Trong bối cảnh dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của vi rút Corona (Covid-19) bùng phát mạnh trên phạm vi toàn cầu đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến mọi mặt kinh tế - xã hội của các quốc gia trên thế giới. Những nền kinh tế lớn như Mỹ, Nhật Bản, Cộng đồng chung châu Âu đang đối mặt với tình trạng suy thoái kinh tế sâu, thương mại toàn cầu tiếp tục suy giảm, giá dầu thô giảm mạnh do nhu cầu sử dụng hạn chế; thất nghiệp tăng cao… đã tác động tiêu cực đến kinh tế Việt Nam.
Trong nước, dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, khó lường làm tăng trưởng ở hầu hết các ngành, lĩnh vực chậm lại; tỷ lệ thất nghiệp, thiếu việc làm tăng cao; bên cạnh đó, hạn hán, xâm nhập mặn diễn ra sớm ảnh hưởng đến năng suất và sản lượng cây trồng, chăn nuôi lợn đang dần được khôi phục sau dịch tả lợn châu Phinhưng công tác tái đàn còn chậm do giá con giống vẫn ở mức cao, các hộ chăn nuôi không có đủ nguồn lực để đầu tư tái đàn sau thời gian dài bị thiệt hại vì dịch bệnh…
Trước tình hình đó, UBND tỉnh đã kịp thời chỉ đạo quyết liệt các sở, ngành, địa phương triển khai hiệu quả Chương trình hành động số 01/CTr-UBND ngày 08/01/2020 của UBND tỉnh thực hiện Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 01/01/2020 của Chính phủ về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện kế koạch phát triển kinh tế-xã hội và dự toán ngân sách Nhà nước năm 2020; Chương trình hành động số 02/CTr-UBND ngày 08/01/2020 của UBND tỉnh thực hiện Nghị quyết số 02/NQ-CP ngày 01/01/2020 của Chính phủ về tiếp tục thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2020; đồng thời thực hiện các giải pháp vừa phòng chống dịch bệnh, bảo đảm sức khỏe người dân, duy trì tăng trưởng kinh tế nhằm phấn đấu thực hiện cao nhất các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2020, nhất là triển khai các văn bản thực hiện các Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ như: Chỉ thị số 11/CT-TTg về các nhiệm vụ, giải pháp cấp bách tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, bảo đảm an sinh xã hội ứng phó với dịch Covid-19; Chỉ thị số 15/CT-TTg về quyết liệt thực hiện đợt cao điểm phòng, chống dịch Covid-19; Chỉ thị số 16/CT-TTg về các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch Covid-19… nên kếtquả thực hiện một số chỉ tiêu kinh tế - xã hội 9 tháng năm 2020 đạt được kết quả như sau:
I. PHÁT TRIỂN KINH TẾ
1. Tăng trưởng kinh tế
- Tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh (GRDP) theo giá so sánh 2010 ước tính quý III/2020 tăng 5,4%, trong đó: Khu vực nông, lâm nghiệp và thuỷ sản tăng 3,44%; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 13,95%; khu vực dịch vụ tăng 3,15%; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm giảm 3,77% so với cùng kỳ năm trước.
- Tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh (GRDP) theo giá so sánh 2010 ước tính 9 tháng năm 2020 tăng 2,56% so với cùng kỳ năm trước, là mức tăng thấp nhất trong 9 tháng của các năm gần đây do dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, ảnh hưởng tiêu cực tới mọi lĩnh vực kinh tế - xã hội. Trong mức tăng trưởng chung của toàn ngành kinh tế, khu vực nông, lâm nghiệp và thuỷ sản tăng 0,86%, đóng góp 0,22%; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 7,39%, đóng góp 2,08%; khu vực dịch vụ tăng 1,1%, đóng góp 0,45%; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm giảm 3,8% so với cùng kỳ năm trước, đóng góp -0,19% vào mức tăng trưởng chung. Chia ra:
+ Khu vực nông, lâm nghiệp và thuỷ sản tăng 0,86%, trong đó: Nông nghiệp là ngành chiếm tỷ trọng lớn trong khu vực này (chiếm 60,4%) nhưng chỉ tăng nhẹ 0,38% do thời tiết nắng nóng kéo dài làm cho diện tích, năng suất, sản lượng một số cây trồng giảm; lâm nghiệp giảm 16,68% do sản lượng gỗ khai thác giảm mạnh; thủy sản tăng 3,74% nhờ sản lượng thuỷ sản khai thác và sản lượng thủy sản nuôi trồng tăng 1,6%.
+ Khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 7,39%, trong đó: Công nghiệp tăng 10,14%, động lực tăng chính do sản lượng điện của các nhà máy điện năng lượng mặt trời đã góp phần làm cho ngành sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước tăng 24,58%. Xây dựng tăng 3,48% nhờ tập trung chỉ đạo, đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án trọng điểm, các dự án chào mừng Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII; đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp thi công các dự án[1]lớn.
+ Khu vực dịch vụ tăng 1,1%, đây là khu vực chịu tác động nhiều nhất bởi dịch Covid-19. Mặc dù một số ngành ít chịu tác động vẫn giữ được mức tăng trưởng như: Hoạt động tài chính ngân hàng và bảo hiểm tăng 7,7%; y tế và trợ giúp xã hội tăng 5,85%; thông tin truyền thông tăng 6,84%. Tuy nhiên, ở một số ngành chiếm tỷ trọng lớn tăng thấp hoặc giảm đáng kể như: Bán buôn, bán lẻ, sửa chữa ô tô, mô tô, xe máy chiếm 15,7% của khu vực này nhưng chỉ tăng 3,17%; vận tải kho bãi chiếm 10,3%, giảm 5,3%; dịch vụ lưu trú, ăn uống chiếm 7,3%, giảm 17,63%; nghệ thuật vui chơi, giải trí giảm 15,05%; hoạt động dịch vụ khác giảm 4,7%... dẫn đến khu vực này tăng thấp.
Cơ cấu GRDP 9 tháng năm 2020 theo giá hiện hành, tỷ trọng nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm 27,08%; công nghiệp - xây dựng chiếm 28,36%; dịch vụ chiếm 40,03%; thuế sản phẩm chiếm 4,53%.
2. Sản xuất nông, lâm nghiệp, thuỷ sản
Sản xuất nông nghiệp tập trung chủ yếu vào gieo cấy, chăm sóc lúa vụ mùa, hè thu và thu hoạch lúa, hoa màu vụ đông xuân.Chăn nuôi gia súc, gia cầm phát triển ổn định.Chăn nuôi lợn đang dần khôi phục sau dịch tả lợn châu Phi nhưng tốc độ tái đàn còn chậm do giá con giống vẫn ở mức cao. Sản xuất lâm nghiệp giảm, ngành thủy sản tiếp tục gặp khó khăn do ảnh hưởng của dịch Covid-19 làm nhu cầu tiêu thụ sản phẩm giảm; thủy sản thương phẩm không xuất khẩu được dẫn đến việc giá bán giảm, thủy sản đạt kích cỡ thương phẩm còn tồn đọng lại nhiều, gây khó khăn cho người nuôi.
2.1. Nông nghiệp
- Diện tích gieo trồng lúa vụ đông xuân 26.463 ha, giảm 147 ha so với vụ đông xuân năm trước, năng suất thu hoạch đạt 75,1 tạ/ha (tăng 0,8 tạ/ha), sản lượng 198,7 ngàn tấn, tăng 0,5% (tăng 945 tấn). Lúa vụ hè thu 24.130 ha, giảm 2,4% (giảm 598 ha) so vụ hè thu năm trước do nắng hạn không thể gieo trồng và những vùng cao không chủ động nước tưới chuyển sang trồng màu ngô, rau...; dự kiến đến cuối tháng 9/2020, thu hoạch xong, năng suất ước đạt 69,4 tạ/ha, tăng 4,7 tạ/ha; sản lượng 167,5 ngàn tấn, tăng 7,3 ngàn tấn. Lúa vụ mùa gieo sạ 3.338 ha, tăng 51,7% so với cùng kỳ năm trước, tiến độ gieo trồng lúa mùa nhanh nhờ thời tiết có mưa khắp các vùng nên bà con nông dân làm đất xuống giống kịp thời vụ.
- Cây màu và cây công nghiệp ngắn ngày tiếp tục gieo trồng, chăm sóc và thu hoạch. Diện tích gieo trồng tính đến nay: Ngô 5.010 ha, giảm 4,3%; mía 23.571 ha, giảm 10%; rau các loại 6.431 ha, tăng 13%; lạc 631 ha, giảm 6,5%; đậu các loại 3.380 ha, giảm 3%; đậu tương 70 ha, giảm 40%,... so với cùng kỳ năm trước.
- Sản lượng một số cây lâu năm chủ yếu như: Mủ cao su 4.050 tấn, tăng 1,5%; hồ tiêu 790 tấn, tăng 2,4%; dừa 15,7 ngàn tấn, tăng 4,2%; điều 112 tấn, giảm 21,3% so với cùng kỳ năm trước.
- Các loại cây ăn quả cho thu hoạch 9 tháng: Chuối 18.970 tấn, tăng 3,7%; dứa 12.397 tấn, tăng 3,5%; đu đủ 1.417 tấn, tăng 2,9% so với cùng kỳ năm trước.
- Về tình hình sâu bệnh hại cây trồng: Cây lúa bệnh khô vằn 16 ha, bệnh lem lép thối hạt 16 ha, chuột gây hại 2 ha, bệnh đốm nâu 12 ha, bệnh thối bẹ 1 ha, bọ xít đen 0,4 ha, bệnh thối thân 1,5 ha, bọ xít đen 0,5 ha, sâu đục thân 0,6 ha và một số bệnh gây hại rải rác như: Rầy nâu, rầy lưng trắng, sâu cuốn lá nhỏ. Cây ngô sâu keo mùa thu gây hại diện tích nhiễm nhẹ 2,7 ha. Cây sắn bệnh khảm lá virus gây hại diện tích 13.450 ha (Sông Hinh 7.300 ha, Sơn Hòa 2.830 ha, Tây Hòa 320 ha, Đồng Xuân 3.000 ha,); nhện đỏ gây hại 30 ha tại Sông Hinh; rệp sáp bột hồng gây hại 15 ha. Cây mía sâu đục thân gây hại diện tích 45 ha tại Sơn Hòa.
- Chăn nuôi gia súc, gia cầm phát triển ổn định; sản phẩm chăn nuôi gia súc và gia cầm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng thực phẩm của dân cư trên địa bàn tỉnh. Sản lượng thịt trâu 197 tấn, tăng 3,1% (quý III 64 tấn, tăng 3,2%); bò 13.695 tấn, tăng 3,9% (quý III 4.520 tấn, tăng 4,7%); sản lượng thịt lợn hơi xuất chuồng 12.040 tấn, giảm 12,5% (quý III 2.990 tấn, giảm 36,6%); sản lượng thịt gia cầm xuất chuồng 11.135 tấn, tăng 11,7% (quý III 3.531 tấn, tăng 38,4%); sản lượng trứng gia cầm 167.910 ngàn quả, tăng 3,1% (quý III 40.054 ngàn quả, tăng 3,1%) so với cùng kỳ năm trước.
- Công tác tiêm phòng vaccine LMLM: Lũy kế đến nay tiêm được 15.216 con; tụ huyết trùng trâu, bò tiêm được 3.265 con; dại chó tiêm được 16.835 con. Vaccine cúm gia cầm do người dân tự mua tiêm được 158.250 con. Vaccine cúm gia cầm (ngân sách hỗ trợ) tiêm được 374.850 con.
2.2. Lâm nghiệp
Trong tháng, các BQL rừng phòng hộ và hộ dân khai thác được 35,2 ngàn m3bằng 44,3%; củi khai thác 24,7 ngàn ster, giảm 0,7% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 9 tháng năm 2020, sản lượng gỗ rừng trồng khai thác đạt 170 ngàn m3, giảm[2]24,6% (quý III 137 ngàn m3, giảm 25,3%); sản lượng củi 89,6 ngàn ster, tăng 1,2% (quý III 66,5 ngàn ster, tăng 2,8%) so với cùng kỳ năm trước. Tổng diện tích rừng trồng tập trung đã khai thác khoảng 2.834 ha và khai thác cây gỗ trồng phân tán.
Năm nay thời tiết có mưa đều, công táctổ chức tuyên tuyền bảo vệ rừng và PCCCR trực tiếp 157 đợt/4.907 hộ tham gia; vận động 381 hộ sống gần rừng ký cam kết, nêntừ đầu năm đến nay chỉxảy ra 01 vụ cháy rừng trồng phi lao tại phường Hòa Hiệp Bắc, TX Đông Hòa (diện tích cháy 14,8 ha, thiệt hại khoảng 20%). Từ đầu năm đến nay đãtổ chức 1.074 lượt tuần tra rừng, kiểm soát lâm sản;phát hiện và lập biên bản xử lý 186 vụ vi phạm (giảm 18,4% so với cùng kỳ năm trước), trong đó 04 vụ phá rừng trái pháp luật làm diện tích rừng bị giảm 14,1 ha. Xử lý 199 vụ vi phạm, phạt tiền 1.509,3 triệu đồng; khối lượng gỗ tịch thu 293,8 m3.
2.3. Thủy sản
- Toàn tỉnh cơ bản đã kết thúc diện tích nuôi trồng thủy sản, ước tính 9 tháng năm 2020 đạt 2.628 ha, tăng 0,3% so với cùng kỳ năm trước, trong đó: Diện tích nuôi cá 264 ha, bằng 100%; diện tích nuôi tôm 2.114 ha, tăng 0,2% (tôm sú 229 ha, tăng 0,9%, thẻ chân trắng 1.885 ha, tăng 0,1%); thủy sản khác 250 ha, tăng 1,6%.Sản xuất giống tôm Post 593 triệu con, bằng 49% so với cùng kỳ năm trước.
- Tình hình dịch bệnh trên nuôi trồng thủy sản 9 tháng năm 2020: Diện tích tôm sú và tôm thẻ chân trắng bị bệnh 122,05 ha; ốc hương 0,21 ha bị bệnh vòi sưng to; cá mú 0,45 ha. Ngoài ra còn xảy ra hiện tượng cá bớp, cá mú nuôi thương phẩm chết đột ngột tại xã Xuân Bình - TX Sông Cầu, do môi trường màu nước vùng nuôi chuyển đổi sang màu nâu đỏ (tảo nở hoa) cá chết vào ban đêm do thiếu oxy, tỷ lệ cá mú chết 20-30%/40.000 con/165 lồng (kích cỡ cá 1-1,2kg/con); cá bớp chết 20-30%/6.000 con/50 lồng (kích cỡ cá 0,7-2 kg/con);
-Sản lượng khai thác và nuôi trồng thủy sản tháng 9/2020 ước tính5.057 tấn, giảm 4,7% so với cùng kỳ năm trước, trong đó cá 3.993 tấn, giảm 1,8%; tôm các loại 880 tấn, giảm 5,6%; thủy sản khác 184 tấn, giảm 40,6%. Chia ra: Sản lượng thuỷ sản khai thác 3.973 tấn, giảm 3,1%; sản lượng thủy sản nuôi trồng 1.084 tấn, giảm 10,4% do chủ yếu thu hoạch diện tích cua năng suất bình quân 0,7 tấn/ha.
- Tính chung 9 tháng, sản lượng khai thác và nuôi trồng thủy sản ước tính 65.648 tấn, tăng 1,6% (quý III 19.739 tấn, giảm 1,4%) so với cùng kỳ năm trước, trong đó: Cá các loại 52.606 tấn, tăng 0,7% (quý III 14.771 tấn, giảm 1,3%); tôm 9.337 tấn, tăng 9,3% (quý III 4.194 tấn, tăng 0,9%); thủy sản các loại 3.705 tấn, giảm 2,6% (quý III 774 tấn, giảm 13,5%). Trong tổng sản lượng cá các loại khai thác biển, cá ngừ đại dương 3.000 tấn chiếm 5,8% và giảm 9,8% (quý III 819 tấn, tăng 25%) so với cùng kỳ năm trước.
3. Sản xuất công nghiệp và hoạt động của khu công nghiệp
Hoạt động công nghiệp trong 9 tháng năm 2020 có 03 dự án[3]mới đưa vào hoạt động và các nhà máy điện mặt trời tiếp tục phát huy năng lực sản xuất góp phần tăng năng lực sản xuất của toàn ngành; tuy nhiên do ảnh hưởng của dịch Covid-19 đã tác động đến tình hình sản xuất kinh doanh của nhiều doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp có hoạt động xuất, nhập khẩu. Bên cạnh đó, còn có một số khó khăn khác như: Tình hình thời tiết bất thường ảnh hưởng đến nguồn nguyên liệu nông sản phục vụ công nghiệp chế biến; thiếu hụt lao động sau Tết Nguyên đán… cũng tác động đến tình hình sản xuất công nghiệp.
3.1. Chỉ số sản xuất công nghiệp
- Chỉ số sản xuất công nghiệp ước tính tháng 9/2020 tăng 16,4%; quý III/ 2020 tăng 14,3%; lũy kế 9 tháng năm 2020 tăng 6,3%, trong đó ngành: Công nghiệp khai khoáng giảm 11,5%; công nghiệp chế biến, chế tạo giảm 2,4%; sản xuất, phân phối điện, hơi nước tăng 28,8%; cung cấp nước, quản lý và xử lý rác thải tăng 4,8% so với cùng kỳ năm trước.
- Giá trị sản xuất công nghiệp (theo giá so sánh) ước tính tháng 9/2020 đạt 1.529,7 tỷ đồng, tăng 14,5%; quý III/2020 đạt 4.858,5 tỷ đồng, tăng 10,8%; lũy kế 9 tháng năm 2020 đạt 14.434,1 tỷ đồng, tăng 4,1%, chia theo ngành: Công nghiệp khai khoáng 181,2 tỷ đồng, giảm 1,6%; công nghiệp chế biến, chế tạo 12.361 tỷ đồng, tăng 2,1%; sản xuất và phân phối điện, hơi nước 1.771,3 tỷ đồng, tăng 21,2%; cung cấp nước và quản lý, xử lý rác thải 120,6 tỷ đồng, tăng 4,8% so với cùng kỳ năm trước.
- Dự kiến 9 tháng năm 2020, một số sản phẩm sản xuất công nghiệp chủ yếu vẫn sản xuất tăng như: Chip điện tử gấp 2,8 lần; viên nén tăng 80%; gỗ thông ván tăng 60%; dăm gỗ các loại tăng 29,7%; điện sản xuất tăng 22,3%; thuốc viên các loại tăng 18%; tinh bột sắn các loại tăng 22%; hải sản các loại tăng 8,8%; xi măng các loại tăng 1,7%; nhân hạt điều các loại tăng 5,6%; nước uống được tăng 6,9%; điện thương phẩm tăng 2,9%; phân bón các loại tăng 2,6% so cùng kỳ năm trước.
Bên cạnh do ảnh hưởng dịch bệnh Covid-19; Nghị định 100/2019/NĐ-CP và tình hình thời tiết bất thường đã ảnh hưởng đến nguồn nguyên liệu nông sản phục vụ công nghiệp chế biến; thiếu hụt lao động sau Tết Nguyên đán… đã tác động đến tình hình sản xuất công nghiệp trong 9 tháng năm 2020 nên một số sản phẩm giảm so với cùng kỳ năm trước như:
Chế biến đường kết tinh giảm 38%: Do năm 2019 nắng hạn kéo dài dẫn đến thiếu hụt nguyên liệu mía cho chế biến nên các nhà máy vào vụ 2019-2020 chậm hơn 01 tháng và kết thúc vụ sớm hơn khoảng 02 tháng so với vụ trước. Riêng từ tháng 5/2020 Công ty TNHH Công nghiệp KCP tổ chức nhập đường thô để sản xuất đường tinh luyện;
Sản phẩm may mặc các loại giảm 6,1%: Do trong những tháng đầu năm, tình hình dịch Covid-19 bùng phát mạnh ở nhiều nước trên thế giới, các đối tác nước ngoài đã hủy một số đơn hàng hoặc chậm đặt đơn hàng mới hoặc nguồn cung nguyên liệu, vật tư nhập khẩu nên từ nước ngoài đã gián đoạn nên tình hình sản xuất kinh doanh gặp nhiều khó khăn;
Về sản xuất bia các loại giảm 13,2%: Do trong những tháng đầu năm tình hình tiêu thụ gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng từ dịch bệnh Covid-19 nên người dân hạn chế đi du lịch và giảm sử dụng các dịch vụ ăn uống. Bên cạnh đó, việc xử phạt về vi phạm nồng độ cồn theo quy định tại Nghị định 100/2019/NĐ-CP ngày 30/12/2019 của Chính phủ về quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt tuy đã mang lại nhiều lợi ích cho đời sống, xã hội nhưng cũng ảnh hưởng lớn đến sức tiêu thụ bia.
Dự kiến trong những tháng cuối năm, khi dịch Covid-19 được kiểm soát và hoạt động xuất nhập khẩu trở lại bình thường, các doanh nghiệp sẽ đẩy mạnh sản xuất. Xí nghiệp may Veston của Công ty Cổ phần An Hưng đi vào hoạt động sản xuất, giá bán sản phẩm Veston cao góp phần tạo ra giá trị gia tăng cao cho sản phẩm may mặc của tỉnh.
3.2.Chỉ số tiêu thụ ngành công nghiệp chế biến, chế tạo
Chỉ số tiêu thụ ngành công nghiệp chế biến, chế tạo ước tính 9 tháng năm 2020 bằng 100% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó có 02 ngành cấp II có mức tăng như: Chế biến gỗ và sản xuất sản phẩm từ gỗ, tre, nứa tăng 20,7%; sản xuất thuốc, hóa dược và dược liệu tăng 4,2%; các ngành cấp II còn lại có chỉ số tiêu thụ đều giảm như: Sản xuất chế biến thực phẩm giảm 1,2%; sản xuất đồ uống giảm 17%; sản xuất trang phục giảm 7,3%; sản xuất hóa chất và sản phẩm hóa chất giảm 14,2%; sản xuất sản phẩm từ cao su và plastic giảm 22,6%; sản xuất giường, tủ, bàn, ghế giảm 12,7%...
3.3.Về xu hướngsản xuất kinh doanh(SXKD)của cácdoanh nghiệp ngành công nghiệpchế biến, chế tạo
- Về tình hình (SXKD): Quý III/2020 so với quý II/2020 có 37,78% doanh nghiệp lạc quan cho rằng tình hình SXKD của doanh nghiệp tốt lên; 26,67% số doanh nghiệp đánh giá tình hình SXKD giảm so với quý trước. Dự kiến quý IV/2020 có tới 37,78% doanh nghiệp dự báo tình hình SXKD sẽ tăng lên; 6,67% số doanh nghiệp đánh giá SXKD giảm so với quý III/2020.
+ Về khối lượng sản xuất: Quý III/2020 so với quý II/2020 có 37,78% doanh nghiệp đánh giá khối lượng sản xuất của doanh nghiệp tốt lên; 26,67% số doanh nghiệp dự báo khối lượng sản xuất giảm hơn so với quý trước. Dự kiến quý IV/2020 có tới 37,78% doanh nghiệp dự báo khối lượng sản xuất sẽ tăng lên; 6,67% số doanh nghiệp đánh giá khối lượng sản xuất giảm hơn giảm so với quý III/2020.
+ Về số lượng đơn đặt hàng mới: Quý III/2020 so với quý II/2020 có 34,09% doanh nghiệp lạc quan cho rằng số lượng đơn đặt hàng mới của doanh nghiệp tăng lên; 25% số doanh nghiệp đánh giá số lượng đơn đặt hàng mới giảm so quý trước. Dự kiến quý IV/2020 có tới 29,55% doanh nghiệp dự báo số lượng đơn đặt hàng mới sẽ tăng lên; 6,82% doanh nghiệp dự kiến số lượng đơn đặt hàng mới giảm hơn giảm so với quý III/2020.
+ Về khối lượng thành phẩm tồn kho: Quý III/2020 so với quý II/2020 có 15,56% doanh nghiệp cho rằng khối lượng thành phẩm tồn kho của doanh nghiệp tăng lên; 37,78% số doanh nghiệp đánh giá khối lượng thành phẩm tồn kho giảm so với quý trước. Dự kiến quý IV/2020 có 4,44% doanh nghiệp dự báo khối lượng thành phẩm tồn kho sẽ tăng lên; 17,78% doanh nghiệp dự kiến khối lượng thành phẩm tồn kho giảm hơn giảm so với quý III/2020.
+ Về số lượng lao động bình quân: Quý III/2020 so với quý II/2020 có 2,22% doanh nghiệp lạc quan cho rằng số lượng lao động bình quân của doanh nghiệp tăng lên; 17,78% số doanh nghiệp đánh giá số lượng lao động bình quân sẽ giảm so với quý trước. Dự kiến quý IV/2020 có 8,89% doanh nghiệp dự báo số lượng lao động bình quân sẽ tăng lên; 6,67% doanh nghiệp dự kiến số lượng lao động bình quân giảm hơn giảm so với quý III/2020.
4. Tình hình hoạt động của doanh nghiệp
Tính từ đầu năm đến ngày 01/9/2020, toàn tỉnh có 360 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới tăng 11,8% với tổng vốn đăng ký là 4.037,9 tỷ đồng, giảm 19,5% so với cùng kỳ năm trước, vốn đăng ký bình quân 01 doanh nghiệp thành lập mới đạt 11,2 tỷ đồng/01 doanh nghiệp. Doanh nghiệp quay trở lại hoạt động là 19 doanh nghiệp, tăng 58,3%; doanh nghiệp gặp khó khăn buộc phải tạm ngừng hoạt động là91doanh nghiệp giảm 16,5%; doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể, chấm dứt hoạt động sản xuất, kinh doanh là57 doanh nghiệp, tăng 23,9% so với cùng kỳ năm trước.
5. Công tác xúc tiến đầu tư và thu hút đầu tư
Tính đến tháng 9 năm 2020, tại KKT Nam Phú Yên và các KCN trên địa bàn tỉnh đã thu hút được 06 dự án[4]đầu tư; diện tích đất đăng ký 27,37 ha; tổng vốn đầu tư đăng ký 704,63 tỷ đồng.
Lũy kế đến tháng 9/2020, tại KKT Nam Phú Yên (bao gồm KCN Hòa Hiệp 1 và KCN Hòa Hiệp 2) và các KCN trên địa bàn tỉnh đã thu hút được 112 dự án đầu tư; diện tích đất đăng ký: 436,11 ha với tổng vốn đầu tư đăng ký là 9.467,33 tỷ đồng và 34.178,3 nghìn USD.
6. Bán lẻ hàng hóa, hoạt động của các ngành dịch vụ
Trong 9 tháng năm 2020, hoạt động thương mại và dịch vụ trên địa bàn tỉnh chịu sự tác động của dịch Covid-19, trong đó doanh thu hoạt động lưu trú, ăn uống, lữ hành và các dịch vụ khác ảnh hưởng mạnh nhất; lượng khách du lịch đến tỉnh giảm đã ảnh hưởng đến doanh số bán lẻ và doanh thu các hoạt động dịch vụ. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng tháng 9/2020 ước đạt 2.826,6 tỷ đồng, tăng 2,7%; quý 3/2020 ước đạt 8.593,7 tỷ đồng, tăng 4,8 %; 9 tháng năm 2020 ước đạt 25.236,9 tỷ đồng, tăng 2,6% so với cùng kỳ năm trước. Tổng doanh thu ngành vận tải tháng 9/2020 ước tính 330,7 tỷ đồng, tăng 11,9%; quý 3/2020 ước tính 979,1 tỷ đồng, tăng 0,9%; 9 tháng năm 2020 ước tính 2.587,5 tỷ đồng, giảm 3,6% so với cùng kỳ năm trước.
6.1. Bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng
Trong 9 tháng năm 2020, công tác cung cầu hàng hóa, nhất là các mặt hàng thiết yếu có ảnh hưởng đến đời sống Nhân dân, được thực hiện tốt. UBND tỉnh Phú Yên ban hành Kế hoạch số 73/KH-UBND ngày 01/4/2020 về triển khai thực hiện chương trình dự trữ hàng hóa thiết yếu (dự trữ thêm 10% ngoài dự trữ thường xuyên) để bình ổn thị trường trong tình hình dịch bệnh Covid-19; đã tạm ứng tổng kinh phí 17 tỷ đồng từ ngân sách tỉnh cho 12 doanh nghiệp với lãi suất 0%, thời gian thực hiện từ ngày 01/4 đến ngày 30/9/2020.
- Tổng mức hàng hóa bán lẻ và doanh thu dịch vụ tiêu dùng 9 tháng năm 2020 ước tính 25.236,9 tỷ đồng,đạt 70,1% so kế hoạch năm,tăng 2,6% so với cùng kỳ năm trước, trong đó:Tổng mức bán lẻ hàng hóa 21.358,6tỷ đồng chiếm 84,6%, tăng 7,1%; kinh doanh lưu trú, ăn uống và du lịch lữ hành 2.838,7 tỷ đồng chiếm 11,3%, giảm 17,2%; dịch vụ 1.039,6 tỷ đồng chiếm 4,1%, giảm 14,4%.
+ Tổng mức bán lẻ hàng hóa tháng 9/2020 ước tính2.404,5 tỷ đồng, tăng 1,2% so với tháng trước và tăng 9,4% so với cùng kỳ năm trước[5]. Quý III/2020 đạt 7.264,4 tỷ đồng, tăng 6,1% so quý trước và tăng 10,3% so với cùng kỳ năm trước[6]. Tính chung trong 9 tháng năm 2020 ước tính 21.358,6 tỷ đồng, tăng 7,1% so với cùng kỳ năm trước, trong đó, nhóm ngành đá quý, kim loại quý và sản phẩm là nhóm tăng cao nhất, tăng 21,6%, nhóm xăng, dầu các loại là nhóm có mức giảm nhiều nhất, giảm 16,5%
+ Doanh thu hoạt động Dịch vụ lưu trú, ăn uống, du lịch lữ hành tháng 9/2020 ước tính302,3 tỷ đồng, tăng 18,3% so với tháng trước và giảm 23,6% so với cùng kỳ năm trước; trong đó, dịch vụ lưu trú 7,7 tỷ đồng, tăng 64,4% và giảm 61,1%; dịch vụ ăn uống 294,6 tỷ đồng, tăng 17,4% so với tháng trước và giảm 21,6% so với cùng kỳ năm trước.Quý III là 1.000,1 tỷ đồng, giảm 15,1% so với cùng kỳ năm trước; trong đó, dịch vụ lưu trú 45,8 tỷ đồng, giảm 23,9%; dịch vụ ăn uống 952,6 tỷ đồng, giảm 14,5%; lữ hành 1,8 tỷ đồng, giảm 53,4%.Tính chung 9 tháng là2.838,7 tỷ đồng, giảm 17,2% so với cùng kỳ năm trước; trong đó, dịch vụ lưu trú 112,9 tỷ đồng, giảm 37%; dịch vụ ăn uống 2.722,8 tỷ đồng, giảm 16%; lữ hành 3 tỷ đồng, giảm 69,8%.
+ Dịch vụ khác tháng 9/2020 ước tính119,9 tỷ đồng, tăng 17,5% so với tháng trước và giảm 24,2% so với cùng kỳ năm trước; quý III/2020 là 327,5 tỷ đồng, giảm 25,3% so với cùng kỳ năm trước; tính chung 9 tháng là 1.039,6 tỷ đồng, giảm 14,5%.
9 tháng năm 2020 một số điểm du lịch thu hút đông đảo du khách trong và ngoài nước đến tham quan các di tích, danh lam thắng cảnh trên địa bàn tỉnh như: Gành Đá Đĩa, Bãi Môn-Mũi Điện, Tàu không số Vũng Rô, Vịnh Xuân Đài, Tháp Nhạn, Bảo tàng tỉnh… với tổng lượt khách tham quan từ tính đầu năm đến ngày 12/9/2020 đạt 532.406 lượt khách, trong đó lượt khách tham quan tại 2 điểm bán vé gồm Gành Đá Đĩa và Bãi Môn-Mũi Điện đạt 375.908 lượt khách, doanh thu bán vé 6,1 tỷ đồng, giảm 31,8% so với cùng kỳ năm trước.
Tình hình diễn biến phức tạp của dịch bệnh Covid-19 đã tác động làm cho doanh thu dịch vụ lưu trú 9 tháng năm 2020 ước tính 112,9 tỷ đồng, giảm 37% so với cùng kỳ năm trước. Qua đó, lượt khách do cơ sở lưu trú phục vụ 446.607 lượt khách giảm 43,3% so cùng kỳ năm trước (Lượt khách ngủ qua đêm 323.525 lượt khách giảm 32,7%, trong đó lượt khách quốc tế 5.475 lượt khách, giảm 53,6%), khách du lịch nội địa chủ yếu là khách ở các tỉnh như Gia Lai, Đăklăk, Lâm Đồng, Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, các tỉnh đồng bằng Sông Cửu Long, Bình Định, Khánh Hòa...., khách du lịch quốc tế chủ yếu đến từ các nước Mỹ, Nga, Anh, Pháp,Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản và Việt Kiều.
Đến nay, toàn tỉnh có 360 cơ sở kinh doanh lưu trú, tăng 175 cơ sở so với cùng kỳ năm trước, trong đó có03khách sạn 5 sao,02 khách sạn 4 sao, 03 khách sạn 3 sao, 06khách sạn 2 sao, 43 khách sạn 1 sao; 64khách sạn, 87 nhà nghỉ, 26 homestayđáp ứng đủ điều kiện tối thiểu kinh doanh lưu trú du lịch.Tổng số buồng lưu trú du lịch hiện có khoảng 5.935 buồng (tăng 1.880 buồng so với cùng kỳ năm trước), trong đó có trên 900 buồng đạt tiêu chuẩn 3 - 5 sao.
Cục Quản lý thị trường tỉnh tăng cường công tác kiểm tra, xử lý nghiêm các trường hợp lợi dụng tình hình dịch bệnh để đầu cơ, găm hàng tăng giá. Lũy kế từ đầu năm đến nay, tổng số vụ kiểm tra quản lý thị trường 579 vụ, số vụ vi phạm là 505 vụ, số vụ xử lý 560 vụ với 619 hành vi vi phạm, tổng số tiền thu nộp ngân sách Nhà nước là 2.684 triệu đồng.
6.2. Vận tải
Hoạt động giao thông vận tải trong 9 tháng năm 2020, bị hạn chế bởi dịch bệnh Covid-19, nhưng công tác quản lý Nhà nước về hoạt động kinh doanh vận tải của tỉnh vẫn tiếp tục được tăng cường, các biện pháp phòng, chống dịch để hạn chế nguy cơ lây nhiễm dịch bệnh Covid-19 cho người điều khiển, nhân viên phục vụ, hành khách khi tham gia giao thông trên phương tiện vận tải hành khách. Hiện nay tình hình vận chuyển hàng hóa, hành khách vẫn duy trì an toàn, ổn định; những tháng không chịu ảnh hưởng nhiều của dịch bệnh thì vẫn duy trì mức tăng trưởng khá so với cùng kỳ năm trước.
- Tổng doanh thu ngành vận tải tháng 9/2020 ước tính 330,7 tỷ đồng, tăng 11,9%so với cùng kỳ năm trước; quý III/2020 ước tính 979,1 tỷ đồng, tăng 0,9%. Tính chung 9 tháng là 2.587,5 tỷ đồng, giảm 3,6%, trong đó:Vận tải hành khách 410,8 tỷ đồng, giảm 19,1%; vận tải hàng hóa 2.132 tỷ đồng, giảm 0,1%; dịch vụ hỗ trợ vận tải 44,7 tỷ đồng, tăng 5,3%.
- Tháng 9/2020, khối lượng hành khách vận chuyển đường bộ ước tính 1.026,7 ngàn lượt khách, giảm 4,6%; khối lượng hành khách luân chuyển đường bộ ước tính 51.049,4 ngàn lượt khách.km, giảm 5,2% so với cùng kỳ năm trước. Trong quý III/2020, tình hình vận tải bị ảnh hưởng do dịch bệnh, nhất là cuối tháng 7 và đầu tháng 8/2020 nên khối lượng hành khách vận chuyển đường bộ 3.393,8 ngàn lượt khách, giảm 5,7%; khối lượng hành khách luân chuyển đường bộ 182.012,7 ngàn lượt khách.km, giảm 13,6%. Tính chung 9 tháng năm 2020, vận chuyển 9.686,4 ngàn lượt khách, giảm 21,6%; luân chuyển 565.415,4 ngàn lượt khách.km, giảm 23,1% so với cùng kỳ năm trước.
Khối lượng hàng hóa vận chuyển đường bộ tháng 9/2020 ước tính 1.201,3 ngàn tấn, tăng 6,6%; luân chuyển 79.352,8 ngàn tấn.km, tăng 5,1% so với cùng kỳ năm trước. Quý III/2020, khối lượng hàng hoá vận chuyển đường bộ 3.116,1 ngàn tấn, tăng 6,1%; luân chuyển 230.298,5 ngàn tấn.km, tăng 4,7%.
Tính chung 9 tháng năm 2020, vận chuyển 8.372,9 ngàn tấn, giảm 7%; luân chuyển 587.259,1 ngàn tấn.km, giảm 9% so với cùng kỳ năm trước.
- 9 tháng năm 2020, lượng hành khách qua Cảng hàng không Tuy Hòa đạt 249.112 lượt khách8, giảm 22%; lượng hành khách lên tàu tại các Ga trên địa bàn tỉnh đạt 76.599 lượt khách, giảm 53,6%; lượng hàng hóa thông qua cảng Vũng Rô đạt 157 ngàn tấn, giảm 29,9% so với cùng kỳ năm trước.
6.3. Bưu chính viễn thông
Tính đến ngày 15/9/2020, có 13 doanh nghiệp bưu chính, trong đó 11 doanh nghiệp đang hoạt động 2 chiều, 02 doanh nghiệp đang hoạt động 1 chiều; số lượng doanh nghiệp không tăng so với cùng kỳ năm trước.
Cung cấp dịch vụ điện thoại cố định có 02 doanh nghiệp; cung cấp dịch vụ điện thoại di động có 04 doanh nghiệp; cung cấp dịch vụ internet có 08 doanh nghiệp; cung cấp dịch vụ truyền hình trả tiền có 05 doanh nghiệp.
Ước tính đến cuối tháng 9/2020, số thuê bao điện thoại862.138 thuê bao, tăng 3,3%; trong đó: Cố định 17.233 thuê bao, bằng 84,8%; di động 844.905 thuê bao, tăng 3,8% (di động trả trước 800.747 thuê bao, di động trả sau 44.158 thuê bao).Thuê bao Internet 550.928 thuê bao, tăng 26,2% so với cùng kỳ năm trước.
Đến hết tháng 9/2020, trên địa bàn tỉnh có 1.090 vị trí trạm BTS, tăng 4,8% so với cùng kỳ năm trước,đáp ứng nhu cầu sử dụng 4G, internet của người dân. Hiện tại mạng thông tin di động đã phủ sóng 100% đến tất cả địa bàn dân cư; đường truyền internet cố định đảm bảo khoảng 96% đến địa bàn dân cư.
Kết quả sản xuất kinh doanh ước 9 tháng năm 2020: Doanh thu Bưu chính là 159,3 tỷ đồng, tăng 6,5%; doanh thu viễn thông 721,7 tỷ đồng, tăng 9,3% so với cùng kỳ năm trước.
II. ỔN ĐỊNH KINH TẾ VĨ MÔ
1. Giá cả
1.1. Chỉ số giá tiêu dùng
Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tỉnh Phú Yên tháng 9/2020 so tháng trước tăng 0,17%, so cùng kỳ năm trước tăng 4,36%, so tháng 12 năm trước tăng 0,73%, so kỳ gốc năm 2019 tăng 2,05%; CPI bình quân 9 tháng năm 2020 so cùng kỳ năm trước tăng 5,68%.
CPI tháng 9/2020 so tháng trước tăng 0,17%, do chịu tác động chính của chỉ số giá nhóm: Giáo dục tăng4,74%[7](tác động làm CPI chung tăng 0,3%); nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống giảm 0,35% (tác động làm CPI chung giảm 0,12%), giảm chủ yếu do mặt hàng thịt lợn giảm 3,29%, thủy hải sản giảm, các loại rau củ quả giảm do các cơ sở kinh doanh ăn uống tiêu thụ giảm nên nguồn cung đến người tiêu dùng tăng nên giá giảm.
CPI tháng 9/2020 so cùng kỳ năm trước tăng 4,36% do tác động tăng giảm của các loại hàng hóa và dịch vụ như: Nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 13,44% (lương thực tăng 9,22%, thực phẩm tăng 13,56%, ăn uống ngoài gia đình tăng 16,12%) do giá thóc gạo tăng, nhiều loại thực phẩm do chi phí sản xuất tăng, nguồn cung giảm nên giá tăng; chỉ số giá nhóm nhà ở, điện, nước, chất đốt và vật liệu xây dựng giảm 1,78% do Nhà nước trợ giá điện sinh hoạt cho người dân; nhóm giao thông giảm 12,72% do giá xăng dầu giảm; nhóm giáo dục tăng 5,32% do tăng theo lộ trình;
CPI tháng 9/2020 tăng 0,73% so tháng 12 năm trước, tác động chính là nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 4,49% (lương thực tăng 8,01%, thực phẩm tăng 0,48%, ăn uống ngoài gia đình tăng 16,12%); nhóm giao thông giảm 13,26%; nhóm giáo dục tăng 4,94%.
- CPIbình quân quý III/2020 so bình quân cùng kỳ năm trướctăng 4,94%; trong đó 8/11 nhóm hàng hóa và dịch vụ có chỉ số giá tăng: Nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 14,22%; giáo dục tăng 5,23%; thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 1,62%; hàng hóa và dịch vụ khác tăng 1,83%; thuốc và dụng cụ y tế tăng 1,38%; may mặc, mũ nón, giày dép tăng 1,82%; đồ uống và thuốc lá tăng 1,85%; văn hóa, giải trí và du lịch tăng 0,81%. Các nhóm hàng hóa và dịch vụ có chỉ số giá giảm: Giao thông giảm 13,53%; nhà ở, điện nước, chất đốt và VLXD giảm 1,9%.
CPI bình quân 9 tháng năm 2020 tăng 5,68% so bình quân cùng kỳ năm trước, do chịu tác động chủ yếu từ các loại hàng hóa và dịch vụ tăng giảm bởi tình hình thế giới, dịch bệnh, thời tiết, sự điều chỉnh giá cả các loại hàng hóa dịch vụ theo quy định của Nhà nước và tác động của việc giá vàng tăng cao, tiền công lao động tăng, kéo theo sự biến động tăng giá một số dịch vụ. Trong 11 nhóm hàng hóa có 10 nhóm giá tăng, trong đó 2/11 nhóm giá tăng cao là: Nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 13,73%[8](tăng mạnh nhất là thực phẩm tăng 16,68%, ăn uống ngoài gia đình tăng 11,17%); nhóm giáodục tăng 5,23% do dịch vụ giáo dục tăng 5,32%, mặt hàng đồ dùng học tập và văn phòng phẩm tăng 4,44% do tăng giá sách giáo khoa.Riêng 1 nhóm có giá giảm là nhóm giao thông giảm 10,66% (do giá nhiên liệu giảm 20,95% chủ yếu mặt hàng xăng, dầu diezen giảm; dịch vụ giao thông công cộng giảm 2,36% do giá vé các phương tiện như đường hàng không, đường sắt giảm).
1.2. Chỉ số giá vàng và đô la Mỹ
Giá vàng trên địa bàn biến động theo giá vàng trong nước, chịu tác động của giá vàng thế giới. Giá vàng 99,99 bình quân trong tháng 9/2020 là 5.432.000 đồng/chỉ; so tháng trước tăng 1,21%; so cùng tháng năm trước tăng 29,03%; so tháng 12 năm trước tăng 29,77%. Giá Đô la Mỹ là 23.273 VND/USD; so tháng trước bằng 100%, so cùng tháng năm trước tăng 0,06%; so tháng 12 năm trước tăng 0,02%;
Bình quân 9 tháng năm 2020 Giá vàng 99,99 là 4.790.000 đồng/chỉ, so với bình quân cùng kỳ năm trước tăng 26,03%. Giá Đô la Mỹ 9 tháng năm 2020 là 23.343 VND/USD so với bình quân cùng kỳ năm trước tăng 0,19%.
1.3. Chỉ số giá sản xuất hàng nông, lâm nghiệp và thủy sản
Trong 9 tháng năm 2020 thời tiết có mưa thuận lợi cho trồng trọt một số loại cây sinh trưởng và phát triển; chăn nuôi giảm do giá lợn giống còn cao và những hộ chăn nuôi nhỏ lẻ tái đàn giảm, một số hộ chuyển sang chăn nuôi loại khác, nên nguồn cung lợn hơi giảm, giá thịt lợn còn cao; nuôi trồng thủy sản gặp khó khăn trong khâu tiêu thụ sản phẩm.
Chỉ số giá sản xuất hàng nông, lâm nghiệp và thủy sản quý III/2020 tăng 3,73% so với quý trước[9], so cùng quý năm trước tăng 9,84%.
Chỉ số giá sản xuất hàng nông, lâm nghiệp và thủy sản 9 tháng năm 2020, so cùng kỳ năm trước tăng 3,84%, tăng chủ yếu nhiều nhất là nhóm sản phẩm từ chăn nuôi tăng 32,71% (sản phẩm chăn nuôi lợn tăng gấp 2 lần do dịch tả lợn Châu phi các tháng đầu năm gây tâm lý hoang mang cho người chăn nuôi, đồng thời giá lợn giống và chi phí chăn nuôi lợn tăng cao, tốc độ tái đàn chậm làm khan hiếm lượng cung). Nhóm sản phẩm nông nghiệp tăng 9,57% (sản phẩm cây hàng năm tăng 2,31% như: Thóc tăng 2,68%; củ có bột tăng 0,33%; mía tăng 6,04%; hạt chứa dầu tăng 3,6%). Nhóm dịch vụ nông nghiệp tăng 3,28% (dịch vụ chăn nuôi tăng 5,49%; dịch vụ trồng trọt tăng 3,24%). Nhóm sản phẩm lâm nghiệp tăng 13,63% (trồng rừng và chăm sóc rừng tăng 20%; sản phẩm khai thác gỗ và lâm sản khác tăng 10,56%). Bên cạnh đó, nhóm thủy sản giảm 7,67% (nhóm thủy sản nuôi trồng giảm 12,1%; nhóm thủy sản khai thác giảm 2,46%), do thời tiết thuận lợi trong sản xuất và đánh bắt thủy sản và tình hình tiêu thụ thủy sản nuôi trồng gặp khó khăn.
2. Đầu tư và xây dựng
Trong 9 tháng năm 2020, UBND tỉnh chỉ đạo các Sở, Ban, Ngành, đơn vị, địa phương tập trung thực hiện giải pháp đẩy nhanh giải ngân vốn đầu tư công, thúc đẩy tiến độ triển khai thực hiện các dự án đầu tư, đặc biệt là dự án công trình thuộc danh mục chào mừng đại hội Đảng bộ tỉnh Phú Yên lần thứ XVII. Bên cạnh đó, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp thi công các dự án lớn đảm bảo tiến độ đề ra và sớm hoàn thành đưa vào sử dụng để thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội của tỉnh nhà.
2.1. Đầu tư
- Vốn đầu tư thực hiện trên địa bàn quý III/2020 ước tính đạt5.260,1 tỷ đồng giảm 17% so quý trước và tăng 8,6% so với cùng kỳ năm trước.Phân theonguồn vốn: Vốn đầu tư thuộc ngân sách Nhà nước 1.336,2 tỷ đồng, tăng 7,2%; vốn trái phiếu Chính phủ 177,9 tỷ đồng, gấp 3,9 lần; vốn tín dụng đầu tư theo kế hoạch Nhà nước 8,4 tỷ đồng, tăng 16%; vốn vay từ các nguồn khác 10,4 tỷ đồng, giảm 79,3%; vốn đầu tư của doanh nghiệp Nhà nước 9,9 tỷ đồng, giảm 76,1%; vốn đầu tư của dân cư và tư nhân 3.028,9 tỷ đồng, giảm 11,4%; vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài 337 tỷ đồng, gấp 10,1 lần; vốn huy động khác 351,5 tỷ đồng (quý III năm 2019 không phát sinh).Phân theo khoản mục đầu tư thì vốn đầu tư xây dựng cơ bản 3.741,1 tỷ đồng, chiếm 71,1% tổng vốn đầu tư và tăng 4,7% so cùng kỳ năm trước.
- 9 tháng năm 2020, vốn đầu tư thực hiện trên địa bàn ước tính đạt15.643,3 tỷ đồng đạt 70,1% kế hoạch năm, tăng 1,4% so với cùng kỳ nămtrước. Phân theonguồn vốn: Vốn đầu tư thuộc ngân sách Nhà nước 3.795,1 tỷ đồng, tăng 21,8%; vốn trái phiếu Chính phủ 504,5 tỷ đồng, gấp 4,4 lần; vốn tín dụng đầu tư theo kế hoạch Nhà nước 36,5 tỷ đồng, tăng 27,8%; vốn vay từ các nguồn khác 69,7 tỷ đồng, giảm 34%; vốn đầu tư của doanh nghiệp Nhà nước 97 tỷ đồng, giảm 11,8%[10]; vốn đầu tư của dân cư và tư nhân 10.050,2 tỷ đồng, giảm 9,9% (Do vốn đầu tư doanh nghiệp ngoài Nhà nước giảm mạnh giảm 50,7%); vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài 737,2 tỷ đồng, tăng 4,9%; vốn huy động khác 353 tỷ đồng, gấp 3,7 lần;
Phân theo khoản mục đầu tư thì vốn đầu tư xây dựng cơ bản 11.258 tỷ đồng chiếm 72% tổng vốn đầu tư và giảm 0,8% so với cùng kỳ năm trước;
Phân theo mục đích đầu tư (một số ngành chiếm tỷ trọng lớn) như: Ngành nông, lâm nghiệp, thủy sản 1.815,4 tỷ đồng, tăng 72%; công nghiệp chế biến, chế tạo 382,9 tỷ đồng, giảm 29,2%; vận tải, kho bãi 1.610,8 tỷ đồng, tăng 28,8%; dịch vụ lưu trú và ăn uống 1.383,5 tỷ đồng, tăng 11,2%; kinh doanh bất động sản 957,5 tỷ đồng, giảm 27%; giáo dục và đào tạo 420,6 tỷ đồng, tăng 29%.
2.2. Xây dựng
- Giá trị sản xuất ngành xây dựng theo giá hiện hành quý III/2020 ước tính3.619,9 tỷ đồng, giảm 14,9% so quý trước và tăng 18,2% so với cùng kỳ năm trước, trong đó: Doanh nghiệp ngoài Nhà nước2.397,8 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 66,2%, tăng 18%; các loại hình khác (xã/phường và hộ dân cư) 1.219,7 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 33,7%, tăng 18,3%. Chia theo loại công trình: Công trình nhà ở 1.095,4 tỷ đồng, tăng 19,3%; công trình nhà không để ở 526,8 tỷ đồng, tăng 3,6%; công trình kỹ thuật dân dụng 1.745,7 tỷ đồng, tăng 15,3%; hoạt động xây dựng chuyên dụng 252 tỷ đồng, gấp 2,1 lần so với cùng kỳ năm trước;
- Giá trị sản xuất ngành xây dựng theo giá hiện hành 9 tháng năm 2020 ước tính 10.660,4 tỷ đồng,tăng 4,9% so với cùng kỳ năm trước và theo giá so sánh là 7.052 tỷ đồng, tăng 3,6% (do trong 6 tháng năm 2019 có các dự án điện mặt trời giá trị sản xuất thực hiện 1.138,5 tỷ đồng và một số dự án lớn với giá trị khối lượng hoàn thành nên giá trị sản xuất ngành xây dựng năm nay tăng không cao).
3. Tài chính, ngân hàng
3.1. Tài chính
- Tổng thuNgân sách Nhà nước (NSNN) trên địa bàn 8 tháng năm 2020 là 2.879 tỷ đồng, đạt 54,2%so với dự toán Trung ương giao (DTTW); đạt 32%dự toán địa phương giao (DTĐP). Ước tính thu NSNN trên địa bàn 9 tháng năm 2020 là 3.703 tỷ đồng, đạt 69,7%DTTW, đạt 41,2%DTĐPvà đạt 78,4% so với cùng kỳ năm trước; trong đó: Thu nội địa 3.650 tỷ đồng, đạt 69,4%DTTW, đạt 40,8%DTĐPvà đạt 87,8% so với cùng kỳ năm trước; thu thuế xuất nhập khẩu 52 tỷ đồng, đạt 95,9%DTTWvàDTĐP;đạt 9,3% so với cùng kỳ năm trước.
- Tổng chi Ngân sách địa phương (NSĐP) 8 tháng năm 2020 là 7.745 tỷ đồng, đạt 74,3% DTTW; đạt 54,7%DTĐP; trong đó, chi đầu tư phát triển 4.191 tỷ đồng, chi thường xuyên là 3.554 tỷ đồng. Ước tính chi NSĐP 9 tháng năm 2020 là 9.227 tỷ đồng, đạt 88,5% DTTW; đạt 65,2%DTĐP; trong đó, chi ĐTPT là 4.697 tỷ đồng, chi thường xuyên là 4.530 tỷ đồng.
3.2. Ngân hàng
Hoạt động tiền tệ, tín dụng và ngân hàng trên địa bàn trong 9 tháng năm 2020diễn biến tương đối ổn định và an toàn. Nợ xấu được kiểm soát ở mức cho phép; các chủ trương, chính sách chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, của Ngành và của Tỉnh liên quan đến tiền tệ và hoạt động ngân hàng được quán triệt, triển khai đầy đủ, kịp thời đến các tổ chức tín dụng (TCTD); công tác an toàn tài sản, kho quỹ được đảm bảo; các TCTD thực hiện nghiêm túc các quy định về huy động, cho vay, lãi suất, tỷ giá và hoạt động ngoại hối của NHNN Việt Nam. Tuy nhiên, do bị ảnh hưởng gián tiếp bởi dịch bệnh Covid-19, tăng trưởng toàn ngành chậm so với tốc độ tăng trưởng cùng kỳ năm trước (đặc biệt là hoạt động tín dụng); đồng thời, nợ xấu cho vay theo Nghị định số 67/2014/NĐ-CP ngày 07/7/2014 của Chính phủ về một số chính sách phát triển thủy sản có xu hướng tăng cao.
Trong Quý III/2020, mặt bằng lãi suất về cơ bản có xu hướng giảm so với đầu năm.
Hiện nay, lãi suất huy động bằng VND phổ biến ở mức 0,1-0,2%/năm đối với tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 01 tháng; 3,5-4,25%/năm đối với tiền gửi có kỳ hạn từ 01 tháng đến dưới 06 tháng; 4,2-6,6%/năm đối với tiền gửi có kỳ hạn từ 06 tháng đến dưới 12 tháng; kỳ hạn trên 12 tháng ở mức 5,5-7,3%/năm. Lãi suất huy động USD là 0%/năm.
Lãi suất cho vay VND hiện phổ biến đối với các lĩnh vực ưu tiên ở mức 4,8- 5,0%/năm đối với ngắn hạn, ở mức 7,0-10%/năm đối với trung và dài hạn. Lãi suất cho vay các lĩnh vực sản xuất kinh doanh thông thường và cho vay tiêu dùng ở mức 7,0-11%/năm đối với ngắn hạn; 8,5-12%/năm đối với trung và dài hạn. Lãi suất cho vay USD phổ biến ở mức 3,3-6,5%/năm, trong đó lãi suất ngắn hạn phổ biến ở mức 3,3-4,3%/năm, lãi suất cho vay trung, dài hạn ở mức 4,2-6,5%/năm.
- Ước đến cuối tháng 9/2020, tổng nguồn vốn huy động trên toàn địa bàn đạt 27.450 tỷ đồng, so với đầu năm tăng 9,6%, so kế hoạch năm 2020 đạt 97%;
- Dư nợ cho vay trên địa bàn đạt 32.800 tỷ đồng, so với đầu năm tăng 4,3%, so kế hoạch năm 2020 đạt 94,8%. Do tình hình dịch Covid-19 bùng phát từ tháng 7/2020 đã ảnh hưởng đến tất cả các hoạt động kinh doanh, dịch vụ trên địa bàn, các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn, lĩnh vực ngân hàng cũng bị ảnh hưởng vì vậy dư nợ vay có xu hướng giảm từ tháng 7/2020.
Các NHTM trên địa bàn tỉnh tuân thủ chặt chẽ các quy định về lãi suất cho vay, tích cực triển khai áp dụng các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho khách hàng như giảm lãi suất, cơ cấu lại nợ, miễn giảm lãi, cho vay mới phục vụ sản xuất kinh doanh; đồng thời ban hành nhiều sản phẩm ưu đãi dành cho khách hàng. Tính đến ngày 31/8/2020, các NHTM áp dụng lãi suất cho vay VND ≤ 6,5%/năm dư nợ là 1.908 tỷ đồng, chiếm 6,57% dư nợ cho vay của các NHTM; lãi suất trên 6,5%/năm đến ≤ 9%/năm, dư nợ 11.329 tỷ đồng, chiếm 38,99% dư nợ cho vay của các NHTM; cho vay với lãi suất trên 9%/năm (chủ yếu là các khoản vay trung dài hạn, cho vay tiêu dùng) đạt dư nợ 15.815 tỷ đồng, chiếm 54,44% dư nợ cho vay của các NHTM.
- Đến cuối tháng 8/2020 nợ xấu là 637,99 tỷ đồng, ước tính đến cuối tháng 9/2020 nợ xấu là 637 tỷ đồng, chiếm 1,94% trên tổng dư nợ. Mặc dù tỷ lệ nợ xấu toàn địa bàn vẫn trong giới hạn cho phép (dưới 2%), nhưng nhiều ngân hàng nợ xấu có xu hướng gia tăng và chiếm tỷ lệ cao so với tổng dư nợ. Nợ xấu phát sinh chủ yếu tập trung các khoản nợ như cho vay cá nhân trả góp, các vụ việc đã khởi kiện ra tòa, qua thi hành án nhưng chưa được giải quyết dứt điểm, cho vay theo Nghị định số 67/2014/ND-CP ngày 07/7/2014 về một số chính sách phát triển thủy sản (chiếm 19,1% nợ xấu toàn địa bàn).
-Về tỷ giá, ngoại hối:Doanh số giao dịch ngoại tệ quy VND ước đạt3.542,36 tỷ đồng, giảm 38,1% so cùng kỳ năm trước, trong đó doanh số mua vào là 2.045,37 tỷ đồng, doanh số bán ra là 1.496,99 tỷ đồng. Kiều hối trong quý III/2020 trên địa bàn ước tính đạt 6 triệu USD tương đương 140 tỷ đồng. Kiều hối 9 tháng năm 2020 ước đạt 16,98 triệu USD tương đương 390 tỷ đồng, giảm 26,7% so cùng kỳ năm trước.
III. ĐẢM BẢO AN SINH XÃ HỘI, PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC, Y TẾ, VĂN HÓA VÀ CÁC LĨNH VỰC XÃ HỘI KHÁC
1. Dân số, lao động, đời sống dân cư và an sinh xã hội
1.1. Dân số, lao động
Ước tính dân số trung bình năm 2020 là 874.268 người, trong đó nữ là 434.579 người. Dân số khu vực thành thị là 285.894 người[11], chiếm 32,7%, tăng 13,5%; khu vực nông thôn là 588.374 người, chiếm 67,3% tổng dân số toàn tỉnh.
Cơ cấu lao động trong quý III/2020 so quý II/2020 có xu hướng giảm dần tỷ trọng lao động hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ và tăng tỷ trọng lao động trong lĩnh vực công nghiệp-xây dựng và nông, lâm nghiệp, thủy sản do ảnh hưởng của dịch Covid-19 bùng phát trở lại. Số người từ 15 tuổi trở lên có việc làm quý III/2020 là 504.683 người, giảm 1.799 người so với quý trước và giảm 5.499 người so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, lao động đang làm việc trong ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản là 221.369 người, tăng 354 người so quý trước, chiếm 43,9% trong tổng số; ngành công nghiệp và xây dựng là 113.065 người, tăng 107 người, chiếm 22,4%; ngành dịch vụ là 170.249 người, giảm 2.670 người, chiếm 33,7%.
1.2. Tình hình thăm hỏi, tặng quà Tết và an sinh xã hội
Trong dịp Tết Nguyên đán Canh Tý 2020 và kỷ niệm ngày Thương binh Liệt sĩ 27/7, Chủ tịch nước tặng 37.506 suất quà cho các đối tượng chính sách, với tổng số tiền gần 7,6 tỷ đồng; quà của tỉnh gần 23,1 tỷ đồng và các huyện, thị xã, thành phố hơn 5,6 tỷ đồng. Các xã, phường còn dành cho đối tượng một phần quà theo khả năng của từng đơn vị.
Tặng 93 suất quà cho Bà mẹ VNAH, Anh hùng LLVT còn sống, mỗi suất 01 triệu đồng nhân kỷ niệm 45 năm ngày giải phóng tỉnh Phú Yên và giải phóng miền Nam thống nhất đất nước.
Vận động xây dựng quỹ "Đền ơn đáp nghĩa", đến ngày 30/8/2020 đã huy động được 4,44 tỷ đồng (cấp tỉnh 1,47 tỷ đồng, cấp huyện 2,97 tỷ đồng); 9 tháng năm 2020, vận động từ nhiều nguồn hỗ trợ xây dựng mới 86 nhà, sửa chữa 21 nhà cho đối tượng người có công có khó khăn về nhà ở, với tổng số tền 4,33 tỷ đồng. Chi trả kinh phí điều dưỡng tại gia đình cho 1.847 đối tượng với số tiền hơn 2,05 tỷ đồng.
1.3. Công tác giảm nghèo và bảo trợ xã hội
Trong 9 tháng năm 2020 cấp 183.967 thẻ BHYT cho người nghèo, người cận nghèo, người dân đang sinh sống tại các xã đặc biệt khó khăn, các xã vùng bãi ngang ven biển; hỗ trợ tiền điện 10.177 hộ nghèo; hỗ trợ vốn tín dụng cho vay hỗ trợ phát triển sản xuất cho 10.757 lượt hộ nghèo, cận nghèo và hộ mới thoát nghèo, với doanh số cho vay hơn 422 tỷ đồng; Cho vay 2.432 lượt sinh viên, học sinh với doanh số cho vay hơn 20,4 tỷ đồng. Xóa 165 nhà ở tạm cho hộ nghèo từ nguồn Quỹ ngày vì người nghèo, với số tiền 7,16 tỷ đồng; xóa 50 nhà ở tạm cho hộ nghèo từ nguồn Quỹ của tỉnh, với số tiền 2 tỷ đồng. Giải quyết cứu đói cho người nghèo trong dịp Tết Nguyên đán Canh Tý 2020 với 8.193 hộ, 19.422 khẩu, với 291,33 tấn gạo. Tổ chức thăm và tặng quà mừng thọ cho 2.467 cụ tròn 100 tuổi, tròn 90 tuổi và trên 100 tuổi, với tổng số tiền gần 2 tỷ đồng. Ngoài ra, các đơn vị, tổ chức cá nhân đã tổ chức trao tặng 66.910 suất quà cho hộ gia đình có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, với tổng số tiền gần 27 tỷ đồng.
Tính đến cuối tháng 9/2020, các địa phương trên địa bàn tỉnh đã phối hợp với Bưu Điện tổ chức chi trả trợ cấp xã hội hàng tháng tại cộng đồng cho gần 50.000 đối tượng bảo trợ xã hội với tổng kinh phí thực hiện gần 180 tỷ đồng.
1.4. Công tác bảo vệ và chăm sóc trẻ em
Vận động các tổ chức, cá nhân hỗ trợ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt thông qua các chương trình như: Phẫu thuật cho 14 em bị bệnh tim bẩm sinh; chương trình “Quỹ sữa vươn cao”; chương trình “Gói mì hạnh phúc”; hỗ trợ xây dựng cầu liên hợp đập tràn cho trẻ em miền núi;...Tổng số tiền vận động Quỹ bảo trợ trẻ em tỉnh trong 9 tháng năm 2020 là 3,72 tỷ đồng, có 849 trẻ em được thụ hưởng.
2. Giáo dục
Quy mô trường, lớp được sáp nhập đảm bảo đáp ứng nhu cầu học tập của người dân và phù hợp với quy định, toàn tỉnh hiện có 360 trường giảm 43 trường so với năm học trước với 194.881 học sinh, cụ thể: Giáo dục Mầm non: 128 trường, với 32.616 cháu/1.255 nhóm, lớp; Giáo dục Tiểu học: 94 trường, với 76.651 học sinh/2.925 lớp, Trẻ 6 tuổi vào lớp 1 đạt 100%; Giáo dục THCS: 105 trường, với 54.889 học sinh/1.683 lớp; Giáo dục THPT: 33 trường, trong đó 01 trường chuyên, 01 trường Phổ thông dân tộc nội trú, 07 trường THCS và THPT và 01 trường phổ thông có nhiều cấp học, với 30.725 học sinh/791 lớp; Giáo dục thường xuyên: 110 trung tâm học tập cộng đồng, 07 trung tâm Giáo dục nghề nghiệp và Giáo dục Thường xuyên, 01 Trung tâm Hỗ trợ phát triển Giáo dục hòa nhập tỉnh, 01 trung tâm Giáo dục Thường xuyên tỉnh và 01 Trung tâm Kỹ thuật tổng hợp hướng nghiệp tỉnh.
Tính đến tháng 7/2020, toàn tỉnh có 159/360 trường đạt chuẩn quốc gia, đạt tỷ lệ 44,17%. Trong đó, 54/128 trường Mầm non, đạt tỷ lệ 42,18%; 41/94 trường Tiểu học, đạt tỷ lệ 43,62%; 54/105 trường THCS, đạt tỷ lệ 51,43%; 10/33 trường THPT đạt tỷ lệ 30,3%).
Tổ chức kỳ thi tuyển sinh lớp 10 năm học 2020-2021 đúng kế hoạch, an toàn, nghiêm túc. Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2020 từ ngày09-10/8/2020được tổ chức nghiêm túc, đảm bảo an toàn phòng, chống dịch Covid-19. Kết quả có 9.547/9.775 thí sinh đỗ tốt nghiệp, chiếm tỉ lệ 97,67%. Có 11/33 trường THPT trên địa bàn tỉnh đạt tỉ lệ 100% thí sinh thi đỗ tốt nghiệp.
Đối với kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2020 đợt 2: Phú Yên có 04 thí sinh. Kết quả: 02 thí sinh đi nghĩa vụ quân sự tại Đà Nẵng, không đến xét nghiệm sàng lọc Covid-19 và không dự thi vì đơn vị quân đội quản lý không cho ra bên ngoài. Còn lại, 01 thí sinh dự thi tại Đà Nẵng và 01 dự thi tại Đăk Lăk theo đúng quy định. Kết quả 02/02 đều đậu tốt nghiệp THPT năm 2020.
3. Y tế
Tháng 9/2020, bệnh sốt xuất huyết phát hiện 31 ổ dịch, 731 ca mắc, không tử vong, so với cùng kỳ năm 2019 tăng 22 ổ dịch, số mắc gấp 2,8 lần. Lũy kế đến 13/9/2020 toàn tỉnh có 211 ổ dịch, 4.571 ca mắc, 01 tử vong, so với cùng kỳ năm trước tăng 62 ổ dịch, số mắc tăng 20,8%, tử vong tăng 01 ca.
Bệnh tay chân miệng 69 ca mắc, không tử vong, so với cùng kỳ năm 2019 số mắc tăng 58 ca. Lũy kế toàn tỉnh có 296 ca mắc, không tử vong, so với cùng kỳ năm trước số mắc gấp 3,79 lần.
Sốt rét có 08 trường hợp mắc, sốt rét ác tính 0, tử vong 0, so với cùng kỳ năm trước số mắc giảm 01 ca. Lũy kế toàn tỉnh có 124 ca mắc, không SRAT, không tử vong, so với cùng kỳ năm trước số mắc giảm 75,4%, SRAT giảm 2 ca, tử vong 0.
Chương trình tiêm chủng mở rộng 9 tháng năm 2020 có 71,8% số cháu dưới 1 tuổi được tiêm chủng đầy đủ các loại vaccine phòng bệnh; số bà mẹ mang thai được tiêm phòng UV2+ đạt tỷ lệ 68,1%.
Tính đến 30/8/2020, toàn tỉnh đã phát hiện mới 22 trường hợp nhiễm HIV(+). Luỹ kế toàn tỉnh có 788 ca nhiễm HIV, 295 bệnh nhân AIDS, 195 bệnh nhân tử vong.
Số lần khám bệnh tại các Bệnh viện, Trung tâm Y tế và các Trạm y tế xã 9 tháng năm 2020 đạt 1.329.715 lượt người, giảm 8%, điều trị nội trú đạt 89.301 lượt bệnh nhân, giảm 10,78% so với cùng kỳ năm trước.
Đã thẩm định và cấp 77 giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm. Trong 9 tháng năm 2020, đã tổ chức kiểm tra và hậu kiểm 4.111 lượt cơ sở, phát hiện xử phạt hành chính 33 cơ sở vi phạm với số tiền 30,2 triệu đồng, trong đó 19 cơ sở bị hủy sản phẩm; toàn tỉnh xảy ra 01 vụ ngộ độc thực phẩm tại Trung tâm Huấn luyện thể dục thể thao TP Tuy Hòa với 12 người mắc, không tử vong.
4. Hoạt động văn hóa, thể thao
4.1. Hoạt động văn hóa
Tổ chức tuyên truyền cổ động trực quan, trang trí khánh tiết các ngày Lễ lớn, sự kiện chính trị với 1.828 m2pa nô các loại. Trong 9 tháng đã tổ chức thành công các hoạt động như: Triển lãm hình ảnh “Thành tựu hai tỉnh Phú Yên và Hải Dương trên đường đổi mới” nhân kỷ niệm 60 năm ngày kết nghĩa hai tỉnh Phú Yên và Hải Dương (09/01/1960-09/01/2020); Lễ đón nhận Bằng xếp hạng 7 di tích cấp tỉnh; Lễ dâng hương tưởng niệm đồng chí Trần Phú-Tổng Bí thư đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam nhân kỷ niệm 90 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam; 04 buổi biểu diễn nghệ thuật truyền thống tại Bảo Tàng tỉnh; đêm Thơ-Nhạc với chủ đề “Trăng Tháp Nhạn” vào các ngày rằm hàng tháng tại Di tích kiến trúc nghệ thuật quốc gia đặc biệt Tháp Nhạn...
Thư viện tỉnh bổ sung 1.706 tên/3.962 bản sách, báo và tạp chí; cấp mới và gia hạn 810 thẻ bạn đọc; có 35.556 lượt bạn đọc đến thư viện đọc sách, báo và truy cập thông tin với 70.806 lượt tài liệu phục vụ bạn đọc. Rạp Hưng Đạo phục vụ 08 bộ phim truyện, thu hút trên 1.000 lượt người xem, doanh thu bán vé đạt 40 triệu đồng. Bốn đội chiếu phim lưu động tổ chức 208 buổi chiếu phục vụ đồng bào miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng bãi ngang ven biển với 08 bộ phim truyện, 13 bộ phim tài liệu, 07 bộ phim hoạt hình và một số chương trình ca nhạc thu hút trên 150 lượt người xem/buổi; 30 buổi văn nghệ tuyên truyền lưu động thu hút trên 200 lượt người xem mỗi đêm...
4.2. Thể dục, thể thao
Tổ chức giải bóng rổ học sinh - sinh viên mừng Đảng, mừng Xuân năm 2020; giải vô địch cầu lông tỉnh Phú Yên lần thứ XVIII (Cúp xổ số kiến thiết); giải bóng đá Nhi đồng U10 (Cúp Tatanol). Phối hợp tổ chức giải vô địch trẻ quốc gia môn thể dục Aerobic; ngày Quốc tế Yoga lần thứ 6 năm 2020 tại tỉnh Phú Yên; giải thể thao Người khuyết tật tỉnh Phú Yên; giải bóng chuyền truyền thống Nông dân - Nông nghiệp lần thứ XIV.
Cử các đội tuyển thể thao tham gia các giải toàn quốc (giải leo núi Bà Rá, bóng đá U19, kickboxing, võ cổ truyền, vovinam, bóng chuyền bãi biển, bóng đá U17, U15, bóng đá thiếu niên, bóng đá nhi đồng, karate, aerobic) đạt 31 huy chương các loại (06 vàng, 06 bạc, 19 đồng) và 13 cấp I.
5. Tai nạn giao thông
Trong tháng 9/2020 (từ ngày 15/8/2019-14/9/2020) toàn tỉnh đã xảy ra 06 vụ tai nạn giao thông đường bộ, giảm 05 vụ; làm chết 05 người, giảm 03 người; bị thương 03 người, giảm 02 người so với cùng kỳ năm trước; thiệt hại tài sản 16 triệu đồng.
Lũy kế 9 tháng năm 2020 (từ ngày 15/12/2019-14/9/2020) tai nạn giao thông giảm về số vụ, số người bị thương và tăng số người chết so với cùng kỳ năm trước. Toàn tỉnh đã xảy ra 120 vụ, giảm 02 vụ; làm chết 75 người, tăng 11 người; bị thương 85 người, giảm 13 người so với cùng kỳ năm trước; thiệt hại tài sản trên 1.197,8 triệu đồng. Trong đó, tai nạn giao thông đường bộ xảy ra 118 vụ, bằng số vụ; làm chết 73 người, tăng 11 người; bị thương 85 người, giảm 12 người so với cùng kỳ năm trước; thiệt hại tài sản 1.195,8 triệu đồng. Tai nạn giao thông đường sắt xảy ra 02 vụ, làm chết 02 người, so với cùng kỳ năm trước giảm 02 vụ, bằng số người chết và giảm 01 người bị thương; thiệt hại tài sản 02 triệu đồng.
6. Tình hình cháy, nổ và bảo vệ môi trường
Từ ngày 15/8/2020-14/9/2020 toàn tỉnh xảy ra 1 vụ cháy; lũy kế đến ngày 14/9/2020, toàn tỉnh xảy ra 16 vụ cháy, ước thiệt hại tài sản 1.040 triệu đồng.
Các lực lượng chức năng đã phát hiện 21 vụ vi phạm môi trường, lập biên bản xử lý vi phạm 12 vụ, phạt tiền 0,75 triệu đồng. Lũy kế đến 14/9/2020, toàn tỉnh phát hiện 135 vụ vi phạm môi trường, lập biên bản xử lý vi phạm 76 vụ, phạt tiền 133,25 triệu đồng.
7. Thực hiện chính sách hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch Covid-19
Thực hiện Nghị quyết số 42/NQ-CP và Quyết định số 15/2020/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ và các văn bản chỉ đạo của UBND tỉnh về các biện pháp hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch Covid-19. Tính đến ngày 15/9/2020, UBND tỉnh ra Quyết định hỗ trợ cho 167.644 người, số tiền hơn 169,3 tỷ đồng, trong đó: Người có công với cách mạng đang hưởng trợ cấp ưu đãi hàng tháng 8.150 người, số tiền 12,2 tỷ đồng; đối tượng bảo trợ xã hội đang hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng 42.376 người, số tiền 63,4 tỷ đồng; người thuộc hộ nghèo 23.783 người, số tiền 17,8 tỷ đồng; người thuộc hộ cận nghèo 69.777 người, số tiền 52,3 tỷ đồng; lao động chấm dứt HĐLĐ nhưng không đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp 22 lao động, số tiền 22 triệu đồng; lao động không có giao kết HĐLĐ bị mất việc làm 21.712 lao động, số tiền 21,7 tỷ đồng; hộ kinh doanh có kê khai thuế dưới 100 triệu đồng/năm 824 hộ, số tiền 824 triệu đồng.
8. Công tác phòng, chống dịch Covid-19:
Trước tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp kéo dài, Ngành Y tế đã chủ động tham mưu cho Tỉnh ủy, HĐND tỉnh, UBND tỉnh tập trung chỉ đạo toàn hệ thống chính trị tích cực chủ động tham gia công tác phòng chống dịch, đồng thời kêu gọi người dân nâng cao ý thức bảo vệ sức khỏe cá nhân và những người xung quanh; tham mưu UBND tỉnh thiết lập vùng cách ly để phòng, chống dịch Covid-19; ban hành các Kế hoạch: Thành lập Bệnh viện dã chiến điều trị bệnh nhân Covid-19 tại tỉnh Phú Yên, kế hoạch điều chỉnh đáp ứng với từng cấp độ dịch, kế hoạch chuẩn bị giường cách ly và gường bệnh tại cơ sở y tế để phòng, chống dịch, …; xây dựng Phương án phối hợp thực hiện kiểm soát y tế phòng, chống dịch Covid-19 tại 09 chốt chặn ngõ ra vào của tỉnh Phú Yên. Mở các lớp tập huấn về công tác phòng, chống dịch Covid-19 như: Tập huấn về công tác điều trị, hồi sức cấp cứu và sử dụng máy thở, về công tác chống nhiễm khuẩn, về công tác giám sát, dự phòng bệnh viêm đường hô hấp cấp; phối hợp với Viện Pasteur Nha Trang triển khai xét nghiệm SARS-CoV-2 tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh; triển khai ứng dụng khai báo y tế toàn dân nCoV và cài đặt ứng dụng Bluezone. Chỉ đạo các đơn vị y tế tăng cường phòng và kiểm soát lây nhiễm chéo trong Ngành Y tế, kiểm soát chặt chẽ giá bán vật tư y tế không để xảy ra hiện tượng khan hàng do tích trữ. Công tác truyền thông về phòng chống dịch trên các phương tiện thông tin, truyền hình được thực hiện tốt.
Đến 17 giờ ngày 23/9/2020, đã thực hiện giám sát y tế 24.179 trường hợp. Hiện tại, còn 502 người đang trong thời gian giám sát, cụ thể: Cách ly tại cơ sở y tế 09 người; cách ly tại cơ sở cách ly tập trung 328 người; cách ly tại nhà/ nơi lưu trú 63 người; đang tự theo dõi sức khỏe hàng ngày 102 người. Đã lấy mẫu làm xét nghiệm 1.942 trường hợp, kết quả: Âm tính 1.931; dương tính 03. Đến thời điểm hiện tại, trên địa bàn tỉnh có 02 trường hợp bệnh xác định (được cách ly ngay sau nhập cảnh), bệnh nghi ngờ 06 trường hợp.
Tóm lại, trong 9 tháng năm 2020, tình hình kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh cơ bản có một số ngành tăng so với cùng kỳ năm trước như: GRDP tăng 2,56%; giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản theo giá so sánh năm 2010 tăng 0,89%; chỉ số sản xuất ngành công nghiệp (IIP) tăng 6,3%; giá trị sản xuất xây dựng theo giá so sánh năm 2010 tăng 3,6%; tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng xã hội tăng 2,6%; vốn đầu tư phát triển toàn xã hội theo giá hiện hành tăng 1,4%. Các chế độ, chính sách cho các đối tượng theo quy định thực hiện đầy đủ, kịp thời, an sinh xã hội trên địa bàn tỉnh được bảo đảm. Các lĩnh vực văn hóa, xã hội, cải cách hành chính được quan tâm thực hiện. Công tác y tế, chăm sóc sức khỏe Nhân dân được chú trọng. Công tác phòng, chống dịch bệnh Covid-19 được triển khai thực hiện quyết liệt, kịp thời theo chỉ đạo của Trung ương, Tỉnh ủy.
Bên cạnh những kết quả đạt được, do ảnh hưởng của dịch Covid-19 nên giá trị sản xuất theo giá so sánh năm 2010 của một số ngành, lĩnh vực gặp nhiều khó khăn và giảm so với cùng kỳ năm trước như: Vận tải, kho bãi giảm 5,5%; dịch vụ lưu trú và ăn uống giảm 17,2%; dịch vụ vui chơi, giải trí giảm 15,4%; dịch vụ khác giảm 5,5%./.
[1]Như: Khu dịch vụ kỹ thuật tổng hợp giao thông vận tải tỉnh Phú Yên; Khu phức hợp thương mại dịch vụ và du lịch First Real; Dự án Apec Mandala Wyndham Phú Yên (Khu thương mại - Dịch vụ và Shophouse); Tổ hợp căn hộ dịch vụ và thương mại IDJ Sunshine; Khu du lịch nghỉ dưỡng Condotel Resort ven biển Tuy Hòa;...
[2]Sản lượng gỗ khai thác 9 tháng năm 2020 giảm mạnh so với cùng kỳ năm trước, chủ yếu là do năm trước thời tiết nắng hạn kéo dài gây ra 68 vụ cháy rừng/diện tích 1.183 ha,do năm trước thời tiết khô hanh kéo dài tình trạng cháy rừng liên tiếp xảy ra nên một số hộ trồng rừng đã khai thác sớm một số diện tích rừng trồng sắp đến thời gian cho sản phẩm vàkhai thác tận thu sản phẩm trên diện tích rừng bị cháy.
[3]Gồm: Nhà máy sản xuất viên nén với công suất 20.000 tấn/năm của Công ty TNHH Đông Nam Phú Yên; nhà máy sản xuất viên nén và chế biến gỗ với công suất 15.000 tấn/năm và 2.100 m3ván lạng/năm của Công ty TNHH Bảo Long Phú Yên và nhà máy sản xuất dược phẩm của Công ty Cổ phần Pymepharco với công suất 1,2 tỷ viên/năm.
[4]Gồm: (1) Dự án Nhà máy sản xuất dược phẩm và sản phẩm chăm sóc sức khỏe theo tiêu chuẩn GMP-WHO, GMP-EU và PIC/S của Công ty CP Asta với diện tích đất đăng ký 3,59ha, vốn đầu tư đăng ký 520 tỷ đồng; (2) Dự án khai thác mỏ đất núi Cây tra, thôn Phú Khê 2, xã Hòa Xuân Đông, huyện Đông Hòa của Tổng Công ty CP Thành Trung với diện tích đất đăng ký 17,77ha, vốn đầu tư đăng ký 45,677 tỷ đồng; (3) Dự án Nhà máy sản xuất thực phẩm đóng hộp/Công ty TNHH Đồ hộp Thanh Dung, vốn đầu tư đăng ký 15 tỷ đồng; (4) Dự án Nhà máy sản xuất cơ khí xuất khẩu Ausabaco/ Công ty TNHH MTV Cơ khí xây dựng Ausabaco với diện tích đất đăng ký 4,25ha, vốn đầu tư đăng ký 80 tỷ đồng; (5) Dự án Nhà máy sản xuất, lắp ráp máy móc và vật tư ngành lạnh/ Công ty Cổ phần VKK Việt Nam với diện tích đất đăng ký 1,06ha, vốn đầu tư đăng ký 23,96 tỷ đồng; (6) Dự án Nhà máy sản xuất và chế biến Yến Biển Phú Yên/ Công ty TNHH Yến Biển Phú Yên với diện tích đất đăng ký 0,7ha, vốn đầu tư đăng ký 20 tỷ đồng.
[5]Trong tháng 9, 5/12 nhóm ngành có mức tăng cao hơn mức tăng chung so với cùng kỳ năm trước như: Lương thực, thực phẩm 1.287,1 tỷ đồng, tăng 14,8%; đồ dùng, dụng cụ, trang thiết bị gia đình 256,5 tỷ đồng, tăng 10,7%; gỗ và vật liệu xây dựng 169,4 tỷ đồng, tăng 9,7%; đá quý, kim loại quý và sản phẩm 76,6 tỷ đồng, tăng 40,5%, đây là nhóm tăng cao nhất do ảnh hưởng giá vàng thế giới tăng, kéo theo giá vàng trong nước tăng; dịch vụ sửa chữa xe ô tô, mô tô, xe máy và xe có động cơ khác 40,1 tỷ, tăng 10,1%. Trong 7 nhóm ngành có mức tăng thấp hoặc giảm hơn mức tăng chung so với cùng kỳ năm trước có nhóm xăng, dầu các loại là nhóm có mức giảm nhiều nhất, giảm 15,6% so với cùng kỳ năm trước, do ảnh hưởng giá xăng dầu giảm và mức tiêu dùng giảm nên doanh thu giảm.
[6]Trong 3 quý năm 2020, tổng mức bán lẻ hàng hóa các quý đều tăng so cùng kỳ năm trước, riêng quý II tăng thấp nhất, tăng 4,2%, do ảnh hưởng của dịch Covid-19 thu nhập của Nhân dân giảm nên chi tiêu giảm theo; Quý Ităng 6,6%, tăng tập trung ở các nhóm mặt hàng như: Nhómđá quý, kim loại quý và sản phẩm tăng 15,1%là nhóm tăng cao nhất, nhóm gỗ và vật liệu xây dựng tăng 12,3%; nhóm lương thực, thực phẩm, tăng 8,3%; quý III tăng 10,3%, tăng do nhu cầu xây dựng sửa chữa nhà cửa, quần áo, đồ dùng học tập cho học sinh và do ảnh hưởng của giá vàng thế giới tăng cao; cụ thể tăng cao nhất là nhómđá quý, kim loại quý và sản phẩm tăng 39,7%, tiếp đến là nhómlương thực, thực phẩm và nhóm đồ dùng, dụng cụ, trang thiết bị gia đình, tăng 14,3%;... trong quý IIInhóm có doanh thu cao nhất là nhóm lương thực, thực phẩm 3.889,4 tỷ đồng, tăng 14,3%; nhóm duy nhất giảm là nhóm xăng, dầu các loại 519,1 tỷ đồng, giảm 15,4%,do nhu cầu tiêu dùng ga để sưởi ấm ở các nước giảm làm giá ga đun trong nước giảm nên doanh thu đạt mức tăng thấp so với cùng kỳ năm trước.
[7]Tăng theo Nghị quyết số 48/2016/NQ-HĐND ngày 15/7/2016 của Hội đồng nhân dân tỉnh về việc ban hành mức thu học phí đối với cơ sở giáo dục công lập thuộc địa phương quản lý từ năm học 2016-2017 đến năm học 2020-2021 trên địa bàn tỉnh Phú Yên;bên cạnh đó vào năm học mới 2020-2021 đa số các trường đều tăng học phí:Học phí hệ đại học tăng 10,11%, học phí hệ cao đẳng tăng 9,86%; học phí học nghề kỹ thuật tăng 10,81%; học phí giáo dục mầm non tăng 1,92%.
[8]Trong đó: Mặt hàng thịt gia súc tăng 69,32% chủ yếu là thịt lợn tăng do nguồn cung sụt giảm và chi phí sản xuất tăng, nên giá thịt lợn giảm không đáng kể; thịt chế biến tăng 21,77%; thủy sản tươi sống tăng 3,3%; các loại đậu, hạt tăng 2,18%; rau tươi, khô và chế biến tăng 3,45%; quả tươi, chế biến tăng 2,29%; bánh, mứt, kẹo tăng 5,51... tăng do nhu cầu tiêu dùng tăng. Ăn uống ngoài gia đình tăng 11,17% do nhu cầu ăn uống ngoài gia đình của người dân tăng, tiền công lao động tăng, giá thực phẩm tăng đặc biệt là giá thịt heo tăng đã tác động đến tăng giá hàng ăn uống ngoài gia đình.
[9]Tăng chính ở các nhóm mặt hàng như: Sản phẩm từ cây hàng năm tăng 6,2%; sản phẩm từ chăn nuôi tăng 9,11%; dịch vụ nông nghiệp tăng 0,89%; sản phẩm thu nhặt tăng 1,35%. Cụ thể: Sản phẩm cây hàng năm tăng 6,2% chủ yếu là giá thóc, củ có chất bột, rau quả do chi phí sản xuất tăng, thời tiết khô hạn, thiếu nước tưới, nguồn cung giảm; bên cạnh đó, sản phẩm có chỉ số giảm như: Đậu tương,vừng giảm do đang vào mùa vụ thu hoạch. Sản phẩm cây lâu năm giảm 1,43% chủ yếu là xoài, cam, quýt và các loại quả khác giá giảm do nguồn cung tại địa phương nhiều, đang vào mùa thu hoạch rộ của nhiều loại trái cây, năng suất cao, quả chứa dầu giảm, chè giảm; sản phẩm có chỉ số tăng như: Ớt, gừng, riềng tăng so với quý trước làm cho chỉ số nhóm gia vị, dược liệu tăng lên tới 15,94% do thị trường khan hiếm trong khi nhu cầu tăng mạnh; sản phẩm hạt tiêu tăng 4,91%; sản phẩm hạt điều tăng 6,27% do đang vào đầu mùa thu hoạch được thương lái mua ở mức giá cao. Sản phẩm chăn nuôi tăng 9,11% chủ yếu do chỉ số giá nhóm sản phẩm chăn nuôi lợn tăng 36,39%, lợn con giống tái đàn trong chăn nuôi hộ gia đình tăng từ 35.000đ-40.000đ/kg.Tuy nhiên các nhóm sản phẩm chăn nuôi trâu, bò giảm 3,08%; sản phẩm chăn nuôi dê, cừu, hươu, nai giảm 9,43% cũng chưa làm cho nhóm này giảm so với quý trước
[10]Giảm do trong 9 tháng năm 2019 có các dự án điện mặt trời thi công với giá trị thực hiện lớn trên 4.554 tỷ đồng.
[11]Dân số thành thị tăng là do, ngày 22/4/2020 Ủy ban Thường vụ Quốc hội ra Nghị quyết số 931/NQ-UBTVQH14 thành lập thị xã Đông Hòa trên nền huyện Đông Hòa có hiệu lực ngày 01 tháng 6 năm 2020, theo đó thành lập mới các phường: Hòa Hiệp Bắc, Hòa Vinh, Hòa Hiệp Trung, Hòa Xuân Tây,Hòa Hiệp Nam.
Website Cục thống kê tỉnh Phú Yên