Skip Ribbon Commands
Skip to main content
Ngày 26/08/2021-13:54:00 PM
Tình hình kinh tế-xã hội tháng 8 năm 2021 thành phố Cần Thơ

I. CÔNG NGHIỆP

Thành phố Cần Thơ tiếp tục thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ với việc thực hiện phương án “vừa cách ly, vừa sản xuất” dẫn đến số doanh nghiệp sản xuất công nghiệp đã tạm dừng cao là 1.035/1.090 doanh nghiệp, tương đương 94,95%, số còn lại hoạt động là 55/1.090, tương đương 5,05%, chỉ có thể hoạt động dưới 30% công suất, để đảm bảo thực hiện các đơn hàng đã ký.

Chỉ số sản xuất công nghiệp ước thực hiện tháng 8/2021 giảm 5,60% so tháng trước và giảm 25,86% so với cùng kỳ. Trong đó, ngành công nghiệp chế biến chế tạo giảm 27,14%; ngành sản xuất và phân phối điện giảm 13,58%; ngành cung cấp nước, hoạt động quản lý xử lý rác thải giảm 28,02%.

Chỉ số sản xuất công nghiệp ước thực hiện 8 tháng giảm 0,32% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, ngành công nghiệp chế biến chế tạo giảm 0,09%, ngành sản xuất và phân phối điện giảm 0,16%; ngành cung cấp nước, hoạt động quản lý xử lý rác thải giảm 10,61%. Nhiều ngành có mức tiêu thụ đạt thấp so với cùng kỳ, cụ thể: gạo xay xát giảm 24,84%; bao bì và túi bằng giấy (trừ bìa nhăn) giảm 48,34%; dược phẩm dạng viên giảm 20,20%; bê tông trộn sẵn (bê tông tươi) giảm 26,80%; đinh mũ, ghim dập giảm 31,82%; tủ bằng gỗ khác (trừ tủ bếp) giảm 81%; rác thải không độc hại giảm 19,54%;… do, từ giữa tháng 7/2021 đến nay thành phố Cần Thơ thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ trên toàn thành phố, thành phố yêu cầu các doanh nghiệp phải chủ động thực hiện các biện pháp cấp bách để vừa phòng, chống dịch bệnh vừa đảm bảo hoạt động sản xuất an toàn, qua nhiều lần kiểm tra và tái kiểm tra của cơ quan chức năng nhiều doanh nghiệp phải tạm dừng hoạt động vì không đảm bảo an toàn trong thực hiện phương án “vừa cách ly, vừa sản xuất”, ở những doanh nghiệp đang thực hiện “3 tại chỗ”, “1 cung đường 2 điểm đến” nếu không đáp ứng yêu cầu an toàn phòng dịch cũng phải tạm dừng hoạt động. Ngoài ra, đa số các doanh nghiệp sản xuất quần áo, sản xuất giấy, sản xuất bao bì, sản xuất sản phẩm từ gỗ ở Cần Thơ là những doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ, thậm chí là siêu nhỏ, các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh những ngành này phải tạm dừng hoạt động trong thời điểm hiện tại.

Tuy nhiên, cũng có một số sản phẩm tăng so với cùng kỳ, cụ thể: sản xuất thuốc lá tăng 14,02%; các loại chăn mền, các loại chăn nhồi lông tăng 1,18%; găng tay thiết kế đặc biệt dùng trong thể thao tăng 28,53%. Bên cạnh những nỗ lực để đảm bảo an toàn cho công nhân yên tâm làm việc tại đơn vị ở những doanh nghiệp đủ điều kiện hoạt động sản xuất kinh doanh vào thời điểm hiện tại, các doanh nghiệp đã tranh thủ thời cơ đẩy nhanh tiến độ sản xuất những đơn hàng đã ký kết.

Chỉ số tiêu thụ toàn ngành công nghiệp chế biến, chế tạo ước tháng 8/2021 đạt 85,39% so với tháng cùng kỳ. Ước chỉ số tiêu thụ 8 tháng đạt 91,71% so với cùng kỳ năm trước. Nhiều ngành có mức tiêu thụ đạt thấp so với cùng kỳ, cụ thể: ngành xay xát và sản xuất bột thô đạt 79,68%; sản xuất đồ uống không cồn đạt 97,62%; may trang phục (trừ trang phục từ da lông thú) đạt 74%; sản xuất giấy đạt 68,36%; sản xuất thuốc tây đạt 79,66%; sản xuất xi măng đạt 83,91%. Tháng 8/2021, thành phố Cần Thơ vẫn thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ, nhiều biện pháp kiểm soát để hạn chế người dân di chuyển, tập trung đông người khi không có việc cần thiết, nhằm hạn chế dịch bệnh lây lan, nhiều cửa hàng sản xuất kinh doanh những mặt hàng không thiết yếu phải tạm dừng hoạt động, điều này ảnh hưởng trực tiếp đến việc tiêu thụ sản phẩm công nghiệp.

Chỉ số tồn kho ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tại thời điểm 01/8/2021 tăng 41,29% so với tháng cùng kỳ. Qua chỉ số trên cho thấy, lượng hàng tồn kho còn khá cao. Một số Ngành có mức tồn kho khá cao như: chế biến thủy sản, sản xuất thức ăn thủy sản, sản xuất đồ uống, sản xuất thuốc lá, may trang phục, sản xuất phân bón,… Các biện pháp phòng dịch, ít nhiều đã tác động đến việc tiêu thụ hàng tồn kho tại doanh nghiệp, việc vận chuyển hàng hóa và nguyên vật liệu dùng trong sản xuất hiện tại cũng không dễ dàng, nhiều công ty phải tạm dừng hoạt động vì không đáp ứng đủ yêu cầu “vừa cách ly, vừa sản xuất”, điều này đã tác động trực tiếp đến việc giải phóng lượng hàng tồn tại doanh nghiệp.

Chỉ số sử dụng lao động đang làm việc trong các doanh nghiệp công nghiệp tháng 8/2021 giảm 25,12% so với tháng trước, trong đó lao động khu vực doanh nghiệp Nhà nước giảm 19,20%, doanh nghiệp ngoài Nhà nước giảm 27,46% và doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài giảm 14,35%. Nhìn chung, số lao động ở các doanh nghiệp có biến động lớn, nhiều doanh nghiệp tạm dừng hoạt động, lao động tại các doanh nghiệp tạm nghỉ không hưởng lương, vì vậy tỷ lệ lao động đang làm việc giảm mạnh so với cùng kỳ.

Theo báo cáo của Sở Công Thương tình hình thực hiện phương án “vừa cách ly, vừa sản xuất” của các doanh nghiệp sản xuất đang hoạt động như sau:

Hiện nay, tổng số doanh nghiệp sản xuất công nghiệp của thành phố đang theo dõi là 1.090 doanh nghiệp. Đến 21 giờ ngày 22/8/2021, số doanh nghiệp đã tạm dừng là 1.035 doanh nghiệp, chiếm 94,95%, số còn lại hoạt động là 55 doanh nghiệp, chiếm 5,05%. Tổng số lao động hiện có 69.893, đến nay đã nghỉ 66.036 lao động, chiếm 94,48%. Số còn lại sản xuất 3 tại chỗ trong các doanh nghiệp là 3.857 lao động, chiếm 5,52%. Cụ thể:

Đối với các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp trong khu công nghiệp: đến nay còn 13/170 doanh nghiệp đang hoạt động, chiếm 7,65%, với tổng số lao động là 1.270/40.526 lao động, chiếm 3,13%. Số doanh nghiệp tạm dừng 157 doanh nghiệp, chiếm 92,35%. Lao động tạm dừng hoạt động 39.256/40.526, chiếm 96,87%.

Đối với các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp ngoài khu công nghiệp: hiện có 42/920 doanh nghiệp đang hoạt động, chiếm 4,57%, với tổng số lao động là 2.587/29.367 lao động, chiếm 8,81%. Trong đó: đối với doanh nghiệp sản suất trên 100 lao động ngoài khu công nghiệp hiện có 06/38 doanh nghiệp hoạt động, chiếm 15,97%, tạm dừng 32 doanh nghiệp. Tổng số lao động là 1.108/11.072 lao động, chiếm 10,01%; đối với doanh nghiệp sản xuất công nghiệp dưới 100 lao động ngoài khu công nghiệp, hiện có 36/882 doanh nghiệp, chiếm 4,08% với tổng số lao động là 1.479/18.295 lao động, chiếm 8,08%.

Tình hình đăng ký kinh doanh: trong tháng Tám, ước cấp mới đăng ký kinh doanh cho 14 doanh nghiệp các loại hình với tổng vốn đăng ký hơn 239 tỷ đồng; lũy kế 8 tháng năm 2021, ước cấp mới đăng ký kinh doanh 892 doanh nghiệp, đạt 55,75% kế hoạch; tổng vốn đăng ký 12.811 tỷ đồng, đạt 98,54% kế hoạch. Số doanh nghiệp đăng ký mới bằng 86,26% và số vốn đăng ký tăng 55% so cùng kỳ năm trước.

II. NÔNG LÂM NGHIỆP - THUỶ SẢN

Tình hình dịch bệnh Covid-19 đang diễn biến phức tạp, việc đi lại của nông dân có nhiều hạn chế do các địa phương đang áp dụng giãn cách để phòng dịch, việc vận chuyển các loại vật tư phục vụ sản xuất cũng bị ảnh hưởng, nên nhiều loại cây ăn trái chuẩn bị thu hoạch tại một số quận, huyện không có thương lái thu mua hoặc mua với giá thấp; nuôi trồng thủy sản Cần Thơ gặp nhiều khó khăn: giá các chi phí đầu vào trong quá trình nuôi trồng thủy sản như thức ăn, thuốc, hóa chất… tăng cao, khan hiếm, người nuôi không thể đi mua trực tiếp được, trong khi đó giá xuất bán thủy sản lại bấp bênh, có thời điểm giá xuống quá thấp so với mức giá đầu tư dẫn đến người nuôi bị thua lỗ.

1. Nông nghiệp

a) Trồng trọt

- Cây lúa: đến giữa tháng 8/2021, lúa hè thu 2021 đã xuống giống được 75.194 ha cao hơn 179 ha so với cùng kỳ, đạt 104,10% so với kế hoạch. Lúa hè thu đang vào giai đoạn thu hoạch dứt điểm, năng suất ước đạt 58,92 tạ/ha. Năng suất lúa hè thu 2021 thấp hơn so với cùng kỳ 2020 là do mùa mưa năm nay đến sớm và trùng vào thời điểm lúa hè thu đang vào giai đoạn trổ nên tăng tỷ lệ lem lép hạt.

Lúa thu đông đã xuống giống được 69.995 ha, đạt 120% so với kế hoạch và cao hơn 1.275 ha so với cùng kỳ. Lúa thu đông tập trung chủ yếu ở giai đoạn đòng trổ, hiện nay trong tình hình dịch bệnh Covid-19 đang diễn biến phức tạp, việc đi lại của nông dân có nhiều hạn chế do các địa phương đang áp dụng giãn cách xã hội để phòng chống dịch, việc vận chuyển các loại vật tư phục vụ sản xuất cũng bị ảnh hưởng; ngành nông nghiệp địa phương nhắc nhở nông dân chủ động chuẩn bị các vật tư phân bón để sử dụng trong thời gian tới, hỗ trợ cung cấp thông tin các cửa hàng vật tư nông nghiệp gần nhất cho nông dân cũng như tư vấn kỹ thuật qua điện thoại trong các trường hợp có dịch hại cấp thiết và tranh thủ hỗ trợ theo dõi dịch hại cho một số hộ thuộc diện cách ly, phong tỏa để nông dân an tâm phòng chống dịch Covid-19. Ngoài ra, đã chỉ đạo các địa phương cần rà soát lực lượng lao động nông nghiệp tại chỗ, hệ thống thương lái, doanh nghiệp nông nghiệp tại địa phương... và đề xuất ưu tiên tiêm vaccine Covid-19 để đảm bảo an toàn cho chuỗi sản xuất tiêu thụ nông sản.

Diện tích nhiễm dịch hại 1.510 ha, thấp hơn 237 ha so với cùng kỳ vụ thu đông 2020, chủ yếu là sự gây hại của sâu cuốn lá, chuột, bệnh đạo ôn lá, bệnh cháy bìa lá trên lúa giai đoạn đẻ nhánh đến đòng.

Giá lúa khô vụ hè thu trong tuần ổn định so với tuần trước, giá cụ thể các giống như sau: giống IR50404 khoảng 6.200-6.300 đồng/kg; OM5451, OM18 từ 6.400-6.500 đồng/kg và Jamine85 giá khoảng 7.800-7.900 đồng/kg.

Hiện tại lúa thu đông chủ yếu ở giai đoạn đòng trổ, tuy nhiên do tình hình dịch bệnh Covid-19 đang diễn biến phức tạp và đang trong thời gian thực hiện giãn cách xã hội nên đa số các cánh đồng chưa có thương lái đến cho giá thu mua, chỉ có thương lái địa phương có cho giá thu mua tại xã Trung An (huyện Cờ Đỏ) và có khoảng 50 ha đã được nông dân bán cho thương lái địa phương với giá 5.100 đ/kg (OM 5451), còn lại đa số nông dân còn neo giá chưa bán.

Đến nay, vụ đông xuân có 131 mô hình cánh đồng lớn với tổng diện tích 39.391 ha; vụ hè thu có 136 mô hình cánh đồng lớn với tổng diện tích 32.833 ha, tổng số hộ tham gia là 23.486 hộ.

- Cây hàng năm khác: đến giữa tháng 8/2021, tổng diện tích gieo trồng rau, màu, đậu các loại và cây công nghiệp ngắn ngày là 14.261 ha thấp hơn 1.910 ha so với cùng kỳ, đã thu hoạch được 11.411 ha. Trong đó:

+ Cây rau: đã gieo trồng được 9.558 ha thấp hơn 810 ha so với cùng kỳ và đã thu hoạch được 7.670 ha.

+ Cây bắp: đã gieo trồng được 882 ha cao hơn 168 ha so với cùng kỳ và đã thu hoạch được 725 ha.

+ Cây đậu: đã gieo trồng được 779 ha cao hơn 64 ha so với cùng kỳ và đã thu hoạch được 674 ha.

+ Cây công nghiệp ngắn ngày: đã gieo trồng được 1.075 ha thấp hơn so với cùng kỳ là 1.314 ha và đã thu hoạch được 1.071 ha. Trong đó, diện tích cây mè là 1.063 ha thấp hơn so với cùng kỳ là 1.280 ha, tập trung chủ yếu tại Thốt Nốt và Ô Môn.

Đến giữa tháng 8/2021, có 80 ha nhiễm dịch hại, thấp hơn 38 ha so với cùng kỳ, các đối tượng dịch hại xuất hiện như bọ trĩ/bầu bí dưa, các bệnh trên lá trên bầu bí dưa như: bệnh thán thư, bệnh phấn trắng, sâu đục quả/đậu rau,... phân bố tại huyện Phong Điền. Tuy nhiên, dịch bệnh đã được kiểm soát, xử lý bằng các giải pháp kỹ thuật kịp thời nên đã khống chế sự bùng phát trên diện rộng.

Tại các quận, huyện do các chợ truyền thống đóng cửa, nhà vườn chủ yếu tiêu thụ tại địa phương với giá tiêu thụ thấp. Đến đầu tháng 8/2021, thành phố thực hiện mô hình “đưa chợ ra phố” và phát phiếu đi chợ cho từng hộ gia đình theo ngày chẵn ngày lẻ, nên tình hình tiêu thụ đã được cải thiện hơn so với thời gian trước.

- Cây lâu năm: diện tích cây ăn trái ước đạt 22.830 ha, chiếm 93,78% trong tổng diện tích cây lâu năm, tăng 2.019 ha so cùng kỳ năm 2020. Ngành Nông nghiệp tiếp tục vận động nông dân khôi phục vườn cây ăn trái tập trung, chuyên canh.

Nguyên nhân: diện tích cây ăn trái tăng so cùng kỳ 2020 là do thời gian qua các quận, huyện trên địa bàn thành phố Cần Thơ được các cấp chính quyền, ngành Nông nghiệp và phát triển Nông thôn hỗ trợ đầu tư đê bao khép kín bảo vệ vườn cây ăn trái, vận động nông dân cải tạo vườn tạp và đẩy mạnh chuyển đổi một số diện tích đất trồng lúa kém hiệu quả sang phát triển vườn cây ăn trái. Ngoài ra, nhà vườn còn được các ngành chức năng trợ giá cây giống nên đã mạnh dạn chuyển đổi sang trồng các loại cây ăn trái mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Tiếp tục thực hiện chủ trương chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa kém hiệu quả và thời tiết hạn hán, trong 8 tháng năm 2021, đã thực hiện chuyển đổi được 774 ha diện tích trồng cây ăn trái (các loại cây ăn trái chuyển đổi từ nền đất trồng lúa như xoài, mít, sầu riêng, chanh,...) và trong vụ hè thu 2021 trên nền đất lúa kém hiệu quả đã chuyển đổi sang trồng mè với diện tích 1.046 ha.

Hiện tại một số vườn cây ăn trái trên địa bàn thành phố Cần Thơ như nhãn, măng cụt, mãng cầu, đu đủ, ổi, cam, chôm chôm, mít thái... đang vào giai đoạn mang trái và thu hoạch.

Trong tháng, dịch bệnh có xảy ra trên một số cây trồng (bệnh rệp sáp, ruồi đục trái, chổi rồng...), tuy nhiên đã được kiểm soát, xử lý bằng các giải pháp kỹ thuật kịp thời nên đã khống chế sự bùng phát trên diện rộng.

Hiện nay, toàn thành phố có 124 cơ sở, hộ sản xuất và cung ứng lúa giống với năng lực cung ứng 52.700 tấn/năm; 58 cơ sở sản xuất kinh doanh giống cây ăn trái với năng lực cung ứng 650.000 cây/năm, góp phần thực hiện mục tiêu chuyển đổi cơ cấu cây trồng, cải tạo vườn tạp đạt hiệu quả.

Đối với cây ăn trái, tỷ lệ tiêu thụ ra thị trường lân cận được khoảng 9% trong đó tiêu thụ trong tỉnh chiếm 2%, tiêu thụ ngoài tỉnh khoảng 5,4%, còn lại khoảng 91% chưa tiêu thụ được còn neo lại trên cây chủ yếu ở huyện Phong Điền. Giá bán các loại cây ăn trái tại vườn: nhãn 6.000-12.000 đồng/kg, thanh nhãn 15.000 - 35.000 đồng/kg (tùy kích cỡ), chanh không hạt 3.000-5.000 đồng/kg, đu đủ 7.000 đồng/kg, dâu Hạ Châu 6.000 đồng/kg, chôm chôm 12.000 đồng/kg, quýt đường 13.000-15.000 đồng/kg, thanh long ruột đỏ 6.000-12.000 đồng/kg… Hiện nay một số loại cây ăn trái rớt giá mạnh do ảnh hưởng của dịch Covid-19.

Hiện nay do ảnh hưởng tình hình dịch Covid-19 nên nhiều loại cây ăn trái chuẩn bị thu hoạch tại một số quận, huyện không có thương lái đến mua hoặc mua với giá thấp như: mận, mít, xoài, dâu, nhãn, măng cụt, ổi, chôm chôm, bưởi, cam, chanh. Ngành Nông nghiệp đang phối hợp Sở Công Thương có giải pháp đề xuất các cửa hàng tiện ích, siêu thị mini, hệ thống siêu thị lớn như Coopmart, đại siêu thị GO… có kế hoạch thu mua hỗ trợ đầu ra cho bà con nông dân trồng cây ăn trái tại các quận huyện như Cờ Đỏ, Thới Lai, Phong Điền, Ô Môn và Thốt Nốt đảm bảo tiêu thụ trong tình hình dịch Covid-19.

b) Chăn nuôi

Đến tháng 8/2021, trên địa bàn thành phố Cần Thơ không xảy ra dịch bệnh tai xanh ở heo, lở mồm long móng, dịch tả heo Châu Phi trên gia súc và dịch cúm gia cầm.

Tình hình chăn nuôi của Cần Thơ tại thời điểm tháng 8/2021, tổng đàn heo 132.861 con, tăng 31,49% so cùng kỳ, với số đầu con 142.997 con lợn xuất chuồng, ước sản lượng đạt 13.875 tấn (cao hơn cùng kỳ 2.983 tấn); đàn bò 4.520 con; đàn gia cầm 1.932.000 con, tăng 1,31% so cùng kỳ.

Sản lượng thịt gà xuất chuồng 1.349 tấn, tăng 29 tấn so cùng kỳ; sản lượng trứng gà 3.874.000 quả, tăng 3,83% so cùng kỳ 2020.

Toàn thành phố hiện có 67 cơ sở sản xuất và mua bán sản phẩm giống vật nuôi. Trong đó, có 42 cơ sở chăn nuôi heo sản xuất con giống, 16 cơ sở chăn nuôi heo sản xuất tinh, 05 cơ sở chăn nuôi heo vừa sản xuất con giống và tinh heo, 04 cơ sở chăn nuôi vịt sản xuất con giống. Với khả năng cung cấp khoảng 40.000 con heo giống/năm, 350.000 con vịt giống/năm và 109.000 liều tinh heo/năm.

Đến nay, giá heo giống dao động khoảng 2.500.000-2.600.000 đồng/con (10kg/con) nhưng hiện nay heo giống ít được bán do chủ hộ nuôi để lại tự nuôi heo thịt, giá thức ăn chăn nuôi tiếp tục tăng từ 300-500 đồng/kg so với tháng trước do nguồn nguyên liệu thiếu hụt. Giá vịt ta hơi ở mức từ 40.000-45.000 đồng/kg, vịt xiêm 80.000-85.000 đồng/kg; gà thả vườn dao động khoảng 100.000-110.000 đồng/kg. Giá bán trứng vịt dao động khoảng 1.800-2.500 đồng/quả, trứng gà khoảng 2.300-2.500 đồng/quả, do ảnh hưởng dịch Covid-19, người dân tập trung mua dự trữ nên giá bán trứng gia cầm tăng so với cùng kỳ năm trước.

2. Lâm nghiệp

Với vị trí địa lý và đặc điểm tình hình kinh tế của Cần Thơ hiện nay, diện tích trồng cây lâm nghiệp không còn, bà con nông dân chỉ trồng cây phân tán ở những vùng đất nhỏ lẻ ven các tuyến lộ giao thông nông thôn. Ngành Nông nghiệp tiếp tục tuyên truyền vận động Nhân dân ở các quận, huyện chăm sóc các cây đã trồng trong những năm trước, vận động xã hội hóa trồng cây nhân dân năm 2021. Đến nay, ước tính trồng được 469.000 cây phân tán.

3. Thủy sản

Diện tích nuôi trồng thủy sản 8 tháng năm 2021 ước đạt 4.944 ha, tăng 3,63% so với cùng kỳ năm 2020. Trong đó, diện tích nuôi cá tra thâm canh, bán thâm canh ước đạt 629 ha, giảm 13,84% so cùng kỳ; sản lượng cá tra nuôi công nghiệp ước đạt 106.547 tấn, giảm 6,97% so cùng kỳ 2020.

Hiện nay, giá bán cá tra nguyên liệu dao động 22.000-22.500 đồng/kg (kích cỡ 700 - 900 g/con) không tăng so với tháng trước.

Khai thác thủy sản nội địa chủ yếu từ lưới, chài, lú, ghe cào…tại các con sông, kênh, mương với sản lượng khai thác 50kg đến 100kg/hộ/ngày đối với các hộ ghe cào, chính quyền các cấp vận động bảo vệ nguồn lợi thủy sản tự nhiên, hạn chế một số công cụ đánh bắt và có chính sách thả nuôi, nhân giống thủy sản nhằm bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản tự nhiên. Sản lượng khai thác thủy sản nội địa 8 tháng năm 2021 ước đạt 2.748 tấn, tăng 4,51% so cùng kỳ năm 2020.

Trong tháng 8/2021, giá cá tra giống dao động từ 19.000-22.000 đồng/kg không tăng so với tháng trước, cá giống kích cỡ 2 cm chiều cao thân - mẫu 30 con/kg giá từ 19.000-20.000 đồng/kg, giá cá giống 1,5 cm chiều cao thân - mẫu 70 con/kg giá từ 21.000-22.000 đồng/kg. Nguyên nhân do không xuất bán được sang các vùng lân cận khi dịch Covid-19 đang lan rộng.

III. ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN

Tình hình thực hiện vốn đầu tư phát triển từ đầu năm đến nay đạt thấp so với kế hoạch, nhiều công trình xây dựng phải tạm dừng hoạt động, đặc biệt là những hạng mục công trình có vốn đầu tư thấp, quy mô xây dựng nhỏ, không đảm bảo an toàn trong công tác phòng dịch, điều này đã ảnh hưởng trực tiếp đến tiến độ thi công các công trình xây dựng trên địa bàn thành phố; đối với những hạng mục công trình đang tạm dừng hoạt động, nhà thầu và chủ đầu tư vẫn giữ mối liên hệ với người lao động, các đối tác cung cấp nguyên vật liệu, nhanh chóng triển khai và quyết liệt thực hiện sau khi dịch bệnh được kiểm soát tốt, việc xây lắp được hoạt động bình thường trở lại.

Vốn đầu tư thuộc nguồn vốn ngân sách Nhà nước do địa phương quản lý ước thực hiện tháng 8/2021 được 228,14 tỷ đồng. Trong đó, vốn cân đối ngân sách thành phố ước thực hiện được 26,64 tỷ đồng, vốn Trung ương hỗ trợ đầu tư theo mục tiêu ước thực hiện được 10,73 tỷ đồng, vốn nước ngoài (ODA) ước thực hiện được 41,66 tỷ đồng, vốn xổ số kiến thiết ước thực hiện được 25,89 tỷ đồng, nguồn vốn khác ước thực hiện được 41,29 tỷ đồng, vốn ngân sách cấp huyện ước thực hiện được 81,93 tỷ đồng.

Ước thực hiện 8 tháng năm 2021, vốn đầu tư thuộc nguồn vốn ngân sách nhà nước do địa phương quản lý được 2.263,09 tỷ đồng đạt 37,83% kế hoạch năm. Trong đó, vốn cân đối ngân sách thành phố ước thực hiện được 300,62 tỷ đồng đạt 46,84% kế hoạch năm, vốn Trung ương hỗ trợ đầu tư theo mục tiêu ước thực hiện được 152,23 tỷ đồng đạt 36,80% kế hoạch năm, vốn nước ngoài (ODA) ước thực hiện được 413,09 tỷ đồng đạt 23,22% kế hoạch năm, vốn xổ số kiến thiết ước thực hiện được 240,31 tỷ đồng đạt 57,71% kế hoạch năm, nguồn vốn khác ước thực hiện được 407,18 tỷ đồng đạt 52,57% kế hoạch năm, vốn ngân sách cấp huyện ước thực hiện được 749,66 tỷ đồng đạt 38,31% kế hoạch năm. Đến ngày 19/8/2021 đã giải ngân 2.020,30 tỷ đồng, đạt 26,90% kế hoạch năm, trong đó ngân sách địa phương là 1.192,79 tỷ đồng đạt 19,90% kế hoạch năm.

Tình hình thực hiện vốn đầu tư phát triển thuộc nguồn vốn ngân sách Nhà nước do địa phương quản lý từ đầu năm đến nay đạt thấp so với kế hoạch đề ra. Tình hình diễn biến của dịch Covid-19 vẫn còn phức tạp, thành phố vẫn thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ để hạn chế dịch bệnh lây lan, nhiều biện pháp kiểm dịch và phòng dịch được áp dụng chặt chẽ hơn, nhiều công trình xây dựng phải tạm dừng hoạt động, đặc biệt là những công trình hạng mục công trình có vốn đầu tư thấp, quy mô xây dựng nhỏ, không đảm bảo an toàn trong công tác phòng dịch, điều này đã ảnh hưởng trực tiếp đến tiến độ thi công các công trình xây dựng trên địa bàn thành phố.

Tình hình thực hiện một số dự án chủ yếu trên địa bàn Thành phố:

Dự án phát triển thành phố Cần Thơ và tăng cường khả năng thích ứng của đô thị (dự án 3), dự án có tổng mức đầu tư 7.843,19 tỷ đồng, được thực hiện bằng nguồn vốn ODA, do Ban quản lý ODA thành phố Cần Thơ làm chủ đầu tư. Kế hoạch vốn năm 2021 được giao 1.546,44 tỷ đồng. Hiện nay, chủ đầu tư và nhà thầu đang khẩn trương thực hiện một số hạng mục công trình, tiểu dự án thuộc dự án 3 để sớm đưa vào sử dụng nhằm phục vụ tốt nhu cầu đi lại của người dân như: dự án Hồ Bún Xáng đang trong giai đoạn hoàn thiện; dự án đường Hoàng Quốc Việt, chủ đầu tư và nhà thầu đang tiến hành san lắp và chuẩn bị mặt bằng.

Dự án Bệnh viện Ung Bướu thành phố Cần Thơ, dự án có tổng mức đầu tư là 1.727,9 tỷ đồng, được thực hiện bằng nguồn vốn ODA, do Sở Y tế thành phố làm chủ đầu tư, kế hoạch vốn năm 2021 được giao là 759,83 tỷ đồng. Hiện nay, nhà thầu đang trong giai đoạn hoàn thiện phần trát tường, thi công lắp đặt hệ thống điện âm tường, cấp thoát nước, ống gió hệ điều hòa không khí của dự án.

Dự án Đường tỉnh 922 (xây dựng và nâng cấp giai đoạn 1 từ quốc lộ 91B đến Cờ Đỏ), dự án có tổng mức đầu tư là 1.494,93 tỷ đồng, do Ban quản lý dự án đầu tư thành phố làm chủ đầu tư. Kế hoạch vốn năm 2021 được giao là 147,58 tỷ đồng. Hiện nay chủ đầu tư và nhà thầu đang khẩn trương thi công để dự án sớm đưa vào sử dụng phục vụ nhu cầu đi lại của người dân.

Dự án Kè chống sạt lở khu vực chợ Mỹ Khánh, huyện Phong Điền, thành phố Cần Thơ, dự án có tổng mức đầu tư là 195,85 tỷ đồng, do Chi cục Thủy lợi thành phố làm chủ đầu tư. Kế hoạch vốn năm 2021 được giao là 90 tỷ đồng. Đây là một trong những dự án mới có vốn kế hoạch thực hiện trong năm 2021. Hiện nay, chủ đầu tư và nhà thầu đã bắt đầu triển khai những hạng mục công trình đầu tiên, và sớm hoàn thành đưa vào sử dụng đúng kế hoạch đề ra.

IV. THƯƠNG MẠI

1. Giá cả thị trường

Trong thời gian thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ, tình hình cung cầu hàng hóa trên thị trường trên địa bàn TP Cần Thơ trong tháng cơ bản đã được kiểm soát. Nguồn cung các mặt hàng lương thực, thực phẩm thiết yếu tại các siêu thị, cửa hàng tiện ích đảm bảo phục vụ nhu cầu của người dân, tình hình mua sắm đã ổn định.

Giá cả các mặt hàng có xu hướng hạ nhiệt, việc tổ chức các mô hình điểm bán hàng hóa thiết yếu bình ổn giá và mô hình mang chợ ra phố đã tạo nhiều thuận lợi cho người tiêu dùng yên tâm mua sắm đã phần nào giải quyết được nguồn hàng và nỗi lo về giá cả và chất lượng hàng hóa.

Tuy nhiên, giá cả một số các mặt hàng thực phẩm hiện nay vẫn còn hiện tượng tăng giá là do khâu vận chuyển, các thương lái thu mua gặp khó khăn trong việc vận chuyển và đi qua các địa bàn khác nhau để thu mua sản phẩm. Tùy từng địa phương và chưa có sự thống nhất chung nên một số chốt, trạm vẫn có những quy định khác nhau nên đã gây ảnh hưởng đến việc phân phối sản phẩm giữa các tỉnh thành với nhau. Hiện nay TP Cần Thơ đã triển khai được nhiều điểm chợ, siêu thị, điểm bán hàng thông minh theo hình thức giãn cách, không tiếp xúc. Do vậy, hàng hóa cũng như giá cả trên địa bàn nhìn chung ổn định, ít biến động.

Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 8/2021 tăng 1,43% so với tháng trước; tăng 4,88% so với cùng kỳ năm 2020, tăng 4,49% so với tháng 12 năm 2020, chỉ số giá bình quân 8 tháng tăng 2,01% so với bình quân cùng kỳ năm trước.

Trong 11 nhóm hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng chính có 3 nhóm hàng hóa, dịch vụ tăng giá so với tháng trước, cụ thể: hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 3,85%; đồ uống và thuốc lá tăng 2,01%; thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 0,29%. Có 5 nhóm hàng hóa, dịch vụ tiêu dùng có chỉ số giá giảm so với tháng trước, cụ thể: may mặc, mũ nón, giầy dép giảm 0,01%; nhà ở, điện, nước, chất đốt và vật liệu xây dựng giảm 0,43%; giao thông giảm 0,19%; văn hóa, giải trí và du lịch giảm 0,05%; hàng hóa và dịch vụ khác giảm 0,02%.

Nhóm thuốc và dịch vụ y tế; bưu chính viễn thông và nhóm giáo dục có chỉ số giá không thay đổi so với tháng trước.

Các nguyên nhân tác động đến CPI tháng 8 năm 2021

Tại TP Cần Thơ, dù nhiều chợ truyền thống vẫn còn tạm thời đóng cửa để phòng, chống dịch bệnh nhưng nhờ tăng cường các điểm bán hàng bình ổn giá và bán hàng lưu động, người dân dễ dàng mua các mặt hàng lương thực, thực phẩm thiết yếu. Tuy nhiên, đối với những mặt hàng rau củ, trứng gia cầm, thịt gia súc, thịt gia cầm các loại tại một số địa phương vì quy định giãn cách xã hội việc các địa phương kiểm soát chặt các xe hàng khiến nhiều đầu mối không thể thu mua ở những địa phương khác đưa về tiêu thụ khiến giá cả mặt hàng này tại địa phương tăng mạnh. Đặc biệt là giá heo hơi mặc dù giảm mạnh nhưng giá thịt heo tại các cửa hàng, các siêu thị mini, tại các điểm bán hàng… vẫn cao do các chi phí liên quan đồng loạt tăng như chi phí vận chuyển, chi phí xét nghiệm…

Việc hạn chế đi lại do tác động của dịch Covid-19 đã làm cho giá cả nhiều mặt hàng trái cây giảm do nhu cầu tiêu dùng giảm cộng với việc nhiều chợ đầu mối, chợ truyền thống tạm ngưng hoạt động đã khiến cho thị trường tiêu thụ trái cây bị thu hẹp.

Từ 01/8/2021, giá gas bán lẻ được điều chỉnh tăng thêm 12.000 đồng/bình 12kg, tương ứng mức tăng 1.000 đồng/kg. Đây là tháng thứ 3 giá gas tăng liên tiếp với tổng mức tăng 56.000 đồng/bình 12kg (tháng 6 tăng 14.000 đồng, tháng 7 tăng 30.000 đồng và tháng 8 tăng 12.000 đồng/bình 12kg). Nguyên nhân tăng là do giá giao dịch gas trênthị trường thế giới vào tháng 8 tăng mạnh, ở mức 657,5 USD/tấn, tăng 37,5 USD so với tháng 7. Do đó, các đơn vị kinh doanh gas trong nước phải điều chỉnh tăng giá gas bán lẻ. Hiện giá gas trong nước phụ thuộc vào diễn biến thế giới do nguồn cung nội địa chỉ chủ động được khoảng 60% mức tiêu thụ.

Giá xăng dầu thành phẩm thế giới tăng, giảm đan xen nhưng xu hướng chung làm giảm nhẹ đối với các mặt hàng dầu diesel, dầu mazut và dầu hỏa. Nhằm hỗ trợ cho đời sống, sản xuất, kinh doanh của người dân và doanh nghiệp còn nhiều khó khăn do tác động của dịch bệnh nên mặc dù giá xăng dầu thế giới có xu hướng tăng nhưng đến 15 giờ ngày 11/8/2021 Liên Bộ Công Thương - Tài Chính quyết định giữ ổn định (không tăng) giá các mặt hàng xăng; giảm giá các mặt hàng dầu ở mức nhiều hơn mức giảm của giá thế giới (do đây là mặt hàng sử dụng nhiều cho vận tải hàng hóa). Từ 18 giờ ngày 11/8, mỗi lít xăng, dầu bán tại 23 tỉnh, thành phố (trong đó có Cần Thơ) đang thực hiện Chỉ thị 16 được Petrolimex giảm 500 đồng so với mức công bố của nhà điều hành, để góp phần hỗ trợ cho sản xuất và đời sống của người dân, doanh nghiệp sử dụng xăng dầu thành phẩm là đầu vào đang gặp nhiều khó khăn do dịch bệnh.

Chỉ số giá điện trong tháng giảm 3,68% do thực hiện giảm tiền điện cho các khách hàng sử dụng điện cho mục đích sinh hoạt ở các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các quận huyện thành phố trực thuộc tỉnh, thành phố đang phải thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị số 16/CT-TTg. Vì ảnh hưởng của việc giãn cách nên đời sống của đại bộ phận người dân trong vùng giãn cách gặp nhiều khó khăn.

Chỉ số giá nước trong tháng giảm 0,34% do điều chỉnh giảm giá nước sạch sinh hoạt, tiền sử dụng nước sạch sinh hoạt hỗ trợ người dân và các đối tượng sử dụng nước sạch sinh hoạt bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, nhất là tại các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các quận, huyện, thành phố trực thuộc tỉnh, thành phố (trong đó có Cần Thơ) đang thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16/CT-TTg. Với tình hình trên, UBND thành phố Cần Thơ ban hành Công văn số 3233/UBND-KT ngày 11/8/2021 của Ủy ban nhân dân thành phố Cần Thơ về việc giảm giá nước sạch sinh hoạt, tiền sử dụng nước sạch sinh hoạt hỗ trợ cho người dân và các đối tượng sử dụng nước sạch sinh hoạt bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid-19. Theo đó, Công ty cổ phần cấp thoát nước Cần Thơ, Công ty cổ phần cấp thoát nước Cần Thơ 2 và Công ty cổ phần cấp nước Cái Răng giảm giá nước sinh hoạt 3 tháng từ kỳ hóa đơn tháng 8 đến tháng 10/2021. Trung tâm nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn cũng miễn giảm 220 đồng/m3/khách hàng/kỳ hóa đơn (tương đương giảm khoảng 5%) từ tháng 8 đến tháng 10/2021.

- Chỉ số giá vàng giảm 0,06% so với tháng trước, giảm 4,76% so với cùng tháng năm trước, giảm 3,86% so với tháng 12 năm trước. Tại thị trường trong nước, do thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 của Thủ tướng Cính phủ tại nhiều địa phương trên cả nước thị trường vàng gần như “tê liệt” khi các công ty vàng đồng loạt ngừng giao dịch. Giá vàng nhẫn Sjc Cần Thơ đứng yên từ chu kỳ lấy giá ngày 22/7 đến 21/8/2021 là 5.185.000 đồng/chỉ.

- Chỉ số giá đô la Mỹ giảm 0,4% so với tháng trước, giảm 1,08% so với cùng tháng năm trước, giảm 0,92% so với tháng 12 năm trước. Giá đô la Mỹ trong nước giảm theo diễn biến xu hướng đồng USD trên thị trường quốc tế suy yếu sau khi Mỹ công bố số liệu kinh tế gây thất vọng. Nền kinh tế thế giới vẫn đang vật lộn với đại dịch Covid-19 theo đó đồng bạc xanh cũng bị ảnh hưởng tiêu cực bởi quyết định của Cục dự trữ liên bang Mỹ (Fed). Giá đô la Mỹ ngày 21/8/2021 dao động quanh mức 22.915 đồng/USD.

2. Nội thương

Tình hình dịch bệnh Covid-19 vẫn diễn ra hết sức phức tạp, thành phố Cần Thơ hiện đã và đang tiếp tục thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Tình hình kinh doanh của các doanh nghiệp và hộ cá thể gặp rất nhiều khó khăn, hầu hết đều đóng cửa tạm ngưng hoạt động. Hiện nay, chỉ còn các ngành kinh doanh lương thực, thực phẩm, vật tư y tế, xăng dầu và một số mặt hàng thiết yếu khác phục vụ chuỗi sản xuất cho một vài doanh nghiệp đảm bảo vừa sản xuất vừa an toàn phòng chống dịch theo phương án 3 tại chỗ còn hoạt động.

Doanh thu các ngành kinh doanh giảm mạnh, chủ yếu ở các nhóm sản phẩm không thiết yếu. Còn những mặt hàng thiết yếu như lương thực, thực phẩm, dụng cụ y tế, dược phẩm đều tăng so với tháng 7/2021 do những ngày đầu thực hiện giãn cách hàng hóa chưa lưu thông ổn định, thiếu hàng cục bộ tại một số thời điểm. Nhưng với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị từ Trung ương đến địa phương, các bộ ngành đã tháo gỡ những khó khăn trong khâu lưu thông hàng hóa, giúp đảm bảo lương thực, thực phẩm và một số mặt hàng thiết yếu khác phục vụ sinh hoạt và sản xuất nhằm duy trì chuỗi cung ứng.

Hiện nay, các siêu thị và cửa hàng tiện ích như Vinmart +, Co.op Food, Bách hóa xanh là các địa điểm cung cấp chủ yếu nguồn lương thực, thực phẩm chủ yếu cho người dân. Song song bán hàng tại chỗ, các siêu thị đẩy mạnh hình thức bán hàng online, qua điện thoại, app… Ngoài ra, thành phố Cần Thơ đang áp dung mô hình “đem chợ ra phố” nhằm đáp ứng đầy đủ nhu cầu về lương thực, thực phẩm thiết yếu cho người dân, bên cạnh đó hỗ trợ các hộ tiểu thương trở lại buôn bán nhưng vẫn đáp ứng được quy tắc phòng chống dịch bệnh.

Ước tháng 8/2021 tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ đạt 6.586,69 tỷ đồng, tăng 1,75% so với tháng trước, giảm 43,62% so với cùng kỳ. Ước 8 tháng năm 2021 tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ đạt 87.651,55 tỷ đồng, giảm 2,25% so với cùng kỳ. Cụ thể:

- Doanh thu bán lẻ hàng hóa ước tháng 8/2021 đạt 5.993,72 tỷ đồng, tăng 4,10% so với tháng trước, giảm 38,06% so với cùng kỳ. Một số nhóm hàng có doanh thu giảm so với cùng kỳ như: hàng may mặc giảm 67,33%; đồ dùng, dụng cụ, trang thiết bị gia đình giảm 41,41%; gỗ và vật liệu xây dựng giảm 70,50%; xăng dầu giảm 9,86%.

Ước 8 tháng năm 2021, danh thu bán lẻ hàng hóa đạt 74.367,20 tỷ đồng, giảm 1,45% so với cùng kỳ. Các nhóm hàng có doanh thu giảm so với cùng kỳ như: đồ dùng, dụng cụ, trang thiết bị gia đình giảm 5,80%; gỗ và vật liệu xây dựng giảm 17,43%; đá quý, kim loại quý và sản phẩm giảm 10,83%. Tuy nhiên vẫn có những nhóm hàng có doanh thu tăng so với cùng kỳ như: phương tiện đi lại (trừ ô tô con) tăng 20,24%, xăng dầu tăng 12,54%.

- Ước tháng 8/2021 doanh thu lưu trú, ăn uống, du lịch và dịch vụ đạt 592,97 tỷ đồng, giảm 17,13% so với tháng trước, giảm 70,43% so với cùng kỳ. Phân theo ngành kinh tế, dịch vụ lưu trú, ăn uống đạt 139,35 tỷ đồng, giảm 83,41% so cùng kỳ; dịch vụ đạt 453,62 tỷ đồng, giảm 60,70% so cùng kỳ.

Ước 8 tháng năm 2021 doanh thu lưu trú, ăn uống, du lịch và dịch vụ đạt 13.284,35 tỷ đồng, giảm 6,54% so với cùng kỳ. Phân theo ngành kinh tế, dịch vụ lưu trú, ăn uống đạt 5.177,91 tỷ đồng giảm 9,02% so cùng kỳ, du lịch lữ hành đạt 104,34 tỷ đồng giảm 33,17% so cùng kỳ, dịch vụ đạt 8.002,10 tỷ đồng giảm 4,36% so cùng kỳ.

Trong tháng 7 và tháng 8/2021 hầu hết các cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch, các cơ sở lưu trú như khách sạn, nhà nghỉ đều tạm dừng hoạt động nên doanh thu giảm mạnh. Hiện nay, theo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch có 4 khách sạn và homestay đã đăng ký làm khu cách ly có trả chi phí là: 3 khách sạn tại quận Ninh Kiều (khách sạn Victoria, khách sạn Mường Thanh Cần Thơ, khách sạn Vinpearl Cần Thơ), và 1 homestay thuộc huyện Phong Điền (Homestay Bamboo Eco Village). Giá các phòng khoảng 1.200.000 đến 2.600.000 đồng/ngày. Đây cũng là hình thức nhằm duy trì hoạt động kinh doanh và hỗ trợ công tác phòng chống dịch cùng thành phố.

V. GIAO THÔNG VẬN TẢI

Dịch bệnh Covid-19 xảy ra trên diện rộng và diễn biến phức tạp trong thời gian vừa qua đã ảnh hưởng rất lớn đến tình hình hoạt động vận tải trên địa bàn thành phố Cần Thơ, làm cho doanh thu vận tải trong tháng 8/2021 giảm mạnh.

- Vận tải hàng hoá: tháng 8/2021, ước vận chuyển 0,27 triệu tấn hàng hoá, giảm 31,81% so với tháng trước, giảm 64,97% so cùng kỳ; luân chuyển đạt 54,65 triệu tấn.km đạt 48,81% so cùng kỳ. Ước 8 tháng đầu năm 2021 vận chuyển 5,40 triệu tấn hàng hoá, giảm 13,88% so cùng kỳ; luân chuyển đạt 863,99 triệu tấn.km đạt 89,11% so cùng kỳ.

Chia ra: đường bộ tháng 8/2021, ước vận chuyển đạt 0,08 triệu tấn giảm 68,68% so cùng kỳ (luân chuyển 21,34 triệu tấn.km đạt 43,80% so cùng kỳ). Đường sông ước vận chuyển đạt 0,19 triệu tấn giảm 63,09% so cùng kỳ (luân chuyển 28,30 triệu tấn.km đạt 57,74% so cùng kỳ). Đường biển ước vận chuyển đạt 0,01 triệu tấn giảm 64,84% so cùng kỳ (luân chuyển 5 triệu tấn.km đạt 35,16% so cùng kỳ).

- Vận tải hành khách: tháng 8/2021, ước vận chuyển 0,63 triệu lượt hành khách, giảm 52,44% so với tháng trước, giảm 88,03% so cùng kỳ; (luân chuyển 7,32 triệu lượt hành khách.km đạt 10,75% so cùng kỳ). Ước 8 tháng đầu năm 2021 vận chuyển 37,05 triệu lượt hành khách giảm 8,67% so cùng kỳ; (luân chuyển 537,32 triệu lượt hành khách.km đạt 96,12% so cùng kỳ).

Chia ra: đường bộ tháng 8/2021, ước vận chuyển 0,27 triệu lượt hành khách giảm 91,59% so cùng kỳ (luân chuyển 6,70 triệu hành khách.km đạt 10,27% so cùng kỳ). Đường sông ước vận chuyển 0,36 triệu lượt hành khách giảm 82,31% so cùng kỳ (luân chuyển 0,62 triệu hành khách.km đạt 21,55% so cùng kỳ).

- Doanh thu vận tải, kho bãi và dịch vụ hỗ trợ vận tải: tháng 8/2021 ước thực hiện 109,94 tỷ đồng, giảm 13,52% so với tháng trước, giảm 59,63% so cùng kỳ. Trong đó, vận tải hành khách thực hiện 10,17 tỷ đồng giảm 83,94% so cùng kỳ; vận tải hàng hóa thực hiện 51,55 tỷ đồng, giảm 59,02% so cùng kỳ; kho bãi, dịch vụ hỗ trợ vận tải thực hiện 31,13 tỷ đồng, giảm 49,99% so cùng kỳ; bưu chính, chuyển phát thực hiện 17,09 tỷ đồng, giảm 18,69% so cùng kỳ.

Doanh thu vận tải, kho bãi và dịch vụ hỗ trợ vận tải ước 8 tháng năm 2021 thực hiện 2.037,78 tỷ đồng, giảm 7,71% so cùng kỳ.Trong đó, vận tải hành khách thực hiện 467,91 tỷ đồng, giảm 9,66%; vận tải hàng hóa thực hiện 946,89 tỷ đồng, giảm 9%; kho bãi, dịch vụ hỗ trợ vận tải thực hiện 452,66 tỷ đồng, giảm 3,19% so cùng kỳ; bưu chính, chuyển phát thực hiện 170,32 tỷ đồng, giảm 6,46% so cùng kỳ.

VI. NGÀNH TÀI CHÍNH - TÍN DỤNG

1. Tài chính ngân sách

- Thu ngân sách: lũy kế thực hiện đến 20 ngày tháng 8/2021, tổng thu NSNN 9.641,79 tỷ đồng đạt 60,02% dự toán HĐND giao, trong đó thu nội địa là 6.577,39 tỷ đồng với các nguồn thu chủ lực như thu thuế khu vực công thương nghiệp, dịch vụ ngoài quốc doanh 1.325,23 tỷ đồng đạt 57,62% dự toán, thu từ doanh nghiệp Nhà nước 885,82 tỷ đồng đạt 58,05% so dự toán, thu từ doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài 722,94 tỷ đồng đạt 66,32% so dự toán, thuế thu nhập cá nhân 611,26 tỷ đồng đạt 77,38% so dự toán. Tính đến 20/8/2021 hoạt động thu thuế hải quan ước đạt 450,05 tỷ đồng đạt 52,95% so dự toán.

- Chi ngân sách: lũy kế thực hiện đến 20 ngày tháng 8/2021 ngân sách đã chi 6.202,31 tỷ đồng chiếm 38,22% dự toán, trong đó hoạt động chi đầu tư phát triển 2.689,47 tỷ đồng, chi thường xuyên 3.368,45 tỷ đồng.

2. Tín dụng ngân hàng

Mặt bằng lãi suất huy động và cho vay giảm so với đầu năm. Do tình hình dịch bệnh Covid-19 gây khó khăn cho nền kinh tế nên đã ảnh hưởng nguồn vốn huy động và dư nợ cho vay, ước thực hiện trong tháng 8/2021, nguồn vốn huy động và dư nợ cho vay chỉ tăng nhẹ so với tháng trước do ảnh hưởng của dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp. Nợ xấu chiếm 1,13% trên tổng dư nợ cho vay.

Vốn huy động đến cuối tháng 8/2021 ước đạt 88.900 tỷ đồng, tăng 0,22% so với đầu tháng, đáp ứng được 77,30% nguồn vốn cho vay. Trong đó, vốn huy động VNĐ là 87.000 tỷ đồng, chiếm 97,86%, tăng 0,21%, vốn huy động ngoại tệ là 1.900 tỷ đồng, chiếm 2,14%, tăng 0,90 so với đầu tháng; vốn huy động ngắn hạn là 60.600 tỷ đồng chiếm 68,17%, tăng 0,21%, vốn huy động trên 12 tháng là 28.300 tỷ đồng chiếm 31,83%, tăng 0,24% so với đầu tháng.

Tổng dư nợ cho vay đến cuối tháng 8/2021 ước đạt 115.000 tỷ đồng, tăng 0,39% so với đầu tháng, tăng 10,83% so với tháng 12/2020. Trong đó, dư nợ cho vay VNĐ đạt 107.800 tỷ đồng, tăng 0,35% so đầu tháng, chiếm 93,74% trong tổng dư nợ cho vay, dư nợ cho vay ngoại tệ đạt 7.200 tỷ đồng, tăng 0,90% so với đầu tháng, chiếm 6,26% trong tổng dư nợ cho vay; phân theo thời hạn dư nợ cho vay ngắn hạn là 62.100 tỷ đồng, tăng 0,48% so đầu tháng, chiếm 54%, dư nợ cho vay trung dài hạn 52.900 tỷ đồng, tăng 0,28% so đầu tháng, chiếm 46% tổng dư nợ cho vay.

Nợ xấu đến cuối tháng 8/2021 ước là 1.300 tỷ đồng, chiếm 1,13% trong tổng dư nợ cho vay.

Lãi suất huy động và cho vay trên địa bàn hiện nay ổn định, phổ biến như sau:

- Lãi suất huy động không kỳ hạn và kỳ hạn dưới 1 tháng phổ biến mức 0,1% - 0,2%/năm; lãi suất huy động có kỳ hạn từ 1 tháng đến dưới 6 tháng ở mức 3,4% - 4,0%/năm; lãi suất huy động từ 6 đến 12 tháng phổ biến 4,0% - 6,0%/năm, kỳ hạn trên 12 tháng phổ biến ở mức 5,6% - 6,5%/năm tùy theo từng loại kỳ hạn.

- Lãi suất cho vay ngắn hạn tối đa đối với các lĩnh vực ưu tiên là 4,5%/năm. Lãi suất cho vay ngắn hạn phổ biến đối với các lĩnh vực sản xuất kinh doanh thông thường từ 5,5% - 8,0%/năm đối với ngắn hạn; 8,0% - 10,0%/năm đối với trung, dài hạn.

- Lãi suất USD: lãi suất huy động thực hiện theo quy định là 0%/năm. Lãi suất cho vay phổ biến ngắn hạn 3,0% - 4,5%/năm, trung dài hạn 4,5% - 6,0%/năm.

VII. TÌNH HÌNH VĂN HOÁ - XÃ HỘI

1. Văn hóa - Thể thao

Hệ thống thư viện công cộng toàn thành phố bổ sung 2.000 quyển sách mới, nâng tổng cộng bổ sung 8 tháng năm 2021 được 20.000 quyển, đạt 69% kế hoạch năm. Phục vụ 116.062 lượt bạn đọc (trong đó có 94.177 lượt bạn đọc truy cập website Thư viện); lũy kế phục vụ 8 tháng đầu năm 2.155.955 lượt bạn đọc, đạt 72% kế hoạch năm. Phục vụ 257.327 lượt tài liệu (trong đó có 223.339 lượt truy cập tài liệu điện tử). Tiếp tục thực hiện Bộ sưu tập số bài trích báo - tạp chí chuyên đề “Chủ tịch Hồ Chí Minh - Sáng mãi tên Người” chào mừng kỷ niệm 76 năm Ngày Cách mạng tháng Tám thành công (19/8) và Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (02/9).

Trung tâm Văn hóa thành phố thực hiện 31 cuộc xe tuyên truyền về phòng, chống dịch Covid-19 trên các tuyến đường thuộc thành phố Cần Thơ.

Nhà hát Tây Đô thực hiện clip ca cổ “Tôi yêu Tổ quốc Việt Nam”(tác giả: Thanh Trang, biểu diễn: nghệ sĩ Hồng Thủy) nhằm tuyên truyền phòng chống dịch Covid-19.

Thể dục, thể thao: cử 02 vận động viên thể thao người khuyết tật đại diện Việt Nam tham dự Đại hội thể thao Paralympic tại Tokyo, Nhật Bản năm 2021. Do ảnh hưởng dịch Covid-19, việc tổ chức các hoạt động TDTT chưa đảm bảo tiến độ theo kế hoạch, đã đề xuất Tổng cục TDTT dừng tổ chức Giải vô địch đua Vỏ composite quốc gia lần thứ II năm 2021, tiếp tục tạm dừng tổ chức Đại hội Thể dục thể thao các cấp tiến tới Đại hội Thể dục thể thao thành phố Cần Thơ lần thứ IX năm 2022.

2. Giáo dục

Trong tháng, ngành Giáo dục đã tổ chức các công tác chuyên môn:

Cử công chức và viên chức quản lý dự tập huấn trực tuyến triển khai Chương trình “Tôi yêu Việt Nam”.

Hoàn thành kiểm tra, đánh giá khóa bồi dưỡng giáo viên sử dụng sách giáo khoa lớp 1, lớp 2; tổ chức dạy thử nghiệm, hoàn chỉnh bản mẫu tài liệu giáo dục địa phương cấp trung học cơ sở lớp 6 và chuyển tài liệu đến Hội đồng thẩm định.

Tiếp tục nắm tình hình thực hiện công tác kiểm định chất lượng giáo dục và công nhận trường đạt chuẩn quốc gia năm 2021 các cấp học, bậc học.

Rà soát, kiện toàn thành viên Ban chỉ đạo Xây dựng xã hội học tập-Xóa mù chữ-Phổ cập giáo dục thành phố Cần Thơ, giai đoạn 2021-2030.

Tổ chức chấm phúc khảo bài thi Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2021. Kết quả sau phúc khảo: tỷ lệ học sinh đỗ tốt nghiệp trung học phổ thông toàn thành phố là 98,43% (kể cả thí sinh tự do).

Tiếp tục chỉ đạo kịp thời công tác phòng, chống dịch Covid-19 trong tình hình mới và theo dõi việc triển khai thực hiện của các cơ sở giáo dục.

Phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch hoàn chỉnh bài và gửi bài dự thi Vòng Chung khảo Cuộc thi Đại sứ Văn hóa đọc cấp toàn quốc. Triển khai Cuộc thi trực tuyến “Học tập và làm theo tư tưởng đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”.

3. Về Y tế - khám chữa bệnh

Tình hình dịch bệnh: trong tháng, sốt xuất huyết ghi nhận 82 trường hợp mắc, giảm 35 trường hợp so với tháng trước (117 trường hợp), không có tử vong; lũy tích từ đầu năm đến nay ghi nhận 693 trường hợp mắc, tăng 173 trường hợp so cùng kỳ (520 trường hợp), không có tử vong. Tay chân miệng ghi nhận 19 trường hợp mắc, giảm 29 trường hợp so với tháng trước (48 trường hợp), không có tử vong; lũy tích từ đầu năm đến nay ghi nhận 1.109 trường hợp mắc, tăng 913 trường hợp so cùng kỳ (196 trường hợp), không có tử vong. Sởi và sốt phát ban nghi sởi từ đầu năm đến nay ghi nhận 01 trường hợp mắc, giảm 20 trường hợp so cùng kỳ (21 trường hợp). Tiêu chảy 244 trường hợp, giảm 62,11% so với tháng trước.

Công tác phòng, chống dịch Covid-19: dịch bệnh Covid-19 tiếp tục diễn biến rất phức tạp, đặc biệt tại thành phố Cần Thơ liên tiếp ghi nhận các ca bệnh ngoài cộng đồng. Trước tình hình diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, ngành Y tế đã tăng cường quyết liệt các biện pháp phòng chống dịch, cụ thể:

Thần tốc truy vết, khoanh vùng, lấy mẫu xét nghiệm các trường hợp F1, F2, F3 liên quan bệnh nhân Covid-19, đồng thời tiến hành phun khử khuẩn theo quy định.

Tổ chức xét nghiệm sàng lọc trên diện rộng tại các khu vực có liên quan bệnh nhân Covid-19. Phối hợp các sở, ngành, địa phương tổ chức chiến dịch xét nghiệm tầm soát cộng đồng diện rộng.

Triển khai tiêm chủng vắc xin phòng Covid-19 tại thành phố Cần Thơ đợt 4 năm 2021. Lũy tích tính đến ngày 14/8/2021, có 243.917 liều vắc xin phòng Covid-19 được tiêm cho các đối tượng ưu tiên, công nhân, người lao động trên địa bàn (trong đó có 7.697 người được tiêm đủ 2 mũi vắc xin phòng Covid-19).

Phối hợp với Ban quản lý các Khu chế xuất và Công nghiệp Cần Thơ tổ chức kiểm tra phương án phòng chống dịch tại các khu công nghiệp trên địa bàn.

Tại Cần Thơ, lũy tích đến ngày 14/8/2021, ghi nhận 3.136 ca bệnh, trong đó có đã điều trị khỏi 1.155 trường hợp mắc Covid-19, có 7.726 người đã hoàn thành thời gian cách ly tập trung; 69.171 người đã hoàn thành thời gian theo dõi sức khỏe, cách ly tại nhà và cơ sở lưu trú.

Công tác truyền thông: tiếp tục truyền thông mạnh mẽ các biện pháp phòng, chống dịch nhằm nâng cao ý thức cảnh giác, tự bảo vệ trước nguy cơ dịch bệnh đến người dân trên địa bàn. Yêu cầu người dân thực hiện nghiêm việc giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ, không ra ngoài khi không cần thiết, nghiêm túc thực hiện thông điệp 5K và các biện pháp phòng, chống dịch đang được triển khai trên địa bàn thành phố, thực hiện khai báo y tế tự nguyện, cài đặt và sử dụng ứng dụng truy vết Bluezone.

Công tác phòng, chống HIV/AIDS: lũy tích số người nhiễm HIV phát hiện được 6.755 trường hợp; Trong đó, tử vong 2.547 trường hợp, số nhiễm HIV còn sống 4.208 trường hợp. Điều trị ARV cho 4.320 trường hợp, điều trị Methadone cho 344 trường hợp.

Công tác khám chữa bệnh: các cơ sở khám chữa bệnh trên địa bàn tiếp tục thực hiện các biện pháp phòng, kiểm soát lây nhiễm Covid-19, nâng mức cảnh báo chống dịch cao nhất, sẵn sàng phương án ứng phó trong tình huống có ca bệnh xâm nhập vào bệnh viện, đồng thời nghiêm túc thực hiện các giải pháp theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo quốc gia và Bộ Y tế.

Thành phố phân chia 3 tầng điều trị: tầng 1 (điều trị F0 nhẹ, không triệu chứng) gồm 13 bệnh viện với 4.300 giường; tầng 2 (điều trị F0 mức độ trung bình, có bệnh lý nền) gồm 6 bệnh viện với 1.120 giường; tầng 3 (điều trị F0 nặng) gồm 03 bệnh viện với 200 giường. Hiện đang tiếp nhận điều trị 1.888 giường, điều trị khỏi 1.120 trường hợp.

Huy động lực lượng nhân viên y tế tham gia hiến máu đáp ứng nhu cầu khám, chữa bệnh trong tình hình dịch Covid-19.

4. Chính sách lao động - xã hội

Trong tháng, thành phố Cần Thơ giải quyết việc làm cho 244 lao động. Lũy kế từ đầu năm đến tháng 8/2021, đã giải quyết việc làm cho 23.241 lao động, đạt 46,2% so với kế hoạch đề ra, giảm 25,39% so với cùng kỳ năm 2020.

- Các cơ sở giáo dục nghề nghiệp tuyển mới và đào tạo nghề cho 967 người. Lũy kế đến tháng 8/2021, tuyển mới và đào tạo 26.248 người, đạt 52,5% so với kế hoạch đề ra, giảm 5,73% so với cùng kỳ năm 2020.

Trung tâm Dịch vụ việc làm thành phố Cần Thơ: đã thực hiện tư vấn việc làm, chính sách việc làm và học nghề cho 19.142 lượt người, giới thiệu việc làm trong nước cho 2.300 lượt người thông qua các hoạt động chính như: tổ chức Buổi truyền thông trên mạng xã hội Facebook của Trung tâm với hình thức Truyền phát trực tiếp, đẩy mạnh tư vấn và giới thiệu việc làm, học nghề, chính sách pháp luật thông qua các hình thức: tổng đài Call Center, mạng xã hội Zalo và Facebook của Trung tâm, cổng thông tin việc làm Cần Thơ www.vieclamcantho.vn. Do tình hình diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, Trung tâm tạm ngưng tổ chức các khóa đào tạo nghề và đào tạo kỹ năng.

Số lượng hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp trong kỳ báo cáo là 592 hồ sơ, giảm 56,57% so với tháng báo cáo liền trước đó (1.363 hồ sơ), giảm 58,25% so với tháng cùng kỳ năm 2020 (1.418 hồ sơ).

Chính sách người có công với cách mạng: toàn thành phố hiện có 5.895 đối tượng, người có công đang hưởng trợ cấp ưu đãi thường xuyên với tổng kinh phí hơn 10 tỷ đồng/tháng; trong đó có 34 Mẹ Việt Nam Anh hùng còn sống đang hưởng trợ cấp ưu đãi hàng tháng, tất cả các Mẹ Việt Nam Anh hùng đều đã được các đơn vị nhận phụng dưỡng. Đã tiếp nhận, xét duyệt và giải quyết chế độ chính sách 187 hồ sơ (một cửa 130 hồ sơ, văn thư 57 hồ sơ). Bàn giao 24/25 căn nhà tình nghĩa xây mới và sửa chữa 24/24 căn nhà tình nghĩa và 02 căn nhà tình nghĩa từ kinh phí hỗ trợ của Báo Gia đình Việt Nam cho huyện Thới Lai.

Tổ chức tuyên truyền kỷ niệm 74 năm ngày Thương binh - Liệt sĩ bằng hình thức treo băng rôn trên các tuyến đường trên địa bàn thành phố Cần Thơ để nâng cao truyền thống yêu nước thông qua các “phong trào đền ơn đáp nghĩa” và “uống nước nhớ nguồn”. Tổ chức Đoàn đi thăm tặng quà cho người có công với cách mạng nhân dịp 27/7/2021 tại 9 quận, huyện với 720 phần quà với số tiền là 360 triệu đồng (mỗi phần quà trị giá 500.000 đồng), cấp phát quà của Ủy ban nhân dân thành phố Cần Thơ cho 8.256 người với tổng số tiền là 8.272.800.000 đồng và của Chủ tịch nước cho 8.453 người với tổng số tiền là 2.582.400.000 đồng.

Công tác bảo trợ xã hội: chi trả trợ cấp xã hội cho đối tượng bảo trợ xã hội ngoài cộng đồng chi gộp 2 tháng 8 và 9 với số tiền là 43,142 tỷ đồng.

Trung tâm Bảo trợ xã hội hiện đang quản lý 586 đối tượng. Khám và điều trị bệnh thông thường cho 1.200 lượt đối tượng, trong đó điều trị theo toa 371 lượt, khám và chỉnh liều thuốc tâm thần cho 47 lượt đối tượng. Phát thuốc điều trị bệnh tâm thần cho 29.600 lượt đối tượng. Điều trị bệnh động kinh cho 28 lượt đối tượng, khám chỉnh liều cho 28 lượt đối tượng, theo dõi chỉ số HA cho đối tượng lên cơn động kinh hàng ngày. Kịp thời can thiệp 41 trường hợp đối tượng đánh nhau. Tổ chức phục hồi chức năng cho đối tượng bằng nhiều hình thức như: lao động nhẹ, vệ sinh cơ quan, chăm sóc cây xanh…

Trung tâm Công tác xã hội nuôi dưỡng 94 đối tượng ở độ tuổi 02 tháng đến 53 tuổi. Khám và điều trị tại chỗ cho 137 lượt trẻ với các bệnh thông thường. Đưa 10 lượt đối tượng đi khám bệnh, điều trị tại các bệnh viện, 01 lượt trẻ nhập viện. Tiếp tục duy trì tập vật lý trị liệu cho 29 đối tượng, tiêm ngừa tại trạm y tế 4 lượt, phối hợp với bác sĩ bệnh viện tâm thần đến khám và điều trị cho đối tượng tại Trung tâm ngày 11/7/2021.

* Kết quả thực hiện Nghị quyết số 68/NQ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2021 của Chính phủ, Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg ngày 07 tháng 7 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ và Kế hoạch số 148/KH-UBND ngày 14 tháng 7 năm 2021 của Ủy ban nhân dân thành phố về thực hiện một số chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch Covid-19

- Nhóm chính sách Bảo hiểm xã hội (gồm các chính sách: 1, 2, 3 theo mục II, Nghị quyết số 68/NQ-CP): 3.646 người sử dụng lao động và 90.565 người lao động được giảm mức đóng bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất với số tiền trên 38 tỷ 707 triệu đồng.

- Nhóm chính sách hỗ trợ tiền mặt (gồm các chính sách: 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 12 theo mục II, Nghị quyết số 68/NQ-CP): đã chi hỗ trợ cho 6.982/8.025 người, kinh phí trên 8 tỷ 628 triệu đồng, đạt 87% so với số lượng được phê duyệt.

- Nhóm chính sách vay vốn (chính sách 11 theo mục II, Nghị quyết số 68/NQ-CP): chưa phát sinh hồ sơ đủ điều kiện.

5. Tai nạn giao thông

Theo báo cáo của Ban An toàn giao thông thành phố Cần Thơ tình hình tai nạn giao thông (từ ngày 15/7/2021 đến 14/8/2021) trên địa bàn thành phố đã xảy ra 01 vụ tai nạn giao thông, làm chết 01 người, không có người bị thương. So với cùng kỳ năm 2020, số vụ giảm 08 vụ, số người chết giảm 09 người, số người bị thương giảm 03 người. Trong 8 tháng năm 2021, trên địa bàn thành phố đã xảy ra 35 vụ tai nạn giao thông, làm chết 36 người, bị thương 03 người. So với cùng kỳ năm 2020, số vụ giảm 10 vụ, số người chết giảm 10 người, số người bị thương giảm 06 người./.



Website Cục Thống kê thành phố Cần Thơ

    Tổng số lượt xem: 707
  •  

Đánh giá

(Di chuột vào ngôi sao để chọn điểm)