành thời gian cách ly 14 ngày tại Bệnh viện Phổi trở về địa phươngvà55 trường hợp nghi ngờ, có yếu tố tiếp xúc dịch bệnh được cách ly theo dõi tại các khu cách ly tập trung (tại Bệnh viện Phổi; 43; Bệnh viện Nhi đồng:12); Số người đang theo dõi tại cộng đồng là 25 trường hợp; 11 người đang theo dõi sức khoẻ tại cộng đồng (nhà, nơi lưu trú).

Một số dịch bệnh phát sinh trong tháng như sau:

- Sốt xuất huyết: 124 trường hợp, giảm 36,08% so với tháng trước, giảm 72,20% so với tháng cùng kỳ năm 2019. Trong đó số trường hợp mắc SXHD ≤ 15 tuổi là 79 trường hợp, chiếm tỷ lệ 63,71%. Không ghi nhận trường hợp tử vong. Số trường hợp mắc cộng dồn hết tháng 5 là 1.114 trường hợp, giảm 64,47% so với cùng kỳ.

- Sốt rét:Trong tháng ghi nhận ghi nhận 01 trường hợp mắc sốt rét, giảm 01 trường hợp so với tháng trước, giảm 03 trường hợp so với cùng kỳ. Không ghi nhận trường hợp tử vong.

- Sởi:04 trường hợp mắc, giảm 63,64% so với tháng trướcvà giảm 98% so với tháng cùng kỳ. Số trường hợp mắc cộng dồn đến tháng 5 là 113 trường hợp, giảm 90,45% so với cùng kỳ. Không ghi nhận trường hợp tử vong.

- Hội chứng tay chân miệng (TCM): Có 24 trường hợp mắc, giảm 35,14% so với tháng trước và giảm 91,94% so với tháng cùng kỳ. Không ghi nhận trường hợp mắc bệnh tử vong. Số trường hợp mắc cộng dồn đến tháng 5 là 352 trường hợp, giảm 67,65% so với cùng kỳ. Không ghi nhận trường hợp tử vong.

- An toàn vệ sinh thực phẩm:Tiếp tục thực hiện tốt công tác thanh kiểm tra liên ngành, xử lý nghiêm những cơ sở vi phạm các điều kiện đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm trên địa bàn tỉnh. Trong tháng 5 thực hiện công tác kiểm tra, giám sát và tổ chức 663 lượt thanh tra, kiểm tra cơ sở sản xuất, chế biến thực phẩm, dịch vụ ăn uống và kinh doanh tiêu dùng thực phẩm, trong đó: 584 cơ sở đạt (chiếm 88,09%), số cơ sở vi phạm là 79, nhắc nhở 79 cơ sở. Trong tháng không để xảy ra vụ ngộ độc thực phẩm.

e. Giải quyết việc làm

Trong tháng 5, phối hợp các sở, ban, ngành và UBND các huyện và thành phố giải quyết việc làm cho 3.490 lượt người.Trong đó: các doanh nghiệp tuyển dụng:2.862lượt người;chương trìnhcho vay hộ nghèo để giải quyết việc làm: 176 lao động; chương trình đào tạo nghề lao động nông thôn: 94 lao động; cho vay vốngiải quyết việc làm: 836 người; các chương trình khác: 358 lao động.

Tiếp nhận, giải quyết 6.808 hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp, đã ban hành quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp cho 3.825 người. Tư vấn và giới thiệu việc làm cho số lao động thất nghiệp 6.891 lượt người.

f. Đào tạo nghề

Trong tháng 5, tuyển mới đào tạo cho 7.255 người, trong đó: Cao đẳng 115 người; Trung cấp 158; Sơ cấp và đào tạo thường xuyên là 6.982 người. Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn: 210 người. Tính từ đầu năm đến nay, toàn tỉnh tuyển mới đào tạo cho 22.319 người, đạt 28,8% kế hoạch năm.

Toàn tỉnh có 5.850 người tốt nghiệp các khóa đào tạo, trong đó: Sơ cấp và đào tạo thường xuyên: 5.850 người. Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn có 102 người tốt nghiệp. Tính từ đầu năm đến nay, toàn tỉnh có 15.508 người tốt nghiệp các khóa đào tạo, đạt 22,81% kế hoạch năm.

g. Công tác giảm nghèo

Tính đến cuối tháng 5, toàn tỉnh cho vay tổng số hộ vay là 1.659 hộ so cùng kỳ đạt 91,7%. Trong đó số hộ nghèo vay 282 hộ với số tiền 10.728 triệu đồng; hộ cận nghèo vay 944 hộ với số tiền 38.519 triệu đồng và hộ thoát nghèo vay 433 hộ với số tiền 19.431 tri


Cục Thống kê Đồng Nai

    Tổng số lượt xem: 904
  •  

Đánh giá

(Di chuột vào ngôi sao để chọn điểm)