Skip Ribbon Commands
Skip to main content
Ngày 29/12/2021-10:33:00 AM
Tình hình kinh tế - xã hội tháng 12, quý IV và năm 2021 của tỉnh Thái Bình

Trên thế giới, kinh tế toàn cầu tiếp tục phục hồi nhưng động lực đã yếu đi so với nửa đầu năm 2021. Sự khác biệt trong triển vọng kinh tế giữa các quốc gia do chênh lệch lớn trong tiếp cận vắc-xin và hỗ trợ chính sách vẫn là một mối lo ngại lớn. Quỹ Tiền tệ Quốc tế dự báo kinh tế toàn cầu sẽ tăng trưởng 5,9% vào năm 2021. Theo Ngân hàng Phát triển châu Á, tăng trưởng của In-đô-nê-xi-a đạt 5,0%, Thái Lan đạt 1%, Xin-ga-po đạt 6,9%, Ma-lai-xi-a đạt 3,8%.

Trong nước, tình hình dịch Covid-19 ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế của các địa phương trong cả nước. Theo dự báo của Ngân hàng Thế giới (WB) đưa ra vào tháng 10/2021, tăng trưởng kinh tế của Việt Nam chỉ đạt 2-2,5% năm 2021. Trưởng đại diện Văn phòng IMF tại Việt Nam nhận định nền kinh tế Việt Nam đang có những dấu hiệu phục hồi, bắt đầu từ quý IV/2021, có thể đạt tăng trưởng GDP 2,5% trong năm 2021 và 6,6% trong năm 2022. Ngân hàng Phát triển châu Á dự báo tăng trưởng cho năm 2021 được điều chỉnh giảm từ 3,8% xuống còn 2,0%. Dự báo tăng trưởng cho năm 2022 được duy trì ở mức 6,5%, do việc mở rộng phạm vi tiêm chủng có thể đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng GDP.

Năm 2021, dịch Covid-19 tiếp tục diễn biến phức tạp, các cấp, các ngành, các địa phương trong tỉnh đã tổ chức triển khai thực hiện nghiêm chỉ đạo của Trung ương, của tỉnh, xác định công tác phòng, chống dịch là nhiệm vụ trọng tâm với mục tiêu bảo vệ tối đa sức khỏe, tính mạng của nhân dân, khôi phục sản xuất kinh doanh, phát triển kinh tế, bảo đảm an sinh, trật tự an toàn xã hội.. Quán triệt Nghị quyết số 128/NQ-CP của Chính phủ, tỉnh đã chuyển hướng chiến lược phòng chống dịch sang "thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19"; bảo đảm hài hòa giữa các giải pháp chuyên môn y tế với các giải pháp hành chính, kinh tế - xã hội, giữa kiểm soát dịch bệnh với phát triển kinh tế.

Tình hình kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh đã có nhiều dấu hiệu tích cực do tình hình dịch bệnh cơ bản được kiểm soát, các hoạt động thương mại, dịch vụ trở lại hoạt động trong điều kiện bình thường mới; hoạt động sản xuất kinh doanh của khối doanh nghiệp từng bước hồi phục, phấn đấu thực hiện mục tiêu kép vừa bảo đảm phòng, chống dịch Covid-19 vừa nỗ lực sản xuất, kinh doanh.

TÌNH HÌNH KINH TẾ

Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP)

Năm 2021, GRDP trên địa bàn tỉnh Thái Bình (giá so sánh 2010) ước tính đạt 57.112 tỷ đồng, tăng 6,68% so với năm 2020. Khu vực nông lâm nghiệp và thủy sản ước đạt 13.147 tỷ đồng, tăng 2,62% so với cùng kỳ, đóng góp 0,63 điểm phần trăm vào mức tăng trưởng chung. Khu vực công nghiệp và xây dựng ước đạt 23.388 tỷ đồng, tăng 12,04% so với cùng kỳ, đóng góp 4,69 điểm phần trăm vào mức tăng trưởng; trong đó: ngành công nghiệp tăng 15,2% (đóng góp 3,79 điểm phần trăm), ngành xây dựng tăng 6,42%. Khu vực dịch vụ ước đạt 16.922 tỷ đồng, tăng 3,17% so với cùng kỳ, đóng góp 0,97 điểm phần trăm. Thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm tăng 5,94%, đòng góp 0,38 điểm phần trăm vào mức tăng trưởng chung.

Cơ cấu kinh tế tỉnh Thái Bình ước năm 2021 (theo giá hiện hành) như sau: Ngành Nông lâm nghiệp và thuỷ sản chiếm 23,33%; ngành Công nghiệp - Xây dựng chiếm 40,85%; ngành Dịch vụ chiếm 29,64%; Thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm chiếm 6,18%.

Kết quả sản xuất ở các ngành như sau:

Ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản

Sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản năm 2021 gặp nhiều khó khăn, thách thức do tác động của thời tiết diễn biến bất thường; công tác tái đàn sau dịch tả lợn Châu Phi còn chậm, giá cả thị trường tiêu thụ không ổn định; tác động của dịch Covid-19 đã và đang ảnh hưởng ít nhiều đến hoạt động sản xuất nông nghiệp của tỉnh. Trước những khó khăn đó, ngành Nông nghiệp đã có nhiều giải pháp ứng phó kịp thời, hiệu quả nên kết quả sản xuất đạt khá: chăn nuôi gia cầm phát triển tốt; sản lượng thủy sản và sản lượng gỗ khai thác đều tăng so với cùng kỳ. Khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản đã thể hiện vai trò trụ đỡ của nền kinh tế trong lúc khó khăn, bảo đảm cung cấp đủ nhu cầu lương thực, thực phẩm, hàng hóa thiết yếu trong và ngoài tỉnh, là cơ sở quan trọng để thực hiện an sinh xã hội, ổn định tâm lý Nhân dân trong đại dịch.Đến thời điểm này nhìn chung tình hình sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản đã đạt được mục tiêu kế hoạch đề ra, góp phần vào tăng trưởng chung của tỉnh. Kết quả, cụ thể như sau:

Nông nghiệp

Trồng trọt

Cây hàng năm

Tổng diện tích gieo trồng cây hàng năm 2021 đạt 219,9 nghìn ha, giảm 0,9 nghìn ha (-0,4%) so với cùng kỳ; trong đó diện tích lúa cả năm đạt 153,2 nghìn ha, giảm 0,5 nghìn ha (-0,3%) so với năm 2020 (vụ Đông xuân gieo cấy đạt 76.532 ha, tăng 280 ha, vụ mùa gieo cấy đạt 76.664, giảm 777 ha). Nguyên nhân giảm do các địa phương tiếp tục quy hoạch mở rộng khu, cụm công nghiệp, xây dựng cơ sở hạ tầng, chuyển đổi từ đất trồng lúa sang sử dụng cho mục đích trồng hàng năm khác và một số diện tích bỏ hoang không canh tác. Mặc dù diện tích gieo cấy lúa giảm song cơ cấu giống lúa vụ xuân và vụ mùa đều có sự chuyển dịch theo hướng tích cực mở rộng diện tích cấy giống lúa ngắn ngày, năng suất, chất lượng; trong đó diện tích giống lúa ngắn chất lượng cao tiếp tục được mở rộng.

Sơ bộ năng suất, sản lượng một số cây trồng như sau: Năng suất ngô đạt 57,4 tạ/ha, tăng 1,1%, sản lượng đạt 60,6 tấn, giảm 3,4%; khoai lang đạt 123,5 tạ/ha, giảm 0,2%, sản lượng đạt 55,3 tấn, giảm 6,3%; lạc đạt 32,4 tạ/ha, tăng 3%, sản lượng đạt 7,2 tấn, tăng 3% so với cùng kỳ...

Sản xuất lúa cả năm 2021 đã giành được kết quảthắng lợi, năng suất lúa cả năm đạt 130,2 tạ/ha (vụ xuân đạt 71,01 tạ/ha, vụ mùa đạt 59,23 tạ/ha). Sản lượng thóc cả năm đạt 997,5 nghìn tấn.

Theo tiến độ sản xuất của Sở NN & PTNT tính đến ngày 23/12/2021, diện tích đất trồng lúa vụ xuân đã cày lật 54.400 ha, đạt 72% kế hoạch gieo cấy lúa Xuân năm 2022. Diện tích cây vụ Đông đã trồng 36.745 ha, vượt 1,2% kế hoạch đề ra; diện tích cây vụ đông thu hoạch 18.200 ha, đạt 50% diện tích cây vụ đông đã trồng. Diên tích mạ gieo sớm 15,8 ha tập trung tại hai huyện Đông Hưng và Hưng Hà.

Cây lâu năm

Diện tích cây lâu năm ước năm 2021 đạt8.157 ha, giảm 0,1% (-8 ha) so với năm 2020; trong đó diện tích cây ăn quả đạt 5.814 ha chiếm 71,3% trong tổng diện tích của toàn tỉnh, tăng 4% (+0,07 ha) so với cùng kỳ năm 2020, diện tích tăng tập trung ở một số loại cây trồng như: chuối, mít. Chủ trương giảm diện tích lúa kém hiệu quả chuyển sang các cây trồng khác đặc biệt là cây ăn quả có giá trị kinh tế đã khẳng định được hiệu quả kinh tế.

Hầu hết các loại cây ăn quả đều được mùa cho năng suất khá, sản lượng của nhiều loại cây trồng như chuối, ổi, hồng xiêm, mít,...tăng so cùng kỳ như: Chuối đạt 76,2 nghìn tấn, tăng 4,4%; ổi đạt 3,2 nghìn tấn, tăng 4,4%; hồng xiêm đạt 4,8 nghìn tấn, tăng 3,1%; mít đạt 2,1 nghìn tấn, tăng 0,8% ...

Chăn nuôi

Sản xuất chăn nuôi năm 2021 trên địa bàn tỉnh phát triển ổn định, dịch tả lợn Châu Phi cơ bản đã được kiểm soát, các cơ chế, chính sách hỗ trợ tái cơ cấu ngành Nông nghiệp trong đó có chăn nuôi tiếp tục được thực hiện hiệu quả. Bên cạnh đó, công tác phòng, chống dịch bệnh cho đàn gia súc, gia cầm trên địa bàn tỉnh được quan tâm và thường xuyên thực hiện; công tác kiểm tra, ngăn chặn và xử lý kịp thời các vi phạm về vận chuyển, buôn bán gia súc gia cầm được duy trì, thực hiện nghiêm túc đã tạo điều kiện thuận lợi để người dân yên tâm đầu tư phát triển sản xuất.

Chăn nuôi trâu, bò:Ước tínhđếnthời điểm tháng 12/2021 tổng đàntrâu, bòđạt57,8 nghìncon,tăng 1,6% so cùng kỳ;trong đó, tổng đàn trâu ước đạt 7,0 nghìn con, tăng 1,6%;tổngđàn bòđạt 50,8 nghìncon, tăng1,7%. Sản lượng thịt trâu, bò hơi tháng 12/2021 ước đạt 0,9 nghìn tấn, tăng 2,5% so với cùng kỳ.Năm 2021 sản lương thịt trâu, bò hơi xuất chuồng ước đạt 10,1 nghìn tấn, tăng 1,7%; trong đó, sản lượng thịt trâu đạt 0,9 nghìn tấn, tăng 3,7%; sản lượng thịt bò ước đạt 9,2 nghìn tấn, tăng 1,5% so cùng kỳ.

Chăn nuôi lợn:Dịch tả lợn châu Phi cơ bản đã được kiểm soát, đàn lợn dần khôi phục, tuy mức độ tái đàn còn chậm do giá lợn giống cao và thiếu nguồn cung con giống chất lượng. Ước tính tổng đàn lợn toàn tỉnh đến hết tháng 12/2021 đạt khoảng 689,3 nghìn con, giảm 0,5% tổng đàn so cùng kỳ;sản lượng thịt lợn hơi xuất chuồng tháng 12/2021 ước đạt 18 nghìn tấn, tăng 3,9% so với cùng kỳ; Sản lượng thịt lợn hơi xuất chuồng quý IV/2021 ước đạt 45,5 nghìn tấn, tăng 2,3% so với quý trước và tăng 5,9% so với cùng kỳ.Tính chung cả năm 2021sản lượng thịt lợn hơi xuất chuồng ước đạt 164,2 nghìn tấn, tăng 3,9% so cùng kỳ năm 2020.

Chăn nuôi gia cầm:Chăn nuôi gia cầm phát triển tốt, không có dịch bệnh lớn xảy ra, các tiến bộ kỹ thuật trong chăn nuôi được áp dụng rộng rãi; nhiều giống gia cầm có chất lượng tốt được đưa vào sản xuất giúp nâng cao năng suất, chất lượng, hạ giá thành sản phẩm. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của dịch Covid-19 nên giá thức ăn chăn nuôi có xu hướng tăng, giá các mặt hàng thịt gia cầm giảm do nguồn cung dồi dào nên người chăn nuôi hạn chế mở rộng quy mô đàn. Ước tính số lượng đàn gia cầm tháng 12/2021 đạt 14 triệu con, giảm 0,9% so với cùng kỳ; trong đó số lượng đàn gà đạt 9,9 triệu con, giảm 0,9% so với cùng kỳ.

Sản lượng thịt gia cầm hơi xuất chuồng tháng 12/2021 ước đạt 10,2 nghìn tấn, tăng 2,3% so với cùng kỳ. Sản lượng thịt gia cầm hơi xuất chuồng quý IV/2021 ước đạt 23,5 nghìn tấn, tăng 14,6% so với quý trước và tăng 15,1% so với cùng kỳ. Sản lượng trứng gia cầm quý IV/2021 ước đạt 84,9 triệu quả, tăng 5,4% so với quý trước và giảm 3,5% so với cùng kỳ. Tính chung cả năm 2021 sản lượng thịt gia cầm hơi xuất chuồng ước đạt 71,1 nghìn tấn, tăng 5,4% so với cùng kỳ; sản lượng trứng gia cầm đạt 333,3 triệu quả, tăng 0,8% so với cùng kỳ năm trước.

Hoạt động dịch vụ nông nghiệp:

Dịch vụ Nông nghiệp được chú trọng đầu tư phát triển, diện tích được cơ giới hóa 100% khâu làm đất và 80% khâu thu hoạch.

Lâm nghiệp

Sản lượng gỗ khai thác tháng 12/2021 đạt 223 mᶟtăng 15,5% so với cùng kỳ năm trước; Sản lượng củi khai thác tháng 12/2021 đạt 647 Ste giảm 10,5%; tháng 12 toàn tỉnh trồng được 148 cây lâm nghiệp phân tán tăng 8% so với cùng kỳ.

Trong quý IV/2021, diện tích rừng trồng mới tập trung của tỉnh đạt 85 ha; sản lượng gỗ khai thác ước đạt 496m3, giảm 7,6% so với cùng kỳ; sản lượng củi khai thác ước đạt 1.350 ste, giảm 30,3% so với cùng kỳ. Tính chung cả năm 2021 đã trồng mới được 123,3 ha rừng phòng hộ, tăng 2,3%; sản lượng gỗ khai thác ước đạt 2.188m, tăng 1,8%; sản lượng củi khai thác ước đạt 7.425 ste, tăng 1,3%.Phong trào trồng cây ở Thái Bình năm 2021 vẫn được các địa phương duy trì, toàn tỉnh trồng được 1.705 nghìn cây lâm nghiệp phân tán giảm 1% so với cùng kỳ năm 2020.

Thuỷ sản

Năm 2021 tình hình thời tiết tuy bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 7 và bão số 8, song cũng không ảnh hưởng nhiều đến sản lượng khai thác của bà con ngư dân. Dịch bệnh nuôi trồng thủy sản không phát sinh, thuận lợi cho bà con nuôi trồng và thu hoạch các sản phẩm thủy sản. Hoạt động sản xuất ngành thủy sản phát triển tương đối ổn định và luôn duy trì ở mức khá so với cùng kỳ năm trước.
Tổng sản lượng thủy sản tháng 12/2021 ước đạt 24 nghìn tấn, tăng 4,9% so với cùng kỳ. Tổng sản lượng thủy sản quý IV/2021 ước đạt 76,5 nghìn tấn, tăng 4,6% so với quý trước và tăng 4% so với cùng kỳ.Tổng sản lượng thủy sản cả năm 2021 ước đạt 271,1 nghìn tấn, tăng 4,1% so với cùng kỳ;trong đó cá đạt 109,3 nghìn tấn, tăng 4%; tôm đạt 7,7 nghìn tấn, tăng 4,9%; thủy sản khác đạt 154,1 nghìn tấn, tăng 4,2% so với cùng kỳ.

Khai thác

Nhìn chung tình hình thời tiết năm nay tương đối phức tạp, những tháng cuối năm chịu ảnh hưởng của cơn bão số 7 và 8 gây ra mưa lớn làm ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động tàu của ngư dân.

Sản lượng khai thác tháng 12/2021 ước đạt trên 7,4nghìn tấn, tăng4,4% sovới cùng kỳ; trong đó cá đạt 5,5nghìn tấn, tăng4,5%; tôm đạt trên 0,2 nghìn tấn, tăng3,5%; thủy sản khác đạt 1,7nghìn tấn, tăng4,1% so với cùng kỳ. Sản lượng khai thác quý IV/2021 ước đạt 21,8 nghìn tấn, giảm 2,3% so với quý trước và tăng 9,6% so với cùng kỳ; trong đó cá đạt 16,3 nghìn tấn, tăng 1,6% so với quý trước và tăng 9% so với cùng kỳ; tôm đạt 0,8 nghìn tấn, tăng 15,2% so với quý trước và tăng 6,1% so với cùng kỳ; thủy sản khác đạt 4,7 nghìn tấn, giảm 15,5% so với quý trước và tăng 12,3% so với cùng kỳ.Tính chung cả năm 2021 sản lượng khai thác ước đạt 95,3 nghìn tấn, tăng 5,1% so với cùng kỳ;trong đó cá đạt 64,4 nghìn tấn, 5,1%; tôm đạt 2,2 nghìn tấn, tăng 5%; thủy sản khác đạt 28,7 nghìn tấn, tăng 5,1% so với cùng kỳ 2020.

Nuôi trồng

Những tháng cuối năm 2021 thời tiết tương đối phức tạp, xuất hiện đợt không khí lạnh, mưa nhiều đồng thời do dịch Covid 19 kéo dài nên ảnh hưởng đến giá cả cũng như mật độ nuôi thả con giống. Mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng công nghệ cao đang được nhân rộng và phát triển. Sản lượng thủy sản nuôi nước ngọt tăng đáng kể do mở rộng mô hình nuôi cá lồng trên sông. Bên cạnh đó mô hình nuôi hàu nước lợ tại cửa sông đang được tỉnh đưa vào thử nghiệm bước đầu đã đạt được sản lượng khá.

Sản lượng nuôi trồng thủy sản tháng 12/2021 ước đạt 16,6 nghìn tấn, tăng 5,2% so với cùng kỳ; trong đó cá đạt 3,8 nghìn tấn, tăng 3,2%; tôm đạt 0,7 nghìn tấn, tăng 4,4%; thủy sản khác đạt 12,1 nghìn tấn, tăng 5,8% so với cùng kỳ. Sản lượng nuôi trồng quý IV/2021 ước đạt 54,6 nghìn tấn, tăng 7,7% với quý trước và tăng 9,6% so với cùng kỳ; trong đó cá đạt 14,3 nghìn tấn, tăng 11,8% so với quý trước và tăng 8,9% so với cùng kỳ; tôm đạt 2,1 nghìn tấn, giảm 5,4% với quý trước và tăng 6,4% so với cùng kỳ; thủy sản khác đạt 38,2 nghìn tấn, tăng 7,1% so với quý trước và tăng 10% so với cùng kỳ. Tính chung cả năm 2021 sản lượng nuôi trồng ước đạt 175,8 nghìn tấn, tăng 3,6% so với cùng kỳ; trong đó cá đạt 44,8 nghìn tấn, tăng 2,4%; tôm đạt 5,5 nghìn tấn, tăng 4,9%; thủy sản khác ước đạt 125,4 nghìn tấn, tăng 4% so với cùng kỳ.

Sản xuất công nghiệp

Ảnh hưởng của đại dịch Covid 19 lần thứ tư đã tác động nhiều đến tình hình sản xuất của tỉnh. Thái Bình là một trong những tỉnh đang kiểm soát tốt được tình hình dịch bệnh, sản xuất của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh vẫn được duy trì ổn định, các biện pháp phòng chống dịch được các doanh nghiệp áp dụng và triển khai đồng bộ để chuỗi sản xuất không bị đứt gãy. Tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh cũng chịu ảnh hưởng không nhỏ như: ngành sản xuất đồ uống, dược phẩm, sắt thép các loại, tai nghe dùng cho máy bay…

Chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp (IIP) tỉnh Thái Bình tháng 12/2021 tăng 2,9% so tháng 11/2021, tăng 15,6% so cùng kỳ năm trước. Trong đó: ngành Khai khoáng tăng 2,0% so với tháng trước; Công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 1,7%, Sản xuất và phân phối điện tăng 12,3%, cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải tăng 1,8%.

Chỉ số sản xuất công nghiệp năm 2021 tăng 14,5% so với năm 2020; trong đó Khai khoáng tăng 3%, công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 16,5%, sản xuất và phân phối điện tăng 4,9%, cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải nước thải tăng 11,0%.

Chủ trương phòng chống dịch để an toàn sản xuất, thi đua thúc đẩy sản xuất để phát triển doanh nghiệp tạo nguồn lực phục vụ công tác phòng chống dịch Covid 19, vừa sản xuất vừa phòng chống dịch để phát triển kinh tế. Ngành dệt may đã chủ động tìm kiếm khách hàng mới, thay thế chủng loại, sản phẩm, sản xuất thêm khẩu trang phục vụ công tác phòng, chống dịch trong nước, từ đó giúp doanh nghiệp giữ được việc làm, thu nhập ổn định cho người lao động Cũng do ảnh hưởng của dịch Covid-19 các tỉnh phía Nam trong thời gian dịch bệnh không hoàn thành được đơn hàng, đã chuyển các đơn hàng ngành dệt may về tỉnh Thái Bình. Giá trị sản xuất năm 2021 của ngành dệt may tăng cao so cùng kỳ.

Một số sản phẩm công nghiệp chủ yếu

Ngành sản xuất đồ uốngsản phẩm bia hơi ước đạt 11.454 nghìn lít, đạt 85,5% so cùng kỳ năm 2020; sản phẩm bia chai ước đạt 10.249 nghìn lít, đạt 71%; sản phẩm bia lon ước đạt 45.205 nghìn lít, tăng 7,9%.

Ngành dệtđã phục hồi sản xuất nhưng sản lượng sản xuất mới chỉ đã đạt từ 90 - 95% công suất của máy móc.Sản phẩm sợi từ bông tổng hợp năm 2021ước đạt 87,1 nghìn tấn, đạt tăng 10,9%. Sản phẩm khăn mặt ước đạt47 nghìn tấn, tăng 17,6% so cùng kỳ năm 2020.

Ngành maySản phẩm bộ comple quần áo đồng bộ dành cho người lớn hàng dệt kimđan móc năm 2021ước đạt 17.977 nghìn cái tăng 23,8%, sản phẩm áo sơ mi dành cho người lớn không dệt kim hoặc đan mócước đạt 36.638 nghìn cái, tăng 13,5% so cùng kỳ năm 2020.

Ngành sản xuất kim loạigặp khó khăn dogặp khó khăn trong mua nguyên vật liệu để sản xuất, chi phí vận chuyển tăng cao, phát sinh thêm chi phí phòng chống dịch. Sản phẩm sắt thép không hợp kim dạng thỏi đạtước đạt 643 nghìn tấn tăng 1,7%; sắt thép không hợp kim dạng cán275 nghìn tấn, đạt 80,8%; sản phẩm cấu kiện kim loại ước đạt 19.024 tấn, tăng 11,5%so cùng kỳ.

Ngành sản xuất điện tử:tai nghe, loa sử dụng trong máy bay, dây dẫn điện dùng trong ô tô giảm nhiều do các hãng bay ngừng hoạt động, dẫn theo cáccông ty sản xuất tạm ngừng hoạt động do không có đơn hàng, hoặc có sản xuất chỉ cầm chừng (nguồn nguyên vật liệu chưa nhập được do thị trường Trung Quốc vẫn đóng cửa), công nhân tạm nghỉ không lương. Sản phẩm tai nghe năm 2021ước đạt 15.925,37 nghìn cái và chỉ bằng 27,9%. Sản phẩmsản phẩm đèn led sử dụng cho cây thông Noel ước đạt 3.846,35 nghìn bộ, tăng 53,3% so cùng kỳ.

Ngoài những sản phẩm trên chịu tác động ảnh hưởng của dịch bệnh, một số sản phẩm khác lại có giá trị và sản lượng tăng như:Khí tự nhiên dạng khí, sản phẩm cần gạt, vô lăng và túi khí sử dụng trong ô tô, điện sản xuất, điện thương phẩm. Sản phẩm khí tự nhiên dạng khí tăng 11,4%; Sản phẩm cần gạt nước dùng trong ô tô tăng 120,9%; sản phẩm vô lăng tăng 58,4%; sản lượng điện sản xuất tăng 4,9% so cùng kỳ.

Chỉ số tiêu thụ toàn ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tính đến tháng 12/2021 đạt 97,7% so tháng 11/2021 vàtăng 17% so cùng kỳ năm 2020.

Chỉ số tồn kho tính đến tháng 12/2021, chỉ số tồn kho ngành chế biến chế tạo tăng 5,8% so tháng 11/2021, so cùng kỳ đạt 44%.

Chỉ số sử dụng lao động đang làm việc trong các doanh nghiệp công nghiệp tại thời điểm tháng 12/2021 tăng 0,7% so tháng trước và tăng 4,5% so với cùng kỳ năm 2020.

Qua khảo sát thực tế xu hướng sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp chế biến, chế tạo quý IV năm 2021:

Xu hướng tổng quan về tình hình sản xuất kinh doanh chế biến, chế tạo toàn ngành công nghiệp chế biến chế tạo số doanh nghiệp so với Quý III/2021 có tình trạng sản xuất tốt lên là 44,3%, giữ nguyên là 32,7%, khó khăn hơn là 23%. Dự tính tình hình sản xuất quý I năm 2022 so với Quý IV/2021: tỷ lệ doanh nghiệp sản xuất tốt lên chiếm 29,7%, giữ nguyên chiếm 49,1% và khó khăn hơn chiếm 21,2%.

Đầu tư – xây dựng

Đầu tư

Vốn đầu tư thực hiện từ nguồn vốn ngân sách Nhà nước tháng12/2021 ước đạt598tỷ đồng,tăng7,3% so tháng trước. Vốn đầu tư thực hiện từ nguồn vốn ngân sách Nhà nước quý IV/2021 ước đạt 1.692 tỷ đồng,tăng 10,7% so quý trước,bằng 82,3 % so cùng kỳ.

Vốn đầu tư thực hiện từ nguồn vốn ngân sách Nhà nướcnăm 2021ước đạt 5.201tỷ đồng,bằng 97,1% so cùng kỳ. Vốn Ngân sách nhà nước cấp tỉnh ước đạt 2.892 tỷ đồng, bằng 90,9%; trong đó vốn cân đối ngân sách tỉnh ước đạt 1.887 tỷ đồng, tăng 20% so với cùng kỳ ; vốn ngân sách huyện ước đạt 1.614 tỷ đồng, tăng 33,7%; vốn ngân sách cấp xã ước đạt 694 tỷ đồng, bằng 71,8 % so cùng kỳ.

Tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hộiquý IV/2021 ước đạt 16.695tỷ đồng,tăng0,9% so cùng kỳ;năm2021ước đạt 54.908 tỷ đồng, tăng 6,8% so cùng kỳ. Trong đó: Vốn đầu tư thuộc nguồn vốn nhà nước nhà nước ước đạt 5.201 tỷ đồng, bằng 97,1%; vốn đầu tư khu vực dân cư và tư nhân ước đạt 36.354 tỷ đồng,bằng 99,5%; vốn đầu tư khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài thực hiện 4.185 tỷ đồng, tăng 33,2% so cùng kỳ.

Một số dự án trọng điểm thực hiện trong năm 2021:

Dự án nâng cấp, cải tạo đường 217 (ĐT.396B) từ cầu Hiệp đến Quốc lộ 39, giai đoạn 2từ cầu Quốc lộ 10 đến Quốc lộ 39, dự kiến năm 2021 ước đạt hơn 130 tỷ đồng;

Dự án đường Dự án đầu tư xây dựng tuyến đường ĐT.454 (đường 223) từ Thành phố Thái Bình đến cầu Sa Cao, dự kiến năm 2021 ước đạt 119 tỷ;

Dự án đầu tư xây dựng các tuyến đường trục kết nối với các khu chức năng trong Khu kinh tế Thái Bình tại các huyện Tiền Hải, Thái Thụy, Kiến Xương, dự kiến năm 2021 ước đạt 35 tỷ;

Dự án xây dựng đường vành đai phía Nam thành phố Thái Bình, đoạn từ cầu ngang S1 đến đường Chu Văn An kéo dài, vốn đầu tư cả năm ước đạt 15 tỷ đồng;

Dự án nâng cấp, cải tạo tuyến đường cứu hộ, cứu nạn ĐH.91 từ xã Thái Giang đi xã Thái Dương (đấu nối với QL.39), huyện Thái Thụy - giai đoạn 2, dự kiến năm 2021 ước đạt 127 tỷ đồng;

Dự án ĐTXD công trình tuyến đường từ thành phố Thái Bình qua cầu Tịnh Xuyên đến huyện Hưng Hà, vốn đầu tư thực hiện ước đạt 145 tỷ đồng;

Dự án Cải tạo, nâng cấp đường tránh trú bão, cứu hộ cứu nạn, phát triển kinh tế biển và đảm bảo ANQP ven biển phía Nam tỉnh Thái Bình (đường 221A), Dự kiến năm ước đạt 165 tỷ đồng;

Dự án Cải tạo nâng cấp đường ĐT.452 (đường 224 cũ), GĐ1: Đoạn từ ngã tư La đến đường nối hai tỉnh Thái Bình – Hà Nam, dự kiến năm 2021 ước đạt 77 tỷ đồng;

Dự án Tuyến đường tỉnh 454 (đường 223) đoạn từ đường Trần Thái Tông đến nút giao với Quốc lộ 10 tại khu công nghiệp TBS Sông Trà, theo hình thức Hợp đồng Xây dựng - Chuyển giao (BT), vốn đầu tư thực hiện cả năm ước đạt 120 tỷ đồng;

Dự án ĐTXD tuyến đường ĐT.455 (đường 216 cũ) đoạn từ đường Thái Bình - Hà Nam đến đường vào UBND xã Tây Đô, huyện Hưng Hà, vốn đầu tư thực hiện cả năm ước đạt 50 tỷ đồng;

Dự án Cải tạo, nâng cấp tuyến đường ĐT.455 (đường 216 cũ) đoạn từ xã Quỳnh Nguyên đến xã Quỳnh Mỹ, huyện Quỳnh Phụ, vốn đầu tư thực hiện cả năm ước đạt 35 tỷ;

Dự án xây dựng tuyến đường bộ ven biển đoạn qua địa bàn thành phố Hải Phòng và 9 km trên địa bàn tỉnh Thái Bình. Dự kiến cả năm vốn đầu tư ước đạt 770 tỷ, riêng địa phận tỉnh Thái Bình dự kiến năm 2021 thực hiện 217 tỷ đồng;

Dự án đầu tư xây dựng tuyến đường bộ ven biển tỉnh Thái Bình, vốn đầu tư thực hiện dự kiến năm 2021 ước đạt 1.254 tỷ đồng.

Tình hình đăng ký kinh doanh

Tính đến đầu tháng 12 năm 2021 đã cấp 782 giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp; số vốn đăng ký đạt 7.680 tỷ đồng. Xác nhận Doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng hoạt động là 353 doanh nghiệp. Doanh nghiệp bị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh là 72 doanh nghiệp, trong đó thu hồi GCN ĐKKD do DN giải thể là 71 doanh nghiệp, doanh nghiệp tổ chức lại là 01 doanh nghiệp.

Trong tháng 12/2021 trên địa bàn tỉnh có 02 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài đăng ký mới do Australia và Hàn Quốc đầu tư, với tổng vốn đăng ký là 45,2 triệu USD. Tính chung năm 2021 có 07 dự án đăng ký mới đầu tư trực tiếp nước ngoài với tổng số vốn đăng ký là 465,1 triệu USD.

Thương mại, dịch vụ và giá cả

Tình hìnhthương mại dịch vụ tỉnh Thái Bình tháng 12 tương đối ổn định, các điểm phát sinh ổ dịch cơ bản được khống chế. Trong tháng khai trương trung tâm thương mại và đại siêu thị GO, đây là mô hình bán lẻ chuyên nghiệp được tập đoàn Central Retail Việt Nam đưa vào hoạt động đáp ứng mọi nhu cầu từ cơ bản đến nâng cao của người dân Thái Bình và các tỉnh lân cận. Trong tháng các hệ thống bán lẻ lớn trên địa bàn tỉnh tung ra nhiều chương trình khuyến mại nhằm kích cầu tiêu dùng trong dịp cuối năm.

Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng

Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng 12 năm 2021 ước đạt 4.493 tỷ đồng, tăng 1,5% so với tháng trước và tăng 7,3% so với cùng kỳ năm trước;quý IV/2021 ướcđạt 13.230 tỷ đồng, tăng 8,6% so với quý trước và tăng 8,8% so với cùng kỳ.

Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùngnăm 2021 ướcđạt 49.821 tỷ đồng, tăng 7,6% so với cùng kỳ năm trước.

Theo ngành kinh tế, doanh thu bán lẻ hàng hóa năm 2021 ước đạt 44.253 tỷ đồng, tăng 9,3% so với cùng kỳ. Các nhóm hàng có giá trị lớn đều tăng so với cùng kỳ như: Nhóm lương thực, thực phẩm ước đạt 14.880 tỷ đồng (chiếm 33,6%), tăng 10,5%; nhóm xăng dầu các loại ước đạt 7.320 tỷ đồng (chiếm 16,5%), tăng 12,6%; nhóm gỗ và vật liệu xây dựng ước đạt 7.105 tỷ đồng (chiếm 16,1%), tăng 18,2%; nhóm đồ dùng, dụng cụ trang thiết bị gia đình ước đạt 5.437 tỷ đồng (chiếm 12,3%), tăng 1,6%; nhóm hàng hóa khác ước đạt 2.962 tỷ đồng (chiếm 6,7%), tăng 1,6%; nhóm hàng may mặc ước đạt 1.705 tỷ đồng (chiếm 3,9%), tăng 14,9%;…

Một số yếu tố tác độngđến tốc độ tăng của doanh thu bán lẻ hàng hóa:đến hết tháng 10/2021, Thái Bình là tỉnh không có dịch lây lan trong cộng đồng, tiêu dùng chủ yếu trong nội tỉnh ít chi phối như các thành phố lớn; trước diễn biến của dịch nhiều sản phẩmđược mua từ các thành phố lớn chuyển sang mua trong tỉnh. Ăn uống ngoài gia đình hạn chế chuyển sang tiêu dùng lương thực, thực phẩm tăng; giá sắt thép tăng cao trong tháng 4,5; giá xăng dầu, gas liên tục tăng trong các tháng; sản xuất công nghiệp diễn ra bình thường đặc biệt là công nghiệp may có thuận lợi do đơn hàng được chuyển từ vùng dịch về Thái Bình sản xuất đem lại thu nhập cho người lao động.Trong năm mở thêm một số showroom ô tô phủ kín hầu hết các hãng ô tô, đây cũng là lợi thế mới đem lại doanh thu cho tỉnh.

Doanh thu dịch vụ lưu trú, ăn uống, lữ hành năm 2021 ước đạt 2.780 tỷ đồng, giảm 3,7% so với cùng kỳ; trong đó doanh thudịch vụ lưu trú ước đạt 109 tỷ đồng, giảm 6,8%; doanh thu dịch vụ ăn uống ước đạt 2.670 tỷ đồng, giảm 3,3%; doanh thu dịch vụ lữ hành chỉ đạt 1 tỷ đồng, giảm 88,5% so với cùng kỳ.

Nguyên nhân, trong năm có 3 đợt dịch ảnh hưởng đến doanh thu lưu trú, ăn uống và lữ hành: Đầu tháng 5/2021 dịch diễn biến phức tạp, tại Thái Bình xuất hiện các ca nhiễm, phải thực hiện giãn cách xã hội đã ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động lưu trú, ăn uống, lữ hành. Cuối tháng 8/2021 trước diễn biến phức tạp của dịch tại một số tỉnh, Thái Bình tiếp tục thực hiện giãn cách, hàng ăn uống chỉ bán mang về, không đón tiếp khách đối với nhà nghỉ, khách sạntừ đầu tháng 9 đến 15/9. Đến đầu tháng 11 phát sinh dịch tại một số điểm trong cộng đồng phải thực hiện khoanh vùng, các điểm khác vẫn kinh doanh bình thường nhưng phải thực hiện 5K, các sự kiện và đám hiếu hỉ được tổ chức trong phạm vi cho phép.

Doanh thu dịch vụ khác năm 2021 ước đạt 2.788 tỷ đồng, giảm 5,2% so với cùng kỳ, là nhóm chịu tác động lớn từ dịch bệnh. Trong năm nhiều hội nghị, đám hỷ ngừng tổ chức, vui chơi giải trí chủ yếu thu từ hoạt động xổ số, hoạt động giáo dục dạy thêm ngừng nghỉ ngắt quãng, cụ thể: Bất động sản tăng 2%; dịch vụ hành chính và hỗ trợ giảm 5,1%; dịch vụ giáo dục và đào tạo giảm 34%; dịch vụ y tế tăng 2,5%; dịch vụ nghệ thuật vui chơi và giải trí giảm 15,9%; dịch vụ sửa chữa giảm 8,3%; dịch vụ phục vụ cá nhân khác giảm 7%.

Giá tiêu dùng

Chỉ số giá tiêu dùng tháng 12/2021 giảm 0,29% so với tháng trước và tăng 0,18% so với cùng tháng năm trước. Một số nguyên nhân tác động đến chỉ số giá tháng 12: nhóm giao thông giảm 2,24%, do tác động của giá xăng dầu giảm (xăng 95 giảm 1.100 đồng/lít; xăng E5 giảm 850 đồng/lít; dầu điezen giảm 1.050 đồng/ lít; dầu hỏa giảm 870 đồng/lít); nhóm thực phẩm giảm 0,04%. Giá cả các mặt hàng trong tháng tương đối ổn định, sức tiêu dùng có xu hướng tăng. So với tháng trước, có 3 nhóm chỉ số giá giảm, 8 nhóm chỉ số giá ổn định; so với cùng tháng năm trước, chỉ số giá nhóm giao thông tăng cao nhất 18,37% do tác động giá xăng dầu tăng theo giá nhiên liệu thế giới.

CPI bình quân năm 2021 giảm 0,06% so với cùng kỳ năm trước. Trong 11 nhóm hàng hóa và dịch vụ chính có 6 nhóm hàng giảm giá: chỉ số giá nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống giảm 3,23% ảnh hưởng lớn từ giá thịt lợn hơi giảm kéo theo giá thịt lợn thành phẩm giảm, giá thức ăn chăn nuôi liên tục tăng khiến các cơ sở chăn nuôi tăng cường bán ra hạn chế thua lỗ, đối với gia cầm chi phí sản xuất tăng, nhu cầu thị trường giảm, lượng vật nuôi tồn đọng trong chuồng nhiều, tình trạng thua lỗ kéo dài khiến nhiều cơ sở chăn nuôi giảm đàn hoặc tạm ngừng nuôi, nhất là đối với hộ chăn nuôi gà công nghiệp trắng. Chỉ số giá nhóm văn hóa, giải trí du lịch giảm 3,07% do ảnh hưởng dịch Covid-19 nên các tour du dịch phải ngừng. Chỉ số giá nhóm nhà ở, điện nước, chất đốt và vật liệu xây dựng giảm 0,66%. Chỉ số giá nhóm bưu chính viễn thông giảm 0,24%; chỉ số giá nhóm hàng hóa và dịch vụ khác giảm 0,22%. Chỉ số giá nhóm thiết bị đồ dùng gia đình giảm 0,15%. Còn lại 5 nhóm có chỉ số tăng: chỉ số giá nhóm giao thông tăng 12,43% do giá xăng dầu tăng; chỉ số giá nhóm giáo dục tăng 4,71%; chỉ số giá nhóm đồ uống và thuốc lá tăng 2,43%; chỉ số giá nhóm may mặc, mũ nón và giày dép tăng 0,04%; chỉ số giá nhóm thuốc và dịch vụ y tế tăng 0,03%.

Xuất nhập khẩu hàng hoá

Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa tháng 12 năm 2021 ước đạt 207 triệu USD, giảm 19,5% so với tháng trướcvàgiảm 26,2% so với cùng kỳ.Dự tínhnăm 2021, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa đạt 3.708 triệu USD, tăng22,8% so với cùng kỳ; trong đó xuất khẩu đạt2.076 triệu USD, tăng 23,9%; nhập khẩu đạt 1.632 triệu USD, tăng 21,3%.

Xuất khẩu:

Kim ngạchxuất khẩu tháng 12/2021 ước đạt 139 triệu USD, giảm 12,3% so với tháng trước và giảm 17,3% so với cùng kỳ.

Dự tính năm 2021,kim ngạchxuất khẩu hàng hóa đạt 2.076 triệu USD, tăng 23,9% so với cùng kỳ; trong đó: Kinh tế tư nhân đạt 1.149 triệu USD, tăng 22,4%; kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đạt 927 triệu USD, tăng 25,8% so với cùng kỳ. Các mặt hàng có giá trị xuất khẩu tăng so với cùng kỳ năm trước như: Sắt thép đạt 189 triệu USD, tăng 1,8 lần; sản phẩm từ sắt thép đạt 18 triệu USD, tăng 91,6%; xơ, sợi dệt các loại đạt 168 triệu USD, tăng 66,1%; hàng thủy sản đạt 16 triệu USD, tăng 35,7%; sản phẩm gỗ đạt 6 triệu USD, tăng 30,9%; giấy và các sản phẩm từ giấy đạt 12 triệu USD, tăng 27,8%; hàng dệt may đạt 1.126 triệu USD, tăng 16%;... Bên cạnh đó một số mặt hàng giảm so với cùng kỳ như: máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện giảm 60,2%; xăng dầu giảm 38,2%; sản phẩm gốm, sứ giảm 20,3%.

Về thị trường xuất khẩu hàng hóa năm 2021, Hàn Quốc là thị trường xuất khẩu lớn nhất của tỉnh chiếm tỷ trọng 15%; tiếp đến là Mỹ chiếm 13%; Nhật Bản chiếm 12%; Trung Quốc chiếm 10%.

Nhập khẩu:

Kim ngạchnhập khẩu tháng 12/2021 ước đạt 68 triệu USD, giảm 31,1% so với tháng trước và giảm 39,5% so với cùng kỳ.

Dự tính năm 2021, kim ngạch nhập khẩu ước đạt 1.632 triệu USD, tăng 21,3% so với cùng kỳ; trong đó:Kinh tế tư nhân đạt 946 triệu USD, tăng 31,7%; kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đạt 686 triệu USD, tăng 9,5% so với cùng kỳ.Trong năm 2021 có 5 mặt hàng nhập khẩu đạt giá trị trên một trăm triệu USD, chiếm tỷ trọng 86,4% tổng kim ngạch nhập khẩu: Vải các loại đạt 424 triệu USD, tăng 25,5%; xăng dầu các loại đạt 397 triệu USD, tăng 35,7%; nguyên phụ liệu dệt, may, da giày đạt 269 triệu USD, tăng 30,3%; phế liệu sắt thép đạt 172 triệu USD, giảm 2,5%; hàng hóa khác đạt 148 triệu USD, tăng 12,2% so với cùng kỳ.

Về thị trường nhập khẩu hàng hóa năm 2021, Singapore là thị trường nhập khẩu lớn nhất của tỉnh chiếm tỷ trọng 24%; tiếp đến là Trung Quốc chiếm 16%; Hàn Quốc chiếm 10%; Hồng Kôngchiếm 9,5%.

Hoạt động vận tải

Cácđịa phươngthực hiệnnới lỏng giãn cách giúp lưu thông, vận chuyển hàng hóa thuận lợi, các phương tiện vận tải hành khách chạy tuyến đường dài được hoạt động trở lại, vận tải hàng hóa tiếp tục duy trì nhằm đáp ứng nhu cầuhàng hóa vào dịp cuối năm. Do vậy hoạt động vận tải tháng12có xu hướng tăng so với tháng trước nhưng vẫn giảm so với cùng kỳ do tâm lý lo ngại về dịch bệnh của người dân nên hạn chế đi lại. Doanh thu hoạt động vận tải tháng 12/2021 ước đạt 607 tỷ đồng tăng 14,1% so với tháng trước và giảm 4,9% so với cùng kỳ.Dự kiến năm2021 ước đạt 5.789 tỷ đồng, giảm 2% so cùng kỳ.

Vận tải hành khách

Doanh thu vận tải hành khách tháng 12/2021 ước đạt 122 tỷ đồng, tăng 13,4% so với tháng trước và giảm 28,3% so với cùng kỳ; khối lượng vận chuyển hành khách ước đạt 1,6 triệu người, tăng 9,7% so với tháng trước và giảm 27,6% so với cùng kỳ; khối lượng hành khách luân chuyển ước đạt 181,6 triệu người.km, tăng 15,6% so với tháng trước và giảm 28,3% so với cùng kỳ.

Doanh thu vận tải hành khách quý IV/2021 ước đạt 323 tỷ đồng, tăng 25,8% so với quý trước và giảm 32% so với cùng kỳ; khối lượng hành khách vận chuyển ước đạt 4,3 triệu người, tăng 18,1% so với quý trước và giảm 32% so với cùng kỳ; khối lượng hành khách luân chuyển ước đạt 486,2 triệu người.km, tăng 19,7% so với quý trước và giảm 32,8% so với cùng kỳ.

Dự tính năm 2021, doanh thu vận tải hành khách ước đạt 1.376 tỷ đồng, giảm 13,3% so với cùng kỳ; khối lượng hành khách vận chuyển ước đạt 18,7 triệu người, giảm 12,5%; khối lượng hành khách luân chuyển ước đạt 2.096,6 triệu người.km, giảm 13,6% so với cùng kỳ.

Vận tải hàng hoá

Doanh thu vận tải hàng hóa tháng 12/2021 ước đạt 479 tỷ đồng, tăng 14,4% so với tháng trước và tăng 3,7%so với cùng kỳ. Khối lượng vận chuyển hàng hóa ước đạt 2,8 triệu tấn, tăng 15,3% so với tháng trước và tăng 0,6% so với cùng kỳ. Khối lượng hàng hóa luân chuyển ước đạt 1.105,7 triệu tấn.km, tăng 16,1% so với tháng trước và giảm 0,8% so với cùng kỳ.

Doanh thu vận tải hàng hóa quý IV/2021 ước đạt 1.249 tỷ đồng, tăng 27,1% so với quý trước và giảm 2,2% so với cùng kỳ. Khối lượng vận chuyển hàng hóa ước đạt 7,2 triệu tấn, tăng 25% so với quý trước và giảm 3,7% so với cùng kỳ. Khối lượng hàng hóa luân chuyển ước đạt 2.896,5 triệu tấn.km, tăng 27,1% so với quý trước và giảm 5,2% so với cùng kỳ.

Dự tính năm 2021, doanh thu vận tải hàng hoá ước đạt 4.348 tỷ đồng, tăng 2,1% so với cùng kỳ năm 2020. Trong đó: vận tải hàng hóa đường bộ đạt 2.421 tỷ đồng, tăng 5%; vận tải hàng hóa đường ven biển và viễn dương đạt 1.641 tỷ đồng, giảm 1,4%; vận tải hàng hóa đường thủy nội địa đạt 286 tỷ đồng, giảm 0,3%. Khối lượng vận chuyển hàng hóa ước đạt 25,9 triệu tấn, tăng 1,7%; khối lượng hàng hóa luân chuyển ước đạt 9.948,9 triệu tấn.km, tương đương cùng kỳ năm trước.

Dịch vụ hỗ trợ vận tải, bưu chính chuyển phát

Doanh thu kho bãi, dịch vụ hỗ trợ vận tải tháng 12/2021 ước đạt 5,1 tỷ đồng, tăng 1,1% so với tháng trước và giảm 2,2% so với cùng kỳ; quý IV/2021 ước đạt 15,2 tỷ đồng, tăng 5,7% so với quý trước và giảm 2,2% so với cùng kỳ. Dự tính năm 2021 ước đạt 60 tỷ đồng, tăng 6,1% so với cùng kỳ.

Doanh thu bưu chính chuyển phát tháng 12/2021 ước đạt 0,4 tỷ đồng, tăng 5,5% so với tháng trước và giảm 5,4% so với cùng kỳ; quý IV/2021 ước đạt 3,7 tỷ đồng, tăng 14,1% so với quý trước và giảm 5% so với cùng kỳ. Dự tính năm năm 2021 ước đạt 5,2 tỷ đồng, tăng 11,9% so với cùng kỳ.

Tài chính, ngân hàng, bảo hiểm

Tổng thu ngân sách Nhà nước ước tính năm 2021 đạt 21.020 tỷ đồng, đạt 143,6% so với dự toán, tăng 8,6% so với cùng kỳ năm trước; trong đó, thu nội địa ước đạt 9.900 tỷ đồng, tăng 27,8%; thu thuế xuất, nhập khẩu ước đạt 2.000 tỷ đồng; trợ cấp ngân sách trung ương ước đạt 6.789 tỷ đồng, giảm 0,6%.

Tổng chi ngân sách địa phương ước thực hiện năm 2021 ước đạt 17.639 tỷ đồng, tăng 38% so với cùng kỳ; trong đó, chi phát triển kinh tế ước đạt 7.631 tỷ đồng, tăng 43%; chi tiêu dùng thường xuyên ước đạt 8.703 tỷ đồng, tăng 31% so với cùng kỳ.

Các tổ chức tín dụng trên địa bàn tích cực triển khai giải pháp hỗ trợ khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19. Hoạt động ngân hàng duy trì ổn định; mặt bằng lãi suất huy động ổn định, lãi suất cho vay giảm nhẹ so với cuối năm 2020; vốn huy động tăng trưởng khá. Dự kiến đến 31/12/2021, tổng nguồn vốn huy động ước đạt 97.700 tỷ đồng, tăng 14% so với thời điểm 31/12/2020; tổng dư nợ cho vay của các tổ chức tín dụng ước đạt 73.100 tỷ đồng, tăng 12% so với thời điểm 31/12/2020; tỷ lệ nợ xấu được kiểm soát ở mức thấp chiếm 0,83% tổng dư nợ cho vay của các tổ chức tín dụng trên địa bàn.

Theo báo cáo của Bảo hiểm xã hội Thái Bình, năm 2021 ước thu 5.047 tỷ đồng. Phát triển mới 410 đơn vị với 2.850 lao động tham gia BHXH, BHYT, BHTN; quản lý 211.938 người tham gia BHXH bắt buộc (tăng 20.083 người so với cùng kỳ); 39.024 người tham gia BHXH tự nguyện (tăng 12.301 người so với cùng kỳ); 202.500 người tham gia BHTN (tăng 20.009 người so với cùng kỳ); có 1.620.096 người tham gia BHYT (tăng 22.339 người so với cùng kỳ).

TÌNH HÌNH VĂN HÓA XÃ HỘI

Dân số và tình hìnhlao động và việc làm

Dân số trung bình toàn tỉnh năm 2021 là 1.873,9 nghìnngười, trong đó lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên là 1.139,4 nghìnngười. Lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc là 1.126,9 nghìnngười. Tỷ trọng lao động nông nghiệp trong tổng số lao động đang làm việc năm 2021 ước đạt 28,5%.

Trong tháng, Sở Lao động Thương binh và Xã hội đã tạo việc làm mới cho 8.140 lao động, trong đó tạo việc làm tại địa phương cho 5.300 người, lao động đi làm việc tỉnh ngoài 2.640 người, lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài 200 người. Năm 2021, các địa phương, doanh nghiệp tạo việc làm mới cho 31.700 người (đạt 92% kế hoạch năm, bằng 97% so với cùng kỳ năm 2020), trong đó tạo việc làm tại địa phương cho 23.300 người, lao động đi làm việc ở tỉnh ngoài 7.170 người, lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài 1.230 người; thực hiện chính sách trợ cấp thất nghiệp cho 7.932 trường hợp.

Từ đầu năm đến nay, đã có trên 80 lượt cán bộ quản lý nhà nước được tập huấn, 12.680 lao động của 168 doanh nghiệp được huấn luyện về ATVSLĐ; 266 loại máy, thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về ATLĐ của 42 doanh nghiệp được kiểm định, khai báo đưa vào sử dụng; 02 sản phẩm của 02 doanh nghiệp được thông báo hợp quy, hợp chuẩn về ATVSLĐ. Tình hình tai nạn lao động khu vực chính thức và phi chính thức từng bước được kiểm soát, điều tra, xác định nguyên nhân và đề ra biện pháp phòng ngừa, góp phần ổn định tình hình sản xuất kinh doanh trong khu vực doanh nghiệp. Năm 2021, trên địa bàn tỉnh xảy ra 27 vụ tai nạn lao động làm 28 người bị nạn, trong đó 08 vụ có người chết.

Trợ cấp xã hội

Tháng 12/2021, Sở Lao động Thương binh và Xã hội đã phối hợp với Ban đại diện hội người cao tuổi tỉnh tổ chức tập huấn, phổ biến, trao đổi chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội theo quy định tại Nghị định số 20/2021/NĐCP ngày 15/3/2021 của Chính phủ cho đại diện người cao tuổi các cấp. Phối hợp với các địa phương tổng hợp số liệu người cao tuổi đủ điều kiện được chúc thọ, mừng thọ dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần năm 2022 là 47.686 người. Phối hợp với Hội Người mù tỉnh tổ chức tập huấn, phổ biến chính sách cho người khuyết tật năm 2021.

Phối hợp với Quỹ Bầu ơi, Văn phòng Quốc gia về giảm 2 nghèo trao tặng 30 xe lăn và quà cho người khuyết tật đặc biệt nặng có hoàn cảnh khó khăn tại huyện Thái Thụy. Xét duyệt, thẩm định danh sách 33 học sinh khuyết tật thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo đang học tại Trường Trung cấp cho người khuyết tật được cấp học bổng và hỗ trợ mua sắm phương tiện đồ dùng học tập.

Tiếp tục chỉ đạo các cơ sở trợ giúp xã hội tăng cường biện pháp thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19 và kịp thời triển khai các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch theo chỉ đạo của Trung ương và của tỉnh. Năm 2021, đã thực hiện điều chỉnh trợ cấp và thực hiện chi trả theo Nghị định số 20/2021/NĐ-CP của Chính phủ cho 112.109 đối tượng hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng tại cộng đồng; 9.551 cá nhân, gia đình nhận chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng tại cộng đồng; 87 trường hợp được nhận hỗ trợ từ chương trình Cặp lá yêu thương. Chỉ đạo quản lý và chăm sóc, nuôi dưỡng 420 đối tượng tại cơ sở trợ giúp xã hội công lập; theo dõi và chỉ đạo 03 cơ sở trợ giúp xã hội ngoài công lập; chỉ đạo thực hiện công tác trợ giúp đột xuất theo quy định.

Lĩnh vực người có công

Tháng 12/2021, Sở đã tham mưu, trình Tỉnh ủy, UBND tỉnh trích kinh phí tặng quà cho 87.749 người có công với cách mạng tại cộng đồng, thăm, tặng quà cho người có công đang điều dưỡng tại các trung tâm trong và ngoài tỉnh, thăm người có công tiêu biểu nhân dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần năm 2022, kinh phí dự kiến gần 44 tỷ đồng.

Thực hiện chính sách hỗ trợ cải thiện nhà ở cho người có công với cách mạng, Sở Lao động Thương binh và Xã hội đã hướng dẫn, đôn đốc các địa phương thực hiện hỗ trợ đối với 286 hộ gia đình người có công với cách mạng phát sinh ngoài Đề án đã được UBND tỉnh phê duyệt danh sách và cấp tạm ứng kinh phí của tỉnh để hỗ trợ. Đến nay, có 13 hộ không còn nhu cầu hỗ trợ; các hộ còn lại cơ bản đã hoàn thành công trình và được giải ngân hỗ trợ. Triển khai thực hiện chế độ điều dưỡng đối với 26.412 lượt người có công và thân nhân; trang cấp phương tiện trợ giúp, dụng cụ chỉnh hình đối với 1.469 lượt người có công; trợ cấp ưu đãi giáo dục cho trên 1.600 lượt học sinh, sinh viên; hướng dẫn triển khai thực hiện chế độ bảo hiểm y tế và mai táng phí cho các đối tượng trựctiếp tham gia kháng chiến, tham gia chiến tranh bảo vệ Tổ quốc và làm nhiệm vụ quốc tế.

Chủ động phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh phát động phong trào “Uống nước nhớ nguồn”, “Đền ơn đáp nghĩa”, ủng hộ Quỹ đền ơn đáp nghĩa tỉnh nhằm tạo nguồn lực cùng ngân sách các cấp thực hiện các hoạt động tri ân người và gia đình có công. Nhân kỷ niệm 74 năm ngày Thương binh-Liệt sỹ (27/7/1947 - 27/7/2021), Sở đã phối hợp với các cơ quan, đơn vị chỉ đạo tổ chức các hoạt động kỷ niệm và hướng dẫn các địa phương tổ chức thăm, tặng quà các cấp cho người có công với cách mạng và thân nhân với tổng 221.056 suất quà. Tiếp tục chỉ đạo bộ phận chuyên môn tiếp nhận hồ sơ, thủ tục hành chính giải quyết chế độ, chính sách ưu đãi đối với người có công đảm bảo đúng quy trình.

Tình hình dịch bệnh, HIV/AIDS và ngộ độc thực phẩm

Tình hình dịch bệnh

Công tác phòng, chống dịch Covid-19

Theo báo cáo Sở Y tế tỉnh Thái Bình, số ca mắc Covid-19 từ 01/01/2021 đến 19 giờ 00 phút ngày 22/12/2021 là: 2.224 ca (trong đó điều trị khỏi 1.617, chuyển viện 17, đang điều trị 590). Từ ngày 10/11/2021 đến nay có 2.076 ca mắc mới trong đó liên quan đến các ổ dịch trong cộng đồng trên địa bàn tỉnh là 1.809 ca (trong đó 427 ca bệnh cộng đồng, còn lại các ca bệnh trong khu cách ly, khu phong tỏa và cơ sở Y tế).

Về công tác tiêm chủng vắc xin Covid-19: Tính đến thời điểm 19 giờ 00 phút ngày 22/12/2021 tỉnh Thái Bình đã thực hiện được tổng số 2.310.760 mũi tiêm đảm bảo an toàn, đúng quy định, trong đó:

Tổng số mũi tiêm cho người từ 18 tuổi trở lên: 2.166.976

Tổng số mũi tiêm cho trẻ em từ 12-17 tuổi: 143.784

Tổng số người từ 18 tuổi trở lên tiêm đủ 2 mũi: 982.495

Tổng số trẻ em từ 12-17 tuổi tiêm đủ 2 mũi : 279

Tổng số người từ 18 tuổi trở lên tiêm đủ 3 mũi Abdala: 86.477

Tổng số người từ 18 tuổi trở lên tiêm ít nhất 1 mũi là: 1.210.255

Về hoạt động xét nghiệm Covid-19: Tổng số mẫu xét nghiệm từ ngày 01/01/2021 đến 19 giờ 00 phút, ngày 22/12/2021: 262.108 mẫu (trong đó phát hiện 2.224 trường hợp dương tính).

Hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động trong công tác phòng chống dịch Covid-19 tại địa bàn tỉnh Thái Bình

Theo báo cáo Sở lao động Thương binh và Xã hội tỉnh, Sở thực hiện các chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch Covid-19 trên địa bàn tỉnh, đến nay, đã có 174.748 người lao động, người dân, 2.814 doanh nghiệp được hưởng các chính sách hỗ trợ, cụ thể:

BHXH tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp đối với 172.409 lao động của 2.755 doanh nghiệp với tổng số tiền lũy kế trên 18.044 triệu đồng. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội đã quyết định hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho người lao động cho 01 đơn vị với số tiền 1.219,5 triệu đồng (số người được hỗ trợ là 606 người). UBND tỉnh quyết định hỗ trợ người lao động tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương đối với 433 lao động của 25 doanh nghiệp, kinh phí 1.864,430 triệu đồng; hỗ trợ ngừng việc cho 268 lao động của 25 doanh nghiệp, kinh phí 425 triệu đồng; hỗ trợ tiền ăn đối với 485 trường hợp F0, F1, kinh phí 688,24 triệu đồng; hỗ trợ 69 viên chức hoạt động nghệ thuật, số tiền 255,99 triệu đồng; hỗ trợ 36 lao động là hướng dẫn viên du lịch với số tiền 133,56 triệu đồng; Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh đã tiếp nhận và giải quyết hồ sơ đề nghị vay vốn của 07 doanh nghiệp để trả lương ngừng việc cho 362 lượt lao động, kinh phí 1.154,650 triệu đồng. Trung tâm Dịch vụ việc làm thuộc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội đã tiếp nhận 7.006 hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp, trong đó lao động có quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp là 7.001 người (số lao động có quyết định học nghề là 356 người).

Phối hợp cùng các tỉnh, thành phố: Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh Bắc Giang, Bình Dương, Đồng Nai, Long An tổ chức đón 1.197 công dân, người lao động bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 có nguyện vọng trở về địa phương; phối hợp hỗ trợ nhu cầu học nghề, việc làm cho công dân, người lao động để giảm bớt khó khăn.

Phối hợp với các sở, ngành liên quan, các địa phương triển khai thực hiện Nghị quyết số 116/NQ-CP ngày 24/9/2021 của Chính phủ, Quyết định số 28/2021/QĐTTG ngày 01/10/2021 về chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19 từ Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp. Đến hết ngày 27/10/2021, Bảo hiểm xã hội tỉnh đã rà soát, giảm mức đóng BHTN cho người sử dụng lao động với 2.628 đơn vị, tương ứng khoảng 166.997 lao động, số tiền dự kiến giảm 12 tháng là trên 87,2 tỷ đồng. Tính đến 14/11/2021, BHXH đã giải quyết hưởng hỗ trợ cho 173.345 lao động đang tham gia BHTN với số tiền 417,2 tỷ đồng (trong đó có 162.799 người lao động đang tham gia BHTN, 10.566 người lao động dừng tham gia BHTN).

Tình hình phòng chống dịch bệnh khác tại tỉnh

Ngành Y tế đã tích cực triển khai thực hiện các hoạt động nhằm mục tiêu chủ động phòng chống dịch bệnh, phát hiện dịch sớm, kịp thời khống chế, không để dịch lớn xảy ra; giảm tỷ lệ mắc, tỷ lệ chết do một số bệnh xã hội, bệnh dịch nguy hiểm; khống chế tốc độ gia tăng các bệnh không lây nhiễm phổ biến, bệnh tật lứa tuổi học đường. Tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm tỉnh Thái Bình năm 2021.

Tính đến thời điểm ngày 31/10/2021, trên địa bàn tỉnh không phát hiện các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm như Cúm A/H5N1, H7N9, bệnh tả. 10 tháng đầu năm đã ghi nhận một số trường hợp mắc bệnh truyền nhiễm như: 60 trường hợp mắc chân tay miệng; 17.275 trường hợp nghi mắc hội chứng cúm; 22 trường hợp mắc viêm não vi rút, 456 trường hợp thủy đậu, viêm gan 73 trường hợp, 03 trường hợp sốt phát ban nghi sởi. Tháng 6/2021 ghi nhận 01 trường hợp mắc dại tử vong tại xã Nam Thanh, huyện Tiền Hải, ổ dịch đã được các đơn vị liên quan xử lý theo quy định.

Chương trình phòng chống sốt xuất huyết và sốt rét: Thực hiện nghiêm túc các văn bản chỉ đạo của Bộ Y tế, UBND tỉnh về tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện các biện pháp phòng, chống bệnh sốt xuất huyết và sốt rét. Tăng cường giám sát côn trùng tại địa bàn có ca bệnh nội sinh.

Tình hình HIV/AIDS

Theo báo cáo Sở Y tế, tính đến 31/9/2021 toàn tỉnh có 2.225 người nhiễm HIV/AIDS còn sống (được báo cáo) tại 240/260 xã, phường, thị trấn, trong đó có 751 phụ nữ chiếm tỷ lệ 33,75% và 34 trẻ em chiếm tỷ lệ 1,53%. Đảm bảo công tác điều trị ARV cho 1.329 bệnh nhân với tổng số 985/1.329 bệnh nhân (đạt tỷ lệ 74,12%) được nhận thuốc từ nguồn BHYT; tiếp nhận và điều trị bằng thuốc Methadone cho 1.417 người nghiện tại các cơ sở điều trị. Chín tháng đầu năm phát hiện 40 người nhiễm HIV, 08 người chết do HIV/AIDS.

Điều trị PrEP cho đối tượng nguy cơ cao tại Trung tâm Kiểm soát bệnh tật; giám sát, hỗ trợ kỹ thuật các cơ sở chăm sóc điều trị HIV/AIDS; cấp sinh phẩm xét nghiệm sàng lọc HIV, thuốc Cotrimoxazone, vật tư can thiệp; phối hợp với các câu lạc bộ đồng đẳng cấp phát được 171.672 chiếc bao cao su, 402.160 bơm kim tiêm sạch và 48.090 hộp chất bôi trơn (cho người nghiện, gái mại dâm và nam quan hệ tình dục đồng giới). Khám sàng lọc và can thiệp bệnh nhân có sử dụng ATS (ma túy đá) trên 135 bệnh nhân đang điều trị methadone.

Công tác vệ sinh an toàn thực phẩm

Trong tháng Chi cục ATVSTP tiếp tục đẩy mạnh, đa dạng hoá các hình thức truyền thông. Triển khai hiệu quả ứng dụng phần mềm quản lý ATTP tại 260/260 trạm y tế.

Tiếp nhận và xử lý 50 hồ xơ xin cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP và 48 hồ sơ tự công bố sản phẩm;

Tăng cường các hoạt động kiểm tra, hậu kiểm, giám sát mối nguy, xử lý và phối hợp với các cơ quan liên quan xử lý các cơ sở vi phạm an toàn thực phẩm theo quy định với số tiền hơn gần 40 triệu đồng;

Trong tháng trên địa bàn tỉnh không xảy ra vụ ngộ độc thực phẩm.

Hoạt động giáo dục

Sở Giáo dục và Đào tạo đã triển khai thực hiện tốt và hoàn thành nhiệm vụ năm học 2020-2021, vừa đảm bảo chất lượng chương trình vừa đảm bảo an toàn phòng, chống dịch; linh hoạt điều chỉnh lịch học trong điều kiện dịch bệnh đang được kiểm soát. Chất lượng giáo dục của tỉnh duy trì trong tốp đầu của cả nước; chất lượng giáo dục mầm non có nhiều chuyển biến tích cực, công tác chăm sóc, giáo dục trẻ được quan tâm; chất lượng giáo dục phổ thông được nâng cao; việc triển khai chương trình, sách giáo khoa mới được tích cực thực hiện; thực hiện hiệu quả việc đổi mới kỳ thi tuyển sinh lớp 10 THPT công lập; tổ chức thành công kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2021 đảm bảo nghiêm túc, an toàn; tổ chức lễ khai giảng năm học mới 2021-2022 phù hợp với tình hình dịch bệnh, tích cực triển khai các nhiệm vụ năm học mới 2021-2022, chuẩn bị phương án học trực tuyến, điều chỉnh lịch học phù hợp trong trường hợp dịch bệnh bùng phát. Công tác định hướng nghề nghiệp và phân luồng học sinh sau THCS được chú trọng thực hiện, lồng ghép các chủ đề hướng nghiệp trong chương trình giáo dục phổ thông và hoạt động tư vấn tuyển sinh. Công tác kiểm định chất lượng giáo dục tiếp tục được triển khai ngay từ đầu năm học đến các trường phổ thông trong toàn tỉnh.

Trong kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2021,Thái Bình xếp thứ 12 toàn quốc về điểm trung bình các môn thi, có 99,52% thí sinh đỗ tốt nghiệp. Là 1 trong 10 tỉnh có số điểm 10 nhiều nhất, là tỉnh xếp thứ 6 toàn quốc có điểm môn Toán cao nhất. Tỷ lệ học sinh đỗ đại học toàn tỉnh chiếm 60,37%; trong đó: Các trường THPT công lập đạt 73,76%; các trường THPT ngoài công lập đạt 33,76%; các trung tâm giáo dục nghề nghiệp, giáo dục thường xuyên đạt 14.,4%. Tính đến tháng 10/2021, có 684/732 trường đạt chuẩn quốc gia, đạt tỷ lệ 93,4%.

Sở Giáo dục và Đào tạo đã ban hành công văn số 1068/SGDĐT-VP ngày 21/11/2021 về thống nhất thời gian kết thúc đợt nghỉ học cuối học kỳ 1 năm học 2021-2022, theo công văn các cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông kết thúc thời gian nghỉ học cuối học kỳ I vào ngày 21/11/2021. Học sinh đi học lại từ ngày 22/11/2021 nhưng phải đảm bảo an toàn trường học, phòng chống dịch Covid-19. Đối với các cơ sở giáo dục trên địa bàn thành phố Thái Bình, huyện Vũ Thư, huyện Kiến Xương và một số địa phương khác, căn cứ tình hình thực tế đề xuất việc kéo dài thời gian nghỉ cuối học kỳ I. Các cơ sở giáo dục chưa cho học sinh trở lại trường tiếp tục thực hiện linh hoạt về thời gian và hình thức dạy học bảo đảm hoàn thành chương trình kế hoạch và chất lượng giáo dục theo tinh thần công văn 1051/SGDĐT-GDTrH.

Văn hoá - Thể thao

Theo Báo cáo Sở Văn hóa thể thao và Du lịch, trong tháng 12 đã tổ chức các hoạt động tuyên truyền chào mừng kỷ niệm: Ngày thành lập Hội Cựu chiến binh Việt Nam (06/12); Chiến thắng Điện Biên Phủ trên không (18/12); ngày Toàn quốc kháng chiến (19/12); ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12); tổ chức các hoạt động thông tin tuyên truyền về kỳ họp thứ Ba của Hội đồng nhân dân tỉnh khóa XVII;... Tiếp tục tập trung tuyên truyền công tác phòng, chống dịch Covid-19 trong tình hình mới theo sự chỉ đạo của Trung ương, của tỉnh và hướng dẫn của ngành chức năng; các nhiệm vụ, giải pháp phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội trước, trong và sau Tết Nguyên đán Nhâm Dần - 2022.

Tổ chức triển khai kiểm tra 08 lượt điểm di tích lịch sử văn hóa trên địa bàn toàn tỉnh; 12 lượt điểm treo băng rôn; 05 cơ sở lưu trú. Qua kiểm tra, các cơ sở đã thực hiện nghiêm túc các quy định về công tác phòng, chống dịch Covid-19

Tổng hợp hồ sơ đề nghị công nhận danh hiệu văn hóa của các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp. Tổ chức triển khai thực hiện biên soạn, thiết kế, in tài liệu hướng dẫn về nghiệp vụ và ấn phẩm sổ tay hướng dẫn bảo vệ môi trường trong hoạt động du lịch. Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố tổ chức Hội nghị phát triển du lịch gắn với sản phẩm OCOP. Phối hợp với các sở, ban, ngành, đoàn thể thuộc tỉnh tham mưu ban hành Kế hoạch tổ chức các hoạt động kỷ niệm 55 năm Ngày Bác Hồ về thăm Thái Bình lần thứ Năm (31/12/1966 - 31/12/2021), hướng tới kỷ niệm 60 năm Ngày Bác Hồ về thăm Thái Bình lần thứ Tư (26/3/1962 - 26/3/2022).

Trong năm, các cấp, các ngành, các địa phương tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao tuyên truyền các ngày lễ lớn của dân dộc và các sự kiện chính trị quan trọng của cả nước và của tỉnh; các hình thức tổ chức phong phú, đa dạng vừa đáp ứng nhu cầu nhân dân vừa đảm bảo các quy định về phòng, chống dịch. Công tác thanh tra, kiểm tra hoạt động văn hóa, dịch vụ văn hóa, du lịch, lễ hội được chú trọng. Công tác bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa được quan tâm; các dự án tu bổ, tôn tạo các di tích được triển khai kịp thời và đảm bảo tiến độ. Phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa" được duy trì và phát triển rộng khắp; triển khai thực hiện đề án nâng cao chất lượng danh hiệu “Gia đình văn hóa”, “Thôn văn hóa”, “Tổ dân phố văn hóa”. Các phong trào thể dục thể thao quần chúng, thể thao thành tích cao được quan tâm tổ chức với quy mô phù hợp, đảm bảo công tác phòng chống dịch Covid-19.

Tình hình an toàn giao thông

Theo số liệu Phòng Cảnh sát giao thông, Công an tỉnh Thái Bình từ ngày 15/11/2021 đến ngày 14/12/2021 trên địa bàn tỉnh xảy ra 21 vụ tai nạn giao thông (không tính số vụ va chạm), làm 21 người chết và 08 người bị thương. Tính chung cả năm 2021, toàn tỉnh xảy ra 79 vụ tai nạn giao thông, tăng 05 vụ so với cùng kỳ (+6,8%) làm 80 người chết và 24 người bị thương.

Theo báo cáo của Ban an toàn giao thông, tổng số vụ tai nạn giao thông có tính cả số vụ va chạm, toàn tỉnh xảy ra 150 vụ, tăng 03 vụ so cùng kỳ, làm 80 người chết và 116 người bị thương.

Tình hình cháy nổ

Theo báo cáo từ Phòng Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy và Cứu nạn cứu hộ, trong tháng 12 trên địa bàn tỉnh Thái Bình không xảy ra cháy, nổ.

Trong năm 2021, toàn tỉnh xảy ra 07 vụ cháy làm 02 người chết (tăng 01 vụ, tăng 02 người chết so với năm 2020), gây thiệt hại hơn 5 tỷ đồng; trong đó nguyên nhân chủ yếu do chập điện 03 vụ (chiếm 42,8%); 02 vụ cháy khác do bất cẩn trong sử dụng nguồn lửa, nguồn nhiệt (chiếm 28,5%); 02 vụ đang điều tra nguyên nhân. Trong năm không xảy ra các vụ nổ trên địa bàn./.


Cục Thống kê tỉnh Thái Bình

  • Tổng số lượt xem: 500
  •  

Đánh giá

(Di chuột vào ngôi sao để chọn điểm)