1. Sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản
1.1. Nông nghiệp
a) Trồng trọt
Trong tháng 7, sản xuất nông nghiệp tập trung gieo cấy lúa mùa và gieo trồng rau màu, hoa vụ mùa. Đến nay, toàn tỉnh làm đất được 30.721 ha bằng 96% so với cùng kỳ năm trước, gieo được 2.301,2 ha mạ bằng 92,3% và đã cấy được 25.534 ha lúa mùa bằng 109,1%, trong đó: Diện tích gieo thẳng là 7.951 ha, bằng 116,5% (diện tích gieo thẳng tập trung chủ yếu ở các huyện Quế Võ, Lương Tài, Gia Bình, Thuận Thành), diện tích gieo cấy là 17.583 ha bằng 106%, diện tích chăm sóc lần 1 là 7.500 ha gấp hơn 6 lần. Đến giữa tháng 7, các địa phương đã gieo trồng được 1.703,6 ha rau màu và hoa các loại của vụ mùa, đạt 59,8% kế hoạch và bằng 182% so với cùng kỳ năm trước, trong đó: đậu tương 84,5 ha, bằng 88% cùng kỳ năm trước; ngô 185 ha, gấp hơn 4 lần; lạc 70 ha, gấp hơn 2 lần; rau các loại 1.209,5 ha, bằng 175,8%; diện tích hoa các loại đạt 154,6 ha, bằng 195,4%. Về cơ bản diện tích rau màu và hoa các loại sinh trưởng, phát triển khá tốt.
b) Chăn nuôi và hoạt động phòng, chống dịch, chữa bệnh động vật
Hoạt động chăn nuôi:Số liệu đầu con vật nuôi tính đến giữa tháng 7 và so với cùng thời điểm năm trước: Trâu có 2.870 con, tăng 1,4% (+41 con); bò có 26.630 con, giảm 3,4% (-931 con); lợn có 280.500 con, tăng 41,9% (+82.826 con); gia cầm có 5.600 nghìn con, tăng 6,6% (+349 nghìn con). Lũy kế 7 tháng, sản lượng thịt hơi gia súc, gia cầm xuất chuồng ước đạt 50.329 tấn, tăng 48,6% so với cùng kỳ năm trước; riêng tháng 7 ước đạt 6.721 tấn, tăng 11,7% so với cùng tháng năm trước.
Hoạt động phòng, chống dịch, chữa bệnh bệnh động vật:Từ ngày 16/6-15/7/2021, dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) phát sinh tại huyện Thuận Thành và TP Bắc Ninh, đã có 59 con lợn mắc bệnh, buộc phải tiêu hủy, thiệt hại ước tính khoảng 214 triệu đồng. Ngoài ổ bệnh DTLCP đã được phát hiện, trong tháng trên địa bàn tỉnh không phát sinh dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm khác trên đàn vật nuôi. Trong tháng 7, ước tính toàn tỉnh tiêm được 13.400 liều vắc-xin viêm da nổi cục ở đàn trâu, bò. Để chủ động phòng chống các dịch bệnh, cơ quan chức năng đã phối hợp với các địa phương triển khai sớm kế hoạch tiêm phòng vụ hè thu, đồng thời hướng dẫn các địa phương, cơ sở chăn nuôi chú trọng các biện pháp phòng trừ dịch bệnh.
1.2. Lâm nghiệp
Ước 7 tháng đầu năm 2021, toàn tỉnh trồng được 99.750 cây phân tán các loại; Xử lý phun thuốc phòng trừ sâu bệnh tại huyện Tiên Du với tổng diện tích là 55,1 ha. Sản lượng gỗ khai thác ước đạt 2.071 m3, giảm 9,1% so với cùng kỳ năm trước; khai thác 2.130 ste củi, giảm 14,9%. Gỗ, củi khai thác chủ yếu từ cây phân tán đến tuổi thu hoạch nằm trên các trục đường giao thông, trong vườn tạp của các hộ gia đình, bờ mương và một số tuyến đường cần giải phóng mặt bằng để nâng cấp, mở rộng. Sản phẩm gỗ, củi khai thác ở rừng trồng là không đáng kể vì là rừng phòng hộ. Trong tháng, Chi cục Kiểm lâm đã tiếp nhận 01 cá thể khỉ do người dân giao nộp và đã chủ động phối hợp với ngành Kiểm lâm Bắc Giang cùng Ban Quản lý bảo tồn Tây Yên Tử tổ chức thả 01 cá thể khỉ khỏe mạnh về rừng tự nhiên theo đúng quy định của pháp luật. Trong tháng xảy ra 01 vụ cháy rừng với diện tích 0,65 ha tại thôn Long Khám, xã Việt Đoàn, huyện Tiên Du; số cây bị thiệt hại: 260 cây bản địa (bị táp lá).
1.3. Thuỷ sản
Tính đến giữa tháng 7, diện tích nuôi trồng trồng thủy sản có 4.820,4 ha, giảm 3,2%. Sản lượng thủy sản lũy kế đến hết tháng 7, ước đạt 21.911,5 tấn giảm 2,3% so với cùng kỳ năm trước, trong đó: Sản lượng nuôi trồng là 21.299,1 tấn, giảm 2%; sản lượng thủy sản khai thác là 612,4 tấn, giảm 11,9%.
2. Sản xuất công nghiệp
2.1. Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP)
Tháng 7,IIP tăng rất cao (+31,25%) so với tháng trước và chỉ tăng nhẹ (+1,08%) so với cùng tháng năm trước, mức tăng so cùng kỳ này thấp hơn rất nhiều so với mức tăng trung bình chung của các tháng trong 7 tháng qua (+16,97%).Tính chung 7 tháng, IIP đạt mức tăng (+8,51%), cao hơn mức tăng trung bình chung của 7 tháng trong giai đoạn 2017-2021 (+7,44%). Xét theo ngành công nghiệp: Công nghiệp chế biến chế tạo (+8,56%); sản xuất, phân phối điện, khí đốt, nước nóng (+3,77%); riêng ngành cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải (-2,36%).
2.2. Sản phẩm công nghiệp
Tháng 7, các doanh nghiệp công nghiệp đi vào sản xuất ổn định trở lại có 18/24 sản phẩm chủ yếu có mức tăng so với tháng trước, trong đó có 5 sản phẩm chủ lực đạt mức tăng là: Máy in tăng hơn 15 lần; điện thoại thông minh (+97%); đồng hồ thông minh tăng hơn 12 lần; màn hình điện thoại (+6,6%); linh kiện điện tử (+16,1%), chỉ có 6/24 sản phẩm bị giảm so với tháng trước, trong đó có 2 sản phẩm chủ lực là điện thoại di động thường (-8,4%); pin điện thoại (-1,2%). So với cùng tháng năm trước chỉ có 8/24 sản phẩm có mức tăng, trong đó có 3 sản phẩm chủ lực đạt mức tăng là: Điện thoại di động thường (+42,3%); đồng hồ thông minh (+30,9%); linh kiện điện tử (+41,7%), chiếm 66,7% trong số sản phẩm chủ yếu bị giảm so với cùng tháng năm trước trong đó có 4 sản phẩm chủ lực là: Máy in (-34,6%); điện thoại thông minh (-14,7%); màn hình điện thoại (-48%); pin điện thoại (-12,5%).Tính chung 7 tháng, có 15/24 sản phẩm chủ yếu có mức tăng so với cùng kỳ năm trước, trong đó có một số sản phẩm có mức tăng cao là: Quần áo mặc thường (+59,3%); điện thoại di động thường (+38,4%); linh kiện điện tử (+39,6%); bình đun nước nóng (+61,1%); tủ bằng gỗ (+31,1%). Bên cạnh đó, có 9/24 sản phẩm có mức giảm trong đó có 3 sản phẩm chủ lực có mức giảm là: máy in (-32,6%); màn hình điện thoại (-54,6%); điện thoại thông minh (-2,6%).
2.3. Chỉ số sử dụng lao động
Chỉ số sử dụng lao động của doanh nghiệp công nghiệp thời điểm 01/7 so với tháng trước tăng cao (+18,82%) sau 2 tháng bị sụt giảm; tuy nhiên so với cùng thời điểm năm trước, chỉ số này giảm (-5,62%).Tính chung 7 tháng, chỉ số sử dụng lao động của doanh nghiệp công nghiệp giảm 5,61% so với cùng kỳ năm trước, trong đó: Ngành công nghiệp chế biến chế tạo (-5,69%); ngành sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng và điều hòa không khí (+2,27%); ngành cung cấp nước và hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải giảm (3,63%). Đối với các loại hình doanh nghiệp: Doanh nghiệp Nhà nước (-0,17%); doanh nghiệp ngoài Nhà nước (-2,47%); doanh nghiệp vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (-6,38%).
3. Tình hình đăng ký doanh nghiệp
Tháng 7,số doanh nghiệp gia nhập thị trường là 171 doanh nghiệp với tổng số vốn đăng ký bổ sung là 1.514 tỷ đồng, tăng 48,7% về số doanh nghiệp và giảm 0,2% về tổng vốn đăng ký bổ sung so với tháng trước. So với cùng tháng năm trước, số doanh nghiệp giảm 26,9% và số vốn đăng ký giảm 34,1%. Vốn đăng ký bình quân trên một doanh nghiệp thành lập mới đạt 8,9 tỷ đồng, so với tháng trước và cùng tháng năm trước lần lượt là (-32,9%) và (-9,8%). Trong tháng, toàn tỉnh còn có 64 doanh nghiệp hoạt động trở lại hoạt động, (+60%) và (+52,4%); 67 doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng kinh doanh, (+11,7%) và (+3,1%); 7 doanh nghiệp giải thể tự nguyện, (+16,7%) và (-63,2%).
Tính chung 7 tháng đầu năm 2021,toàn tỉnh có 1.291 doanh nghiệp gia nhập thị trường với tổng vốn đăng ký là 14.523 tỷ đồng, so với cùng kỳ năm trước, giảm 4,5% về số doanh nghiệp, nhưng tăng cao 29% về tổng vốn đăng ký bổ sung. Vốn đăng ký bình quân một doanh nghiệp thành lập mới đạt 11,2 tỷ đồng, tăng 35,1%, đây cũng là tín hiệu tích cực cho thấy hoạt động sản xuất kinh doanh và xu hướng phục hồi khá mạnh so với năm trước. Bên cạnh đó, còn có 467 doanh nghiệp quay trở lại hoạt động, tăng 71,7%, nâng tổng số doanh nghiệp thành lập mới và doanh nghiệp quay trở lại hoạt động trong 7 tháng đầu năm lên 1.758 doanh nghiệp, tăng 8,3%. Trung bình mỗi tháng có 251 doanh nghiệp thành lập mới và quay trở lại hoạt động. Số liệu doanh nghiệp gia nhập và quay trở lại thị trường tăng so với cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, cộng đồng doanh nghiệp tiếp tục chịu tác động lớn từ dịch bệnh, thể hiện qua việc doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường tiếp tục tăng, có 821 doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường, tăng 28,5%, trong đó: 712 doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng hoạt động, tăng 41%; 109 doanh nghiệp giải thể tự nguyện, giảm 18,7%. Trung bình mỗi tháng có 117 doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường; 158 doanh nghiệp chuyển đổi loại hình, giảm 8,1%.
Lũy kế đến 18/7/2021,trên địa bàn tỉnh có 19.267 DN đã đăng ký, tăng 7,5% so với cùng kỳ năm trước, với tổng số vốn điều lệ đăng ký là 317.303 tỷ đồng, tăng 13,6% và 4.198 đơn vị trực thuộc.
4. Đầu tư
4.1. Vốn đầu tư thực hiện từ nguồn ngân sách Nhà nước
Tháng 7, ước tính vốn đầu tư thực hiện từ nguồn ngân sách Nhà nước đạt 406 tỷ đồng, so với tháng trước và cùng tháng năm trước lần lượt là (+15,3%) và (-38,8%), trong đó: Vốn ngân sách cấp tỉnh đạt 222 tỷ đồng, (+4,3%) và (-33,2%); vốn ngân sách cấp huyện đạt 128 tỷ đồng, (+38,9%) và (-71,5%); vốn ngân sách cấp xã đạt 56 tỷ đồng, (+18,6%) và (-61%).
Lũy kế 7 tháng,vốn đầu tư thực hiện từ nguồn ngân sách Nhà nước đạt 2.866 tỷ đồng, giảm 19,8% so với cùng kỳ năm trước; tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công của ngân sách địa phương đạt 47,4% kế hoạch vốn năm 2021. Xét theo cấp hành chính: Vốn ngân sách Nhà nước cấp tỉnh quản lý ước đạt 1.475 tỷ đồng, bằng 55,6% kế hoạch năm, giảm 23,8% so với cùng kỳ năm trước: Vốn cân đối ngân sách huyện đạt 824 tỷ đồng, bằng 39,8% và tăng 1,9%. Vốn ngân sách Nhà nước cấp xã quản lý ước đạt 461 tỷ đồng, bằng 39,6% và giảm 39,9%.
4.2. Hoạt động thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài
Tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Bắc Ninh, tính từ đầu năm đến ngày 20/8/2021, toàn tỉnh đã thu hút được 76 dự án đăng ký cấp mới, giảm 31,5% so với cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, tổng vốn đăng ký đạt 413,9 triệu USD, tăng 26,2%; điều chỉnh vốn cho 50 dự án (giảm 12 dự án), với số vốn điều chỉnh tăng là 89,1 triệu USD, giảm 73,6%; góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp: 36 lượt với giá trị là 16,5 triệu USD; thu hồi 25 dự án với tổng vốn đầu tư là 215,9 triệu USD. Riêng trong tháng 7, cấp mới đăng ký đầu tư cho 13 dự án với tổng vốn đầu tư đăng ký 16,5 triệu USD; điều chỉnh vốn cho 10 dự án với số vốn điều chỉnh tăng là 36,4 triệu USD; 05 lượt ra thông báo chấp thuận góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài tại tổ chức kinh tế với giá trị là 1,3 triệu USD; thu hồi 05 dự án với tổng vốn đăng ký đầu tư là 7,6 triệu USD.
Lũy kế đến 20/7/2021,toàn tỉnh có 1.682 dự án còn hiệu lực với tổng vốn đầu tư đăng ký sau điều chỉnh và góp vốn mua, mua cổ phần, phần vốn góp đạt 20.183 triệu USD.
5. Thương mại, dịch vụ và giá cả
5.1. Lưu chuyển hàng hoá - dịch vụ
Tháng 7,tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ ước đạt 4.322 tỷ đồng, so với tháng trước và cùng kỳ năm trước lần lượt là (+19%) và (-8,4%). Cụ thể theo ngành hoạt động: Doanh thu bán lẻ hàng hóa đạt 3.287 tỷ đồng, (+16,1%) và (-9%); doanh thu DV lưu trú và ăn uống đạt 467 tỷ đồng, (+39,4%) và (-3%); doanh thu dịch vụ đạt 568 tỷ đồng, (+21,4%) và (-9,3%); riêng dịch vụ du lịch và lữ hành tiếp tục không có doanh thu.Tính chung 7 tháng,tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ đạt 34.057 tỷ đồng, tăng 4,1% so với cùng kỳ năm trước. Xét theo ngành hoạt động: Doanh thu bán lẻ hàng hóa,đạt 26.726 tỷ đồng, tăng 4,2%, trong doanh thu bán lẻ hàng hóa, chỉ có 4/12 nhóm hàng có chỉ số giá tăng với mức tăng từ 1,7-17,4%, trong đó tăng cao nhất là nhóm hàng hóa lương thực thực phẩm. Có tới 8/12 nhóm hàng có chỉ số giá giảm, trong đó giảm sâu nhất là nhóm hàng hóa phương tiện đi lại (kể cả phụ tùng) giảm 29,8%;doanh thu DV lưu trú và ăn uống,đạt 2.791 tỷ đồng, giảm 3%, trong đó: Ngành dịch vụ lưu trú vẫn giảm sâu 35,4%, dịch vụ ăn uống giảm 1,7%;Doanh thu dịch vụ,đạt 4.537 tỷ đồng, tăng 8,5%;doanh thu du lịch lữ hành, đạt 3,1 tỷ đồng, giảm 54,2%.
5.2. Tình hình giá cả
a) Chỉ số giá tiêu dùng (CPI)
CPI tháng 7giảm 0,06% so với tháng trước, khu vực nông thôn giảm 0,1%; khu vực thành thị tăng 0,01%. Trong 11 nhóm hàng hóa dịch vụ tiêu dùng chính tháng 7/2021 có 2 nhóm giảm giá so với tháng trước, có 6 nhóm tăng giá, còn lại 3 nhóm đồ uống và thuốc lá, thuốc và dịch vụ y tế, giáo dục giữ giá ổn định, trong đó:
- Hàng giảm giá (2 nhóm): Hàng ăn và dịch vụ ăn uống giảm 1,18% so với tháng trước do giá gạo, thịt lợn, thịt bò giảm nhờ nguồn cung dồi dào. Nhóm thiết bị và đồ dùng gia đình giảm 0,13% do giá thiết bị điện tử có xu hướng giảm.
- Hàng tăng giá (6 nhóm): Nhóm giao thông tăng cao nhất 1,76% do giá xăng dầu điều chỉnh tăng theo giá thế giới (giá xăng +7,16% và giá dầu diezen +7,08%); 5 nhóm hàng hóa còn lại đều có mức tăng nhẹ.
So với cùng tháng năm trước, CPI tăng 1,52%, trong 11 nhóm hàng có 7 nhóm hàng hóa dịch vụ có chỉ số tăng, tăng cao nhất là nhóm giao thông 8,48%, do giá xăng dầu tăng cao, tiếp theo là nhóm nhà ở và vật liệu xây dựng do giá vật liệu bảo dưỡng nhà ở tăng 6,81%, giá điện tăng 8,5%, giá nước sinh hoạt tăng 10%, 5 nhóm hàng còn lại có mức tăng giá thấp hơn; có 4 nhóm hàng hóa dịch vụ có chỉ số giảm, giảm nhiều nhất là nhóm văn hóa, giải trí và du lịch (-6,63%) do nhóm hàng du lịch giảm sâu (-28,24%), vì ảnh hưởng của dịch Covid-19.
CPI bình quân 7 tháng đầu năm 2021tăng 0,87% so với cùng kỳ năm trước, mức tăng thấp nhất kể từ năm 2017, đồng thời thấp hơn rất nhiều so với chỉ số trung bình trung giai đoạn 2017-2021, là 2,76%. Với mức tăng quá thấp cũng tiềm ấn nhiều thách thức bởi CPI tăng thấp phần nào phản ảnh tình trạng “sức khỏe yếu kém” của nền kinh tế, với bằng chứng rõ ràng là sức cầu thị trường tiếp tục suy yếu làm ảnh hưởng đến sự phục hồi của các doanh nghiệp và người sản xuất nhỏ. Trong 11 nhóm hàng có 7 nhóm hàng hóa dịch vụ có chỉ số tăng, nhóm nhà ở và vật liệu xây dựng tăng nhiều nhất (+3,9%), do dịch vụ sửa chữa nhà ở tăng 8,23%, đồng thời giá nguyên, nhiên vật liệu đầu vào tăng cao theo giá thế giới, bên cạnh đó chỉ số giá điện, ga sinh hoạt lần lượt tăng 4,17 và 11,12%. Bên cạnh các nhóm hàng tăng giá, các nhóm hàng giảm giá so với cùng kỳ năm trước đã tác động đến CPI 7 tháng đầu năm gồm có: Hàng ăn và dịch vụ ăn uống giảm 0,4%, do nguồn cung thịt lợn tăng đáng kể, làm nhóm thực phẩm giảm 1,67%; đồ uống và thuốc lá giảm 0,42%, do ảnh hưởng dịch bệnh nhu cầu đồ uống giảm đi; bưu chính viễn thông giảm 1,09%, do nhu cầu về thiết bị điện thoại giảm 4,55%; văn hóa, giải trí và du lịch giảm 5,74% do việc hạn chế đi lại làm cho nhóm du lịch bị giảm sâu (-16,39%).
b) Chỉ số giá vàng và đôla Mỹ
Trong tháng, trên thế giới giá vàng giảm vì đồng USD có xu hướng phục hồi. Chỉ số giá vàng trên địa bàn biến động theo giá vàng thế giới giảm 0,67% so với tháng trước nhưng tăng 2,63% so với cùng tháng năm trước, so với tháng 12/2020 giảm 5,11%. Tính chung chỉ số giá vàng bình quân 7 tháng đầu năm vẫn tăng rất cao so với cùng kỳ năm trước (+14,56%).
Chỉ số giá đô la Mỹ tháng 7 tăng nhẹ 0,03% so với tháng trước nhưng giảm 0,72% so với cùng tháng năm trước, đồng thời giảm 0,49% so với tháng 12/2020. Chỉ số giá đô la Mỹ bình quân 7 tháng đầu năm 2021 giảm 0,95% so với cùng kỳ năm trước.
5.3. Xuất, nhập khẩu
Xuất khẩu hàng hóa, trong tháng 7,kim ngạch xuất ước đạt 2.607 triệu USD, so với tháng trước và cùng kỳ năm trước lần lượt là (+12,9%) và (-10,6%)..Tính chung 7 tháng, kim ngạch hàng hóa xuất khẩu ước tính đạt 21.486 triệu USD tăng 21,9% so với cùng kỳ năm trước, trong đó: Khu vực kinh tế trong nước đạt 59 triệu USD, giảm 29,2%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 21.427 triệu USD, tăng 22,2%.Nhập khẩu hàng hóa, trong tháng 7, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa ước đạt 2.899 triệu USD, so với tháng trước và cùng kỳ năm trước lần lượt là (+10,3%) và (2,5%).Tính chung 7 tháng, kim ngạch hàng hóa nhập khẩu ước tính đạt 19.486 triệu USD tăng 23,8% so với cùng kỳ năm trước.
Cán cân thương mại hàng hóa, tháng 7 kim ngạch xuất khẩu bị sụt giảm so với cùng kỳ năm trước (-10,6%), trong khi nhập khẩu vẫn tăng (+2,8%), khiến nhập siêu trong tháng lên tới 292,3 triệu USD. Ước tính 7 tháng đầu năm 2021, xuất siêu 2.000 triệu USD, trong đó khu vực kinh tế trong nước nhập siêu 290 triệu USD; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài xuất siêu 2.290 triệu USD.
6. Giao thông vận tải
6.1. Sản lượng vận tải
Vận tải hành khách:Dịch Covid-19 tái bùng phát đợt 4 này đã tác động tiêu cực đến hoạt động vận tải hành khách, tình hình vận chuyển đi lại của người dân.Tháng 7, ước tính đạt 410 nghìn lượt khách vận chuyển, so với tháng trước và cùng tháng năm trước lần lượt là (+61,7%) và (-75,8%); luân chuyển được 21,6 triệu lượt khách.km, (+60%) và (-73%). Xét theo ngành vận tải: Vận tải hành khách đường bộ tháng 7 ước đạt 365 nghìn lượt khách, (+51,1%) và (-77%) và luân chuyển được 21,5 triệu lượt khách.km, (+59,8%) và (-73%); đường thủy đạt 45 nghìn lượt khách, tăng hơn 3,8 lần và (-57,6%) và luân chuyển được 0,04 triệu lượt khách.km, tăng hơn 3,6 lần và (-49,3%).Tính chung 7 tháng, ước tính đạt 5.863 nghìn lượt khách, giảm 38,9% so với cùng kỳ năm trước; luân chuyển 283 triệu lượt khách.km, giảm 36,7%. Xét theo ngành vận tải: Vận chuyển hành khách đường bộ ước đạt 5.478 nghìn lượt khách vận chuyển, giảm 39,8%, luân chuyển 282,7 triệu lượt khách.km, giảm 36,7%; vận chuyển hành khách đường thủy ước đạt 384 nghìn lượt khách vận chuyển, giảm 21,4%; luân chuyển đạt 0,27 triệu lượt khách.km, giảm 18,6%.
Vận tải hàng hoá,ngoài ảnh hưởng do việc giãn cách xã hội, cách ly y tế, việc đi lại bị hạn chế thì giá xăng dầu liên tục tăng là những nguyên nhân khách quan làm ảnh hưởng không nhỏ đến vận chuyển hàng hóa trên địa bàn tỉnh.Tháng 7, ước tính đạt 2,7 triệu tấn hàng hóa vận chuyển, so với tháng trước và cùng kỳ năm trước lần lượt là (+15,1%) và (-20%); luân chuyển đạt 139,5 triệu tấn.km, (+9,9%) và (-17,8%).Tính chung 7 tháng,ước tính khối lượng vận chuyển được 19,6 triệu tấn hàng hóa, giảm 4,8% so với cùng kỳ năm trước; khối lượng luân chuyển đạt 992,6 triệu tấn.km, giảm 3,6%. Xét theo ngành vận tải: Vận tải hàng hóa đường bộ khối lượng vận chuyển được 15 triệu tấn hàng hóa, giảm 4,3%, khối lượng luân chuyển được 443,2 triệu tấn.km, giảm 3,9%; vận tải hàng hóa đường thủy khối lượng vận chuyển được 4,6 triệu tấn hàng hóa, giảm 6,6%, khối lượng luân chuyển được 549,4 triệu tấn.km, giảm 3,4%.
6.2. Doanh thu vận tải, kho bãi và dịch vụ hỗ trợ vận tải
Trong tháng 7, ước tính doanh thu vận tải, kho bãi và dịch vụ hỗ trợ vận tải ước đạt 424 tỷ đồng, so với tháng trước và so với cùng kỳ năm trước lần lượt là (+9%) và (-30,1%), trong đó: Vận tải hành khách ước đạt 26 tỷ đồng, (+54,1%) và (-75,4%); vận tải hàng hóa ước đạt 204 tỷ đồng, (+12,9%) và (-18,9%); dịch vụ hỗ trợ vận tải đạt 194 tỷ đồng, (+1,2%) và (-21,8%).Tính chung 7 tháng,ước tính doanh thu vận tải, kho bãi và dịch vụ hỗ trợ vận tải ước đạt 3.962 tỷ đồng, tăng 2,8%.
7. Thu, chi ngân sách Nhà nước
Thu ngân sách Nhà nước: Tháng 7,tổng thu ngân sách Nhà nước đạt 1.327 tỷ đồng giảm 28,7% so với tháng trước đồng thời giảm sâu (-38,5%) so với cùng tháng năm trước, trong đó: thu nội địa đạt 1.000 tỷ đồng (-20,8%) và (-35,4%); thu từ Hải quan đạt 327 tỷ đồng (-45,2%) và (-46,3%).Tính chung 7 tháng,tổng thu ngân sách Nhà nước ước đạt 17.902 tỷ đồng, bằng 64,3% dự toán năm 2021, tăng 5,8% so với cùng kỳ năm trước, trong đó: Thu nội địa đạt 13.806 tỷ đồng bằng 64,6% và tăng 2,2%; thu từ Hải quan đạt 4.096 tỷ đồng bằng 74,2% và tăng 20,1%.
Chi ngân sách Nhà nước địa phương: Tháng 7,tổng chi ngân sách Nhà nước địa phương ước đạt 1.343 tỷ đồng tăng 27,8% so với tháng trước nhưng giảm 19,5% so với cùng tháng năm trước, trong đó chi đầu tư phát triển là 500 tỷ đồng, so với tháng trước và so với cùng kỳ năm trước lần lượt là (+17,1%) và (-42,5%); chi thường xuyên (+35,9%) và (+5,4%).Tính chung 7 tháng,tổng chi sách Nhà nước địa phương ước đạt 10.082 tỷ đồng, bằng 52,9% dự toán năm 2021, so với cùng kỳ năm trước giảm 7,8%, trong đó chi đầu tư phát triển đạt 5.497 tỷ đồng bằng 93,4% và giảm 18,5%; chi thường xuyên đạt 4.396 tỷ đồng bằng 43,6% và tăng 5%.
8. Ngân hàng - Tín dụng
Dự tính đến cuối tháng 7, tổng nguồn vốn huy động trên địa bàn đạt 180.700 tỷ đồng, so với tháng trước, so với cùng tháng năm trước và so với thời điểm cuối năm 2020 lần lượt là (+4,7%), (+15,5%) và (+6,6%), trong đó: Tiền gửi của cá nhân đạt 92.471 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng lớn nhất 51,2% tổng vốn huy động, lần lượt có mức tăng, giảm so với các gốc so sánh là (+1,7%), (+14,4%) và (+4,7%); tương tự, tiền gửi của các tổ chức đạt 83.129 tỷ đồng, chiếm 46%, (+9,5%), (+18,1%) và (+9,9%); nguồn vốn huy động khác đạt 5.100 tỷ đồng, chiếm 2,8%, (-12,2%), (-3,1%) và (-7,6%).
Tổng dư nợ tín dụng đến cuối tháng 7, ước đạt 109.600 tỷ đồng, so với tháng trước, so với cùng kỳ năm trước và so với thời điểm cuối năm 2020 lần lượt là (+2,5%), (+24%) và (+8,4%), trong đó: Dư nợ cho vay ngắn hạn đạt 69.600 tỷ đồng, (+2,3%), (+25,5%) và (+7,9%); dư nợ cho vay trung, dài hạn đạt 40.000 tỷ đồng, (+2,7%), (+21,6%) và (+9,3%).
9.2. Hoạt động y tế, phòng, chống dịch bệnh, ngộ độc thực phẩm
Dịch bệnh Covid-19: (Từ ngày 29/4 - đến 6h00 ngày 14/7/2021), toàn tỉnh ghi nhận 1.674 ca mắc Covid-19 tại 08 huyện, thị xã, thành phố (huyện Lương Tài, Thuận Thành, Tiên Du, Từ Sơn đã qua 28 ngày không ghi nhận ca mắc mới); toàn tình hiện đang điều trị cho 86 bệnh nhân, trong đó có 05 trường hợp nặng, 14 trường hợp đã có kết quả xét nghiệm âm tính, 1.546 bệnh nhân đã được xuất viện; toàn tỉnh có 3.092 trường hợp đang cách ly tại cơ sở y tế và khu cách ly tập trung; trên địa bàn toàn tỉnh có 02/126 xã, phường xếp loại nguy cơ rất cao (phường Đại Phúc, Tiền An - thành phố Bắc Ninh), 03/126 xã, phường xếp loại nguy cơ cao (phường Vệ An, Nam Sơn, Vân Dương - thành phố Bắc Ninh),
03/126 xã, phường xếp loại nguy cơ (xã Đông Cứu - huyện Gia Bình, xã Bồng
Lai - huyện Quế Võ, xã Yên Phụ - huyện Yên Phong); 07/8 huyện, thị xã được
xếp loại Bình thường mới, thành phố Bắc Ninh được xếp loại nguy cơ cao.
Đối với bệnh truyền nhiễm khác gây dịch: Trong tháng, ghi nhận 01 trường hợp mắc Sốt xuất huyết Dengue; 61 trường hợp cúm, 08 trường hợp Thủy đậu. không ghi nhận trường hợp tử vong do bệnh dịch truyền nhiễm gây ra trên địa bàn tỉnh.
Số trường hợp nhiễm HIV mới phát hiệntrong tháng là 01 ca, thực hiện rà soát đối tượng nhiễm HIV/AIDS trên địa bàn tỉnh, tổng số đối tượng nhiễm HIV/AIDS quản lý trên địa bàn tại thời điểm báo cáo là 840 người, trong đó số chuyển sang giai đoạn AIDS là 134 trường hợp; trong tháng ghi nhận 03 trường hợp tử vong do nhiễm HIV/AIDS. Tỷ lệ nhiễm HIV trong cộng đồng tiếp tục được khống chế dưới 0,3%.
Công tác an toàn thực phẩm: Trong tháng không xảy ra vụ ngộ độc thực phẩm trên địa bàn tỉnh. Ngành chức năng đã kiểm tra, giám sát đảm bảo an toàn thực phẩm tại các khu cách ly tập trung, bệnh viện dã chiến trên địa bàn tỉnh đã tiến hành xét nghiệm test nhanh: 59 mẫu, trong đó: Số mẫu đạt: 50 mẫu (chiếm 84,75%) trong đó 29 mẫu kiểm tra hàm lượng tinh bột, 21 mẫu kiểm tra hàm lượng dầu mỡ; số mẫu không đạt: 09 mẫu (chiếm 15,25%) trong đó 02 mẫu kiểm tra hàm lượng tinh bột, 07 mẫu kiểm tra hàm lượng dầu mỡ.
9.3. Giáo dục và đào tạo
Trong tháng, ngành giáo dục tiếp tục phối hợp chỉ đạo và thực hiện các biện pháp về công tác phòng, chống dịch Covid-19 trong trường học trong điều kiện bình thường mới; theo dõi, tổng hợp báo cáo về công tác phòng chống dịch bệnh Covid-19; hoàn thành công tác chuẩn bị và tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2021 đảm bảo an toàn, đúng quy chế; phối hợp chuẩn bị các điều kiện cho học sinh các khối lớp còn lại hoàn thành công tác kiểm tra cuối năm học; chuẩn bị các điều kiện cho kỳ thi tuyển sinh đầu cấp năm học 2021-2022; tiếp tục triển khai công tác bồi dưỡng giáo viên hè 2021 và thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018 theo kế hoạch: rà soát, chỉ đạo đảm bảo các điều kiện về cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên lớp 1, lớp 2 và lớp 6; bồi dưỡng giáo viên cốt cán; tiếp tục chỉ đạo công tác tăng cường cơ sở vật chất trường học, chuẩn bị các điều kiện cho năm học mới 2021 - 2022.
9.4. Văn hoá thông tin, thể dục thể thao
Tiếp tục tuyên truyền kết quả cuộc Bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026; 109 năm ngày sinh Tổng Bí thư Nguyễn Văn Cừ (09/7/1912 - 09/7/2021); ngày Du lịch Việt Nam (09/7); ngày Thương binh liệt sỹ (27/7); tuyên truyền các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước; triển khai công tác lập hồ sơ xếp hạng di tích; triển khai công tác chống mối di tích, phòng cháy chữa cháy, chỉnh trang di tích cách mạng và Văn Miếu. Hoàn thiện kế hoạch Tuần Du lịch tỉnh Bắc Ninh 2021; thực hiện tốt công tác tuyên truyền, quảng bá du lịch trên Cổng Thông tin du lịch thông minh, xây dựng nội dung, tư liệu phục vụ xuất bản sách, ảnh du lịch;....
Duy trì nề nếp sinh hoạt và tập luyện của vận động viên tại Trung tâm Huấn luyện và Thi đấu thể dục thể thao tỉnh đồng thời đảm bảo công tác phòng chống dịch Covid-19; tạm hoãn các giải thể thao và hoạt động dịch vụ tại Nhà thi đấu do tình hình diễn biến phức tạp của dịch Covid-19. Triển khai Cuộc vận động “Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại” giai đoạn 2021-2030; ban hành Chương trình phối hợp về quản lý, chỉ đạo, tổ chức hoạt động văn hóa, thể dục, thể thao trong lực lượng Công an nhân dân giai đoạn 2021-2025.
9.5. An ninh, chính trị và trật tự an toàn xã hội, an toàn giao thông
An ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội:Tháng 7/2021, toàn tỉnh xảy ra 39 vụ phạm pháp hình sự (tăng 1 vụ so với tháng trước) làm 3 người bị thương, tài sản thiệt hại trên 2,5 tỷ đồng; điều tra làm rõ 35 vụ, 57 đối tượng. Bắt 9 vụ, 48 đối tượng đánh bạc (tăng 1 vụ); bắt giữ 2 vụ, 12 đối tượng mại dâm (tăng 2 vụ). Phát hiện mới 10 vụ việc, 10 đối tượng vi phạm về kinh tế (tăng 2 vụ). Phát hiện, bắt giữ 66 vụ, 99 đối tượng mua bán, tàng trữ, sử dụng trái phép chất ma tuý (tăng 44 vụ); thu giữ 17,35g Heroin, 314g ma tuý tổng hợp. Kiểm tra, phát hiện 47 vụ vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường, tài nguyên, an toàn thực phẩm (giảm 10 vụ); đã xác minh, xử phạt vi phạm hành chính 19 vụ, 19 cá nhân, số tiền phạt 99 triệu đồng; ngoài ra làm rõ 22 vụ từ tháng trước, xử lý vi phạm hành chính 21 tổ chức, 1 cá nhân, số tiền phạt 4,04 tỷ đồng.
Tình hình an toàn giao thông:Trong 7 tháng đầu năm, tai nạn giao thông trên địa bàn tỉnh giảm cả 3 tiêu chí, toàn tỉnh xảy ra 42 vụ TNGT, (giảm 8 vụ) so với kỳ năm trước; làm chết 33 người, (giảm 7 người); làm 16 người bị thương, (giảm 1 người). Riêng trong tháng 7, xảy ra 9 vụ TNGT, so với tháng trước và cùng kỳ năm trước lần lượt là (tăng 1 vụ và giảm 1 vụ ); làm chết 6 người (tăng 4 người và giảm 4 người); làm bị thương 4 người (bằng tháng trước và tăng 2 người).
9.6. Phòng chống cháy, nổ và bảo vệ môi trường
Công tác phòng cháy, chữa cháy (PCCC) và cứu nạn, cứu hộ (CNCH): Trong tháng, Cảnh sát PCCC tăng cường thực hiện giám sát, kiểm tra công tác PCCC trên địa bàn tỉnh, nhất là đối với các khu, cụm công nghiệp, chợ, trung tâm thương mại, nhà cao tầng, khu đông dân cư, làng nghề, cơ sở vui chơi giải trí tập trung đông người,vv... Do đó trong tháng không xảy ra vụ cháy nào. Tính từ đầu năm đến nay toàn tỉnh xảy ra 7 vụ cháy, làm chết 3 người, làm thiệt hại 141 tỷ đồng. So với cùng kỳ năm trước giảm 5 vụ cháy, tăng 2 người chết, giảm hơn 136 tỷ đồng.
Công tác bảo vệ môi trường: Trong tháng 7, các ngành chức năng đã tiến hành kiểm tra, phát hiện 47 vụ vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường, tài nguyên, an toàn thực phẩm (so với tháng trước giảm 08 vụ). Trong đó, 43 vụ thuộc lĩnh vực bảo vệ môi trường; 01 vụ làm lây lan dịch bệnh; 02 vụ vi phạm quy định về quản lý, khai thác tài nguyên, khoáng sản; 01 vụ vi phạm qui định về bảo vệ công trình thủy lợi, đê điều. Đã xác minh, làm rõ 20 vụ; khởi tố 01 vụ, 01 bị can, xử phạt vi phạm hành chính 19 vụ, phạt 19 cá nhân, số tiền phạt 99 triệu đồng; đang tiếp tục xác minh làm rõ 27 vụ. Ngoài ra, làm rõ 22 vụ từ tháng trước, xử phạt vi phạm hành chính 21 tổ chức, 01 cá nhân, số tiền phạt 4.040 triệu đồng./.