1. Sản xuất công nghiệp
Hoạt động sản xuất công nghiệp những tháng cuối năm 2022 gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng của tình hình chính trị thế giới chiến sự Nga và Ucraina diễn biến hết sức phức tạp, thị trường tài chính, tiền tệ thế giới diễn biến khó lường,tác động tiêu cực đến nguồn nguyên liệu nhập khẩu phục vụ sản xuất, doanh nghiệp sản xuất kinh doanh gặp nhiều khó khăn, do tiêu thụ chậm, giá cả nguyên vật liệu tăng cao, đơn hàng ngưng trệ, ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. Trước tình hình đó, các ngành chức năng tiếp tục đẩy mạnh thực hiện các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp, tập trung tháo gỡ khó khăn, nhằm đẩy mạnh hoạt động sản xuất và xuất khẩu. Trong đó, phối hợp với các đơn vị liên quan hỗ trợ các doanh nghiệp trong việc tìm kiếm nguồn cung ứng nguyên vật liệu để khắc phục, hạn chế tình trạng thiếu nguyên, nhiên vật liệu phục vụ cho sản xuất và tiêu dùng. Bên cạnh đó, hầu hết các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp đã chủ động tìm kiếm đơn hàng, thay đổi phương thức sản xuất, tìm nguồn nguyên liệu sản xuất, một số doanh nghiệp đẩy mạnh sản xuất hàng hóa phục vụ Tết Nguyên đán 2023 vào những tháng cuối năm, do đó chỉ số sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh tháng 11 vẫn tăng nhẹ so tháng trước, dự ước 11 tháng năm 2022 vẫn duy trì tốc độ tăng trưởng 8,27% so với cùng kỳ.
Dự ước chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 11/2022 tăng 1,43% so với tháng trước, trong đó ngành khai khoáng tăng 4,2%;Công nghiệp chế biến, chế tạotăng1,42%; sản xuấtvà phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nướctăng1,29%;cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nướctăng1,07%. Trong tháng 11/2022 hầu hết các ngành sản xuấttăngso tháng trước, trong đó: Sản xuất chế biến thực phẩm tăng 4,86%, sản xuất đồ uống tăng 4,13%; sản xuất thuốc hóa dược liệu tăng 5,89%; sản xuất sản phẩm từ cao su và plastic tăng 3,04%, sản xuất sản phẩm điện tử, máy vi tính và sản phẩm quang học tăng 1,69% v.v… Tuy nhiên một số ngành may mặc, dệt, sản xuất giường, tủ, bàn ghế v.v... gặp khó khăn do thiếu đơn hàng nên tăng không đáng kể hoặc giảm so tháng trước.
Chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 11/2022 tăng 14,38% so với tháng cùng kỳ năm 2021, trong đó: Ngành khai khoáng tăng 2,39%; Ngành chế biến, chế tạo tăng 15,29%; Sản xuất phân phối điện, nước tăng 6,4%; Cung cấp nước, xử lý nước, rác thải tăng 5,12%. Nguyên nhân chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 11 năm nay tăng cao so với tháng cùng kỳ là do tháng 11/2021 các doanh nghiệpsản xuất mới bắt đầu được phép hoạt động trở lại sau thời gian ngừng hoạt động để phòng dịch nên hoạt động kinh tế vẫn chưa thật sự trở lại trạng thái bình thường vì một số hoạt động chưa khôi phục được hoàn toàn, do đó chỉ sốsản xuất công nghiệp tháng 11/2022 tăng khá so cùng kỳ.
Dự ước chỉ số sản xuất công nghiệp 11 tháng tăng 8,27% so cùng kỳ, trong đó ngành khai khoáng tăng 4,83%;Công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 8,42%; sản xuấtvà phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nướctăng 6,4%;cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nướctăng 5,12%. Có 26/27 ngành có chỉ số sản xuất tăng so cùng kỳ, điều này cho thấykết quả hoạt động sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh có sự phục hồi, tróng đó, một số ngành công nghiệp trọng điểm trong ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng trưởng cao so với cùng kỳ, đóng góp tích cực vào tăng trưởng chung của toàn ngành công nghiệp như: Sản xuất trang phục tăng 9,89%;Sản xuất hoá chất và sản phẩm hoá chất tăng 9,74%; Chế biến gỗ và sản xuất sản phẩm từ gỗ tăng 9,4%; Sản xuất da và các sản phẩm có liên quan tăng 7,55%, Sản xuất sản phẩm từ cao su và plastic tăng 7,39%,Sản xuất thiết bị điện tăng 7,24%, Sản xuất thuốc, hoá dược và dược liệu tăng 6,16%; Dệt tăng 5,79%; Sản xuất chế biến thực phẩm tăng 5,76%... Tuy vậy, bước sang quý III và đến hết tháng 11 này sản xuất công nghiệp gặp khó khăn do ảnh hưởng của chiến tranh giữa Nga và Ukraina, lạm phát cao, trên thế giới nguồn nguyên liệu giá tăng cao, hợp đồng sản xuất giảm mạnh đã ảnh hưởng lớn đến sản xuất công nghiệp. Có một số ngành sản xuất còn gặp khó khăn nên IIP tăng thấp hoặc giảm so với cùng kỳ như: Sản xuất sản phẩm từ kim loại đúc sẵn tăng 2,88%, Sản xuất giường, tủ, bàn, ghế tăng 2,58%; Sản xuất sản phẩm điện tử, máy vi tính và sản phẩm quang học tăng 0,62%, Sản xuất phương tiện vận tải khác giảm 11,45%. Nguyên nhân chủ yếu là do hoạt động sản xuất của các ngành này gặp khó khăn do nguồn nguyên liệu nhập khẩu,doanh nghiệp bị giảm đơn hàng hoặc bị hủy đơn hàng sang Châu Âu, Mỹ… đã ảnh hưởng đến tăng trưởng của các ngành công nghiệp.
-Chỉ số sản phẩm công nghiệp:Dự ước11 tháng một số sản phẩm công nghiệp chủ yếu có sản lượng tăng khá so cùng kỳ đó là: Đá xây dựng các loại 15.447,4 nghìn m3, tăng 4,83%; cà phê các loại 303,5 nghìn tấn, tăng 7,64%, bột ngọt 275,5 nghìn tấn, tăng 5,96%; nước ngọt các loại 529 triệu lít, tăng 6,41%; sợi các loại 1.192,1 ngàn tấn, tăng 6,08%; vải các loại đạt 521,8 triệu m2, tăng 6,62%, giày dép các loại 630,9 triệu đôi, tăng 9,46%, sản phẩm kim loại 423 ngàn tấn, tăng 8,12%; mạch điện tử 2.224,5 triệu chiếc, tăng 11,59%, nguyên nhân tăng do các doanh nghiệp đã chủ động tìm kiếm đơn hàng, bên cạnh đó các doanh nghiệp sản xuất chủ động tìm kiếm đơn hàng, tìm nguồn nguyên liệu sản xuất để duy trì sản xuất ở những tháng cuối năm…, do đó, tác động đến sản xuất và sản lượng sản phẩm tăng trong kỳ. Tuy nhiênhiện nay khó khăn do ảnh hưởng khủng hoảng kinh tế toàn cầu, thị trường tài chính, tình trạng lạm phát tại các nước Châu Âu khó lường do ảnh hưởng chiếnsự Nga và Ucraina diễn biến hết sức phức tạp, thiếu nguồn nguyên liệu sản xuất, xuất khẩu và tiêu thụ sản phẩm chậm, nên ảnh hưởng đến việc phục hồi sản xuất của doanh nghiệp.
2. Sản xuất Nông - Lâm nghiệp và thủy sản
Sản xuất nông nghiệp trong tháng 11 tập trung chủ yếu thu hoạch lúavụmùa và gieo trồng các loại cây màu, chăn nuôi phát triển ổn định, các trang trại, doanh nghiệp chăn nuôi có quy mô lớn tiếp tục tái đàn chuẩn bị cho sản lượng phục vụ cho các dịp Lễ, Tết cuối năm. Công tác phòng chống dịch bệnh cho cây trồng, vật nuôi được các địa phương quan tâm và triển khai có hiệu quả. Hoạt động trồng rừng và khai thác gỗ phát triển tốt phục vụ nhu cầu chế biến, xuất khẩu sản phẩm gỗ. Sản xuất thủy sản thuận lợi,thị trườngtiêu thụ sản phẩm ổn định và tăng nhẹ. Công tác khuyến nông, thủy lợi và dịch vụ nông nghiệpphục vụ tốtnhu cầu sản xuất của địa phương.
a) Sản xuất nông nghiệp
Tổng diện tích gieo trồng cây hàng năm 11 tháng năm 2022 là 143.029,69 ha, giảm 1.754,21 ha (-1,21%) so với cùng kỳ. Trong đó: Diện tích lúagieo cấy đạt 52.523,72 ha,chiếm36,7% diện tích gieo cấy và bằng97,53% cùng kỳ năm trước. (Lúa đông xuân: 15.262,4 ha, bằng 99,09%; Lúa hè thu: 19.186,14 ha, bằng 97,12%; lúa mùa: 18.075,2 ha, bằng 96,67% so cùng kỳ). Ước năng suất lúa đông xuân đạt 65,88 tạ/ha, tăng 1,48%; năng suất lúa hè thu đạt 57,49 tạ/ha, tăng 2,11%; năng suất lúa mùa đạt 55,64 tạ/ha, tăng 0,56%;Bắp đạt 35.217,9ha, giảm562,5ha (-1,57%); nhóm cây củ có bột đạt 17.713,9 ha, tăng 135 ha (+0,77%); nhóm rau các loại đạtđạt 17.668 ha, giảm 66,27 ha (-0,37%)…
Sản xuất cây lâu năm trên địa bàn tương đối ổn định, thời tiết khí hậu thuận lợi cho cây trồng phát triển, không có mưa trái vụ nên không gây thiệt hại đối với các loại cây ăn quả lâu năm.
Diện tích cây lâu nămhiện có171.217,74 ha,tăng 0,95%(+1.609,39 ha)socùng kỳ.Trong đó: Diện tíchcây ăn quả75.340,1 ha, tăng 2,58% (+1.896,84 ha) so cùng kỳ và chiếm 44%;Diện tích cây công nghiệp lâu năm là 94.533,82 ha, giảm 4,1% (-4.012 ha) chiếm 56% so với tổng diện tích cây lâu năm.
Dự ước sản lượng thu hoạch một số loại cây trồng 11tháng so cùng kỳ như sau:Xoài107.893,7tấn, tăng 4,4%; Chuối đạt 135.695tấn, tăng 6,54%; Thanh long đạt 16.388,9tấn, tăng 5,27%; Cam 12.405,7tấn, tăng 5,77%; Bưởi68.290,6tấn, tăng 4,39%; Chôm chôm 161.941,1tấn,tăng5,95%; Điều đạt41.074,3tấn,giảm1,18%; Hồ tiêu đạt28.906,1tấn, giảm 1,56%; Cà phêđạt11.617,1tấn,tăng 0,97%...
c) Chăn nuôi
Tháng 11/2022, tình hình chăn nuôi trên địa bàn tỉnh phát triển ổn định. chăn nuôi vẫn tiếp tục phát triển theo hướng công nghiệp, hiện đại. Các trang trại quy mô lớn, doanh nghiệp chủ động đầu tư phát triển đàn heo chuẩn bị cho sản lượng xuất chuồng phục vụ cho dịpLễ,Tếtcuối năm, làm cho tổng đàngia súc, gia cầmtăng so cùng kỳ.Trong đó:Số lượng đàn trâu ước đạt3.914con, tăng 0,28% so cùng kỳ; đàn bò 87.925 con, tăng 0,36%; đàn heo 2.561.531 con, tăng 5,35% so cùng kỳ; Đàn gia cầm 28.302,45 ngàn con, tăng 5,43%so cùng kỳ. Trong đó: Đàn gà 26.604 ngàn con, tăng 6,02%.
Sản lượng thịt trâu hơi xuất chuồng 11tháng ước đạt 227,36tấn, tăng0,58%;thịt bòđạt4.285,77tấn, tăng0,29%; thịt heođạt 395.171,28tấn, tăng2,33%; thịt gia cầm đạt175.667,6tấn, tăng 5,26%, trong đó thịt gà 148.963,79tấn, tăng6,12%; Sản lượng trứng gia cầm đạt 1.090,88 triệu quả, tăng 5,48% so cùng kỳ.
b) Lâm nghiệp
Công tác quản lý, bảo vệ, phát triển rừng được tăng cường, các hành vi vi phạm được lực lượng Kiểm lâm phát hiện kịp thời, xử lý nghiêm minh; không xảy ra các vụ vi phạm lớn gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến tài nguyên rừng. Trong tháng 11/2022 các đơn vị lâm nghiệp tiếp tục xuống giống trồng rừng trên phần diện tích đất trống.11 tháng năm 2022 diện tích rừng trồng mới ước đạt được 2.724,5 ha, tăng 2,02% so với cùng kỳ. Sản lượng gỗ khai thác ước đạt261.686 m3, tăng 6.712,3 m3(+2,63%);Sản lượng củi khai thác đạt 3.404 ste, tăng 103 ste (+3,1%) so cùng kỳ.
c) Thủy sản
Sản xuất thủy sản trên địa bàn tỉnh tháng 11 thuận lợi, công tác phòng chống dịch bệnh được thực hiện tốt, tiếp tục khuyến khích người dân nuôi đầu tư kỹ thuật vào sản xuất, chuyển đổi ao hồ từ quảng canh cải tiến sang thâm canh, bán thâm canh; tuyên truyền, vận động người nuôi chọn giống ít nhiễm bệnh, áp dụng kỹ thuật cải tiến, ứng dụng công nghệ cao. Nhờ đó, sản lượng nuôi trồng thủy sản 11 tháng đạt khá so cùng kỳ.
Dự ước tổng sản lượng thủy sản tháng 11 ước đạt6.829,04 tấn, tăng 283,8 tấn tăng 4,34% so tháng cùng kỳ; lũy kế 11 tháng sản lượng đạt 67.148,60 tấn, tăng 3.101,07 tấn (+4,84%) so cùng kỳ. Trong đó: sản lượng cá đạt 58.941,41 tấn, tăng 4,89%; sản lượng tôm đạt 7.116,88 tấn, tăng 4,81%; sản lượng thuỷ sản khác đạt 1.090,31 tấn, tăng 2,43%. Thị trường tiêu thụ xã hội các sản phẩm thủy sản khá ổn định; mặt khác việc áp dụng nuôi trồng thủy sản theo quy trình an toàn với một số loại thủy sản có chất lượng và giá bán ổn định trên thị trường tạo thu nhập khá người nuôi trông nên sản lượng tăng khá so cùng kỳ.
3. Thương mại du lịch, giá cả, xuất nhập khẩu và vận tải
3.1. Thương mại dịch vụ
Tình hình kinh doanh thương mại, dịch vụ trên địa bàn tỉnh Đồng Nai sôi động hơn so với tháng trước do nhu cầu mua sắm hàng hoá cuối năm. Mặc dù ảnh hưởng của tình hình kinh tế thế giới, nhiều doanh nghiệp trong tỉnh vẫn gặp khó khăn trong việc tìm kiếm các đơn hàng mới, nhưng các doanh nghiệp cố gắng khắc phục và tìm hướng chuyển đơn hàng trong nước hoặc các thị trường ít bị ảnh hưởng bởi chiến tranh giữa Nga và Ukraina. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tháng 11/2022 ước đạt 20869,74 tỷ đồng, tăng 2,36% so tháng trước và tăng 21,74% so tháng cùng kỳ; Lũy kế 11 tháng đạt 209.841,07 tỷ đồng, tăng 23,47% so cùng kỳ. Trong đó: kinh tế nhà nước ước đạt 10.282,11 tỷ đồng, tăng 11,86%; kinh tế ngoài nhà nước ước đạt 195.194,76tỷ đồng, tăng 24,11%; kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài ước đạt 4.369,63 tỷ đồng, tăng 25,53% so với cùng kỳ. Nguyên nhân ước 11 tháng năm nay tăng cao so cùng kỳ là do năm 2021 ảnh hưởng của dịch Covid-19 nên hoạt động thương mại dịch vụ giảm mạnh, năm nay phục hồi nhanh nên tăng cao, mặt khác giá cả hàng hóa dịch vụ năm nay biến động theo xu hướng tăng cao cũng góp phần làm cho tổng mức bán lẻ hàng hóa dịch vụ tăng.
3.2. Giá cả thị trường
Tháng 11 giá mặt hàng xăng, dầu được điều chỉnh tăng, hiện nay giá xăng A95(III): 23.860đồng/lít; xăng E5:22.710 đồng/lít; dầu DO: 24.980 đồng/lít, trong tháng có thời điểm trên địa bàn tỉnh thiếu xăng cục bộ, nhiều trạm xăng đóng cửa do nhiều nguyên nhân khác nhau nhưng chủ yếu là thiếu xăng do nguồn cung. Giá heo hơi trong tháng 11 giảm so với tháng trước, giá heo hơi hiện nay đang ở mức 54.000 đồng/kg đến 57.000 đồng/kg. Giá cả các mặt hàng hoá tiêu dùng trong tháng 11 tương đối ổn định, nhiều mặt hàng có biến động tăng, giảm giá do ảnh hưởng của nguồn cung và thời tiết cùng các chính sách khuyến mãi của các cửa hàng, siêu thị thời điểm cuối năm.
Chỉ số giá tiêu dùng tháng 11 năm 2022 so với tháng trước tăng 0,49%. Tăng cao nhất là nhóm giao thông (+2,52%) do ảnh hưởng của giá xăng, dầu, giá các dịch vụ giao thông công cộng như vận tải hành khách tăng, các mặt hàng xe đạp, xe máy và các phụ tùng xe cũng tăng hơn so tháng trước. Nhóm đồ uống và thuốc lá tăng 1,3% do tháng cuối năm nên các dịch vụ cưới hỏi, liên hoan, nhu cầu sử dụng các mặt hàng nước uống, giải khát và rượu bia tăng. Chỉ có nhóm giáo dục có chỉ số giá ổn định, các nhóm còn lại hầu hết đều tăng nhẹ so với tháng trước.
Chỉ số giá tiêu dùng tháng 11/2022 so với tháng 12/2021 tăng 4,39%. Nguyên nhân 11 tháng năm 2022 hầu hết giá tiêu dùng đều có biến động tăng bởi vì chịu sự tác động của giá xăng dầu và giá vật tư nguyên liệu đầu vào. Có 10/11 nhóm hàng tăng giá, trong đó nhóm giáo dục có mức tăng cao nhất với 17,38% (dịch vụ giáo dục tăng 18,74%); nhóm văn hoá, giải trí và du lịch tăng 12,05% (du lịch trong nước tăng 59,12%; du lịch ngoài nước tăng 12,8%; khách sạn, nhà khách tăng 11,2%); nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 4,32% (giáthịt heo tăng 13,82%; bột mì và ngũ cốc tăng 6,05%)nhóm nhà ở và vật liệu xây dựng tăng 3,39%. Có 01 nhóm có chỉ số giá giảm so tháng 12/2021 là nhóm bưu chính, viễn thông giảm 0,07%.
Chỉ số giá bình quân 11 tháng năm 2022, tăng 3,21% so với cùng kỳ năm trước, trong đó có 01 nhóm có chỉ số giá giảm là nhóm bưu chính viễn thông giảm 1,25%. Các nhóm hàng còn lại đều có mức tăng khá, trong đó nhóm giao thông tăng cao nhất (+13,64%)do giá các mặt hàng xăng, dầu vẫn đang ở mức cao (bình quân 11 tháng giá xăng, dầu tăng 29,11% so với cùng kỳ; trong đógiá xăng tăng 31,62%; dầu DO tăng 56,35%; các dịch vụ giao thông công cộng tăng 13,5%); nhóm văn hóa, giải trí và du lịch tăng 6,91% do nhu cầu của người dân tăng sau thời gian ảnh hưởng dịch Covid-19; nhóm giáo dục tăng 4,43% so với cùng kỳ.
- Chỉ số giá vàng tháng 11 năm 2022tăng 2,85% so với tháng trước; so với tháng 12/2021 giảm 0,02%. Bình quân 11 tháng tăng 1,52% so với cùng kỳ.
- Chỉ số giá Đô la Mỹ tháng 11 năm 2022 tăng 2,27% so tháng trước; so với tháng 12 năm trước tăng 8,35%. Bình quân 11 tháng tăng 2,12% so cùng kỳ.
3.3. Xuất, nhập khẩu hàng hóa
Tháng 11 mặc dù nhiều doanh nghiệp xuất khẩu vẫn còn khó khăn do ảnh hưởng của tình hình kinh tế thế giới, lạm phát tăng cao tại các nước Châu Âu, Châu Mỹ cũng như toàn cầu khiến nhu cầu tiêu dùng và đầu tư giảm mạnh, nhiều chuỗi cung ứng đứt gãy, giá nguyên vật liệu tăng, đơn hàng của các doanh nghiệp xuất khẩu sụt giảm do chính sách thắt chặt tiền tệ để chống lạm phát và nguy cơ suy thoái kinh tế tại Châu Âu, Mỹ… Tuy nhiên nhiều doanh nghiệp vẫn cố gắng duy trì sản xuất, khắc phục khó khăn và tìm kiếm đơn hàng mới, bên cạnh đó một số doanh nghiệp vẫn giữ nguyên được sản xuất, kinh doanh nhờ có những mặt hàng độc quyền mà nhu cầu các nước đang cần.
Ước kim ngạch xuất khẩu tháng 11 năm 2022 trên địa bàn đạt 1.881,123 triệu USD, tăng 1,7% so với tháng trước, giảm 4,37% sothángcùng kỳ; Lũy kế 11tháng kim ngạch xuất khẩu ước đạt22.713,027triệu USD tăng16,54% so với cùng kỳ. Trong đó: kinh tế nhà nước đạt 516,78 triệu USD, tăng 12,71%; kinh tế ngoài nhà nước đạt 5.312,62 triệu USD, tăng 41,85%; kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đạt 16.883,63 triệu USD, tăng 10,46% so cùng kỳ. Sở dĩ kim ngạch xuất khẩu 11 tháng tăng khá cao do năm 2022 hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu trở lại trạng thái bình thường, mặt khác tỷ giá USD tăng cũng góp phần tăng kim ngạch xuất khẩu.
Các mặt hàng xuất khẩu 11 tháng tăng cao so với cùng kỳ như: Cà phê tăng 33,66%; Hàng dệt may tăng 17,65%; Giày dép các loại tăng 51,65%; Máy móc thiết bị và phụ tùng tăng 26,96%; Phương tiện vận tải và phụ tùng tăng 13,5%; Sản phẩm từ sắt thép tăng 23,13% so với cùng kỳ. Bên cạnh đó một số mặt hàng giảm so cùng kỳ như: Hạt điều giảm 16,86%;Máy tính, sản phẩm, kinh kiện điện tử giảm 8,49%; Xơ, sợi dệt các loại giảm 17,94% so cùng kỳ, nguyên nhân giảm là do thị trường các nước trên thế giới hiện nay lạm phát cao, do đó thắt chặt việc chi tiêu, làm cho sản phẩm xuất khẩu giảm.
Thị trường xuất khẩu tháng 11 tập trung chủ yếu ở các nước: Hoa Kỳ đạt 546,59 triệu USD, chiếm 29,06%; Trung Quốc đạt 170,19 triệu USD, chiếm 9,05%; Nhật Bản đạt 202 triệu USD, chiếm 10,74%; Các thị trường khác cũng có kim ngạch xuất khẩu khá cao như: Đài Loan, Hàn Quốc, Bỉ, Đức… chiếm tỷ trọng 51,15% tổng kim ngạch xuất khẩu.
Kim ngạch nhập khẩu tháng 11 ước đạt 1.367,4 triệu USD, tăng 1,66% so tháng trước và giảm 3,22% so tháng cùng kỳ; Lũy kế 11 tháng ước đạt 17.453,27 triệu USD, tăng 2,54% so cùng kỳ. Trong đó: Kinh tế nhà nước đạt 234,38 triệu USD, giảm 2,56%; kinh tế ngoài nhà nước đạt 3.521,37triệu USD, tăng 14,68%; kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đạt 13.697,52 triệu USD, giảm 0,09% so cùng kỳ.
Các mặt hàng nhập khẩu 11 tháng tăng khá so cùng kỳ như:Chất dẻo nguyên liệu tăng 7,85%; Vải các loại tăng 5,03%; Nguyên phụ liệu dệt, may, da giày tăng 18,81%; Sắt thép các loại tăng 11,78%. Bên cạnh đó một số mặt hàng giảm so với cùng kỳ như: Thức ăn gia súc và nguyên liệu giảm 10,43%; Gỗ và sản phẩm từ gỗ giảm 14,81%; Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện giảm 17,41% v.v... Sở dĩ một số mặt hàng giảm là do ảnh hưởng chiến sự giữa Nga và Ukraina làm ảnh hưởng đến việc giao thương hàng hóa phục vụ cho sản xuất và xuất khẩu.
Thị trường nhập khẩu trong tháng 11 chủ yếu ở các nước: Trung Quốc ước đạt 323,4 triệu USD, chiếm 24,04%; Hàn Quốc đạt 163,4 triệu USD, chiếm 12,15%; Nhật Bản đạt 102,9 triệu USD, chiếm 7,66%; Thị trường Mỹ đạt 94,5 triệu USD, chiếm 7,03%; Các thị trường khác chiếm tổng tỷ trọng 49,12% tổng kim ngạch nhập khẩu.
Dự ước11tháng 2022 giá trị xuất siêu trên địa bàn tỉnh đạt5.260triệu USD, bình quân mỗi tháng xuất siêu khoảng438triệu USD.
3.4. Giao thông vận tải
Dựướcdoanh thu vận tải, dịch vụ kho bãi, hỗ trợ vận tải tháng 11/2022 đạt 2.041,22 tỷ đồng,tăng1,3% so tháng trước và tăng45,48%so cùng tháng năm trước; Lũy kế11tháng ước đạt20.811,25tỷ đồng, tăng43,15% so cùng kỳ.Nguyên nhântănglà donăm2021ảnh hưởng nặng nề của dịch Covid-19dẫn đến doanh thu và sản lượng vận tải trong11 tháng năm2021 giảm sâu.Mặt khác do ảnh hưởng của giá xăng dầu năm 2022 làm cho giá cước vận chuyển tăng nên doanh thu của ngành vận tải tăng cao so với cùng kỳ.
a)Vận tải hành khách
Dự ước doanh thu tháng 11/2022 đạt283,29tỷ đồng, tăng1,06% so tháng trước vàtăng gấp3,7lầnso tháng cùng kỳ. Nguyên nhân tăng cao so tháng cùng kỳ là do tháng 11/2021 tỉnh Đồng Nai đã gỡ bỏ giãn cách xã hội nhưng tình hình dịch Covid-19 vẫn còn diễn biến phức tạp, hoạt động vận tải mới bắt đầu khôi phục lại nhưng doanh thu và sản lượng vẫn còn thấp.Lũy kế11tháng 2022 doanh thu vận tải hành khách đạt2.252,97tỷ đồng, tăng 48,97% so cùng kỳ.
Khối lượng vận chuyển hành khách tháng11đạt6.531nghìn HK, tăng1,01% so với tháng trước vàtăng3,2 lầnso với tháng cùng kỳ. Khối lượng luân chuyển đạt376.993nghìn HK.km, tăng1,04% so tháng trước và tăng 3,8 lần so tháng cùng kỳ.
b)Vận tải hàng hóa
Trong thángnhiều doanh nghiệp sản xuất hàng hóa chuẩn bị cho thị trường Tết nênnhu cầu vận chuyển hàng hóa cũng như nguyên vật liệu tiếp tục tăngnhẹso với tháng trước.Ước tính doanh thu vận tải hàng hóa tháng 11/2022 đạt1.097,66tỷ đồng, tăng1,38% so tháng trước và tăng 41,32% so cùngtháng năm trước. Lũy kế 11 tháng doanh thu vận tải hàng hóa đạt 11.384,45 tỷ đồng, tăng 34,03% so cùng kỳ.
Khối lượng vận chuyển hàng hóa trong tháng 11 ước đạt 5.220 nghìn tấn, tăng 1,21% so với tháng trước và tăng 26,98% so tháng cùng kỳ; Khối lượng luân chuyển đạt 450.602nghìn tấn.km, tăng1,25% so tháng trước và tăng40,76%so tháng cùng kỳ. Trong tháng do bị ảnh hưởng của tình hình kinh tế thế giới làm cho các doanh nghiệp trong tỉnh hoạt động cầm chừng, chưa có nhiều đơn hàng mới nên hoạt động vận tải hàng hóa tăng chậm. Tuy nhiên việc vận chuyển nguyên vật liệu để xây dựng sân bay Long Thành và các khu tái định cư vẫn tăng, nên khối lượng vận tải hàng hóa tháng 11 vẫn duy trì mức tăng nhẹ so tháng trước và tăng cao so với cùng kỳ.
c)Hoạt động kho bãi, dịch vụ hỗ trợ vận tải
Tháng 11 doanh thu của ngành kho bãi, dịch vụ hỗ trợ đều tăng so với tháng trước. Nguyên nhân là do các doanh nghiệp xuất và nhập khẩu hàng hoá, nguyên liệu sản xuất cũng sử dụng dịch vụ lưu kho, lưu bãi, kê khai hải quan tăng. Dự tính doanh thu kho bãi, dịch vụ hỗ trợ vận tải tháng 11 đạt 660,27 tỷ đồng tăng 1,26% so với tháng trước và tăng 19,86% so với tháng cùng kỳ năm trước; lũy kế 11 tháng đạt 7.173,83 tỷ đồng, tăng 58,31% so cùng kỳ.
4. Tình hình thực hiện vốn đầu tư nguồn vốn ngân sách nhà nước
Dự ước vốn đầu tư phát triển bằng nguồn vốn ngân sách Nhà nước do địa phương quản lý tháng 11/2022 thực hiện 978,07 tỷ đồng, tăng 2,65% so với tháng trước; Lũy kế 11 tháng thực hiện 7.915,14 tỷ đồng, tăng 40,14% so cùng kỳ và bằng 83,38% so kế hoạch năm 2022.Tình hình thực hiện vốn đầu tư phát triển trên địa bàn bằng nguồn vốn ngân sách Nhà nước do địa phương quản lý tuy có mức tăng trưởng khá so với cùng kỳ, nhưng so với kế hoạch bố trí vốn năm 2022 vẫn còn thấp. Nguyên nhân chủ yếu do đa số các dự án đều gặp khó khăn trong giải ngân vốn đầu tư công cho các công trình, dự án có sử dụng vốn ngân sách nhà nước, tỷ lệ giải ngân còn thấp là do vướng ở khâu hồ sơ thủ tục, bồi thường giải phóng mặt bằng, thiếu kế hoạch sử dụng đất, giá vật liệu xây dựng tăng cao; Hàng loạt dự án đầu tư công bị chậm tiến độ vì phải điều chỉnh lại dự toán, thi công cầm chừng chờ giá hạ nhiệt; Bên cạnh đó tình hình cung ứng mặt hàng xăng dầu trên địa bàn tỉnh có nhiều biến động, nguồn cung khan hiếm, bị gián đoạn hoặc không kịp cung ứng khiến các nhà thầu xây dựng không mua đủ nhiên liệu để vận hành các phương tiện thi công cơ giới, từ đó tiến độ các dự án cũng bị ảnh hưởng.
5. Thu hút đầu tư và đăng ký doanh nghiệp
- Thu hút đầu tư từ khu vực nước ngoài (FDI):Trong tháng 11, thu hút được 02 dự án cấp mới với tổng vốn đăng ký là 4,2 triệu USD. Bên cạnh đó, có 15 dự án tăng vốn với tổng vốn tăng thêm là 80,77 triệu USD. Lũy kế từ đầu năm đến ngày 20/10/2022, thu hút đầu tư từ khu vực nước ngoài đạt khoảng 997 triệu USD, bằng 90% so với cùng kỳ (cùng kỳ năm 2021 đạt 1.107 triệu USD), và đạt 91,2% so với kế hoạch năm. Trong đó: Cấp mới 36 dự án với tổng vốn đăng ký 381,08 triệu USD, so với cùng kỳ năm 2021 bằng 76,6% về số dự án và tăng 3,43% về vốn đăng ký. Có 76 dự án tăng vốn với tổng vốn bổ sung 615,9 triệu USD, so với cùng kỳ bằng 80% số dự án và bằng 83,34% về vốn bổ sung.
- Trong tháng 11, có 138 doanh nghiệp thành lập mới (bằng 83,6% so với tháng cùng kỳ với số vốn đăng ký là 869,6 tỷ đồng). Tính từ đầu năm đến ngày 15/11/2022 có 3.802 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới, tăng 45,28% so cùng kỳ với số vốn đăng ký là 29.306,5 tỷ đồng, bằng 60,12% so cùng kỳ. Có 894 doanh nghiệp đăng ký tăng vốn với số vốn bổ sung 36.273 tỷ đồng, tăng 6,3% so cùng kỳ.
Tính từ đầu năm đến ngày 15/11/2022 có 464 doanh nghiệp giải thể, tăng 56,4% so cùng kỳ; có 561 Chi nhánh, địa điểm kinh doanh và văn phòng đại diện chấm dứt hoạt động, tăng 54,1% và 1.118 doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh, tăng 67,3%. Lý do giải thể và chấm dứt hoạt động và tạm ngừng kinh doanh chủ yếu là do kinh doanh kém hiệu quả và thu hẹp lại mô hình sản xuất.
6) Hoạt động ngân hàng:
Hệ thống Ngân hàng trên địa bàn tỉnh thực hiện tốt công tác thanh toán, tăng cường công tác thanh toán không dùng tiền mặt; đáp ứng kịp thời và đầy đủ lượng tiền mặt và cơ cấu các loại tiền phục vụ sản xuất và lưu thông hàng hóa. Công tác tiền tệ kho quỹ bảo đảm an toàn.
Tổng nguồn vốn huy động của các TCTD trên địa bàn ước đến30/11/2022 đạt 287.151 tỷ đồng, tăng 4,82% so với 31/12/2021.Trong đó:Tiền gửi bằng đồng Việt Nam ước đạt 266.632 tỷ đồng, tăng 3,58% so với 31/12/2021; Tiền gửi bằng ngoại tệ ước đạt 18.573 tỷ đồng, tăng 32,41% so với đầu năm.
Tổng dư nợ cho vay ước đạt: 329.051 tỷ đồng, tăng 17,62% so với 31/12/2021, bao gồm:(trong đó tỷ lệ nợ xấu ước chiếm 1,2% trên tổng dư nợ cho vay). Dư nợ cấp tín dụng bao gồm:Dư nợ ngắn hạn ước đạt 190.027 tỷ đồng, tăng 24,13% so31/12/2021. Dư nợ trung, dài hạn ước đạt 139.024 tỷ đồng, tăng 9,75% so vớiđầu năm.
+ Phân theo loại tiền:Dư nợ bằng đồng Việt Nam ước đạt 282.200 tỷ đồng, tăng 19,44% so31/12/2021; dư nợ bằng ngoại tệ ước đạt 46.851 tỷ đồng, tăng 7,72% so vớiđầu năm.
Lãi suất cho vay bình quân của NHTM trong nước đối với các khoản cho vay mới và cũ còn dư nợ ở mức 8,1-9,5%/năm. Lãi suất cho vay ngắn hạn bình quân bằng VND đối với lĩnh vực ưu tiên khoảng 4,4%/năm, thấp hơn mức lãi suất cho vay ngắn hạn tối đa theo quy định của NHNN (5,5%/năm).Lãi suất cho vay USD bình quân của NHTM trong nước đối với các khoản cho vay mới và cũ còn dư nợ ở mức 2,3-3,4%/năm đối với ngắn hạn; 4,2-4,5%/năm đối với trung và dài hạn.
- Ngân hàng Chính sách xã hội Chi nhánh tỉnh Đồng Nai thực hiện kế hoạch hàng năm của chương trình giảm nghèo - giải quyết việc làm và các chương trình phát triển nông nghiệp, nông thôn của tỉnh. Kết quả hoạt động theo kế hoạch đến 31/7/2022 dư nợ đạt 4.721 tỷ đồng, đạt 98,6% kế hoạch được giao. Trong đó, dư nợ cho vay đối với người sử dụng lao động để trả lương ngừng việc đối với NLĐ theo Nghị quyết số 68/NQ-CP và Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg đạt 1.075 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 22,78% tổng dư nợ; dư nợ cho vay nhà ở xã hội đạt 81,3 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 2,11% tổng dư nợ cho vay.
7. Một số tình hình xã hội
a) Văn hóa thông tin
Trong tháng 11 toàn ngành tập trung cho công tác tuyên truyền kỷ niệm các ngày lễ, phục vụ các nhiệm vụ chính trị như: Kỷ niệm40 năm Ngày nhà giáo Việt Nam 20/11/2022;82 năm Ngày Nam Kỳ khởi nghĩa (23/11/1940 - 23/11/2022); 100 năm Ngày sinh đồng chí Võ Văn Kiệt (23/11/1922 - 23/11/2022);Tổ chức chươngtrình biểu diễn Đờn ca tài tử tỉnh Đồng Nai trong “Tuần lễ Văn hóa - Thể thao - Ẩm thực” năm 2022;…
- Tổ chức chiếu lưu động phim truyện Việt Nam và lồng ghép tuyên truyền các chính sách, pháp luật nhà nước phục vụ thiếu nhi, đồng bào miền núi, vùng sâu, vùng xa, các xã nông thôn mới và công nhân tại các khu công nghiệp trong tỉnh. Số buổi chiếu phim và lồng ghép tuyên truyền 154 buổi, lượt người hưởng ứng xem phim và tuyên truyền 12.320 lượt người.
- Hoạt động biểu diễn nghệ thuật:Tổ chức tham gia Liên hoan Cải lương toàn quốc từ ngày 05/11 đến ngày 22/11/2022 tại thành phố Tân An, tỉnh Long An. Biểu diễn phục vụ các nhiệm vụ chính trị: Giao lưu văn hóa Liên hiệp các tổ chức hữu nghị các tỉnh, thành miền Đông Nam Bộ mở rộng với Tổng lãnh sự quán các nước tại thành phố Hồ Chí Minh; Kỷ niệm 92 năm Ngày truyền thống MTTQ Việt Nam (18/11/1930-18/11/2022); Tuần lễ Văn hóa – Du lịch - Ẩm thực Đồng Nai 2022 tại Công viên Dương Tử Giang (từ 24/11 đến ngày 27/11/2022). Tổng số buổi biểu diễn là 05 buổi và phục vụ cho khoảng 3.000 lượt người xem.
b) Thể dục, thể thao
Giải quốc tế: Tham gia Giải vô địch thế giới Jujitsu năm 2022 tại UAE (27/10 - 08/11) đạt 01HCV, 01HCĐ; Tham gia giải Cầu lông quốc tế "Vietnam International Series 2022" tại Đà Nẵng (01/11 - 06/11) đạt 01 HCV; Tham gia giải Cầu lông Malaysia International Series 2022 tại Malaysia (06/11 - 13/11).
Giải quốc gia: Tham dự Giải Bóng bàn các đội mạnh quốc gia năm 2022 (15/10 - 23/10) tại Đắk Lắk thành tích đạt được 01HCĐ; Tham gia Giải Bóng đá Vô địch U21 quốc gia năm 2022 (vòng loại) tại Bình Phước.
Trong tháng 11, Tổ chức một số giảivà các hoạt động thể dục thể thao quần chúng như: Giải Bóng rổ các CLB tỉnh Đồng Nai mở rộng năm 2022; Giải vô địch trẻ và các CLB Cầu lông tỉnh Đồng Nai tại Nhà thi đấu (10/11 – 13/11), Giải vô địch Cờ vua thiếu niên, nhi đồng học sinh tỉnh Đồng Nai năm 2022 (11/11 - 13/11); Giải Việt dã leo núi tại huyện Xuân Lộc (13/11),… Công tác xây dựng, phát triển thể dục thể thao quần chúng trên địa bàn tỉnh phát triển sôi nổi, thu hút đông đảo quần chúng nhân dân tham gia tập luyện, với nhiều hình thức phong phú, đa dạng, góp phần nâng cao sức khỏe, cải thiện đời sống văn hóa, tinh thần đoàn kết của cộng đồng.
c) Giáo dục - Đào tạo
Trong tháng 11, ngành Giáo dục và đào tạoTổ chức Lễ kỷ niệm 40 năm ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982- 20/11/2022). Tại buổi Lễ lãnh đạo tỉnh đã đọc thư của Tỉnh ủy - HĐND - UBND - Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh gửi các thầy cô giáo, cán bộ quản lý giáo dục các cấp trong tỉnh nhân kỷ niệm 40 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam và trao bằng khen cho 26 nhà giáo tiêu biểu, có thành tích xuất sắc trong công tác quản lý và giảng dạy ở các bậc học từ mầm non đến THPT.
Thực hiện công tác kiểm tra chuyên môn theo chương trình giáo dục phổ thông 2018 tại các trường THPT Long Thành, THPT Nhơn Trạch, THCS-THPT Bàu Hàm, THPT Trần Phú; Kiểm tra thực hiện tổ chức dạy học văn hóa cấp THPT trong các trường trung cấp và cao đẳng nghề; Kiểm tra công tác giáo dục nhằm thực hiện nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới ở các phường xã theo yêu cầu.
- Phối hợp vớiTổ chức The Vietnam Foundationtổ chức Hội nghịtriển khai chương trình hỗ trợ giáo viên và học sinh sử dụng Khan Academy Tiếng Việt cấptiểu họccho cán bộ, giáo viên các Phòng GDĐT.
d) Y tế
Ngành Y tế tiếp tục triển khai tiêm vắc xin phòng Covid-19 cho người dân trên địa bàn. Tỉ lệ bao phủ vắc xin Covid-19 Mũi 1 và Mũi 2 xấp xỉ đạt 100%; Mũi 3 đạt 59,29%; Mũi 4 trên tổng số người khuyến cáo tiêm theo hướng dẫn của Bộ Y tế đạt: 71,91%. Tiếp tục đẩy nhanh tiến độ tiêm vắc xin Covid-19 mũi 3 cho trẻ từ 12 - dưới 18 tuổi và mũi 2 cho trẻ từ 5 - dưới 12 tuổi nhằm tăng cường hiệu quả phòng bệnh. Đồng thời, tăng cường công tác phòng chống các dịch bệnh lưu hành, bệnh mới nổi khác như sốt xuất huyết, tay chân miệng, Adenovirus, cúm mùa, cúm gia cầm, đậu mùa khỉ...; theo dõi chặt chẽ tình hình dịch bệnh, chỉ đạo, hướng dẫn các địa phương triển khai các biện pháp phòng chống dịch kịp thời, hiệu quả.
Một số dịch bệnh khác phát sinh trong tháng 11 năm 2022 như sau:
- Sốt xuất huyết: Số ca mắc sốt xuất huyết trong tháng 11/2022 là 2.151 ca, giảm 26,23% so với tháng trước. Ghi nhận 01 ca tử vong. Số ca mắc sốt xuất huyết cộng dồn đến tháng 11/2022 là 25.123 ca, tăng 9,36% so với cùng kỳ. Trong đó, số ca mắc SXHD ≤ 15 tuổi là 14.905 ca, chiếm tỷ lệ 58,92%. Ghi nhận 19 ca tử vong.
- Sởi: Trong tháng ghi nhận 02 ca mắc Sởi, tăng 02 ca so với tháng trước. Số ca mắc cộng dồn là 08 ca, bằng so với cùng kỳ 2021, không ghi nhận ca tử vong.
- Hội chứng tay chân miệng: Trong tháng 11/2022 ghi nhận 409 ca, giảm 16,6% so với tháng trước. Số ca mắc tay chân miệng tính từ đầu năm là 6.609 ca, tăng 128,05% so với cùng kỳ năm 2021. Không ghi nhận ca tử vong.
- Tình hình vệ sinh thực phẩm:Trong tháng 10/2022 thực hiện công tác kiểm tra, giám sát (02 đoàn kiểm tra liên ngành) và tổ chức 911 lượt thanh tra, kiểm tra cơ sở sản xuất, chế biến thực phẩm, dịch vụ ăn uống và kinh doanh tiêu dùng thực phẩm. Trong đó: 864 cơ sở đạt (chiếm 94,84%), số cơ sở vi phạm là 47 cơ sở, phạt tiền 07 cơ sở với số tiền là 75 triệu đồng. Trong tháng không xảy ra vụ ngộ độc thực phẩm.
e) Giải quyết việc làm
Trong tháng 11/2022, phối hợp các sở, ngành và các doanh nghiệp dịch vụ việc làm giải quyết việc làm cho 4.795 lượt người. Tính từ đầu năm giải quyết cho 78.009 lượt người, đạt 97,51% kế hoạch năm.
Trong tháng đã tổ chức 01 Ngày hội việc làm (06/11/2022) và 01 sàn giao dịch việc làm với sự tham gia của 48 lượt doanh nghiệp. Số lượt người tham gia: 1.350 lượt người, nhu cầu tuyển dụng lao động của các doanh nghiệp là 5.518 lao động. Trong đó: Tư vấn việc làm cho: 592 lượt người lao động; Số hồ sơ tiếp nhận trực tiếp: 466 lao động; Số người được tuyển dung: 412 người.
f) Đào tạo nghề:Trong tháng 11, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh tuyển mới đào tạo cho 5.240 người, trong đó: Cao đẳng là 145 người, Trung cấp 82 người, Sơ cấp và đào tạo thường xuyên là 5.013 người, nâng số tuyển mới từ đầu năm đến thời điểm báo cáo lên 74.304 người, đạt 104,65% kế hoạch năm 2022.
Tính từ đầu năm toàn tỉnh có 70.967 người tốt nghiệp các khóa đào tạo, đạt 98,57% kế hoạch năm; số lượng tuyển sinh đào tạo từ trung cấp nghề trở lên là 18.191 người, tỷ lệ tuyển sinh trung cấp 24,48%, tỷ lệ qua đào tạo nghề 66,96%./.