1. Tổng sản phẩm trong tỉnh (GRDP - giá SS 2010) năm 2020 tăng 7,02% so với năm 2019, bằng 97,4% kế hoạch. 2. GRDP bình quân đầu người cả năm đạt 69,7 triệu đồng, tăng 8,6% so với năm 2019, bằng 96,9% kế hoạch. 3. Cơ cấu kinh tế đến cuối năm đạt: Nông, lâm nghiệp, thủy sản 9,7%; Công nghiệp - xây dựng 64%; Dịch vụ 26,3%. 4. Giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp, thuỷ sản (giá SS2010) năm 2020, tăng 2,8% so với năm 2019, bằng 100,1% kế hoạch...
Tính đến nay, dịch Covid-19 vẫn tiếp tục diễn biến phức tạp, làm hơn 77 triệu người mắc và hơn 1,7 triệu người tử vong trên toàn thế giới (theo số liệu ngày 21/12/2020 của Bộ Y tế). Do các biện pháp phong tỏa, đóng cửa biên giới và giãn cách xã hội của các quốc gia và vùng lãnh thổ khiến kinh tế thế giới suy giảm ở mức trầm trọng hơn so với cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008 - 2009. Trước khó khăn cả về cung và cầu, tuy dịch bệnh chưa có dấu hiệu được kiểm soát, các nước đang từng bước mở cửa trở lại, nhưng triển vọng kinh tế toàn cầu vẫn kém lạc quan.
Ở trong nước, sau làn sóng bùng phát dịch lần 2 vào ngày 25/7 ở Đà Nẵng và lan ra một số tỉnh, thành phố; lần 3 vào ngày 01/12 tại Thành phố Hồ Chí Minh đã tác động đến các mặt của đời sống kinh tế, xã hội. Các hoạt động thương mại, dịch vụ nhất là du lịch bị giảm sâu. Đến thời điểm 21/12, toàn quốc có 1.414 ca nhiễm, đã điều trị khỏi 1.269 ca.
Ở trong tỉnh, dịch bệnh vẫn được kiểm soát và tính đến nay chỉ ghi nhận 07 ca mắc, tuy đã bình phục cả 07 ca nhưng cũng đã gây ảnh hưởng không nhỏ đến các hoạt động đời sống xã hội, làm ngưng trệ, gián đoạn một số ngành sản xuất kinh doanh. Trong bối cảnh đó, thực hiện các nghị quyết, chỉ thị, kết luận, chỉ đạo của Trung ương và Chính phủ, Tỉnh ủy và BCĐ tỉnh về phòng chống dịch Covid-19 đã tập trung triển khai, chỉ đạo đến tất cả các ngành, địa phương khẩn trương rà soát phương án, xây dựng kế hoạch phòng, chống dịch trong tình hình mới, đồng thời chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp phát triển kinh tế - xã hội năm 2020. Diễn biến tình hình kinh tế - xã hội trong năm 2020 trên địa bàn tỉnh thể hiện qua một số lĩnh vực chủ yếu như sau:
1. Tổng sản phẩm trong tỉnh (GRDP - giá SS 2010) năm 2020 tăng 7,02% so với năm 2019, bằng 97,4% kế hoạch.
2. GRDP bình quân đầu người cả năm đạt 69,7 triệu đồng, tăng 8,6% so với năm 2019, bằng 96,9% kế hoạch.
3. Cơ cấu kinh tế đến cuối năm đạt: Nông, lâm nghiệp, thủy sản 9,7%; Công nghiệp - xây dựng 64%; Dịch vụ 26,3%.
4. Giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp, thuỷ sản (giá SS2010) năm 2020, tăng 2,8% so với năm 2019, bằng 100,1% kế hoạch.
5. Giá trị sản xuất công nghiệp (giá SS 2010) năm 2020, tăng 11,1% so với năm 2019.
6. Thu cân đối ngân sách Nhà nước cả năm 2020 đạt 10.278 tỷ đồng, tăng 7,7% so với năm 2019 và bằng 110,8% dự toán địa phương.
7. Kim ngạch xuất khẩu cả năm đạt 3.077 triệu USD, giảm 11,5% so với
năm 2019, bằng 86,3% kế hoạch.
8. Tổng mức hàng hoá bán lẻ và doanh thu dịch vụ cả năm đạt 27.575,6 tỷ đồng, tăng 6,3% so với năm 2019, bằng 92,8% kế hoạch năm.
9. Vốn đầu tư phát triển thực hiện cả năm đạt 34.619,1 tỷ đồng, tăng 6,8% so với năm 2019, bằng 92,3% kế hoạch.
10. Giảm tỷ lệ sinh dân số ước đạt 0,08‰.
11. Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng thể nhẹ cân giảm còn 10%.
12. Số bác sỹ/10.000 dân đạt 7,6 bác sỹ.
13. Số giường bệnh/10.000 dân đạt 23,6 giường, tăng 15,1% so với năm
2019, bằng 100,4% kế hoạch.
14. Tỷ lệ hộ nghèo còn 2,2%, giảm 0,18% so với cuối năm 2019.
15. Lao động được giải quyết việc làm mới 23.338 lao động, trong đó xuất khẩu 436 lao động.
16. Tỷ lệ thất nghiệp khu vực thành thị còn 2,4%.
17. Năng suất lao động đạt 125,3 triệu đồng/người, tăng 10,7% so với năm 2019, bằng 94,4% kế hoạch.
18. Tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 70%, trong đó qua đào tạo có chứng chỉ, bằng cấp đạt 55%.
19. Tỷ lệ lao động nông nghiệp/tổng lao động xã hội còn 25,5%.
20. Tỷ lệ dân số có bảo hiểm y tế đến cuối năm đạt 90%.
21. Tỷ lệ gia đình đạt danh hiệu gia đình văn hoá đạt 88,5%.
22. Tỷ lệ hộ dân nông thôn được sử dụng nước sạch, nước hợp vệ sinh đạt 96%, trong đó nước sạch được cấp từ các nhà máy cấp nước tập trung đạt 85%.
23. Tỷ lệ rác thải đô thị được thu gom đạt 100%, trong đó xử lý 100%; tỷ lệ rác thải nông thôn được thu gom 98%, trong đó xử lý 90%.
24. Tỷ lệ các cụm công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp có hệ thống xử lý
nước thải tập trung đạt 13,3% (2/15 cụm).
25. Tỷ lệ đô thị hóa đạt 37,15%.
26. Diện tích nhà ở bình quân đạt 26,1 m2/người.
27. Giảm tai nạn giao thông cả năm: số vụ tai nạn giảm 3,1%, số người chết giảm 10,3%, số người bị thương giảm 3,8% so với cùng kỳ.
I. KINH TẾ
1. Tăng trưởng kinh tế
Tổng sản phẩm trong tỉnh GRDP năm 2020 (theo giá so sánh 2010) ước đạt 38.083,5 tỷ đồng, tăng 7,02% so cùng kỳ năm 2019. Đây là mức tăng thấp nhất so với các năm trước, tuy nhiên vẫn là mức tăng trưởng cao thứ 3 trong khu vực Đồng bằng Sông Hồng, thứ 6 toàn quốc. Trong mức tăng chung của toàn nền kinh tế, khu vực Nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 2,8%, đóng góp 0,3 điểm phần trăm; khu vực công nghiệp - xây dựng tăng 9,5%, đóng góp 6,0 điểm phần trăm; khu vực dịch vụ tăng 2,8%, đóng góp 0,7 điểm phần trăm. Công nghiệp tuy bị ảnh hưởng nặng nề bởi dịch Covid-19 nhưng vẫn là ngành chủ đạo đóng góp nhiều nhất vào tăng trưởng của toàn tỉnh. Trong năm, giá trị tăng thêm ngành công nghiệp tăng trưởng 9,6%, đóng góp 5,1 điểm phần trăm vào mức tăng trưởng chung.
Về cơ cấu kinh tế, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm tỷ trọng 9,7%; khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 64,0%; khu vực dịch vụ chiếm 26,4%.
2. Nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản
Sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản trên địa bàn tỉnh trong năm 2020 diễn ra trong điều kiện khó khăn và thuận lợi đan xen, trong đó khó khăn là chủ yếu: sâu bệnh trên cây trồng; ảnh hưởng của dịch Covid-19 lan rộng làm cho thị trường tiêu thụ thiếu ổn định; chăn nuôi lợn phải đối phó với dịch tả lợn châu Phi xuất hiện trở lại và dịch lợn tai xanh (PRRS), tái đàn lợn chậm. Tuy nhiên, được sự quan tâm, chỉ đạo sâu sát của các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương cùng những cố gắng khắc phục khó khăn của nhân dân sản xuất nông nghiệp đã đạt được những kết quả đáng khích lệ. Sản xuất lương thực được mùa đảm bảo an ninh lương thực trên địa bàn tỉnh trong điều kiện quỹ đất sản xuất cây lương thực giảm; chăn nuôi trâu, bò và gia cầm phát triển tốt, không phát sinh dịch bệnh lớn, giá thịt hơi ổn định tạo tâm lý yên tâm cho người chăn nuôi tái đàn để phục vụ nhu cầu cuối năm; sản xuất lâm nghiệp thuận lợi; sản xuất thủy sản tiếp tục phát triển ổn định. Kết quả ở một số ngành như sau:
a. Nông nghiệp
- Kết quả trồng trọt
Tổng diện tích gieo trồng cây hàng năm cả năm 2020 là 79.044,6 ha, giảm 2,6% (-2.074,3 ha) so với năm 2019.
Cây lương thực có hạt: diện tích lúa gieo trồng cả năm là 60.533,6 ha, giảm 2,5% (-1.543,2 ha), năng suất bình quân đạt 62,2 tạ/ha (+0,2 tạ/ha), sản lượng ước đạt 376.231,3 tấn, giảm 2,2% (-8.366,8 tấn). Ngô gieo trồng 5.524,2 ha, giảm 16,7% (-1.105,3 ha), năng suất bình quân đạt 56 tạ/ha (+1,1 tạ/ha), sản lượng đạt 30.945,9 tấn, giảm 14,9% (-5.424,6 tấn) so với cùng kỳ. Tổng sản lượng lương thực có hạt năm 2020 đạt 407.178,2 tấn, giảm 3,3% (-13.796,7 tấn) so với cùng kỳ năm 2019.
Cây lấy củ có chất bột: diện tích gieo trồng 680,9 ha, giảm 12,6% (-98,2 ha) so với năm 2019, trong đó: khoai lang gieo trồng 425,7 ha, giảm 7,0% (-32,1 ha), năng suất 121,5 tạ/ha, tăng 1,1 tạ/ha, sản lượng 5.170,1 tấn, giảm 6,2% (-339,2 tấn) so cùng kỳ.
Cây có hạt chứa dầu: diện tích gieo trồng 1.669,3 ha, giảm 10,3% (-191,6 ha) so với năm 2019, trong đó: cây đỗ tương đạt 1.219,4 ha, giảm 11% (-151 ha), năng suất 14,6 tạ/ha, tăng 0,7 tạ/ha, sản lượng 1.778,5 tấn, bằng 93,3% (-127,8 tấn); lạc 437,5 ha, bằng 91,7% (-39,5 ha), năng suất 28,8 tạ/ha, tăng 0,9 tạ/ha, sản lượng 1.258,3 tấn, giảm 5,6% (-74,5 tấn).
Cây rau, đậu, hoa các loại: diện tích gieo trồng đạt 9.127,2 ha, tăng 7,2% (+613,4 ha) so với cùng kỳ 2019, trong đó: rau các loại đạt 8.647,8 ha, tăng 6,9% (+558,3 ha), năng suất 183,3 tạ/ha, tăng 3,2 tạ/ha, sản lượng 158.515,6 tấn, tăng 8,8% (+12.788,1 tấn).
Diện tích gieo trồng cây hàng năm vụ đông 2020 - 2021 đạt 9.169,9 ha giảm 4,3% (-408,7 ha) so với vụ đông 2019 - 2020. Diện tích một số cây trồng chủ yếu như sau: ngô 2.147,8 ha, giảm 7,0%; khoai lang 277,9 ha, giảm 2,7%; đậu tương 690,7 ha, bằng 65,8%; rau, đậu, hoa các loại đạt 5.444,2 ha, tăng 1,1%…
Mô hình trồng cây ăn quả đang phát triển mạnh theo định hướng nông nghiệp sạch, công nghệ cao, đa dạng hóa sản phẩm gắn với thị trường tiêu thụ, phù hợp với thế mạnh của địa phương; cùng với việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng từ những ruộng lúa bỏ không sang trồng cây lâu năm đã đem lại hiệu quả kinh tế cao, nguồn thu nhập ổn định cho người nông dân so với trồng lúa và các loại cây truyền thống. Tổng diện tích cây lâu năm 2020 là 6.400,7 ha, tăng 3,7% (+227,4 ha) so với năm 2019, trong đó diện tích trồng cây ăn quả 5.949,5 ha, tăng 4,0% (+229,2 ha). Năng suất, sản lượng các cây ăn quả chủ yếu của tỉnh đều tăng cao so với năm trước do hầu hết diện tích đã cho thu hoạch ổn định, thời tiết thuận lợi cây trồng sinh trưởng, phát triển tốt, cụ thể: chuối năng suất đạt 120,8 tạ/ha, tăng 2,3 tạ/ha, sản lượng ước đạt 18.711,9 tấn, tăng 6,0%; bưởi năng suất 92,5 tạ/ha, tăng 1,2 tạ/ha, sản lượng 4.812,8 tấn, tăng 4,1%; nhãn năng suất 39,5 tạ/ha, tăng 1,6 tạ/ha, sản lượng 4.956,1 tấn, tăng 4,3%.
- Kết quả chăn nuôi
Năm 2020, trên địa bàn tỉnh chăn nuôi trâu bò và gia cầm phát triển tốt, dịch bệnh không phát sinh, giá cả và thị trường tiêu thụ sản phẩm ổn định. Chăn nuôi lợn tiếp tục gặp khó khăn bởi bởi dịch tả lợn Châu Phi và dịch lợn tai xanh (PRRS)[4]. Tới thời điểm hiện tại, dịch bệnh được kiểm soát tốt, các ổ dịch được khoanh vùng, dập dịch kịp thời nên không xảy ra hiện tượng lây lan rộng; tuy nhiên tái đàn lợn còn chậm do tâm lý e ngại của người chăn nuôi, không đủ tài chính, nguồn cung khan hiếm và giá con giống tăng cao... nên việc tái đàn chủ yếu ở những cơ sở chăn nuôi quy mô lớn như trang trại, doanh nghiệp.
Số lượng con nuôi ước tính đến thời điểm 31/12/2020 và so cùng kỳ 2019: Đàn trâu 3.600 con, tăng 0,6%; đàn bò 32.215 con, tăng 2,0%; tổng đàn lợn 361.730 con, tăng 10,5%; tổng đàn gia cầm 7.940,1 nghìn con, tăng 8,9%, trong đó gà 5.300,5 nghìn con, tăng 12,7%.
Chăn nuôi bò sữa phát triển mạnh so cùng kỳ do có cơ chế hỗ trợ cho những hộ chăn nuôi bò sữa về vay vốn ưu đãi, được hướng dẫn kỹ thuật trong quá trình xây dựng chuồng trại, chăm sóc, khai thác sữa, mua giống bò sữa, sản phẩm đầu ra được cam kết thu mua với giá ổn định... Đàn bò sữa của tỉnh tính đến ngày 16/12/2020 đạt 4.271 con, tăng 16,5% so cùng kỳ 2019.
Sản lượng thịt hơi gia súc, gia cầm xuất chuồng năm 2020 đạt 93.168 tấn, tăng 6,4% so với năm 2019, trong đó thịt lợn hơi xuất chuồng 67.761 tấn, tăng 6,1%; thịt trâu hơi 164 tấn, tăng 5,1%; thịt bò hơi 2.255,5 tấn, tăng 1,2%; thịt gia cầm hơi xuất chuồng đạt 21.608 tấn, tăng 8,2% so cùng kỳ năm 2019.
Công tác phòng chống dịch bệnh ở đàn gia súc, gia cầm luôn được duy trì. Ngành chuyên môn tiếp tục hướng dẫn quy trình kỹ thuật chăm sóc, nuôi dưỡng, vệ sinh khử trùng, tiêu độc cho các trại chăn nuôi; tăng cường công tác kiểm tra giám sát phát hiện dịch bệnh gia súc, gia cầm đối với các hộ chăn nuôi, các cơ sở kinh doanh, buôn bán, vận chuyển giết mổ gia súc, gia cầm; thực hiện các biện pháp chăm sóc, bảo vệ, giữ đàn gia cầm giống gốc, giống bố mẹ để sản xuất giống, phục hồi, phát triển đàn gia cầm. Bên cạnh đó, tăng cường kiểm tra, giám sát nhằm phát hiện sớm các ổ dịch phát sinh; duy trì hoạt động của chốt chống dịch để kiểm soát vận chuyển lợn và sản phẩm lợn ra, vào ổ dịch.
b. Lâm nghiệp
- Trồng, chăm sóc và bảo vệ rừng
Sản xuất lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh năm 2020 phát triển thuận lợi, cây trồng sinh trưởng và phát triển tốt. Số cây lâm nghiệp trồng phân tán 338,2 nghìn cây, tăng 0,2% so với cùng kỳ năm 2019, ươm giống cây lâm nghiệp ước đạt 31,4 nghìn cây, tăng 0,6%; diện tích rừng đã trồng được giao khoán bảo vệ là 2.648 ha, đạt 100% kế hoạch của tỉnh.
Cơ quan kiểm lâm thực hiện tốt chức năng quản lý nhà nước, không để tình trạng khai thác bừa bãi, chặt phá rừng xảy ra. Công tác phòng chống cháy rừng tiếp tục được sự quan tâm phối hợp của các ngành chức nên trong năm không có thiệt hại rừng nào xảy ra.
- Sản lượng khai thác gỗ và lâm sản khác
Ước tính sản lượng lâm nghiệp năm 2020, gỗ khai thác đạt 2.135,9 m³, giảm 0,4%; củi khai thác 302,7 ste, giảm 7,8%; tre 518,9 nghìn cây, tăng 0,3%; măng 115,4 tấn, tăng 2,3%; song mây đạt 13,7 tấn, bằng 98,6% so cùng kỳ năm trước.
c. Thủy sản
Sản xuất thủy sản trên địa bàn tỉnh năm 2020 phát triển tương đối thuận lợi do thời tiết không có diễn biến bất thường; giá cả và thị trường tiêu thụ ổn định; hiệu quả kinh tế đem lại cho người nuôi trồng từ các mô hình mới, năng suất được nâng cao.
- Kết quả nuôi trồng thủy sản:
Sản lượng thủy sản nuôi trồng cả năm 2020 đạt 23.389 tấn, tăng 4,1% so năm 2019, trong đó: sản lượng cá 23.376,6 tấn, tăng 4,1%; sản lượng thủy sản khác 12,4 tấn, bằng 70,1%.
- Kết quả khai thác thủy sản:
Diện tích ao, hồ bị thu hẹp, nguồn thủy sản tự nhiên ngày càng khan hiếm, hoạt động đánh bắt bị hạn chế, vì vậy: Sản lượng thủy sản khai thác năm 2020 toàn tỉnh đạt 474,3 tấn, giảm 1,7% so với năm 2019, trong đó: cá khai thác đạt 352,9 tấn, giảm 2,5%, sản lượng tôm khai thác 27,1 tấn, giảm 2,2%, sản lượng thủy sản khác đạt 94,3 tấn, tăng 1,8% so với cùng kỳ 2019.
- Tính chung cả nuôi trồng và khai thác, tổng sản lượng thủy sản năm 2020 đạt 23.863,3 tấn, tăng 4,0% so với năm 2019, trong đó: sản lượng cá đạt 23.729,5 tấn, chiếm 99,4% tổng sản lượng, tăng 4,0%, sản lượng tôm đạt 27,1 tấn, giảm 2,2%, thủy sản khác đạt 106,7 tấn, giảm 3,3% so với cùng kỳ.
3. Công nghiệp
Sản xuất công nghiệp năm 2020 của tỉnh gặp rất nhiều khó khăn. Đầu tiên, những tác động của Nghị định 100/2019/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt có hiệu lực từ 01/01/2020 đã ảnh hưởng không nhỏ đến ngành sản xuất đồ uống có cồn. Tiếp đó, dịch Covid-19 đã gây ra những hệ lụy nặng nề đến sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh: thiếu hụt nguồn nguyên liệu, xuất nhập khẩu gặp khó khăn, một số doanh nghiệp và cơ sở cá thể công nghiệp đã phải tạm ngừng hoặc thu hẹp quy mô sản xuất… Tuy nhiên, với sự quyết tâm kiểm soát dịch bệnh, các lĩnh vực của nền kinh tế đang từng bước trở lại trạng thái “bình thường mới”, sản xuất công nghiệp có sự phục hồi và dần lấy lại đà tăng trưởng từ cuối quý II/2020.
Sản xuất công nghiệp tháng 12 tiếp tục khởi sắc, chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp (IIP) tháng 12 ước tính tăng 4,8% so với tháng trước, tăng 6,7% so với cùng tháng năm trước. Tính chung quý IV năm 2020, IIP ước tăng 4,8% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, ngành khai khoáng tăng 5,5%; ngành chế biến, chế tạo tăng 4,6%; ngành sản xuất và phân phối điện tăng 9,7%; ngành cung cấp nước và xử lý rác thải, nước thải tăng 14,4%.
Chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp năm 2020 ước tăng 5,5% so với năm 2019 (quý I tăng 8,0%; quý II tăng 4,3%; quý III tăng 5,1%; quý IV tăng 4,8%), đây là mức tăng thấp nhất trong nhiều năm qua. Trong đó, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 5,4%, đóng góp 5,2 điểm phần trăm vào mức tăng chung; ngành khai khoáng tăng 3,6%, đóng góp 0,3 điểm phần trăm; ngành sản xuất và phân phối điện tăng 9,4%; ngành cung cấp nước và xử lý rác thải, nước thải tăng 7,6%.
Một số ngành có chỉ số sản xuất năm 2020 tăng cao so với năm 2019, đóng góp chủ yếu vào mức tăng chung của ngành công nghiệp: sản xuất sản phẩm từ khoáng phi kim loại khác (xi măng, bê tông…) tăng 11,3%; sản xuất chế biến thực phẩm tăng 8,9%; sản xuất phương tiện vận tải khác tăng 9,7%. Có 5/26 ngành cấp II có chỉ số sản xuất giảm: sản xuất đồ uống giảm 13,2%; dệt giảm 11,6%; sản xuất trang phục giảm 1,8%; sản xuất da và các sản phẩm liên quan giảm 0,1%; công nghiệp chế biến, chế tạo khác giảm 2,2%.
Một số sản phẩm công nghiệp chủ yếu năm 2020 tăng cao so với năm 2019: xi măng tăng 12,3%; thức ăn chăn nuôi tăng 14,2%; sữa các loại tăng 7,4%; xe gắn máy tăng 9,7%; gạch, ngói các loại tăng 11,8%...
4. Hoạt động của doanh nghiệp
Theo báo cáo của Sở Kế hoạch và Đầu tư, tính đến ngày 15/12/2020, số lượng doanh nghiệp đăng ký mới năm 2020 là 670 doanh với tổng vốn đăng ký 11.976 tỷ đồng; có 262 doanh nghiệp thông báo tạm ngừng và 61 doanh nghiệp giải thể.
Lũy kế đến 18/12/2020: trên địa bàn tỉnh Hà Nam có 1.026 dự án đầu tư còn hiệu lực (326 dự án có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài và 700 dự án trong nước) với vốn đăng ký 4.334,7 triệu USD và 139.048,9 tỷ đồng. Tính riêng dự án FDI hiện có 284 dự án nằm trong khu công nghiệp với tổng vốn đăng ký 4.103,5 triệu USD; ngoài khu công nghiệp có 42 dự án với tổng vốn 231,2 triệu USD.
5. Đầu tư, xây dựng
Vốn đầu tư toàn xã hội thực hiện quý IV/2020 ước đạt 9.240,8 tỷ đồng, tăng 18,7% so với cùng kỳ năm trước, trong đó vốn khu vực Nhà nước tăng 7,8%; khu vực ngoài Nhà nước tăng 28,9%; khu vực có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài giảm 0,9%.
Ước tính năm 2020, vốn đầu tư toàn xã hội thực hiện đạt 34.619,1 tỷ đồng, tăng 6,8% so với năm trước và bằng 57,7% GRDP, bao gồm: vốn khu vực nhà nước đạt 5.846,3 tỷ đồng, chiếm 16,9% tổng vốn và tăng 8,3% so với năm trước; khu vực ngoài Nhà nước đạt 22.002,1 tỷ đồng, chiếm 63,6% và tăng 8,6%; khu vực có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đạt 6.770,7 tỷ đồng, chiếm 19,6% và tăng 0,1%.
Năm 2020 mặc dù chịu ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, nhưng đầu tư xây dựng cơ bản trong khu vực dân cư tiếp tục là điểm sáng trong đầu tư xây dựng của địa phương. Vốn đầu tư hộ dân cư trên địa bàn năm 2020 ước đạt 10.021,3 tỷ đồng, chiếm 28,9% tổng vốn, tăng 5,4% so với năm 2019.
Tốc độ phát triển và cơ cấu vốn đầu tư toàn xã hội thực hiện qua các năm (Theo giá hiện hành)
Đơn vị tính: %
Tổng số Khu vực Nhà nước Khu vực ngoài Nhà nước Khu vực có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài
Tốc độ phát triển
Năm 2018 130,3 92,0 181,5 81,2
Năm 2019 105,9 104,2 102,4 119,6
Năm 2020 106,8 108,3 108,6 100,1
Cơ cấu
Năm 2018 100,0 16,9 64,6 18,5
Năm 2019 100,0 16,6 62,5 20,9
Năm 2020 100,0 16,9 63,6 19,6
Trong vốn đầu tư của khu vực Nhà nước, vốn từ ngân sách Nhà nước thực hiện trên địa bàn năm 2020 ước tính đạt 2.209,3 tỷ đồng, bằng 100,2% kế hoạch năm và tăng 60,0% so với năm 2019, gồm có: vốn ngân sách Nhà nước cấp tỉnh đạt 1.492,5 tỷ đồng, bằng 100,1% kế hoạch năm và tăng 121,5%; vốn ngân sách Nhà nước cấp huyện đạt 355,9 tỷ đồng, bằng 100,3% và giảm 29,7%; vốn ngân sách Nhà nước cấp xã đạt 360,9 tỷ đồng, bằng 100,2% và tăng 79,8%.
Khối lượng vốn nhà nước trên địa bàn thực hiện trong năm 2020 tập trung vào các công trình dự án lớn như Dự án Bệnh viên Bạch Mai 2; Dự án Bệnh viện Việt Đức cơ sở Hà Nam; các tuyến đường giao thông, hạ tầng KCN Đồng văn III, KCN Đồng văn IV, KCN Thanh Liêm, Khu du lịch quốc gia Tam Chúc; xây dựng, sửa chữa, nâng cấp các cơ sở y tế, trường học, an ninh, quốc phòng…
Tổng vốn đầu tư nước ngoài trong tỉnh tính đến 18/12/2020 bao gồm vốn đăng ký cấp mới, vốn đăng ký điều chỉnh của nhà đầu tư nước ngoài đạt 796,3 triệu USD, giảm 0,7% so với cùng kỳ năm 2019. Trong đó có 31 dự án được cấp phép mới với số vốn đăng ký đạt 568,6 triệu USD, giảm 40,4% về số dự án và giảm 14,3% về số vốn đăng ký so với cùng kỳ năm trước; có 36 lượt dự án đã cấp phép từ các năm trước đăng ký điều chỉnh vốn đầu tư với số vốn tăng thêm đạt 227,7 triệu USD, tăng 64,2%.
Công tác thanh toán vốn đầu tư XDCB: Theo báo cáo của Kho bạc Nhà nước tỉnh, tính đến ngày 30/11/2020, giá trị thanh toán khối lượng hoàn thành vốn đầu tư phát triển thuộc nguồn ngân sách do địa phương quản lý lũy kế đạt 2.036 tỷ đồng. Trong đó thanh toán vốn kéo dài năm trước chuyển sang 120 tỷ đồng; thanh toán vốn kế hoạch năm 2020 là 1.845 tỷ đồng. Công tác giải ngân thanh toán vốn đầu tư XDCB được rà soát, kiểm tra chặt chẽ, đảm bảo thanh toán vốn cho khối lượng hoàn thành đầy đủ, kịp thời theo quy định của Kho bạc Nhà nước.
6. Tình hình tài chính, ngân hàng
a. Thu - chi Ngân sách Nhà nước
Thu cân đối ngân sách Nhà nước năm 2020 ước vượt dự toán địa phương, trong đó, thu từ doanh nghiệp đầu tư nước ngoài, thuế thu nhập cá nhân, các khoản thu về nhà và đất, thu từ hoạt động xuất nhập khẩu vượt mức dự toán địa phương; các khoản thu quan trọng khác như thu từ khu vực kinh tế ngoài nhà nước, thu phí lệ phí... cũng đạt trên 90% dự toán năm. Chi cân đối ngân sách năm 2020 đáp ứng các nhiệm vụ đầu tư phát triển, đảm bảo quốc phòng, an ninh và hoạt động của bộ máy Nhà nước.
Tổng thu cân đối ngân sách Nhà nước năm 2020 ước đạt 10.278,0 tỷ đồng, tăng 7,7% so với năm 2019 và bằng 110,8% dự toán địa phương, trong đó thu nội địa đạt 8.478,0 tỷ đồng, tăng 10,8% và bằng 111,9%; thu từ xuất nhập khẩu đạt 1.800 tỷ đồng, giảm 5,0% và bằng 105,9%. Trong thu nội địa, một số khoản thu có mức tăng lớn so với năm 2019 như: thu từ doanh nghiệp đầu tư nước ngoài đạt 2.592,9 tỷ đồng, chiếm 25,2% tổng thu cân đối và tăng 30,8% so với năm 2019; các khoản thu về nhà, đất đạt 1.772,8 tỷ đồng, chiếm 17,2% và tăng 17,1%; thuế thu nhập cá nhân đạt 566,6 tỷ đồng, chiếm 5,5% và tăng 18,3%.
Tổng chi cân đối ngân sách Nhà nước năm 2020 ước tính đạt 10.285,1 tỷ đồng, tăng 11,3% so với năm 2019, bằng 108,5% dự toán địa phương, trong đó chi thường xuyên đạt 5.667,5 tỷ đồng, tăng 15,9% và bằng 100,1%; chi đầu tư phát triển 2.337,9 tỷ đồng, giảm 25,4% và bằng 162,6%.
b. Kết quả hoạt động lĩnh vực ngân hàng, tín dụng
Năm 2020, do tác động của dịch Covid-19, kinh tế toàn cầu gặp nhiều khó khăn, mặt bằng lãi suất huy động và cho vay có nhiều biến động lớn.
Hiện mặt bằng lãi suất huy động bằng đồng Việt Nam phổ biến ở mức 3,5 - 4%/năm đối với tiền gửi có kỳ hạn từ 1 tháng đến dưới 6 tháng, giảm 0,8 - 1,6%/năm so với thời điểm trước khi công bố dịch Covid-19; 5 - 6%/năm đối với tiền gửi có kỳ hạn từ 6 tháng đến dưới 12 tháng, giảm 0,5 - 1,4%/năm; kỳ hạn từ 12 tháng trở lên ở mức 6,5 - 7%/năm, giảm 0,9 - 1,7%/năm. Lãi suất cho vay đồng Việt Nam phổ biến khoảng 5,5 - 7%/năm đối với ngắn hạn và 8 - 9%/năm đối với trung và dài hạn, giảm 0,9 - 1,5%/năm.
Huy động vốn toàn địa bàn tính đến 30/11/2020 đạt 49.320 tỷ đồng, tăng 25,4% so với cùng kỳ năm 2019, tăng 19,1% so với đầu năm. Ước đến hết 31/12/2020, huy động vốn toàn địa bàn đạt khoảng 49.700 tỷ đồng, tăng 20,0% so với cùng kỳ.
Dư nợ tín dụng toàn địa bàn tính đến 30/11/2020 đạt 47.799 tỷ đồng, tăng 18,3% so với cùng kỳ, tăng 13,5% so với đầu năm. Ước đến hết 31/12/2020, dư nợ tín dụng toàn địa bàn đạt khoảng 48.700 tỷ đồng, tăng 15,6% so với cùng kỳ.
Nợ xấu nội bảng là 474 tỷ đồng, chiếm 1,0% tổng dư nợ, tăng 0,3% so với cùng kỳ năm 2019; nợ theo dõi ngoại bảng là 907 tỷ đồng.
7. Thương mại, dịch vụ
a. Tổng mức bán lẻ
Năm 2020, ảnh hưởng của dịch Covid-19 trên toàn cầu đã làm cho nhu cầu tiêu dùng của người dân sụt giảm nghiêm trọng, đặc biệt là trong thời gian giãn cách xã hội. Các ngành ăn uống, lưu trú, du lịch, giáo dục và đào tạo, karaoke… phải tạm ngưng hoạt động trong khi vẫn phát sinh chi phí để duy trì hoạt động. Sau khi dịch bệnh được khống chế, sức mua trên thị trường có những dấu hiệu dần phục hồi và tăng trở lại. Các chợ, cửa hàng tiện ích, siêu thị, trung tâm thương mại bảo đảm cung ứng đầy đủ hàng hóa thiết yếu, không có biến động về giá, đồng thời người dân có xu hướng thay đổi hành vi tiêu dùng theo hình thức mua sắm trực tuyến. Bên cạnh đó, các ngành chức năng đã triển khai thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp tháo gỡ khó khăn cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, bảo đảm an sinh xã hội theo Chỉ thị 11/CT-TTg, ngày 04/3/2020 của Thủ tướng Chính phủ.
Tháng 12/2020, ước tính tổng mức bán lẻ hàng hóa đạt 2.107,2 tỷ đồng, tăng 7,5% so với cùng tháng năm 2019. Tổng mức bán lẻ hàng hóa quý IV/2020 đạt 6.168,9 tỷ đồng, tăng 5,6% so với quý III/2020, tăng 7,6% so với quý IV năm 2019. Tổng mức bán lẻ hàng hóa năm 2020 đạt 23.056,7 tỷ đồng, tăng 7,9% so với cùng kỳ năm 2019. Như vậy, đây là năm có tốc độ tăng thấp nhất trong vòng 10 năm trở lại đây. Cụ thể, có 11/12 nhóm hàng tăng: lương thực, thực phẩm đạt 7.153,0 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 31,0%, tăng 11,1% so với năm 2019; gỗ và vật liệu xây dựng đạt 5.211,0 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 22,6%, tăng 2,3%; đồ dùng, dụng cụ và trang thiết bị gia đình đạt 2.691,3 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 11,7%, tăng 6,8%; xăng, dầu các loại đạt 2.063,3 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 8,9%, tăng 10,0%; phương tiện đi lại (trừ ô tô, kể cả phụ tùng) đạt 1.327,2 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 5,8%, tăng 9,8%... Nhóm hàng ô tô các loại giảm 16,3% so với cùng kỳ năm 2019.
Công tác quản lý thị trường trên địa bàn tỉnh năm 2020 luôn được quan tâm. Cục Quản lý thị trường thường xuyên kết hợp với các đơn vị có liên quan tập trung kiểm tra, kiểm soát việc thực hiện các qui định pháp luật về giá, niêm yết giá, xử lý nghiêm đối với trường hợp đầu cơ, ép giá, găm hàng đưa tin thất thiệt nhằm đẩy giá bán lên cao, gây bất ổn thị trường nhất là trong thời điểm lễ, tết và dịch bệnh Covid-19; kiểm tra thường xuyên đối với các mặt hàng hạn chế kinh doanh, kinh doanh có điều kiện như xăng dầu, khí hoá lỏng, thuốc tân dược, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, vật tư nông nghiệp; làm tốt công tác kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm tại các nhà hàng và đường phố nhằm đảm bảo sức khỏe của nhân dân.
b. Doanh thu dịch vụ lưu trú, ăn uống, du lịch lữ hành
Năm 2020, ngành du lịch là một trong những ngành chịu ảnh hưởng nặng nề nhất do dịch bệnh Covid-19 gây ra. Để từng bước khắc phục khó khăn, cùng với việc đầu tư hạ tầng, cải thiện môi trường du lịch, ngành đã nỗ lực đã triển khai các chương trình kích cầu du lịch, ưu tiên tham gia liên kết phát triển du lịch với các tỉnh lân cận và khu vực; xây dựng kế hoạch tăng cường quảng bá xúc tiến du lịch trong khuôn khổ chương trình năm du lịch quốc gia 2020 tại Ninh Bình; tổ chức thành công chương trình phát động Người Việt Nam đi du lịch Việt Nam và giới thiệu điểm đến khu du lịch Tam Chúc - Ba Sao; khai trương Văn phòng thông tin và hỗ trợ khách du lịch...
Doanh thu dịch vụ lưu trú và ăn uống tháng 12/2020 đạt 192,7 tỷ đồng, tăng 0,1% so với cùng tháng năm 2019; doanh thu dịch vụ lữ hành ước đạt 2,3 tỷ đồng, giảm 2,9%; doanh thu dịch vụ khác ước đạt 234,3 tỷ đồng, tăng 5,1%.
Quý IV, doanh thu dịch vụ lưu trú và ăn uống đạt 554,6 tỷ đồng, tăng 37,7 tỷ đồng so với quý III/2020, giảm 1,7% so với cùng quý năm 2019; doanh thu dịch vụ lữ hành đạt 6,6 tỷ đồng, tăng 0,5 tỷ đồng so với quý III/2020, giảm 8,3% so với cùng quý năm 2019; doanh thu dịch vụ khác đạt 674,0 tỷ đồng, tăng 35,4 tỷ đồng so với quý III/2020, tăng 5,5% so cùng quý năm 2019.
Cả năm 2020, doanh thu dịch vụ lưu trú và ăn uống đạt 1.978,9 tỷ đồng, giảm 6,3% so với năm 2019 (doanh thu dịch vụ lưu trú đạt 95,8 tỷ đồng, giảm 8,4%; doanh thu dịch vụ ăn uống đạt 1.883,1 tỷ đồng, giảm 6,2%); doanh thu lữ hành đạt 22,6 tỷ đồng, giảm 17,9%; doanh thu dịch vụ tiêu dùng khác đạt 2.517,4 tỷ đồng, tăng 3,7% so với cùng kỳ năm 2019.
Tính chung năm 2020, tổng lượt khách các cơ sở lưu trú phục vụ giảm 8,4% so với năm 2019, ngày khách phục vụ giảm 8,5%, lượt khách du lịch theo tour giảm 18,7%, ngày khách du lịch theo tour giảm 18,1%.
c. Giá cả
Chỉ số giá tiêu dùng tháng 12/2020 trên địa bàn tỉnh giảm 0,18% so với tháng trước. Cụ thể, có 04/12 nhóm có chỉ số giá giảm: nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống giảm sâu nhất (-1,09%); nhóm đồ uống và thuốc lá giảm 0,30%; nhóm nhà ở và vật liệu xây dựng giảm 0,10%; nhóm văn hóa, giải trí và du lịch giảm 0,05% do ảnh hưởng dịch bệnh kéo dài, nhu cầu mua sắm các mặt hàng đi du lịch, lễ hội giảm. Có 3/11 nhóm có chỉ số giá ổn định là: thuốc và dịch vụ y tế, bưu chính viễn thông, giáo dục. Có 4/11 nhóm có chỉ số giá tăng gồm: nhóm giao thông tăng 2,36% do việc điều chỉnh tăng liên tiếp giá nhiên liệu, cùng với dịch vụ giao thông cộng cộng tăng so với tháng trước; nhóm may mặc, mũ nón và giày dép tăng 0,10%, do thời tiết lạnh nhu cầu mua sắm các mặt hàng áo khoác, khăn, mũ, găng tay len… tăng; nhóm thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 0,05%, chủ yếu do nhu cầu mua quạt sưởi, máy giặt, máy hút bụi tăng; nhóm hàng hóa và dịch vụ khác tăng 0,01%. Chỉ số giá vàng và đô la Mỹ tháng 12/2020 biến động trái chiều nhau, giá vàng tăng 0,79%, giá đô la Mỹ giảm 0,07% so với tháng trước.
Chỉ số giá tiêu dùng bình quân quý IV/2020 tăng 0,38% so với cùng kỳ năm 2019, tăng chủ yếu ở các nhóm: hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 3,31%; hàng hóa và dịch vụ khác tăng 1,97%; thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 1,02%... Các nhóm có chỉ số giá giảm trong quý IV: giao thông giảm 12,22%; nhà ở và vật liệu xây dựng giảm 2,67%; bưu chính viễn thông giảm 0,19% so với cùng kỳ năm 2019. Giá vàng trong quý IV tăng 28,21%, giá đô la Mỹ tăng 0,07% so với cùng kỳ năm 2019.
Chỉ số giá tiêu dùng bình quân năm 2020 tăng 3,94% so với bình quân cùng kỳ năm 2019. Như vậy đây là mức tăng chỉ số giá bình quân năm cao nhất trong vòng 5 năm qua[8], nguyên nhân do ảnh hưởng dịch bệnh Covid-19, dịch tả lợn Châu phi, dịch lợn tai xanh đẩy giá các mặt hàng lương thực, thực phẩm tăng cao, cùng với những bất ổn về kinh tế và chính trị trên thế giới đã đẩy giá vàng trong nước và thế giới đạt đỉnh cao nhất trong gần một thập niên qua. CPI bình quân năm 2020, có 8/11 nhóm chỉ số giá tiêu dùng tăng: nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 11,67%; giáo dục tăng 4,12%; hàng hóa và dịch vụ khác tăng 2,47%; thuốc và dịch vụ y tế tăng 1,86%... Bình quân năm 2020 chỉ số giá vàng tăng 26,81%, chỉ số đô la Mỹ tăng 0,18% so với bình quân cùng kỳ năm 2019.
d. Vận tải
Năm 2020, dịch bệnh Covid-19 xảy ra khiến ngành Vận tải hành khách, hàng hóa bị ảnh hưởng nặng nề, mức độ hồi phục của ngành tương đối chậm.
- Vận tải hành khách:
Ước tháng 12/2020 vận chuyển hành khách đạt 586,9 nghìn HK, giảm 0,3% so với tháng 11/2020, giảm 2,2% so với tháng 12/2019; luân chuyển hành khách đạt 41,2 triệu HK.km, giảm 1,0% so với tháng 11/2020, giảm 4,8% so với tháng 12/2019. Quý IV/2020 vận chuyển hành khách đạt 1.784,3 nghìn HK, giảm 0,8 nghìn KH so với quý III/2020, giảm 2,5% so với cùng quý IV/2019; luân chuyển hành khách đạt 125,5 triệu HK.km, giảm 0,8 triệu HK.km so với quý III/2020, giảm 4,4% so với quý IV/2019. Năm 2020, vận chuyển hành khách đạt 6.507,0 nghìn HK, giảm 9,2% so với năm 2019; luân chuyển hành khách đạt 461,6 triệu HK.km, giảm 9,7%.
- Vận tải hàng hoá:
Vận chuyển hàng hoá tháng 12/2020 đạt 4,2 triệu tấn, tăng 2,0% so với tháng 11/2020, tăng 0,5% so với tháng 12/2019; luân chuyển hàng hóa đạt 175,6 triệu tấn.km, tăng 1,6% so với tháng 11/2020, tăng 2,0% so với tháng 12/2019. Quý IV/2020 vận chuyển hàng hóa đạt 11,8 triệu tấn, tăng 1,8 triệu tấn so với quý III/2020, giảm 5,6% so với quý IV/2019; luân chuyển hàng hóa đạt 498,6 triệu tấn.km, tăng 58,8 triệu tấn.km so với quý III/2020, giảm 2,6% so với quý IV/2019. Năm 2020, vận chuyển hàng hóa đạt 38,7 triệu tấn, giảm 6,6% so với năm 2019; luân chuyển hàng hóa đạt 1.680,9 triệu tấn.km, giảm 4,0%.
- Doanh thu hoạt động vận tải, dịch vụ hỗ trợ vận tải tháng 12/2020 đạt 411,6 tỷ đồng, tăng 1,4% so với tháng 11/2020, tăng 0,7% so với tháng 12/2019. Quý IV/2020 doanh thu hoạt động vận tải, dịch vụ hỗ trợ vận tải đạt 1.175,9 tỷ đồng, tăng 12,3% so với quý III/2020, giảm 3,3% so với quý IV/2019. Tính chung năm 2020, doanh thu hoạt động vận tải, dịch vụ hỗ trợ vận tải ước đạt 4.011,7 tỷ đồng, giảm 5,1% so với năm 2019, trong đó: doanh thu vận tải hành khách đạt 367,1 tỷ đồng, giảm 6,8%; doanh thu vận tải hàng hóa đạt 3.598,1 tỷ đồng, giảm 5,0%; doanh thu dịch vụ hỗ trợ vận tải đạt 46,6 tỷ đồng, tăng 3,8% so với năm 2019.
II. MỘT SỐ VẤN ĐỀ XÃ HỘI
1. Dân số, lao động, việc làm và đời sống dân cư
- Dân số: Sơ bộ dân số trung bình năm 2020 của tỉnh Hà Nam là 861.832 người, tăng 0,9% so với năm 2019. Theo cơ cấu, dân số nam chiếm 49,3%, dân số nữ chiếm 50,7%; dân số khu vực thành thị chiếm 27,8% và khu vực nông thôn 72,2%. Công tác dân số, kế hoạch hoá gia đình có kết quả, mức giảm tỷ lệ sinh năm 2020 ước đạt 0,08‰.
- Lao động, việc làm: Theo kết quả sơ bộ từ Điều tra lao động việc làm, tổng số lao động đang làm việc trong nền kinh tế năm 2020 là 478.921 người, tương đương năm 2019. Trong đó, lao động khu vực nông, lâm nghiệp và thuỷ sản chiếm tỷ lệ 25,6%; công nghiệp và xây dựng 44,6%; dịch vụ 29,8%. Công tác đào tạo nghề, giải quyết tạo việc làm cho người lao động năm 2020, toàn tỉnh đã tuyển sinh đào tạo nghề được 21.026 người; giải quyết việc làm mới cho 23.338 lao động (trong đó XK lao động 436 người), vượt chỉ tiêu kế hoạch 38%; toàn tỉnh có khoảng 25.674 người được tạo việc làm thêm, đạt 138% kế hoạch. Tỷ lệ thất nghiệp chung 1,8%, trong đó khu vực thành thị là 2,4%.
- Công tác đảm bảo an sinh xã hội và đời sống dân cư: Đời sống các tầng lớp dân cư trên địa bàn tỉnh giữ mức ổn định so cùng kỳ năm 2019. Đây là sự cố gắng lớn của các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương, doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh... nhằm khắc phục ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 đến tình hình sản xuất kinh doanh trên toàn tỉnh.
Kết quả hỗ trợ các đối tượng bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19: Toàn tỉnh đã chi trả hỗ trợ cho 38.135 người thuộc đối tượng bảo trợ xã hội với số tiền 57.076,5 triệu đồng; 6.564 người thuộc hộ nghèo với số tiền 4.922,5 triệu đồng; 23.992 người thuộc hộ cận nghèo với số tiền là 17.992,3 triệu đồng. Thành lập tổ công tác hỗ trợ người dân và doanh nghiệp gặp khó khăn do đại dịch Covid-19.
- Thực hiện chính sách người có công: Theo Sở Lao động Thương binh và xã hội, kết quả thăm hỏi và tặng quà Tết Canh Tý, tổng trị giá tiền mặt và hiện vật quy ra là 61,2 tỷ đồng. Nhân dịp kỷ niệm 73 năm ngày Thương binh liệt sỹ 27/7/2020, toàn tỉnh có 28.382 lượt người có công được nhận quà tặng của Chủ tịch nước với số tiền là 5.835 triệu đồng; quà của tỉnh tặng cho 28.988 người có công với trị giá 17.565,4 triệu đồng.
- Chính sách đối với người nghèo: Trong năm 2020, sở Lao động Thương binh và xã hội đã phối hợp với Bảo hiểm xã hội tỉnh cấp thẻ BHYT cho 7.438 người thuộc diện hộ nghèo, 19.903 người thuộc diện hộ cận nghèo, đảm bảo 100% khẩu nghèo và cận nghèo đều được cấp thẻ Bảo hiểm y tế. Công tác giảm nghèo tiếp tục được quan tâm chỉ đạo, triển khai thực hiện đồng bộ tạo hiệu quả cao, năm 2020 tỷ lệ hộ nghèo còn 2,2%, giảm 0,18% so với năm 2019.
- Thực hiện chính sách bảo trợ xã hội: Toàn tỉnh hiện đang quản lý chi trả chế độ trợ cấp thường xuyên tại cộng đồng cho 40.100 đối tượng với số tiền chi trả trên 15 tỷ đồng/tháng.
- Tình hình thu nhập: Ước tính thu nhập bình quân đầu người/tháng năm 2020 đạt 4.372 nghìn đồng, trong đó: khu vực thành thị đạt 5.726 nghìn đồng, khu vực nông thôn đạt 4.210 nghìn đồng.
2. Giáo dục, đào tạo
Năm học 2019 - 2020 ngành Giáo dục đã hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ đề ra. Tỷ lệ tốt nghiệp THPT đạt 99,12%; kết quả thi THPT quốc gia năm 2020 tỉnh Hà Nam đứng thứ sáu toàn quốc về điểm bình quân chung, đạt 6,65 điểm/môn/thí sinh. Công tác giáo dục, bồi dưỡng học sinh giỏi đạt thành tích cao được quan tâm và có kết quả[9].
Năm học mới 2020 - 2021, ngành giáo dục tiếp tục đẩy mạnh công tác dạy và học, qua đó nâng cao chất lượng giáo dục và các điều kiện đảm bảo chất lượng giáo dục; thực hiện nghiêm kỷ cương, nề nếp, dân chủ trong trường học, xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng chống bạo lực học đường và thực hiện tốt vệ sinh trường học; tăng cường giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức lối sống, kỹ năng sống, ứng xử văn hóa cho học sinh, sinh viên. Triển khai mạnh mẽ việc đổi mới phương pháp dạy và học, nâng cao chất lượng dạy học ngoại ngữ, đặc biệt là tiếng Anh ở các cấp học, ứng dụng công nghệ thông tin, thực hiện chuyển đổi số trong giáo dục và đào tạo.
3. Hoạt động văn hoá, thể thao, tuyên truyền
Các hoạt động văn hoá, thể thao và tuyên truyền trong năm 2020 được triển khai linh hoạt, phù hợp với công tác phòng, chống dịch bệnh.
Công tác tuyên truyền hướng trọng tâm vào các sự kiện chính trị quan trọng của tỉnh và cả nước: Kỷ niệm 90 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam; mừng xuân Canh Tý; kỷ niệm 130 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh; 66 năm chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ; kỷ niệm 23 năm ngày tái lập tỉnh; 75 năm Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh 2/9; Ngày hội Đại đoàn kết dân tộc trên phạm vi toàn tỉnh; Kỷ niệm 90 năm Ngày thành lập Mặt trận Dân tộc Thống nhất Việt Nam (18/11/1930 - 18/11/2020); tuyên truyền Đại hội Đảng bộ các cấp và Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng; tuyên truyền phòng chống dịch Covid-19… Bên cạnh đó, Báo, Đài cũng dành nhiều thời lượng tuyên truyền chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước, thành tựu phát triển kinh tế - xã hội cả nước và của tỉnh; tình hình triển khai và thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của các ngành, địa phương.
Hoạt động thể dục, thể thao được quan tâm phát triển cả phong trào quần chúng và thể thao thành tích cao.
4. Y tế
Năm 2020, công tác phòng chống dịch bệnh và chăm sóc sức khỏe nhân dân được ngành y tế tổ chức thực hiện đạt hiệu quả, điều trị kịp thời cho bệnh nhân. Ngành y tế đã xây dựng kế hoạch hoạt động và ban hành các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn về công tác phòng chống dịch bệnh covid-19; phối hợp với các ngành, đơn vị quân đội đón và hướng dẫn cách ly tập trung đối với các chuyên gia nước ngoài về làm việc tại các công ty đóng trên địa bàn tỉnh; tiến hành cách ly, theo dõi, lấy mẫu các trường hợp nhập cảnh vào Việt Nam theo yêu cầu của Bộ Y tế, điều tra các trường hợp F0, F1; thực hiện cách ly, lấy mẫu theo quy định, không để bùng phát dịch và lây lan ra cộng đồng. Tới thời điểm hiện tại, trên địa bàn tỉnh ghi nhận và điều trị khỏi cho 07 ca nhiễm Covid-19.
Theo Sở Y tế tỉnh Hà Nam, tình hình bệnh truyền nhiễm tính đến hết tháng 11, số trường hợp mắc ho gà 2 ca; tay chân miệng 99 ca; quai bị 44 ca; sốt xuất huyết 103 ca; thủy đậu 128 ca; sởi 13 ca; cúm 6.683 ca.
Công tác vệ sinh an toàn thực phẩm được tăng cường, nhất là trong các dịp lễ, Tết. Năm 2020 ghi nhận 01 vụ ngộ độc thực phẩm.
Cộng dồn từ đầu năm 2020, số người nhiễm mới HIV phát hiện là 55; số bệnh nhân AIDS phát hiện 35 người; số tử vong do AIDS 12 người. Tổng số trường hợp nhiễm HIV hiện còn sống 1.511 người; tổng số bệnh nhân AIDS hiện còn sống 1.266 người; tổng số bệnh nhân tử vong do AIDS là 755 người.
Công tác dân số - chăm sóc sức khoẻ, bảo vệ trẻ em. Triển khai thực hiện các dịch vụ kế hoạch hoá gia đình đảm bảo kịp thời, đầy đủ, an toàn trong kỹ thuật; thực hiện chương trình phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em có tiến bộ, tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng còn 10,0% (giảm 0,6% so năm 2019).
5. Đảm bảo an ninh trật tự trên địa bàn
Tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn toàn tỉnh trong năm 2020 được giữ vững, đảm bảo ổn định. Công an tỉnh đã phối kết hợp chặt chẽ với chính quyền các địa phương, tiếp tục tăng cường lực lượng tuần tra, kiểm soát, đẩy mạnh phòng ngừa tội phạm, kiểm tra an toàn phòng cháy chữa cháy tại các cơ quan, doanh nghiệp, đảm bảo trật tự an toàn giao thông dịp nghỉ lễ, Tết; đảm bảo an ninh, an toàn Đại hội Đảng các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng.
An toàn và trật tự giao thông: Theo số liệu của Công an tỉnh, năm 2020 (tính từ 15/12/2019 - 14/12/2020) tổng số vụ tai nạn giao thông xảy ra 126 vụ (giảm 4 vụ so với năm 2019), hậu quả tai nạn làm chết 70 người (giảm 8 người so 2019), bị thương 77 người (giảm 3 người so 2019).
Tình hình cháy nổ: Theo số liệu của Công an tỉnh, năm 2020 trên địa bàn tỉnh xảy ra 6 vụ cháy, ước tính thiệt hại 802 triệu đồng./.