I. CÔNG NGHIỆP
Chỉ số phát triển sản xuất công nghiệp ước thực hiện tháng 4 chỉ bằng 92,63% so tháng trước và bằng 93,64% so với cùng kỳ. Trong đó, ngành công nghiệp chế biến chế tạo bằng 92,24%; ngành phân phối điện tăng 5,73%; ngành cung cấp nước, hoạt động quản lý xử lý rác thải tăng 1,87%.
Chỉ số phát triển sản xuất công nghiệp ước thực hiện 4 tháng tăng 1,45% so với cùng kỳ năm trước (4 tháng năm 2019 tăng 6,22% so với cùng kỳ năm 2018). Trong đó, ngành công nghiệp chế biến chế tạo tăng 1,23%, ngành phân phối điện tăng 3,28%; ngành cung cấp nước, hoạt động quản lý xử lý rác thải tăng 2,71%. Trong đó, có một số sản phẩm đạt mức tăng trưởng khá như: Phi lê đông lạnh tăng 33% (tăng chủ yếu vào quý I/2020, tháng 4/2020 giảm 23,97% so với tháng trước do tình hình dịch bệnh diễn biến ngày càng phức tạp và khó lường nên thị trường xuất khẩu bị thu hẹp); gạo xay xát tăng 8,18% (tăng chủ yếu vào quý I/2020 khi thị trường xuất khẩu còn thuận lợi, tuy nhiên tháng 4/2020 sản lượng gạo xay xát giảm 7% so với tháng trước do tình hình xuất khẩu gạo bị hạn chế nhằm đảm bảo an ninh lương thực quốc gia); thức ăn cho thủy sản tăng 1,36%, dược phẩm tăng 1,03%, xi măng tăng 46,23%, điện thương phẩm tăng 3,28%, nước sinh hoạt tăng 2,82%... Các sản phẩm trên tăng do nhiều doanh nghiệp đã tận dụng thời cơ để đẩy nhanh các đơn hàng đã ký kết, một số doanh nghiệp lại tận dụng thời gian này để cải tiến mẫu mã, bao bì sản phẩm, thay đổi phương thức kinh doanh để chuẩn bị lực lượng, chuẩn bị nguồn hàng sẵn sàng nắm bắt thị trường mới khi hết dịch bệnh.
Tuy nhiên, việc phát triển sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp vẫn phải đối mặt với không ít khó khăn, thách thức, khi dịch bệnh diễn biến phức tạp và kéo dài. Đồng thời cùng với việc thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ nên một số doanh nghiệp trên địa bàn cho công nhân làm việc luân phiên, giãn ca nên tốc độ sản xuất kinh doanh bị chậm lại. Một số sản phẩm xuất khẩu sang thị trường Mỹ và Canada bị giảm mạnh đặc biệt là sản phẩm găng tay thể thao giảm 19,8%; Tôm đông lạnh giảm 6,87% so với cùng kỳ do ảnh hưởng của dịch bệnh nên thị trường xuất khẩu bị thu hẹp; Thức ăn gia súc giảm 56,43% do dịch tả heo Châu Phi đã gây thiệt hại lớn cho người chăn nuôi nên người chăn nuôi chưa tái đàn nhiều dẫn đến tiêu thụ thức ăn gia súc giảm nhà máy cũng hạn chế sản xuất; bia lon giảm 23,04% do ảnh hưởng của Nghị định 100 của Chính Phủ về việc xử phạt vi phạm giao thông đường bộ và do thực hiện Chỉ thị số 16/CT-TTg của Thủ tướng Chỉnh phủ nên các nhà hàng, quán ăn có rượu bia phải đóng cửa dẫn đến nhu cầu tiêu thụ giảm, khối lượng sản xuất giảm; thực hiện chỉ thị số 16/CT-TTg của Thủ tướng chỉnh phủ về giãn cách xã hội, các cửa hàng thời trang phải đóng cửa, người dân hạn chế ra ngoài nên việc mua sắm trang phục giảm dẫn đến sản xuất quần áo may sẵn giảm 56,25%, bao và túi dùng để đóng gói giảm 44,17%.
Chỉ số tiêu thụ toàn ngành công nghiệp chế biến, chế tạo ước tháng 4/2020 đạt 82,67% so với tháng cùng kỳ. Nhìn chung 4 tháng chỉ số tiêu thụ chỉ ở mức 94,55% so với cùng kỳ năm trước do bị ảnh hưởng lớn từ dịch bệnh. Tuy nhiên, vẫn có một số ngành có mức tiêu thụ tăng nhưng rất thấp như: Ngành chế biến bảo quản thủy sản tăng 3,01%, xay xát gạo tăng 5,70%, sản xuất giấy tăng 4,90%, sản xuất thuốc trừ sâu tăng 5,10 %, dược phẩm tăng 0,88%, sản xuất sản phẩm từ plastic tăng 3,76%.
Chỉ số tồn kho ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tại thời điểm 01/4/2020 đạt 97,13% so với tháng cùng kỳ. Qua chỉ số trên cho thấy sức tiêu thụ chưa cao và bị chựng lại nên lượng hàng tồn kho còn nhiều, một phần ảnh hưởng từ dịch bệnh nên thị trường xuất khẩu bị thu hẹp, hàng hóa không xuất kho được. Giá nguyên liệu đầu vào thường xuyên biến động tăng ảnh hưởng đến việc xây dựng giá thành sản phẩm, sản phẩm có tính cạnh tranh cao.
Chỉ số sử dụng lao động đang làm việc trong các doanh nghiệp công nghiệp tháng 4/2020 giảm 0,11% so với tháng cùng kỳ năm trước, trong đó lao động khu vực doanh nghiệp Nhà nước giảm 1,34%, doanh nghiệp Ngoài Nhà nước giảm 0,41% và doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tăng 3,89%. Nhìn chung, số lao động ở các doanh nghiệp có mức giảm nhẹ nhưng không có biến động nhiều.
Tình hình đăng ký kinh doanh: Trong tháng 4/2020, ước cấp mới đăng ký kinh doanh cho 56 doanh nghiệp các loại hình, tổng vốn đăng ký 343,1 tỷ đồng. Lũy kế 4 tháng đầu năm, cấp mới đăng ký kinh doanh cho 406 doanh nghiệp các loại hình, đạt 25,4% KH, tổng vốn đăng ký 2.200,6 tỷ đồng, đạt 17,6% KH; so với cùng kỳ số doanh nghiệp đăng ký mới giảm 20,07% và số vốn giảm 55,11%.
Đến ngày 10/4/2020, số doanh nghiệp tạm ngưng hoạt động, ngưng hoạt động, giải thể, bỏ địa chỉ kinh doanh là 638 doanh nghiệp (trong đó có 129 chi nhánh). Chiếm tỷ trọng lớn nhất là các doanh nghiệp trong lĩnh vực thương mại - dịch vụ là 472 doanh nghiệp (trong đó có 101 chi nhánh), trong đó, lĩnh vực bán buôn bán lẻ là 234 doanh nghiệp, nhà hàng - dịch vụ ăn uống là 54 doanh nghiệp, vận tải là 35 doanh nghiệp, du lịch - giải trí là 23 doanh nghiệp, giáo dục 16 doanh nghiệp, các ngành lĩnh vực khác 110 doanh nghiệp.
Trước những diễn biến phức tạp của dịch bệnh Covid-19 và tình hình kinh tế thế giới, nhiều doanh nghiệp đặc biệt là những doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ đang đứng trước nhiều khó khăn, thách thức để tồn tại. Trong bối cảnh này, doanh nghiệp rất cần sự chung tay, đồng hành của các ngành, các cấp hỗ trợ giúp doanh nghiệp có thể vượt qua những khó khăn trước mắt và phát triển ổn định lâu dài. Vì vậy, đề nghị các ngành chức năng luôn chia sẻ, đồng hành và lắng nghe để kịp thời tháo gỡ những khó khăn của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, các ngành, các cấp cần đưa ra các giải pháp giúp cho doanh nghiệp duy trì, ổn định hoạt động sản xuất kinh doanh như: Giảm lãi suất vay, giãn các khoản nợ ngân hàng, giãn thời gian nộp thuế, đẩy mạnh xúc tiến thương mại, kích cầu tiêu dùng...
Đối với doanh nghiệp cần tiến hành phân tích đầy đủ, chính xác những thuận lợi khó khăn của doanh nghiệp để xây dựng chiến lược kinh doanh phù hợp. Doanh nghiệp cần xem xét khối lượng công việc để điều chỉnh nhân công, chi phí về mức tinh gọn và tối ưu nhất. Tập trung chăm sóc tốt khách hàng hiện có theo hướng nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ, củng cố gắn kết giữa doanh nghiệp và khách hàng. Giữ mối liên hệ với các nhà cung cấp, đối tác kinh doanh để nắm bắt tình hình dịch bệnh từ đó tìm cách ứng phó. Thêm vào đó, các doanh nghiệp cần thực hiện nâng cấp hệ thống công nghệ để tăng hiệu quả kinh doanh và tăng tính cạnh tranh cho sản phẩm của doanh nghiệp, duy trì các hoạt động marketing để giữ vững khách hàng truyền thống và tiếp tục mở rộng phát triển với khách hàng mới. Trước tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp các doanh nghiệp cần thực hiện đầy đủ các biện pháp phòng chống dịch mà Bộ y tế khuyến cáo nhưng vẫn phải đảm bảo duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh ổn định.
II. NÔNG LÂM NGHIỆP - THUỶ SẢN
1. Nông nghiệp
a) Trồng trọt
- Cây lúa:
Vụ lúa Đông Xuân: TP Cần Thơ đã xuống giống ước được 79.264 ha lúa Đông Xuân 2020, đạt 99,39% so với kế hoạch (KH: 79.750 ha); So với cùng kỳ năm trước thấp hơn 2.019 ha (chuyển qua cây lâu năm khoảng 1.500 ha, cây hàng năm khác 104 ha, xây dựng nhà ở, công trình công cộng khoảng 415 ha) Nguyên nhân diện tích giảm: Do hầu hết quận, huyện nông dân lên vườn trồng cây ăn trái, cây hàng năm khác trên nền đất gò khó giữ nước hoặc diện tích đất trồng lúa không hiệu quả hay bị chuột cắn phá và chuyển đổi sang mục đích xây dựng nhà ở, công trình công cộng,...
Tính đến ngày 15/4/2020, thu hoạch dứt điểm lúa Đông Xuân 2020, Năng suất vụ lúa Đông Xuân 2020 ước khoảng 71,36 tạ/ha, so vụ lúa Đông Xuân 2019 tăng 2,55%; bằng 2 tạ/ha; Sản lượng đạt 565.626 tấn, tăng so với cùng kỳ 4 tấn.
Nguyên nhân Năng suất và sản lượng tăng:
Do thời tiết thuận lợi, mùa nước năm 2019 rút sớm nên xuống giống sớm hơn cùng kỳ năm trước; đồng loạt, tuân thủ đúng lịch thời vụ của ngành Nông nghiệp khuyến cáo, đã né được rầy, tránh được các loại dịch bệnh và tình hình xâm nhập mặn trên địa bàn; Tuy lũ không lớn, nhưng phần lớn diện tích xuống giống của các quận, huyện đều chủ động được lượng nước cần thiết cho từng giai đoạn sinh trưởng của cây lúa nên lúa phát triển tốt; tăng cường áp dụng các mô hình tưới tiết kiệm.
Vụ lúa Hè Thu: Trên những chân ruộng đã thu hoạch xong lúa Đông Xuân, bà con làm đất xuống giống vụ Hè Thu 2020. Đây là vụ lúa Hè Thu được dự báo sẽ đối mặt với nhiều khó khăn do hạn, mặn đang diễn biến khốc liệt; như thời tiết trời nắng nóng, đồng ruộng dễ bị khô nước nên nông dân không chỉ lo phải tốn chi phí bơm tưới nước mà còn lo cỏ dại và lúa cỏ có điều kiện phát triển mạnh (chi phí dự kiến tăng ít nhất từ 200.000-300.000 đồng/công so với vụ Đông Xuân). Đến ngày 15/4/2020 diện tích gieo trồng lúa Hè Thu ước được 74.700 ha (KH 75.330 ha), đạt 99,16% so với kế hoạch, thấp hơn 4.687 ha so với cùng kỳ năm 2019; diện tích được gieo sạ bằng máy phun hạt chiếm khoảng 80% diện tích gieo trồng.
Hiện nay, lúa Hè Thu đang ở giai đoạn mạ đến đòng, cây lúa sinh trưởng và phát triển khá tốt; tổng diện tích nhiễm dịch hại trong tháng là 91 ha (chủ yếu diện tích nhiễm chuột, bệnh đạo ôn lá), thấp hơn 68 ha so với cùng kỳ vụ lúa Hè Thu 2019; tuy nhiên, dịch bệnh đã được kiểm soát, xử lý bằng các giải pháp kỹ thuật kịp thời nên đã khống chế sự bùng phát trên diện rộng. Trước tình hình nắng nóng bất thường, ngành Nông nghiệp địa phương phân công cán bộ kỹ thuật theo dõi và thường xuyên tổ chức các đợt kiểm tra thực tế để kịp thời chỉ đạo vận hành hệ thống thủy lợi, đảm bảo cấp đủ nước tưới cho lúa; Đồng thời, các trạm trồng trọt và bảo vệ thực vật thường xuyên cử cán bộ kỹ thuật tổ chức thăm đồng, nắm chắc diễn biến tình hình dịch bệnh và tuyên truyền thông qua các phương tiện thông tin đại chúng như: báo, đài phát thanh, truyền hình,…. kịp thời phát hiện các đối tượng dịch hại để có biện pháp phòng tránh kịp thời trong vụ Hè Thu.
Hiện nay, lúa vụ Đông Xuân 2020 đã thu hoạch dứt điểm, giá lúa khô vụ Đông Xuân cụ thể như sau: giá lúa Jasmine 85: 6.900-7.000 đồng/kg, giá các giống lúa OM: 6.700-6.800 đồng/kg, giá lúa IR 50404: 6.300-6.400 đồng/kg. Lúa vụ Hè Thu đang vào giai đoạn làm đòng, tuy nhiên tại một số quận, huyện có diện tích canh tác lúa nhiều thương lái đặt cọc để thu mua (tỷ lệ nông dân nhận tiền cọc tại huyện Cờ Đỏ chiếm gần 45%). Giá lúa tươi đặt cọc hiện tại là 4.900-5.000 đồng/kg đối với giống OM5451 và 4.600-5.000 đối với giống IR50404, cao hơn giá lúa đầu vụ Hè Thu 2019 trung bình từ 400-600 đồng/kg. Tiền cọc trung bình từ 2.300.000-3.800.000 đồng/ha.
- Cây hàng năm khác: Tính đến tháng 4/2019, diện tích gieo trồng cây hằng năm khác vụ Đông Xuân ước đạt 9.037 ha, so cùng kỳ năm 2019 tăng 2.349 ha. Diện tích tăng tập trung chủ yêu cây trồng chịu hạn như cây mè, với chuyển đổi khoảng 2.000 ha từ diện tích sản xuất lúa kém hiệu quả sang cây mè. Đây là cây rất phù hợp với điều kiện thời tiết khí hậu hiện nay và tình hình thị trường giá mè đang tăng cao hơn năm trước từ 30-40%.
Trong tháng, có 55 ha nhiễm dịch hại và thấp hơn 45 ha so với cùng kỳ năm 2019, các đối tượng dịch hại xuất hiện như bọ trĩ/bầu bí dưa 26 ha, bệnh phấn trắng/bầu bí dưa 5 ha, bệnh chết cây con/mè 2 ha,… phân bố tại huyện Phong Điền, quận Thốt Nốt và Cái Răng.
Đến ngày 15/4/2020, toàn TP ước thu hoạch trên 5.200 ha cây hằng năm nhanh hơn cùng kỳ 33 ha, năng suất ổn định so vụ Đông Xuân 2019.
- Cây lâu năm: Diện tích cây ăn trái khoảng 20.125 ha, chiếm 92,95% trong tổng diện tích cây lâu năm, ổn định so với năm 2019. Ngành Nông nghiệp tiếp tục vận động nông dân khôi phục vườn cây ăn trái tập trung, chuyên canh; Với định hướng phát triển theo hướng nông nghiệp đô thị, hiện nay đã xây dựng được 12 vườn cây ăn trái kết hợp phát triển du lịch sinh thái, lợi nhuận cao gấp 1,5- 2 lần so với trồng chuyên cây ăn trái và triển khai kế hoạch xây dựng vùng sản xuất vú sữa, xoài và nhãn theo tiêu chuẩn VietGAP.
Ảnh hưởng dịch bệnh cây ăn trái khoảng 256 ha; Trong đó diện tích nhiễm bệnh chổi rồng trên nhãn 190 ha (diện tích nhiễm nặng 15 ha (tỷ lệ bệnh>40%), diện tích nhiễm trung bình 40 ha (tỷ lệ bệnh 20-40%), diện tích nhiễm nhẹ 135 ha (10-20%)); Tuy nhiên, dịch bệnh đã được kiểm soát, xử lý bằng các giải pháp kỹ thuật kịp thời nên đã khống chế sự bùng phát trên diện rộng.
Hiện nay có 58 cơ sở sản xuất kinh doanh giống cây ăn trái (32 cơ sở vừa sản xuất và kinh doanh và 26 cơ sở kinh doanh giống cây ăn trái) với năng lực cung ứng 650.000 cây/năm.
* Tình hình xâm nhập mặn và dịch bệnh covid-19 trên địa bàn
Hướng xâm nhập mặn vào thành phố Cần Thơ chủ yếu theo hướng từ sông Hậu (do thủy triều đẩy mặn từ biển vào dọc theo sông Hậu). Tiếp tục theo dõi tình hình xâm nhập mặn tại điểm Vàm Cái Sâu - quận Cái Răng. Qua kết quả phân tích cho thấy, xâm nhập mặn ở mức độ thấp và xảy ra trong thời gian ngắn vào những ngày đỉnh điểm của thủy triều, độ mặn dao động ở mức 0,1-0,12‰ và chưa phát hiện tình trạng xâm nhập mặn ảnh hưởng đến nuôi thủy sản và sản xuất nông nghiệp. Ðể chủ động ứng phó, thành phố yêu cầu các sở, ngành và quận, huyện giám sát, cảnh báo xâm nhập mặn để hướng dẫn người dân lấy nước phục vụ sản xuất phù hợp nhất.
Trong tháng 02, một số mặt hàng nông sản xuất khẩu tiểu ngạch đi Trung Quốc gặp khó khăn trước tình hình dịch bệnh COVID-19 tại Trung Quốc đã tác động mạnh đến tình hình sản xuất, tiêu thụ của người dân do không bán được sản phẩm. Tuy nhiên, đến nay tình hình xuất khẩu nông sản đã khả quan hơn. Bên cạnh đó, mặt hàng thủy sản (cá tra) cũng bị ảnh hưởng nặng nề, thương lái thu mua hạn chế.
b) Chăn nuôi
Trong tháng, trên địa bàn thành phố không xảy ra dịch bệnh tai xanh ở heo, lở mồm long móng trên gia súc, bệnh Dịch tả heo Châu Phi và dịch cúm gia cầm. Tuy nhiên, một số bệnh truyền nhiễm khác (bệnh Dịch tả, Tụ huyết trùng, Dịch tả vịt,…) có xảy ra ở một số hộ gia đình, không gây thành dịch.
Để chủ động phòng, chống nguy cơ xâm nhiễm và lây lan dịch bệnh Covid-19 và các loại mầm bệnh nguy hiểm ở động vật, nhất là đối với dịch bệnh Cúm gia cầm xuất hiện, lây lan rất cao và có nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng trong thời gian tới, ngành Nông nghiệp tiếp tục phối hợp với các địa phương và các đơn vị liên quan triển khai thực hiện quyết liệt đồng bộ các giải pháp phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm trên địa bàn thành phố.
Toàn thành phố có 15 cơ sở chăn nuôi sản xuất con giống; Trong đó có 12 cơ sở chăn nuôi heo sản xuất con giống với khả năng cung cấp gần 5.000 con giống/năm và 03 cơ sở chăn nuôi vịt sản xuất con giống với khả năng cung ứng khoảng 100.000 con giống/năm; Cơ sở nuôi giữ heo đực giống hiện có 10 cơ sở với tổng đàn 35 con. Hàng năm sản xuất và tiêu thụ khoảng 50.000 liều tinh. Bên cạnh đó giá heo giống hiện đang ở mức khoảng 90.000đ/kg. Nhưng hiện nay heo giống ít được bán do chủ hộ nuôi để lại tự nuôi heo thịt.
Đến nay, đàn heo phát triển bình thường trở lại, giá heo hơi đang ở mức 85.000 - 90.000đ/kg, tăng cao so với cùng kỳ năm trước; Nguyên nhân do bệnh Dịch tả heo Châu Phi nên tổng đàn giảm mạnh, giá thức ăn cũng dao động từ 20.000 - 21.000đ/kg. Giá vịt ta hơi ở mức từ 45.000 - 50.000 đồng/kg, vịt xiêm 65.000 - 70.000 đồng/kg; gà thả dao động khoảng 100.000-110.000 đồng/kg. Trong khi chi phí thức ăn, tấm cám ở mức khá cao, giá đầu ra của gia cầm hiện tại đảm bảo có lợi cho người nuôi.
2. Lâm nghiệp
Với vị trí địa lý và đặc điểm tình hình kinh tế của Cần Thơ hiện nay, diện tích trồng cây lâm nghiệp không còn, bà con nông dân chỉ trồng cây phân tán ở những vùng đất nhỏ lẻ ven các tuyến lộ giao thông nông thôn. Ngành Nông nghiệp tiếp tục tuyên truyền vận động nhân dân ở các quận, huyện chăm sóc các cây đã trồng trong những năm trước, vận động xã hội hóa trồng cây nhân dân năm 2020. Triển khai Kế hoạch tổ chức “Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ” năm 2020, phối hợp địa phương chuẩn bị tổ chức lễ phát động và thực hiện kế hoạch xã hội hóa tổ chức lễ “Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ” 19/5/ 2020.
3. Thủy sản
Trong tháng, diện tích nuôi thuỷ sản đã thu hoạch, được tiến hành cải tạo để thả nuôi cho vụ mới; Hiện nay giá cá tra giảm sâu ở mức 17.500 - 18.000 đ/kg, (cá từ 700 - 900 g/con), so với cùng kỳ năm trước giảm khoảng 8.000 đồng/kg, với giá này người nuôi lỗ 3.500 - 5.000 đồng/kg (giá thành cá tra 22.000 - 24.000 đồng/kg). Giá giảm mạnh so với cùng kỳ năm trước vì người dân thả nuôi quá nhiều làm cung vượt cầu và do ảnh hưởng từ dịch COVID-19, xuất khẩu cá tra vào thị trường Trung Quốc, thị trường Mỹ chịu thiệt hại nặng nề,... như ách tắc trong khâu vận chuyển, kho bãi, nên doanh nghiệp tạm thời hạn chế thu mua cá tra là nguyên nhân chính dẫn đến giảm giá cá tra.
Hiện nay, tình hình dịch hại trên thủy sản xuất hiện rải rác các bệnh gan thận mủ, phù đầu, xuất huyết trong các ao nuôi cá tra, đặc biệt các ao ương cá giống, và ao mới thả giống, tỷ lệ hao hụt cá tra thả nuôi cao do khan hiếm con giống chất lượng không cao.
Hiện nay, có 199 cơ sở sản xuất, kinh doanh giống thủy sản trên địa bàn TP Cần Thơ. Cung cấp nhu cầu nuôi của thành phố và các tỉnh lân cận. Trong tháng giá cá tra giống dao động từ 22.000 - 24.000 đồng/kg ổn định so với tháng trước, cá giống kích cỡ 2 cm chiều cao thân - mẫu 30 con/kg giá từ 22.000 - 23.000 đồng/kg, giá cá giống 1,5 cm chiều cao thân - mẫu 70 con/kg giá từ 24.000 - 25.000 đồng/kg.
III. ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN
Ước thực hiện vốn đầu tư thuộc nguồn vốn ngân sách nhà nước do địa phương quản lý tháng 4 năm 2020 được 270,79 tỷ đồng. Trong đó vốn cân đối ngân sách thành phố thực hiện được là 40,24 tỷ đồng, vốn trung ương hỗ trợ đầu tư theo mục tiêu thực hiện được 30,23 tỷ đồng, vốn nước ngoài ODA 30,45 tỷ đồng, vốn xổ số kiến thiết thực hiện được 30,25 tỷ đồng, nguồn vốn khác thực hiện được 18,41 tỷ đồng, vốn ngân sách cấp huyện thực hiện được 121,21 tỷ đồng.
Vốn đầu tư thuộc nguồn vốn ngân sách nhà nước do địa phương quản lý ước thực hiện 4 tháng đầu năm 2020 được 1.148,01 tỷ đồng đạt 18,52% kế hoạch năm (đến ngày 10/4/2020 đã giải ngân 567,23 tỷ đồng đạt 9,1% kế hoạch). Trong đó vốn cân đối ngân sách thành phố thực hiện được là 145,69 tỷ đồng đạt 15,53% kế hoạch năm, vốn trung ương hỗ trợ đầu tư theo mục tiêu thực hiện được 139,17 tỷ đồng đạt 35,08% kế hoạch năm, vốn nước ngoài ODA 106,38 tỷ đồng đạt 7,67% kế hoạch năm, vốn xổ số kiến thiết 161,58 tỷ đồng đạt 21,12% kế hoạch năm, nguồn vốn khác thực hiện được 81,08 tỷ đồng đạt 11,05% kế hoạch năm, vốn ngân sách cấp huyện được 514,12 tỷ đồng đạt 25,98% kế hoạch năm.
Qua bốn tháng triển khai công tác đầu tư xây dựng cơ bản nhìn chung các chủ đầu tư đã nghiêm túc thực hiện chỉ đạo của UBND thành phố về công tác đầu tư xây dựng cơ bản, nhưng đến nay khối lượng thực hiện thấp so với kế hoạch đề ra vì những nguyên nhân như sau: công tác bồi thường giải phóng mặt bằng còn chậm tiến độ; năng lực thi công của các nhà thầu còn hạn chế; tình hình dịch bệnh Covid-19 kéo dài và Chỉ thị số 16/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về thực hiện các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch Covid-19, hạn chế tụ tập đông người, nhiều công trình dự án xây dựng trên địa bàn thành phố đã tạm dừng hoạt động chung tay cùng cả nước phòng, chống dịch Covid-19.
Tình hình thực hiện một số dự án chủ yếu trên địa bàn Thành phố:
Dự án phát triển thành phố Cần Thơ và tăng cường khả năng thích ứng của đô thị, Dự án có tổng mức đầu tư 7.339,33 tỷ đồng, được thực hiện bằng nguồn vốn ODA, do Ban quản lý ODA thành phố Cần Thơ làm chủ đầu tư. Kế hoạch vốn năm 2020 được giao 1.584,66 tỷ đồng. Thực hiện lũy kế từ đầu dự án đến cuối tháng 4/2020, ước thực hiện được 3.639,81 tỷ đồng, đạt 49,6% tổng mức đầu tư toàn dự án. Theo báo cáo từ đơn vị thi công và chủ đầu tư, dự án luôn có nguồn vật liệu dự trữ, vì vậy dự án không bị ảnh hưởng nhiều do những bất ổn của thị trường, do dịch bệnh Covid-19, tuy nhiên, chủ đầu tư và đơn vị thi công vẫn thực hiện nghiêm Chỉ thị số 16/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về giãn cách xã hội, tạo khoảng cách làm việc an toàn tại các công trình, điều này ảnh hưởng khá nhiều đến tiến độ thi công.
Dự án Đường tỉnh 922 (xây dựng và nâng cấp giai đoạn 1 từ quốc lộ 91B đến Cờ Đỏ), dự án có tổng mức đầu tư là 1.494,62 tỷ đồng do Ban quản lý dự án đầu tư thành phố làm chủ đầu tư, được thực hiện bằng nguốn vốn trái phiếu chính phủ, năm 2020 dự án được thực hiện bằng nguồn vốn của năm 2018 kéo dài đến năm 2020 theo công văn số 3863/UBND-XDĐT ngày 12 tháng 12 năm 2019 của Ủy ban nhân dân thành phố và công văn số 9844//BKHĐT-KTĐPLT ngày 31 tháng 12 năm 2019 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc cho phép kéo dài thời gian thực hiện và giải ngân kế hoạch vốn trái phiếu chính phủ sang năm 2020 là 560 tỷ đồng, dự án đang quyết liệt thực hiện để sớm hoàn thành đưa vào sử dụng phục vụ nhu cầu đi lại của người dân.
Dự án Bệnh viện Ung Bướu thành phố Cần Thơ, dự án có tổng mức đầu tư là 1.727,9 tỷ đồng được thực hiện bằng nguồn vốn ODA do Sở Y tế thành phố làm chủ đầu tư, kế hoạch vốn năm 2020 được giao là 661,7 tỷ đồng và được bổ sung nguồn vốn kéo dài từ năm 2019 đến năm 2020 là 567,88 tỷ đồng, nguồn vốn kéo dài thực hiện theo công văn số 1086/UBND-XDĐT ngày 10 tháng 4 năm 2020 của Ủy ban nhân dân thành phố về việc kéo dài thời gian thực hiện và giải ngân kế hoạch vốn đầu tư năm 2019 sang năm 2020 các nguồn vốn ngân sách Trung ương, vốn ODA và vốn ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài.
IV. THƯƠNG MẠI
1. Giá cả thị trường
Thị trường giá cả hàng hóa tiêu dùng tháng 4 chịu ảnh hưởng lớn bởi sự lây lan của dịch bệnh COVID-19. Nguồn cung nhiều mặt hàng bị gián đoạn, khiến giá cả trong tháng 4 biến động mạnh, nhất là các mặt hàng lương thực, thực phẩm, nông sản. Cũng do ảnh hưởng của dịch COVID-19 trên toàn thế giới đã khiến giá nhiên liệu gas, xăng, dầu thế giới và trong nước giảm sâu. Nhiều doanh nghiệp, cửa hàng, hộ kinh doanh gặp nhiều khó khăn, không thể hoạt động, kinh doanh do dịch bệnh.
Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 4 năm 2020 giảm 2,67% so với tháng trước; tăng 2,46% so với cùng kỳ năm 2019, giảm 1,81% so với tháng 12 năm 2019, chỉ số giá bình quân 4 tháng tăng 5,35% so với bình quân cùng kỳ năm trước.
Trong 11 nhóm hàng hóa và dịch vụ chính tháng 4/2020 có:
- 03 nhóm hàng hóa, dịch vụ có chỉ số giá tăng so với tháng trước: Hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 0,43% (chủ yếu ở nhóm lương thực tăng 0,28%, nhóm thực phẩm tăng 0,70%); Đồ uống và thuốc lá tăng 1,83%; Thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 0,11%.
- 05 nhóm hàng hóa, dịch vụ tiêu dùng có chỉ số giá giảm so với tháng trước, cụ thể: Nhà ở, điện, nước, chất đốt và vật liệu xây dựng giảm 8,78%; Giao thông giảm 16,19%; Bưu chính viễn thông giảm 0,09%; Văn hóa, giải trí và du lịch giảm 0,25%; Hàng hóa và dịch vụ khác giảm 0,12%.
Diễn biến giá tiêu dùng tháng 4 năm 2020 của các nhóm hàng chính
- Hàng ăn và dịch vụ ăn uống
Chỉ số giá nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống tháng 4 tăng 0,43% so với tháng trước, tăng 12,03% so với cùng kỳ năm trước, tăng 1,94% so với tháng 12 năm trước. Trong đó:
+ Lương thực
Chỉ số giá nhóm lương thực trong tháng 4 tăng 0,28% so với tháng trước, tăng 3% so với cùng kỳ năm trước, tăng 0,84% so với tháng 12 năm trước. Giá nhiều mặt hàng gạo, gạo nếp tăng từ 500-1.000 đồng/kg so với tháng trước. Nguyên nhân do giá lúa thu mua ở mức cao khoảng 6.000-7.000 đồng/kg tùy từng loại giống. Giá gạo xuất khẩu trên thế giới cũng đang tăng lên do lo ngại về an ninh lương thực ở các nước. Giá nhiều sản phẩm lương thực chế biến tăng giá như mì sợi, mì, phở, cháo ăn liền do tác động của dịch COVID-19 khiến nhu cầu tăng mạnh, người dân mua dự trữ, các tổ chức, cá nhân mua tặng, hỗ trợ người nghèo, người gặp khó khăn do dịch bệnh, cho nên có thời điểm tại các điểm bán lẻ bị thiếu hàng cục bộ, hàng không kịp về để bán.
Giá ngũ cốc trên thị trường thế giới tăng mạnh trong thời gian gần đây, nhu cầu tích trữ của các nước tăng, trong khi nguồn cung bị siết lại. Những khó khăn trong việc vận chuyển lương thực trong phạm vi một nước và với nước khác cùng với việc tăng mua ồ ạt đã khiến giá nhiều mặt hàng lương thực trên thế giới tăng lên, tác động làm tăng giá lương thực trong nước.
+ Thực phẩm
Chỉ số giá nhóm thực phẩm trong tháng 4 tăng 0,70% so với tháng trước, tăng 14,67% so với cùng kỳ năm trước, tăng 1,69% so với tháng 12 năm trước. Chỉ số tăng do tác động của chỉ số giá các nhóm thực phẩm sau:
Thịt gia súc tươi sống tăng 3,15% so với tháng trước, trong đó thịt heo tăng 3,64%, thịt bò tăng 0,81%, nội tạng động vật tăng 0,28%; thịt chế biến tăng 2,80% so với tháng trước. Nguyên nhân do giá heo hơi tăng mạnh trong tháng, bên cạnh đó do ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19 nên các hoạt động giết mổ, lưu thông hàng hóa cũng gặp khó khăn, nhu cầu tiêu dùng của người dân tăng đã đẩy giá các mặt hàng thịt tăng giá, kéo theo giá các loại thịt chế biến như thịt quay, xúc xích, thịt hộp... cũng tăng giá theo.
Giá trứng gia cầm các loại trong tháng tăng 9,07% so với tháng trước, nguyên nhân do nhu cầu tiêu dùng dự trữ của người dân tăng mạnh trong thời gian thực hiện cách ly xã hội theo Chỉ thị 16/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ, mặc dù nguồn cung từ các trang trại chăn nuôi khá dồi dào.
Giá các mặt hàng thủy sản chế biến như cá khô, tôm khô, cá đóng hộp cũng tăng giá, tăng 2,70% so với tháng trước, do chi phí sản xuất, chi phí nguyên liệu tăng cũng như nhu cầu dự trữ của người dân trong mùa dịch bệnh tăng.
Giá các loại rau tươi, khô và chế biến tăng 1,38% so với tháng trước. Nguyên nhân do hạn hán, xâm nhập mặn, cộng với nạn cào cào phá hoại khiến nhiều vùng rau sản lượng thu hoạch giảm, nguồn cung giảm, việc vận chuyển rau tiêu thụ giữa các địa phương cũng gặp khó khăn.
Tuy nhiên trong tháng 4 cũng có các nhóm thực phẩm giảm giá so với tháng trước do nguồn cung dồi dào nhưng nhu cầu giảm vì dịch COVID-19 làm ảnh hưởng đến việc tiêu thụ trong nước, xuất khẩu gặp khó khăn, chủ yếu ở mặt hàng thịt gia cầm tươi sống giảm 1,41%, thủy sản tươi sống giảm 0,03% chủ yếu là mặt hàng tôm thẻ, quả tươi chế biến giảm 5,04%, giảm nhiều ở mặt hàng xoài, dưa hấu, khóm dứa.
+ Ăn uống ngoài gia đình
Chỉ số giá của nhóm dịch vụ ăn uống ngoài gia đình tháng 4 giảm 0,18% so với tháng trước, tăng 11,39% so với tháng cùng kỳ năm trước, tăng 3,38% so với tháng 12 năm trước. Nguyên nhân do gặp khó khăn trong kinh doanh nên một số quán giải khát giảm giá đồ uống.
- Đồ uống và thuốc lá
Chỉ số giá nhóm đồ uống và thuốc lá trong tháng 4 tăng 1,83% so với tháng trước, tăng 2,23% so với cùng tháng năm trước, tăng 2,09% so với tháng 12 năm trước. Nguyên nhân giá một số loại thuốc hút tăng do việc kiểm soát chặt chẽ các đường biên giới bởi dịch COVID-19 làm nguồn cung các loại thuốc lá nhập khẩu giảm mạnh, giá thuốc hút các loại đều tăng giá, giá các loại đồ uống như nước khoáng, nước ngọt có ga, bia, rượu tăng giá ở một số điểm chợ do các tiểu thương tăng giá nhằm bù đắp chi phí kinh doanh, chi phí vận chuyển tăng lên do ảnh hưởng của dịch bệnh.
- Nhà ở, điện nước, chất đốt và vật liệu xây dựng
Chỉ số giá nhóm nhà ở, điện, nuớc, chất đốt và vật liệu xây dựng giảm 8,78% so với tháng trước, giảm 2,34% so với cùng kỳ năm trước, giảm 3,99% so với tháng 12 năm trước.
Chỉ số giá nhóm hàng này giảm chủ yếu ở các mặt hàng sau:
Giá nhà ở thuê giảm 10,89% so với tháng trước do ảnh hưởng của dịch COVID-19 kéo dài sinh viên phải nghỉ học, việc kinh doanh của nhiều cơ sở bị thua lỗ, tạm ngừng hoạt động, trả lại mặt bằng khiến nhu cầu nhà thuê giảm.
Giá vật liệu bảo dưỡng nhà ở giảm 0,81% so với tháng trước do giá một số loại vật liệu xây dựng giảm vì nhu cầu tiêu thụ giảm. Nguyên nhân do ảnh hưởng của dịch COVID-19 nên nhiều công trình phải tạm ngừng xây dựng, xuất khẩu thép sang Campuchia, Trung Quốc giảm trong khi sản lượng sản xuất trong nước dồi dào.
Giá gas tháng 4 năm 2020 giảm 20% so với tháng trước do giá gas trong nước điều chỉnh giảm 69.000đ/bình 12kg theo giá gas thế giới. Giá gas thế giới bình quân tháng 4 năm 2020 ở mức 235 USD/tấn, giảm 220 USD/tấn so với tháng 3/2020.
Giá dầu hỏa giảm 30,44% do được điều chỉnh giảm vào ngày 29/3/2020 và ngày 13/4/2020 với tổng mức giảm 3.210 đồng/lít so với tháng trước.
Riêng chỉ số giá điện sinh hoạt tăng 0,04% so với tháng trước, do ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19 người dân hạn chế ra ngoài nên nhu cầu sử dụng điện sinh hoạt tăng cao hơn.
- Thiết bị và đồ dùng gia đình
Chỉ số nhóm thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 0,11% so với tháng trước, tăng 2,10% so với cùng kỳ năm trước, tăng 0,90% so với tháng 12 năm trước. Do ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19 nên nhu cầu sử dụng các loại vật phẩm tiêu dùng gia đình tăng, chi phí sản xuất, chi phí nguyên liệu tăng làm cho giá đồ điện tăng 0,08%, hàng thủy tinh sành sứ tăng 0,17%, hàng dệt trong nhà tăng 1,08%, giấy vệ sinh tăng 2,30%. Bên cạnh đó, do thời tiết nắng nóng kéo dài, người dân hạn chế ra ngoài phòng ngừa dịch bệnh COVID-19 nên việc sử dụng các thiết bị điện trong nhà tăng cao, nhu cầu sửa chữa, bão dưỡng các thiết bị này cũng tăng nên chỉ số giá dịch vụ này tăng 1,90% so tháng trước.
- Giao thông
Chỉ số giá nhóm giao thông giảm 16,19% so với tháng trước, giảm 22,06% so với cùng tháng năm trước, giảm 22,41% so với tháng 12 năm trước. Chỉ số giá nhóm hàng này giảm do tác động giảm giá của nhóm xăng, dầu diesel giảm 28,53% so với tháng trước. Giá xăng, dầu được điều chỉnh giảm vào ngày 29/3/2020 và ngày 13/4/2020 với tổng mức giảm xăng A95 giảm 4.880 đồng/lít, dầu diesel giảm 2.210 đồng/lít so với tháng trước.
- Bưu chính viễn thông
Chỉ số giá nhóm bưu chính viễn thông giảm 0,09% so với tháng trước, giảm 0,18% so với cùng kỳ năm trước, giảm 0,24% so với tháng 12 năm trước do tác động giảm giá của một số mặt hàng điện thoại di động.
- Văn hóa, giải trí và du lịch
Chỉ số giá nhóm văn hóa, giải trí và du lịch giảm 0,25% so với tháng trước, tăng 0,84% so với cùng kỳ năm trước, giảm 1,26% so với tháng 12 năm trước. Chỉ số giá nhóm này giảm do tác động của nhóm hoa tươi giảm 11,75% so với tháng trước. Nguyên nhân do ảnh hưởng của dịch COVID-19 làm sinh hoạt của người dân xáo trộn, ít ra đường, không tới nơi đông người, sinh viên nghỉ học... nhu cầu tiêu thụ hoa giảm khiến việc buôn bán, kinh doanh hoa, cây cảnh sụt giảm mạnh, làm giá nhiều loại hoa tươi giảm.
- Hàng hóa và dịch vụ khác
Chỉ số nhóm hàng hoá và dịch vụ khác giảm 0,12% so với tháng trước, tăng 3,45% so với cùng tháng năm trước, tăng 1,53% so với tháng 12 năm trước. Chỉ số giá nhóm này giảm chủ yếu ở mặt hàng trang sức giảm 1,53%, vật dụng tang lễ (vòng hoa tang) giảm 0,82% so với tháng trước. Nguyên nhân do giá vàng trong tháng giảm so với tháng 3, giá nhiều loại hoa tươi giảm trong tháng.
- Chỉ số giá vàng
Chỉ số giá vàng giảm 0,43% so với tháng trước, tăng 24,76% so với cùng kỳ năm trước, tăng 10,12% so với tháng 12 năm trước, giá vàng trong nước giảm là do tác động giảm giá của giá vàng thế giới. Giá vàng ngày 21/4/2020 trên địa bàn thành phố dao động quanh mức 4.610.000 đồng/chỉ.
- Chỉ số giá đô la Mỹ
Chỉ số giá đô la Mỹ tăng 1,28% so với tháng trước, tăng 1,46% so với cùng kỳ năm trước, tăng 1,50% so với tháng 12 năm trước. Giá đô la Mỹ trong nước tăng là do việc điều chỉnh giá của các ngân hàng thương mại trước việc đồng đô la Mỹ trên thị trường thế giới tăng giá. Giá đô la Mỹ ngày 21/4/2020 trên địa bàn thành phố dao động quanh mức 23.540 đồng/USD.
2. Nội thương
Tình hình bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ của các doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh cá thể gặp rất nhiều khó khăn khi dịch bệnh Covid-19 xuất hiện vào cuối tháng 1 năm 2020. Mặc dù tháng 1 doanh thu tăng cao 11,26% so với cùng kỳ nhưng đến đầu tháng 3 và kéo dài đến nay doanh thu của một số ngành liên tục giảm mạnh. Ước tháng 4/2020 tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ đạt 8.871,23 tỷ đồng, giảm 5,88% so với tháng trước, giảm 20,14% so với cùng kỳ. Ước 4 tháng đầu năm 2020 tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ đạt 43.297,14 tỷ đồng, đạt 96,08% (giảm 3,92%) so với cùng kỳ (4 tháng năm 2019 tăng 10,37% so với cùng kỳ năm 2018). Cụ thể:
- Doanh thu bán lẻ hàng hóa ước tháng 4/2020 đạt 7.905,95 tỷ đồng giảm 0,28% so với tháng trước, giảm 12,73% so với cùng kỳ. Ước 4 tháng đầu năm 2020 đạt 36.630,84 tỷ đồng, đạt 99,11% (giảm 0,89%) so với cùng kỳ (4 tháng năm 2019 tăng 9,95% so với cùng kỳ năm 2018). Nguyên nhân do sức mua trong dân cư giảm mạnh; nhiều cơ sở cá thể và doanh nghiệp tạm dừng hoạt động từ cuối tháng 3 và thực hiện giãn cách xã hội đến nay; giá một số mặt hàng giảm mạnh (như xăng dầu) nên doanh thu giảm. Các nhóm hàng có doanh thu giảm mạnh so với cùng kỳ như: Hàng may mặc giảm 6,3%; Đồ dùng, dụng cụ, trang thiết bị gia đình giảm 9,35%; Vật phẩm, văn hóa, giáo dục giảm 8,24%; ô tô và phương tiện đi lại giảm 25,33%; hàng hóa khác giảm 6,37% so với cùng kỳ.
- Ước tháng 4/2020 doanh thu dịch vụ đạt 655,15 tỷ đồng, giảm 38,90% so với tháng trước, giảm 42,37% so với cùng kỳ. Ước 4 tháng đầu năm 2020 doanh thu dịch vụ đạt 4.170,58 tỷ đồng, đạt 93,39% (giảm 6,61%) so với cùng kỳ. Trong hoàn cảnh dịch bệnh diễn ra phức tạp từ đầu năm 2020, ngành dịch vụ chịu ảnh hưởng nặng nề. Doanh thu hàng loạt các ngành dịch vụ đều giảm mạnh từ đầu tháng 3 đến nay. Cụ thể như sau: Dịch vụ kinh doanh bất động sản giảm 7,35% so với cùng kỳ (do nhu cầu mua bán bất động sản giảm, doanh thu cho thuê mặt bằng, nhà trọ sinh viên giảm); Dịch vụ giáo dục và đào tạo giảm mạnh gần 50% (do các trường mầm non đến đại học tư thục, các cơ sở dạy ngoại ngữ, dạy nghề đều ngưng hoạt động); Dịch vụ y tế tăng 6,05% so với cùng kỳ (tốc độ tăng giảm dần so với đầu năm do người dân hạn chế vào các phòng khám trong tình hình dịch bệnh đang phức tạp); Dịch vụ vui chơi giải trí giảm 7,4% so với cùng kỳ (trong 3 tháng đầu năm tăng cao do doanh thu xổ số tăng, nhưng từ ngày 01/4 đến nay ngành xổ số tạm ngưng hoạt động nên doanh thu giảm mạnh trong tháng 4, ước doanh thu ngành xổ số tháng 4 giảm hơn 75% so với tháng 3); Dịch vụ khác ước giảm 22,83% (nhóm này bao gồm các dịch vụ sửa chữa đồ dùng gia đình, các hoạt động phục vụ cá nhân khác giảm do việc giãn cách hạn chế tiếp xúc trong xã hội nên nhu cầu sử dụng các dịch vụ giảm).
- Ước tháng 4 doanh thu lưu trú, ăn uống và du lịch đạt 310,13 tỷ đồng, giảm 27,1% so với tháng trước, giảm 66% so với cùng kỳ. Ước 4 tháng đầu năm 2020 doanh thu lưu trú, ăn uống và du lịch đạt 2.495,72 tỷ đồng, đạt 68,6% (giảm 31,4%) so với cùng kỳ. Nhóm ngành lưu trú, ăn uống và du lịch là nhóm ngành chịu ảnh hưởng nặng nề nhất khi dịch bệnh Covid-19 xảy ra: khách du lịch trong và ngoài nước đến thành phố Cần Thơ bắt đầu giảm mạnh từ đầu tháng 2, tháng 3 tình hình khách du lịch tiếp tục giảm, đầu tháng 4 đến nay TP Cần Thơ thực hiện nghiêm Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính Phủ về giãn cách xã hội nên các cơ sở, doanh nghiệp kinh doanh nhà hàng, khách sạn, đại lý du lịch đều ngừng hoạt động. Chỉ có một số cơ sở ăn uống bán mang đi còn duy trì hoạt động để bù đắp một phần các chi phí phát sinh như: mặt bằng, nhân viên. Nếu tình hình dịch bệnh được kiểm soát tốt đến cuối tháng 4 thì các hoạt động kinh doanh của nhóm ngành này mới phục hồi dần.
V. GIAO THÔNG VẬN TẢI
Tình hình vận tải trong tháng 4/2020 trên địa bàn Thành phố Cần Thơ có những diễn biến như sau: Tình hình dịch bệnh Covid-19 trở nên phức tạp hơn từ đầu tháng 3 đến nay và thực hiện tốt tinh thần phòng chống dịch Covid-19 theo Chỉ thị 16/CT-Ttg ngày 31 tháng 3 năm 2020 nên tình hình kinh doanh của các ngành nói chung và ngành vận tải nói riêng trên địa bàn thành phố Cần Thơ đều bị ảnh hưởng. Do đó doanh thu một số ngành dịch vụ vận tải, kho bãi trên địa bàn thành phố Cần Thơ trong tháng giảm mạnh so với tháng trước và so với cùng kỳ, do một số cơ sở tạm ngừng hoạt động theo chỉ thị 16. Ước tính tháng 4 năm 2020, tổng doanh thu vận tải của địa phương đạt được 144,23 tỷ đồng với mức giảm mạnh tới 46,3% so với cùng kỳ năm 2019 đây là mức giảm kỷ lục so với nhiều năm qua (trong đó: nhóm vận tải hành khách giảm 49,43%; vận tải hàng hóa giảm 38,26%). Ước 4 tháng năm 2020 doanh thu vận tải thực hiện 835,91 tỷ đồng, giảm 17,98% so cùng kỳ (4 tháng năm 2019 tăng 7,41% so cùng kỳ năm 2018).
Vận tải hành khách:
Tình hình hoạt động vận tải hành khách trên địa bàn thành phố Cần Thơ do ảnh hưởng dịch bệnh Covid-19 đang diễn ra khá phức tạp và thực hiện nghiêm theo chỉ thị 16/CT-TTg ngày 31 tháng 3 năm 2020 vừa qua, nên các cơ sở hoạt động kinh doanh vận tải hành khách trên địa bàn hầu như đã tạm dừng hoạt động kể từ đầu tháng 4 đến nay. Trong thời gian qua người dân cũng đã huỷ những chuyến đi không cần thiết nhằm phòng, chống dịch bệnh.
Ước tính lượt hành khách vận chuyển trong tháng 4/2020 đạt được 2.640,5 ngàn hành khách giảm 39,11% so với tháng trước, giảm 46,74% so với cùng kỳ năm 2019; luân chuyển đạt 44,29 triệu HK.km giảm 34,94% so với tháng trước, giảm 40,49% so với cùng kỳ năm 2019. Ước 4 tháng đầu năm 2020 vận chuyển 18.488,8 ngàn HK giảm 11,44% so với cùng kỳ, luân chuyển 301,59 triệu HK.km giảm 9,03% so với cùng kỳ (4 tháng đầu năm 2019 vận chuyển HK tăng 1,68% so cùng kỳ; luân chuyển tăng 1,54% so cùng kỳ năm 2018). Cụ thể như sau:
Ước tháng 4/2020 Vận tải hành khách đường bộ đạt 2.203,19 ngàn HK, luân chuyển được 43,7 triệu HK.km; so với cùng kỳ vận chuyển giảm 33,02% và luân chuyển giảm 39,55%; Vận tải hành khách đường sông ước đạt 437,31 ngàn HK, luân chuyển đạt 0,59 triệu HK.km; so với cùng kỳ vận chuyển và luân chuyển giảm mạnh với mức giảm lần lượt là 73,79% và 72,31%; nguyên nhân giảm chủ yếu do ảnh hưởng bởi nguồn dịch Covid - 19 và các cơ sở thực hiện đúng Chỉ thị 16/CT-Ttg của Thủ tướng Chính phủ, người dân nhìn chung chấp hành nghiêm chỉ thị của Thủ tướng nên lượng khách du dịch trong và ngoài nước đến Cần Thơ trong tháng gần như không có, vận tải hành khách đường sông chủ yếu lượng khách tham quan các điểm như Chợ Nổi Cái Răng, các vườn du lịch sinh thái…
Vận tải hàng hóa:
Vận tải hàng hóa trên địa bàn thành phố trong tháng cũng bị ảnh hưởng nhiều do dịch bệnh Covid-19, ước tính lượng hàng hóa vận chuyển tháng 4/2020 đạt 485,43 ngàn tấn, luân chuyển ước đạt được 67,36 triệu tấn.km; so với cùng kỳ vận chuyển trong tháng giảm 39,1% và luân chuyển giảm 53,33%. Ước 4 tháng đầu năm 2020 vận chuyển 2.574,39 ngàn tấn giảm 17,77% so với cùng kỳ, luân chuyển 375,57 triệu tấn.km giảm 29,63% so với cùng kỳ (4 tháng đầu năm 2019 vận chuyển hàng hóa tăng 1,75% so cùng kỳ; luân chuyển tăng 1,52% so cùng kỳ năm 2018). Cụ thể như sau:
Hàng hóa vận tải đường bộ trong tháng 4/2020 ước đạt 176,55 ngàn tấn, luân chuyển được 37,60 triệu tấn.km; so với cùng kỳ năm trước vận chuyển giảm 36,33% và luân chuyển giảm 32,3%. Hàng hóa vận tải đường sông ước đạt 306,05 ngàn tấn, luân chuyển được 26,92 triệu tấn.km; so với cùng kỳ năm trước vận chuyển giảm 37,82% và luân chuyển giảm 56,01%. Hàng hóa vận chuyển đường biển ước đạt 2,83 ngàn tấn, luân chuyển ước đạt 2,83 triệu tấn.km; so với cùng kỳ năm trước vận chuyển giảm 89,73% và luân chuyển giảm 89,73%.
VI. NGÀNH TÀI CHÍNH - TÍN DỤNG
1. Tài chính ngân sách
* Thu ngân sách: Thực hiện đến 20 ngày tháng 4 năm 2020, tổng thu NSNN 4.341,81 tỷ đồng đạt 24,48% dự toán, trong đó thu nội địa là 3.610,64 tỷ đồng với các nguồn thu chủ lực như thu thuế khu vực công thương nghiệp, dịch vụ ngoài quốc doanh 660,33 tỷ đồng đạt 27,12% dự toán, thu từ doanh nghiệp nhà nước 510,90 tỷ đồng đạt 30,96% so dự toán, thu từ doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài 360,56 tỷ đồng đạt 30,69% so dự toán, thuế thu nhập cá nhân 341,35 tỷ đồng đạt 34,14% so dự toán. Tính đến 20/4/2020 hoạt động thu thuế hải quan ước đạt 321,23 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 7,4% trong tổng thu ngân sách nhà nước và đạt 16,58% so dự toán.
* Chi ngân sách: Ước đến 20 ngày tháng 4 năm 2020 ngân sách đã chi 5.049,18 tỷ đồng chiếm 35,77% dự toán, bao gồm hoạt động chi đầu tư phát triển 3.208,35 tỷ đồng, chi thường xuyên 1.704,34 tỷ đồng.
2. Tín dụng ngân hàng
Vốn huy động đến cuối tháng 4 năm 2020 ước đạt 81.400 tỷ đồng, tăng 0,83% so với đầu tháng, tăng 0,13% so với đầu năm. Trong đó, vốn huy động VNĐ là 79.600 tỷ đồng, chiếm 97,79%, tăng 0,78%, vốn huy động ngoại tệ là 1.800 tỷ đồng, chiếm 2,21%, tăng 3,32% so với đầu tháng; vốn huy động ngắn hạn là 53.900 tỷ đồng chiếm 66,22%, tăng 1,07%, vốn huy động trên 12 tháng là 27.500 tỷ đồng chiếm 33,78%, tăng 0,37% so với đầu tháng.
Tổng dư nợ cho vay đến cuối tháng 4 năm 2020 ước đạt 93.700 tỷ đồng, tăng 0,86% so với đầu tháng, tăng 2,60% so với đầu năm. Trong đó dư nợ cho vay VNĐ đạt 88.500 tỷ đồng, tăng 0,83% so đầu tháng, chiếm 94,45% trong tổng dư nợ cho vay, dư nợ cho vay ngoại tệ đạt 5.200 tỷ đồng, tăng 1,40% so với đầu tháng, chiếm 5,55% trong tổng dư nợ cho vay; Phân theo thời hạn dư nợ cho vay ngắn hạn là 49.400 tỷ đồng, tăng 0,97% so đầu tháng, chiếm 52,72%, dư nợ cho vay trung dài hạn 44.300 tỷ đồng, tăng 0,74% so đầu tháng, chiếm 47,28% tổng dư nợ cho vay.
Nợ xấu đến cuối tháng 4 năm 2020 ước là 1.400 tỷ đồng, chiếm 1,49% trong tổng dư nợ cho vay.
Lãi suất huy động và cho vay trên địa bàn phổ biến như sau:
- Lãi suất huy động: Lãi suất huy động không kỳ hạn và kỳ hạn dưới 1 tháng phổ biến mức 0,2 - 0,5%/năm; lãi suất huy động có kỳ hạn từ 1 tháng đến dưới 6 tháng ở mức 4,3% - 4,75%/năm; lãi suất huy động từ 6 đến 12 tháng phổ biến 5,5% - 6,8%/năm, kỳ hạn trên 12 tháng phổ biến ở mức 6,8% - 7,4%/năm tùy theo từng loại kỳ hạn.
- Lãi suất cho vay: Lãi suất cho vay ngắn hạn tối đa đối với các lĩnh vực ưu tiên là 5,5%/năm. Lãi suất cho vay ngắn hạn phổ biến đối với các lĩnh vực sản xuất kinh doanh thông thường từ 6,0% - 9,0%/năm; 9,0% - 11%/năm đối với trung, dài hạn.
- Lãi suất USD: Lãi suất huy động thực hiện theo quy định là 0%/năm. Lãi suất cho vay phổ biến ngắn hạn 4,0% - 4,5%/năm, trung dài hạn 4,5% - 6,0%/năm.
VII. TÌNH HÌNH VĂN HOÁ - XÃ HỘI
1. Văn hóa - Thể thao
Từ ngày 25/3/2020, Bảo tàng thành phố và di tích lịch sử Khám lớn Cần Thơ tạm dừng hoạt động phục vụ khách tham quan. Thực hiện 54 hồ sơ khoa học của 67 hiện vật. Thực hiện hồ sơ đề nghị xếp hạng di tích cấp thành phố: Thất Phủ Võ Miếu (quận Thốt Nốt) và Đình Phú Luông (quận Ô Môn).
Thư viện thành phố, các thư viện quận, huyện, xã, phường, thị trấn ngừng phục vụ sách trực tiếp tại trụ sở thư viện từ ngày 25/3/2020 để phòng ngừa dịch COVID - 19.
Nhà hát Tây Đô phối hợp Đài Phát thanh và Truyền hình TP.Cần Thơ thu và phát hành các bài bản, ca cổ nhằm tuyên truyền chống dịch Covid – 19.
Trung tâm Văn hóa thành phố: Thực hiện 756 m2 pano, 495 băng rôn và 90 tờ áp phích, 04 mẫu tranh cổ động và xe thông tin lưu động phục vụ công tác tuyên truyền về phòng, chống dịch Covid-19.
Hoạt động thể thao: Để phòng, chống dịch bệnh COVID-19, không tổ chức các hoạt động thể thao kỷ niệm 74 năm Ngày Thể thao Việt Nam và Giải Thể thao trò chơi dân gian TP. Cần Thơ năm 2020, nhân dịp “Tết Chôl Chnăm Thmây đồng bào dân tộc Khmer”; Tạm hoãn tổ chức các giải thể thao: Đua xe mô tô toàn quốc cúp vô địch quốc gia năm 2020 vào ngày 30/4/2020 tại sân vận động Cần Thơ; tạm dừng tổ chức thi đấu môn Bơi lội, Canoeing, Bóng chuyền bãi biển và Karate Đại hội Thể thao đồng bằng sông Cửu Long lần thứ VIII năm 2020 và Giải Bóng chuyền bãi biển nữ châu Á năm 2020 do thành phố Cần Thơ đăng cai tổ chức.
2. Giáo dục
Các cơ sở giáo dục triển khai thực hiện các biện pháp tuyên truyền, tăng cường vệ sinh trường lớp phòng, chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của vi rút Corona gây ra.
Tổ chức cho học sinh ôn tập, học tập tại nhà trong thời gian nghỉ học phòng dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus Corona gây ra bằng nhiều hình thức qua internet, qua truyền hình… Hướng dẫn tinh giản nội dung dạy học cấp tiểu học, trung học theo chỉ đạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Tổ chức Hội nghị trực tuyến về giải pháp thực hiện các vấn đề về dạy thêm học thêm, dạy học trực tuyến, thực hiện tinh giản nội dung chương trình môn học đối với cấp trung học phổ thông; Hội nghị trực tuyến đánh giá, định hướng trao đổi việc tổ chức dạy học, kiểm tra đánh giá trực tuyến của các trường trung học cơ sở, trung học phổ thông và việc thực hiện tinh giản nội dung chương trình môn học.
3. Về Y tế - khám chữa bệnh
Tình hình dịch bệnh: COVID-19 ghi nhận 02 trường hợp nhiễm COVID-19 là BN145 và BN154; BN154 đã xuất viện vào ngày 06/4/2020, BN145 xuất viện ngày 15/4/2020; Sau khi xuất viện 02 bệnh nhân tiếp tục được cách ly theo quy định. Sốt xuất huyết ghi nhận 117 trường hợp mắc, tăng 36 trường hợp so với tháng trước (81 trường hợp); Lũy tích từ đầu năm đến nay 289 trường hợp mắc, giảm 16 trường hợp so cùng kỳ (305 trường hợp), không có tử vong. Tay chân miệng ghi nhận 23 trường hợp mắc, tăng 05 trường hợp so với tháng trước (18 trường hợp); Lũy tích từ đầu năm đến nay 84 trường hợp mắc, giảm 149 trường hợp so cùng kỳ (233 trường hợp), không có tử vong. Sởi và sốt phát ban nghi sởi: Sốt phát ban nghi sởi ghi nhận 12 trường hợp, giảm 32 trường hợp so với tháng trước (44 trường hợp); Lũy tích từ đầu năm đến nay 186 trường hợp mắc, tăng 56 trường hợp so cùng kỳ (130 trường hợp), không có trường hợp sởi dương tính, không có tử vong. Tiêu chảy 340 trường hợp, giảm 21,48% so với tháng trước.
Công tác phòng, chống HIV/AIDS: Lũy tích số nhiễm HIV phát hiện được 6.608 trường hợp; Trong đó, tử vong 2.507 trường hợp, số nhiễm HIV còn sống 4.101 trường hợp (trong đó quản lý được 3.690 trường hợp và không xác định 411 trường hợp). Duy trì điều trị ARV cho 3.436 trường hợp, điều trị Methadone cho 373 trường hợp.
Công tác phòng, chống dịch COVID-19:
Triển khai các điểm kiểm soát phòng, chống dịch COVID-19 tại các tuyến giao thông trọng điểm trên địa bàn thành phố Cần Thơ: kiểm tra, ghi nhận thông tin người vào thành phố nhằm kiểm soát, ngăn chặn các nguồn lây nhiễm dịch COVID-19 ngay từ bên ngoài, kiên quyết không để xuất hiện tình trạng lây nhiễm trong cộng đồng trên địa bàn thành phố. Thành lập Tổ thông tin phòng, chống dịch COVID-19 để tiếp nhận thông tin từ các điểm kiểm soát, xử lý số liệu, cung cấp thông tin cho các Trung tâm Y tế quận, huyện và địa phương để thực hiện rà soát các trường hợp về từ các tỉnh, thành phố có dịch lưu hành hoặc các trường hợp nguy cơ. Theo thống kê, việc triển khai các điểm kiểm soát giao thông từ 0 giờ 0 phút ngày ngày 01/4/2020 đến 15 giờ 00 ngày 14/4/2020 đã xác định thông tin của 206.704 trường hợp di chuyển từ tỉnh, thành ngoài về thành phố Cần Thơ.
Các Trung tâm Y tế, Trạm Y tế đã phối hợp các đơn vị liên quan thành lập các tổ, đội, nhóm quản lý thông tin của các đối tượng người dân di chuyển đến từng xã, phường, thị trấn, ấp, khu vực, tổ dân phố để quản lý, giám sát chặt chẽ từng cá nhân và cách ly kịp thời trong trường hợp cần thiết theo quy định.
Công tác truyền thông: Báo Cần Thơ, Đài Phát thanh truyền hình Cần Thơ đăng các tin, bài và phóng sự và Đài Truyền thanh tuyến quận/huyện phát thanh tuyên truyền về công tác phòng chống dịch COVID-19 trên địa bàn và truyền tải thông điệp về thực hiện Chỉ thị 16/CT-TTg ngày 31/3/2020 của Thủ tướng Chính phủ. In 300 băng rôn truyền thông phòng chống dịch COVID-19 gửi các Ủy ban nhân dân quận, huyện treo tại các trục đường chính, địa điểm tập trung đông dân cư, trụ sở cơ quan,... trên địa bàn nhằm tăng cường công tác truyền thông, cung cấp các khuyến cáo phòng, chống dịch bệnh của Bộ Y tế đến người dân. Tiếp tục khuyến nghị người dân tự nguyện khai báo y tế và cập nhật tình hình dịch bệnh qua ứng dụng NCOVI. Hiện Cần Thơ có 454.389 người khai báo y tế tự nguyện qua ứng dụng NCOVI.
Công tác khám chữa bệnh:
Thực hiện Chỉ thị 06/CT-BYT ngày 28/3/2020 của Bộ Y tế về việc tăng cường các biện pháp phòng chống dịch COVID-19 trong các cơ sở y tế, các cơ sở khám chữa bệnh trên địa bàn thực hiện nghiêm việc sàng lọc, phân loại, phân luồng, kiểm soát triệt để người bệnh tới khám bệnh, chữa bệnh; thực hiện nghiêm các quy trình, quản lý chặt chẽ để tránh lây nhiễm chéo trong bệnh viện. Tăng cường thực hiện các hình thức đặt hẹn khám bệnh qua phương tiện truyền thông, internet để giảm tối đa số lượng người bệnh tới khám, chờ khám cùng một thời điểm, bảo đảm người bệnh ngồi chờ khám cách xa nhau khoảng cách ≥ 2 mét.
Các bệnh viện được phân công điều trị COVID-19 tại các tuyến trên địa bàn đã rà soát, chuẩn bị cơ số thuốc, hóa chất, vật tư tiêu hao, trang thiết bị (đặc biệt là máy thở), khẩu trang y tế, quần áo bảo hộ y tế để chủ động trong công tác phòng, chống dịch.
Được sự hỗ trợ của Viện Pasteur, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Cần Thơ đã hoàn thành phòng xét nghiệm chẩn đoán COVID-19 và đã được Bộ Y tế cho phép xét nghiệm sàng lọc COVID-19 tại quyết định số 924/QĐ-BYT ngày 17/3/2020 và xét nghiệm khẳng định COVID-19 tại quyết định số 1282/QĐ-BYT ngày 21/3/2020. Tính đến nay đã làm xét nghiệm 1124 mẫu. Hiện tại ngành Y tế đang chuẩn bị mở rộng phòng xét nghiệm COVID-19 trong trường hợp dịch bùng phát.
4. Chính sách lao động - xã hội
Trong tháng, thành phố Cần Thơ giải quyết việc làm cho 4.549 lao động (cung ứng lao động đi làm việc nước ngoài là 16), lũy kế từ đầu năm đã giải quyết việc làm cho 15.374 người lao động, đạt 30,6% kế hoạch đề ra (giảm 15% so với cùng kỳ năm 2019, nguyên nhân do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19). Cấp phép cho 06 lao động là người nước ngoài; xác nhận không thuộc diện cấp phép là 01 người; tiếp nhận nội quy lao động của 03 doanh nghiệp và thỏa ước lao động của 07 doanh nghiệp. Thẩm định trình cấp Giấy xác nhận khai báo sử dụng máy thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động tại 02 doanh nghiệp với tổng số 03 thiết bị.
Đến nay trên địa bàn thành phố có 85 cơ sở giáo dục nghề nghiệp. Các cơ sở giáo dục nghề nghiệp tuyển mới và đào tạo nghề cho 4.458 người (Sơ cấp: 447; Đào tạo thường xuyên: 4.011), đạt 8,92% so với kế hoạch đề ra (giảm 10,5% so với cùng kỳ năm 2019, do ảnh hưởng của dịch Covid-19).
Trung tâm Dịch vụ việc làm thành phố Cần Thơ tư vấn nghề nghiệp, việc làm, quan hệ lao động cho 9.244 lượt người (lũy kế từ đầu năm 2020 là 29.423 lượt người, đạt 19,81% kế hoạch năm). Kết nối việc làm trong nước cho 316 lượt người (lũy kế từ đầu năm 2020 là 1.810 lượt người, đạt 12,93% kế hoạch năm). Đào tạo nghề và kỹ năng lao động cho 147 lượt người (lũy kế từ đầu năm 2020 là 1.922 lượt người, đạt 27,46% kế hoạch năm). Tiếp nhận 132 lượt doanh nghiệp, đơn vị sử dụng lao động thông báo biến động lao động hàng tháng theo quy định, (lũy kế từ đầu năm 2020 là 437 lượt, đạt 36,42% so với kế hoạch năm). Có 1.448 hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp, tăng 113,88% so với tháng trước (677 hồ sơ).
Thực hiện chính sách người có công với cách mạng: Hiện có 6.135 Người có công với cách mạng ở thành phố Cần Thơ đang hưởng trợ cấp ưu đãi thường xuyên hơn 10 tỷ đồng; trong đó có 43 Bà Mẹ Việt Nam Anh hùng còn sống. Trong tháng, đã tiếp nhận, xét duyệt và giải quyết 124 hồ sơ chế độ chính sách.
Kiểm tra, rà soát Người có công với cách mạng đang gặp khó khăn về nhà ở; thay đổi 05 đối tượng là Người có công với cách mạng cần xây dựng Nhà tình nghĩa từ nguồn hỗ trợ Ngân hàng SHB. Tổng hợp, kiểm tra, rà soát các gia đình chính sách là hộ nghèo của các quận, huyện là 13 hộ. Kiểm tra, rà soát và tổng hợp danh sách các đối tượng là Người có công với cách mạng hiện đang lao động hoặc bán vé số gặp khó khăn trong phòng chống dịch Covid-19. Tổng hợp danh sách Người có công với cách mạng đang trợ cấp hàng tháng để được hỗ trợ theo quy định của Chính phủ trong dịch bệnh Covid-19.
Công tác Bảo trợ xã hội: Trợ cấp thường xuyên cho 40.687 đối tượng bảo trợ xã hội ngoài cộng đồng với tổng kinh phí 18,05 tỷ đồng. Rà soát số liệu đối tượng nghèo, cận nghèo, đối tượng bảo trợ xã hội và người bán vé số trên địa bàn thành phố bị mất việc làm do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19.
Trung tâm Bảo trợ xã hội quản lý 594 đối tượng. Đảm bảo cung cấp lương thực, thực phẩm và tổ chức nấu ăn hàng ngày cho đối tượng đủ chất dinh dưỡng, hợp vệ sinh. Đảm bảo tình hình an ninh, trật tự được giữ vững ổn định, thường xuyên kiểm tra, tuần tra, đảm bảo trực gác 24/24 giờ. Duy trì vệ sinh cá nhân hằng ngày cho đối tượng. Khám, điều trị bệnh thông thường cho 1.307 lượt đối tượng.
Trung tâm Công tác xã hội nuôi dưỡng 81 đối tượng. Tiếp tục thực hiện các mô hình như: Câu lạc bộ Tuổi Hồng; công tác xã hội trong bệnh viện… cho đối tượng đang sống tại Trung tâm thường xuyên duy trì sinh hoạt. Thực hiện vệ sinh an toàn thực phẩm: đảm bảo đối tượng được ăn chín, uống sôi; mua thực phẩm tươi sống, đảm bảo chất lượng và có nguồn gốc; thường xuyên lưu mẫu thực phẩm sau khi chế biến; thay đổi thực đơn hàng ngày cho đối tượng.
Đảm bảo thực hiện tốt công tác phòng, chống dịch bệnh: thực hiện tẩy trùng, diệt khuẩn các phòng ở của đối tượng 2 lần/tuần, bằng Cloramin B; hướng dẫn trẻ thường xuyên rửa tay đúng cách, vệ sinh đồ dùng cá nhân, sử dụng khẩu trang. Khám và điều trị thường xuyên cho 450 đối tượng bệnh thông thường.
5. Tai nạn giao thông
Theo báo cáo của Ban An toàn giao thông thành phố Cần Thơ tình hình tai nạn giao thông (từ ngày 15/3/2020 đến 14/4/2020) trên địa bàn thành phố đã xảy ra 03 vụ tai nạn giao thông, làm chết 03 người; so với cùng kỳ năm 2019, số vụ giảm 08 vụ, số người chết giảm 10 người. 04 tháng năm 2020, trên địa bàn thành phố đã xảy ra 19 vụ tai nạn giao thông, làm chết 19 người, bị thương 02 người; so với cùng kỳ năm 2019, số vụ giảm 16 vụ, số người chết giảm 19 người, số người bị thương giảm 12 người./.
Website Cục Thống kê thành phố Cần Thơ